MỤC LỤC . 2
MỞ ĐẦU . 3
PHẦN I: KHÁI QUÁT VĂN CHƯƠNG MỸ LATINH. 4
I/ Văn chương Mỹ Latinh – một số vấn đề chung . 4
1- Khái niệm “Văn chương Mỹ Latinh”. 4
2. Vấn đề giao lưu giữa văn chương Mỹ Latinh với văn chương Tây Âu-Bắc Mỹ. 6
3- Vấn đề phân chia giai đoạn văn chương . 8
II/ Lược sử văn chương Mỹ Latinh. 9
A/ Văn chương Mỹ Latinh trước thế kỷ XV . 9
B/ Văn chương Mỹ Latinh sau thời kỳ Côlông. 11
1.Giai đoạn lệ thuộc . 11
2. Giai đoạn quốc tế hóa văn chương . 13
a. Chủ nghĩa lãng mạn. . 14
b. Chủ nghĩa hiện thực. 17
3. Giai đoạn trưởng thành và phát đạt . 20
PHẦN II:MỘT SỐ TRỌNG ĐIỂM TIÊU BIỂU TRONG GIAI
ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH VÀ PHÁT ĐẠT . 24
I. Thơ ca: . 24
NICOLAX GUILLEN. 26
1. Đôi nét về cuộc đời . 26
2. Đôi nét về đường thơ. 28
PABLO NÉRUDA . 38
1. Vài nét về cuộc đời Néruda. 39
2. Sự nghiệp thi ca . 40
a – Bước chuyển biến trong thơ Néruda . 40
b – Thơ Néruda với Chilê và Mỹ Latinh . 48
c – Thơ tình Néruda . 51
II. Về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. 55
1. Đôi nét về lịch sử chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. 58
2. Quá trình tìm tòi, khẳng định của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. 61
3. Thế nào là “chủ nghĩa hiện thực huyền ảo”?. 62
4. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là chủ nghĩa hiện thực mang màu sắc Mỹ Latinh65
5. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là bước phát triển mới của chủ nghĩa hiện thực. 67
Kết luận . 69
25 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Văn chương Mĩ La Tinh (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã
dịch ra tiếng Tây Ban Nha. Năm 1816, tác phẩm được công bố lần đầu tiên bằng
tiếng Pháp. “Popol Vuh” (tiếng Kichê có nghĩa là sách của dân tộc) gồm 4 phần:
(1) Thần thoại về sáng tạo của vũ trụ: Kể lại từ khi thế giới còn là cõi hư
vô, đến khi có sông núi, đất đai, muông thú, cây cỏ Người đàn ông và đàn bà
Kichê ra đời là do công lao của hai vị thần sáng tạo.
(2) Là sự tích của hai người anh hùng bộ lạc do thông minh và dũng cảm lại
được thần linh và muôn sinh phù trợ đã giết thù trong thắng giặc ngoài, dạy dân
trồng trọt, mang lại hòa bình, ấm no, hạnh phúc cho con ngươi.
(3) Các truyền thuyết về lịch sử người Kichê: Các cuộc di dân, xung đột
bên trong và quan hệ với các bộ lạc bên ngoài.
(4) Viết lịch sử của bộ lạc Kichê vào thời kỳ tiếp cận với niên đại tác phẩm
ra đời (những lời tiên tri, biểu thế hệ dòng họ quý tộc)
Tác phẩm được viết bằng văn xuôi có nhịp điệu, với các thủ pháp nghệ
thuật như đối ngẫu, trùng lặp, láy âm
Phạm Quang Trung Khoa Ngữ Văn
Văn chương Mĩ La Tinh - 11
-
Tóm tại, đây là tác phẩm hiếm hoi trong các kiệt tác của văn chương cổ đại
còn lưu giữ đến nay, có ảnh hưởng không ít tới văn chương hiện đại Mỹ Latinh.
Trong “Popol Vuh”, người bản địa giải trình sự xuất hiện loài người bằng thần thoại
về cây ngô. Cây ngô tạo ra con người biết hoạt động và có trí tuệ. Sau này Asturias
- nhà văn đoạt Giải Nobel 1967 ở Mỹ Latinh đã viết tác phẩm “Những ngừơi trồng
ngô” là dựa vào bản trường ca này.
Trên đây là một số tác phẩm tiêu biểu có giá trị viết bằng thổ ngữ trước thời
kỳ Côlông, được dịch ra nhiều thứ tiếng và được hoan nghênh. Ngoài giá trị văn
chương, chúng còn có giá trị lịch sử, xã hội rất quý giá. Thần thoại nổi tiếng về
ngươi vàng như là bản cáo thị về sự giàu có của miền đất này, kể rằng, người da đỏ
Triptra ở Nam Mỹ tôn thờ vàng như mặt trời, vì màu sắc và ánh kim của nó. Trong
ngày lễ mừng tù trưởng mới, họ thường tặng vàng để tỏ lòng kính trọng. Họ dát
vàng lên người tù trưởng và đem thả bè trên hồ Goatatet, nơi thần đầu người mình
rắn Phuraten ngự trị. Khi tù trưởng nhảy xuống, hồ vàng trôi đi thì họ nghĩ là thần
đã chấp nhận. Ngày nay, khi khai quật mộ cổ, người ta thấy trong mộ của các nhà
quyền quý có hình mẫu chiếc bát bằng vàng - chứng thực cho câu chuyện thần
thoại này.
B/ Văn chương Mỹ Latinh sau thời kỳ Côlông
1.Giai đoạn lệ thuộc
Giai đoạn này kéo dài suốt hơn 3 thế ky,û từ thế kỷ 16 đến giữa thế kỷ 19.
Đây là thời kỳ lịch sử bị chinh phục và thuộc địa. Sau khi phát hiện ra châu
Mỹ, từ đầu thế kỷ 16, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã phái những đội quân viễn
chinh gồm binh lính, cố đạo, nha thám hiểm sang xâm chiếm, và vấp phải sự
kháng cự của người Indiô ở mọi nơiâ. Hàng triệu người bị tàn sát. Có nơi như Cuba
trước có trên 10 vạn người, khi chiến tranh kết thúc không còn một ai. Đi tới đâu,
ngươi Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha lập ra các thành phố là cơ sở các nước cộng
hòa sau này, như Habana (1515), Sao Paolo (1554), Caracat (1567), Lima (1535)
Họ mang tới thế giới mới này văn hóa, tôn giáo, pháp lý, khoa học của họ. Khi
bình định tạm ổn, họ lập các trường đại học, nhà in, báo chí truyền bá tư tưởng
và nếp sinh hoạt theo chính quốc. Văn hóa cũ và mới hợp vào nhau, tạo ra một
nền văn hóa không thuần nhất.
Văn chương Mỹ Latinh buổi đầu còn nghèo nàn, tiến những bước chậm
chạp và chưa có những đặc tính riêng biệt. Vì vậy, có thể coi đây là giai đọan hình
thành, chuẩn bị.
Đặc điểm chung của giai đọan này ra sao? Về thể loại, chủ yếu là ký sự,
nhật ký, thư từ, kịch và lịch sử. Tác giả cơ bản là người Âu viết về châu Mỹ,
thường là không chuyên nghiệp (gồm tướng lĩnh, binh lính, cha cố trực tiếp tham
Phạm Quang Trung Khoa Ngữ Văn
Văn chương Mĩ La Tinh - 12
-
gia vào các cuộc chiến tranh chinh phục). Đối tượng thể hiện chủ yếu là những
phong cảnh thiên nhiên miền nhiệt đới, nhiều màu sắc, hấp dẫn đối với những
người châu Âu.
“Nhật ký hành trình” của C.Côlông gồm thư, báo cáo về cuộc hành trình đi
tìm vùng đất mới được coi như là tác phẩm văn chương đầu tiên ra đời ở châu Mỹ.
Cuốn nhật ký ghi lại những cảm tưởng và nhận xét của ông trong cuộc thám hiểm
vượt qua đại dương hơn 200 ngày để tìm miền đất mới. Đặc biệt có giá trị về văn
chương là những trang viết khá hấp dẫn về con người và thiên nhiên ở đây.
Theo ông, người Indiô hồi đó là những người “hoang dại cao thượng, có một
thân hình cân đối; họ đeo ở tai và mũi những chiếc kiềng bằng vàng. Màu da của
họ không trắng, không đen, cũng không nâu, mà giống màu của trái lựu; tóc họ
không quăn, nhưng bờm xờm như bờm ngựa”. Còn Cuba là “một hòn đảo đẹp nhất
mà mắt người đã nhìn thấy” và “bể thì luôn luôn trong vắt, gió thổi nhẹ nhàng, êm
mát như những dòng sông”; về ban ngày “chim muông ca hát líu lo, quyến rũ lòng
người, làm cho họ không muốn rời khỏi nơi đây”; về ban đêm “giun dế kêu hát suốt
cả đêm”. Tác phẩm này được xuất bản lần đầu tiên tại Mađrít vào 1493, liền sau
đó được dịch ra tiếng Latinh, Italia, và rất được hoan nghênh.
Tiếp sau là một loạt tác phẩm cùng loại ra đời, tiêu biểu là hai nhà văn Las
Casas và Hernen Cortes. Las Casas (1474 -1566) viết về lịch sử các cuộc chinh
phục ở Pêru và Côlômbia. Ông là một cố đạo Tây Ban Nha, tham gia chinh phục
chống lại thổ dân, nhưng hành động dã man của đội quân chinh phạt khiến ông
công phẫn. Ông viết “Lịch sử miền Indias”. Ngoài những phần khảo cứu về động
thực vật , địa lý, ông đã tố cáo tội ác của những người Tây Ban Nha, bênh vực
người Indiô. Ông còn thành lập” Hội bảo vệ người Indiô”. Đặc biệt, ông ca ngợi tù
trưởng Atuây (Cuba) trong cuộc chiến đấu chống Tây Ban Nha, cuối cùng bị bắt và
bị thiêu sống. Hernen Cortes(1485-1547) thì viết về cuộc chinh phục Mêhicô. Ông
trực tiếp chỉ huy cuộc chiến tranh chinh phục này vào năm 1519. Ông viết“Những
mối liên hệ“(báo cáo và thư từ gửi cho vua Tây Ban Nha) tỏra kính phục nền văn
minh cổ kính của người Aztêca.
Về thơ có A. Ecxia ( 1533 - 1594) là xuất sắc nhất. Năm 1555, sau khi chinh
phục xong Pêru, một đoàn quân Tây Ban Nha tiến xuống phía nam chiếm Chilê, bị
kháng cự mãnh liệt, và bị thiệt hại nặng nề. Đó là cuộc chiến đấu ác liệt nhất mà
quân Tây Ban Nha gặp phải. Ecxia là đại úy trực tiếp tham gia, về sau viết tập thơ
bất hủ “La Araucana”. Ban đầu ông định viết một trường ca ca ngợi những chiến
công của lính Tây Ban Nha, sau ông lại dành phần lớn tác phẩm để ca ngợi kẻ thù.
Đó là một bản anh hùng ca, thành tác phẩm cổ điển của văn chương Mỹ Latinh.
Giữa thế kỷ 16 trở đi, các tác giả trưởng thành tại Mỹ Latinh đã ra đời. Họ là
những những “Indiô mới” (lai da trắng). Tiêu biểu và xuất sắc hơn cả là
Phạm Quang Trung Khoa Ngữ Văn
Văn chương Mĩ La Tinh - 13
-
Gacxilaxô(1539-1616). Ông vừa là nhà thơ vừa là nhà sử học lớn người Pêru. Hai
tác phẩm “ La Florida” và “ Những lời bình luận chân thật” đi sâu nghiên cứu lịch
sử dân tộc Inca ở Pêru. Ông cảm động ca ngợi nền văn minh cổ kính của tổ quốc
mình, kể lại những tấm thảm kịch của người Inca khi quân Tây Ban Nha chiếm
đoạt đất đai và tàn sát họ.
Cuối thời kỳ thuộc địa, đội ngũ người lai càng đông đảo hơn, bên cạnh các
tác gỉa là người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Người viết kịch nổi tiếng là
Alacon(1580 – 1639). Ông là người Mêhicô, viết tới 23 vở bi kịch. Năm 33 tuổi,
ông đến cư trú ở Tây Ban Nha, tiếp tục viết, và thành nhà soạn kịch nổi tiếng của
Tây Ban Nha ở thế kỷ 17.
Xuất sắc nhất trong thời kỳ thuộc địa là Crux ( 1652 – 1695), người Mêhicô,
nữ thi sĩ lớn của Mỹ Latinh. Đây là bút danh của Đê Xantirana. Bà sinh trong gia
đình địa chủ nhỏ, sớm nổi tiếng thông minh. 9 tuổi bà đến thủ đô, và14 tuổi trở
thành nữ quan thị tòng của phu nhân Phó vương Mêhicô. Bà nổi tiếng uyên bác và
có sắc đẹp, nhưng gặp nhiều bất hạnh. 16 tuổi, bà đi tu. Từ 1667, bà ở hẳn tu viện
Xăng Hêrônimô, chuyên tâm nghiên cứu khoa học và sáng tác văn chương. Niềm
say mê của bà luôn bị giới tu hành kinh viện, bảo thủ chống lại. Nhiều lần bà đã bị
cấm đọc sách. Hai năm cuối đời, Crux bán hết sách, dấn mình trong cầu nguyện và
hoạt động từ thiện. Bà đã dùng máu để viết lời sám hối với Giêsu và mất trong tu
viện khi cứu chữa người bị dịch hạch.
Di sản văn chương của Crux khá đồ sộ, tiếc là không còn giữ được đầy đủ
đến ngày nay. Kịch có 2 vở ngắn là“Những lo toan việc nhà” và“Tình yêu là mê
cung rắc rối nhất” được coi là những vở kịch hay nhất Mỹ Latinh ở thế kỷ 17. Bà
để lại 4 vở kịch tôn giáo là” Nacxix thần thánh”,” Người tuẫn giáo bí mật”, “Thánh
Ecmenêhinđô”, và “Pôxôx Iôxipha”. Văn xuôi của bà có “Sự khủng hoảng của một
thuyết pháp”(1960), phê phán một tu sĩ dòng Tên gây chấn động mạnh trong giới
tu hành; và“Trả lời chị Philôtê đêla Crux”(1691) là lời tự bộc bạch về cuộc đời
mình. Đó là những áng văn chương đậm đà tình cảm nhân đạo và cao thượng.
Thơ ca là sự nghiệp chủ yếu của bà. Năm 1689 ở Mađrít, bà cho ra đời 3 tập
thơ với nhan đề chung là“Sự phong phú của Caxtida“, gồm gần 200 bài cùng bản
trường ca “Giấc mơ đầu”. Người đương thời suy tôn bà là“Nữ thần thi ca thứ 10”.
Thơ bà có đặc điểm gì? Thể thơ ca truyền thống quen thuộc như xonnê tình ca;
ngoài thơ trữ tình, bà còn làm thơ châm biếm, giễu cợt; đề tài chủ yếu là tình yêu .
Bà quan niệm tài thơ là ân huệ của Chúa, nhưng thơ bà lại mang đầy tính chất hiện
thực chứ không huyền bí. Thơ bà mang đậm dấu vết văn chương dân gian .
2. Giai đoạn quốc tế hóa văn chương
Giai đoạn này nằm ở khoảng giữa thế kỷ 19.
Phạm Quang Trung Khoa Ngữ Văn
Văn chương Mĩ La Tinh - 14
-
Có thể nói hầu như mọi trào lưu, chủ nghĩa ở phương Tây đều ảnh hưởng tới
Mỹ Latinh.
a. Chủ nghĩa lãng mạn
Người đề xướng là Sarmientô(1811 - 1888), người Achentina, sống lưu vong
ở Chilê khi tổ quốc ông bị chế độ độc tài Rôxax thống trị. Tác phẩm tiêu biểu của
ông là”Phacunđô”â(1845), mang nhiều tính tự sự. Nó có phụ đề là “Văn minh và dã
man” với ý nghĩa đây là cuộc đấu tranh giữa hai thế lực mà chế độ độc tài là tiêu
biểu cho sự lạc hậu cần được lên án và đánh đổ. Tác phẩm xuất bản lần đầu tiên ở
Chilê (Xantiagô) gồm 4 phần:
Phần I và II: Tự truyện về cuộc đời Phacunđô.
Phacunđô sinh trưởng ở Pampa, giữa đám“gauchô siêu việt”. Đây là một
trong ba loại người:“gauchô thông thái”, “gauchô độc ác”, “gauchô ca sĩ” ( hay
“gauchô siêu việt”). Loại cá nhân đặc biệt này được tạo bởi hai yếu tố. Một là
thiên nhiên ở Achentina hoang dã, vô biên, không chế ngự nổi chi phối đến tính
cách con người; và hai là cư dân đặc biệt, lai giữa dòng máu bản xứ và da trắng.
Gauchô sống du mục trên thảo nguyên, duy trì xã hội nguyên thủy có tính chất
phong bế, không tiếp xúc với văn minh .
Loại“gauchô siêu việt” dũng mãnh và huyền bí, cả người nghèo lẫn giàu đều
sợ vì chúng sống ngoài mọi ràng buộc. Khi tụ tập ở quán rượu để chè chén hoặc cờ
bạc, chúng sai khiến chủ nhân bằng con dao sáng loáng đặt bên mình. Phacunđô
giữa đám“gauchô siêu việt” được mệnh danh là con hổ thảo nguyên. Lúc bé, hắn
đã quật ngã thầy dạy mình; lớn lên, gia nhập đám cướp nhưng lại rời bỏ đồng bọn
để đăng lính, rồi đào ngũ. Sau hắn đốt cháy ngôi nhà nơi cha mẹ hắn đang ngủ, tự
biến thành một tên cướp. Khi chạy trốn khỏi nhà tù, hắn thủ tiêu người đã giải
thoát hắn rất dã man. Hắn bất chấp cả Chúa trời và luật pháp. Trong cơn giận dữ,
hắn đã cầm rìu chặt đầu con trai để bắt đứa bé câm lặng. Được tôn làm thủ lĩnh của
loại người gauchô, hắn thống trị một vài tỉnh rồi đưa đất nước rơi vào tình trạng cát
cứ quân sự. Cuối cùng, trên vũ đài chính trị chỉ còn Phacunđô và Rôxax. Rôxax đã
lừa hắn, và giết chế địch thủ, thâu tóm toàn bộ quyền lực .
+ Phần III và IV: Phê phán chế độ độc tài Rôxax.
Hình tượng Phacunđô thể hiện sự thống trị của đẳng cấp, của bạo lực và của
chủ nghĩa Cauđiđô (tôn thờ cá nhân). Đó là cơ sở xã hội của chế độ độc tài trong
bức tranh nghệ thuật của Xarmientô. Rôxax giết Phacunđô nhưng không phải là
tiêu diệt sự dã man mà tiếp tục nó. Rõ ràng, ý nghĩa trực tiếp , tư tưởng chủ đạo
của tác phẩm là lên án nền thống trị độc tài Rôxax. Đã xuất hiện nhiều tác phẩm
theo xu hướng tư tưởng này như “Amalia” của Macmôn (1818 – 1871). Thông qua
Phạm Quang Trung Khoa Ngữ Văn
Văn chương Mĩ La Tinh - 15
-
mối tình trai gái tác phẩm buộc tội chế độ độc tài. Ở đây tình yêu bị ngăn trở, đôi
trai gái trốn vào rừng, tổ chức đấu tranh vũ trang để chống lại chế độ độc tài.
Như vậy, “Phacunđô” là tác phẩm lớn có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Vấn đề triết
học của luận đề“văn minh và dã man” đang còn được tiếp tục trong văn chương
của lục địa này. Sau khi chế độ độc tài Rôxax bị đánh đổ, các nhà văn lưu vong trở
về Achentina. Sarmientô được mời tham gia chính phủ, sau được bầu làm Tổng
thống nước cộng hòa. Trong 6 năm nắm chính quyền (1868 – 1874), ông đã tiến
hành nhiều cuộc cải cách quan trọng .
Người có đóng góp quan trọng nhất cho chủ nghĩa lãng mạn ở châu lục này
là Echêvêria (1805 – 1851) - nhà thơ, nhà văn Achentina. Phong trào lãng mạn ở
đây bắt nguồn từ Pháp. Trong khoảng 5 năm (1825 – 1830), ông du học tại Paris,
lúc thịnh trị của văn chương lãng mạn Pháp với những Lamactin, Vinhi, Đuyma,
Muytxê Ông say sưa với tác phẩm của họ. Sau khi về nước, 1937, ông cho ra đời
tập thơ “La Cautiva”. Ông thể hiện phong cảnh thiên nhiên, cuộc sống lãng mạn,
giang hồ của những người du mục, sóâng trong những cánh đồng cỏ rộng bát ngát
của tổ quốc mình.
Chủ nghĩa lãng mạn ở đây có khác ở châu Aâu. Ở châu Aâu, chủ nghĩa lãng
mạn đại diện cho tư tưởng, tình cảm của giai cấp tư sản đang lên, có nhiều nét tiến
bộ. Nó là cuộc nổi loại trong văn chương chống lại chế độ chuyên chế, đòi tự do tư
tưởng, tự do sáng tạo. Về mặt sáng tác, nó chống lại mọi quy tắc gò bó, chật hẹp
của duy lý vốn là kẻ thù là chủ nghĩa cổ điển. Tuy nhiên, khi đã thắng thế, phần
lớn các nhà văn lãng mạn gạt bỏ các vấn đề chính trị xã hội ra khỏi văn chương,
quay về sống cách biệt trong thế giới tình cảm và tưởng tượng của cá nhân.
Không giống thế, do hòan cảnh khác, nên văn chương lãng mạn ở đây không
có địch thủ cụ thể, do vậy kém hăng hái và triệt để. Về nội dung, văn chương lãng
mạn Mỹ Latinh không từ bỏ đề tài cũ mà trái lại tiếp tục phát huy truyền thống
yêu nước, tiến bộ trước đó. Ví như: tên đao phủ trong tác phẩm của Echêvêri. Nhà
văn dựng lên hình ảnh tên đao phủ làm việc trong lò sát sinh để ám chỉ tên độc tài
Rôxáx. Hình ảnh thật ghê rợn: người hắn lúc nào cũng bê bết máu, bên tiếng kêu
thét của những con vật đáng thương được gửi tới lò sát sinh. Đặc biệt, ông đi sâu
vào thiên nhiên, phong tục tập quán hoặc quay về qúa khứ tìm cảm hứng trong các
truyện thần thoại, trước cảnh đổ nát hoang tàn của các các nền văn minh cổ kính.
Cũng phải kể đến Baxtôx (1917). Ông là nhà văn Paraguay, 17 tuổi bị động viên đi
đánh Bôlivia ( 1934). Từ 1947, do chống chế độ độc tài, ông phải lưu vong sang
Achentina. Tác phẩm có tiếng vang nhất của ông là “Ta, đấng tối cao”(1974), góp
phần lên án chế độ độc tài ở châu lục. Ở Mỹ Latinh, chế độ độc tài hết sức đẫm
máu, như Pinôchê(Chilê), Gômes (Vênêduyêla), Machađô (Cuba )Đó là vấn đề
xã hội phổ biến và nhức nhối. Baxtôx được coi là nhà văn lớn nhất của Paraguay
hiện đại. Ở Việt Nam có dịch“Lửa và hủi” ( nguyên văn là“ Con của người “) đoạt
Phạm Quang Trung Khoa Ngữ Văn
Văn chương Mĩ La Tinh - 16
-
giải nhất trong cuộc thi tiểu thuyết quốc tế do nhà xuất bản Lôxađa ở Achentina tổ
chức.
Tiêu biểu hơn cả cho chủ nghĩa lãng mạn là nhà thơ Cuba Plaxiđô ( 1809 –
1844). Người Cuba gọi ông là”øông tổ của thơ ca lãng mạn“, “nhà tiên tri bất hạnh
của tự do”. Ông sinh ở La Habana, là con ngoài giá thú của một vũ nữ Tây Ban
Nha và một người thợ cắt tóc lai. Ngay từ thời thơ ấu, ông đã hiểu vị thế thấp hèn
của người da màu trong xã hội phân biệt chủng tộc. Việc học tập của ông rất sơ sài
và thiếu hệ thống. Ông từng làm nhiều nghề kiếm sống và suốt đời chịu nghèo đói.
Điều này để lại dấu ấn rõ rệt trong các tác phẩm của ông. Vào những năm 30,
Plaxiđô thường lui tới hội những trí thức tiến bộ và bắt đầu in thơ trên các tạp chí
văn chương. Do bị tình nghi là một trong những người cầm đầu âm mưu khởi nghĩa
của người da đen, ông bị bắt và bị chính quyền thực dân xử bắn khi nhà thơ mới 35
tuổi.
Tác phẩm chính của ông gồm 2 tập“Thơ “(1838) và“Tuyển tập thơ”(1842).
Thơ ông thể hiện xung đột bi thảm giữa con người bị đầy đọa với thế giới bất nhân,
khát vọng cải tạo xã hội, ước mơ cuộc sống công bằng, tự do. Riêng thơ tình yêu
của Plaxiđô giàu cảm xúc, sinh động và tự nhiên. Ông quan tâm đến những người
bình dân, bộc lộ lý tưởng dân chủ (như “Gửi cô thôn nữ của tôi” ), thể hiện vẻ đẹp
và sự giàu có của quê hương, thức tỉnh ý thức giác ngộ dân tộc (như “Cliatva”). Thơ
ông còn khắc hoạ hình ảnh người thổ dân mà số phận thể hiện tính mỏng manh của
cuộc sống con người, sự dã man của chế độ thực dân, bộc lộ rõ ý thức phản kháng
(như “Humuri”). Nhà thơ luôn khao khát hành động. Ông công khai tuyên bố trong
nhiều tác phẩm là sẵn sàng đối mặt với chính quyền chuyên chế, lớn tiếng nguyền
rủa nó và ca ngợi tự do (như “Con người bất tử”û). Đỉnh cao thơ ông là bài tụng ca
”Hicôtencatl”.
Plaxiđô là một nhà thơ trữ tình yêu nước. Vào những năm chính quyền phản
động tăng cường đàn áp và khủng bố, nhiều người đã khuyên ông nên lánh ra nước
ngoài. Ông nhất mực từ chối vì lý do: ông chỉ làm người Cuba , sống và chết trên
đất nước Cuba. Tính chất yêu nước, tinh thần đấu tranh cho tự do, cũng như màu
sắc dân tộc làm thơ ông được nhân dân mến mộ và trân trọng.
Trào lưu lãng mạn bắt đầu từ thi ca sau ảnh hưởng tới tiểu thuyết và kịch. Do
cũng đi sâu khai thác những đề tài trên của thi ca nên có nhiểu loại tiểu thuyết:
tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết tình cảm...Tiểu thuyết lãng
mạn phần nhiều nói đến tình yêu thường bi thảm để lên án xã hội, sự phân biệt
chủng tộc và sự khác biệt giai cấp. Họ có phong cách khác nhau nhưng đều góp
phần làm cho tiếng Tây Ban Nha phong phú và trong sáng .
Tác phẩm tiểu thuyết lãng mạn tiêu biểu nhất là”ø Maria” (1867) của Horhe
Ixaacx (1837 - 1895). Truyện kể bằng ngôi thứ nhất của nhân vật chính Ephrain.
Phạm Quang Trung Khoa Ngữ Văn
Văn chương Mĩ La Tinh - 17
-
Anh ta đi du học trở về gia đình trên bình nguyên Cauca, gặp cô em họ Maria, con
nuôi của cha mẹ chàng và đem lòng yêu mến người thiếu nữ kiều diễm ấy. Đôi
lứa sống những ngày hạnh phúc trong trong tình yêu thương của cha mẹ và sự trung
thành của những người nô lệ da đen. Nhưng Maria bị động kinh. Cha Ephrain quyết
định gửi chàng đi châu Aâu thi lấy bằng y học, với hi vọng cứu được nàng. Song do
vắng chồng, bệnh tật của Maria càng thêm trầm trọng. Khi biết tin, Ephrain trở về
thì người yêu không còn nữa.
Câu chuyện tình ở một thái ấp mang tên “Thiên đường” mang nhiều ý
nghĩa. Tuyến tình yêu lãng mạn tương ứng với bức tranh điền viên về quan hệ xã
hội (chủ nô – nô lệ) trái ngược với mâu thuẫn trong thực tế lịch sử cũng phần nào
biểu lộ sự phủ nhận thực tại. Tác phẩm mở ra cho văn xuôi hiện tại một con đường
mới. Văn tài của tác giả được dư luận khẳng định. Với”Maria” của Ixaacx, văn
chương lãng mạn ở châu Mỹ Latinh cũng kết thúc và chuyển dần sang xu hướng
hiện thực.
b. Chủ nghĩa hiện thực
Hai nhà văn Anmâyđa (1830 -1861) và Gana (1830- 1920) là những
người mở đầu cho văn chương hiện thực Mỹ Latinh. Amâyđa là người Braxin.
Tác phẩm “Ký ức của một viên đội dân quân” là tác phẩm hiện thực đầu tiên ở
Braxin.
Tuy nhiên, Blext Gana là đáng nói nhất. Ông sinh ra ở Sanchiagô
(Chilê) trong một gia đình bác sĩ nổi tiếng. Ông từng học ở Học viện quốc gia
Xanchiagô môt trung tâm của cuộc đấu tranh tư tưởng và văn học ở Chilê bấy giờ,
và Học viện Quân sự quốc gia cấp cao Paris, tốt nghiệp với quân hàm trung uý, kỹ
sư trắc địa. Ông từng chịu ảnh hưởng sáng tác của Ban zắc. Ông xuất hiện trên văn
dàn những năm 50 của thế kỷ XIX. Tiểu thuyết đầu tay là ”Tình cảnh xã hội”
(1853}, sau là các tác phẩm: “Lầm lạc và thất vọng” (1855), “Mối tình đầu” (1858),
“Tuyệt vọng” (1858), “Hoan Đê Aria”(1858) Ông còn cho ra đời vở kịch “Vinh
quang của gia đình”(1858). Tất cả đều mang dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn đang
thống trị văn đàn. Ông kể những câu chuyện về mưu mô, những hàng vi phản trắc,
những nỗi thất vọng trong tình yêu, cũng như việc quá đề cao những thủ pháp tầm
thường nhằm lôi cuốn độc giả đã làm lu mờ những vấn đề xã hội đặt ra trong sáng
tác buổi đầu của Gana. Tiểu thuyết” Số học trong tình yêu” (1860) đánh dấu bước
chuyển biến quan trọng của tác giả. Tác phẩm thể hiện qúa trình thoái hóa của một
thanh niên Chilê vốn lương thiện và có tài đã bị sa ngã trong môi trường giả dối và
vụ lợi của xã hội tư sản, đầu hàng trước quyền uy tuyệt đối của đồng tiền. Điều
này thể hiện tư tưởng phủ định xã hội của Gana.
Phạm Quang Trung Khoa Ngữ Văn
Văn chương Mĩ La Tinh - 18
-
Tài năng hiện thực được tiếp tục phát triển ở giai đoạn sau với”Trả nợ”-
1861, “Mactin Rivax” - 1862, và “Lí tưởng một thằng ngốc” - 1863. Ông xây dựng
một hệ thống nhân vật kiểu“người trẻ tuổi giàu tham vọng”của Banzắc. Họ thành
vật hi sinh trong cuộc tấn công bất lực vào xã hội tư sản. Thiên kí sự “Từ Niuoóc
đến Niagana” chấm dứt giai đoạn sáng tác thứ 2 và sau đó là sự im lặng kéo dài
trong chừng 30 năm. Ông làm ngoại giao và sống nhiều năm ở châu Aâu. Năm 1897,
ông cho xuất bản cuốn “Thời kì kháng chiến”. Đó là một cuốn tiểu thuyết anh hùng
ca viết về Chilê 1814 -1817. Những tác phẩm cuối cùng cu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_van_chuong_mi_la_tinh_phan_1.pdf