Giới thiệu về nghiệp vụ huy động vốn

B. Kế toán phát hành giấy tờ có giá

Một số loại giấy tờ có giá do NHKD phát hành: chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kì phiếu ngân hàng, thương phiếu

Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá có thể có 3 trường hợp:

 Phát hành ngang giá: Giá bán giấy tờ có giá = Mệnh giá giấy tờ có giá ( Khi lãi suất thị trường = lãi suất của giấy tờ có giá do NH phát hành).

 Phát hành có chiết khấu: giá bán < mệnh giá ( Khi lãi suất thị trường > lãi suất của giấy tờ có giá do NH phát hành).

Mệnh giá – giá bán: Phần chiết khấu.

 Phát hành có phụ trội: giá bán > mệnh giá (Khi lãi suất thị trường < lãi suất của giấy tờ có giá do NH phát hành).

Giá bán – mệnh giá: Phần phụ trội.

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5385 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới thiệu về nghiệp vụ huy động vốn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu chung về nghiệp vụ huy động vốn 1. Khái niệm và vai trò của hoạt động huy động vốn đối với NHKD 1.1 Khái niệm: Huy động vốn là nghiệp vụ tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các cá nhân và tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau để tạo nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng 1.2 Vai trò: hoạt động huy động vốn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và xã hội Đối với ngân hàng: Tạo nguồn vốn chủ lực cho hoạt động kinh doanh Thu hút khách hàng, nâng cao uy tín, thương hiệu Đối với nền kinh tế Kênh chu chuyển nguồn vốn, điều hòa vốn giữa khách hàng thừa vốn và khác hàng thiếu vốn Quản lý được lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế Định hướng đầu tư cho các ngành kinh tế, cho từng vùng Cung cấp hàng hóa cho thị trường tài chính Đối với khách hàng Kênh tiết kiệm và đầu tư vốn an toàn Tích lũy nguồn tiền nhàn rỗi Tiếp cận được nghiệp vụ tiện ích của ngân hàng 2. Các hình thức huy động vốn của NHKD Huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng Tiền gửi: bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn: Loại tiền gửi này của danh nghiệp và các tổ chức kinh tế, các nhân gửi vào ngân hàng với mục đích chính để thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Do vậy tài khoản này còn được gọi là tài khoản thanh toán. Với đặc điểm linh hoạt là có thể gửi và rút ra bất cứ lúc nào nên tiền gửi thanh toán không được ngân hàng trả lãi hoặc là trả với mức lãi suất thấp. Tiền gửi có kỳ hạn Loại tiền này của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào ngân hàng thương mại với mục đích hưởng lãi. Người gửi tiền chỉ được lĩnh tiền sau một thời hạn nhất định từ một vài tháng đến một vài năm. Tuy nhiên, do những lý do khác nhau, người gửi tiền có thể rút trước thời hạn, trường hợp này người gửi tiền không được hưởng lãi, hoặc được hưởng lãi theo lãi suất thấp tùy theo quy định của mỗi ngân hàng.Trường hợp đến hạn rút tiền nhưng KH không đến rút tiền thì coi như gửi tiếp kì hạn mới Tiền gửi tiết kiệm: Là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm và được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Tiền gửi tiết kiệm bao gồm: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm Đối với khách hàng khi chọn hình thức tiền gửi thì mục tiêu an toàn và tiện lợi quan trọng hơn mục tiêu sinh lợi. Đối với ngân hàng, vì loại tiền này khách hàng muốn rút bất cứ lúc nào cũng được nên ngân hàng phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng. Do vậy ngân hàng thường trả lãi rất thấp cho loại tiền gửi này Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm Mục tiêu quan trọng của khách hàng khi lựa chọn hình thức gửi tiền này là lợi tức có được theo định kỳ. Do vậy, lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút được đối tượng khách hàng này. Dĩ nhiên, lãi suất trả cho loại tiền gửi tiết kiệm định kỳ cao hơn lãi suất định cho loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Mức lãi suất còn thay đổi theo kỳ hạn gửi (3,6,9 hay 12 tháng), tùy theo loại đồng tiền gửi tiết kiệm (VND, USD, EUR hay vàng), và tùy theo uy tín và rủi ro của NH nhận tiền gửi. Ngoài 2 loại tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm, hầu hết các ngân hàng thương mại đều có thiết kế những loại tiền gửi tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm an khang với nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn được đổi mới theo nhu cầu của khách hàng và tạo ra rào cản dị biệt để chống lại sự bắt chước của các đối thủ cạnh tranh 2.2.Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá Các giấy tờ có giá là các công cụ Nợ do Ngân hàng phát hành để huy động vốn trên thị trường Huy động vốn ngắn hạn: Để huy động vốn ngắn hạn, các tổ chức tín dụng có thể phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn. Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng, bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác Huy động vốn trung và dài hạn Muốn huy động vốn trung và dài hạn (3,5 hay 10 năm) các NHTM có thể phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và cổ phiếu. NHTM phát hành giấy tờ có giá theo 3 phương thức là phát hành giấy tờ có giá ngang giá, phát hành giấy tờ có giá chiết khấu và phát hành giấy tờ có giá phụ trội 2.3.Vay vốn từ các TCTD khác và từ NHNN Các TCTD khác khi tham gia hệ thống thanh toán có thể mở tài khoản tại NHTM. Qua tài khoản này, NHTM có thể huy động vốn giống như đối với các tổ chức kinh tế bình thường. Ngoài các TCTD, NHNN cũng có thể là nơi cung cấp vốn cho NHTM dưới hình thức cho vay NHTM vay NHNN theo các loại sau : Vay theo hồ sơ tín dụng, vay chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá, vay cầm cố các giấy tờ có giá, vay thanh toán bù trừ, ………. 2.4.Huy động từ các nguồn vốn khác Vay vốn từ các nguồn vốn khác: vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, vốn để cho vay đồng tài trợ, nhận vốn liên doanh, liên kết…….bằng đồng VN hay bằng ngoại tệ của Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác giao cho NHTM sử dụng theo các mục đích chỉ định. NHTM nhận vốn từ các tổ chức cung ứng vốn thông qua NHNN hoặc chuyển vốn qua thanh toán vốn giữa các ngân hàng Kế toán chi tiết cho mỗi hình thức huy động vốn Kế toán tiền gửi của khách hàng Tài khoản sử dụng: TK 42 "Tiền gửi của khách hàng" TK cấp 2: 421, 422 "Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng VND/ngoại tệ 423, 424 "Tiền gửi tiết kiệm bằng VND/ngoại tệ và vàng" 425, 426 "Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng VND/ngoại tệ" Kết cấu chung nhóm TK: Có: số tiền khách hàng gửi vào ngân hàng Nợ: số tiền khách hàng đã sử dụng Dư Có: số tiền khách hàng hiện đang gửi tại ngân hàng TK 49 "Lãi và phí phải trả" TK cấp 2: 491 " Lãi phải trả cho tiền gửi " 492 " Lãi phải trả về phát hành các giấy tờ có giá " 493 " Lãi phải trả cho tiền vay " 494 " Lãi phải trả cho vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay " Kết cấu chung nhóm TK: Có: số tiền lãi tích lũy ngân hàng đã tính trước vào chi phí Nợ: số tiền lãi thực tế ngân hàng đã thanh toán cho khách hàng Dư Có: số tiền lãi ngân hàng chưa thanh toán cho khách hàng Các trường hợp hạch toán chủ yếu Kế toán tiền gửi không kì hạn (tiền gửi thanh toán) Lưu ý: tiền gửi thanh toán luôn luôn có số dư Có. Tuy nhiên khách hàng có thể chi vượt quá số dư Có trên TK (tức có số dư Nợ) đến một hạn mức nhất định (hạn mức thấu chi) nếu có sự thỏa thuận giữa khách hàng với ngân hàng. 4211,4221-tiền gửi KKH của KH 1011,1031-tiền mặt VND/ngoại tệ (1) (1') 4211,4221-tiền gửi KKH của KH (2) (2') TK thanh toán vốn giữa các NH (3) (3') 711-Thu từ dịch vụ thanh toán 4531-Thuế GTGT phải nộp 1011,1031,4211,4221 801-CP trả lãi tiền gửi (4') Ghi chú: (1) (2) (3): kế toán ghi tăng TK tiền gửi không kì hạn của KH KH gửi bằng tiền mặt KH nhận chuyển khoản từ KH khác trong cùng ngân hàng KH nhận chuyển khoản từ KH khác không cùng ngân hàng (1') (2') (3'): kế toán ghi giảm TK tiền gửi không kì hạn của KH KH rút tiền mặt KH chuyển khoản cho một KH khác trong cùng ngân hàng KH chuyển khoản cho một KH khác không cùng ngân hàng. Trường hợp ngân hàng có thu phí. Bút toán trả lãi: NH trả lãi cho KH bằng tiền mặt hoặc ghi tăng tiền gửi không kì hạn Công thức tính lãi tiền gửi không kì hạn: Số lãi phải trả trong tháng = Số dư bình quân trong tháng x Lãi suất tháng Trong đó: Số dư bình quân trong tháng Di : số dư tại thời điểm i Ni : số ngày duy trì số dư Di : tổng số ngày trong tháng (tính chẵn là 30 ngày) Kế toán tiền gửi có kì hạn 4212,4222-tiền gửi CKH của KH 1011,1031-tiền mặt VND/ngoại tệ (1) (1') 4211,4221-tiền gửi KKH của KH (2) (2') Bút toán trả lãi: Trường hợp: Kỳ kế toán < định kỳ trả lãi 1011,1031,4212,4222 4911-lãi phải trả 801-CP trả lãi tiền gửi Trường hợp: Kỳ kế toán = định kỳ trả lãi 1011,1031,4212,4222 801-CP trả lãi tiền gửi Ghi chú: (1) (2): kế toán ghi tăng tiền gửi có kì hạn của KH KH gửi bằng tiền mặt KH chuyển từ TK tiền gửi KKH sang TK tiền gửi CKH (1') (2'): kế toán ghi giảm tiền gửi có kì hạn của KH KH rút tiền mặt KH chuyển từ TK tiền gửi CKH sang TK tiền gửi KKH Kế toán tiền gửi tiết kiệm 4231,4232-tiền gửi tiết kiệm KKH/CKH 1011,1031-tiền mặt (1) (1') TK tiền gửi thích hợp (2') Bút toán trả lãi: Đối với tiền gửi tiết kiệm không kì hạn: tương tự bút toán trả lãi của tiền gửi thanh toán. Đối với tiền gửi tiết kiệm có kì hạn: tương tự bút toán trả lãi của tiền gửi có kì hạn (sử dụng TK trung gian 4913-lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm) Lưu ý: Trường hợp người gửi tiết kiệm có kì hạn lĩnh trước hạn được hưởng theo quy định của NHTM 1011,1031-tiền mặt 4913-lãi phải trả 801-CP trả lãi tiền gửi (b) (a) (c) Ghi chú: KH gửi tiết kiệm bằng tiền mặt KH rút tiền mặt Chuyển tiền từ TK tiết kiệm sang TK tiền gửi thích hợp Số lãi định kỳ ngân hàng đã tính trước vào chi phí Số lãi trả cho người gửi tiền lĩnh trước hạn Hoàn nhập số chênh lệch giữa lãi dự trả và lãi thực trả để giảm chi phí Kế toán phát hành giấy tờ có giá Một số loại giấy tờ có giá do NHKD phát hành: chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kì phiếu ngân hàng, thương phiếu Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá có thể có 3 trường hợp: Phát hành ngang giá: Giá bán giấy tờ có giá = Mệnh giá giấy tờ có giá ( Khi lãi suất thị trường = lãi suất của giấy tờ có giá do NH phát hành). Phát hành có chiết khấu: giá bán lãi suất của giấy tờ có giá do NH phát hành). Mệnh giá – giá bán: Phần chiết khấu. Phát hành có phụ trội: giá bán > mệnh giá (Khi lãi suất thị trường < lãi suất của giấy tờ có giá do NH phát hành). Giá bán – mệnh giá: Phần phụ trội. Tài khoản sử dụng Nhóm TK phản ánh mệnh giá: TK 431, 434 Nhóm TK này dùng để phản ánh giá trị GTCG phát hành theo mệnh giá khi NHTM đi vay bằng hình thức phát hành GTCG và việc thanh toán GTCG đáo hạn trong kì Kết cấu 431, 434: Có: GTCG phát hành theo mệnh giá trong kì Nợ: Thanh toán GTCG khi đến hạn Dư Có: Phản ánh giá trị GTCG đã phát hành theo mệnh giá cuối kì Nhóm TK phản ánh giá trị chiết khấu: TK 432, 435 Nhóm TK này phản ánh giá trị chiết khấu của GTCG tại thời điểm phát hành Kết cấu 432,435: Nợ: giá trị chiết khấu của GTCG phát sinh Có: Phân bổ giá trị chiết khấu của GTCG trong kì Dư Nợ: giá trị chiết khấu của GTCG chưa phân bổ cuối kì Nhóm TK phản ánh giá trị phụ trội: TK 433, 436 Nhóm TK này phản ánh giá trị phụ trội của GTCG tại thời điểm phát hành Kết cấu 433,436: Có: giá trị phụ trội của GTCG phát sinh Nợ: phân bổ giá trị phụ trội của GTCG trong kì Dư Có: Giá trị phụ trội của GTCG chưa phân bổ cuối kì Các trường hợp hạch toán chủ yếu 1. Kế toán phát hành GTCG: 433,438-TK Phụ trội (4) 431,434-TK Mệnh giá 1011,1031,4211,4221 (1) 432,435-TK Chiết khấu (2) (5) (3) 388-Chi phí chờ phân bổ Ghi chú: : Phát hành ngang giá (1), (3): Phát hành ngang giá (TH NH trả lãi trước , phần lãi trả trước được khấu trừ trên số tiền khách hàng nộp vào). (1), (2): Phát hành có chiết khấu (1), (2), (3): Phát hành có chiết khấu ( TH NH trả lãi trước) (1), (4): Phát hành có phụ trội (1), (4), (5): Phát hành có phụ trội (TH NH trả lãi trước). 2.Kế toán phân bổ chiết khấu và phụ trội: (i) Phân bổ chiết khấu: Định kì kế toán phân bổ số tiền chiết khấu vào chi phí Nợ TK 803-TK trả lãi phát hành GTCG Có TK 432,435-TK chiết khấu GTCG (ii) Phân bổ phụ trội : Khoản phụ trội được phân bổ như là một khoản thu giảm chi phí trả lãi, tức là: Nợ TK 433,438-TK Phụ trội GTCG Có TK 803-TK trả lãi phát hành GTCG 3. Kế toán lãi phát hành GTCG: 388-chi phí chờ phân bổ 803-chi phí trả lãi phát hành (1) 1011,1031,4211,4221 492-lãi phải trả về phát hành (3) (2) Ghi chú: (1): TH trả lãi trước hoặc TH trả lãi định kì với định kì trả lãi khớp với định kì kế toán lãi dự trả (hạch toán trực tiếp lãi thực trả vào chi phí) (2), (3) : Trả lãi định kì với định kì trả lãi dài hơn định kì hạch toán lãi dự trả 4. Kế toán thanh toán GTCG phát hành: - TH lãi trả trước: Nợ TK Mệnh giá GTCG (TK 431,434): mệnh giá Có TK 1011, 1031,4211,4221,... - TH trả lãi sau: Nợ TK mệnh giá GTCG (TK 431,434): mệnh giá Nợ TK Lãi phải trả về phát hành GTCG (TK 492): tiền lãi Có TK 1011,1031,4211,4221…: Tổng số tiền thanh toán - TH trả lãi định kì: Nợ TK mệnh giá GTCG ( TK 431,434): Mệnh giá Nợ TK Lãi phải trả về phát hành GTCG(TK 492): tiền lãi kì cuối cùng (nếu có) Có TK 1011, 4211,… : Tổng số tiền thanh toán Kế toán vay vốn các TCTD khác Tài khoản sử dụng TK 415 “ Vay các tổ chức tín dụng trong nước bằng đồng Việt Nam” TK 416 “ Vay các tổ chức tín dụng trong nước bằng ngoại tệ TK 417 “ Vay các ngân hàng nước ngoài bằng VND” TK 418 “ Vay các ngân hàng nước ngoài bằng ngoại tệ” Kết cấu chung nhóm TK Có: số tiền vay các TCTD khác Nợ: số tiền đã trả cho các TCTD Dư Có: số tiền chưa trả các TCTD khác Các trường hợp hạch toán chủ yếu 1. Vay, trả nợ 415,416,417,418-TK Vay các TCTD 1011,1031,1311,1321 (1) (2) (1) Khi NH vay ở các TCTD (2) Khi NH trả nợ ở các TCTD 2. Hạch toán lãi gg 1011,1031,1311,1321 493-TK lãi phải trả 802-TK chi phí trả lãi ( 2 ) ( 1 ) (1) Phân bổ lãi dự trả (2) Tiến hành trả lãi cho TCTD Kế toán vay vốn NHNN Vay theo hồ sơ tín dụng: Đây là một hình thức vay tái cấp vốn, trong đó ngân hàng thương mại phải xuất trình bộ hồ sơ đã cho vay khách hàng làm căn cứ để ngân hàng nhà nước cho vay tái cấp vốn. DĨ nhiên , số tiền cho vay lại phải nhỏ hơn số tiền trên hồ sơ tín dụng (-) tiền lãi mà ngân hàng thương mại phải trả cho ngân hàng nhà nước. Vay chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá: Đây cũng là hình thức cho vay tái cấp vốn của ngân hàng nhà nước cho các ngân hàng thương mại, trong đó để được vay vốn , NHTM phải xuất trình và chấp nhận các điều kiện chiết khấu /tái chiết khấu giấy tờ có giá của ngân hàng nhà nước. Số tiền được vay = mệnh giá giấy tờ có giá (-) số tiền chiết khấu , trong đó số tiền chiết khấu gồm 2 phần: tiền lãi phải trả trên khoản tiền được vay và phí dịch vụ trả cho ngân hàng nhà nước. Vay cầm cố giấy tờ có giá: Đây là hình thức cho vay tái cấp vốn của NHNN trong đó khoản vay được đảm bảo bằng việc cầm cố các giấy tờ có giá ngắn hạn mà ngân hàng thương mại đang nắm giữ hoặc đang sở hữu. Vay thanh toán bù trừ: Đây là hình thức vay thời hạn rất ngắn để hỗ trợ vốn trong các phiên thanh toán bù trừ khi tài khoản của ngân hàng thành viên không đủ để thanh toán, vì thông thường các ngân hàng thành viên chỉ được thiếu vốn không quá 3 lần liên tục theo quy chế của thanh toán bù trừ ( vay qua đêm). Tiền vay được chuyển tự động vào TK Tiền gửi thanh toán. Tài khoản sử dụng TK 403“ Vay ngân hàng nhà nước bằng đồng Việt Nam” TK cấp 3: TK 4031: TK vay theo hồ sơ tín dụng. TK 4032: TK vay chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá. TK 4033: TK vay cầm cố giấy tờ có giá. TK 4034: TK vay thanh toán bù trừ TK 4035: TK Vay hỗ trợ đặc biệt TK 4038: Vay khác Kết cấu chung nhóm TK Có: số tiền vay NHNN Nợ: số tiền đã trả NHNN Dư Có: số tiền chưa trả NHNN Các trường hợp hạch toán chủ yếu i) Khi vay vốn Căn cứ các chứng từ thích hợp , kế toán hạch toán : Nợ TK Tiền gửi thanh toán tại NHNN/ TK thích hợp Có TK Vay NHNN ( chi tiết theo TK thích hợp) (ii) Tính lãi dự trả ĐỊnh lỳ ( hàng tháng) , kế toán tính lãi dự trả và phân bổ vào chi phí : Nợ TK Chi trả lãi tiền vay (TK 8020) Có TK lãi phải trả cho tiền vay(TK 4931/...) Riêng tiền lãi của các khoản vay thanh toán bù trừ có thể hạch toán thẳng vào chi phí mà không cần hạch toán dự trả vì khoản vay này có thời hạn rất ngắn. (iii) Khi thực trả lãi Căn cứ chứng từ thích hợp , kế toán hạch toán: Nợ TK Lãi phải trả cho tiền vay (TK 4931/4932) Có TK Tiền gởi thanh toán tại NHNN (TK 1113)/TK thích hợp (iv) Khi trả nợ Căn cứ chứng từ thích hợp, kế toán hạch toán : Nợ TK Vay NHNN (TK chi tiết thích hợp) Có TK Tiền gởi thanh toán tại NHNN/ TK thích hợp Kế toán nguồn vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay Tài khoản sử dụng TK 483- Nhận tiền uỷ thác, đầu tư, cho vay bằng VND TK 484- Nhận tiền uỷ thác, đầu tư, cho vay bằng ngoại tệ TK 441: Vốn trợ ủy thác đầu từ bằng đồng Việt Nam TK 442: Vốn trợ ủy thác đầu tư bằng ngoại tệ Nội dung và kết cấu của tài khoản Bên Nợ: Số vốn đã thanh toán với tổ chức giao vốn (khi đã giải ngân cho khách hàng vay) Bên Có: Số vốn nhận được từ các tổ chức giao vốn Số dư Có: Phản ánh số vốn nhận của các tổ chức giao vốn nhưng chưa giải ngân cho khách hàng Các trường hợp hạch toán chủ yếu TK 441,442-vốn tài trợ, ủy thác đầu tư TK thích hợp (1) (2) (1) Khi nhận vốn vay (2) Khi trả lại vốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docke_toan_huy_dong_1.doc
Tài liệu liên quan