1. PHƯƠNG PHÁP VẼ NGƯỜI THẬT.
Nhìn chung, cách vẽ người thật giống như vẽ mẫu tượng, duy chỉ có một số điểm khác nhau như trên mà ta thay đoi chút ít cách vẽ cho phù hợp. Trong trường hợp vẽ mực nho này, vì là sắc đen - trắng, không có sắc màu nên lại càng giống với vẽ mẫu tượng hơn hết.
Tuy nhiên người vẽ ngoài tài năng bẩm sinh được phát triển qua quá trình rèn luyện thì còn tùy vào vốn kiến thức về giải phẫu cơ thể người mà quyết định đến sự thành công của bản vẽ. '
H17. Tỉ lệ cơ thể người ở hai giới tính.
H18. Nghiên cứu cơ thể dưới dạng khối.
1.1. Dựng hình:
+ Quan sát kỹ đặc điểm chung của mẫu như: tư thế, hình dáng, sắc độ của da, lứa tuổi và những đặc điểm khác.
+ Bắt dáng nhanh, chính xác và dùng mực thật nhạt để phác hình. Nhưng nên dùng bút chì để dựng hình là tốt nhất, song phải hạn chế tẩy xoá nhiều vì khi vẽ mực nho lên chỗ đó sẽ bị đóng bợn, đục. vì giấy bị sùi lên.
+ Dựng hình bằng chì nhạt, chỉ cần phác được hình khái quát rồi kiểm tra hình lại lần cuối, nếu không có sai sót gì thì tiến hành phân mảng đậm nhạt lớn.
2.2. Vẽ bóng: \\ // H19. Các bước dựng hình bằng chì và tô bóng nhẹ.
+ Vẽ mảng bóng lớn trước, đậm nhất trước bằng mực nhạt (trước đó nên dùng một miếng vải sạch nhúng nước, vắt hơi ráo rồi xoa lên giấy vẽ để tạo ẩm), mảng nhỏ, nhạt vẽ sau.
+ Vẽ nhạt rồi lên đậm dần, cần phải chừa trắng ở chỗ sáng nhất.
/+ Cần lưu ý đến chất da thịt mịn màng, mềm mại của người mẫu.
/L_^+ Cuối cùng, lấy mực đậm nhất và dùng đầu bút để nhấn đậm những chỗ "v-đậm nhất, làm tách các khối như co với cằm, chân trước - sau.
--^+ Điều chỉnh lại sự tương phản sáng - tối nếu cần và xem lại phần không gian phía sau người mẫu. Không được dùng nét mà chỉ dùng sự tương phản sáng tối giữa các khối, mảng gần nhau để lộ ra hình, ví dụ như phần mặt chỗ ánh sáng chiếu vào mạnh thì phần nền phía sau tô đậm lên để khuôn mặt nổi bật ra.
120 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Vẽ mỹ thuật 1 - Vẽ bút sắt (Bản đầy đủ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thế, hình dáng và những đặc điểm khác.. i/'x''
Dự kiến ý đồ bố cục rồi tìm điểm tột cùng trên và dưới của tượng. Tìm đường trục dọc đi qua hõm ức. Lấy chiều cao đầu của chính bức tượng đó làm chuẩn rồi dùng que đo để tìm số đầu tượng theo chiều cao, chiều rộng của tượng.
Dùng dây dọi kết hợp với que đo để tìm khung của đầu, tìm các điểm đặc biệt khác như hai đầu vú, hai vai, khuỷu tay. Các điểm ở mông, đầu gối, bàn tay, bàn chân...
Dựa vào những điểm trên, kết hợp tìm các đường hướng ngang, dọc, chéo theo tư thế của mẫu để phác những đường thẳng để tạo được tỉ lệ khái quát chung cho toàn thân. Cùng lúc hoặc sau đó, dùng que đo và dọi để kiểm tra thế dáng và tỉ lệ của tượng. Đặc biệt, nếu tượng ở tư thế nghỉ thì đường dọi từ ức phải rơi đúng gót chân trụ.
Phác đường cong của hình, vẽ chi tiết cụ thể.
Khi làm xong phần trên, có thể bước sang giai đoạn nâng cao có tính nghệ thuật, tức là diễn tả nét đậm nhạt và bóng, nhằm để tả khối và tả chất.
H38. Tìm khung bé. H39. Tìm trục đứng và tỉ lệ đầu.
H40. Tìm khung đầu và các điểm đặc biệt.
H41. Nối các điểm bằng đường thẳng.
H42. Phác hình chi tiết bằng đường cong.
H43. Vẽ bóng để diễn tả đậm, nhạt, sáng.
BÀI VẼ CỦA SINH VIÊN NGÀNH KIẾN TRÚC:
Tượng toàn thân.
H44. Lê Văn Cường, 04KT-ĐHBK ĐN, 2004.
H45. Lê Ngô Nhật Phương, 01KT- ĐHBK ĐN, 2001.
H46. Nguyễn Khánh Linh, 05KT- ĐHBK ĐN, 2005.
H47. Trần Vũ Tiến, 05KT- ĐHBK ĐN, 2005.
H48. Nguyễn Thị Lan Hương, 2007.
3.2. Tượng bán thân tham khảo.
H49. Ngô Thế Thắng, 2007.
H50. Lưu Công Tiến, 2007.
CHƯƠNG 4
VẼ PHONG CẢNH
PHƯƠNG PHÁP CHỌN CẢNH: y
Tuỳ theo tình huống mà chọn cảnh theo yêu cầu hoặc theo ý thích. Tuy nhiên phải có một cái chung nhất là góc nhìn đó phải gây được cảm xúc mà được đa số chấp nhận. Cụ thể là phong cảnh đó, góc nhìn đó phong phú về mảng, về hình, có nhịp điệu, làm vui mắt nhưng không bị rối, không bị chung chung, đều đều về mảng khối và đường nét.
Ngồi xuống, đứng lên hoặc thay đoi vị trí nhìn để tìm ra một cảnh, một bố cục đẹp nhất, gây cảm xúc nhất. ,,K\
PHƯƠNG PHÁP CẮT CẢNH:
Giống như trong bộ phận ngắm hình của máy ảnh có khung hình chữ nhật (có đường dọc ngang hình chữ thập ở giữa), đó chính là "cắt" được cảnh.
Phương tiện cắt cảnh của chúng ta là một miếng bìa cứng cỡ chiếc bì thư trổ hình chữ nhật ở giữa cỡ 8cm x 5cm. Có thể căng thêm chỉ đen giữa, dọc, ngang và lấy giấy dán lên đầu dây để giữ cho dây không xê dịch. Đưa tấm bìa lên ngang tầm mắt và nhìn qua lỗ thủng đó để cắt cảnh.
Nhờ có đường dây chỉ hình chữ thập nên tránh được một số trường hợp đặc biệt theo nguyên tắc bố cục sau:
H51. Cắt cảnh bằng miếng bìa.
+ Không được chia đôi theo chiều ngang cũng như chiều dọc. _.
+ Không đặt hình trọng tâm (chủ điểm) vào đúng đường dọc giữa của đường dây chữ thập. ux""
+ Bốn góc của bức tranh là các điểm "chết", nên không bố trí con đường từ đây ra hoặc một gốc cây hay một hòn đá...
+ Không cắt dọc thân cây ở vị trí mép tranh, hoặc một cây trụ điện hay mép tường nhà...
Ngoài ra, để đơn giản có thể dùng hai bàn tay để cắt cảnh.
PHƯƠNG PHÁP VẼ CÂY, NHÀ, NƯỚC:
Vẽ cây: X—Q
Người xưa nói 4 cái khó nhất khi vẽ thiên nhiên là: nhất mộc (cây), nhì nhân (người), tam vân (mây), tứ điểu (chim). Vì vậy:
+ Cần nguyên cứu, quan sát kỹ các dáng cây, các tán lá và những đặc điểm riêng của từng loại cây để vẽ sao cho đơn giản mà vẫn nhận ra được đó là loại cây gì. >2\ *
Ví du:
Cây nhãn vòm lá có hình tròn.
Cây thông vòm lá có hình chóp.
Cây bàng vòm lá có hình tán.
H52. Cấu tạo các cành cây, các vòm lá.
+ Khi vẽ cây không nên tỉa kỹ từng lá mà quy vào mảng và khối lớn, trừ trường hợp cần đặc tả một số lá ở gần. Cầu lưu ý các khoảng trống trên vòm lá, nếu không sẽ dễ bị bí, rối như đống rơm... <7 k
H53. Vẽ tán cây có: xa-gần, sáng-tối. H54. Vẽ cây có những khoảng trống trong vòm lá.
+ Trong quá trình vẽ nên lược giảm bớt những gì mà chúng ta cảm thấy thừa mà đưa vào tranh không đẹp. Đồng thời cũng có thể nâng độ cao, thấp hay xê dịch cây chút ít.
+ Mỗi loại cây khác nhau thì chiều hướng bút pháp vẽ cũng nên thay đối để tạo sự phong phú và vui mắt.
H55. Bút pháp khác nhau khi diên họa các loại cây khác nhau.
Vẽ nhà: X-
+ Chọn góc nhìn đẹp. x—li
+ Đối với nhà kiểu hiện đại, chú ý đến việc tả chất của bê tông, gạch, ngói, tôn, đá...
+ Đối với nhà co xưa, bằng tre lá thì cũng chú ý đến việc tả chất đó."x\ V + Tìm những mảng tối, sáng, bóng đổ để chỉnh lý đậm - nhạt hợp lý. Lưu ý đến phép phối cảnh. Z-O L '
H56. (a). Dick Breary; (b). Michael: Diễn tả phối cảnh,ánh sáng, bóng đổ, chất liệu...bằng hai bút pháp khác nhau.
Phương pháp vẽ sóng, nước: Z—
Nghiên cứu và nhận xét từng trạng thái của sóng, nước trước khi vẽ, bởi vì chính nó thể hiện thời tiết, vạn vật xung quanh. Jfx
Bóng ở dưới nước thì không bao giờ đậm hay sáng bằng hình vật trên bờ chiếu xuống. Do đó mà hình các bóng dưới nước vẽ mờ và không vẽ đường viền chu vi. (( nA
Mặt nước tĩnh thì bóng dưới nước tương đối rõ ràng, nhưng khi có gió, sóng gợn lăn tăn thì bóng đo sẽ bị đứt đoạn, méo mó và sẽ lấp lánh mặt trời nếu có nắng. \N.__y}
Đường nét vẽ cũng rất quan trọng trong khi tả chất sóng, nước. Dùng nét thẳng từ trên xuống dễ tạo cảm giác sâu. Dùng nét ngang dễ tạo cảm giác trải rộng mênh mông và dùng nét cong, xoắn dễ gợi ra sóng. Nt N^y
H57. Kant, Đám cháy: Nét cong gợi nên lửa khói cuồn cuộn cháy, tương phản với nét ngang gợi sự yên tĩnh, mênh mông của mặt hồ.
H58. Nét cong gợi sóng nhấp nhô.
H59. Savatri, trích “chuyện kể 10 ngày”: Nét cong gợi khối.
BÀI VẼ PHONG CANH CUA SINH VIÊN NGÀNH KIÊN TRÚC.
H640 Nguyễn Nhật Huy, 01KT- ĐHBK ĐN, Cổng Chùa, 2001.
H61. Lê Trương Di Hạ, 05KT- ĐHBK ĐN, Một góc khu A, 2005.
H62. Trần Hạ Lễ, 05KT- ĐHBK ĐN, Ký họa một góc vườn, 2005.
.IHỊỊlir..!'
H63. Trần Đăng Khoa, 02KT- ĐHBK ĐN, Chùa, 2002.
H64. Ký họa của SV ĐH Phương Đông, Chùa Mía, Đường Lâm, Hà Tây, 2006.
H65. Bài vẽ SV, Cổng một ngôi nhà cổ ở làng Mông Phụ, Đường Lâm, Hà Tây. 2006.
H66. Bài vẽ SV, Ký họa một góc làng Mông Phụ, Hà Tây.
MỘT SỐ TRANH PHONG CẢNH THAM KHẢO VÀ CÁCH DIỄN
ĐẠT KHÁC. (r'
H67. Diễn họa phối cảnh kiến trúc.
H68. Kerry, bút sắt.
H69. Những con nai, vẽ bằng nét chấm.
H70. Chân dung Lep Tolstoy, ký họa nét. H71. Senraifanin,Chân dung C. Browson, vẽ chấm,1974.
(•»<*! í Ỉ4
H72. Rod Henmi, bút sắt và nước.
i
H73. Robert Hanna, bút sắt đệm màu nước.
6. ỨNG DỤNG BÚT SẮT TRONG DIỄN HỌA KIẾN TRÚC.
H74. Cấu tạo các tán cây và lá.
H75. Phối cảnh nội thất, bút sắt đệm bút dạ màu.
H76. Chad Moor, vẽ phối cảnh kiến trúc.
H77. Rod Henmi, Ký họa kiến trúc.
H90. Diễn họa người .
H91. Russell Stutle, bút sắt và màu nước.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI học bách khoa
GIÁO TRÌNH VẼ MỸ THUẬT 2
VẼ BÚT LÔNG (MỰC NHO)
TÀI LIỆU THAM KHẢO DÀNH CHO SINH VIÊN HỌC NGÀNH
KIẾN TRÚC
BIÊN SOẠN: GV. HS. TRẦN VĂN TÂM
ĐÀ NẴNG, 2007
CHƯƠNG 1
VẼ TĨNH VẬT HOA QUẢ
1. ĐẶC ĐIỂM MỰC NHO: Z-Xx
Chất màu đen được điều chế ra dạng nước hay dạng thỏi. Ớ dạng thỏi thì phải mài với nước ra đĩa mới vẽ được.
Độ đậm nhạt của mực được thay đoi bằng nước lã, càng nhiều nước thì mực càng nhạt. Ưu điểm của mực nho là trong suốt nên khi vẽ cần phát huy độ trong trẻo của nó.
Là một trong những chất liệu cơ bản của hội hoạ dùng để vẽ lên giấy, lên vải, gỗ...
H2. Lọ mực nho (dạng nước).
H1. Hộp và thỏi mực nho.
H3. Độ trong của mực nho.
H4. Nghiên mực.
2. ĐẶC ĐIỂM BÚT LÔNG:
Để vẽ mực nho thì chỉ dùng bút lông mềm, đầu tròn là tốt nhất. Đầu bút có thể ngậm mực, đường nét có thể thô hoặc mảnh, là công cụ tương đối lý tưởng, hiệu quả nhanh để vẽ đen trắng hay màu nước. Zc\
Đầu bút được làm bằng sợi lông nhân tạo hoặc lông động vật... có dạng tròn và thon nhọn về đầu bút. (C V
Có nhiều kích cỡ khác nhau để tiện cho việc vẽ các mảng lớn hay chỉ dùng để vẽ chi tiết. ỊC^
H5. Các cỡ bút lông.
H6. Giá vẽ gỗ.
H7. Bảng pha mực vẽ.
Phương pháp vẽ mực nho bằng bút lông:
Trước khi vẽ dùng một miếng vải mềm sạch, nhúng nước (không được sũng nước) vuốt lên mặt giấy vẽ, mục đích làm cho giấy ẩm đều, khi vẽ sẽ không bị sắc nét hoặc cứng nét.
Nhúng nhẹ đầu bút vào mực, hòa với nước trong để pha mực tạo độ nhạt mờ, vẽ phác khái quát hình mẫu bằng nét, chủ yếu là vẽ dáng, tỉ lệ tương quan.
Pha thêm mực, thêm nước tạo thành độ đậm hơn trước, rồi vẽ lên trên nét mờ đã vẽ, để khẳng định hình.
Vẽ tối sáng với mảng lớn trước, mảng nhỏ sau, theo khối. Vẽ từ nhạt đến đậm để tạo được ba sắc độ chính nhằm tạo khối là đậm, nhạt, sáng.
Dùng đầu bút và mực đậm nhất để nhấn những chỗ đậm nhất, những chỗ lõm của hình trong phía tối, ranh giới giữa các khối mảng trước - sau, để tách các khối không bị dính liền nhau. Nét nhấn cuối cùng này rất quan trọng, gây được cảm giác vững vàng, cụ thể của hình đồng thời gây được cảm xúc.
H8a. Từ trên xuống: Sơ lược trình tự vẽ mực nho.
H8b. Bài hoàn thiện: Tĩnh vật quả, mực nho.
Những điều cần chú ý khi vẽ mực nho:
Chỗ sáng nhất nên chừa lại nền giấy trắng.
Những chỗ sáng nhưng mảng khá phức tạp, nếu để giấy trắng sẽ không tự nhiên thì tô mực nhạt lên hết, rồi dùng thủ pháp gọi là "lấy đi". Bằng cách dùng bút lông sạch làm cho ráo nước rồi cà nhẹ lên phần muốn lấy để trả lại màu trắng cho giấy.
Để chủ động về độ đậm nhạt, ta nên thử mực lên một mảnh giấy trắng khác trước khi vẽ.
Muốn dàn đều một mảng màu lên tranh cần pha một lượng mực với nước sao cho khi tô hết mảng màu đó mà bút vẫn còn dư chút ít mực.
< - Muốn hai mảng màu gần nhau mà không loang nhoè nhau (trừ trường hợp
do yêu cầu kỹ thuật) thì phải đợi mảng màu thứ nhất khô se vừa độ mới đặt mảng màu thứ hai lên.
Nếu vẽ xong mà thấy độ đậm, nhạt, sáng tương phản qúa mạnh tạo cảm giác cứng, thì lấy bút lông nhúng nước sạch, làm cho ráo bớt nước rồi lướt qua khu vực cứng, độ đậm nhạt sẽ êm hơn.
3. BÀI VẼ TĨNH VẬT Mực NHO.
H9. Lê Văn Thắm, 02KT- ĐHBK ĐN, Tĩnh vật hoa quả, 2003.
H10. Nguyễn Đình Hạ, 04KT- ĐHBK ĐN, 2005.
H11. Tĩnh vât quả.
H12. Tĩnh vật hai con chim bị bắn chết.
H13. Tĩnh vật giỏ nho và quả lựu.
H14. Okeeffe, Buồng chuối, mực nho.
CHƯƠNG 2
VẼ NGƯỜI THẬT TOÀN THÂN
SỰ KHÁC NHAU GIỮA VẼ NGƯỜI THẬT VÀ VẼ TƯỢNG.
Vẽ mẫu tượng thì tượng cố định, không thay đoi tư thế. Tượng được sơn
bằng một màu duy nhất và thường là màu trắng (thạch cao) nên độ đậm nhạt phân biệt dễ, tương phản sáng -tối mạnh. '
Màu sắc da người thì rất phong phú như: trắng, hồng, nâu, đen, vàng,
xanh... hay chỉ riêng một màu da chẳng hạn như ở mặt, cẳng tay, bàn tay, bàn chân do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời sẽ sạm đen hơn với chỗ kín trong cơ thể như bắp đùi, mông, ... Jf\\z
Mẫu người thật đôi khi bị thay đổi đôi chút do người mẫu mỏi mệt. Do đặc điểm này mà khi vẽ mẫu ta cần quan sát kỹ, bắt dáng nhanh, trên cơ sở đó gọt giũa dần hình theo sự hiểu biết về giải phẫu hoặc đợi khi mẫu trở lại tư thế ban đầu rồi ta vẽ tiếp, mà không nên chỉnh sửa chạy theo sự thay đổi của người mẫu.
H15. Tượng thạch cao toàn thân.
H16. Người toàn thân.
PHƯƠNG PHÁP VẼ NGƯỜI THẬT.
Nhìn chung, cách vẽ người thật giống như vẽ mẫu tượng, duy chỉ có một số điểm khác nhau như trên mà ta thay đoi chút ít cách vẽ cho phù hợp. Trong trường hợp vẽ mực nho này, vì là sắc đen - trắng, không có sắc màu nên lại càng giống với vẽ mẫu tượng hơn hết.
Tuy nhiên người vẽ ngoài tài năng bẩm sinh được phát triển qua quá trình rèn luyện thì còn tùy vào vốn kiến thức về giải phẫu cơ thể người mà quyết định đến sự thành công của bản vẽ. '
H17. Tỉ lệ cơ thể người ở hai giới tính.
H18. Nghiên cứu cơ thể dưới dạng khối.
Dựng hình:
+ Quan sát kỹ đặc điểm chung của mẫu như: tư thế, hình dáng, sắc độ của da, lứa tuổi và những đặc điểm khác.
+ Bắt dáng nhanh, chính xác và dùng mực thật nhạt để phác hình. Nhưng nên dùng bút chì để dựng hình là tốt nhất, song phải hạn chế tẩy xoá nhiều vì khi vẽ mực nho lên chỗ đó sẽ bị đóng bợn, đục... vì giấy bị sùi lên.
+ Dựng hình bằng chì nhạt, chỉ cần phác được hình khái quát rồi kiểm tra hình lại lần cuối, nếu không có sai sót gì thì tiến hành phân mảng đậm nhạt lớn.
2.2. Vẽ bóng: \\ // H19. Các bước dựng hình bằng chì và tô bóng nhẹ.
+ Vẽ mảng bóng lớn trước, đậm nhất trước bằng mực nhạt (trước đó nên dùng một miếng vải sạch nhúng nước, vắt hơi ráo rồi xoa lên giấy vẽ để tạo ẩm), mảng nhỏ, nhạt vẽ sau.
+ Vẽ nhạt rồi lên đậm dần, cần phải chừa trắng ở chỗ sáng nhất.
/+ Cần lưu ý đến chất da thịt mịn màng, mềm mại của người mẫu.
/L_^+ Cuối cùng, lấy mực đậm nhất và dùng đầu bút để nhấn đậm những chỗ "v-đậm nhất, làm tách các khối như co với cằm, chân trước - sau...
--^+ Điều chỉnh lại sự tương phản sáng - tối nếu cần và xem lại phần không gian phía sau người mẫu. Không được dùng nét mà chỉ dùng sự tương phản sáng tối giữa các khối, mảng gần nhau để lộ ra hình, ví dụ như phần mặt chỗ ánh sáng chiếu vào mạnh thì phần nền phía sau tô đậm lên để khuôn mặt nổi bật ra.
3. VẼ NGƯỜI THẬT TOÀN THÂN.
H20. Chu Khánh Hương, 06KT- ĐHBK ĐN, người mẫu Nguyễn Thị Tuyết Trinh, 2007.
H21. Hoàng Trọng Thoại, 06KT-ĐHBK ĐN, người mẫu Nguyễn Thị Tuyết Trinh, 2007.
H22. Huỳnh Văn Rắc, 06KT-ĐHBK ĐN, người mẫu Võ Kim Phúc, 2007.
H23. Ngô Phương, 06KT-ĐHBK ĐN, người mẫu Trần Minh, 2007.
H24. Trần Văn Tâm, vẽ em bé, 1995.
H25. Trân Văn Tâm, vẽ người già, 1995.
THAM KHẢO MỘT SỐ BÀI VẼ TƯỢNG TOÀN THÂN BẰNG MỰC NHO. AC
H26. Lê Ngô Nhật Phương, 01KT- ĐHBK ĐN, 2002.
H27. Lê Duy Dũng, 04KT- ĐHBK ĐN, 2005.
CHƯƠNG 3
VẼ PHONG CẢNH NÔNG THÔN
1. VẼ CÂY, TRỜI, MÂY, NƯỚC...BẰNG Mực NHO.
Vẽ cây:
+ Nghiên cứu, quan sát, nhận xét kỹ từng loại cây, dáng cây, tán cây, lá cây và những đặc điểm riêng khác... K n
+ Không vẽ chi tiết trước mà nhìn một cách đon giản để quy về khối - mảng lớn.
+ Vẽ từ đon giản đến phức tạp và từ nhạt đến đậm. Dùng đầu bút chấm mực đậm để nhấn đậm những chỗ tối nhất và những vị trí gần ở trọng tâm. Thả mờ, nhòe những chi tiết ở xa. /ỉ^\\ X
H28. Vẽ nghiên cứu cấu tạo các loại tán cây, cành cây.
Vẽ trời, mây:
/> + Bầu trời trong sáng nhưng có những đám mây xám đang ùn ùn dâng lên, thì không nên tả quá chi tiết, rõ nét những đám mây, hình không nên gọn _\mà phải mờ. Bởi vì sắc độ đậm nhạt của đám mây có thể diễn tả được cái -"--bao la của bầu trời.
+ Trường hợp bầu trời trong trẻo, có những đám mây trắng bồng bềnh, ta có thể chừa lại phần giấy trắng sau khi đã tạo ẩm cho giấy. Hoặc khi có nhiều đám mây nhỏ gần nhau, tô qua một lớp mực nhạt rồi dùng thủ pháp "lấy đi" những đám mây nhỏ để trả lại màu trắng cho giấy.
+ Khi bầu trời quang đãng, không có một gợn mây nào hết thì đơn giản hơn. Chỉ cần tìm độ nhạt tương ứng và thích hợp với sắc độ tong thể của bức tranh để tô lên.
+ Khi vẽ bầu trời và mây, cần phải quan sát thật kỹ trước khi vẽ, phải thể hiện cho được cái bao la, trong trẻo của bầu trời khi có nắng và cái dữ dội, nặng nề khi bầu trời có giông tố. /( V
Vẽ nước:
+ Nghiên cứu, quan sát mặt nước ở từng trạng thái khác nhau, ví dụ như khi yên tĩnh phang lặng, khi có sóng, khi trời nắng hay trong bóng đổ.
+ Mặt nước cũng là nơi phản ánh lại bầu trời và vạn vật xung quanh, nên lưu ý bóng đổ dưới nước không bao giờ rõ nét hay đậm, sáng bằng hình vật trên bờ chiếu xuống. Vì thế mà bóng dưới nước vẽ mờ và không có đường viền chu vi.
+ Khi có gió, mặt nước gợn sóng thì bóng dưới nước cũng bị chuyển động theo và bị méo mó, đứt đoạn. Ngược lại lúc nước yên thì bóng tương đối rõ ràng hơn.
+ Vì mực nho khi đã vẽ thì không thể sửa được nên khi vẽ cần nghiên cứu kỹ cách thể hiện và làm sao cho tả được sự trong trẻo, trong suốt của nước.
H29. Ký họa nhgiên cứu cây và nước.
2. BÀI VẼ PHONG CẢNH.
H30. Võ Trung Vĩnh. 01KT- ĐHBK ĐN. Phong cảnhl, sau Khu A, 2002.
H31. Trần Vạn Chí. 03KT- ĐHBK ĐN, Phong cảnh2, sau Khu A, 2004.
H32. Võ Trung Vĩnh, 01KT- ĐHBK ĐN, phong cảnh2, Khu E, 2002.
H33. Nguyễn Thu Cúc, 04KT ĐHBK - ĐN, 2005.
H34. Trần Như Khoa, 06KT ĐHBK -ĐN, Công viên 29-3, 2007.
3. MỘT SỐ CÁCH DIỄN ĐẠT Mực NHO KHÁC.
í 14
H35. Rod Henmi, ĐH Wasington, bút sắt đệm mực nho.
H36. Phong cảnh, mực nho.
H37. Ký họa bố cục, mực nho.
H38. Wu Guanzhong, Ba cô gái, mực nho vẽ nét.
H39. Cành Đào, mực nho.
H40. Lý Thành, Chùa Tiên tĩnh lặng, tk 10.
H41. Bunsei, phong cảnh mực nho, tk 15.
H42. Shen Zhou, Nhà thơ tên đỉnh núi, 1500.
Ị
H43. Lương Khải, Lý Bạch, tk 11-12.
H44. Mã Viện , Vừa đi vừa hát, tk 11-12.
H45. Lý Thành, Bãi hoang trong rừng lạnh, tk 10.
H46,47. Thư pháp, mực nho trên giấy.
H48. Grimes, hai con cá, mực nho đệm màu nước.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI học bách khoa
GIÁO TRÌNH VẼ MỸ THUẬT 3,4
VẼ MÀU
TÀI LIỆU THAM KHẢO DÀNH CHO SINH VIÊN HỌC NGÀNH
KIẾN TRÚC
BIÊN SOẠN: GV. HS. TRẦN VĂN TÂM
ĐÀ NẴNG, 2007
CHƯƠNG 1
VẼ TRANG TRÍ CƠ BẢN
(màu bột).
1. CÁC LOẠI MÀU VẼ VÀ CÁCH SỬ DỤNG. ))
Màu bột: '
Đặc điểm: \N__y)
+ Chất màu có dạng bột hòa tan được trong nước (các dạng bột này không gây phản ứng hóa học nữa). Khi sử dụng cần giữ được ưu điểm của màu bột là độ xốp. Ạlí
+ Là một trong những vật liệu cơ bản nhất của hội họa vì từ bột màu, người ta có thể tạo ra sơn dầu, màu nước và một số loại màu vẽ khác.
+ Trộn với keo dính theo một tỉ lệ hợp lý với từng chất liệu để vẽ như: giấy, vải, gỗ, tường trát vữa...
H1a. Màu bột (dạng bột).
H2. Màu bột (dạng tuýp).
H1b. Màu bột (dạng bột).
ọhòl
H3. Vẽ màu bột. Trái: Trần Văn Tâm, Múa quạt, 2002. Phải: Bài vẽ sinh viên, Tranh cổ động.
Cách sử dụng:
+ Hoà màu với keo ở dạng sền sệt sao cho khi vẽ lên giấy đạt được các yêu cầu: Độ trong trẻo của màu, độ bám dính, độ xốp rực rỡ.
+ Muốn vẽ được màu trong, trước hết phải tô khái quát các "màu gốc" của thực tế trên toàn bộ bức tranh. Ví dụ: hoa cúc màu vàng, quả cà rốt màu cam... Tô màu kín giấy, không để chừa lại chỗ nào, đúng vị trí màu. Sau đó mới tìm sáng tối với các màu mà thấy trên thực tế để tô phủ lên màu gốc.
+ Cuối cùng vẽ chi tiết, đồng thời kiểm tra lại sắc độ sáng và tối, hình tỏ - mờ.
Dụng cụ vẽ màu bột:
+ Giấy vẽ (bề mặt hơi nhám để màu dể bám).
+ Đĩa pha màu và bút dẹt các cỡ (lông cứng).
+ Keo dính.
+ Nước để rửa bút.
+ Hộp màu và giá để kê.
H4. Các loại bút dẹt, bảng pha màu và giá vẽ.
Trong trường hợp gặp màu khó tan được trong nước thì cho thêm vài giọt rượu. Hoặc màu không được mịn thì dùng bay nghiền trước khi pha màu.
7^""—«^'y\ H5. Bay nghiền màu.
Màu nước:
"\v-1.2.1. Đặc điểm:
^+ Tan trong nước, không có cặn và trong suốt, được tinh chế từ màu bột. Khi vẽ, sử dụng nhiều cách nhằm đạt được mục đích trong trẻo và mềm mại.
+ Là một chất liệu cơ bản của hội họa.
+ Có thể vẽ lên được nhiều chất liệu khác nhau như: giấy, vải, gỗ...
H6. Hộp màu nước dạng thỏi.
H7. Hộp màu nước dạng ống.
H8. Màu nước vẽ trên giấy nhám. H9. Độ trong suốt của màu nước giống như giấy gương màu.
H10. Hình bên trái: Hoa, tranh Trung Quốc, vẽ màu nước trên giấy.
H11. Hình bên phải: Nguyễn Phan Chánh, Cô bé cho chim ăn, lụa, 1931.
H12. Hình bên trái: Trần Văn Tâm, Cúng thần, lụa, 2000.
H13. Hình bên phải: Hokusai, Cao Cao trước khi chiến đấu, tranh Nhật Bản, vẽ màu nước trên lụa, 1847.
Cách sử dụng:
+ Pha loãng màu với nhiều nước, tuyệt đối không vẽ màu đặc như màu bột. Dùng cách chồng màu từ nhạt lên đậm để giữ được sự trong trẻo của màu.
+ Có hai cách pha màu. Cách thứ nhất là chồng màu, tức là tô màu gốc trước. Ví dụ: Trái cam chín có màu cam thì tô màu vàng trước, rồi tô chồng màu đỏ lên sẽ cho ra màu cam. Cách thứ hai là pha sẵn màu cam trên đĩa pha màu rồi tô vào hình. '
+ Không dùng màu trắng để pha trộn với màu khác như ở bột màu. Chỉ những khi thật cần thiết như sửa "gọt" ở những chỗ vẽ bị hỏng, ban hoặc đã lỡ không đạt yêu cầu về độ sáng... Nên giữ màu trắng ở đây là chừa lại nền trắng của giấy vẽ.
+ Cuối cùng là nhấn đậm và làm nhòe, mờ những cho cần thiết.
H14. John Parnsworth, Nghiên cứu đầu ngựa.
H15. Chan Chang How, Chân dung cô gái.
Hai hình ..trên cho thấy kỹ thuật vẽ màu lên giấy ẩm tạo độ loang nhòe hay tạo sự sắc nét khi vẽ trên giấy khô. Còn thấy kỹ thuật chồng màu từ nhạt lên đậm dần và việc chừa lại nền trắng của giấy để tạo mảng sáng.
n' ỴĨ1.2.3. Dụng cụ vẽ màu nước:
Giấy bồi sẵn lên bảng vẽ.
\ + Bút các cỡ (thường đầu tròn, lông mịn).
■"-ỏ + Bảng pha màu, hộp màu, nước rửa bút.
+ Giá vẽ, bảng vẽ.
H16. Giấy vẽ màu nước bề mặt nên hơi nhám.
H17. Bảng pha màu.
H18. Bút vẽ màu nước.
H19. Các loại giá vẽ.
2. MÀU NGUYÊN, MÀU BỔ TÚC.
Màu nguyen.\\,Z'
Là màu không bị pha tạp với các màu khác. Q
Ví dụ: Đỏ, vàng, xanh nước biển... Màu nguyên thường chỉ được dùng trong trang trí.
ft \v-H20. Ba màu cơ bản cũng là màu nguyên.
\ 2.2. Màu bổ túc:
Màu bổ túc là hai màu gần nhau có khả năng hỗ trợ và tôn nhau lên. Ví dụ: Màu xanh gần màu đỏ thì xanh càng xanh và đỏ càng đỏ mạnh hơn.
H21. Ba cặp màu bổ túc.
H22. Màu quang phổ.
Từ ấn tượng về màu sắc trong thiên nhiên mà người ta tìm ra quy luật của màu bổ túc.
+ Xanh bổ túc cho đỏ và ngược lai.PjL
+ Lam (xanh nước biển) bổ túc cho da cam và ngược lại.
+ Tím bổ túc cho vàng và ngược lại. J ]
Đây chỉ là ba bộ màu bổ túc cơ bản. Ngoài ra, những bộ màu có sắc thái của ba bộ màu trên cũng có tác động của màu bổ túc như: vàng cam o tím xanh; vàng lục o tím đỏ; lục xanh o cam đỏ.
CÁC HÒA SẮC MÀU.
Hòa sắc có nghĩa là những màu ở gần nhau mà ăn nhịp, không chói mắt.
Ví dụ: Bản thân quang phổ của mặt trời (đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím) đã là một hoà sắc tốt.
Nếu lấy đi những màu 2 thành phần (màu cấp 2) xanh lá cây, da cam, tím là những màu dung hoà của 3 màu căn bản: đỏ, vàng, lam thì sẽ gây ra những đối chọi đột ngột, rất chói mắt.
Thêm màu cấp 3, hòa sắc sẽ càng dịu hơn. S--
Có thể đơn cử 5 cách biểu hiện để màu ăn nhịp nhau: X—lí
+ Những màu ở gần nhau pha thành một màu không xỉn (chết). Ví dụ: đỏ + vàng da cam. y
+ Một màu mà đậm nhạt khác nhau do pha ít hay nhiều đen, trắng. Cách này gọi là sắc đồng màu. \\.
+ Những màu cùng hệ nóng hay lạnh. '
+ Những màu đối chọi nhau, nhưng ở cùng trên nền dịu (thuộc màu xám hoặc để cách nhau bởi một màu trung lập) thì mức độ rực màu sẽ giảm đi.
+ Hai màu đối chọi nhau nhưng có diện tích to nhỏ khác nhau, thì mức độ hạn chế rực màu khác nhau. /si
H23. Gam màu lạnh (trên), nóng (dưới).
H24. Màu và các sắc độ.
H25. Màu cơ bản và màu thứ cấp. H26. Sắc đồng màu.
PHƯƠNG PHÁP PHA MÀU.
Đầu tiên nên nghiền màu bằng bay cho nhuyễn (đối với màu bột hay sơn dầu) cùng với tỉ lệ keo và nước (màu bột) hợp lý. Bút vẽ phải sạch để pha màu được chính xác, trong trẻo.
Thay đoi đậm, nhạt bằng cách pha với trắng và đen. Z'~'x\ ỉ/
Nếu pha nhiều màu cùng lúc, trong ấy có những màu đối nhau thì dễ thành
màu xỉn (chết). Vì vậy, nên: ZO s
+ Lúc đầu pha hai màu đối nhau để thành màu hơi xỉn, nhưng sau đó lại pha thêm vào màu tươi.
+ Pha những màu tươi trước, nếu thấy màu ấy thuộc về hệ nóng, hay lạnh thì pha màu của hệ kia vào theo ý. Nên cho từ từ, không nên cho nhiều ngay.
Nói chung, để pha được một màu theo ý muốn thì ngoài khả năng cảm nhận bẩm sinh của mỗi người thì điều quan trọng vẫn là quá trình tập luyện lâu dài. Từ đó mỗi người sẽ có cách pha màu riêng và tìm được cho mình những gam màu độc đáo mà đẹp.
MÀU TẢ THỰC. /
Là diễn tả những màu của thực tế trong thiên nhiên thông qua nhận xét, cảm xúc của người vẽ.
Đặc trưng của màu sắc tả thực là không còn ở trạng thái nguyên chất và không có những màu giống nhau, dù cùng là một chất màu như nhau.
H27. Màu tả thực. Trái: Vallotton, Tĩnh vật, sơn dầu, 1923. Phải: Levitan, Con nước mùa xuân, sơn dầu, 1896.
Ví dụ: S--
+ Màu thực lá cây là xanh lục thì không thể vẽ thành màu đỏ. X—lí
+ Màu đỏ tươi trong trang trí sẽ không còn nguyên vẹn nữa nếu ở trong thiên nhiên. Ớ mỗi nơi, mỗi thời điểm, màu đỏ tươi ấy đều có sự khác nhau.\\.
Do sự tác động của ánh sáng xuyên qua không khí tạo nên rất nhiều màu, mỗi màu đều có sáng tối khác nhau. Khu vực sáng thì ảnh hưởng màu nóng, khu vực tối thì ảnh hưởng màu lạnh và mỗi vật đều chịu ảnh hưởng màu phản ánh của những vật xung quanh. N
Ví dụ: Một người mặc áo đỏ thì thấy da dẻ hồng hào lên hơn.
MÀU TRANG TRÍ. n
Màu sắc của trang trí căn bản không phụ thuộc thiên nhiên. Người vẽ có thể vận dụng hoàn toàn chủ quan để sáng tạo thông qua những nguyên tắc về màu sắc.
Màu sắc trong trang trí có thể dùng nguyên chất hoặc có pha trộn không hạn chế. Nhưng phải tìm màu cho hài hoà hấp dẫn và phải tuỳ thuộc vào từng thể loại để dùng cho phù hợp với nội dung.
Ví dụ:
+ Trang trí quảng cáo, co động phải dùng màu tươi, tương phản để gây ấn tượng.
+ Trang trí khăn quàng mùa hè nên dùng gam màu lạnh để tạo cảm giác mát mẻ.
H28. Quảng cáo rau, củ.
H29. Trang trí phong cảnh.
MÀU TRONG TRANH VÀ MÀU THIÊN NHIÊN.
Màu trong tranh chính là sự thể hiện màu thiên nhiên, nhưng so sự biến đoi không ngừng của thời gian mà khi quan sát thực tế, không bao giờ chúng ta nhận thức được một màu thuần khiết vì sự thay đổi của các màu khác nhau theo thời gian nên chúng ta chỉ có thể nhận thức được màu sắc thực của nó một cách tương đối mà thôi. Khi vẽ phong cảnh thì sự thành công của người vẽ là nắm bắt được cái chung nhất về hòa sắc của thiên nhiên trong một khoảng thời gian nhất định, hòa sắc đó như thế nào còn phụ thuộc vào ý đồ, tâm lý, trạng thái của người vẽ. Chính vì vậy mà cùng một cảnh vật ấy, cùng thời gian ấy mà mỗi người vẽ kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_ve_my_thuat_1_ve_but_sat_ban_day_du.docx
- gt_ve_my_thuat_1635_451562.pdf