Giáo trình Xét nghiệm cơ bản

MỤC LỤC

KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM CƠ BẢN 2

XÂY DỰNG - TỔ CHỨC - QUẢN LÝ -PHÒNG XÉT 4

TAI NẠN THƯỜNG GẶP TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM VÀ CÁCH XỬ TRÍ 10

CÂN DÙNG TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM 15

KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC 21

DỤNG CỤ THUỶ TINH 28

TỦ LẠNH 36

TỦ ẤM 39

TỦ SẤY 42

NỒI HẤP ƯỚT 44

MÁY LY TÂM 47

MÁY CẤT NƯỚC 50

MÁY ĐO QUANG 53

NƯỚC DÙNG TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM 66

ĐIỆN VÀ CÁCH SỬ DỤNG ĐIỆN TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM 70

ĐỘNG VẬT THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT TIÊM TRUYỀN ĐỘNG VẬT 76

KHỬ KHUẨN TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM 84

HỆ THỐNG ĐƠN VỊ QUỐC TẾ SI. 88

THỰC HÀNH TỐT TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM Y TẾ 100

AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM 105

KỸ THUẬT NHUỘM XANH METHYLEN 115

NHUỘM GRAM 116

NHUỘM KHÁNG ACID 117

CẤY VI KHUẨN VÀO CÁC LOẠI MÔI TRƯỜNG 117

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG(KTCL)XÉT NGHIỆM 117

 

doc135 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Xét nghiệm cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốc thử ,theo thứ tự quy định. Máy sẽ tự hút, thực hiện phản ứng, in ra kết quả ngay. Máy gồm các bộ phận sau: 1. Máy in 2. Máy vi tính 3. Máy đo quang 4. Khay đặt bệnh phẩm 5. Khay đặt thuốc thử , bình đựng dung dịch rửa 6. Bơm hút ;bình nước cất, bình nước thải 4. Máy phân tích nước tiểu tự động (Clinitek -100; Clinitek -50 ) 4.1. Nguyên tắc hoạt động .: Là máy quang kế khúc xạ được sử dụng để đo bán định lượng các thông số trong nước tiểu bằng cách sử dụng que nhúng nước tiểu. Các bóng đèn hai cực (diod) phát ra ánh sáng , nguồn ánh sáng và thời gian đo được tối ưu hóa để phản ứng hóa học và sự tạo màu xảy ra trong các khoanh giấy của thanh thử. (Gọi là máy sinh hoá khô ). Đầu đo trong máy chứa bóng đèn có các bước sóng khác nhau. Que thử được đặt ở một vị trí cố định và đầu đo di chuyển trên mỗi miếng thuốc thử. Nếu que nhúng được đặt thiếu chính xác dưới đầu đo máy sẽ báo lỗi. 4.2. Cấu tạo 1- Bộ phận quang học. 2- Bộ phận vi tính 3- Giá đỡ thanh thử nước tiểu 4- Bàn phím lập chương trình 5- Thiết bị máy in 6- Nguồn điện vào máy, công tắc máy, cầu trì, bộ lựa chọn điện thế ( phía sau máy ) Sơ đồ khối của máy phân tích nước tiểu 4.3. Quy trình vận hành-MáyClinitek-100 1- Cắm phích điện qua ổn áp, điện 220 V. Bặt công tắc đen phía sau máy. 2- Nâng màn hình lên- vặn núm điều chỉnh màn hình cho rõ nét- chờ máy hiện về Start- máy đẩy giá đỡ ra (không được cầm giá đỡ để kéo ra) 3- Nhúng thanh thử Multistix 10 SG vào nước tiểu, thấm giọt nước tiểu thừa trên một miếng giấy lọc hoặc giấy thấm rồi đặt ngay ngắn trên giá đỡ đúng vị trí. 4- Nhấn nút màu xanh. (Start) chờ máy đo 1 phút. 5- Khi máy ngừng tiếng kêu. Nhấn nút in ra giấy - cắt băng giấy dán vào phiếu xét nghiệm . 6- Tắt công tắc sau máy, hạ màn hình xuống, rút phích điện. 7- Lau giá đỡ bằng bông thấm nước cất - bông khô. 8- Đẩy giá đỡ vào trong máy, chụp máy bằng vải mềm. * Cách đọc kết quả. 1- Bằng mắt: Đọc bằng cách so màu trên bảng màu chuẩn ở vỏ hộp thanh thử. Sau khi nhúng thanh thử vào nước tiểu 2- Bằng máy đo: -Glucose - pH - Bilirubin - Protein - Ketone ( cetonic ) - urobilinogen - Speciticgravity ( tỷ trọng ) - Nitrit - Blood ( hồng cầu ) - Leucocytes *Sequence no: Số thứ tự xét nghiệm *ID (Identifion): Số nhận diện bệnh phẩm NITRITE BLOOD (Hồng cầu) Leukocytes (Bạch cầu) Negative Âm tính Positive Dương tính Trace Vết 10 HC/ml 15 BC/ml Small ít 25 HC/ml 70 BC/ml Moderate Trung bình 80 HC/ml 125 BC/ml Large Nhiều ³ 200 HC/ml ³ 500 BC/ml * Kết quả của Glucose, ketone. Tính bằng mg/dl Glucose: 1mg/dl = 0,055 m mol/l Ketone: 1mg/dl = 0,1 m mol/l * Kết quả của URO (Urobilinogen) tính bằng EU (đơn vị Erhlich) 1 đơn vị EU = 1 mg/dl = 16 m mol/l Chú ý:Nước tiểu mới lấy ( < 1 giờ ), lắc đều , không ly tâm, nhúng thanh thử vào lấy ra ngay. 4.4. Bảo quản Giấy thử đậy lắp kín ( có chất chống ẩm ). Để chỗ khô mát,. Sau khi đo máy xong lau sạch giá đỡ bằng nước cất - bông khô cho giá đỡ khô và sạch.( Tắt máy rồi mới lau giá đỡ, tránh làm thay đổi vị trí của giá đỡ khi máy đang chạy.) Không được dùng tay kéo giá đỡ ra. Tay ướt không được sờ vào máy, thường xuyên lau chùi bằng vải mềm, chụp mũ vải tránh bụi. Phải cắm máy qua ổn áp, để máy trong phòmg điều hoà nhiệt độ, hút ẩm thường xuyên. Lượng giá: Trả lời các câu sau: 1- Trình bày định luật Lambert - beer. 2- Trình bày phương pháp đo màu - đo quang 3- Trình bày phương pháp quang phổ hấp thụ. 4- Phân biệt sự khác nhau giữa máy đo quang bình thường , máy bán tự động ,tự động. 5- Trình bày cách bảo quản máy đo quang, máy phân tích nước tiểu. Phân biệt đúng sai các câu sau: 6. Máy phân tích nước tiểu không có bộ phận quang học. 7. Kết quả xét nghiệm viết: Negative (+). 8. Khi đổ dung dịch vào cóng đo chỉ độ 2/3 cóng. 9. Kết quả xét nghiệm viết: Positive (nhiều). NƯỚC DÙNG TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM GIỚI THIỆU: Trong phòng xét nghiệm nước đóng vai trò rất quan trọng, nước dùng để rửa dụng cụ, để pha hoá chất, môi trường.... Phòng xét nghiệm nên có máy cất nước để sản xuất nước cất phục vụ cho công tác xét nghiệm đạt hiệu quả cao nhất. MỤC TIÊU THỰC HIỆN : Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Trình bày đúng tích chất, tác dụng của các loại nước thường dùng trong phòng xét nghiệm. 2. Trình bày đầy đủ nguyên tắc điều chế nước cất, nước khử chất khoáng, nước đệm. 3. Trình bày các biện pháp kiểm tra chất lượng các loại nước thường dùng. 4. Tiến hành đúng quy trình điều chế và kiểm tra chất lượng nước. NỘI DUNG: I.NƯỚC THƯỜNG: 1.Tính chất: Nó là loại nước ngầm nông, ngầm sâu hoặc nước bề mặt. Nước thường có chứa các chất vô cơ, hữu cơ thậm chí cả vi khuẩn. Nước thường dùng trong phòng xét nghiệm hiện nay là nước máy, những vùng không có nước máy cũng phải dùng nguồn nước trong (nước lọc qua bể lọc. Nước phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. 2. Tác dụng: Nước dùng để rửa dụng cụ sau khi làm xét nghiệm, dùng để vệ sinh phòng xét nghiệm. 3. Kiểm tra chất lượng nước: Phương pháp cảm quang: nhìn, nếm, ngửi. Nước phải trong, không màu, không mùi vị đặc biệt. Thử các tính chất hoá học và các chất hữu cơ bằng bộ thử chuyên dùng. Nuôi cấy trong môi trường cần thiết để xác định vi khuẩn gây bệnh. Nếu nước đục hoặc có nhiều sắt phải qua hệ thống lọc. 4. Dự trữ- cung cấp nước: Nên chứa nước trong một bể lớn, lắp hệ thống ống dẫn đến các phòng . Phải đảm bảo nước dùng hàng ngày đầy đủ. II.NƯỚC CẤT: 1. Tính chất:Nước cất là loại nước đã được điều chế tinh khiết, loại bỏ được các chất hữu hình, vi khuẩn. Nước cất có pH toan tính (5- 5,5) 2. Tác dụng: Pha hoá chất, thuốc nhuộm, pha môi trường, pha dung dịch đệm. Tráng dụng cụ lần cuối trước khi sấy khô. 3. Nguyên tắc điều chế: Nước thường được đun sôi. Hơi nước bốc lên qua ống sinh hàn. Hơi nước ngưng tụ lại thành nước cất. 4. Dự trữ và kiểm tra chất lượng: Dự trữ: nước cất nên chứa trong bình thuỷ tinh hoặc bình nhựa có nút để tránh tiếp xúc với không khí, tránh ô nhiễm. Nước cất chỉ dùng trong 1 tuần (nước cất 1 lần). Kiểm tra chất lượng: + Hút chính xác 10ml nước cất vào ống nghiệm to. + Nhỏ 2 giọt acid nitric. + Nhỏ 1ml bạc nitrat 1,7% + Lắc đều, đọc kết quả: · nước trong là chất lượng tốt · nước đục là chất lượng không tốt. III.NƯỚC KHỬ CHẤT KHOÁNG: 1. Tính chất: Nước đã được khử các ion kim loại song vẫn có thể còn vết các chất hữu cơ (nó không tinh khiết bằng nước cất). 2. Tác dụng: Thay thế nước cất để pha thuốc thử, thuốc nhuộm. Tráng dụng cụ lần cuối trước khi sấy khô. 3. Nguyên tắc điều chế: Cho nước thường chảy qua một thiết bị trao đổi ion (là một cột dài chứa đầy các hạt nhựa nhỏ) một đầu là nước chảy vào, một đầu là nguồn nước chảy ra (có thể nguồn nước chảy vào ở đầu trên hoặc đầu dưới của thiết bị). Khi nước chảy qua thiết bị trao đổi ion, sẽ xảy ra hiện tượng các ion kim loại (các muối hoà tan) được hấp thụ bởi các hạt nhựa. 4. Dự trữ và kiểm tra chất lượng: Dự trữ: (giống nước cất). Kiểm tra chất lượng: + Nếu thiết bị có đồng hồ kiểm tra (kiểm tra điện trở của nước). Nếu thiết bị còn tốt thì điện trở của nước đã khử ion cao hơn 2MW (Megaôm). Nếu thiết bị đã kém tác dụng thì điện trở của nước đã khử ion thấp hơn 2 hoặc bằng 0 MW chứng tỏ nước chưa được khử hết các chất khoáng phải thay thiết bị khác. + Nếu thiết bị không có đồng hồ kiểm tra ta dùng giấy đo pH. Xác định pH nguồn nước chảy vào và nguồn nước chảy ra. Nếu pH của 2 nguồn nước chảy vào, chảy ra bằng nhau. Chứng tỏ hạt nhựa đã hết tác dụng. Nếu pH nguồn nước chảy ra kiềm tính hơn là hạt nhựa còn tác dụng. Quan sát sự đổi màu của hạt nhựa, tuỳ theo hãng sản xuất có thể từ màu trắng chuyển màu đen phải thay hạt nhựa khác. IV NƯỚC ĐIỆM: 1. Tính chất: Nước đệm là nước giữ cho pH trung tính, tuỳ theo yêu cầu, nước đệm có pH nhất định. 2. Tác dụng: Nước đệm là dung môi để pha các cơ chất trong xét nghiệm về enzym, pha một số thuốc thử, thuốc nhuộm làm cho tế bào nhuộm bắt màu đặc trưng. 3. Nguyên tắc điều chế: Thường dùng hệ đệm phosphat pha với nước cất hoặc nước đã khử chất khoáng. Điều chỉnh bằng dung dịch dinatri hydrophosphat (Na2 HPO4 ) 2% hoặc dung dịch kalidikydrophosphat (KH2PO4 ) 2%. 4. Kiểm tra chất lượng: Việc kiểm tra chất lượng pH trước khi sử dụng là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng thuốc thử, thuốc nhuộm. Có thể đo pH bằng giấy đo pH, bằng máy đo pH hoặc hộp so màu Lovibond. Nếu pH < 7,2 cho thêm vài giọt Na2HPO4 2% cho đến khi pH đạt 7,2. Nếu pH > 7,2 cho thêm vài giọt KH2PO4 2% cho đến khi pH đạt 7,2. TỰ LƯỢNG GÍA Trả lời các câu sau : 1. Trình bày tính chất, tác dụng, kiểm tra chất lượng, dự trữ nước thường. 2. Nêu tính chất, tác dụng, nguyên tắc điều chế, kiểm tra chất lượng dự trữ nước cất. 3. Trình bày tính chất, tác dụng, nguyên tắc điều chế kiểm tra chất lượng nước khử chất khoáng. 4. Trình bày tính chất, tác dụng, nguyên tắc điều chế kiểm tra chất lượng nước đệm. Phân biệt đúng - sai các câu sau: 7. Nước thường có chứa các chất vô cơ, hữu cơ, thậm chí có cả vi khuẩn. 8. Nước cất dùng để tráng dụng cụ thuỷ tinh trước khi đem sấy khô. 9. Nước khử chất khoáng dùng để pha chế thuốc thử. 10. Nước đệm giữ cho pH môi trường luôn acid. ĐIỆN VÀ CÁCH SỬ DỤNG ĐIỆN TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM GIỚI THIỆU: Xây dựng tổ chức quản lý phòng xét nghiệm là công việc rất quan trọng của người kỹ thuật viên. Để đảm bảo kết MỤC TIÊU THỰC HIỆN : Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: Mục tiêu 1. Mô tả được cấu tạo và tác dụng của các dụng cụ điện dùng trong phòng xét nghiệm. U ra U vào 220V-10A Đĩa nhôm Báo số 2. Nêu cách mắc điện và các mạng điẹn dùng trong phòng xét nghiệm. 3. Trình bày được các bước sử dụng máy trong phòng xét nghiệm. Nội dung I.CÁC ĐÒ ĐIỆN DÙNG TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM: 1. Công tơ điện. 1.1Cấu tạo: 2 cuộn dây: Một cuộn điện áp và một cuộn dòng điện chạy qua 1 đĩa nhôm tròn đặt trong từ trường của 2 cuộn dây. Khi có dòng điện chạy qua làm cho đĩa nhôm quay Hệ thống báo số quay 1 vòng hiện 1 số. Trên công tơ có ghi hiệu thế tính bằng von, có thể 110V hoặc 220V, cường độ dòng điện 5A; 10A; 15A hay 30A, tần số dòng điện 50Hz hay 60Hz. 1.2.Tác dụng: Dùng để đo lượng điện tiêu thụ của các thiết bị điện được sử dụng, đơn vị tính bằng Kw/h. Khi sử dụng công tơ phải chú ý: Cộng công suất cuả tất cả các máy dùng điện, tổng công suất này phải nhỏ hơn hoặc bằng công suất của công tơ. 2.Biến thế điện 2.1.Cấu tạo: Lõi thép: Gồm những lá thép, tôn silic mỏng 0,35 - 0,5 mm ghép với nhau để tránh dòng điện xoáy Fucô làm nóng biến áp, giữa các lá thép được sơn cách điện, nhứng lá thép được làm theo hình E, I Cuộn dây: Thường là dây đồng có tiết diện tròn hay hình chữ nhật được cách điện (sơn, bọc vải hoặc giấy) Gồm 2 cuộn: Cuộn sơ cấp: Cuộn điện vào Cuộn thứ cấp: Cuộn điện ra Điện áp trên 2 đầu cuộn dây tỉ lệ thuận với số vòng dây (n) trên 2 cuộn dây U2 U1 Nếu n1>n2 U1>U2: Biến áp hạ thế Nếu n1<n2 U1<U2: Biến áp tăng thế 2.2 Tác dụng: Dùng để biến đổi nguồn điện lưới cho phù hợp với điện thế của máy được sử dụng. 3. Ổn áp Trong phòng xét nghiệm có nhiều máy dùng điện, nếu dòng điện không ổn định dễ đưa tới hậu quả kết quả sai lệch hoặc hỏng máy. Việc sử dụng ổn áp rất cần thiết, về nguyên tắc giống biến thế nhưng khác ở điểm: Với biến thế: Dòng điện vào thay đổi thì dòng điện ra thay đổi theo Với ổn áp: Có một bộ phận tự điều chỉnh làm cho dòng điện ra luôn cố định theo yêu cầu ổn áp U vào thay đổi U ra = Không đổi 4. Chỉnh lưu dòng điện: Tác dụng: Là thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện 1 chiều theo yêu cầu của máy. Đèn hai cực (Điốt): Đèn hai cực dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều với nguyên tắc điện tử chỉ di chuyển một chiều từ cực âm đến cực dương. Đèn hai cực gồm có : + Catốt được nung nóng bởi nguồn điện 6,3V xoay chiều được cung cấp bởi biến áp hạ thế + Anốt là một tấm kim loại bao quanh Catốt Sau khi Catốt được nung nóng, các điện từ sẽ bức xạ từ bề mặt Catốt và di chuyển về bản cực có điện thế dương là Anốt. Kết quả là ta có được một dòng điện xung động một chiều. Đèn hai cực (Điôt) là bộ phận điện nửa sóng có nghĩa là chỉ cho dòng điện chạy qua ở nửa bán chu kỳ dương. Ta có thể nắn điện toàn sóng nhờ hai điôt hay một điôt kép. Cấu tạo bộ chỉnh lưu dòng điện: - Có 1 biến áp hạ thế - Điốt chỉnh lưu: Tùy theo cách chỉnh lưu 1/2 chu kỳ hay cả chu kỳ (1/2 chu kỳ có 1 điốt, cả chu kỳ có từ 2-4 điốt) - Tụ lọc: Làm thẳng xung dòng điện sau khi chỉnh lưu. - Mạch điện cơ bản: Dòng điện xoay chiều qua biến thế, từ biến thế có cuộn thứ cấp hạ thế (2) cung cấp điện áp 6,3V cho Catot và cuộn thứ cấp (3) cho hai bản cực Anot. Hai bản cực này lân phiên nhau nhận điện thế dương của mạch điện nên điện tử qua đèn hai cực (4) liên tục. Dòng điện xoay chiều (A) đã được nắn thành dòng điện một chiều nhưng chưa đều vì cường độ còn thay đổi (B). Sau khi qua bộ lọc (5) gồm hai tụ điện C1, C2 và một cuộn cảm L thì dòng điện trở nên bằng phẳng (C). ở chiết áp (6) ta lấy ra được một phần điện thế một chiều. Đồng hồ đo mA (7) cho biết cường độ dòng điện : Mạch điện cơ bản dùng Điốt kép Đèn hai cực điện tử có thể thay thế bằng đèn hai cực (điôt) bán dẫn. Có thể dùng bốn điôt bán dẫn để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều theo sơ đồ sau : Mạch điện cơ bản dùng 4 Điốt chỉnh lưu bán dẫn II.CÁC MẠCH ĐIÈN VÀ CÁCH MẤC ĐIỆN TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM: 1. các mạch điện: - Có thể có một mạch điện hoặc nhiều mạch điện cùng một thế hiệu hay thế hiệu khác nhau. Có mạch điện qua ổn áp, có mạch điện không qua ổn áp - Mạch điện 110V: Dùng cho máy sử dụng điện 110V - Mạch 220V: Dùng cho máy sử dụng điện 220V 2. Mắc song song: Tất cả 2 đầu dây A,B hoặc C,D của thiết bị U1 I1 I2 (1) và (2) đều nối với 2 đầu dây của nguồn điện. A Œ B Trong mạch mắc song song: I = I1 + I2 U = U1 = U2 U2 C  D U 3. Mắc nối tiếp: Khi máy có dùng điện có thế hiệu thấp so với mạch điện chính (nguồn điện) thì mắc chúng nối tiếp với nhau. U2 U1 Đầu B của thiết bị (1) nối với đầu dây C của thiết bị (2), hai đầu còn lại của 2 thiết bị nối với mạch điện chính. Trong mạch điện mắc nối tiếp: I = I1 = I2 U = U1 + U2 A B C D Œ  I2 I1 I Khi mắc nối tiếp phải chú ý: U Hiệu điện thế của các máy hay bóng đèn mắc nối tiếp cộng lại phải bằng hiệu điện thế của mạch chính. Công suất của các đồ dùng điện phải bằng nhau. III.CÁC BƯỚC SỬ DỤNG MÁY TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM: 1. Sử dụng: Quan sát: + Điện thế của máy và điện thế của nguồn + Công suát của máy và công suất của nguồn + Phích cắm: Xem dây nối có chặt không Cắm phích điện vào ổ cắm, bật công tắc cung cấp điện cho máy Khi máy hoạt động xong, vặn máy về vị trí ngừng hoạt động, rút phích điện. 2. Cách sửa chữa khi máy đang hoạt động dừng đột ngột: 2.1 Kiểm tra: Cầu chì Phích cắm Dây vào máy ổ cắm điện trên tường 2.2 Dụng cụ cần có: Vặn vít Kìm cách điện Kìm cắt cách điện Dây chì Phích cắm - Tiến hành: Ngắt nguồn điện (ấn nút ngắt điện hoặc rút cầu chì), tháo vít bỏ dây chì cháy còn lại thay vào đó dây chì mới cùng tiết diện. Sau khi sửa dây chì phải kiểm tra toàn bộ lưới điện trước khi cho dòng điện trở lại + Thay phích cắm: Tháo vít phích cắm, kiểm tra vít có chặt không. Khi lắp phích mới phải bộc lộ những sợi dây ở hai đầu dài 1-1,5 cm, xoắn 2 đầu dây điện, cho đầu dây đã xoắn vào cực ở đầu tiếp điện, vặn chặt, kéo nhẹ không tuột là được. 2.3 Khi sử dụng điện cần chú ý: - Không bao giờ mắc điện mà không ngắt dòng điện - Khi tay ướt không được sờ vào máy đang chạy - Kiểm tra hiệu điện thế trước khi nối máy với mạch điện. - Không bao giờ kéo dây điện để rút phích điện - Không bao giờ thay dây chì cháy bằng dây chì lớn hơn Lượng giá Trả lời các câu hỏi sau: 1. Mô tả cấu tạo và nêu tác dụng của công tơ điện trong phòng xét nghiệm 2. Mô tả cấu tạo và nêu tác dụng của biến thế điện 3. Mô tả cấu tạo và tác dụng của chỉnh lưu dòng điện 4. Giải thích tại sao trong phòng xét nghiệm khi sử dụng máy phải qua ổn áp 5. Khi nào phải dùng chỉnh lưu dòng điện ? Tại sao 6. Nêu 2 mạch điện thường dùngtrong phòng xét nghiệm và tác dụng của nó Phân biệt đúng sai các câu sau:. 7.Công tơ điện có hiệu điện thế tính bằng mA 8.Không bao giờ kéo dây điện để rút phích điện 9.Biến thế điện không có cuộn dây thứ cấp 10 Khi thay phích phải tháo vít phích cắm ĐỘNG VẬT THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT TIÊM TRUYỀN ĐỘNG VẬT MỤC TIÊU l. Trình bày đúng cách nuôi dưỡng và chăm sóc động vật thí nghiệm. 2. Chuẩn bị được dụng cụ, phương tiện để tiến hành tiêm truyền động vật. 3. Làm được các thủ thuật tiêm, lấy máu động vật. NỘI DUNG 1. Động vật dùng trong phòng xét nghiệm 1.1. Vai trò Động vật trong phòng xét nghiệm có vị trí quan trọng và cần thiết. Có thể dùng động vật để chẩn đoán thực nghiệm, nuôi cây, phân lập vi khuẩn, xác định động lực của vi khuẩn hoặc lấy máu động vật làm thí nghiệm, thử các nghiệm pháp sinh vật học. Lấy các tổ chức làm sinh phẩm trong xét nghiệm. 1.2. Các loại động vật thường dùng Có thể dùng ngựa, cừu, thò, khỉ, gà, chuột, ếch... Phòng xét nghiệm tuyến huyện, tuyến tỉnh có thể nuôi thỏ, chuột. 1.3. Cách nuôi dưỡng Mỗi động vật có phương pháp nuôi dưỡng riêng. 1.3.1. Nuôi thỏ Dùng chuồng làm bằng lưới sắt, treo cao để tiện cho việc cọ rửa vệ sinh, nền nhà phải lát gạch men, có độ thoát nước tốt để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Làm hệ thống máng đựng thức ăn ở trong hay ngoài chuồng. Thức ăn cho thỏ: rau cỏ tươi sạch, khô, ngũ cốc. 1.3.2. Chuột bạch Có thể nuôi trong chuồng thuỷ tinh, hộp gỗ, lồng có lưới sắt. Lồng có hai ngăn. Một ngăn đựng thức ăn, một ngăn đựng vỏ trấu hay bông để chuột làm tổ. Thức ăn cho chuột: rau cỏ mềm, thóc, gạo, đậu tương. 1.4. Theo dõi, chăm sóc Khu vực chàn nuôi động vật được chia làm hai khu: - Khu nuôi động vật lành - Khu nuôi động vật thí nghiệm. Hàng ngày theo dõi động vật ăn? uống, cân nặng, theo dõi bệnh tật qua các biểu hiện lâm sàng để điểu trị kịp thời tránh lây lan sang vật khác. Nếu con nào có bệnh phải cho vào chuồng riêng. Sau khi thực nghiệm phải chú ý chế độ ăn uống để hồi phục sức khoẻ nhanh, động vật đã làm thí nghiệm phải nuôi ở một khu riêng. 2. KỸ THUẬT TIÊM TRUYỀN ĐỘNG VẬT (tiến hành trên thỏ hoặc chuột bạch) 2.1.Kỹ thuật tiêm trong da (phiếu kỹ thuật) TT Các bước Điểm chuẩn Tự đánh giá Điểm đạt Không đạt 1 Chuẩn bị dụng cụ: bơm kim tiêm ' panh, bông, cồn, dịch tiêm 2 2 Cố định thỏ bằng cách buộc bốn i. vào bốn góc bàn gỗ 1 3 Cạo lông vùng tiêm 1 4 Lấy thuốc vào bơm tiêm 0,5 5 Sát khuẩn vùng tiêm 0,5 6 Tay phải cầm bơm tiêm, tay trái ấn căng da 1 7 Cách tiêm: đâm kim ngập mặt vát, mũi kim chếch với mặt da khoảng 10-15° 2 8 Bơm thuốc vào, rút kim, sát trùng vùng tiêm 1 9 Tác phong: sạch gọn, chính xác, đúng quy trình, đúng thời gian (25-30 phút) 1 Tổng cộng 10 2.2. Kỹ thuật tiềm dưới da TT Các bước Điểm chuẩn Điểm đạt Không đạt Chuẩn bị dụng cụ: Bơm, kim tiêm 1ml, panh, bông, cổn, dịch tiêm 2 Cố định thỏ bằng cách buộc bốn chân vào bốn góc bàn gỗ 1 Cạo lông vùng tiêm 1 Lấy thuốc vào bơm tiêm 0,5 Sát khuẩn vùng tiêm 0,5 Cách tiêm: Đâm kim ngập mặt vát, mũi kim chếc với mặt da khoảng 10 – 15 độ 3 Bơm thuốc vào, rút kim. sát trùng vùng tiẻm 1 Tác phong: sạch gọn, chinh xác đúmg quy trình, thời gian (25 - 30 phút) 1 Tổng cộng 10 2.3. Kỹ thuật tiềm bắp TT Các bước Điểm chuẩn Tự đánh giá Điệm đạt Không đạt Chuẩn bị dụng cụ: bơm kim tiêm 5ml, panh, bông, cồn, dịch tiêm 2 Cố định động vật 1 Cạo lông vùng tiêm (vùng đùi sau) 1 Lầy thuốc vào bơm tiêm 0,5 Cách tiêm: tay trái kéo căng da. tay phải đâm kìm chếch với bắp cơ 45 độ 3 Bơm thuồc vào, rút kim, sát trùng vùng tiêm 1 Tác phong: sạch, gọn, chính xác, đúng quy trình, đúng thời gian (25-30 phút) 1 Tổng cộng 10 2.4. Kỹ thuật màng bụng TT Các bước Điểm chuẩn Tự đánh giá Điểm đạt Không đạt Chuẩn bị dụng cụ: bơm kim tiêm 1 ml, panh, bông, cồn, dịch tiêm 1 Tiêm thỏ: người phụ cầm hai chân thỏ dốc ngược - người tiêm lấy thuốc vào bơm tiêm 0,5 Người tiêm sát trùng vùng định tiêm 0,5 Cách tiêm: tay trái dùng hai ngón tay kéo da bụng tay phải cầm bơm tiêm đâm thẳng vào da bụng, kim tiêm vuông góc với mặt da 2 Bơm thuốc vào, rút kim, sát trùng vùng tiêm I Tiêm chuột bạch: tay phải kéo đuôi để chuột bò về phía trước, tay trái cầm gáy chuột bằng ngón cái và ngón trỏ, lật ngửa chuột 1 Cách tiêm: tay phải cầm bơm kim tiêm, đâm thẳng vào da bụng chuột, kim tiêm vuông góc với mặt da 2 Bơm thuốc vào, rút kim, sát trùng vùng tiêm 1 Tác phong: sạch gọn, chính xác, đúng quy trình, đúng thời gian (25-30 phút) 1 Tổng cộng 10 . .. 2.5. Tỉêm tĩnh mạch tai thỏ TT Các bước Điểm chuẩn Điểm đạt Không đạt 1 Chuẩn bị dụng cụ: Bơm kim tiêm, panh, bông, cổn, dịch tiêm 2 2 Cố đinh thỏ vào bàn 1 3 Lấy thuổc vào bơm tiêm 0,5 4 Sát khuẩn vùng tiêm 0,5 5 Cách tiêm: tay trái búng nhẹ vào tai thỏ và kéo căng tai thỏ, tay phảỉ cẩm bơm tiêm đâm qua da vào tĩnh mạch tai thỏ, mũi kim luồn vào tĩnh mạch 3 6 Tay phải bơm thuốc vào, rút kim, sát trùng vùng tiêm 2 7 Tác phong: sạch gọn, chính xác, đúng qui trình, đúng thời gian (20-25phút) 1 Tổng cộng 10 3. LẤY MÁU ĐỘNG VẬT Lấy máu động vật để làm môi trường, nuôi cấy vi khuẩn, điều chế huyết thanh. Tùy theo động vật to nhỏ, lấy máu một hay nhiều lần có cách khác nhau. 3.1. Lấy máu thỏ 3.1.1.Lấy máu tĩnh mạch tai thỏ (Cách làm như tiêm tĩnh mạch tai thỏ). 3.1.2. Lấy máu động mạch cố TT Các bước Điểm chuân Tự đánh giá Điểm đạt Không đạt 1 Chuẩn bị dụng cụ: bộ tiểu phẫu thuật, bơm kim tiêm, panh, ống nghiệm vô khuẩn, bông, cồn 2 2 Cố định thỏ lên bàn 1 3 Cạo lông vùng cổ 1 4 Sát khuẩn rạch da để bộc lộ động mạch cổ 2 5 Cách tiêm: tay trái kéo căng da, tay phải cầm bơm tiêm đâm qua da mũi kim luổn vào động mạch, hút đủ lượng máu cần thiết. 2 6 Rút kim, khâu da cổ, sát khuẩn 1 7 Tác phong: sạch gọn, chính xác, đúng qui trình, đúng thời gian (25-30 phút) 1 Tổng cộng 10 3.1.3. Lây máu tim thỏ trong trường hợp cần nhiều máu (10-15ml) TT Các bước Điểm chuẩn Tự đánh giá Điểm đạt Không đạt 1 Chuẩn bị dụng cụ: dùng bơm kim tiêm thuỷ tinh to (loại 20ml), panh, bông, cồn 2 2 Cô định thỏ lên bàn 1 3 Cạo lông vùng ngực trái, sát khuẩn 1,5 4 Cách tiêm: chọc kim thẳng đứng vào khoang liên sườn bốn, đường cạnh ức trái, khi thấy máu đẩy pit tông thi hút máu 3 5 Khi hút đủ lượng máu cần dùng, rút bơm tiêm, sát trùng vùng tiêm 1,5 6 Tác phong: sạch gọn, chính xác, đúng qui trình, đúng thời gian (25-30phút) 1 Tổng cộng 10 3.2. Lấy máu đuôi chuột: Dùng trong trường hợp lấy ít máu làm tiêu bản (Có thể cắt đầu chuột lấy máu xét nghiệm khi cần 2 – 3 ml). TT Các bước Điểm chuẩn Tự đánh giá Điểm đạt Không đạt 1 Chuẩn bị dụng cụ: kéo, lam kính, lam kéo, bông cổn, panh. 2 2 Tay phải kéo đuôi chuột để chuột bò về phía trước 1 3 Tay trái cầm gáy chuột bằng ngón cái và ngón trỏ, ngón út và mô út giữ đuôi chuột, sát khuẩn 2 4 Tay phải dùng kéo cắt một mẩu đuôi chuột, nhỏ một giọt máu vào tiêu bản, sát khuẩn đuôi chuột. 2 5 Kéo lam máu để dàn giọt máu trên tiêu bản 2 6 Tác phong: sạch gọn, chính xác, đúng qui trình, đúng thời gian (15-20 phút) 1 Tổng cộng 10 LƯỢNG GIÁ Trả lời các câu sau: 1. Trình bày vai trò, cách nuôi dưỡng các loại động vật thí nghiệm. 2. Trình bày cách tiêm truyền động vật. Phân biệt đúng – sai các câu sau: 3. Động vật thí nghiệm dùng để xác định động lực của vi khuẩn. 4. Động vật đã làm thí nghiệm nuôi chung với động vật chưa làm thí nghiệm. 5. Tiêm trong da: đâm kim ngập mặt vát, mũi kim chếch với mặt da khoảng 10 – 15 độ. KHỬ KHUẨN TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM GIỚI THIỆU: Công việc khử khuẩn trong phòng xét nghiệm được áp dụng theo nhiều cách Người kỹ thuật viên phải biết cách áp dụng đúng để việc khử khuẩn đạt hiệu quả cao nhất ,phòng chống việc lây nhiễm ,góp phần mang lại kết quả xét nghiệm chính xác MỤC TIÊU THỰC HIỆN : Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Trình bày đầy đủ các phương pháp khử khuẩn bằng nhiệt độ. 2. Trình bày đúng phương pháp khử khuẩn bằng lọc. 3. Trình bày đầy đủ các phương pháp khử khuẩn bằng lý học, hóa học. 4. Làm được công tác khử khuẩn hàng ngày theo quy trình đã học. .NỘI DUNG: I. KHỬ KHUẨN BẰNG NHIỆT ĐỘ 1.Khử khuẩn bằng nhiệt khô. 1.1. Đốt: áp dụng đối với dụng cụ bằng kim loại như dao, kéo, kẹp Cách làm: đổ một lượng cồn vừa đủ vào khay men, láng đều rồi châm lửa đốt. - Đối với que cấy đốt trên ngọn lửa đèn cồn. - Các chất phế thải đốt bằng lò đốt. 1.2. Sấy khô: áp dụng đối với dụng cụ thủy tinh. Dùng tủ sấy (xem bài tủ sấy). Có thể kiểm tra độ tiệt khuẩn bằng màu giấy gói. - Tiệt khuẩn đạt yêu cầu: giấy gói màu nâu. - Tiệt khuẩn chưa đạt yêu cầu: giấy gói màu vàng. - Tiệt khuẩn quá mức: giấy gói màu đen. 2. Khử khuẩn bằng nhiệt ẩm. 2.1. Đun sôi (Luộc):Đun sôi ở nhiệt độ 1000C trong vòng 20 - 30 phút có thể diệt được các vi khuẩn. Đối với nha bào uốn ván không diệt được. 2.2. Hấp ướt. Là phương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_xet_nghiem_co_ban.doc
Tài liệu liên quan