Giáo trình Xã hội học lối sống

Điều kiện cư trú, văn hóa và sự hình thành lối sống nông

thôn.

Điều kiện cư trú, văn hóa ở nông thôn đã qui định cách ứng xử

của con người với môi trường tự nhiên xung quanh. Điều kiện cư trú

của người dân nông thôn thường xuyên bị tác động và chi phối bởi

môi trường tự nhiên. Với công cụ lao động thô sơ, năng lượng dựa

vào sức cơ bắp, sức của súc vật nên con người dựa vào thiên nhiên,

thích nghi với thiên nhiên hơn là cải tạo nó. Khi xã hội phát triển đã

làm thay đổi những điều kiện kinh tế – xã hội ở nông thôn. Thoạt tiên

là sự gia tăng dân số và cùng với nó là sự gia tăng nhu cầu về mọi

mặt của con người vượt quá khả năng đáp ứng sẵn có của tự nhiên.

Trước tình hình đó buộc con người ở nông thôn phải can thiệp vào

môi trường tự nhiên xung quanh. Ở vùng đồng bằng, người ta phải

tận dụng triệt để đất đai, các yếu tố kỹ thuật, hóa học. Được đưa vào

sử dụng trong quá trình sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng;

không gian cư trú được mở rộng hoặc nâng cao mật độ, Ở những

nơi đất rộng, người dân mới di chuyển đến cũng phải tìm ra cách

ứng xử mới với thiên nhiên. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, cách thức

trồng lúa nước là thích hợp với kiểu cư trú cho cụm đông người. Do

vậy, ở nông thôn miền núi, nếu mật độ dân cư tăng lên đột ngột thì

hoặc là phải tổ chức trồng lúa nước, hoặc phải du canh, đốt rẫy để

có lương thực sinh sống, vì nguồn lương thực không được chu cấp

từ bên ngoài. Việc trồng lúa nước ở vùng cao, hay đốt nương làm

rẫy có qui mô lớn, không phải là cách ứng xử vốn có của người nông

thôn vùng cao.

pdf60 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Xã hội học lối sống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Haø Vaên Taùc 25 1.1. Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt . Địa hình Việt Nam bị cắt ngang bởi nhiều dòng sông và đồi núi, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, lắm nắng, nhiều mưa. Trong khi đó nghề chính là trồng lúa nước – nghề phụ thuộc rất cao vào thời vụ. Vì thế, nếu không cần cù, chịu khó,thích ứng thì khó tồn tại phát triển được. Cộng vào đó còn bao nhiêu yếu tố bất trắc thường xuyên xảy ra như: hạn hán, bão lụt, sâu bệnh. Người ta thống kê trong lịch sử, qua hơn 800 năm của thời trung đại, kể từ Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long lập nên nhà Lý (1010) đến khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (1858) đã có 106 năm xảy ra lụt lội lớn, 84 năm có hạn hán, 11 năm có sâu bệnh nặng, 2 năm có mưa đá lớn, 29 năm có động đất, 19 năm có dịch bệnh trầm trọng, 69 năm xảy ra mất mùa, đói kém; chỉ có 21 năm được mùa. 1.2. Kinh tế nông nghiệp tự cấp tự túc, kỹ thuật lạc hậu, mùa vụ phụ thuộc thiên nhiên, năng suất thấp. Với nền kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ, trình độ sản xuất thủ công, chủ yếu sử dụng sức mạnh cơ bắp và sức kéo súc vật thì đại đa số chỉ làm đủ ăn trong năm mà thôi. Các nghề phụ khác là không đáng kể. Do vậy, mức sống nhìn chung rất thấp, ảnh hưởng lớn đến lối sống. 1.3. Cơ cấu tổ chức làng xã với những thiết chế và những mối quan hệ bền chặt, được định vị trong khung cảnh của nhà nước quân chủ quan liêu. Trong xã hội truyền thống, gia đình là một thiết chế ảnh hưởng toàn diện đến lối sống cá nhân. Vì nó vừa là nơi tổ chức lao động sản xuất với tính cách là một đơn vị kinh tế đồng thời cũng là nơi xã hội hóa cá nhân cơ bản. Cùng với gia đình là các mối quan hệ dòng họ, thân tộc rất được coi trọng và thực tế nó ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến việc hình thành lối sống cá nhân. Ngoài gia đình, tộc họ thì quan hệ cộng đồng làng xã với một hệ thống dày đặc các thiết chế tổ chức Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Xaõ hoäi hoïc loái soáng Haø Vaên Taùc 26 và các luật tục của nó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành lối sống truyền thống. 1.4. Các tín ngưỡng, tôn giáo, đạo đức chủ yếu có ảnh hưởng đáng kể lối sống truyền thống. Đó là quan niệm có một vị thần bảo vệ cho cả cộng đồng làng xã, tín ngưỡng thờ thành hoàng là trục trung tâm của các sinh hoạt văn hóa, tôn giáo. Nho giáo là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất và sâu sắc nhất tới lối sống người Việt Nam, với những quan niệm cơ bản về nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, trung hiếu Thờ cúng tổ tiên, đề cao tư tưởng và đạo lý “uống nước nhớ nguồn” củng cố trật tự gia đình phụ quyền là cơ sở để truyền tải các giá trị đạo đức, văn hóa, lối sống giữa các thế hệ. Quan niệm “từ bi” “cứu nhân độ thế” của Đạo phật về “thiên đường”, thế giới bên kia” của đạo Thiên chúa, các quan niệm về thần, hồn của các tín ngưỡng và tôn giáo kết hợp lại, tác động lên lối sống của người Việt Nam. 1.5. Dư luận cộng đồng – một sức ép ngặt nghèo đối với lối sống người Việt Nam. Trong xã hội truyền thống Việt Nam, dư luận cộng đồng có tác dụng kiểm soát hữu hiệu đối với các ứng xử của các thành viên. 1.6. Văn hóa dân gian đóng vai trò quan trọng và là chủ yếu trong việc hình thành lối sống. Thơ ca, hò vè, lễ hội, chuyện cổ tích, tiếu lâmcó ảnh hưởng mạnh đến lối sống người Việt truyền thống hơn là văn hóa bác học, cung đình. 2.NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA LỐI SỐNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Xaõ hoäi hoïc loái soáng Haø Vaên Taùc 27 2.1. Sống hòa với thiên nhiên. Vốn ở trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, sản xuất lúa nước là chủ yếu, khoa học kỹ thuật lạc hậu, thô sơ nên người Việt Nam truyền thống luôn tìm cách thích nghi, sống hòa hợp với thiên nhiên, qua đó khai thác những điều kiện tự nhiên làm lợi cho mình. Tuỳ theo điều kiện đất đai, động thực vật mà người ta tạo ra cách sản xuất, cách làm, cách ăn, cách ở, cách mặc, lịch trình sinh hoạt cộng đồng cho phù hợp, cân bằng. “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” là những trật tự ưu tiên dường như không thay đổi trong lối sống người Việt truyền thống. 2.2. Quý trọng người lao động và sức lao động, đề cao tinh thần yêu lao động. Chính đặc điểm thiên nhiên khắc nghiệt và nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước đã buộc con người ở đây phải có sức lao động, lao động nhiều, siêng năng cần cù cẩn thận mới tồn tại và phát triển được. Những kẻ lười lao động, “siêng ăn, nhác làm”, “bóc ngắn cắn dài”, làm ăn dối trá, cẩu thả thường bị lên án mạnh mẽ. 2.3. Chấp nhận và thích nghi với điều kiện nghèo khổ, đề cao tiết kiệm. Hàng ngày người Việt truyền thống quen sống cuộc sống đạm bạc với thực phẩm là rau và đạm thực vật là chủ yếu. Tuy quen sống, chịu đựng với sự nghèo khó nhưng lại luôn tìm cách để cải thiện khắc phục một phần những khó khăn thiếu thốn đó. Luôn lo toan tính toán và biết cách tính toán, “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” là những phẩm chất rất được đề cao. Sống tiết kiệm, đề cao tiết kiệm là một đặc trưng đáng quí. Họ lấy sự dành dụm, hà tiện làm biện pháp chủ yếu để tích lũy của cải, thực hiện phương châm “buôn tàu buôn ghe không bằng ăn dè từng bữa” để làm giàu là rất phổ biến. Cũng có khi sự tiết kiệm thái quá thành hà tiện, sống khắc khổ trong khi để cho vốn (tiền, vàng, bạc) không được dùng để tái sản xuất mở rộng, nâng cao mức sống. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Xaõ hoäi hoïc loái soáng Haø Vaên Taùc 28 2.4 Đề cao kinh nghiệm, tuổi tác và người già. Do nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, trình độ lao động thủ công là chủ yếu- một nền kinh tế tự cấp, tự túc dựa trên qui mô đơn vị gia đình là phổ biến cho nên kinh nghiệm luôn được coi là vốn quí để giúp con người thích ứng, thành công trong mọi mặt của sản xuất và sinh hoạt, giao tiếp. Do đề cao kinh nghiệm nên kính già và trọng lão, vì người già thường có nhiều kinh nghiệm. “Ông bảy mươi phải học ông bảy mốt” là vì vậy. Đề cao kinh nghiệm là cần thiết nhưng tuyệt đối hóa nó trở thành kinh nghiệm chủ nghĩa thì không tốt,vì như thế sẽ dẫn đến bảo thủ, cản trở sự phát triển của tư tưởng khoa học tiến bộ. 2.5 Đề cao tính cộng đồng. Những biểu hiện cụ thể của tính cộng đồng đó là sự quan tâm giúp đỡ người khác, coi trọng tình làng xóm, đề cao tinh thần đoàn kết và cố kết làng xã. “sống có trước có sau”, hòa thuận với xóm làng “thương người như thể thương thân” là những tiêu chuẩn đạo đức rất được coi trọng, nó được coi là lương tâm, lẽ sống, bổn phận cao cả, thiêng liêng. Tính cộng đồng còn biểu hiện ở sự quan tâm đến công việc công ích, tích cực đóng góp xây dựng làng xã, hoàn thành các nghĩa vụ với làng nước, như làm thủy lợi, xây dựng các công trình công cộng, bảo vệ an ninh, đóng góp tiền bạc, công sức tu bổ đình chùa miếu mạo, phục vụ thờ cúng thành hoàngTừ ý thức vì cộng đồng, họ tham gia đóng góp không tính toán thiệt hơn. Tính cộng đồng còn được biểu hiện ở sự chú trọng giữ gìn vị thế và nhân cách cá nhân và nhân cách cộng đồng. Thường các làng xã xưa đều có hương ước qui định ràng buộc các cá nhân, qui định sự phụ thuộc của các cá nhân đối với tập thể cộng đồng làng xã. Tài năng, cá tính, quyền tự do của mỗi người nói chung không được coi trọng mà phải hướng vào cộng đồng, phục vụ cộng đồng. Ngoài phạm vi đó đều bị coi là kẻ lập dị, “chơi nổi”, bôi xấu thanh danh của làngDo vậy các cá nhân bấy giờ, nhất là “kẻ sĩ” thường trọng nhân Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Xaõ hoäi hoïc loái soáng Haø Vaên Taùc 29 cách thanh danh gắn với cộng đồng hơn là trọng tài năng và giàu có. Giữ thanh danh, tạo tiếng thơm cho gia đình, dòng họ, xóm làng luôn là niềm tự hào sống, là trách nhiệm thường trực của mỗi người Việt Nam trong xã hội truyền thống. 2.6. Coi trọng và đề cao cái tâm, chữ tín và đạo hiếu, lễ nghĩa. Do cuộc sống định cư ổn định từ đời này sang đời khác, đối mặt thường xuyên hàng ngày với nhau, quá hiểu biết quen thuộc nhau cho nên mọi giao tiếp ứng xử giữa cá nhân với cá nhân hay cá nhân với tổ chức đều trên cơ sở lòng tin với nhau, hầu hết không có những giao kèo, khế ươc. Vì chủ yếu giao tiếp dựa vào chữ tín nên cái tâm, cái tình cảm, tục lệ đóng vai trò chi phối phổ biến chứ ít theo khế ước, pháp luật. Có khi vì quá đề cao tình cảm, tục lệ dẫn đến coi thường pháp luật, phá vỡ công lệ, “phép vua thua lệ làng”. Trong đời sống gia đình Việt Nam, luân lý đạo đức ứng xử giữa ông bà cha mẹ con cái anh em ruột thịt với nhau được cô đúc thành các khái niệm hiếu và đe. Hiếu và để là một giá trị xã hội, một nhân cách quan trọng bậc nhất (“Trai thời chữ hiếu làm đầu”). Bất hiếu là điều hổ thẹn nhất và bị dư luận lên án gay gắt nhất. Một học giả Pháp đến Việt Nam đã nhận xét : Có thể người ta không tìm thấy ở bất cứ dân tộc nào trên trái đất này một sự gắn bó hoàn hảo trong gia đình, một tình sâu sắc như ở dân tộc An Nam. Nếu trong gia đình, dòng họ, hiếu để là tình cảm, đạo đức quan trọng nhất thì ở ngoài gia đình người Việt đề cao lễ, nghĩa và lòng nhân đức mà cụ thể là tính trung thực, thủy chung, nhường nhịn, hiền hòa vị tha, nhân nghĩa 2.8. Tính “ảo” và thực tế hay tính hai mặt. Do nghề nghiệp và cơ sở kinh tế diễn ra trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt với nhiều yếu tố thất thường xảy ra nên con người phải đối mặt với “cái ăn” hàng ngày, hàng vụ, hàng năm vừa hi vọng mơ tưởng đến những điều cao xa, tốt đẹp về sau. Chính cuộc sống Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Xaõ hoäi hoïc loái soáng Haø Vaên Taùc 30 theo nhịp điệu của mùa vụ đã góp phần quan trọng vào việc củng cố thực tế trước mắt và tính ảo ảnh xa xôi trong suy tưởng của họ. Mặt khác, về tư tưởng và tôn giáo trong xã hội phong kiến Việt Nam, Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống. Về mặt giáo ly, nho giáo rất thực dụng, nó dạy con người những điều thực tế, không cao siêu. Song về mặt tư duy logic, Nho giáo lại cực kỳ duy lý – một thứ logic dựa trên lập luận, làm cho con người thích lập luận. Hơn nữa, trong xã hội làng xã cổ truyền, việc phân chia đẳng cấp theo hệ thống ngôi thứ nghiêm ngặt đã làm nảy sinh óc địa vị trong mỗi con người. Và để có và giữ được địa vị, quyền lợi của mình họ thường phải dùng lập luận, gọt dũa lập luận. Logic trong tay người Việt Nam truyền thống vừa là một công cụ để nhận thức vừa là một công cụ để bảo vệ quyền lợi. Bởi thế, trong tư duy của họ có hai mặt : Một mặt, chấp nhận mô hình, công thức nên nặng về duy lý, lý sự và khi có được một vị thế, chức quyền thì đầu óc duy lý làm cho họ trở thành con người rất nguyên tắc, biến họ thành người hách dịch, cửa quyền và quan liêu, độc đoán. Mặt thứ hai, ngược lại, lại rất không có nguyên tắc, bỏ quên nguyên tắc. Khi mà công thức, mô hình mà họ tuân thủ trước đó không còn hiệu nghiệm thì họ tìm mọi cách giải quyết lấy được. Lúc đó họ nặng về tình cảm, dùng tình cảm để giải quyết công việc nên rất dễ nảy sinh móc ngoặc, làm liều, vi phạm pháp luật. Không những thế, người Việt còn chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo , Phật giáo và có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ thành hoàngnhững tín ngưỡng mà mục đích thờ phụng vừa mang tính thực tế, vừa mang tính ảo cũng rất sâu đậm trong người Việt. Tất cả những cơ sở kinh tế, xã hội, tư tưởng và tôn giáo đó đã làm cho người Việt trong xã hội truyền thống vừa có đầu óc thực tế, thực dụng vừa có những dự tính, mơ ước “ảo ảnh, xa vời”. Cũng từ đó nó biểu hiện thành hai mặt trong lối sống là một mặt thì hay giáo điều, khi chưa có lợi ích cụ thể trước mắt thì cố bám lấy một cái gì đó có tính chất giáo điều, linh thiêng làm chuẩn. Còn ngược lại, khi mà cái linh thiêng, xa vời, giáo điều không còn tác dụng thì nguyên tắc Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Xaõ hoäi hoïc loái soáng Haø Vaên Taùc 31 không còn được tôn trọng nữa, óc thực tế, thực dụng nổi lên và khi đó vì quyền lợi trước mắt, họ rất dễ hành động “xé rào” vượt ra ngoài những qui ước. Chương 5 : LỐI SỐNG NÔNG THÔN VÀ ĐÔ THỊ 1. SỰ CÁCH BIỆT GIỮA LỐI SỐNG NÔNG THÔN VÀ ĐÔ THỊ . Sự phân bố dân cư theo lãnh thổ, sự khác biệt giữa điều kiện sống ở đô thị (thành thị) và nông thôn và ở ngay trong bản thân chúng- giữa các loại dân cư đô thị và giữa các loại dân cư nông thôn- có ảnh hưởng chủ yếu đến mọi hình thức hoạt động sống của con người. Cuộc sống của con người trên những lĩnh vực cơ bản như lao động sản xuất, chính trị – xã hội, sinh hoạt văn hóa diễn ra ở một địa phương nhất định (đô thị hoặc nông thôn) ở một điểm dân cư này hay một điểm dân cư khác. Sự hình thành lối sống của dân cư thể hiện ở đặc điểm sử dụng thời gian làm việc và thời gian nhàn rỗi, tiện nghi và những điều kiện sinh hoạt hàng ngày, những hình thức khác nhau trong sự giao tiếp giữa con người với con người, được quyết định đáng kể bởi kết cấu không gian xã hội. Sự khác biệt giữa lối sống đô thị và nông thôn mang tính lịch sử cụ thể. Nó nảy sinh do việc hình thành hai loại dân cư cơ bản : dân cư đô thị và dân cư nông thôn. Điều này xảy ra từ khi nghề thủ công tách khỏi chăn nuôi và trồng trọt và tiếp theo là thương nghiệp tách khỏi sản xuất. Việc hình thành các đô thị như là trung tâm buôn bán và thủ công nghiệp đã thúc đầy sự phát triển của công nghiệp, thương nghiệp và văn hóa. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Xaõ hoäi hoïc loái soáng Haø Vaên Taùc 32 Trong điều kiện có quan hệ đối kháng giai cấp, thì sự đối lập giữa lối sống nông thôn và đô thị là đặc điểm của mọi chế độ đối kháng. Dưới chế độ tư bản, sự đối lập giữa lối sống nông thôn và đô thị đạt tới mức gay gắt nhất. Đô thị là nơi tập trung dân cư, công cụ sản xuất, tư bản, hưởng thụ và nhu cầu, còn nông thôn thì biểu hiện tình trạng hoàn toàn trái ngược là có sự biệt lập và phân tán. Mác – Anghen đã từng nhận xét như vậy và nhận xét đó giờ đây càng được chứng thực một cách chính xác. Đặc trưng cho sự lớn mạnh và phát triển của các thành thị dựa trên nền đại công nghiệp máy móc, mức độ tập trung cao của đời sống ở đô thị là tình trạng phân tán ở nông thôn. Trong xã hội tư bản, những thành phố lớn là hiện thân của những mâu thuẫn xã hội cơ bản, là nơi duy trì sự tồn tại của hai loại lối sống trái ngược nhau : Lối sống của giai cấp tư sản và lối sống của giai cấp vô sản. Ở đây, quần chúng lao động nghèo khổ sống chen chúc trong những khu công nhân, những khu nhà ổ chuột, cách biệt với những khu phố tráng lệ của những kẻ giàu có. Nguyên tắc phân bố dân cư theo giai cấp càng làm tăng thêm sự phân cực và nơi cư trú giữa giai cấp không có của và giai cấp có của. Dựa vào kỹ thuật hiện đại, thành thị tư bản chủ nghĩa ngày càng tăng cường bóc lột quần chúng lao động ở nông thôn. Các tổ chức độc quyền kiểm soát sản xuất, tiêu thụ và chế biến nông sản, làm tăng thêm sự mất cân đối về giá cả giữa hàng hóa công nghiệp và sản phẩm nông nghiệp. Tư bản độc quyền làm cho các tiểu nông bị phá sản, đẩy nhanh quá trình phân hóa giai cấp ở nông thôn. Một bộ phận nông dân trở thành những nhà kinh doanh tư bản chủ nghĩa gắn bó trực tiếp với tư bản tài chính, một số khác thì bổ sung vào đạo quân công nhân nông nghiệp hoặc chạy ra thành phố. Cùng với sự phát triển tự phát của đô thị, ưu thế của nó đối với nông thôn trên các mặt kinh tế, chính trị, tinh thần cũng ngày càng tăng. Chủ nghĩa đế quốc quan tâm đến việc duy trì tình trạng chênh lệch trong sự phát triển văn hóa giữa thành thị và nông thôn. Ở đó, người nông dân bị hạn chế không được tiếp xúc với những giá trị Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Xaõ hoäi hoïc loái soáng Haø Vaên Taùc 33 khoa học và văn hóa tập trung ở thành thị. Sự khác biệt sâu sắc giữa nông thôn và thành thị còn thể hiện trong trang bị tiện nghi và sinh hoạt hằng ngày. Tính bảo thủ nhất định trong nếp sống cũ, sự hạn chế về các phương tiện liên lạc và giao thông, cùng với tình trạng phân tán và thưa thớt ở nông thôn, tất cả những cái đó đã làm tăng tính chất trì trệ, ít di động trong lối sống của người dân nông thôn. Trong khi đó thì sinh hoạt hàng ngày ở thành thị có những biến đổi cơ bản; cuộc sống gia đình nằm trong hoàn cảnh tràn ngập của những trang bị kỹ thuật trong sinh hoạt. Người dân thành phố ngày càng tách khỏi tự nhiên. Nhịp sống ở thành phố tăng lên, phạm vi giao tiếp được mở rộng. Đồng thời ảnh hưởng của gia đình và láng giềng đối với con người giảm đi. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cũng làm cho những mâu thuẫn nảy sinh trong sự phát triển của đô thị ngày càng thêm gay gắt. Một mặt nó tạo ra tính đa dạng của các yếu tố cấu thành môi trường đô thị và trình độ trang bị kỹ thuật cao của môi trường này, làm tăng lên rõ rệt tình trạng biến động dân cư về mặt lãnh thổ. Mặt khác, ở các thành phố lớn, điều kiện vệ sinh – xã hội bị xấu đi một cách tệ hại, tội phạm và các hình thức bệnh hoạn xã hội khác tăng lên. Sự đối lập, cách biệt giữa thành thị và nông thôn chỉ có thể từng bước mất đi thông qua một hệ thống chính sách tác động toàn diện xuất phát từ mục tiêu hạnh phúc nhân dân, trên cơ sở am hiểu sâu sắc lối sống nông thôn và đô thị hiện nay cũng như những xu hướng biến đổi của nó trong tương lai. 2. LỐI SỐNG NÔNG THÔN. 2.1. Điều kiện nghề nghiệp và sự hình thành lối sống nghề nông. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là nghề cơ bản và lực lượng lao động cơ bản ở nông thôn. Hơn nữa, ở nước ta, nghề nông trồng lúa nước trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới, gió mùa, nên những người dân nông thôn nói chung, người nông dân nói riêng trong giao tiếp, ứng xử đã thể hiện đậm nét những ảnh hưởng của Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Xaõ hoäi hoïc loái soáng Haø Vaên Taùc 34 các yếu tố đó. Hầu hết những người nông dân nông thôn đều rất cần cù, bền bỉ trong lao động và có nơi, có lúc thể hiện sự thích nghi với các điều kiện lao động và sinh hoạt rất cao. Nghề nông vốn vất vả, lao động thủ công, năng suất bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu. Tuy vậy, nhưng do điều kiện cư trú và điều kiện sản xuất ở nông thôn chưa phát triển nên việc mở mang các sản phẩm khác còn hạn hẹp, lao động sản xuất của họ chủ yếu dồn vào cho nghề nông. Sản xuất nông nghiệp thường diễn ra theo chu kỳ và dàn trải trên không gian rộng, nên gia đình là đơn vị tổ chức và bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp có ưu trội so với các hình thức tổ chức sản xuất khác. Vì vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nông thôn cũng qui định lối sống và cách ứng xử của họ. Quan hệ gia đình, huyết thống, thân tộc được chú trọng không chỉ trong việc bảo đảm cuộc sống cả đời mà còn được chú trọng trong tổ chức sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác ở nông thôn. Cách thức tổ chức trong sản xuất này đáp ứng nhu cầu vượt khỏi ranh giới cá thể. Như vậy, do tác động của các điều kiện sản xuất, do nghề nghiệp, do việc ứng xử thân thiện, gần gũi, quan tâm lẫn nhau trong phạm vi gia đình đã tạo ra đặc trưng của lối sống nông thôn. [PTS chung Á- PTS Nguyễn Đình Tấn.1996.168] Cũng do điều kiện sản xuất nông nghiệp lúa nước ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa, nên người dân phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt để bảo vệ cuộc sống và sản xuất. Do vậy, tính cố kết cộng đồng, sự hợp tác không chỉ vượt khỏi giới hạn gia đình, thân tộc mà còn vượt cả giới hạn làng xã. Đồng thời, lối ứng xử còn đặt cá nhân trong tập thể, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân đã là thói quen, là khuôn mẫu hành động của cư dân nông thôn. Trong điều kiện đổi mới kinh tế – xã hội ở nông thôn hiện nay, những khuôn mẫu ứng xử của người dân nông thôn như trên vẫn còn có ảnh hưởng nhất định. Tất nhiên nó có cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực. Mặt tích cực thể hiện khi trả lại sản xuất, ruộng đất, đời sống cho người dân được tự chủ, họ đã biết vận dụng cách ứng xử, đoàn kết trong gia đình, thân tộc, làng xóm để phát triển sản xuất và Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Xaõ hoäi hoïc loái soáng Haø Vaên Taùc 35 chăm lo đời sống của mình và cho gia đình mình. Các hình thức hợp tác hình thành và phát triển trên cơ sở quan hệ gia đình, làng xóm, nhanh chóng phát huy tác dụng và đóng góp phần tích cực vào phát triển sản xuất để nâng cao đời sống ở nông thôn. Nhưng những ảnh hưởng tiêu cực của nó cũng còn không ít như tính năng động, tự chủ của mỗi cá nhân nhìn chung chưa cao; người dân còn tư tưởng trông chờ làng nước làm rồi mới làm; hợp tác trong sản xuất trên cơ sở quan hệ tình cảm, tình nghĩa còn nổi trội hơn quan hệ hợp tác, kinh doanh; mọi sáng kiến cá nhân hay ý kiến cá nhân chưa được coi trọng đúng mức; không khí dân chủ, ý tưởng cá nhân được xem xét đánh giá thỏa đáng. 2.2. Điều kiện cư trú, văn hóa và sự hình thành lối sống nông thôn. Điều kiện cư trú, văn hóa ở nông thôn đã qui định cách ứng xử của con người với môi trường tự nhiên xung quanh. Điều kiện cư trú của người dân nông thôn thường xuyên bị tác động và chi phối bởi môi trường tự nhiên. Với công cụ lao động thô sơ, năng lượng dựa vào sức cơ bắp, sức của súc vật nên con người dựa vào thiên nhiên, thích nghi với thiên nhiên hơn là cải tạo nó. Khi xã hội phát triển đã làm thay đổi những điều kiện kinh tế – xã hội ở nông thôn. Thoạt tiên là sự gia tăng dân số và cùng với nó là sự gia tăng nhu cầu về mọi mặt của con người vượt quá khả năng đáp ứng sẵn có của tự nhiên. Trước tình hình đó buộc con người ở nông thôn phải can thiệp vào môi trường tự nhiên xung quanh. Ở vùng đồng bằng, người ta phải tận dụng triệt để đất đai, các yếu tố kỹ thuật, hóa học. Được đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng; không gian cư trú được mở rộng hoặc nâng cao mật độ, Ở những nơi đất rộng, người dân mới di chuyển đến cũng phải tìm ra cách ứng xử mới với thiên nhiên. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, cách thức trồng lúa nước là thích hợp với kiểu cư trú cho cụm đông người. Do vậy, ở nông thôn miền núi, nếu mật độ dân cư tăng lên đột ngột thì hoặc là phải tổ chức trồng lúa nước, hoặc phải du canh, đốt rẫy để có lương thực sinh sống, vì nguồn lương thực không được chu cấp Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Xaõ hoäi hoïc loái soáng Haø Vaên Taùc 36 từ bên ngoài. Việc trồng lúa nước ở vùng cao, hay đốt nương làm rẫy có qui mô lớn, không phải là cách ứng xử vốn có của người nông thôn vùng cao. Ngày nay vấn đề bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp bền vững đã được đặt ra ở nông thôn. Lối ứng xử hài hòa với tự nhiên, lợi dụng các qui luật của tự nhiên, không can thiệp thô bạo vào cảnh quan tự nhiên đều được nêu lại và vận động thực hiện ở nông thôn khắp nơi trên thế giới. Những điều kiện kinh tế – xã hội của cơ chế mới ra đời đã làm chuyển biến nhiều mặt trong xã hội nông thôn, làm cho lối sống của dân cư có biến đổi khá nhiều cùng với sự biến đổi chung ấy. Tính chủ động của cá nhân, của cộng đồng có được nâng lên, những yếu tố hiện đại của khoa học, kỹ thuật, văn hóa được người dân nông thôn chú trọng hơn. Nhưng về cơ bản trong lối sống của họ vẫn là cần cù, dẻo dai, thích nghi cao với các điều kiện xã hội và tự nhiên. Trong ứng xử với cộng đồng và xã hội, tính tự chủ, tự tin của họ còn hạn chế. Tính cộng đồng, tính tập thể đã được đề cao, có lúc, có nơi còn vượt quá yêu cầu thực tế. Do điều kiện sản xuất cư trú gắn với đất đai ruộng vườn, quần tụ theo dòng họ, làng xã ổn định từ đời này qua đời khác, cho nên đời sống văn hóa tinh thần cũng rất ổn định và thuần nhất về tập quán phong tục tín ngưỡng, ít có sự pha tạp như ở đô thị. Cũng do điều kiện sản xuất, cư trú như vậy nên quan hệ xã hội thường hướng nội, có tính đoàn kết xã hội cao và có tính tự tin lớn. Tuy nhiên mặt trái của điều này là tính cục bộ địa phương, chậm đổi mới, chậm thích ứng. 3.LỐI SỐNG ĐÔ THỊ. 3.1. Đặc trưng chung của lối sống đô thị. Đô thị bao gồm các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ là điểm dân cư tập trung cao với các hoạt động chính không phải là nông nghiệp. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Xaõ hoäi hoïc loái soáng Haø Vaên Taùc 37 Sự hình thành đô thị trong lịch sử là một bước phát triển không chỉ về mặt tổ chức xã hội mà còn thể hiện trình độ phát triển mới về chất trong đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng dân cư. Do đặc điểm sản xuất phi nông nghiệp là chủ yếu (công nghiệp, thương mại, dịch vụ) cho nên nhìn chung lối sống đô thị có các đặc trưng sau đây [Chu Khắc. 1985. 67-69] : - Người dân đô thị có tính cơ động nghề nghiệp và không gian xã hội cao. Họ dễ thay đổi nghề nghiệp và nơi ở của mình hơn so với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_xa_hoi_hoc_loi_song.pdf
Tài liệu liên quan