Tôi rất thông cảm nỗi bức xúc của bà, tuy
nhiên với hoàn cảnh lớn lên mà không có một gia đình
bình thường như trẻ khác, việc cháu ngoại của bà "trở
tính" như vậy thì cũng dễ hiểu. Đã vậy sự chênh lệch
tuổi tác còn làm cho sự thông cảm giữa hai bà cháu
lại càng khó khăn thêm. Với tuổi tác có khi ta khó mà
theo kịp sự thay đổi của bọn trẻ khi xã hội bên ngoài
thay đổi quá nhiều.
Và khi không tìm được sự ấm áp trong
gia đình, thì trẻ có xu hướng dựa vào
bạn bè và chuyện đua đòi bắt chước
những thói xấu là khó tránh.
Tuy nhiên, nếu cho cháu đi chắc bà sẽ không
yên tâm vì dù sao cháu là con của con bà! Vả lại ít gia
đình nào chịu nhận nuôi một đứa trẻ đã lớn. Và ít có
những trung tâm nội trú có đủ chuyên môn để giúp
cháu phát triển tốt. Nếu bị chối bỏ bởi người thân,
cháu sẽ càng dễ sa vào những lỗi lầm lớn hơn.
439 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 916 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Tư vấn tâm lý học đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đình em xảy ra chuyện cãi nhau kịch liệt. Kết
quả là một tờ ly dị, nhưng lần vào bố mẹ cũng
bảo vì hai đứa con, nếu không thì đã xa nhau
lâu rồi! Em buồn lắm... không chịu nổi cảnh
Sống giữa bất hòa làm sao học tốt
được?
này. Sống trong cảnh này làm sao học được
và có kết quả tốt?
Cô hoàn toàn chia sẻ nỗi khổ của em. Không
gì làm cho con cái đau khổ cho bằng sự bất hòa của
cha mẹ. Có lẽ cũng có mối liên hệ nào đó giữa tình
trạng sức khỏe tâm thần và tính hay ghen của mẹ em.
Như em nói người xung quanh do trạng thái của mẹ
em mà thông cảm, lựa lời mà nói để tránh gây sốc cho
mẹ. Còn em thì có thông cảm với mẹ không? Trước
tiên cô xin nhấn mạnh là cha con giống nhau về tính
tình không phải là do di truyền, mà do gần gũi rồi bắt
chước thôi.
Kế đó cá tính mạnh mẽ không nhất
thiết phải b iểu hiện bằng cách ăn nói
cộc cằn. Có những người rất mạnh mẽ,
cương quyết mà lại ăn nói rất nhẹ
nhàng, nhờ đó khả năng thuyết phục
của họ càng cao.
Em nên nhớ, điều gì không phải do di truyền
thì có thể sửa chữa được. Nếu em nói sự thật một
cách tế nhị, lễ phép có lẽ mẹ em sẽ dễ chấp nhận
hơn.
Dù sao, như em nói, mẹ em có bệnh và
người bệnh cần được "chăm sóc bằng chế độ đặc
biệt". Nghĩa là với sự nhẹ nhàng, thông cảm. Em thử
đối xử "đặc biệt" như vậy với mẹ xem có cải thiện được
tình hình không.
Ngoài ra cô thấy tình trạng gia đình em hơi
phức tạp, một trang viết sẽ không giúp đỡ gì được.
Hiện nay TP Hồ Chí Minh có một số trung tâm tư vấn
tâm lý. Đài 1088 cũng có chương trình tư vấn. Em nên
tiếp cận các chương trình này để qua đối thoại em
được giúp đỡ cụ thể hơn. Rồi có thể ngày nào đó em
đưa mẹ cùng đi. Nếu mẹ có một bác sĩ điều trị là bác
sĩ tâm thần, em cũng nên trình bày nỗi khổ của mình
với bác sĩ. Em cũng có thể tự mình tìm đến các bác sĩ
tâm thần, vì không chỉ khi nào có bệnh tâm thần mới
tìm đến họ. Họ cũng giúp gỡ rối các vấn đề tâm lý nữa.
Chúc em đầy can đảm và kiên nhẫn.
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG
Con gái tôi 3 năm rồi, từ lớp 9 là một học sinh
ngoan hiền, khá giỏi bỗng nhiên thay đổi: bỏ
học, ương bướng, theo bạn đi chơi. Và đến
nay không chịu dừng lại. Tôi đề nghị học Anh
văn, vi tính hay một nghề nào đó thì cháu
không đồng ý. Ba cháu rủ lên hãng phụ làm
sổ sách, cháu cũng lơ luôn. Rồi cháu đi chơi
với đám bạn, lúc đầu còn về đúng giờ, nhưng
sau đó tới khuya mới về. Gần đây chúng kéo
nhau đi chơi xa, mướn nhà trọ, khách sạn để
ở. Về đến nhà mặt mũi bơ phờ, thiếu ăn thiếu
ngủ. Có khi tôi thấy vẻ mặt lạ thường của
cháu mà đâm ra bất an. Lúc đầu, các cha mẹ
khác và chúng tôi có đi kiếm các cháu.
Nhưng mấy đứa bạn sau này của cháu cũng
không nói thật về gia đình chúng nên chúng
tôi không rủ các phụ huynh khác cũng đi tìm
được. Vơ chồng tôi muốn giữ sự "quân bình"
không khó mà cũng không dễ quá vì sợ con
Giữ con bằng tình thương & kỹ cương
hư. Vậy mà bạn bè của cháu và ngay cháu
cũng nói tôi khó quá. Nếu tôi "khó" thì làm
sao ngày nay cháu ra nông nỗi này.
Tôi phải làm gì bây giờ? Cháu hay than ở nhà
buồn không có ai chơi. Tôi thường mời bạn
bè cháu về nhà chơi, có khi cho đi chơi xa,
nghỉ hè... Vậy mà chúng nó cũng kéo nhau đi
chơi riêng. Vợ chồng tôi mất ăn mất ngủ vì sợ
ngày nào đó cháu bỏ nhà đi luôn! Xin cô hãy
cho tôi một lời khuyên.
Tôi hoàn toàn chia sẻ nỗi lo âu của chị. Đúng
như chị nói: "Làm cha mẹ ngày nay thật khó!". Khi trẻ
có những hành vi đáng tiếc thì cần xem xét câu chuyện
từ cả hai phía. Vấn đề ở đây không phải cha mẹ "khó"
hay "dễ" hoặc như chị tưởng nếu chị "khó" hơn thì
cháu sẽ ngoan hơn. Có khi là hoàn toàn ngược lại. Trẻ
ở tuổi này thích theo bạn nhưng nếu tìm được sự "ấm
áp" trong gia đình thì chúng không bao giờ bỏ đi.
Vậy cái gì kìm giữ chúng lại với gia đình? Đó
là tình thương trong kỷ cương. Kỷ cương không phải kỷ
luật sắt mà sự nhập tâm của đạo đức, mẫu mực mà
cha mẹ là người đầu nên áp dụng và luôn trước sau
như một. Trẻ ngay từ nhỏ rất cần một khuôn khổ đạo lý
như vậy để biết điều gì phải làm điều gì phải tránh.
Cha mẹ kỷ cương khỏi cần giảng dạy nhiều vì trẻ chỉ
cần và rất thích noi gương họ. Trẻ bị họ thu hút như
những thần tượng. Trẻ mến phục và hãnh diện về họ
và cảm thấy an toàn trong một bầu không khí gia đình
như vậy.
Điều làm cho trẻ bất an và mất phương
hướng là sự bất nhất của cha mẹ. Đó là
"khó" ở những cái không đáng khó mà
"dễ" khi phải nghiêm minh.
Ví dụ như la rầy khi trẻ ăn mặc không phù
hợp, lỡ làm bể đồ đạc, vui đùa quá trớn, nhưng lại làm
thinh khi trẻ thiếu trung thực thiếu công bằng hay ích kỷ
với anh em, bạn bè v.v...
Cha mẹ sống kỷ cương rất tự tin cho nên
không cần "ra oai", to tiếng với trẻ. Họ biết vui đùa với
con và giáo dục con trong sự "học vui, vui học". Họ làm
bạn với con mà không hề sợ "mất oai" vì uy tín của họ
vẫn còn đó. Họ hiểu nhu cầu tâm lý của trẻ nên biết
cách nói chuyện với chúng khiến chúng càng thích
chia sẻ với họ. Trẻ luôn thích gắn bó với một bầu
không khí gia đình như vậy.
"Làm cha mẹ khó thật" vì khi xưa "cha mẹ đặt
đâu con ngồi đó". Cha mẹ biểu gì thì con làm theo.
Nhưng ngày nay thì khác. Trẻ ngày nay sống trong bầu
không khí tự do, tiếp cận nhiều thông tin, và bị thu hút
bởi lối sống mới. Khoảng cách giữa thế hệ chúng ta và
thế hệ trẻ ngày càng nới rộng. Chúng đang hướng
mạnh mẽ về phía trước, còn chúng ta nếu ngoảnh về
quá khứ, giáo dục con theo lối cũ thì sẽ thất bại.
Như nói ở trên ta phải hiểu tâm lý, nhu cầu
của chúng, biết dùng ngôn ngữ của chúng mới đối
thoại với chúng được. Nhiều cha mẹ rơi vào trường
hợp của chị là không nói chuyện với con được.
Chuyện xảy ra trong gia đình chị là một báo
động lớn cho toàn xã hội. Ngày nay không chỉ con trai
mà cả con gái cũng bỏ nhà ra đi. Gần đây báo chí đã
nhắc đến hiện tượng đáng lo ngại này. Có những nữ
học sinh phổ thông đột nhiên biến mất. Không chỉ tự
chúng kéo nhau đi mà có bàn tay sắp xếp của kẻ xấu.
Các em dễ bị dụ dỗ vì gia đình không còn "sức hút" để
cầm giữ chúng.
Chúng ta đang trải qua một cuộc khủng
hoảng lớn vì xã hội thay đổi quá nhanh. Gia đình đang
chới với trong nhiệm vụ đổi mới của mình nhưng chưa
được sự hỗ trợ của khoa học và các tổ chức giáo dục
khác "để học làm cha mẹ" trong thời kỳ mới này như ở
các nước với các trung tâm tư vấn, các trường dạy làm
cha mẹ v.v... Hy vọng qua câu chuyện của chị, các nhà
chức trách quan tâm hơn đến cuộc khủng hoảng gia
đình, khủng hoảng trong giới trẻ để có những biện
pháp hành động cụ thể, vì tình hình thật đáng báo
động.
Đối với những vấn đề khó khăn phức tạp như
trên một bức thư không thể nào đem lại một giải đáp
thỏa đáng. Xin đề nghị chị cũng như các bậc phụ
huynh khác tìm đến các nhà tư vấn tâm lý để trao đổi
sâu hơn. Tôi xin giới thiệu một số trung tâm mà tôi biết
như sau:
- TTTV thuộc Hội Tâm lý Giáo dục TP: 37
Nguyễn Thông, Q.3. ĐT: 9325111.
- Hội LH Thanh niên, 145 Nguyễn Thị Minh
Khai, Q.3.
- Trường Quản lý Giáo dục, 7 Nguyễn Binh
Khiêm, Q.1, ĐT: 9103049.
- Ủy ban Gia đình Dân số Trẻ em, 57 Phạm
Ngu Lão, F. Bến Nghé, Q.1, ĐT. 8215878.
- Công ty Vào Đời, 299/11 Lý Thường Kiệt,
P.11, Q.Tân Bình.
ĐT: 8647354.
- BS Tâm thần Nhi khoa Libby Zinman, 5B Lê
Thánh Tôn (Ngô Văn Năm, Q.1): tư vấn miễn phí cho
các vấn đề của trẻ dưới 16 tuổi.
Các trung tâm trên nếu có thu phí cũng rất
nhẹ.
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG
Tôi rất khổ tâm vì con gái lớn của tôi. Tôi có
hai đứa coi gái, đứa lớn học lớp 8, đứa nhỏ
học lớp 4. Cháu lớn học rất giỏi nhưng b ị mặc
cảm là lùn (cao 1m48) so với các bạn, nên
nỗi ám ảnh lên lớp 9 phải mặc áo dài đeo
đẳng cháu. Một phần vì sức khỏe, một phần vì
vụng về, cháu không được các bạn cho tham
gia các trò chơi ở trường. Cháu sống khéo
kín, cô đơn và mãi tới bây giờ cũng chưa có
một người bạn thân.
Cháu còn một tật nữa là nói to tiếng như gây
lộn. Tôi thường xuyên khuyên cháu phải thay
đổi cách ăn nói, nhưng tôi đành bất lực. Vừa
đi học về gặp em gái là cháu to tiếng gây gổ,
dù chuyện không có gì. Cháu luôn về tới nhà
với tâm trạng không vui. Lúc thì bảo thầy cô
thiên vị, khi thì nói bạn không tốt.
Tôi gần gũi cháu, theo dõi chuyên học tập của
Đừng phân biệt đối xử với con cái!
cháu, khuyên cháu tập thể dục, uống sữa,
chọn môn thể thao thích hơp để tăng chiều
cao nhưng cháu không nghe.
Còn chồng tôi thì mặc dù đưa con đi học mỗi
ngày, nhưng trong thâm tâm thì thương cháu
nhỏ nhiều hơn. Anh hay la mắng cháu và có
lần cháu viết ra giấy là có ý muốn tự tử vì b ị
ba la rầy hoài.
Tôi đến trường tìm hiểu và bạn bè cháu xác
nhận là cháu học giỏi, đạo đức tốt. Thế thì vì
lý do gì mà cháu lại gay gắt với em?
Cái lý do đó rất nghiêm trọng và chị đã chỉ nó
ra. Đó là sự đối xử bất công của chồng chị. Không gì
làm cho một đứa trẻ đau khổ cho bằng bị phân biệt đối
xử ngay trong gia đình mình! Đau khổ đến nỗi muốn tự
tử mà chị không hiểu ra. Cháu gay gắt với em là vì
ganh tị đó thôi. Điều số một nên tránh trong giáo dục
gia đình là sự thiên vị. Cho nên người chị cần "gần gũi
khuyên lơn" nhiều nhất chính là chồng chị.
Còn cái mặc cảm về chiều cao của cháu thì
không có cơ sở. Ở tuổi của cháu cao 1m48 là đâu có
lùn và cháu còn cao nữa. Dường như chính sự lo âu
quá đáng của chị làm cho cháu bị lây. Chị nhắc đến
việc cháu lớn lên trong lúc gia đình còn khó khăn, nhất
là chị thiếu kinh nghiệm nuôi con. Dường như chị
chưa yên tâm về điều này. Rồi chị nhắc đến khó khăn
về "sức khỏe" của cháu. Cháu có sao đâu lại còn học
giỏi nữa. Chị cũng quá lo lắng về chiều cao của cháu
nên thúc giục cháu uống sữa, tập thể dục v.v... có thể
vô tình, chính chị đã nhồi nhét mặc cảm vào đầu con
chị. Xin chị hãy đừng chăm bẵm vào chuyện đó nữa và
tự giải thoát mình khỏi mối lo âu phụ thuộc này. Ngược
lại, chị nên chú tâm vào vấn đề chính là góp phần điều
chỉnh mối quan hệ giữa hai cha con. Một khi khắc
phục nỗi buồn bị phân biệt đối xử, và nhẹ đi gánh nặng
từ lo âu của mẹ, cháu sẽ vui lên và sống bình thường.
Việc chị gần gũi và theo sát cháu là tốt. Tuy nhiên, nếu
luôn nhắc nhở cháu nên làm điều này, tránh làm điều
kia là gây thêm sức ép tâm lý cho cháu. Giáo dục theo
kiểu "lên lớp" thường phản tác dụng.
Chị hãy để cho cháu sống hồn nhiên, gần gũi
theo kiểu lắng nghe, vui đùa, làm bạn với cháu. Một khi
thoải mái cháu sẽ tâm sự với chị. Cháu sẽ tìm thấy
hạnh phúc và sẽ thay đổi tính tình.
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG
Cháu năm nay hai mươi tuổi, đang đi làm.
Chát rất buồn vì cháu rất xấu. Một lần đi học
về cháu b ị tai nạn và có một vết sẹo rất khó
coi. Đi trên đường ai cũng ngó cháu. Nhà
cháu chỉ có mẹ và hai anh em cháu. Ba cháu
đã bỏ đi theo một người đàn bà khác. Anh
em cháu như những đứa con hoang vậy. Sao
cháu bất hạnh đến thế hả cô?
Hơn nữa vì sự xấu xí của mình mà cháu b ị
mặc cảm và sợ mình sẽ không lập gia đình
như các bạn gái khác, nên không dám để ý
đến ai hết. Vậy mà có một người nói là
thương cháu. Mà nhà người đó đông anh em
lắm. Vì hoàn cảnh của mình, cháu chỉ xem
người đó như anh trai mà thôi.
Viết thư cho cô, cháu không cầm nước mắt
được. Cháu muốn chết đi cho rồi, nhưng
không dám làm vậy vì cháu thương mẹ nhiều
Hãy nghĩ về ưu điểm của mình
lắm. Me cháu đã khổ nhiều rồi. Giờ đây cháu
phải làm gì?
Cô rất thông cảm với em nhưng có mấy điều
muốn chia sẻ thêm. Cảm giác về ngoại hình của mỗi
người rất chủ quan. Có khi ta không đẹp hay xấu như
ta tưởng. Người đi đường nhìn em vì vết sẹo chứ chưa
chắc là họ nghĩ rằng em xấu. Còn người thân thì quen
dần rồi họ quên đi vết sẹo để chỉ quan tâm đến em
như một con người. Có lần cô đi tìm hiểu về tình hình
trẻ sống với cha mẹ nuôi. Gặp người cha nuôi cô giật
mình vì ông ấy bị gù lưng và dị dạng nặng. Vậy mà đứa
con nuôi ngoài hai tuổi ôm hôn ông một cách trìu mến.
Khi người ta thương yêu nhau thì bề ngoài không còn
ảnh hưởng nữa.
Nếu có ai đó thương em, em không nên vì
mặc cảm mà tránh né. Cứ giữ quan hệ bạn bè để tìm
hiểu người đó ra sao, và xem họ có thương em thật
không. Nếu người ta thương em vì em, dù đẹp hay xấu
thì tại sao lại từ chối tình yêu. Đời sống gia đình sẽ
làm em hạnh phúc và giúp em quên mặc cảm.
Còn gia đình của em, một gia đình có tình
thương vì em thương mẹ, chắc chắn là mẹ thương
em, tại sao em nói các em giống những đứa con
hoang ?
Hãy nghĩ về cuộc sống trước mắt thay vì cái
chết vì cuộc sống tốt hay xấu là tùy cách nghĩ của mình
thôi. Hãy làm điều gì đó tích cực như săn sóc mẹ
nhiều hơn, giúp mẹ tăng thêm thu nhập... hoặc học
thêm để mở mang trí óc, nâng cao tay nghề, giúp các
em bé trong hoàn cảnh khó khăn vì có vô số người bất
hạnh hơn em.
Hãy nghĩ về những ưu điểm của mình
để phát huy chúng. Làm điều tích cực,
em sẽ thấy cuộc sống đầy ý nghĩa.
Mặc cảm xuất phát từ ý tưởng. Em hãy suy
nghĩ tích cực thì cuộc đời sẽ thay đổi. Chúc em can
đảm và sống lạc quan.
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG
Cháu 25 tuổi, sống ở Bình Thuận. Hiên nay
cháu là một người không có gì cả: không
tương lai, không nghề nghiệp, không tiền
bạc, không bạn bè, không ngoại hình... Nhỏ
bạn thân duy nhất mới đi lấy chồng và đã đi
xa, cháu cô đơn quá!
Gia đình cháu bình thường, nhưng ba má
cháu phải làm việc cật lực lắm mới đủ sống,
có khi phải vay nợ... Mẹ cháu bán cháo lòng,
ba cháu bán sách cũ. Cháu là đứa con tệ bạc
vì gia đình rất quan tâm đến chuyện học hành
của chị em cháu mà hết năm thứ 3 đại học
cháu nghỉ ngang mặc dù cháu là một sinh
viên giỏi. Cái gì cháu cũng b iết một chút (Anh
văn, vi tính...) nhưng không có bằng cấp.
Cháu ở nhà phụ ba má nhưng rất mặc cảm
mỗi lần thấy mấy đứa bạn, đứa đi làm, kẻ đi
học, đi ngang nhà nhìn vào thấy cháu đang
bưng cháo cho khách. Có công chuyện gì
Chết hay làm lại từ đầu?
trong gia đình không ai bàn bạc với cháu...
Cha mẹ đã già, bạn bè không có, quần áo thì
chỉ có một bộ đồ tây duy nhất, cả năm không
đi chơi đâu cả... cháu thù ghét nụ cười của bất
có một ai. Lâu lâu có ai đó hỏi cháu đi làm ở
đâu, cháu nghẹn lời dù hồi xưa cháu có khiếu
Anh văn, thích đọc sách văn học v. v... Cháu
sợ hãi chính mình do cuộc sống tù túng, suy
nghĩ của cháu eo hẹp, ích kỷ... Giờ đây cháu
quyết định cho mình hai con đường.
1) Tìm đến cái chết nếu trong 6 tháng hoàn
cảnh vẫn như cũ.
2) Làm lại từ đầu: thay đổi cuộc sống hiện tại.
Đôi lúc cháu muốn học dược tá, đồ họa, học
lấy chứng chỉ hay tại chức. Nhưng cháu
chưa biết mục đích của mình là gì ? Cháu
muốn có một cái nghề lương thiện để tự nuôi
mình, đỡ đần cho cha mẹ, lo cho các em.
Cháu muốn mở rộng tầm nhìn, tiếp xúc với
nhiều người... Cô có tin không, đến bây giờ
cháu chưa b iết bạn trai là gì! Càng thương ba
má, cháu càng giận bản thân mình.
Cháu viết thư cho cô lúc 1 giờ sáng, lát nữa
lại tiếp tục cuộc sống nhàm chán. Tuy nhiên
viết cho cô mấy dòng này cháu cảm thấy nhẹ
người, như giải tỏa được phần nào niềm ân
hận bấy lâu nay. Mong cô hồi âm.
Em thấy nhẹ nhàng không phải vì cô có quyền
phép nào để giúp em mà chính em có dịp nhìn lại
mình, nhất là nhìn nhận những mặt mạnh, mặt yếu
của mình. Không những thế, em đã vạch cho mình
một kế hoạch hành động khá khả thi. Bây giờ trên cơ
sở những gì em kể, bên cạnh những cái "không có gì
cả" của em, cô thử liệt kê những cái "có" của em nhé.
- Một gia đình lao động cần cù mà em rất
thương.
- Vốn kiến thức mà không thể ai cũng có được
mặc dù em chưa tốt nghiệp.
- Năng khiếu: em giỏi Anh văn và thích văn
học.
- Một kế hoạch hành động khả thi.
- Hơn hết và rất đẹp là tấm lòng của em. Em
rất thương cha mẹ và lo lắng cho em út.
Chỉ vì cách nhìn đời bi quan mà em không
phát huy được những cái mà mình "có".
Vấn đề ở đây là chính em làm khổ bản thân vì
niềm ân hận đã bỏ học ngang xương (mà không có
hành động tích cực để sửa chữa), mặc cảm tự ti không
có cơ sở (như em xấu hổ, sợ bạn bè thấy em phụ mẹ
bán cháo, sống khép kín không giao tiếp không đi
chơi... (mà có ai cấm em đâu!).
Còn đây là mấy điều em không có: ý chí, sự ty
tin và quyết tâm hành động. Cái em có rất lớn so với vô
số người khác. Chỉ vì em nhìn sự việc có một chiều và
với lăng kính quá đen thôi.
Cô vừa đọc về một cô gái khuyết tật cùng tuổi
với em. Bạn này sinh ra đã bị khiếm khuyết và chỉ cao
8 tấc. Ấy vậy mà bạn muốn trở thành người có ích nên
đề nghị cha mẹ giúp mở một quán nước "tí hon". Nói
là quán chứ thật ra là một cái bàn rất thấp có khoét
một vòng bán nguyệt cho bạn ngồi và bày ly tách và các
loại nước giải khát. Bạn không với tay phục vụ khách
được nên đề nghị họ tự phục vụ và bỏ tiền vào một cái
hộp. Thế rồi "quán" của bạn ấy lại đắt hàng vì mọi
người cảm kích trước tấm gương can đảm và tinh thần
lạc quan của cô gái. Và thay vì đi chỗ khác thì họ tới đó
uống nước ngày càng đông. Cô nghĩ ở đây không chỉ
có sự thương hại mà khách hàng cũng được phấn
chấn từ lối sống của cô gái.
Cuộc sống, thái độ và hành động của ta xuất
phát từ cách chúng ta suy nghĩ đó thôi, và tùy vào cái
lăng kính mà ta tự mang vào để nhìn cuộc đời. Chỉ cần
thay đổi ý tưởng thì mọi sự sẽ khác đi. Hoàn cảnh thì
khó thay đổi hơn nhiều nhưng cô bạn khuyết tật đã
khắc phục hoàn cảnh hết sức éo le của mình bằng
một thái độ sống. Bởi vậy nên có một quyển sách có
tựa đề Đời thay đổi khi ta thay đổi (NXB Trẻ) mà em
nên tìm đọc.
Từ giờ phút này, em hãy làm lại kế hoạch
cuộc đời. Em có thể xin một chân thư ký ở văn phòng,
một chân bán hàng hay đi kèm trẻ hoặc học một khóa
ngắn hạn nào đó để vững chuyên môn. Hoặc trở lại
đại học tại chức khi có việc làm. Hãy đọc sách văn học
như em thích, hãy đi chơi cho giải khuây.
Em nhớ bắt đầu từ những việc nhỏ.
mỗi lần một việc thôi. Sự thành công
nho nhỏ giúp em lấy lại sự tự tin, và
tiến dần đến chuyện khó hơn.
Mỗi sáng thức dậy, em dành năm phút để tự
nói với mình: "Hôm nay tôi sẽ làm một hành động tích
cực (một chuyện nhỏ thôi) và hãy cố gắng thực hiện
điều ấy. Nếu cần thì ghi ý tưởng trong một cuốn sổ.
Các cô gái trẻ hay đòi "chết". Chết không dễ đâu. Em
nói thương ba má mà lại muốn làm cho họ khổ gấp
bội khi trong nhà có một đứa con tự tử! Nhưng cô biết
đây chỉ là cách nói thôi.
Nào, hãy vực con người thứ hai của em dậy
và hành động.
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG
Ba em mất khi em mới lên lớp 2. Mẹ em ở vậy
nuôi hay chị em của em ăn học. Từ nhỏ em
đã b ị mẹ đánh đập chửi bới, lăng nhục ngay
cả ngoài chợ (mẹ em bán ở chợ). Lúc học
trường phổ thông, em học giỏi và ngoan (theo
người ngoài nhận xét, nhưng lúc nào cũng có
chuyện cho mẹ chửi mắng, đánh đập. Em đã
có ý định bỏ nhà ra đi hay tự tử, nhưng em
nghĩ lại. Tuy nhiên nếu được lựa chọn, em sẽ
chọn không được sinh xa. Nay em đã đậu
vào một trường cao đẳng ở thành phố và học
năm thứ ba. Mong ước của em là muốn được
sống xa nhà. Nhưng giờ đây em lại lo cho
thằng em, và mẹ đối xử với nó y như với em
trước kia. Năm nay nó học lớp 9, hậu quả có
thể còn tệ hại hơn đối với em.
Giờ đây lớn lên em hiểu vì sao mẹ lại như
vậy. Tự một phụ nữ trẻ đẹp, mẹ em đã phải
lao động cực nhọc để nuôi con ăn học. Mẹ
Em không thể thương mẹ?
em đã trở nên đanh đá, nhan sắc b ị hủy hoại
hoàn toàn theo thời gian và do lao động cực
nhọc. Mẹ chiu trận ở ngoài xã hội, về nhà trút
giật lên em. Còn em chỉ b iết nuốt cục giận,
nuốt hoài nhưng nó không tiêu hóa được.
Hiểu mẹ, em không còn ghét mẹ nhưng
không thể thương mẹ.
Em biết nhiều người bạn cũng ở trong hoàn
cảnh như em, có khi còn tệ hơn.
Xin cô giúp em làm cách nào để hướng dẫn
em của em để nó không rơi vào hoàn cảnh
như em. Ngoài ra, cũng xin cô làm cầu nối
cho các bạn và em để chúng em được chia
sẻ và động viên lẫn nhau. Em cũng mơ ước
sau này có thể góp phần vào việc bảo vệ
quyền trẻ em. Em biết, muốn làm việc đó em
phải là người thành công trong xã hội trước.
Cô rất đau xót khi nghĩ tới các bạn trẻ như em
và cô biết số này không phải ít. Đồng thời cô cũng rất
tội nghiệp những người phụ nữ như mẹ em, vì thật ra
họ là nạn nhân.
Lẽ ra xã hội ta phải có những nguồn hỗ trợ
như các phòng tư vấn, các nhân viên xã hội để họ có
thể trút bớt nỗi lòng, chia bớt sự đau khổ. Thay vào đó,
họ chịu đựng một mình trong sự cô đơn. Cũng có thể
mẹ em có một nỗi buồn nào đó không nói ra, hay
chính bà cũng chưa nhìn nhận.
Còn em, trước tiên cô xin có lời khen em vì
em đã có nghị lực để vượt qua những khó khăn trên.
Hơn thế nữa em có tấm lòng khi nghĩ tới em của em
và các bạn đồng cảnh.
Càng tuyệt vời hơn nữa là ước mơ bảo vệ
quyền trẻ em. Từ nỗi đau của em lóe lên ước mộng
cao cả này. Đúng, trẻ em Việt Nam rất cần sự bảo vệ.
Nếu ai đó đi làm công tác bảo vệ trẻ em chỉ vì họ là
công chức thì chắc chắn sự nhiệt tình của họ sẽ không
bằng sự dấn thân của em. Cô rất mong em sẽ hoàn
thành được sứ mạng này.
Để làm được điều này, sự thành công trong
xã hội chỉ là một phần. Quan trọng hơn là tấm lòng và
sự am hiểu những vấn đề của con người. Ngay bây
giờ em hay tập làm điều đó bằng cách điều chỉnh lại
cách suy nghĩ của em.
Trước tiên hãy xem mẹ em như một nạn nhân
và phải tha thứ cho bà vì lý do này. Tha thứ thì em mới
tiêu hóa được cục giận trong người em. Bởi vì bao giờ
nó còn trong em thì em cũng không thoải mái và động
cơ hoạt động xã hội của em sẽ không tích cực.
Đố em việc em không thương mẹ có ảnh
hưởng gì tới mối quan hệ giữa mẹ con em không? Có
đó, vì dù không nói ra tình cảm của ta khó che giấu
được... Chắc chắn mẹ em cảm nhận được điều đó. Và
điều này làm cho bà khổ thêm và càng khổ lại càng
làm khổ người khác. Em biết thương bạn đồng cảnh,
thương trẻ em là người dưng thì phải biết thương
người gần gũi và cần tình thương nhất.
Hãy làm điều gì đó thật dễ thương, thật
bất ngờ cho mẹ thử xem sao. Chỉ có
tình thương mới cảm hóa được con
người.
Bà đã thiếu tình thương cả cuộc đời. Hãy cho
bà điều ấy. Chỉ có hai chị em của em mới cứu vớt
được bà. Cô biết cô đòi hỏi em một điều khó làm,
nhưng nếu làm được thì cả gia đình em được giải
thoát.
Em và các bạn nên rút bài học là đừng bao
giờ la mắng, nhục mạ con mình, nhất là đừng bao giờ
giận cá chém thớt. Vì hậu quả sẽ là những đứa trẻ
chai li, thù đời, sống tiêu cực. Nếu gặp khó khăn, bối
rối trong cuộc sống, hãy đi tìm những người bạn hay
các nhà tư vấn tâm lý để tâm tình. Đây là bài học rất
quan trọng cho các bà mẹ tương lai.
Cô cũng rất mong những ai đang làm mẹ đọc
thư của em để hiểu hậu quả nghiêm trọng của việc la
rầy, mắng chửi con cái một cách vô tội vạ. Vì điều này
không cần thiết cho việc giáo dục con cái. Điều cảm
hóa trẻ cũng là tình thương, sự dịu dàng và thông cảm
với chúng.
Chúc em và các bạn đồng cảnh trút bỏ nỗi
buồn của mình và mở rộng vòng tay để giúp đỡ người
khác.
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG
Cháu 21 tuổi đang sống trong tội lỗi và dục
vọng. Sao cháu lại bất hạnh như thế. Cháu
làm thế không do bản thân nhưng b ị người ta
điều khiển như con thiêu thân. Nhiều lúc
cháu muốn chết đi nhưng không được, còn
sống mà không lành mạnh và hòa đồng được
thì sống làm gì? Cháu muốn thoát khỏi cái
địa ngục này lắm rồi! Không b iết thơ này có
tới tay cô không nhưng cháu có viết để vơi bớt
buồn hiền. Cô hãy giúp cháu sửa chữa tội lỗi
đừng bỏ rơi cháu!
Có hành động xấu chứ không có người xấu.
Biết hối cải và muốn thoát ra khỏi hoàn cảnh tiêu cực
là bước đầu tự cứu mình rồi.
cháu hãy can đảm lên và
đừng trách mình vì cháu là
nạn nhân của kẻ xấu.
Cháu chỉ là nạn nhân của kẻ xấu!
Rất tiếc là thơ cháu ngắn quá nên cô không
thể có lời khuyên cụ thể. Hãy tìm cách thoát ra khỏi tù
ngục bằng cách chạy tới công an, Hội Phụ nữ hay ủy
ban Dân số Gia đình Trẻ em tại địa phương hay gọi
điện thoại lên TP.HCM tại số 1088 của Bưu điện TP
hay Công ty Vào Đời: 8647354. Cô mong cháu theo
dõi báo và nhận được tin này. Can đảm lên cháu nhé!
Created by AM Word2CHM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG
So với người khác cháu thấy mình thật sung
sướng vì còn có mẹ quan tâm lo lắng. Tuy
nhiên cháu ít tâm sự với mẹ vì mở miệng ra
thì câu trước câu sau là b ị "độp" liền. Ngày
nào mẹ cháu không mắng là không thể chịu
được hay sao ấy. Cháu sắp 30 rồi, muốn làm
một công việc gì đó chứ chẳng lẽ ăn không
ngồi rồi lại xin tiền mẹ thì kỳ quá. Nhưng mẹ
thì lại không đồng ý, sợ cháu vất vả. Cứ ăn
bám mẹ mãi như vầy thì chắc cháu điên mất.
Mẹ cháu không bao giờ hỏi cháu thích gì,
muốn gì. Nhiều lúc không nói thì mẹ bảo là
không chịu nói. Khi nói thì b ị cho là hỗn. Mẹ
cháu hiểu hay không hiểu cháu vậy? Cháu
không muốn trở thành đứa con bất hiếu.
Cháu phải làm gì bây giờ?
Ở tuổi của em người khác đã là mẹ của hai
Mẹ có hiểu cháu?
ba đứa con, chủ một cơ sở kinh doanh hay phần lớn đi
làm nuôi bản thân hoặc nuôi cả gia đình. Em không
mô tả kỹ gia đình em nhưng cô có cảm tưởng là hình
như chỉ có một mẹ một con. Những bà mẹ đơn thân và
chỉ có một con thường ở trong tâm trạng "úm con" như
gà mẹ úm gà con vì sợ mất.
Hơn nữa họ sợ con lớn lên rồi thoát khỏi vòng
tay của họ, nên bảo bọc quá đáng khiến cho con
không trưởng thành nổi.
Tình trạng này khá phổ biến trong xã hội Việt
Nam và những người con được úm suốt đời này sẽ
mãi mãi là con nít cho dù là ở tuổi 30, 50, hay 60... Tệ
hại hơn người ta gọi đó là những em bé chưa cắt rún
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_tu_van_tam_ly_hoc_duong.pdf