MỤC LỤC
Chương 1. VẬT LIỆU CHỊU LỬA. 3
1.1. Mở đầu và phân loại . 3
1.2. Các tính chất của vật liệu chịu lửa. 4
1.2.1. Tính chất vật lí của vật liệu chịu lửa. 4
1.2.2.Tính chất sử dụng của vật liệu chịu lửa .10
1.3. Các loại vật liệu chịu lửa .12
1.3.1. Vật liêu Đinat (Silica) .12
1.3.2. Sản phẩm họ aluminnosilicat.20
1.3.4.Vật liệu chịu lửa Forstenit.25
1.3.5. Vật liệu chịu lửa nhóm spinen .25
1.3.6. Vật liệu chịu lửa đôlômi .28
1.3.7. Vật liệu chịu lửa sản xuất theo phương pháp nấu chảy.30
1.3.8. Vật liệu chịu lửa trên cơ sở graphit và silic cacbit .31
1.3.9. Sản phẩm chịu lửa đặc biệt từ các ôxyt tinh khiết .39
Chương 2. VẬT LIỆU CÁCH NHIỆT .42
2.1. Đặc điểm vật liệu cách nhiệt.42
2.2. Vật liệu chịu lửa cách nhiệt và phương pháp sản xuất.42
2.2.1. Phương pháp dùng phụ gia cháy .43
2.2.2. Phương pháp tạo bọt khí .44
2.3. Vật liệu cách nhiệt vô cơ .45
2.3.1. Điatômit và trêpen .45
2.3.2. Amiăng.45
2.4. Vật liệu cách nhiệt hữu cơ.47
2.4.1. Tấm cói .47
2.4.2. Fibrôlit .47
2.4.3. Tấm cách nhiệt bằng sợi gỗ .48
2. 4. 4. Tấmvỏ bào.48162
2.4.5. Sản phẩm cách nhiệt bằng than bùn .48
Chương 3. VẬT LIỆU KIM LOẠI CHỊU NHIỆT.50
3.1. Khái niệm, phân loại gang và thép .50
3.1.1. Khái niệm, phân loại gang .50
3.1.2. Khái niệm, phân loại thép.51
3.2. Thép và hợp kim đặc biệt .55
3.2.1. Thép không gỉ.55
3.2.2. Hợp kim có điện trở lớn để làm dây đốt nóng.57
3.3. Vật liệu ổn định nóng và bền nóng .58
3.3.1. Vật liệu ổn định nóng .58
3.3.2 Vật liệu bền nóng .62
3.4. Hợp kim màu.76
3.4.1. Hợp kim nhôm.76
3.4.2. Hợp kim đồng.84
3.4.3. Hợp kim Titan.94
Chương 4.ĐẶC ĐIỂM VẬT LIỆU CHỊU LẠNH. 100
4.1. Đặc điểm làm việc và yêu cầu của vật liệu chịu lạnh. 100
4.2. Vật liệu kim loại chịu lạnh. 102
4.3. Vật liệu chịu lạnh phi kim loại. 107
Tính chất vật lí và cơ học. 110
Chương 5.VẬT LIỆU CÁCH NHIỆT LẠNH . 113
5.1. Đại cương. 113
5.2. Một số phương pháp cách nhiệt lạnh. 114
5.2.1. Cách nhiệt bằng bọtxôp. 114
Cách nhiệt bằng điển đẩy, nhét đầy. 114
5.1.2. Phương pháp cách nhiệt lạnh chân không. 115
5.3. Các tính chất của vật liệu cách nhiệt . 116
Các yêu cầu đối với vật liệu cách nhiệt lạnh. 116
Độ khuếch tán ẩm qua vật íiệu cách nhiệt. 124
Một số tính chất khác . 125
Gây nấm mốc và các ioại kí sinh trùng. 125163
5.4. Một số vật liệu xây dựng thông dụng. 126
5.4.1. Vật liệu xây dựng . 126
5.4.2. Vật liệu cách nhiệt . 128
5.4.3. Vật liệu cách ẩm . 131
5.5. Các phương pháp cách ẩm . 132
Sử dụng lớp cách ẩm. 133
Tăng hệ số trở kháng khuếch tán ẩm của vật liệu. 134
Sử dụng lớp vữa trát phía trong buồng lạnh có độ khuếch tán ẩm lớn135
5.6. Cấu trúc cách nhiệt và độ dày cách nhiệt . 135
5.6.1. Cấu trúc cách nhiệt. 135
5.6.2. Độ dày cách nhiệt. 136
Chương 6. VẬT LIỆU HÚT ẨM . 139
6.1. Đại cương. 139
6.2. Các vật liệu hút ẩm chính. 140
6.2.1. Nhiệm vụ của vật liệu hút ẩm. 140
6.2.2. Yêu cầu đối với vật liệu hút ẩm . 140
6.2.3. Nguyên tắc hút ẩm. 141
6.2.4. Các vật liệu hút ẩm dựa trên liên kết cơ học. 141
- Các chất hấp thụ. 144
- Các chất phản ứng hóa học với nước. 144
Chương 7.VẬT LIỆU COMPOZIT . 145
7.1. Khái niệm và phân loại . 145
7.2. Các phương pháp hóa bền. 147
7.3. Lựa chọn và ứng dụng vật liệu compozit. 148
7.3.1 Vật liệu compozit hóa bền phân tán. 148
7.3.2 Vật liệu compozit cốt sợi. 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 160
161 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 928 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Vật liệu nhiệt lạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếu,
các tấm phản xạ, màn hình của máy thu hình. Nhôm chịu gia công áp lực tốt,
hàn khí và hàn tiếp xúc, nhưng tính cắt gọt kém. Độ co ngót khi đông đặc của
nhôm lớn (6%). Nhiệt nóng chảy và nhiệt dung cao làm cho nhôm có khả
năng nguội chậm từ trạng thái lỏng. Điều này cho phép cải thiện thỏi đúc
nhôm và các hợp kim của nó bằng cách biến tính, tinh luyện và các thao tác
công nghệ khác.
Đặc trưng và phân loại các hợp kim nhôm
Các hợp kim nhôm được đặc trưng bởi độ bền riêng cao, khả năng
chống tải trọng quán tính và động, tính công nghệ tốt. Độ bền của hợp kim
nhôm đạt 500700 MPa với mật độ không lớn hơn 2850 kg/m3. Theo độ
bền riêng một số hợp kim nhôm (B/(ρg) = 23 km) gần bằng hay tương
đương thép độ bền cao ( B /(ρg) = 27 km). Phần lớn hợp kim nhôm có tính
chống ăn mòn tốt (trừ các trường hợp kim với đồng), độ dẫn điện và dẫn
nhiệt cao, tính công nghệ tốt ,(chịu gia công bằng áp lực, hàn điểm và đặc
biệt hàn bằng nóng chảy, gia công cắt gọt về cơ bản tốt). Các hợp kim nhôm
bền hơn hợp kim magiê và nhiều chất dẻo. Đa số hợp kim nhôm chịu ăn mòn
tốt hơn hợp kim magiê và có tính ổn định hơn các chất dẻo.
Các nguyên tố hợp kim chủ yếu của nhôm là Cu, Mg, Si, Mn, Zn; ít phổ
biến hơn là Li, Ni, Ti. Nhiều nguyên tố hợp kim tạo với nhôm các dung dịch
rắn có độ hòa tan thay đổ và có hạn và các pha trung gian: CuAl2, Mg2Si v.v.
(Hình 3.8). Điều này làm cho các hợp kim nhôm hóa bền được bằng nhiệt
luyện gồm tôi từ vùng dung dịch rắn quá bão hòa và hoá già tự nhiên hoặc
nhân tạo.
78
Các nguyên tố hợp kim, đặc biệt là các kim loại chuyển tiếp, nâng cao
nhiệt độ kết tinh lại của nhôm (Hình 3.9). Khi kết tinh chúng tạo thành với
nhôm các dung dịch rắn. Trong quá trình đồng đều hóa và gia công áp lực
nóng, các dung dịch rắn phân hủy tạo ra các hạt pha liên kim loại nhỏ mịn
phân tán. Các hạt này cản trở quá trình kết tinh lại và hóa bền hợp kim. Hiện
tượng này được gọi là hóa bền tổ chức và được dùng cho các bán thành
phẩm ép - hiệu ứng ép. Do nguyên nhân này mà một số hợp kim nhôm có
nhiệt độ kết tinh lại cao hơn nhiệt độ tôi. Để loại bỏ ứng suất dư trong các
bán thành phẩm (các chi tiết) bị biến cứng do gia công bằng áp lực nguội hay
trong các vật đúc định hình, người ta tiến hành ủ thấp trong khoảng 150
300°C.
Độ bền kết cấu của hợp kim nhôm phụ thuộc vào tạp chất Fe và Si.
Trong các hợp kim chúng tạo thành các pha không tan trong dung dịch rắn:
FeAl3, α(Al, Fe, Si), P(A1, Fe, Si) v.v. Không phụ thuộc hình dáng (tấm, kim
hay các dạng khác), các pha này giảm độ dẻo, độ dai phá hủy, bền chống
phát triển vết nứt. Hợp kim hóa bằng mangan giảm ảnh hưởng có hại của
các tạp chất vì mangan liên kết với tạp chất để tạo thành các pha bốn cấu tử
α(Al, Fe, Si, Mn) có dạng sít chặt. Tuy nhiên, phương pháp hiệu quả hơn để
nâng cao độ bền kết cấu là giảm hàm lượng tạp chất từ 0,50,7% xuống 0,l
0,3% (hợp kim sạch), đôi khi đến phần vạn (hợp kim có độ sạch cao). Các
đặc trưng độ dẻo và độ dai phá hủy tăng đáng kể theo phương vuông góc với
hướng biến dạng dẻo. Chẳng hạn, độ dai va đập của hợp kim Л16ч sau khi
hóa già tự nhiên cao hơn 2 lần, độ giãn dài tương đối cao hơn 1,5 lần so với
hợp kim Л16ч cũng sau nhiệt luyện như vậy. Đối với Л16ч hệ số K1c =
4346 MPa.ml/2, trong khi đối với Л16 nó bằng 3536 MPa.ml/2. Các hợp
Hình 3.8: Giản đồ pha nhôm – nguyên
tố hợp kim
A- Các hợp kim biến dạng; B –
các hợp kim đúc; I, II – tương ứng là
các hợp kim không hóa bền và hóa
bền được bằng nhiệt luyện
Hình 3.9: Ảnh hưởng của các
nguyên tố hợp kim đến nhiệt độ
kết tinh lại của nhôm
79
kim có độ sạch cao được đùng làm các chi tiết chịu tải quan trọng, chẳng
hạn, các phần tử kết cấu chịu lực của các máy bay hành khách hay vận tải.
Các hợp kim nhôm được phân loại theo công nghệ chế tạo (biến dạng,
đúc, thiêu kết), khả năng nhiệt luyện (hóa bền và không hóa bền bằng nhiệt
luyện) và tính chất (Xem hình 3.8).
Các hợp kim nhôm biến dạng
Các hợp kim nhôm manhe, nhôm mangan (Bảng 3.8) thuộc loại hợp
kim không hóa bền được bằng nhiệt luyện. Chúng có tính dẻo cao, tính hàn
tốt và tính chống ăn mòn cao.
Các hợp kim AMц thuộc hệ Al-Mg. Tổ chức hợp kim AMц gồm dung
dịch rắn α và pha tiết ra thứ hai MnAl6; pha này chuyển vào dung dịch rắn ở
nhiệt độ cao. Khi có sắt MnAl6 tạo thành pha phức tạp (MnFe)Al6 thực tế
không hòa tan trong nhôm nên hợp kim không hóa bền được bằng nhiệt
luyện. Ở trạng thái ủ hợp kim có độ dẻo cao và độ bền thấp. Biến dạng dẻo
hóa bền hợp kim gần hai lần.
Các hợp kim thuộc hệ Al-Mg. Magiê tạo với nhôm dung dịch rắn α, hàm
lượng của nó ở nhiệt độ cao tăng từ 1,4 đến 17,4% do pha Mg2Al3 hòa tan.
Tuy nhiên, các hợp kim chứa đến 7%Mg chỉ hóa bền không đáng kể khi
nhiệt luyện. Do đó, hợp kim này được hóa bền bằng biến dạng dẻo và được
dùng ở trạng thái đã biến cứng (AMMnН-80% biến cứng) và nửa biến cứng
(AMMn -40% biến cứng). Tuy nhiên, hiệu quả biến cứng bị hạn chế vì độ dẻo
của hợp kim thay đổi đột ngột, do đó người ta dùng chúng ở trạng thái ủ
(AMMnM - mềm). Các hợp kim AMn và AMn được ủ ở 350420oC. Khi hàm
lượng magiê tăng thì số lượng pha Mg2Al3 trong tổ chức hợp kim tăng, làm
tăng độ bền từ 120 MPa đến 430 MPa còn độ giãn dài tương ứng giảm từ
28% xuống 16%. Ngoài ra hợp kim hóa bằng magiê gây ra xu hướng ôxy hóa
trong thời gian nấu luyện, đúc và kết tinh, dẫn tới việc xuất hiện màng ôxyt
trong tổ chức và giảm các tính chất cơ học. Do đó các hợp kim có hàm lượng
magiê cao (AMMn6, AЛ27) được hợp kim hóa bằng berili để loại trừ xu
hướng ôxy hóa. Sự làm thô hạt do berili gây nên được loại trừ bằng việc
thêm titan hay ziriconi.
Các hợp kim AlMn và AMMn được sử dụng làm các chi tiết chịu vuốt
sâu, hàn và cần tính chống ăn mòn cao (các ống dẫn Crăng dầu và các thùng
chứa qua hàn).
80
Bảng 3.8: Thành phần hóa học và các tính chất cợ học của hợp kim nhôm biến
dạng (CT 47K4-74)
Hợp
kim
Thành phần các nguyên tố
(còn lại là nhôm), %
Dạng
bán
thành
phâm
Cơ tính
B 0.2 -1*
,% HB
Cu Mg Mn Nt. Khác MPa
AMц _ _ 1 + 1,6 - Tấm 130 50 55 20 300
AMMn" - 1,82,6 0,20,6 - Tấm 190 100 125 23 450
AMMn" - 5,86,8 0,50,8 0,020,l Tấm 340 170 - 20 700
Ti,
0,002
0,005Be
ДMn 3,8+4,8 0,40,8 0,40,8 - Tấm 400 240 105 20 950
-
Thanh
ép
480 320 125 14 -
Л16 3,8+4,9 1,21,8 0,30,9 - Tấm, 440 330 125 18 1050
Thanh
ép
530 400 140 12 -
Л18 2,23 0,20,5 - - Dây 300 170 95 24 700
B95. 1,42 1,82,8 0,20,6 0,01+0,2 Tấm 540 470 150 10 1500
5 Cr,
Thanh
ép
600 560 150 8 1500
57 Zn
81
AК6.... 1,82,6 0,40,8 0,40,8 0,7 l,2Si
Vật
rèn
400 299 125 12 1000
AК8.... 3,94,8 0,40,8 0,41 0,61,2 Si
Vật
rèn
480 380 130 9 1350
* 1 Xác định trên cơ sở 5.106 chu kỳ
** Cơ tính sau khi ủ.
*** Cơ tính sau khi tôi và hóa già tự nhiên.
**** Cơ tính sau khi tôi và hóa già nhân tạo
Các hợp kim nhôm đúc
Thành phần hóa học và cơ tính của một số hợp kim nhôm đúc công
nghiệp được dẫn ra trong bảng 3.9. Chúng được ký hiệu bởi các chữ cái AЛ,
có nghĩa là các hợp kim nhôm đúc. Các hợp kim nhôm đúc được phân loại
phổ biến nhất theo thành phần hóa học Al-Si, Al-Cu và Al-Mg).
Bảng 3.9: Thành phần hóa học (MNOCT 2685-75) và cơ tính của hợp kim nhôm
đúc
Hợp
kim
Hàm lượng các nguyên tố (còn
lại là Al), %
Cơ tính
Chú
thích
B 0,2
,
%
HB
Si Mg Cu Mn
NT
kh
ác
MPa
10-
13
- - - -
130
180
20
80
26
500
500
Đúc
khuôn
cát
nt+bi
ến
tính
\JII
8-
10,5
0,17-
0,3
-
0,2-
0,5
- 260 200 4 750
Đúc
khuôn
cát,
biến
tính
82
\JỈ9 6-8 0,2- - - - 220 110 2 500
Đúc
áp lực
0,4
220
,
160 3 750
Đúc
khuôn
cát(ki
m
loại),
tôi và
hóa
già
A.Ỉ.32 7,5- 0,3-
1-
1,5
0,3-
0,
l-
0,3
Ti
270 160 3 800
Đúc
áp lực
8,5 0,5 0,5
17 - - 4-5 - - 260 200 3 700
Tồi và
hóa
A.II9 - -
4,5-
5,3
0,6-
1
0,1
5-
,35
Ti
360 250 3 1000
già
-nt~
VJỈ8 -
9,5-
11,5
- - - 320 - 11 - Tôi
\ .117
9,5-
11,5
0,0
5-
,15
Ti,
0,0
5-
0,2
Zr,
0,0
5-,
15
Be
360 180 18 990 Tôi
Các hợp kim Al-Si (silumin) có tính đúc tốt nhất. Các tính chất của
silumin như độ chảy loãng cao, co ngót ít, không có hay có xu hướng tạo vết
nứt nóng rất ít và tính điền đầy tốt là do trong tổ chức của các hợp kim này
có một lượng lớn cùng tinh. Trong các hợp kim hai cấu tử nhôm - silic cùng
tinh gồm có dung dịch rắn và các tinh thể silic nguyên chất (Hình 3.10a),
83
trong silumin hợp kim ngoài cùng tinh hai cấu tử còn có cùng tinh ba cấu tử
và cùng tinh phức tạp hơn.
Hình 3.10: Tổ chức tế vi của hợp kim Al-Si cùng tinh trước và sau biến tính
a ) Trước khi biến tính; b) Sau khi biến tính
Các hợp kim bột
Các hợp kim nhận được bằng cách kết khối các hạt đã được đúc với
tốc độ kết tinh siêu cao được gọi là các hợp kim bột. Các hạt thu được khi
kết tinh trong điều kiện tốe độ nguội
3 910 10 0C/gy. Tốc độ nguôi như vậy
đạt được bằng các phương pháp khác nhau, chẳng hạn, bằng cách phun kim
loại lỏng bằng dòng khí trơ sạch, tùy theo áp suất khí và điều kiện kết tinh
đường kính bột dao động từ một vài micromet đến vài milimet. Các bột và
do đó các bán thành phẩm (các chi tiết) có tổ chức rất nhỏ mịn và sự thiên
tích dễ dàng bị loại bỏ. Nhưng ưu điểm đặc biệt lớn của các hợp kim bột là
trạng thái giả ổn định. Khi kết tinh với tốc độ nguội cao, nhận được dung
dịch rắn quá bão hòa với hàm lượng cao gấp 2,5÷5 lần so với độ hòa tan giới
hạn của các cấu tử ở điều kiện cân bằng. Các dung dịch rắn như vậy được gọi
là dung dịch rắn quá bão hòa dị thường. Mức độ quá bão hòa tăng ứng với vị
trí kim loại trong dãy Cr, V, Mn, Ti, Zr.
Trong quá trình ép nóng hợp kim (400÷450°C) các hạt phân tán của
pha trung gian Al6Mn, Al7Cr, Al3Zr...) được tiết ra khỏi dung dịch rắn quá
bão hòa và chúng nâng cao nhiệt độ kết tinh lại tăng độ bền ở nhiệt độ
thường và nhiệt độ cao.
Các hợp kim bột của nhôm với các nguyên tố thực tế không tan trong
nhôm ở điều kiện cân bằng và có mật độ khác nhôm, có ý nghĩa lớn. Các hợp
kim như thế có cấu trúc dị thể bao gồm nền nhôm với các hạt pha thứ hai
phân bố đều đặn (do tốc độ kết tinh cao). Trong các hợp kim được hợp kim
hóa bằng các kim loại tương đối khó nóng chảy (Fe, Ni, Co), các pha liên kim
loại sẽ là các pha như thế. Chúng hóa bền hợp kim rấthiệu quả. Trong các
hợp kim có những kim loại dễ nóng chảy như Sn, Pb, trong nhôm sẽ có các
hạt phân tán của các kim loại sạch tương ứng là Sn, Pb. Các hợp kim này có
tính chống ma sát tốt. Các hợp kim nhôm biến dạng tiêu chuẩn UIS 16) ở
dạng hạt có hiệu ứng hóa bền bổ sung do có các hạt phân tán của pha liên
84
Hình 3.11: Ảnh hưởng nguyên tố hợp kim
đến cơ tính của hợp kim đồng
kim loại của các kim loại chuyển tiếp và các pha không tan. Khi nâng cao
hàm lượng kim loại chuyển tiếp độ bền σB đạt 800 MPa.
3.4.2. Hợp kim đồng
Đồng là kim loại có màu đỏ; mạng tinh thể LPDT với thông số mạng a =
0,3608 nm, không có chuyển biến thù hình. Đồng có nhiệt độ nóng chảy thấp
hơn so với sắt, nhưng có khối lượng riêng (mật độ) cao hơn.
Đồng có tính công nghệ tốt. Nó có thể cán thành các dải, tấm mỏng. Từ
đồng có thể chế tạo được những sợi dây mảnh, đồng dễ đánh bóng và dễ
hàn.
Đồng được đặc trưng bằng tính dẫn nhiệt và dẫn điện,cao, tính dẻo cao
và khả năng chống ăn mòn
tốt. Tạp chất làm giảm tất cả
các tính chất này. Theo
MNOCT 8510-78 (Tiêu
chuẩn hợp kim đồng của
Nga), tùy thuộc vào hàm
lượng tạp chất, đồng được
phân thành, các mác sau:
M00 (1010,1010%Cu), M0
(1010,107 %Cu), M1
(1010,10 %Cu), M2
(1010,7 %Cu), M3 (1010,5
%Cu). Các tạp chất hay gặp
nhất trong đồng được chia
thành ba nhóm sau:
1. Các nguyên tố Al,
Fe, Ni, Sn, Zn, Ag khi hòa
tan vào đồng nâng cao độ
bền và độ cứng của đồng (Hình 3.11) và được sử dụng để hợp kim hóa hợp
kim trên cơ sở đồng.
2. Các nguyên tố Pb và Bi không hòa tan vào đồng, làm xấu cơ tính của
đồng và hợp kim một pha của nó. Khi tạo thành cung tinh dễ chảy (tương
ứng với nhiệt độ 326 và 270°C), nằm trên biên giới hạt của pha nền, nó gây
ra sự bở nóng.
Hơn nữa tác hại của Bi được phát hiện khi hàm lượng của nó chỉ
khoảng 0,001%, do độ hòa tan của nó bị giới hạn ở 0,001%. Tác hại của chì
cũng thể hiện ngay khi hàm lượng rất nhỏ (<0,04%). Bismut là kim loại giòn,
hóa giòn đồng và hợp kim đồng. Chì có độ bền thấp, làm giảm độ bền của
85
hợp kim đồng, tuy nhiên, do độ dẻo cao nên nó không làm giòn hợp kim
đồng. Ngoài ra, chì ảnh hưởng tốt đối với tính bôi trơn và tính gia công cắt
của hợp kim đồng, bởi vậy được sử dụng để hợp kim hóa hợp kim hai pha
của đồng.
3. Các tạp chất không hòa tan O, S, Se, Ti có mặt trong đồng và hợp kim
đồng dưới dạng các pha trung gian (ví dụ Cu2O, Cu2,S), chúng tạo thành với
đồng cùng tinh với nhiệt độ nóng chảy cao và không gây ra hiện tượng bở
nóng. Khi ủ đồng trong hiđrô, ôxy gây ra hiện tượng "bệnh hiđrô", có thể dẫn
tới phá hủy kim loại khi gia công áp lực hay khi vận hành chi tiết.
Bảng 3.10: Cơ tính của của đồng kỹ thuật M1
Trạng thái của đồng MPa σ0,2,MPa , % ,% HB,
MPa
KCU
MJ/m2
Đúc 160 35 25 - 400 -
Biến dạng1 450 400 3 35 1250 -
Ủ 220 75 50 75 550 1,2 +1,8
Cơ tính của đồng phụ thuộc chủ yếu vào thành phần của nó (Bảng
3.10) và ở mức độ ít hơn vào hàm lượng tạp chất.
Độ dẻo cao của đồng nguyên chất sau khi ủ được giải thích là do (mạng
tinh thể) có nhiều mặt trượt. Trượt xảy ra chủ yếu theo các mặt {111} và
theo phương .
Biến dạng dẻo nguội (đạt đến 100% và hơn) làm tăng độ bền, độ cứng,
giới hạn đàn hồi của đồng, nhưng làm giảm độ dẻo và độ dẫn điện. Khi biến
dạng dẻo xuất hiện textua, gây ra sự dị hướng đối với cơ tính của đồng, ủ để
giảm biến cứng được tiến hành ở nhiệt độ 550600°C trong môi trường
hoàn nguyên, vì đồng dễ bị ôxy hóa khi nung, về độ dẫn nhiệt và dẫn điện,
đồng chiếm vị trí thứ hai sau bạc. Nó được dùng làm dây dẫn điện các bộ
phận tản nhiệt khác nhau, khuôn đúc thỏi được làm nguội bằng nước, máng,
thiết bị kết tinh.
1 Tính chất của dây bị biến dạng 100%
86
Nhược điểm của đồng: mật độ cao, tính gia công cắt gọt kém và độ
chảy loãng thấp.
Những đặc tính chung và phân loại hợp kim đồng
Ngoài những đặc tính tốt của đồng (dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, bền
chống ăn mòn...), hợp kim đồng còn có cơ tính, tính công nghệ và tính bôi
trơn tốt.
Để hợp kim hóa cho hợp kim đồng, người ta sử dụng chủ yếu các
nguyên tố hòa tan vào đồng như Zn, Sn, Al, Be, Si, Mn, Ni. Trong khi nâng cao
độ bền của hợp kim đồng, các nguyên tố hợp kim không làm giảm mà một số
nguyên tố (Zn, Sn, Al) thậm chí còn làm tăng độ dẻo. Độ dẻo cao là một đặc
điểm riêng biệt của hợp kim đồng. Độ giãn dài tương đối của một số hợp
kim đồng một pha đạt tái 65%. Về độ bền, hợp kim đồng thua thép. Giới hạn
bền của phần lớn hợp kim đồng nằm trong khoảng 300500 MPa, tương
đương với thép cacbon thấp không hợp kim ở trạng thái thường hóa. Chỉ có
giới hạn bền của brông berilli là cao nhất sau khi tôi và hóa già, nằm ở mức
tương đương với thép hợp kim cacbon trung bình sau nhiệt luyện hóa tốt
(σB = 11002000 MPa).
Theo tính công nghệ, hợp kim đồng được chia thành hợp kim biến
dạng (gia công bằng áp lực) và hợp kim đúc; theo khả năng hóa bền bằng
nhiệt luyện: có loại hóa bền được và không hóa bền được bằng nhiệt luyện.
Theo thành phần hóa học: hợp kim đồng được chia thành hai nhóm cơ bản:
latông (đồng thau) và brông (đồng thanh).
Latông (đồng thau) là hợp kim của đồng với kẽm. Nó gồm latông đơn
giản (hai cấu tử) và latông phức tạp (nhiều cấu tử, hay latông hợp kim).
Latông với hàm lượng 100 %Cu và nhiều hơn được gọi là tompac, với
8085 %Cu được gọi là nửa tompac. Brông (đồng thanh) là hợp kim của
đồng với các nguyên tố khác trừ kẽm. Tên của brông được gọi theo nguyên
tố hợp kim chính. Như brông thiếc, brông nhôm, brông berili, brông silic...
Trong brông có thể có cả kẽm với tư cách nguyên tố hợp kim phụ.
Latong
Đồng và kẽm tạo ra dung dịch rắn với hàm lượng giới hạn của kẽm là
310% (Hình 3.12a). Khi hàm lượng kẽm lớn hơn, tạo ra hợp chất điện tử
CuZn (pha β) với mạng tinh thể LPTK. ở nhiệt độ 4544680C (đường đứt
nét trên giản đồ hai cấu tử) quá trình trật tự hóa pha β bắt đầu xảy ra, làm
tăng đáng kể độ cứng và tính giòn của nó. Khác với trạng thái cân bằng, pha
β xuất hiện trong tổ chức của latông khi hàm lượng kẽm khoảng 30%.
Tương ứng với sự thay đổi tổ chức, cơ tính của latông cũng thay đổi theo
(Hình 3.12b). Khi latông có tổ chức dung dịch rắn α, tăng hàm lượng kẽm sẽ
làm tăng độ bền và độ dẻo. Sự xuất hiện pha β kèm theo sự giảm mạnh của
87
độ dẻo, còn độ bền tiếp tục tăng khi hàm lượng kẽm tăng đến 45%, lúc đó
latông nằm ở trạng thái hai pha. Khi latông chuyển sang trạng thái một pha
P' thì độ bền giảm mạnh. Trong thực tế chỉ sử dụng latông chứa dưới 45%Zn
vì hợp kim với hàm lượng kẽm lớn hóm có tính giòn cao. Thành phần hóa
học của một số íàtông công nghiệp (MNOCT 15527-70, MNOCT 17711-80)
và cơ tính của chúng được trình bày trong bảng 3.11
Bảng 3.11: Tính chất của latông công nghiệp sau gia công bằng biến dạng (MNOCT
15527-70)
Mác latông
Thành phần, % B
MPa
0,2,
MPa
,%
HB,
MPa
Cu Ng. tố khác
Л1100 88101 - 260 120 45 530
Л68 6770 - 320 101 55 550
Л63 6265 - 330 110 50 560
Л60 51062 - 380 160 25 770
ЛA77-2 76710 1,752,5 AL 400 140 55 600
ЛAH510-3-
2
5760
2,53,5 Al, 23
Ni
380 300 50 750
Hình 3.12: Giản đồ pha Cu-Zn (a) và ảnh hưởng của kẽm đến cơ tính của
đồng (b)
88
ЛH65-3 6467 56,5 Ni 400 170 65 600
ЛЖMц510-
1-1
5760
0,10,4
Al,0,61,2 Fe,
450 170 50 880
0,50,8 Mn, 0,3-
0,7 Sn
ЛMц58-2 5760 l2 Mn 400 160 40 850
ЛO70-1 61071 11,5 Sn 350 100 60 600
ЛC510-1 5760 0,8 l,10 Pb 400 140 45 1000
Latông hai cấu tử được chia thành hai nhóm:
1) Latông một pha với tổ chức dung dịch rắn a (Hình 3.13a).
2) Latông hai pha với tổ chức (a + P) (Hình 3.13b).
Do tính dẻo cao, latông một pha chịu gia công biến dạng nguội tốt, làm
cho độ bền và độ cứng tăng đáng kể. Ủ kết tinh lại được tiến hành ở nhiệt độ
600700°C.
Nâng cao hàm lượng kẽm làm giảm giá thành latông, cải thiện khả
năng gia công cắt gọt và tăng khả năng chống mài mòn, tuy nhiên, độ dẫn
nhiệt và dẫn điện của latông bị giảm, còn khoảng 2050 % so với đồng
nguyên chất.
Các tạp chất nâng cao độ cứng và làm giảm độ dẻo của latông. Đặc biệt
là chì và bismut, chúng gây ra tính bở nóng cho latông một pha. Bởi vậy
latông một pha về cơ bản được sản xuất dưới dạng các bán thành phẩm
bằng biến dạng nguội: băng, dây, tấm, để từ đó chế tạo ra các chi tiết bằng
Hình 3.13. Tổ chức tế vi của latông a)
Loại một pha
; b) Loại hai pha (phần màu tối là β,
màu sáng là pha α)
89
dập vuốt sâu (ống tản nhiệt, vỏ đạn, hộp, ống dẫn), và các chi tiết đòi hỏi có
độ cứng thấp khi vận hành (vòng đệm, bạc lót, vành đệm kín... ).
Trong latông hai pha, do chuyển biến α ↔β nên các pha cùng tinh dễ
chảy không nằm ở biên hạt, mà nằm sâu trong hạt dung dịch rắn, không ảnh
hưởng đến khả biến dạng nóng của chúng. Đôi khi người ta cho thêm chì để
cải thiện tính gia công cắt gọt và nâng cao tính bôi trơn. Do tính dẻo kém ở
nhiệt độ thấp, các latông hai pha được sản xuất dưới dạng các bán thành
phẩm bằng phương pháp biến dạng nóng: tấm, thanh, ống, vật rèn. Từ đó
chế tạo ra bạc lót, đai ốc, bộ ống nối chữ T, ống lồng, các chi tiết dẫn điện của
thiết bị điện...
Do khoảng nhiệt độ kết tinh nhỏ, latông hai pha ít có khuynh hướng bị
thiên tích nhánh cây, độ chảy loãng cao, xốp co nhỏ, và tính điền kín khuôn
tốt. Nhưng mặc dầu vậy, nó thực tế không được dùng để đúc hình, vì có lõm
co tập trung tương đối lớn. Nhược điểm này có ở latông hợp kim với mức độ
nhẹ hơn.
Latông hợp kim được dùng cả đối với các bán thành phẩm biến dạng
cũng như dưới dạng các sản phẩm đúc hình. Latông đúc, về nguyên tắc, chứa
nhiều kẽm và các nguyên tố 'hợp kim hơn.
Để hợp kim hóa latông, ngoài chì, người ta còn dùng Al, Fe, Ni, Sn, Si.
Những nguyên tố này nâng cao khả năng chống ăn mòn của latông. Bởi vậy
latông hợp kim được sử dụng rộng rãi trong ngành đóng tầu sông, tầu biển
(các ống ngưng tụ, ống điều áp và các chi tiết khác). Latông pha thiếc được
gọi là "latông của biển".
Nhôm nâng cao độ bền, độ cứng cho latông. Trong thực tế sử dụng
latông có tới 4% nhôm (ЛA77-2), chúng có tổ chức một pha, chịu gia công
áp lực tốt. Latông nhôm có thêm niken, sắt, mangan, silic có độ hòa tan thay
đổi trong dung dịch rắn α, điều này cho phép hóa bền các latông này bằng
tôi và hóa già. Giới hạn bền sau khi gia công như vậy đạt tới 700 MPa. Độ
dẻo tốt ở trạng thái biến cứng nguội chó phép hóa bền bổ sung hợp kim
bằng biến dạng dẻo (trưóc khi hóa già). Gia công theo sơ đồ "tôi + biến dạng
dẻo + hóa già" bảo đảm nâng cao giới hạn bền đến 1000 MPa.
Silic cải thiện tính chảy loãng, tính hàn và khả năng biến dạng nóng và
nguội của latông. Latông silic được đặc trưng bởi độ bền, độ dẻo, độ dai cao
không chỉ ở 2025°C mà cả ở nhiệt độ thấp (dưới -183°C). Khi hợp kim hóa
latông để nhận được tổ chức một pha, lượng silic cho thêm không lớn
(ЛК80=3). Những latông này dùng để chế tạo phụ tùng, các chi tiết của dụng
cụ đo, đóng tầu và chế tạo máy nói chung. Niken nâng cao độ hòa tan của
kẽm trong đồng và cải thiện cơ tính của latông. Latông niken (ví dụ: ЛH65-
5) có tính gia công áp lực tốt ở cả trạng thái nóng và nguội.
90
BRONG
Brông thiếc.
Từ giản đồ pha Cu-Sn thấy rằng độ hòa tan lớn nhất của thiếc trong
đồng là 15,8% (Hình 3.14a). Các hợp kim của hệ này được đặc trưng bởi
khuynh hướng kết tinh không cân bằng, do vậy trong điều kiện làm nguội
thực tế, vùng dung dịch rắn α bị thu hẹp đáng kể, hàm lượng của nó thực tế
không thạy đổi khi giảm nhiệt độ, không xảy ra chuyển biến cùng tích của
pha δ (Xem đường gạch rời nét trên giản đồ) và khi hàm lượng thiếc lớn hơn
58%, trong tổ chức của hợp kim có tổ chức cùng tích (α + δ ) , ở đây pha δ
là pha điện tử Cu31Sn8 với mạng tinh thể lập phương phức tạp (Hình 3.14b),
có tính cứng và giòn cao. Sự xuất hiện của pha δ trong tổ chức của brông làm
giảm mạnh độ dai và độ dẻo của chúng (Hình 3.14b). Bởi vậy, mặc dầu để
nâng cao độ bền khi gia công áp lực, hàm lượng thiếc có thể tăng đến 25%,
nhưng chỉ có brông chứa dưới 10 %Sn mới có ý nghĩa thực tiễn. Brông thiếc
thuần ít được sử dụng vì đắt. Hơn nữa khoảng nhiệt độ kết tinh rộng gây ra
khuynh hướng thiên tích nhánh cây lớn, độ chảy loãng thấp, rỗ co phân tán,
vì vậy tính điền đầy khuôn của hợp kim không cao.
Brông thiếc được hợp kim hóa bằng Zn, Pb, Ni, P. Để tiết kiệm người ta
cho thêm vào từ 2 đến 15% Zn để thay thế thiếc đắt tiền. Với hàm lượng
như vậy, kẽm hòa tan hoàn toàn vào dung dịch rắn α và nâng cao cơ tính.
Trong khi làm giảm khoảng kết tinh của brông thiếc, kẽm cải thiện tính chảy
loãng và mật độ vật đúc, khả năng hàn và hàn vảy của hợp kim. Chì nâng cao
Hình 3.14: Giản đồ pha Cu-Sn (a) và ảnh hưởng của
thiếc đến cơ tính của đồng (b)
91
tinh bôi trơn và cải thiện tính gia công cắt gọt của brông thiếc. Phôtpho là
chất khử ôxy của brông thiếc, nâng cao tính chảy loãng của hợp kim, khả
năng chống mài mòn được cải thiện là nhờ pha cứng Cu3P. Ngoài ra, nó nâng
cao giới hạn bền, giới hạn đàn hồi và giới hạn mỏi của brông. Niken có khả
năng làm nhỏ tổ chức và nâng cao cơ tính.
Brông chịu gia công cắt gọt, hàn vảy tốt, nhưng hàn hơi kém.
Trong số các hợp kim đồng thì brông thiếc có độ co ngót khi đúc thấp
nhất (0,8% khi đúc khuôn cát, 1,4% khi đúc khuôn kim loại), bởi vậy nó
được dùng cho các vật đúc hình phức tạp. Brông đúc hai cấu tử hợp kim
thấp chứa 10% Sn. Để giảm giá brông thiếc, hàm lượng thiếc trong một số
brông đúc tiêu chuẩn giảm đến 36%. Một lượng lớn kẽm và chì nâng cao
tính chảy loãng, cải thiện mật độ vật đúc, tính bôi trơn và khả năng gia công
cắt gọt. Brông thiếc hoàn toàn thỏa mãn các yêu cầu đối với tổ chức của hợp
kim ít ma sát. Độ bền chống ăn mòn cao trong khí quyển, nước sông, nước
biển tạo khả năng ứng dụng rộng rãi brông đúc để làm các chi tiết dẫn hơi
làm việc dưới áp suất. Rỗ xốp phân tán không ảnh hưởng xấu đến khả năng
làm việc do ở trên bề mặt của vật đúc có vùng tổ chức hạt nhỏ, có mật độ
cao. Với sự hoàn thiện của công nghệ có thể nhận được các vật đúc chịu áp
lực đến 30 MPa.
Brông biến dạng chứa dưới 610%Sn (Bảng 3.12). Ở trạng thái cân
bằng nó có tổ chức một pha dung dịch rắn α (Xem hình 3.14a). Trong điều
kiện kết tinh không cân bằng, một lượng nhỏ pha δ có thể tạo ra cùng với
dung dịch rắn. Để khử bỏ thiên tích nhánh cây và san bằng thành phần hóa
học, cải thiện tính gia công áp lực phải ủ khuếch tán ở 700-750oC-Khi biến
dạng dẻo nguội, brông phải qua ủ trung gian ở 500-700oC. Brông biến dạng
được đặc trưng bởi tính dẻo tốt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_vat_lieu_nhiet_lanh.pdf