Giáo trình Xã hội học đại cương (Phần 2)

Chức năng của văn hoá

Trong những công trình nghiên cứu về văn hoá, có rất nhiều cách xác định khác

nhau về chức năng của văn hoá, ở đây chỉ đề cập đến cách quan niệm của xã hội học về

chức năng văn hoá.

Văn hoá ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sống của mỗi cá nhân. Con người sinh

ra, lớn lên và nhân cách được hình thành trong môi trường văn hoá nào sẽ mang đậm

dấu ấn của nền văn hoá đó. Văn hoá có thể được coi như cái khuôn để đúc nên nhân

cách con người. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào sự thích nghi của từng người.

Mỗi người tiếp thu văn hoá theo một lối riêng của mình, ở đây văn hoá mang lại cho cá

nhân một hình thù, một bộ mặt nhất định, cho phép họ tồn tại và hoạt động được trong

một xã hội nào đó.

Các hệ thống xã hội được hình thành là do có sự liên hệ lẫn nhau giữa các cá nhân

hay các nhóm xã hội. Văn hoá không chỉ phản ánh mối liên kết giữa họ trong hệ thống

xã hội mà còn góp phần quan trọng vào việc duy trì sự tồn tại của hệ thống xã hội.

Văn hoá tạo nên bản sắc khác nhau của các xã hội, cũng như tạo nên sự khác biệt

giữa con người với con người. Văn hoá được dùng như là cái nhãn mác để phân biệt

con người của xã hội này với con người của xã hội khác. Ví dụ như người Việt Nam,

người Trung Quốc, văn hoá Việt Nam, văn hoá Trung Quốc

Văn hoá là sản phẩm của loài người, nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ

khác thông qua quá trình xã hội, được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và

tương tác xã hội của con người. Văn hoá là trình độ phát triển của xã hội và con người

được biểu hiện trong các hình thức tổ chức đời sống, cũng như trong các giá trị vật chất

và tinh thần do con người sáng tạo ra.

pdf59 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Xã hội học đại cương (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được nhiều người tán thành, thừa nhận. Theo nhận thức của xã hội học, chân lý là sự phản ánh đúng đắn thế giới khách quan trong ý thức con người, là những quan niệm về cái thật và cái đúng. Chính vì vậy mà trong xã hội, mỗi nền văn hoá đều có những cái thật và cái đúng khác nhau; cái mà nền văn hoá này coi là chân lý thì có thể lại bị phủ nhận ở một nền văn hoá khác. Một cá nhân không thể xây dựng được chân lý, mà chân lý chỉ có thể được hình thành thông qua nhóm hay cộng đồng người. Các cá nhân nhờ trải qua quá trình tiếp xúc, tương tác với các nhóm nhỏ, nhóm lớn mà hình thành nên những ý kiến cho là đúng, là thật và ngày càng có tính khách quan hơn, gần với hiện thực hơn. Chân lý luôn luôn là cụ thể vì cái khách quan hiện thực là nguồn gốc của nó. Con người tồn tại không tách rời những điều kiện khách quan lịch sử cụ thể, khi mà những điều kiện khách quan thay đổi thì chân lý khách quan cũng thay đổi. Mỗi dân tộc đều có những hoàn cảnh lịch sử khác nhau và vì vậy trong nền văn hoá của họ có các bộ phận chân lý khác nhau. Thậm chí trong nền văn hoá của một dân tộc ở những thời điểm lịch sử khác nhau cũng có các chân lý khác nhau. 1.2.2. Giá trị Giá trị là cái mà ta cho là đáng có, ta thích và ta cho là quan trọng để hướng dẫn cho hành động của ta. Phần lớn các giá trị căn bản của xã hội đều được con người tiếp nhận ngay từ khi còn nhỏ thông qua gia đình, nhà trường, bạn bè, thông tin đại chúng và qua các nguồn khác nhau của xã hội (xã hội hoá). Những giá trị này trở thành một phần của nhân cách con người. Giá trị có vai trò chỉ ra cái gì là phù hợp, cái gì không phù hợp với cá nhân, với cộng đồng, với xã hội, cho nên chúng đồng thời chấp nhận hoặc phủ nhận những kiểu hành vi nào đó. Giá trị ảnh hưởng đến động cơ hành động và hướng dẫn cho hành động của con người, vì thế có thể quan sát hành động của một người nào đó mà đoán được giá trị của anh ta. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ là giá trị và hành động không nhất quán với nhau. Giá trị là cái có thực và tồn tại trong hiện thực, cho nên nó phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của từng xã hội. Mỗi xã hội, mỗi nền văn hoá có những hệ giá trị khác nhau; hệ giá trị của một xã hội là phương hướng phấn đấu cho toàn xã hội. 1.2.3. Mục tiêu Mục tiêu được coi như là sự dự đoán trước kết quả của hành động, là cái đích thực tế cần phải hoàn thành, con người bao giờ cũng tổ chức các hành động của mình xoay quanh những cái đích thực tế đó. Mục tiêu có khả năng tập hợp các hành động khác nhau của con người vào trong một hệ thống. Trong đời sống của hiện thực xã hội bao giờ cũng tồn tại những mục tiêu cá nhân và mục tiêu chung của cộng đồng xã hội. Mục tiêu chung có thể được hình thành nhờ có sự đồng ý lẫn nhau của các mục tiêu cá nhân, hoặc sự trùng hợp của một vài mục tiêu cá nhân của các thành viên trong nhóm. Mục tiêu là một bộ phận của văn hoá và phản ánh văn hoá của một dân tộc. Mục tiêu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của giá trị, giá trị như thế nào thì dễ sinh ra mục tiêu như thế, không có giá trị thì không có mục tiêu, giá trị gắn bó với mục tiêu. Các tổ chức xã hội tồn tại được là do sự tương tác của các thành viên khi cùng nhau chia sẻ những mục tiêu và giá trị chung. Mục tiêu và giá trị tạo ra con người hành động, tạo ra sự tồn tại của tổ chức xã hội. Khi giá trị và mục tiêu không thống nhất thì tổ chức xã hội sẽ suy yếu, do vậy, muốn củng cố tổ chức xã hội thì phải củng cố giá trị và mục tiêu. 1.2.4. Chuẩn mực Chuẩn mực là tập hợp tất cả những mong đợi, những yêu cầu, những nguyên tắc của xã hội được ghi nhận bằng lời nói, bằng ký hiệu hay bằng các biểu trưng có tác dụng định hướng cho các hành vi của cá nhân trong xã hội. Chuẩn mực thực hiện chức năng liên kết, điều chỉnh, duy trì quá trình hoạt động của xã hội cũng như của các mối quan hệ tác động lẫn nhau của các cá nhân và các nhóm xã hội. Phạm vi của chuẩn mực rất rộng, bao hàm từ những đạo luật, những quy tắc chặt chẽ nhất cho đến những quy định lỏng lẻo giữa một số cá nhân với nhau. Mỗi địa vị xã hội đều có những chuẩn mực riêng, mỗi thành viên của một tổ chức xã hội nào đó đều phải tiếp nhận và tự giác tuân theo chuẩn mực của tổ chức đó. Trong quá trình sống, các chuẩn mực thấm vào con người một cách tự nhiên. Dựa vào những căn cứ khác nhau mà người ta chia chuẩn mực ra thành nhiều loại: + Căn cứ vào mức độ cộng đồng để chia thành: chuẩn mực toàn xã hội và chuẩn mực của các hệ thống xã hội nhỏ (chuẩn mực nhóm). + Căn cứ vào mức độ thiết chế để chia thành: Chuẩn mực được thiết chế hoá, tức là những quy tắc được thực hiện bởi các thiết chế chính thức quy định bằng văn bản và chuẩn mực không được thiết chế hoá, tức là những quy tắc được quy định không chính thức bằng truyền miệng. Ngoài ra chuẩn mực còn biểu lộ dưới hình thức lề thói và phép tắc: + Lề thói là những tục lệ, những quy ước đã đưa ra các quy tắc đối với hành vi của con người trong một nhóm hay trong một xã hội. Sự vi phạm lề thói thường chỉ bị chỉ trích nhẹ nhàng, cùng lắm là loại ra khỏi cộng đồng. Lề thói được con người tiếp thu qua giao tiếp và được truyền đi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Con người thường tiếp nhận lề thói một cách dễ dàng theo kiểu nhập gia tuỳ tục hay đất lề quê thói, chấp nhận như là một sự đương nhiên. + Phép tắc là những chuẩn mực quan trọng hơn lề thói, do vậy trong mỗi cộng đồng thường cử ra một nhóm người làm nhiệm vụ thực thi các phép tắc. Những cá nhân vi phạm phép tắc sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc, có thể bị khai trừ ra khỏi cộng đồng bằng cách đi tù, thậm chí bị xử tử hình. Chuẩn mực quan trọng nhất đối với mọi xã hội là pháp luật, pháp luật là những chuẩn mực có tính pháp chế. Nó không chỉ đơn thuần quy định những hành vi nào là không được phép mà còn đưa ra những hình phạt đối với những cá nhân vi phạm luật. Pháp luật, lề thói, phép tắc là những thành tố của văn hoá cho nên chúng có thể rất khác nhau trong những trong những xã hội hay những nhóm văn hoá khác nhau. 1.3. Tính đặc thù của văn hoá Mọi quốc gia, dân tộc hay cộng đồng xã hội đều có nền văn hoá riêng của mình. Tính chất, trình độ của các nền văn hoá đó có thể không giống nhau, nhưng tất cả đều liên quan đến môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và các khuôn mẫu xã hội, các hệ thống giá trị, các thiết chế. Mọi nền văn hoá đều bắt rễ trên một mảnh đất sinh tử, phát triển và phụ thuộc vào một môi trường sinh thái. Môi trường này góp phần vào việc hình thành những quan niệm, giá trị, chuẩn mựcNhững con người cùng chung một nền văn hoá, một hệ thống văn hoá không nhất thiết phải có biểu hiện trình độ văn hoá giống nhau, như nhau, mà tuỳ thuộc vào vai trò, vị thế của từng người. Văn hoá là sự tích luỹ sáng tạo của nhiều đời người, cho nên nó là cái có trước mọi cá nhân và trường tồn hơn mọi đời sống của cá nhân. Một nền văn hoá toàn diện là một nền văn hoá bao hàm những thiết chế cơ bản của xã hội. Mặt khác văn hoá được xem là ý thức hệ của xã hội, mà ý thức hệ là yếu tố mang lại cho xã hội đặc tính riêng biệt và nổi bật của nó. Vì vậy có thể phân biệt các nền văn hoá khác nhau bằng cách dựa vào các thết chế cơ bản. Khi xã hội vận động và phát triển thì bao giờ cũng kéo theo sự vận động và phát triển của văn hoá. Ở đâu có sự tiếp xúc giữa các nền văn hoá thì ở đó dễ nảy sinh những yếu tố văn hoá mới và kinh tế, xã hội ở đó cũng phát triển nhanh hơn. Ngôn ngữ là biểu tượng, là mối liên hệ mật thiết của văn hoá. Đối với một cá nhân, biết một thứ tiếng không chỉ đơn thuần là có thêm một công cụ để giao tiếp mà đó còn là một phương tiện quan trọng để hiểu biết một nền văn hoá. Việc phân chia tiến trình phát triển của lịch sử loài người thành các thời kỳ văn hoá như: văn hoá đồ đá, văn hoá đồ đồng, văn hoá đồ sắt hay văn hoá nguyên thuỷ, văn hoá cổ đại, văn hoá nông nghiệp, công nghiệp chứng tỏ văn hoá là một dấu hiệu quan trọng của xã hội loài người. Nguồn gốc của văn hoá bắt nguồn từ xã hội, ở đâu có sự tồn tại của xã hội loài người thì ở đó nhất định tồn tại một nền văn hoá ở một trình độ nhất định. Ngày nay, việc phân loại văn hoá không còn tuân theo xu hướng tư duy logic hình thức, phân tích chẻ nhỏ các sự kiện tổng thể của văn hoá như kiểu phân chia thành: văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần, văn hoá xã hội Bởi vì cách phân chia như vậy sẽ bế tắc khi phải lý giải sự gắn bó hữu cơ giữa cái hữu thể và cái vô hình của văn hoá. Người ta có thể dựa vào các thiết chế cơ bản của xã hội để phân chia văn hoá thành: văn hoá gia đình, văn hoá giáo dục, văn hoá lễ hội, văn hoá ẩm thực mà trong đó các yếu tố văn hoá vật thể và phi vật thể, hữu hình và tâm linh luôn tồn tại, ẩn chứa trong nhau. Điều này được thể hiện phong phú trong văn hoá gia đình, văn hoá ẩm thực. Trong ăn uống, cơm, canh, cá, thịt, rượu, bia, nước uống là những cái hữu thể, nhưng cùng với nó là những cái phi hữu thể rất đa dạng và phức tạp như cách thức chế biến món ăn, cách thức thưởng ngoạn chúng hay các nghi thức giao tiếp trong ăn – uống, cách quan niệm về bữa ăn (ăn bữa cơm thường, ăn cơm khách, ăn giỗ, ăn cỗ, tiệc mừng, đám khao). Tóm lại, trong các yếu tố văn hoá vật thể luôn chứa đựng các yếu tố văn hoá phi vật thể. Sở dĩ các sản phẩm vật chất được coi là sản phẩm văn hoá vì chúng là biểu tượng của tác phong và các hoạt động của con người; là phương tiện truyền thông mà trong đó con người ký thác những tâm tư, nguyện vọng và sự sáng tạo của mình. 1.4. Chức năng của văn hoá Trong những công trình nghiên cứu về văn hoá, có rất nhiều cách xác định khác nhau về chức năng của văn hoá, ở đây chỉ đề cập đến cách quan niệm của xã hội học về chức năng văn hoá. Văn hoá ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sống của mỗi cá nhân. Con người sinh ra, lớn lên và nhân cách được hình thành trong môi trường văn hoá nào sẽ mang đậm dấu ấn của nền văn hoá đó. Văn hoá có thể được coi như cái khuôn để đúc nên nhân cách con người. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào sự thích nghi của từng người. Mỗi người tiếp thu văn hoá theo một lối riêng của mình, ở đây văn hoá mang lại cho cá nhân một hình thù, một bộ mặt nhất định, cho phép họ tồn tại và hoạt động được trong một xã hội nào đó. Các hệ thống xã hội được hình thành là do có sự liên hệ lẫn nhau giữa các cá nhân hay các nhóm xã hội. Văn hoá không chỉ phản ánh mối liên kết giữa họ trong hệ thống xã hội mà còn góp phần quan trọng vào việc duy trì sự tồn tại của hệ thống xã hội. Văn hoá tạo nên bản sắc khác nhau của các xã hội, cũng như tạo nên sự khác biệt giữa con người với con người. Văn hoá được dùng như là cái nhãn mác để phân biệt con người của xã hội này với con người của xã hội khác. Ví dụ như người Việt Nam, người Trung Quốc, văn hoá Việt Nam, văn hoá Trung Quốc Văn hoá là sản phẩm của loài người, nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội, được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hoá là trình độ phát triển của xã hội và con người được biểu hiện trong các hình thức tổ chức đời sống, cũng như trong các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. 1.5. Hội nhập văn hoá, hội nhập xã hội Trong xã hội học, danh từ hội nhập được hiểu là những diễn tiến xã hội như sự đồng hoá, sự xã hội hoá, sự thích nghi văn hoá Chẳng hạn, trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, nhiều nông dân bỏ làng quê ra thành thị làm ăn, sinh sống. Đó chính là quá trình hội nhập của người nông dân vào cuộc sống đô thị, họ từ bỏ các mối quan hệ gia tộc, láng giềng thân thuộc ở nông thôn, tiếp nhận và thiết lập những quan hệ xã hội mới của lối sống đô thị. Do đó hội nhập vừa có ý nghĩa như một diễn tiến, vừa như là một kết quả diễn ra không bao giờ ngừng trong cuộc sống của con người. Sự hội nhập văn hoá xã hội có tính chất tương đối, sự biến đổi của hệ thống xã hội văn hoá được xem như là điều kiện cần thiết cho sự điều hành về xã hội và văn hoá. Điều kiện thứ nhất là phải duy trì sự hợp tác, và điều kiện thứ hai là nhằm thoả mãn các nhu cầu xã hội văn hoá. 1.5.1. Hội nhập văn hoá Con người trong xã hội không thể sống cô lập mà luôn luôn có mối quan hệ với người khác, với khuôn mẫu tác phong được mọi người thừa nhận. Chính vì vậy, có thể tìm hiểu quá trình hội nhập văn hoá qua khuôn mẫu tác phong và lĩnh vực văn hoá nói chung. Trong hội nhập văn hoá, các thiết chế chủ yếu luôn có sự phối hợp vững chắc với nhau. Tuy nhiên, văn hoá luôn có sự chuyển biến không đồng đều, tốc độ phát triển của các thành phần văn hoá cũng rất khác nhau, do đó một thiết chế nào đó có thể phát triển chậm hơn. Một truyền thống, một phong tục, cho dù là hủ tục cũng không dễ gì một sớm, một chiều có thể xoá bỏ được ngay. Một nhân tố văn hoá mới, tiến bộ cũng vậy, từ khi xuất hiện cho đến khi được củng cố và khẳng định, phải qua một quá trình trải nghiệm lâu dài của đời sống xã hội. Sự hội nhập văn hoá thường gắn liền với quá trình tiếp xúc, giao lưu và tiếp biến văn hoá. Trong thời đại ngày nay, không có một dân tộc nào có thể tách rời, sống biệt lập với thế giới. Riêng với văn hoá, tiến bộ của khoa học công nghệ thông tin lại càng đặt ra việc phát triển văn hoá dân tộc không thể tách rời với văn hoá thế giới. Hằng số của văn hoá Việt Nam là mở cửa đón nhận truyền thống văn hoá bốn phương, tiếp nhận cái tốt, cái thích hợp, loại bỏ cái xấu, cái không thích hợp. Nếu mất bản sắc dân tộc thì cũng mất văn hóa, và khi đã mất văn hoá thì cũng mất dân tộc. 1.5.2. Hội nhập xã hội Thông thường, khi xem xét sự hội nhập xã hội người ta chú ý đến các khía cạnh: - Hội nhập về nhân cách xã hội - Hội nhập vào các đoàn thể - Hội nhập với toàn xã hội. Hội nhập không xoá bỏ sự khác biệt, nó chỉ tạo ra sự phối hợp và định hướng cho những khác biệt. Hội nhập xã hội và đồng hoá xã hội là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Trong hiện thực của đời sống xã hội ít khi có sự gắn bó giữa văn hoá và xã hội, thường thì cái này là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của cái kia. 2. XÃ HỘI HOÁ 2.1. Quan niệm và định nghĩa về xã hội hoá 2.1.1. Quan niệm về xã hội hoá Ngày nay khái niệm xã hội hoá được sử dụng với hai nội dung, hai quan niệm khác nhau. - Quan niệm thứ nhất Nhằm chỉ sự tăng cường chú ý quan tâm của xã hội đến những vấn đề, sự kiện cụ thể nào đó mà trước đây chỉ có một bộ phận của xã hội có trách nhiệm quan tâm. Hay nói cách khác là do tầm quan trọng, ý nghĩa xã hội của vấn đề cụ thể đó mà từ chỗ chỉ có một nhóm, một bộ phận của xã hội quan tâm, thì đến nay ngày càng được đông đảo quần chúng quan tâm. Đó là quá trình xã hội hoá các vấn đề, các sự kiện xã hội, chẳng hạn như xã hội hoá vấn đề giáo dục, xã hội hoá vấn đề y tế. - Quan niệm thứ hai Nhằm chỉ quá trình chuyển biến con người từ một chỉnh thể sinh vật có bản chất xã hội với các tiền đề tự nhiên đến một chỉnh thể sinh vật xã hội đại diện của xã hội loài người. Đây chính là quá trình xã hội hoá cá nhân. Trong các quan niệm trên, căn cứ vào tính chủ động của cá nhân trong quá trình xã hội hoá mà người ta chia thành hai loại ý kiến: + Loại thứ nhất, ít đề cập đến tinh chủ động của cá nhân trong quá trình thu nhận kinh nghiệm xã hội. Các cá nhân dường như bị khuôn vào các chuẩn mực khuôn mẫu mà không chống đối lại được. Tưởng chừng như mỗi cá nhân được xã hội mặc cho một “chiếc áo văn hoá” phù hợp theo cách nhìn của xã hội với từng nơi, từng thời điểm, giai đoạn của cuộc sống mà bản thân cá nhân không có quyền tự lựa chọn cho mình. + Loại thứ hai, khẳng định tính tích cực, sáng tạo của cá nhân trong quá trình xã hội hoá. Cá nhân không chỉ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội mà còn tham gia vào quá trình tạo ra các kinh nghiệm xã hội, nghĩa là cá nhân đã tham gia vào quá trình “cá nhân hoá xã hội”. 2.1.2. Định nghĩa Tuy có những khác biệt trong quan niệm như, nhưng các nhà khoa học đều thống nhất với nhau rằng: xã hội hoá là một quá trình, có bắt đầu, có diễn biến và có kết thúc. Neil Smelser định nghĩa: Xã hội hoá là quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình. Theo định nghĩa này, vai trò của cá nhân trong quá trình xã hội hoá chỉ giới hạn trong việc tiếp nhận các kinh nghiệm, giá trị, chuẩn mực, chứ không đề cập đến việc cá nhân có khả năng sáng tạo ra những điều đó cho xã hội học tập hay không. Nếu vậy, cá tính của con người dường như bị tan biến vào trong những đặc điểm xã hội mà con người tiếp thu được. Thực tế cho thấy, trong quá trình tương tác xã hội mỗi con người đều có những điểm mà đối tác của họ có thể học tập. Trong lịch sử đã có những nhân cách lớn lao tạo ra những chuẩn mực, giá trị được thừa nhận trong một quốc gia, thậm chí cả thế giới, đó là những chính trị gia, những nhà giáo dục học, những nhà khoa học, nhà văn hoá nổi tiếng thế giới. Xuất phát từ nhận thức đó mà J. Fichter đã định nghĩa: xã hội hoá là một quá trình tương tác giữa người này và người khác, kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động, và thích nghi với những khuôn mẫu hành động đó. Định nghĩa này của Fichter đã chú ý hơn tới tính tích cực của cá nhân trong quá trình xã hội hoá. G. Andreeva, cho rằng: xã hội hoá là quá trình hai mặt. Một mặt, cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội, vào hệ thống các quan hệ xã hội. Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động hệ thống các mối quan hệ xã hội thông qua chính việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội. Các khái niệm “Xã hội hoá”, “Phát triển nhân cách”, “Giáo dục” có nội dung và ý nghĩa khác nhau, nhưng trong một số trường hợp cụ thể nội dung và ý nghĩa của chúng có thể đồng nhất với nhau. 2.2. Môi trường xã hội hoá Môi trường xã hội hoá chính là nơi cá nhân có thể thực hiện thuận lợi các tương tác xã hội của mình nhằm mục đích thu nhận và tái tạo kinh nghiệm xã hội. Con người cho dù có bản chất xã hội và tiền đề tự nhiên phù hợp, nhưng nếu không được đặt trong môi trường thích hợp thì vẫn khó có thể trở thành một nhân cách hoàn thiện. Môi trường xã hội hoá chính là vườn ươm nhân cách, là ngả đường mở rộng để các kinh nghiệm xã hội có thể đến với các cá nhân, trong đó chủ yếu là: 2.2.1. Môi trường gia đình Đây là môi trường xã hội hoá quan trọng bậc nhất của cá nhân, bởi hầu hết mọi cá nhân đều sinh ra và lớn lên trong gia đình. Trong mỗi gia đình đều có một tiểu văn hoá được xây dựng trên nền tảng của một nền văn hoá chung kết hợp với những đặc thù riêng của từng gia đình. Những đặc thù đó là nền giáo dục gia đình, truyền thống gia đình, lối sống gia đình mỗi cá nhân sẽ tiếp nhận dường như trọn ven những đặc điểm của các tiểu văn hoá gia đình này. Những kinh nghiệm sống, những quy tắc ứng xử, những khuôn mẫu, giá trị chuẩn mực đầu tiên mà cá nhân có được là nhờ tiếp nhận từ những người thân trong gia đình như bố, mẹ, ông, bà, anh, chị Gia đình không chỉ là môi trường xã hội hoá đối với mỗi cá nhân khi còn trẻ thơ mà cả đến khi đã trưởng thành, lấy vợ, lấy chồng. Trước khi trở thành người vợ, người chồng, các cá nhân từ nhỏ đã được hưởng thụ các phong cách giáo dục gia đình rất khác nhau, thậm chí xung khắc với nhau. Để có cuộc sống hạnh phúc, các cặp vợ chồng cần thích ứng, hoà hợp các giá trị của họ lại với nhau. Nghĩa là tiếp nhận các giá trị mới, và các khuôn mẫu hành động mới, cả hai vợ chồng phải tiếp tục quá trình xã hội hoá. 2.2.2. Trường học và các tổ chức trước tuổi đi học Vườn trẻ, nhà mẫu giáo là những nơi đứa trẻ thực hiện các hoạt động vui chơi, học tập bước đầu của mình. Thông qua những hoạt động này trẻ em tiết nhận được những kiến thức ban đầu về tự nhiên và xã hội, đồng thời chúng thực hiện các giao tiếp và hình thành dần các quan hệ xã hội. Các trò chơi ở vườn trẻ, nhà mẫu giáo đã tạo cho đứa trẻ hoà nhập vào đời sống xã hội với những mối quan hệ xã hội khác các quan hệ trong gia đình. Các cô giáo, cô bảo mẫu chính là những người trực tiếp hướng dẫn, khuyến khích những hành vi đúng hoặc điều chỉnh, ngăn chặn những hành vi sai của từng đứa trẻ. Trong các trường học, hoạt động chủ đạo của cá nhân là học tập. Cá nhân không chỉ tiếp thu các tri thức khoa học về tự nhiên và xã hội mà còn cả các tri thức về văn hoá để làm nền tảng cho cuộc sống trong tương lai. Trong giai đoạn này cá nhân thực hiện rất nhiều tương tác khác nhau và do vậy cũng thiết lập nên rất nhiều quan hệ xã hội mới. 2.2.3. Các nhóm thành viên Đó là các dạng tập hợp xã hội mà cá nhân tham gia vào với tư cách là một thành viên, ví dụ: một lớp học, một tập thể lao động, một tổ chức đoàn thể hay một nhóm sở thích (văn nghệ, thể thao, nghiên cứu khoa học). Những nhóm thành viên như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cá nhân thu nhận các kinh nghiệm xã hội theo cả hai con đường chính thống và không chính thống. Nghĩa là không chỉ qua các bài giảng, các phương tiện thông tin đại chúng mà cả qua kênh giao tiếp cá nhân. Đây là môi trường quan trọng thứ hai sau gia đình, bởi vì khái niệm nhóm thành viên có nội dung rất rộng. Trong hiện thực của đời sống xã hội mỗi cá nhân ở những thời gian và địa điểm khác nhau luôn phải đóng những vai trò khác nhau. Mỗi khi cá nhân thực hiện hành vi của những vai trò đó tức là cá nhân đã trở thành thành viên của một nhóm nhất định (đó có thể là một nhóm thực hay nhóm quy ước). Bản thân gia đình cũng là một dạng nhóm thành viên đặc biệt mà mỗi cá nhân trong gia đình đều phải thực hiện những vai trò khác nhau: cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em. Nhóm thành viên còn có thể là các tập thể lao động trí óc hoặc chân tay, tại đây các thành viên tiếp tục hoàn thiện những kiến thức khoa học, kỹ năng lao động. Đồng thời tiếp tục thu nhận và sáng tạo ra những quy tắc ứng xử, những kinh nghiệm xã hội nói chung. 2.2.4. Thông tin đại chúng Trong xã hội hiện đại chúng ta không thể bỏ qua những nhân tố có ảnh hưởng đến quá trình xã hội hoá như báo chí, đài phát thanh, truyền hình và các loại phương tiện thông tin khác. Những nhân tố này ngày càng tỏ rõ vai trò của nó trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xã hội hoá cá nhân. Hiện nay các phương tiện thông tin đại chúng là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu cho cá nhân, giúp cho cá nhân có được những định hướng và quan điểm đối với các sự kiện và những vấn đề xẩy ra trong cuộc sống hàng ngày. Môi trường xã hội hoá có thể được chia thành môi trường chính thức và môi trường không chính thức. Thí dụ, giáo dục trong nhà trường là môi trường chính thức, ở đây các cá nhân thực hiện việc thu nhận, tái tạo các kinh nghiệm xã hội, đồng thời không ngừng học hỏi nhằm thực hiện tốt vai trò của mình. Còn sách báo là môi trường xã hội phi chính thức, ở đây chủ yếu là sự dạy dỗ của xã hội đến với cá nhân. 2.3. Phân đoạn quá trình xã hội hoá 2.3.1. Vấn đề phân đoạn Có rất nhiều quan điểm khác nhau về việc phân chia quá trình xã hội hoá bắt đầu từ khi nào và đến khi nào thì kết thúc. Theo Freud, quá trình xã hội hoá chủ yếu diễn ra trong giai đoạn từ khi từ khi đứa trẻ sinh ra cho đến hết quá trình trưởng thành về tình dục (tức khoảng 13 - 16 tuổi). Nhưng theo một số nhà xã hội học khác như Ericson, Andreeva thì quá trình này kéo dài cho đến hết đời người. Xã hội học hiện đại cho rằng, quá trình xã hội hoá bắt từ giai đoạn thai nhi (khi đứa bé còn nằm trong bụng mẹ, nó đã chịu tác động của những yếu tố bên ngoài như: ánh sáng, âm thanh) và kéo dài trong suốt cuộc đời con người. Trong từng độ tuổi khác nhau, sự xã hội hoá cũng diễn ra khác nhau. - Người lớn thường thay đổi hành vi của mình ở các quá trình xã hội hoá, còn trẻ em thì tạo lập và thu nhận lấy những giá trị căn bản. - Người lớn có thể phán xét, đánh giá về các giá trị chuẩn mực mà họ cần phải tuân theo, còn trẻ em thì thông thường chỉ chủ động tiếp nhận. - Quá trình xã hội hoá người lớn cũng luôn đòi hỏi kinh nghiệm, bởi vì khác với trẻ em (nhất là những trẻ em ngoan luôn tuân theo sự chỉ dẫn của người lớn), người lớn thường xuyên phải suy tính trên cơ sở kinh nghiệm của bản thân, xem cái gì có lợi nhất, cái gì ít thiệt hại nhất thì họ mới làm theo. - Quá trình xã hội hoá ở trẻ em chủ yếu liên quan nhiều đến các động cơ hành động (trẻ em được dạy dỗ cách tuân theo các khuôn mẫu, chuẩn mực do người lớn hướng đạo). Còn quá trình xã hội hoá ở người lớn được thiết kế nhằm giúp cho cá nhân có thể có được những kỹ năng nhất định (vd: học hỏi để trở thành kỹ sư, bác sỹ) 2.3.2. Các giai đoạn của quá trình xã hội hoá Phân tâm học cho rằng giai đoạn trẻ thơ có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự phát triển nhân cách con người cho nên thực hiện xã hội hoá ở giai đoạn này là rất cần thiết. Nhưng cũng có người chủ trương cần kéo dài quá trình xã hội hoá sang những lứa tuổi khác. Dưới đây là một số quan điểm phân chia các giai đoạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_xa_hoi_hoc_dai_cuong_phan_2.pdf
Tài liệu liên quan