Chương 1: ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU VÀ SỰ HÌNH
THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI HỌC
1. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu 1
1.1. Xã hội học là gì? 1
1.2. Đối tượng nghiên cứu 3
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của xã hội học 4
2. Sự hình thành và phát triển của xã hội học 6
2.1. Các tiền đề cơ bản của sự hình thành và phát triển của xã hội học 6
2.2. Các giai đoạn phát triển của xã hội học 9
2.3. Một số trào lưu xã hội học tiêu biểu 11
Chương 2:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC 22
1. Phương pháp luận nghiên cứu 22
1.1. Quan điểm nghiên cứu 22
1.2. Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu xã hội học 22
2. Tổ chức hoạt động nghiên cứu 23
2.1. Xác định đề tài nghiên cứu 23
2.2. Các thao tác nghiên cứu cơ bản 24
2.3. Một số phương pháp nghiên cứu cụ thể 24
Chương 3: HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI, TƯƠNG TÁC XÃ HỘI VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI 32
1. Hành động xã hội 32
1.1. Những vấn đề chung về hành động xã hội 32
1.2. Cấu trúc của hành động xã hội 34
1.3. Những yếu tố quy định hành động xã hội 35
1.4. Phân loại hành động xã hội 36
2. Tương tác xã hội 38
2.1. Khái niệm và đặc điểm của tương tác xã hội 38
2.2. Lý thuyết tương tác biểu trưng 39
2.3. Một số lý thuyết tương tác xã hội khác 40
2.4. Phân loại tương tác xã hội 41
3. Quan hệ xã hội 42
3.1. Nội dung, đặc điểm của quan hệ xã hội 42
3.2. Phân loại các quan hệ xã hội 43
Chương 4: CƠ CẤU XÃ HỘI, PHÂN TẦNG XÃ HỘI VÀ DI ĐỘNG XÃ HỘI 45
1. Cơ cấu xã hội 45
1.1. Khái niệm cơ cấu xã hội 45
1.2. Một số lý thuyết về cơ cấu xã hội 46
1.3. Các yếu tố của cơ cấu xã hội 461.4. Các loại cơ cấu xã hội cơ bản 51
2. Phân tầng xã hội 54
2.1. Bất bình đẳng xã hội 54
2.2. Nội dung của sự phân tầng xã hội 55
2.3. Giai cấp xã hội 56
3. Di động xã hội 58
3.1. Các hình thức di động xã hội 58
3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến di động xã hội 58
Chương 5: TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ THIẾT CHẾ XÃ HỘI 60
1. Tổ chức xã hội 60
1.1. Khái niệm tổ chức xã hội 60
1.2. Phân loại tổ chức xã hội 60
2. Thiết chế xã hội 69
2.1. Khuôn mẫu, chuẩn mực và giá trị xã hội 69
2.2. Thiết chế xã hội 75
Chương 6: VĂN HOÁ, XÃ HỘI HOÁ, BIẾN ĐỔI XÃ HỘI VÀ MỘT SỐ LĨNH
VỰC NGHIÊN CỨU KHÁC CỦA XÃ HỘI HỌC
82
1. Văn hoá 82
1.1. Khái niệm văn hoá 82
1.2. Các thành tố văn hoá 84
1.3. Tính đặc thù của văn hoá 87
1.4. Chức năng của văn hoá 88
1.5. Hội nhập văn hoá, hội nhập xã hội 88
2. Xã hội hoá 90
2.1. Quan niệm và định nghĩa về xã hội hoá 90
2.2. Môi trường xã hội hoá 91
2.3. Phân đoạn quá trình xã hội hoá 93
3. Biến đổi xã hội 95
3.1. Một số khái niệm cơ bản 95
3.2. Cách tiếp cận của xã hội học về biến đổi xã hội 97
3.3. Một số quan điểm hiện đại về biến đổi xã hội 98
3.4. Những nhân tố và điều kiện của sự biến đổi xã hội 100
3.5. Những biến đổi xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 102
4. Một số lĩnh vực nghiên cứu khác của xã hội học 103
4.1. Xã hội học về pháp luật 104
4.2. Xã hội học về tệ nạn xã hội 106
4.3. Xã hội học về gia đình 108
Tài liệu tham khảo 117
63 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 666 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g và giải pháp khắc phục...
Khi lựa chọn đề tài trong nghiên cứu xã hội học cần lưu ý: tính cấp thiết của vấn
đề nghiên cứu; tính hữu ích, tính khả thi và khả năng đáp ứng của đề tài về mặt khoa
học và thực tiến; khả năng và điều kiện thực hiện của nhà nghiên cứu... Tên đề tài cần
được trình bày một cách ngắn gọn, khoa học, câu chữ rõ ràng, chính xác. Không cho
phép tên đề tài có những từ ngữ, câu chữ không xác định và đa nghĩa.
2.2. Các thao tác nghiên cứu cơ bản
- Lập giả thuyết nghiên cứu
Xây dựng giả thuyết khoa học cho một đề tài nghiên cứu là yêu cầu bắt buộc đối
với mọi công trình nghiên cứu khoa học, điều đó thể hiện năng lực bước đầu của người.
Một giả thuyết khoa học hoàn chỉnh vừa mang tính giả định, vừa có tính định hướng
khoa học chặt chẽ; nhà nghiên cứu dựa vào đó để lập luận, chứng minh một lĩnh vực
hoạt động hay một nhân tố mới nào đó trong quá trình xã hội. Nhưng về nguyên tắc,
giả thuyết không được mâu thuẫn với sự kiện, thực trạng của vấn đề nghiên cứu và phải
phù hợp với định hướng phát triển của khoa học. Một giả thuyết khoa học thường vừa
mang tính khách quan, khoa học, vừa có tính chủ quan của người xác lập.
- Thao tác hoá khái niệm
Trong các lý thuyết khoa học mà nhà nghiên cứu vận dụng để thực hiện đề tài
luôn bao gồm nhiều khái niệm được kết cấu, sắp xếp theo cách lôgic. Yêu cầu đặt ra
cho nhà nghiên cứu là phải có kỹ năng vận dụng các khái niệm phù hợp với từng tình
huống, từng đối tượng nghiên cứu cụ thể. Muốn vậy, trước hết phải xác định được nội
hàm và ngoại diên của khái niệm; nắm vững các yếu tố: định danh, định tính và định
lượng của khái niệm. Các thao tác tư duy khoa học như: so sánh – đối chiếu, phân tích
– tổng hợp, phân tích – chứng minh, khái quát hoá – trừu tượng hoá, quy nạp – diễn
dịch... cho phép chúng ta có cơ sở thực tế để phân định ranh giới giữa cái cũ và cái
mới, cái tiến bộ và cái lạc hậu, cái đúng và cái chưa đúng... Trong quá trình nghiên
cứu, lý thuyết phải gắn với thực tiễn, phải nắm bắt các sự kiện thông qua quan sát, điều
tra, thực nghiệm, thể nghiệm và chứng minh, mới không rơi vào tình trạng lý thuyết
suông. Nghiên cứu lý thuyết không chỉ phải gắn liền với thực tiễn mà còn phục vụ yêu
cầu thực tiễn của đời sống xã hội.
2.3. Một số phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.3.1. Phương pháp chọn mẫu
- Khái niệm mẫu
Mẫu là những đơn vị phần tử tiêu biểu, có tính đại diện cao để nghiên cứu, được
lựa chọn trong tổng thể các phần tử của đối tượng nghiên cứu. Vì vậy, việc chọn một
mẫu nghiên cứu cần tuân thủ những yêu cầu sau:
+ Mẫu phải mang tính đại diện, nghĩa là phải tái tạo được những đặc trưng cơ
bản của tổng thể các phần tử trong đối tượng nghiên cứu.
+ Quy mô của mẫu nhất thiết phải nhỏ hơn quy mô của tập tổng quát (tức tổng
thể các phần tử của đối tượng nghiên cứu), nếu N là số phần tử của tập tổng quát và n
là số đơn vị phần tử mẫu thì: [N] > {n}.
+ Mẫu phải mang tính đầy đủ, tính chính xác, nghĩa là phải phản ánh đúng các
đặc trưng cơ bản của tập tổng thể.
+ Mẫu phải mang tính thích hợp, nghĩa là phải chọn đúng đối tượng theo đề tài
đã định.
+ Mẫu phải thuận tiện đối với việc tiến hành nghiên cứu, dễ kiểm tra, không có
sự trùng lặp các đơn vị nghiên cứu.
+ Mẫu phải đảm bảo những sai số thống kê cho phép do cách chọn mẫu gây ra
(có hai loại sai số: sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống).
- Các bước tiến hành chọn mẫu
+ Lập luận chứng về cơ cấu của mẫu, dựa trên cơ sở đã nghiên cứu sơ bộ về cơ
cấu của tổng thể.
+ Xác lập cơ cấu của tập mẫu trên cơ sở những thông tin xã hội mà nhà nghiên
cứu đã biết.
+ Tìm hiểu sự phân bố của mẫu, lập bảng thống kê các thông tin
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin
- Khái niệm tích tài liệu
Tài liệu là những vật lưu giữ các thông tin nhất định, tồn tại ở rất nhiều dạng
khác nhau như: văn bản, tranh ảnh, hiện vật, băng đĩa ghi âm, ghi hình Trong nghiên
cứu xã hội học cần phải có sự phân biệt các loại tài liệu, bằng cách dựa vào nội dung
thông tin chứa đựng trong đó. Trong các nguồn tài liệu thì tài liệu viết thường là nguồn
tài liệu phổ biến rộng rãi nhất và cũng đa dạng nhất. Trong nghiên cứu xã hội học, tài
liệu là nguồn thông tin quan trọng, có thể cho phép đưa ra các giả thuyết mang tính
khoa học, hay làm nảy sinh những định hướng nghiên cứu hợp lý.
- Phương pháp phân tích tài liệu
Phân tích truyền thống là phương pháp phân tích chiều sâu của tài liệu, nhằm tìm
hiểu những bí mật chưa được khám phá đang lưu giữ trong tài liệu. Phương pháp phân
tích này có thể bao gồm các bước:
+ Phân tích bên ngoài, nhằm xác định thời gian, không gian xuất hiện của tài liệu;
tác giả của tài liệu, mức độ tin cậy của tài liệu
+ Phân tích bên trong, nhằm xác định nội dung tài liệu.
+ Phân tích tâm lý, chủ yếu áp dụng khi phân tích tài liệu cá nhân.
Phân tích định tính là phương pháp phân tích lựa chọn những thông tin phù hợp
với chủ đề nghiên cứu, tập trung chú ý nhiều đến tính chất của thông tin thu thập được.
2.3.3. Phương pháp quan sát
Quan sát là một phương pháp khoa học được tiến hành theo những nguyên tắc:
- Phải tuân thủ mục tiêu nghiên cứu nhất định,
- Phải thực hiện theo những cách thức nhất định.
- Phải ghi chép các kết quả quan sát một cách khoa học.
Quan sát có ưu điểm là cho biết ngay ấn tượng trực tiếp về hành vi của con người
mà ta cần quan sát. Nhưng nhược điểm của quan sát là chỉ có thể cho phép nghiên cứu
được những hiện tượng, những quá trình xã hội đang diễn ra, chứ không thể nào
nghiên cứu được các xã hội quá khứ hay tương lai.
Mục đích của quan sát là làm sao thấy được bản chất và mức độ quan trọng của
các nhân tố quan hệ nội tại với hiện tượng xã hội tổng thể. Trong quan sát có thể cần
đến sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật như máy ghi âm, ghi hình.
2.3.4. Phương pháp trưng cầu ý kiến
Trưng cầu ý kiến là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp, nguồn thông
tin ở đây chính là những câu trả lời của người được hỏi. Phương pháp này được thực
hiện thông qua hệ thống câu hỏi được lập thành bảng hỏi.
- Bảng hỏi
Bảng hỏi là một công cụ đắc lực trong nghiên cứu thực nghiệm, thông thường
bảng hỏi là hình thức thể hiện những mục tiêu nghiên cứu của một đề tài, là một tập
hợp các câu hỏi được sắp xếp theo nguyên tắc: logic, nội dung, tâm lý. Mỗi cuộc
nghiên cứu xã hội học thực nghiệm có một bảng hỏi khác nhau. Bảng hỏi hay được
dùng trong nhiều trường hợp thường xây dựng theo phương pháp phỏng vấn, Ankét,
Mêtric xã hội. Một bảng câu hỏi được xây dựng tốt sẽ cho phép thu được những lượng
thông tin đáng tin cậy và khả quan, ngược lại một bảng hỏi kém chất lượng sẽ làm
thông tin thu được bị méo mó, sai lệch. Do vậy, cần phải đầu tư nhiều thời gian, công
sức, đây là một công việc trí tuệ vất vả. Chất lượng của bảng hỏi phụ thuộc vào trình
độ “tay nghề” của tác giả. Thông thường khi thiết lập một bảng câu hỏi, phải tính đến
hai yêu cầu cơ bản sau: 1/ Phải đáp ứng được mục tiêu của cuộc điều tra. 2/ Phải phù
hợp với trình độ và tâm lý của người được hỏi. Để xây dựng được một bảng hỏi cần
phải có được một sự hiểu biết nhất định về đối tượng nghiên cứu. Chất lượng của một
bảng hỏi phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của người lập bảng. Nội dung chủ yếu
của một bảng hỏi là các câu hỏi, thông thường có các loại câu hỏi sau:
+ Câu hỏi đóng, là câu hỏi đã có sẵn phương án trả lời, có hai dạng câu hỏi đóng:
Câu hỏi đóng đơn giản chỉ gồm hai phương án trả lời, đó là: có hoặc không. Đây là
loại câu hỏi lựa chọn thay cho câu hỏi loại trừ nhau. Câu hỏi đóng phức tạp có nhiều
phương án trả lời hơn và có đặc điểm là các phương án trả lời loại trừ nhau, người
được hỏi chỉ chọn một phương án duy nhất trong số các phương án mà người hỏi đưa
ra. Ví dụ: Anh (chị) có hài lòng với vị trí công tác của mình không? (Phương án trả lời:
1/ Hài lòng, 2/ Không hài lòng, 3/ Bình thường).
+ Câu hỏi mở, là loại câu hỏi chưa có phương án trả lời, người được hỏi tự đưa
ra câu trả lời của riêng mình. Ví dụ: Trong số các bài thơ tình của Xuân Diệu, anh
(chị) thích bài nào nhất?
Câu hỏi mở có khả năng bao quát rất rộng, nó cho phép ghi nhận được khá đầy
đủ chính kiến hoặc tâm tư suy nghĩ của đối tượng được hỏi. Do vậy nó thích hợp với
những cuộc phỏng vấn sâu, nhưng cần lưu ý dẫn dắt người được hỏi sao cho tránh sự
trả lời lan man, lạc đề.
+ Câu hỏi kết hợp (nửa đóng, nửa mở), đây là dạng câu hỏi mà người trả lời khi
chọn một phương án trả lời nào đó thì phải giải thích vì lại chọn như vậy. Ví dụ: Ông
(bà) có thích mô hình kinh tế trang trại không? Tại sao?
+ Câu hỏi kiểm tra, là những câu hỏi dùng để kiểm tra một phương án trả lời,
xem người được hỏi có trả lời đúng với suy nghĩ của mình hay không, mục đích nhằm
xác định mức độ tin cậy của câu trả lời.
+ Câu hỏi tâm lý, là những câu hỏi dùng để tháo gỡ những tình huống bế tắc
trong quá trình điều tra hay phỏng vấn. Tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà
đặt ra những câu hỏi khác nhau như: câu hỏi sự kiện, câu hỏi tình thế, câu hỏi định
hướng
+ Câu hỏi sự kiện, là những câu hỏi về thân thế, nghề nghiệp, tuổi tác, sức khoẻ,
giới tính, thành phần gia đình, địa vị xã hội, sở thích (... làm nghề gì, thu nhập tiền
lương thế nào?... Năm nay ông (bà) bao nhiêu tuổi, sức khoẻ ra sao?...). Loại câu hỏi
này thường sử dụng lúc bắt đầu phỏng vấn, để làm quen hoặc lúc tạm nghỉ giữa các câu
hỏi về ý kiến và động cơ. Thông tin thu được từ những câu hỏi này thường có độ tin
cậy rất cao, nên thường có vai trò thực hiện chức năng bổ sung và kiểm tra chất lượng.
+ Câu hỏi chức năng, là loại câu hỏi nhằm mục đích: kiểm tra sự am hiểu của
người được hỏi về vấn đề do nhà nghiên cứu đặt ra, kiểm tra tính trung thực của các
câu trả lời, thực hiện chức năng tâm lý (tạo ra sự hứng thú, giảm bớt sự căng thẳng mệt
mỏi cho người trả lời...)
+ Câu hỏi nội dung, là loại câu hỏi nhằm vào những vấn đề cơ bản mà nhà nghiên
cứu cần nắm bắt. Loại câu hỏi này có thể bao gồm hai nhóm: 1/ Nhóm các câu hỏi đặc
trưng cho một sự kiện nào đó tồn tại một cách hiện thực trong không gian và thời gian
xác định. 2/ Nhóm các câu hỏi thể hiện sự mong muốn đánh giá của các nhân hay
nhóm về một vấn đề nào đó.
Câu hỏi nội dung thường tập trung vào các khía cạnh: dân số, văn hoá, kinh tế,
chính trị tư tưởng, ý thức đạo đức hoặc về gia đình...
- Cấu trúc bảng hỏi
Mỗi bảng hỏi thông thường gồm có ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và
phần kết luận.
+ Phần mở đầu thường phải trình bày ba vấn đề: mục đích của cuộc điều tra;
hướng dẫn người được phỏng vấn cách trả lời các câu hỏi; khẳng định tính khuyết
danh của cuộc điều tra (nghĩa là người trả lời không cần ghi họ tên, địa chỉ của mình
vào phiếu).
+ Phần nội dung thường bắt đầu bằng những câu hỏi tiếp xúc, tiếp đến là các câu
hỏi nội dung (câu hỏi nội dung nên bố xen kẽ với câu hỏi tiếp xúc, câu hỏi kiểm tra,
câu hỏi chức năng nhưng không nên để hai câu hỏi chức năng liền kề). Phải sắp xếp
trật tự các câu hỏi sao cho mọi vấn đề được trình bày một cách mạch lạc, tạo điều kiện
để người được hỏi dễ dàng đưa ra các ý kiến của mình.
+ Phần kết luận là những câu hỏi nhằm kết thúc cuộc điều tra, thường là câu hỏi
mở, biểu thị sự quan tâm của người điều tra đến cuộc sống của người trả lời.
Ở nước ta, một bảng câu hỏi vừa phải và thông dụng thường có từ 18 đến 24 câu
hỏi, ước tính thời gian trả lời trong khoảng thời gian từ 20 đến 50 phút. Các câu hỏi
phải rõ ràng, cụ thể, không được hiểu theo nhiều nghĩa; hạn chế sử dụng các khái niệm
“thường xuyên”, “đôi khi”, các từ ngữ bác học hoặc từ ngữ thô thiển; nên tăng cường
các từ hỏi có tính đo lường.
- Phương pháp Ankét
Là phương pháp thu thập thông tin gián tiếp qua bảng câu hỏi. Đặc trưng của
phương pháp Ankét là chỉ sử dụng một bảng câu hỏi đã được quy chuẩn, dùng để hỏi
chung cho tất cả những người nằm trong mẫu điều tra. Thông thường người hỏi và đáp
không tiếp xúc trực tiếp với nhau mà thông qua cộng tác viên.
Bằng phương pháp điều tra Ankét, chúng ta có thể trong cùng một lúc thu thập
được ý kiến của nhiều người, với một bộ chỉ báo khá nhiều chiều và tiện xử lý bằng
máy vi tính. Phương pháp điều tra Ankét có thể tiến hành qua 3 phương thức: qua cộng
tác viên, gửi phiếu đến người được hỏi qua bưu điện, qua điện thoại.Lưu ý, khi tiến
hành điều tra Ankét qua bưu điện hoặc qua điện thoại, cần phát dư số phiếu cho những
nhóm xã hội có khả năng không gửi đủ số phiếu về cho người điều tra.
2.3.5. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin qua hỏi và đáp. Người điều tra đặt
câu hỏi cho đối tượng cần được khảo sát, sau đó ghi vào phiếu khi kết thúc phỏng vấn.
- Các loại phỏng vấn
+ Phỏng vấn tiêu chuẩn hoá, là cuộc phỏng vấn được tiến hành theo một trình tự
nhất định, với một nội dung đã được vạch sẵn và dùng để hỏi mọi đối tượng được
phỏng vấn. Đặc điểm của phỏng vấn kiểu này là sự gò bó, cứng nhắc, vì cả người
phỏng vấn và người được phỏng vấn đều phải tuân theo một trình tự nghiêm ngặt.
Người phỏng vấn không được tự ý thay đổi nội dung hay trật tự của các câu hỏi. Kết
quả của kiểu phỏng vấn này rất tiện cho việc xử lý bằng máy vi tính.
+ Phỏng vấn không tiêu chuẩn hoá, là cuộc đàm thoại tự do theo một chủ đề đã
được vạch sẵn. Cuộc phỏng vấn loại này tuỳ theo tình huống cụ thể mà đưa ra những
câu hỏi khác nhau, hoặc thay đổi trật tự câu hỏi.
+ Phỏng vấn sâu, là những cuộc phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia hoặc đi sâu vào
tìm hiểu một vấn đề chính trị, kinh tế hay xã hội hóc búa nào đó. Yêu cầu đối với người
tiến hành phỏng vấn kiểu này là phải có nhiều kinh nghiệm, học vấn cao, am hiểu khá
sâu sắc lĩnh vực cần khảo sát. Mặt khác, người phỏng vấn phải có trình độ điêu luyện
và thành thạo đến mức nhuần nhuyễn nghệ thuật phỏng vấn.
- Nghệ thuật phỏng vấn
Nghệ thuật đặt câu hỏi tại sao, trong thực tế của các cuộc phỏng vấn, nếu người
phỏng vấn chỉ lắng nghe một cách thụ động, đơn thuần các câu trả lời thì rất dễ sa vào
những chi tiết lan man, thiếu trọng tâm, lạc đề hoặc rơi vào những sự kiện, những ý
tưởng vụn vặt không gắn gì với vấn đề cần nắm bắt. Do vậy, cần phải nắm vững các
nguyên tắc cơ bản sau:
+ Các khía cạnh đưa ra để hỏi phải được sắp xếp theo một trật tự rõ ràng, chính
xác.
+ Nội dung câu hỏi phải cụ thể, hiểu theo một nghĩa, tránh những câu hỏi mập mờ
hàm ý nhiều nghĩa ở bên trong.
+ Các câu hỏi đặt ra phải vô tư, tế nhị, tránh dẫn dắt người trả lời theo ý muốn
chủ quan của mình.
+ Chỉ nên hỏi từng câu hỏi và chú ý những manh mối đã được nói ra hay còn bị
che dấu mà người trả lời còn chưa muốn thổ lộ. Một nhà nghiên cứu giỏi chỉ đặt ra
những câu hỏi gián tiếp, sử dụng kỹ thuật chuyên môn điêu luyện với sự quan sát tinh
tế để tìm ra sự thật còn ẩn dấu phía sau các hiện tượng quan sát.
Nghệ thuật lắng nghe, những người phỏng vấn cần rèn luyện để nhận thức được
rằng: biết cách nghe đúng là một công việc cực kỳ khó khăn. Quy luật tâm lý cho thấy,
thông thường người nghe hay mắc phải những sai lầm vô thức. Một là, rơi vào trạng
thái thụ động. Hai là, thường nôn nóng muốn biết ngay tức thời sự thật. Việc lắng nghe
một cách chủ động sáng tạo, đòi hỏi phải có sự nhạy cảm cao trong tư duy, kết hợp
giữa trực giác và cảm giác một cách chính xác. Một số điều cần chú ý khi lắng nghe:
+ Phải lưu ý đến cả nghĩa đen và nghĩa bóng của những điều mà người được
phỏng vấn nói ra. Cần nhạy cảm thu nhận và phán đoán được những ý nghĩa thực sự ẩn
dấu đằng sau các câu trả lời, có nghĩa là phải biết suy luận, chắt lọc và tìm hiểu những
chỉ báo về những gì mà người nói còn băn khoăn, lo lắng hay đã tin tưởng và khẳng
định.
+ Người phỏng vấn phải hiểu được ý nghĩa của từng chi tiết, mỗi khi người trả lời
do dự, im lặng hay những cách biểu hiện khác nhau khi trả lời một câu hỏi nào đó.
+ Phải có nghệ thuật khêu gợi, khích lệ người được phỏng vấn nói thật, nói hết
những điều sâu kín mà thông thường người ta không muốn bộc lộ ra. Người phỏng vấn
phải biết kiên nhẫn chờ đợi, phải có khả năng chia sẻ, khêu gợi và thể hiện một tình
cảm chân tình với một tấm lòng thành thật.
- Phương pháp Mêtric xã hội
Đây là một biến thể độc đáo của phương pháp phát vấn, nhằm làm sáng rõ cơ cấu
và tính chất của quan hệ giữa các cá nhân trong các nhóm, các tập thể với nhau. Việc
vận dụng phương pháp Mêtric xã hội cho phép xác định mức độ đoàn kết hay chia rẽ,
thái độ thiện chí, ủng hộ hay ác cảm, mức độ hoà hợp sẵn sàng được cộng tác hay dửng
dưng, kình địch của các thành viên trong nhóm.
Thông thường, phương pháp Mêtric xã hội được tiến hành bằng một cuộc phỏng
vấn cá nhân, nhà nghiên cứu tiếp xúc một - một với đối tượng được khảo sát. Mục đích
của cuộc nghiên cứu được nhà xã hội học giải thích một cách tế nhị và kín kẽ bằng
miệng cho người được khảo sát. Điều lưu ý có tính nguyên tắc là câu trả lời và nội
dung của cuộc trao đổi cần được giữ kín tuyệt đối bí mật. Các tiêu chí Mêtric xã hội
gồm:
- Lựa chọn: ý muốn hợp tác với một cá nhân khác,
- Khước từ: từ cối không muốn hợp tác với một cá nhân nào đó,
- Bỏ mặc: là sự không chú ý của một người nào đó đến một người khác (không
khước từ và cũng không lựa chọn).
Các mẫu câu hỏi thường dùng trong phương pháp Mêtric xã hội:
- Anh (chị) muốn cùng cộng tác với ai trong bộ máy lãnh đạo của cơ quan ?
- Đồng chí muốn cùng ai tham gia vào cuộc khảo sát chuyên môn, nghiệp vụ ở cơ
quan sắp tới ?
- Bạn sẽ mời ai cùng tham gia chuyến du lịch trong mùa hè năm nay ?...
Phương pháp Mêtric xã hội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lựa chọn ra các
kíp lãnh đạo, quản lý Kíp làm việc ăn ý có hiệu quả, khắc phục hoặc hạn chế được
những ban quản lý, hay nhóm lao động thường xuyên mất đoàn kết, xung đột lẫn nhau,
dẫn đến sự lãng phí sinh lực, vật lực và những thiệt hại khác.
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC CHƯƠNG 2
1. Câu hỏi ôn tập:
1. Phân tích quan điểm nghiên cứu của xã hội học.
2. Trình bày mục đích, ý nghĩa nghiên cứu của xã hội học.
3. Trình bày nội dung của việc lựa chọn đề tài nghiên cứu trong xã hội học.
4. Thao tác hoá khái niệm là gì?
5. Trình bày nội dung các bước tiến hành của phương pháp trưng cầu ý kiến.
6. Trình bày nội dung các bước tiến hành của phương pháp phỏng vấn
7. Mẫu là gì? Trình bày các phương pháp chọn mẫu.
8. Trình bày các kỹ năng của phương pháp phỏng vấn.
9. Bảng hỏi là gì? Các loại câu hỏi trong một bảng hỏi.
2. Hướng dẫn tự học:
- XHH là khoa học vừa nghiên cứu lý luận, vừa nghiên cứu thực nghiệm; nhờ có lý luận
nên XHH mới xác định đúng đối tượng, chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu của mình; đồng thời,
thông qua các kết quả nghiên cứu thực nghiệm để kiểm chứng, bổ sung và hoàn thiện các vấn
đề lý luận.
- Xác định đề tài nghiên cứu là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của NCKH,
việc lựa chọn đề tài nghiên cứu trong XHH vừa phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của mọi
khoa học, vừa phải phù hợp với mục đích và nhiệm vụ của khoa học này.
- Phương pháp trưng cầu ý kiến, phương pháp phỏng vấn là những phương pháp nghiên
cứu thông dụng, phổ biến và có vai trò quan trọng trong nghiên cứu XHH. Mỗi phương pháp
đều có các nguyên tắc, các bước tiến hành và những kỹ năng nghiệp vụ. Hệ thống câu hỏi và
tiết lập một bảng hỏi là những công cụ đắc lực trong nghiên cứu XHH.
Chương 3
HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI, TƯƠNG TÁC XÃ HỘI VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI
1. HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI
1.1. Những vấn đề chung về hành động xã hội
1.1.1. Nguồn gốc của khái niệm hành động xã hội
Hành động xã hội đã được đề cập đến trong hàng loạt lý thuyết xã hội học của
nhiều nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới (Pareto, Weber, Znaniecki, G. Mead,
Parsons). Những lý thuyết này đều coi hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ
giữa con người và xã hội, là cơ sở của đời sống xã hội của con người.
Lý thuyết hành động xã hội ra đời nhằm phản ứng lại quan điểm của các nhà
hành vi luận (Behaviorism) về hành động của con người. Chủ nghĩa hành vi cho rằng
chúng ta không thể nghiên cứu được những yếu tố bên trong quy định hành động của
cá nhân mà chỉ có thể nghiên cứu được những yếu tố bên ngoài.
1.1.2. Định nghĩa về hành động xã hội
- Trên phương diện triết học: hành động xã hội chính là một hình thức hoặc cách
thức giải quyết các mâu thuẫn, các vấn đề xã hội. Hành động xã hội được tạo ra bởi
các phong trào xã hội, các tổ chức và các đảng phái chính trị. Có thể phân chia hành
động xã hội thành nhiều loại (hành động kinh tế, hành động chínhtrị, hành động cách
mạng).
- Định nghĩa của M. Weber: Hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gắn cho
ý nghĩa chủ quan nhất định, động cơ bên trong chủ thể là nguyên nhân của hành động,
do vậy có thể nghiên cứu được cái yếu tố chủ quan thúc đẩy hành động. Chỉ có những
hành động nào có động cơ, mục đích thì mới được coi là hành động xã hội. Cho nên
trong hành động xã hội bao giờ cũng có sự tham gia của yếu tố ý thức, dù mức độ có
thể khác nhau.
Một số nhà xã hội học khác như F. Znariceki, H.G. Mead cũng đồng tình với M.
Weber rằng, hành động bao giờ cũng có sự tham gia của ý thức, nó được gọi là “tâm
thế” của các cá nhân. Cần phân biệt với các yếu tố khách quan như: sự xô đẩy, va
chạm, kích động nào đó từ bên ngoài không được coi là hành động xã hội. Đời sống xã
hội là tập hợp phức tạp các hành động xã hội của các cá nhân có quan liên quan tới
nhau, quy định lẫn nhau hoặc thậm chí xung đột lẫn nhau. Hành động xã hội luôn gắn
với tính cách của các cá nhân, nó bị quy định bởi các yếu tố nhu cầu, mục đích, định
hướng giá trị của chủ thể hành động. Tất cả các yếu tố đó chính là phương thức tồn tại
của chủ thể hành động.3
1.1.3. Hành vi và hành động xã hội
3 Trịnh Thị Chinh: Giáo trình Xã hội học đại cương và chuyên biệt, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nôi, 2008,
Tr.135.
Khái niệm hành vi và hành động xã hội là những khái niệm thường gặp trong các
tài liệu xã hội học. Nội dung khái niệm hành vi được đề cập đến trong lý thuyết hành
vi ở Mỹ. Lý thuyết hành vi cho rằng chúng ta chỉ có thể nghiên cứu những phản ứng
quan sát được của hành vi cá nhân khi họ trả lời các kích thích. Do vậy các yếu tố như:
tâm lý, ý thức của con người không trở thành đối tượng nghiên cứu của lý thuyết hành
vi. J. Watson, một đại diện tiêu biểu của thuyết hành vi tâm lý, đưa ra mô hình hành vi
gồm một chuỗi các kích thích và các phản ứng:
S → R (S = tác nhân, R = phản ứng)
Theo sơ đồ này, hành vi của con người là hoàn toàn máy móc, cơ học, cá nhân bị
hạ xuống thành những cái máy phản ứng.
Như vậy theo cách hiểu của lý thuyết hành vi chính thống, hành vi của con người
chỉ là những phản ứng quan sát được sau các kích thích, những phản ứng của con
người mà không quan sát được thì nghĩa là không có hành vi.
Trong quá trình phát triển của lý thuyết hành vi, các nhà nghiên cứu chú ý nhiều
hơn đến tính xã hội của nó và vì thế khái niệm hành vi xã hội ngày càng trở nên thông
dụng. Các nhà hành vi xã hội chủ trương, hành vi xã hội là một chỉnh thể thống nhất
gồm các yế tố bên trong và bên ngoài có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Giữa tác nhân
kích thích và phản ứng luôn có các yếu tố trung gian như: nhu cầu sinh lý và các yếu
tố nhận thức hay hệ thống nhu cầu, hệ thống giá trị và tình huống thực hiện hành vi.
Điều đó có nghĩa là, trước mỗi tác nhân và trước khi phản ứng các cá nhân phải suy
nghĩ, đối chiếu, cân nhắc chứ không phải phản ứng một cách máy móc; chính vì thế
khái niệm hành vi xã hội rất dễ bị nhầm lẫn với khái niệm hành động xã hội.
1.1.4. Hành động vật lý - bản năng và hành động xã hội
- Hành động vật lý - bản năng
Hành động này còn được gọi là hành động sinh học hay hành động vật lý. Đó là
những hành động không mang hoặc rất ít mang tính xã hội và không bị sự chi phối của
ý thức. Khi thực hiện những hành động này cá nhân hoàn toàn không đủ thời gian để
suy nghĩ xem, thực hiện hành động đó như thế nào? Tại sao phải thực hiện? Cá nhân
thực hiện các hành động này dường như bất chấp mọi điều kiện hành động (thái độ, ý
kiến của những người xung quanh), thậm chí bất chấp cả ý chí hay mong muốn chủ
quan của bản thân, và cho nên đó chỉ là những phản ứng hết sức máy móc4.
- Hành động xã hội
Theo Parsons, hành động xã hội khác với hành động vật lý, hành động bản năng
sinh học ở chỗ nó bị điều chỉnh bởi hệ thống biểu tượng mà các cá nhân sử dụng trong
các tương tác hàng ngày như hệ thống ngôn ngữ, giá trịĐồng thời ông đưa ra ba dấu
hiệu căn bản để phân biệt sự khác nhau giữ hành động bản năng và hành động xã hội.
4 Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng: Xã hội học, Nxb Đại hoạ Quốc gia, Hà Nội – 1997, Tr.33.
Dấu hiệu Hành động bản năng Hành động xã hội
1 Phản ứng trực tiếp với tác nhân Phản ứng gián tiếp thông qua biểu
tượng (cử chỉ, lời nói, giá trị xã hội)
2
Không phụ thuộc vào hệ thống giá
trị, chuẩn mực chính thống của xã
hội, nên còn được gọi là hành động
không có tính chuẩn mực
Dựa vào hệ thống giá trị, chuẩn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_xa_hoi_hoc_dai_cuong_phan_1.pdf