Giáo trình Y học cổ truyền - Chương 1: Các bệnh về tim mạch

MỤC LỤC

VẤN ĐỀ 1 : CAO HUYẾT ÁP. 5

1. Huyết áp được gọi là cao .5

2. Thể can dương xung (âm hư dương xung) .6

3. Thể Thận Âm Hư .7

4. Thể Đờm Thấp.9

5. Một số bài thuốc trị cao huyết áp hiệu quả ở Hà Tĩnh.9

6. 9 Bài Thuốc Trị Cao Huyết Áp.10

7. Một số bài thuốc của GS. Đỗ Tất Lợi.11

8. Một số bài thuốc nam khác .18

9. Trị Huyết Áp Cao Bằng Tỏi Và Đậu Trắng.22

10. Bài thuốc từ sách “THIÊN GIA ĐIỆU PHƯƠNG”.23

11. Lương y Trần Hoàng Bảo có một số bài thuốc trị huyết áp cao như sau : .25

12. Một số thuật ngữ từ “Sách thuốc gia truyền”.26

13. Bài giảng cao huyết áp của ĐHYD.28

14. Tài liệu về bệnh cao huyết áp của cụ Huỳnh Minh.33

15. Theo tài liệu thưốc gia truyền .38

16.Lương y cửa Phật "mách" bài thuốc nam đơn giản trị cao huyết áp hiệu quả.41

VẤN ĐỀ 2 : HUYẾT ÁP THẤP .44

1.Người bị huyết áp thấp.44

2.Bài Thuốc Từ Sách “Thiên Gia Điệu Phương” .46

3.Lương y Trần Hoàng Bảo có một số bài thuốc trị huyết áp thấp như sau : .46

VẤN ĐỀ 3 : XƠ CỨNG VÙNG ĐỘNG MẠCH VÀNH, CƠN ĐAU VÙNG TIM VÀ NHỒI MÁU

CƠ TIM.47

VẤN ĐỀ 4 : SUY TIM.51

1.Suy tim là tình trạng cơ tim không đảm bảo được nhu cầu .51

2. Theo thaythuoccuaban.com .54

VẤN DỀ 5 : THIẾU MÁU VÀ THIẾU MÁU DO THIỂU NĂNG TẠO MÁU CỦA TỦY XƯƠNG 56

VẤN DỀ 6 : RỐI LOẠN THẦN KINH TIM.61

VẤN DỀ 7 : BẠCH HUYẾT .65

VẤN ĐỀ 8 : TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO.68

VẤN ĐỀ 9 : THẤP TIM.71

VẤN ĐỀ 10 : VIÊM CƠ TIM .75Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền

4

VẤN ĐỀ 11 : TÀI LIỆU VỀ BỆNH TIM CỦA LƯƠNG Y HUỲNH MINH .76

VẤN ĐỀ 12 : PHÒNG VÀ SƠ CỨU NGƯỜI BỊ TAI BIẾN MẠCH MÁO NÃO RẤT HAY.79

THUỐC CHỐNG TAI BIẾN.81

VẤN ĐỀ 13 : TỎI CHỮA HUYẾT ÁP CAO, MÁU CAO, MỠ CAO, CHOLESTEROL .82

VẤN ĐỀ 14 : THẦN KINH TỌA .84

VẤN ĐỀ 15 : BÀI THUỐC GIA TRUYỀN CHỮA BỆNH THẦN KINH TỌA HAY.89

VẤN ĐỀ 16 : Cholesterol cao (mỡ trong máu cao). Error! Bookmark not defined.

1. Theo lương y Trần Hoàng Bảo . Error! Bookmark not defined.

2. Bài thuốc hữu hiệu để giảm : máu cao, mỡ cao,

cholesterol .Error! Bookmark not defined.

VẤN ĐỀ 17 : VIÊM TẮC ĐỘNG MẠCH . Error! Bookmark not defined.

pdf100 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Y học cổ truyền - Chương 1: Các bệnh về tim mạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ị ) Vỏ cam sành, lột ra, chế nước sôi, để cho ra nước the, uống chừng 7 lần. 26. CÔNG THỨC 26 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO CẤP TÍNH Hái lá dâu tằm ăn, lá non, đâm nhuyễn, vắt lấy nước uống, lá già phơi khô, sao sắc uống. 27. CÔNG THỨC 27 : TRỊ HUYẾT ÁP CAO Lá sống đời, đâm vắt nước uống. 28. CÔNG THỨC 28 : TRỊ HUYẾT ÁP CAO Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 38 Để 7-9 hột chanh lên miếng ngói, đốt thành than, tán nhuyễn, pha chút nước vào uống thì huyết áp sẽ hạ cấp kỳ. 29. CÔNG THỨC 29 : TRỊ HUYẾT ÁP CAO Hột cây đủng đỉnh, sắc nước uống. 15. Theo tài liệu thưốc gia truyền BỆNH MÁU CAO (HUYẾT ÁP CAO) Bệnh máu cao ngày nay đã trở thành bệnh thời đại, nguyên nước Mỹ, theo bản thống kê mới đây, có trên 30 triệu người bị bệnh này. TRIỆU CHỨNG: Người bị máu cao thường hay cảm thấy: chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, hoa mắt, nhức đầu, tai lùng bùng, tim đập mạnh, có khi cảm thấy chân tay tê buồn như kiến bò. Nếu đo máu cao, độ trên ở số 120, độ dưới ở số 80, đó là độ trung bình, là không có bệnh. Nếu độ là 160 trở lên độ dưới là 100 là người bị bệnh máu cao. ÁP HUYẾT THẤP: Nếu độ trên chỉ có 100 hay dưới 100 là bệnh máu thấp. Người thường yếu mệt, uể oải rã rời. Phần nhiều do tại yếu tim và thiếu máu. NGUYÊN NHÂN BỆNH MÁU CAO: Có nhiều nguyên nhân, nhưng thường thấy ở những người ăn uống quá độ, ăn nhiều chất béo mập, nhất là những người đã mập sẵn còn ăn nhiều thịt bơ sữa, kem, lại không chịu tập thể thao, đi bộ, làm phát sinh nhiều cholesterol bám vào máu làm cho mạch máu cứng lại, khi máu bơm qua, không dãn ra được, nên áp lực máu phải tăng cao lên. Những người quá bận bịu suy nghĩ, tính toán trong cuộc sống hằng ngàykhiến đầu óc quá căng thẳng, cũng làm huyết áp cao, nguy hiểm. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 39 Hút thuốc lá, làm cho bệnh trầm trọng hơn. Bệnh tiểu đường và thận viêm cũng là nguyên nhân huyết áp cao. Nếu huyết áp quá cao có thể làm chết liền vì đứt mạch máu, trường hợp này phải tìm cách hút bớt máu ra, cho huyết hạ xuống mau. Có trường hợp phải làm việc quá sức, bận tâm suy nghĩ khiến tim ngừng đập mà chết. ĐIỀU CẦN BIẾT: Muốn chữa trị, trước hết phải: * Giảm ăn đi, nhất là những thứ làm cho béo, làm sao cho xuống ký. * Phải đi bộ, tập thể dục đúng cách hằng ngày. * Bỏ hay giảm ăn mặn. Không ăn các đồ ngọt, cay nóng, bỏ hay giảm uống rượu hay đồ kích thích. * Ăn ngủ, ngủ nghĩ, làm việc điều hòa, đừng làm quá sức. Khi bệnh nặng, phải nghỉ hoàn toàn, đừng bận tâm suy nghĩ, kẻo chết bất thình lình. * Nếu ăn nhiều trái cây, khoai tây, cá vì có nhiều chất potas-sium, giúp làm giảm độ máu. * Đo huyết áp thường xuyên, khi có bệnh, nhất là khi có triệu chứng máu cao, phải đo để biết tình trạng bệnh, để ngăn ngừa kịp thời, hầu tránh khỏi đứt mạch máu mà chết oan. CHỮA TRỊ: Những ai chữa trị bằng thuốc Tây, các bác sỹ đều cho biết là phải uống mãn đời, mới có thể ngăn chận cho máu khỏi lên cao hơn, ngoài ra không có thuốc nào trị dứt khỏi bệnh. Khá nhiều người nhất là người Việt chúng ta, khi phải uống thuốc Tây đều nói rằng, uống thuốc thì máu không lên cao nữa, nhưng ngơi thuốc thì chứng nào tật ấy, mà uống thuốc thì thấy nóng này khó chịu, thường bị táo bón, lại bị phá gan, phá thận, phá bao tử, bớt chứng này lại sinh chứng khác. Nếu ai không hợp thuốc tây, có thể dùng thuốc nam dưới đây, có người hợp với thứ này, người hợp thứ kia, vì là thứ mộc, không sợ bị phản ứng. Có người nói đã được khỏi dứt bệnh khi dùng thuốc nam. THUỐC NAM TRỊ MÁU CAO: Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 40 1/ Khi độ máu lên khá cao, để chữa cấp thời, tránh bị đứt mạch máu chết, có thể rút máu ra bớt để hạ. 2/ Hạ huyết áp, mạch nhanh: Gừng khô 60g, Gừng tươi 40g, Nhục quế 60g, Đại hồi 100g. Tán mạt, ngâm rượu, mỗi lần uống 4g. 3/ Máu cao, nhức đầu, hoa mắt ù tai, liệt 1/2 người: Thiên ma, Sơn chi, Hoàng cầm, Đỗ trọng đều 12g. Câu đằng, dạ giao đằng, tang ký sinh, phục linh đều 20g. Ngưu tất, Ích mẫu đều 16g. Thạch quyết minh 32gr (Y học dân tộc). 4/ Cần ta (sao vàng hạ thổ), Chanh 1 quả, hành, tỏi đều 1 củ. Đổ 3 bát nước sắc uống thay trà. 5/ Lá vú sữa (Sao vàng hạ thổ) sắc nước uống. 6/ Cua biển to 1 con (không phải ghẹ) lột ra ngâm vào bia uống 3-4 lần khỏi. 7/ Hòe hoa sắc uống. 8/ Lấy 7 tổ kén con tằm (còn cả con nhộng bên trong), sao thực vàng hơi cháy, úp xuống đất, sắc uống. Tuyệt hảo (Đan Trường sưu khảo). 9/ Tỏi 3 củ. Năng Tàu 3 củ. Hành hương 2 củ. Cà chua 2 trái. Rau cần tàu 2 lượng. Đổ 3 chén nước sắc thành 1 chén. Uống sáng 1 thang, chiều 1 thang. Nghỉ 15 ngày nếu thấy chưa xuống mới uống lại 2 thang như trước, rồi nghỉ 15 ngày, nếu chưa khỏi lại uống tiếp tới khỏi. 10/ Rễ hay cây nhàu, bỏ vỏ, vạt mỏng sao lên, ngâm rượu, uống mỗi tối 1 ly nhỏ. 11/ Trái nhàu, thái phơi khô (trong bóng mát), nấu nước uống. Trái nhàu còn chữa bệnh tiểu đường, đau nhức 12/ Cây chuối hột còn non, thái làm dưa ăn thường xuyên, trị tiểu đường, máu cao (Ô Trịnh Văn Tr. Được đồng bào vùng Nhà Bè chỉ ông chữa bệnh, lúc đó Ô. Là chỉ huy trưởng) 13/ Ngô thù du (mua tiệm thuốc Bắc, nhờ tán bột). Dùng 100ml rượu đun sôi, bỏ thuốc bột vào từ từ, quậy đều sền sệt, bôi vào giữa lòng bàn chân, lấy vải băng lại cho khỏi rơi rụng. Mỗi tối trước khi đi ngủ làm 1 lần, qua đêm gở bỏ đi. Bài thuốc này được lương y Hoàng Duy Tân chữa cho cụ Trần V.H 77 tuổi, bị bệnh 12 năm. Vì uống thuốc Tây hằng ngày nên bị đau bao tử, tiêu chảy Cụ theo đuổi cách chữa trên, qua 1 đêm, sáng đo độ xuống bình thường. Thấy kết quả tối nào cụ cũng đắp thuốc và hoàn toàn bỏ thuốc Tây, đến này đã được trên 5 năm, thế mà độ máu vẫn giữ mức bình thường. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 41 14/ Bồ công anh trị tiểu đường và máu cao rất hiệu nghiệm (xin coi bài bao tử). 16.Lương y cửa Phật "mách" bài thuốc nam đơn giản trị cao huyết áp hiệu quả Đó là bài thuốc nam do Thượng tọa, lương y Thích Tuệ Tâm (57 tuổi), trụ trì chùa Pháp Luân, kiêm Giám đốc điều hành Trung tâm kế thừa - Ứng dụng y học cổ truyền - Tuệ tĩnh Đường Liên Hoa (số 3, đường Lê Quý Đôn, Tp Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) dày công sưu tầm, bào chế. Cao huyết áp trong y học được nhắc đến là căn bệnh thường gặp, nguyên nhân khó xác định. Bệnh nhân mắc phải chứng cao huyết áp thường dễ bị biến chứng dẫn đến tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận. Nguy hiểm hơn, cao huyết áp thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh thậm chí không biết mình đang mắc bệnh. Bởi vậy lâu nay căn bệnh này còn được gọi với cái tên là “sát thủ thầm lặng”. Tuy nhiên, lương y Thích Tuệ Tâm cho hay người bệnh có thể yên tâm tự điều trị bệnh cao huyết áp bằng những cây thuốc nam cực kì giản đơn nhưng mang lại hiệu quả cao. Theo lời vị sư thầy, bài thuốc nam trị chứng cao huyết áp gồm 5 vị rau củ quả với liều lượng như sau: Rau cần tây (1 cây), cà rốt (1 củ), cà chua chín vừa (1 quả), hành hương (3 củ) và củ tỏi (7 tép). “Đem tất cả rửa sạch, dùng cối giã nát, sau đó hoà thêm một cốc uống trà nước sôi nguội quậy đều rồi đem lọc lấy nước cốt để uống. Cũng có thể cho những vị thực phẩm trên vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn. Ta dùng nước cốt chia uống hai lần trong ngày sau bữa ăn. Do có vị tỏi nên nước cốt hơi nồng, ai chịu khó được có thể uống gộp luôn một lần”, lương y Thích Tâm hướng dẫn. Trong quá trình điều trị bệnh, cần phối hợp nhịp nhàng giữa việc theo dõi huyết áp người bệnh và uống nước cốt rau củ quả. Cho người bệnh uống thuốc đến khi nào huyết áp trở về mức bình thường thì ngưng, bởi nếu uống tiếp huyết áp người bệnh sẽ tụt xuống thấp. Sư thầy cho hay thông thường người bệnh chỉ cần uống nước cốt bào chế từ 5 loại rau quả trên trong khoảng thời gian 5 - 7 ngày sẽ phát huy công dụng rõ rệt. Tất nhiên, vị lương y cửa Phật không quên căn dặn người mắc chứng bệnh cao huyết áp nên tránh thức ăn cay, nóng; hạn chế ăn dầu, mỡ; cũng như tuyệt đối không được sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Ngoài ra, để quá trình trị liệu đạt hiệu quả cao, có thể kết hợp giữ uống thuốc nam với phương pháp tâm lý trị liệu. “Người bị cao huyết áp không nên tức giận, nóng tính hoặc ưu phiền quá mức mà phải giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ. Người xưa vẫn thường nói một nụ cười bằng mười thang thuốc đó thôi”, ông vui vẻ bật mí. Lại nói về bài thuốc nam chữa bệnh cao huyết áp, sư thầy trụ trì chùa Pháp Luân cho hay đã áp dụng bài thuốc gần 30 năm nay và chữa khỏi cho hàng trăm bệnh nhân. Hiện ông rất muốn phổ biến bài thuốc rộng rãi để mọi người đều có thể tự áp dụng trị bệnh cho chính bản thân mình. Ưu điểm của bài thuốc như lời ông, không những có khả năng ổn định huyết áp người bệnh trong lâu dài mà còn rất dễ bào chế, dễ tìm kiếm, giá cả lại rẻ. Nguồn gốc bài thuốc trên được sư thầy Tuệ Tâm bật mí tự mình sưu tầm trong sách y học cổ sau đó tìm tòi, bổ sung thêm. Hàng chục năm nay, cái tên Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa luôn được biết đến là nơi khám chữa bệnh giúp đỡ người nghèo nức tiếng xa gần. Hiện ở địa chỉ này có khoảng 40 lương y, bác sĩ, y sĩ cùng Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 42 tham gia khám bệnh giúp đỡ hàng trăm bệnh nhân mỗi ngày. Đến Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa, người bệnh được khám bệnh, châm cứu miễn phí. Sư thầy, lương y Thích Tuệ Tâm Riêng chi phí thuốc thang, sư thầy cho biết tuỳ thuộc theo đối tượng mà trung tâm có chế đội miễn giảm khác nhau. Đối với bệnh nhân nghèo, gia cảnh khó khăn không những được cấp phát thuốc mà còn được hỗ trợ thêm chỗ ăn ở miễn phí. Ngoài ra mỗi năm tập thể cán bộ tại Trung tâm đều thường xuyên tổ chức những đợt khám chữa bệnh từ thiện lưu động về vùng sâu vùng xa. Bộc bạch cơ duyên đến với nghề thuốc, sư thầy giải thích rằng đó là nghiệp của mình, là “duyên trời định”. Ông trải lòng: “Năm 21 tuổi tôi bắt đầu phát nguyện sẽ nghiên cứu thuốc Đông y để chữa bệnh cứu người. May mắn hơn sau đó tôi được sư phụ vốn là thầy lang nổi tiếng ở Huế truyền nghề nên mới có cơ hội trở thành lương y như bây giờ”. Vừa tu hành, vừa tham gia chữa bệnh giúp đời, chẳng mấy chốc “tiếng lành vang xa” và cũng từ đó người ta biết đến cái tên Thích Tuệ Tâm là thầy thuốc hơn là một nhà sư. Đến năm 1982, sư thầy Tuệ Tâm đã đứng ra mở lớp châm cứu tại chùa Huyền Không (xã Hương Hồ, huyện Hương Trà) như “cú đột phá” trong tâm nguyện giúp đời, giúp người của mình. Cũng trong năm đó tổ chẩn trị y học cổ truyền gồm bảy thành viên do sư thầy Tuệ Tâm đứng đầu được ra mắt. Đó chính là tiền thân của Trung tâm khám chữa bệnh Tuệ tĩnh Đường Liên Hoa bây giờ. Đáng khâm phục hơn, lương y này luôn đề cao tinh thần sử dụng cây thuốc nam vào điều trị bệnh tật. Ông cho hay hiện trung tâm sử dụng thuốc nam chiếm đến hơn 50% loại thuốc; chỉ những trường hợp cấp cứu khẩn cấp mới áp dụng thuốc tây y. Cũng như nhiều lương y khác, thầy Tuệ Tâm nhìn nhận cây thuốc nam vốn chứa nhiều công dụng kì diệu nhưng đến nay vẫn chưa được khám phá hết. Với tâm nguyện tiếp tục khám phá hết giá trị thuốc nam, đã gần 30 năm nay vị trụ trì chùa Pháp Luân đứng ra mở lớp bồi dưỡng kiến thức đông y, lớp giảng dạy Hán nôm đông y ngay tại Trung tâm. “Cả hai lớp có khoảng 100 học viên theo học, hoàn toàn miễn phí. Phần lớn học viên theo học là sinh viên các trường y dược, các thầy thuốc đông y trên toàn tỉnh. Điều này chứng tỏ người Việt ta vẫn còn rất quan tâm đến thuốc nam, đấy cũng là tâm nguyện lớn nhất đời tôi”, sư thầy, lương y Thích Tuệ Tâm trải lòng. Theo các chuyên gia, người bị bệnh cao huyết áp nên chú ý các nguyên tắc trong sinh hoạt sau: - Chú ý phòng lạnh giữ ấm, tránh gió lạnh. - Hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể, mỗi ngày không nên ăn quá 6g. Nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, gà, cá, sữa và thực phẩm từ đậu. Hạn chế ăn dầu, mỡ và giữ cho đại tiện thông suốt. - Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, nâng cao khả năng chống lạnh. - Biết cách khống chế, làm chủ tâm trạng, cảm xúc. Tránh để thể lực và tinh thần rơi vào tình trạng quá mệt mỏi. Tức giận, lo lắng cực độ đều không tốt. - Kiên trì uống thuốc, duy trì huyết áp ổn định. Tuy nhiên không nên tuỳ tiện uống thuốc giảm huyết áp hoặc ngưng uống thuốc đột ngột. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 43 Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 44 CHƯƠNG 1 : TIM MẠCH VẤN ĐỀ 2 : HUYẾT ÁP THẤP 1.Người bị huyết áp thấp Có trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg, mạch áp có hiệu số thường dưới 20mmHg (Huyết áp trung bình là 120/80 mmHg). Biểu hiện của Huyết áp thấp: - Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, lả, có cảm giác buồn nôn và rất muốn được nghỉ ngơi. - Khó tập trung và dễ nổi cáu, lạnh tay chân. - Suy giảm khả năng tình dục - Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc. - Thở dốc nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới huyết áp thấp, nhưng sau đây là các nguyên nhân chính: - Do suy giảm hoạt động của tuyến giáp. Khi cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormon của tuyến giáp, sẽ dẫn tới nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp, kèm theo các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, rụng tóc. - Do suy giảm glucoza. Nếu hàm lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 2.5mmol/l, bạn có thể sẽ phải chịu đựng cảm giác mệt mỏi, run rẩy và vã mồ hôi. - Hàm lượng hemoglobin thấp. Một ngưòi khoẻ mạnh hàm lượng hemoglobin trong máu ở mức 100 milliters. Ở nam giới hàm lượng này ở mức 13,5 tới 17,5 g/ dl còn ở nữ giới là 11,5 tơi 15,5g/dl. Khi hàm lượng hemoglobin thấp tức là dưới mức 9g/dl sẽ khiến cho lượng oxy vận chuyển tới não và tim bị suy giảm, có thể làm cho cơ thể choáng váng hoa mắt, chóng mặt. - Nhịp tim chậm. Nếu nhịp tim đập dưới 60 nhịp trong một phút, sẽ không đủ lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể. Đây là một trong những nhân tố dẫn tới bệnh huyết áp thấp. - Khi cơ thể gặp lạnh, mưa. - Stress và di truyền cũng là những nguyên nhân dẫn tới huyết áp thấp. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 45 Điều trị huyết áp thấp phải đưa huyết áp về trị số bình thường sau đó duy trì để tránh tái phát. Ngoài chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, bạn có thể dùng một số bài thuốc đơn giản sau: Bài 1: Hạt sen 30g, táo đỏ 10g, gừng tươi 6 lát. Tất cả sắc với nước uống ngày 2 lần. Uống 5-7 ngày. Bài 2: Ngũ vị tử 25g, nhục quế 15g, quế chi 15g, cam thảo 15g. Sắc nước uống ngày 2 - 3 lần, uống một đợt từ 3-7 ngày. Khi huyết áp tăng lên bình thường thì uống tiếp một đợt từ 3-6 ngày nữa. Bài 3: Nhân sâm tán bột 25g, tử hà sa (tán bột) 50g. Trộn với mật ong, mỗi lần uống từ 3 - 5g, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và trưa. Uống trong 5-7 ngày. Bài 4: Trứng gà tươi 1 quả, gừng tươi 1 nhánh. Rửa sạch gừng thái lát, cho vào nồi, cho thêm 1 cốc nước lã, đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 1/3 cốc thì đập trứng gà vào khuấy đều, đun tiếp 2 phút. Sau đó bắc ra ăn nóng, ngày 1 lần, ăn liền trong 5 ngày. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 46 2. Bài Thuốc Từ Sách “Thiên Gia Điệu Phương” 3.Lương y Trần Hoàng Bảo có một số bài thuốc trị huyết áp thấp như sau : + Phương 1 : Huyết áp thấp dùng Sâm Tinh Quế Táo Thảo Thang Đảng sâm 15g, Huỳnh tinh 12g, Nhục quế 10g, Đại táo 10g, Cam thảo 6g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Sớm tối phân uống, liên tục uống 15 ngày là 1 liệu trình. + Phương 2 : Huyết áp thấp dùng Câu kỉ tử và Dâm dương hoắc Huyết áp thấp lấy Câu kỉ tử và Dâm dương hoắc hợp với nhau mỗi thứ 1 nửa, sắc nước uống thay trà, tùy lúc uống, có hiệu quả. + Phương 3 : Huyết áp thấp dùng Thược dược Camthảo thang Huyết áp thấp lấy Can thược dược căn 10g và Camthảo 1g, là liều lượng của 1 ngày, dùng 360ml nước sắc đặc, phân 2 lần uống, trường kỳ uống có hiệu quả. Bài Thược dược Camthảo thang này đối với chứng Phúc thống (đau bụng) cũng có hiệu quả. + Phương 4 : Huyết áp thấp dùng Camthảo Ngũ vị tử Phục linh ẩm Cam thảo, Ngũ vị tử mỗi vị 6~12g, Phục linh 15g, sắc uống hoặc pha trà, mỗi ngày 1 thang sớm tối phân uống. (Lương y Trần Hoàng Bảo) Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 47 CHƯƠNG 1 : TIM MẠCH VẤN ĐỀ 3 : XƠ CỨNG VÙNG ĐỘNG MẠCH VÀNH, CƠN ĐAU VÙNG TIM VÀ NHỒI MÁU CƠ TIM Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 48 Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 49 Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 50 Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 51 CHƯƠG 2 : TIM MẠCH VẤN ĐỀ 4 : SUY TIM 1.Suy tim là tình trạng cơ tim không đảm bảo được nhu cầu Về cung cấp lượng tuần hoàn (đưa máu nghèo ôxy từ khắp cơ thể đổ về tim sau đó đưa lên phổi và đưa máu giàu ôxy từ phổi trở về tim rồi bơm đi khắp cơ thể). Có rất nhiều triệu chứng xảy ra cấp tính hay mạn tính. Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi từ trẻ đến già. Các hình thái suy tim cũng khác nhau (suy thất trái, thất phải, suy cả hai thất); các cấp độ khác nhau: suy nhẹ, suy vừa và suy nặng. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 52 Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 53 Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 54 2.THEO THAYTHUOCCUABAN.COM ta có : Ở phương diện Tây y, suy tim là tình trạng tim không còn khả năng cung cấp (bơm) đủ máu và oxy đến nuôi các tế bào của cơ thể, cũng như để đảm bảo cho các tế bào, phủ tạng hoạt động. Và Tây y có những cách chữa trị tùy vào những trường hợp cụ thể. Ở đây, chúng tôi đề cập việc chữa trị suy tim theo y học cổ truyền. 7 thể bệnh theo y học cổ truyền Suy tim dẫn đến hai hậu quả chính, đó là : lưu lượng máu của tim kém – lượng máu mà tim bơm để cung cấp cho các cơ quan ngoại biên trong thời gian 1 phút bị giảm đi; tăng áp lực tĩnh mạch ngoại biên và áp lực tĩnh mạch nhĩ – gây ảnh hưởng đến nội tạng, máu qua thận ít (người bệnh tiểu rất ít); máu ứ đọng ở gan (làm gan to và tĩnh mạch ở cổ nổi lên); máu ứ đọng ở tiểu tuần hoàn làm bệnh nhân bị khó thở; máu vào các động mạch vành ít đi, tim thiếu máu, cơ tim thiếu oxy, tim to ra, suy tim nặng hơn. Suy tim thường được chia 3 loại: suy tim trái, suy tim phải và suy tim toàn bộ. Theo lương y Nguyễn Công Đức – giảng viên khoa Y học cổ truyền (YHCT) Đại học Y Dược TP.HCM: trong y văn của Đông y không có chứng suy tim, nhưng theo triệu chứng lâm sàng loại bệnh này thuộc phạm trù của các chứng: tâm quý, chính xung, khái suyễn, đàm ẩm, thủy nhũng, ứ huyết, tâm tý. Và YHCT chia bệnh gồm các thể sau: Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 55 Tâm dương hư – ở thể này, người bệnh có các triệu chứng như, chân tay lạnh, tim đập hồi hộp, lúc gặp thời tiết lạnh hay hoạt động nhẹ thì bị khó thở, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế sác (mạch nhỏ, nhanh); Tâm tỳ dương hư – có các triệu chứng, hồi hộp, khó thở (tình trạng khó thở tăng khi làm việc, hoạt động), chán ăn, bụng đầy, buồn nôn hay nôn, chân phù, rêu lưỡi dày nhớt, mạch nhu sác (yếu, nhanh); Tâm thận dương hư – triệu chứng hồi hộp khó thở, chân tay lạnh, người sợ lạnh, tiểu ít, chân phù, mặt phù, tinh thần ủ rũ, môi lưỡi xanh tím, rêu trắng, mạch trầm, tế nhược (nhỏ, yếu); Khí huyết lưỡng hư – biểu hiện: hồi hộp, khó thở, mệt mỏi, váng đầu hoa mắt, họng khô, mất ngủ, mồ hôi trộm, lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi thon đỏ ít rêu, mạch tế sác; Khí hư huyết ứ: hồi hộp, ho, khó thở, ngực sườn đau tức, bụng đầy, hai gò má đỏ sạm, môi lưỡi tím tía, phù, tiểu ít, lưỡi tím thâm, mạch huyền (căng, mạnh); Đàm ẩm bế phế: hồi hộp ngắn hơi, ho, khó thở, ho khạc nhiều đờm trắng có bọt, bụng đầy ăn ít, phù, tiểu ít, lưỡi bệu, rêu trắng dày hoặc vàng nhớt, mạch hoạt sác; thể Dương khí hư thoát: hồi hộp khó thở (khiến người bệnh hay ngồi thở dốc), khó chịu, bứt rứt, sắc mặt xanh sạm, chân tay lạnh toát mồ hơi, bệnh nặng thì hôn mê, nói sảng, chất lưỡi tím, mạch trầm tế khó bắt. Những phép chữa trị Đối với thể Tâm dương hư, thì phép trị sẽ là ích khí ôn dung (bổ phần dương khí để ấm); đối với thể Tâm tỳ dương hư phép trị sẽ là kiện tỳ ôn dương – làm mạnh chức năng tỳ để ấm; với thể Tâm thận dương hư, phép trị là ôn dương lợi thủy – nghĩa là bổ phần dương khí, lợi tiểu; đối với thể Khí huyết lưỡng hư phép trị là giúp ích khí dưỡng âm – bổ khí, nuôi huyết, tân dịch; với thể Khí hư huyết ứ, phép trị ích khí hoạt huyết hóa ứ – bổ khí để lưu thông huyết ứ trệ; thể Đàm ẩm bế phế, phép trị sẽ là tuyên phế hóa đờm chỉ khái – làm cho phế khí thông lợi, hết đờm trừ ho; với thể Dương khí hư thoát, thì phép trị là giúp hồi dương cứu nghịch – cứu phần dương bị mất. Bài thuốc cổ phương dùng trị cho thể thứ 7 là bài gồm các vị thuốc: phụ chế tử, ngũ vị tử, nhân sâm (mỗi thứ 8 gr), can khương, sơn thù (mỗi thứ 10 gr), sinh long cốt, sinh mẫu lệ, mạch môn (mỗi loại 16 gr). Tất cả đem sắc (nấu) với 3 chén nước, nấu còn lại 1 chén, uống từng ít một, khoảng 4-5 lần trong ngày. Theo lương y Nguyễn Công Đức, có một phương thuốc kinh nghiệm mà nó có đặc điểm là có thể dùng cho cả 6 thể bệnh nói trên (trừ thể thứ 7), đó là bài gồm các vị: hương phụ, lá sen non (khô), mắc cỡ, ích mẫu, ngải cứu (mỗi vị 20 gr), 10 gr vỏ quýt, 8 gr thạch xương bồ, 30 gr đậu đỏ (loại hạt nhỏ), 40 gr đan sâm. Đem tất cả nấu nước uống thay cho trà, hoặc sắc với 5 chén nước, sắc còn 1,5 chén thuốc. Chia ra 3 lần để dùng trong ngày trước khi ăn và tối trước khi ngủ. Nếu được phát hiện sớm, suy tim có thể trị khỏi và có hướng đề phòng được. Theo_Thanh_Nien Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 56 CHƯƠNG 1 : TIM MẠCH VẤN DỀ 5 : THIẾU MÁU VÀ THIẾU MÁU DO THIỂU NĂNG TẠO MÁU CỦA TỦY XƯƠNG Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 57 Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 58 Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 59 Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 60 Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 61 CHƯƠNG 1 : TIM MẠCH VẤN DỀ 6 : RỐI LOẠN THẦN KINH TIM Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 62 Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 63 Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 64 Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 65 CHƯƠNG 1 : TIM MẠCH VẤN DỀ 7 : BẠCH HUYẾT Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 66 Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 67 Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 68 CHƯƠNG 1 : TIM MẠCH VẤN ĐỀ 8 : TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 69 Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 70 Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 71 CHƯƠNG 1 : TIM MẠCH VẤN ĐỀ 9 : THẤP TIM Bệnh thấp tim còn gọi là bệnh ‘thấp khớp cấp’, ‘bệnh Bouillaud’. Là một bệnh kinh diễn có những đợt cấp tính gây tổn thương viêm nhiễm tại nhiều nơi trong cơ thể với mức độ khác nhau mà chủ yếu là ở tim, gây xơ chai van tim. Tỷ lệ mắc bệnh cao ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. Bệnh khá phổ biến ở nước ta và là nguyên nhân của phần lớn bệnh tim mắc phải, cần có sự cảnh giác cao, điều trị sớm và tích cực. Theo y học cổ truyền, nếu bệnh biểu hiện ở khớp thì qui vào ‘Chứng Tý’ (nhiệt tý), nếu tổn thương ở tim là chủ yếu thì thuộc phạm vi của chứng ‘Chinh Xung’, ‘Tâm Quí’. Nguyên Nhân Bệnh Lý Bệnh xuất hiện sau khi nhiễm liên cầu khuẩn tan máu Bê ta nhóm A (thường được phát hiện vi khuẩn trong họng người bệnh nhân thấp khớp cấp). Liên cầu khuẩn gây bệnh gián tiếp thông qua cơ chế tự miễn. Bệnh phát sinh nhiều về mùa lạnh, nơi khí hậu ẩm thấp. Tổn thương bệnh lý cơ bản là xuất tiết và tăng sinh. Viêm nhiễm xuất tiết là thoái hóa kiểu fibrin (Dégénérescence fibrinoide) của chất tạo keo, có phù nề, xâm nhập tế bào lymphô, bạch cầu đa nhân, tương bào. Viêm nhiễm ‘tăng sinh’ chủ yếu là những hạt Aschoff có thể gặp bất cứ chỗ nào có tổn thương viêm nhiễm, nhưng nhiều nhất là trong tổ chức dưới nội tâm mạc, tổ chức đệm gần mạch máu nhỏ. Nguyên nhân theo Y học cổ truyền chủ yếu là do phong hàn thấp nhiệt xâm nhập cơ thể gây ủng tắc kinh lạc sinh ra chứng ‘tý’, bệnh lâu ngày làm tổn thương chân âm gây sốt (hư nhiệt) hoặc làm tổn thương khí huyết gây nên khí hư, huyết hư hoặc khí huyết đều hư, dẫn đến các chứng ‘Tâm Quí’ ‘Chinh Xung’, v.v Triệu Chứng Lâm Sàng 1) Triệu chứng toàn thân: - Sốt thường sau 2 tuần bị viêm họng, có thể sốt cao 39-40oC nhưng thường là sốt vừa 38-39oC. - Mạch nhanh, thường là nhanh nhiều hơn so với sự tăng nhiệt độ, cần chú ý có tổn thương cơ tim. Những triệu chứng khác như mệt mỏi, kém ăn, xanh xao, có khi chảy máu cam 2) Triệu chứng tại chỗ: Có thể biểu hiện nhiều nơi: a) Tim: Tiếng tim mờ, có tiếng thổi tâm thu ở mỏm, cũng có thể nghe tiếng thổi tâm trương ở đáy, hoặc tiếng cọ màng tim (có thể mất đi trong 1-2 ngày), ít khi có tràn dịch. Nhịp tim nhanh, có khi có ngoại tâm thu, tiếng ngựa phi (biểu hiện viêm cơ tim), bệnh nặêng lên. b) Khớp: Thường gặp 80%, có thể viêm nhiều khớp gặp nhất là các khớp cổ tay, khuỷu, cổ chân, đầu gối. Các khớp thường sưng, nóng, đỏ, đau, nhiều khi chỉ có sưng, đau di chuyển và khỏi không có di chứng. Nguyễn Khắc Bảo Y Học Cổ Truyền 72 c) Cục Meynet dưới da, cứng, di động, to bằng hạt đậu xanh hoặc hạt bắp, không đỏ không đau, ở dưới da, thường sờ thấy ở gần đầu xương ở khớp, xuất hiện và lặn đi nhanh. Ban đỏ vòng thường xuất hiện ở bụng và chân tay, hay gặp ở trẻ nhỏ. Múa giật (Chorée de Sydenham) biểu hiện tổn thương thấp ở nhân não xám. Ở phổi có thể có viêm màng phổi khô hay tràn dịch, ở thận có thể xuất hiện viêm cầu thận cấp lan tỏa, khỏi nhanh khi bệnh lui. Điều trị theo y học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_y_hoc_co_truyen_chuong_1_cac_benh_ve_tim_mach.pdf
Tài liệu liên quan