Gốm Chu Đậu (Hải Dương): Tư liệu và nhận thức từ kết quả khai quật năm 2014

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU GỐM CHU ĐẬU Ở HẢI DƯƠNG.11

1.1. Vị trí địa lý . 11

1.2. Di chỉ gốm Chu Đậu qua các lần khai quật . 14

Tiểu kết Chương 1. 21

Chương 2: KẾT QUẢ KHAI QUẬT, NGHIÊN CỨU GỐM CHU ĐẬU

NĂM 2014 . 23

2.1. Về địa tầng . 23

2.2. Về lò nung gốm. 27

2.3. Về di vật . 29

2.4. Về niên đại và tính chất. 37

Tiểu kết Chương 2. 39

Chương 3: GỐM CHU ĐẬU VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG LỊCH SỬ.40

GỐM CỔ THỜI LÊ SƠ Ở HẢI DƯƠNG. 40

3.1. Đặc trưng gốm Chu Đậu . 40

3.2. Gốm Chu Đậu trong mối quan hệ với các trung tâm sản xuất gốm cổ khác

ở Hải Dương. 70

3.3. Vai trò của gốm Chu Đậu trong lịch sử gốm cổ thời Lê sơ ở Hải Dương74

Tiểu kết Chương 3. 76

KẾT LUẬN . 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO .

PHỤ LỤC.

pdf92 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Gốm Chu Đậu (Hải Dương): Tư liệu và nhận thức từ kết quả khai quật năm 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sau. 2.4. Về niên đại và tính chất 2.4.1. Niên đại Việc xác định niên đại của các lò gốm cũng như các loại hình gốm trong từng thời kỳ là rất khó khăn, tuy nhiên dựa vào diễn biến địa tầng và hệ thống hiện vật trong địa tầng, đặc biệt là hệ thống chồng dính, phế thải, chúng tôi có thể khẳng định lò gốm này có niên đại vào nửa cuối thế kỷ 15 và tồn tại đến nửa đầu thế kỷ 16. Điều đó được chứng minh qua những bằng chứng sau: Thứ nhất: Diễn biến địa tầng khá ổn định, nơi tìm thấy dấu tích của lò gốm cũng tìm thấy khá nhiều sản phẩm gốm mang đặc trưng niên đại nửa cuối thế kỷ 15 nửa đầu thế kỷ 16. Điều này được chúng tôi phân loại rất cụ thể qua diễn biến kỹ thuật tạo chân đế từ sớm đến muộn trong quá trình phân loại các loại hình hiện vật. Chẳng hạn như, chúng ta có thể thấy rằng phần lớn các loại bát, đĩa có chân đế cao, miệng khắc cánh sen hay phần lớn số lượng liễn, nắp đậy, đĩa men ngọc được sản xuất vào cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16, trong khi đó, đa số bát, đĩa chân đế thấp hoặc rất thấp xuất hiện chủ yếu vào giai đoạn thế kỷ 16. Trong đó các loại đĩa men ngọc có hình dáng rất giống với các hiện vật của nhà Minh (Trung Quốc). Có thể các loại đĩa này được du nhập vào nước ta từ trong cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Minh từ năm (1407 – 1427) và sau đó đến khi nhà Lê sơ được thành lập và phát triển các nghệ nhân Chu Đậu đã lấy hình mẫu này để làm những đĩa mang phong cách của Trung Quốc. Chính vì thế có thể khẳng định rằng lò gốm này ra đời vào nửa sau của thế kỷ 15. Thứ hai: Tại hố H01 tìm thấy khá nhiều đồ phế thải, nó không chỉ giúp chúng ta biết được kỹ thuật xếp nung mà còn là bằng chứng xác thực giúp chúng ta biết được niên đại sản xuất của lò nung. Nghiên cứu 273 chồng dính và 203 đồ phế thải cho thấy, các sản phẩm của lò gốm này chủ yếu có niên đại trong khoảng nửa cuối thế kỷ 15 – nửa đầu thế kỷ 16. Đáng lưu ý là một số loại hình đồ gốm từ trước đến nay thường được xác định là thế kỷ 15 hay thế kỷ 16, nhưng ở đây đã tìm thấy 2 38 loại gốm này trên một chồng gốm dính. Điều này cho thấy rõ rằng chúng được sản xuất trong cùng một thời điểm, nghĩa là cùng chung niên đại khoảng nửa đầu thế kỷ 16. Điều đặc biệt hơn là dựa trên tư liệu chồng dính và đồ gốm phế thải, các nhà nghiên cứu có thể xác định được các hình loại sản phẩm được sản xuất trong cùng cùng một lò, thậm chí là trong các đợt nung. Cuộc khai quật năm 2002 của PGS.TS. Bùi Minh Trí thực hiện cũng như cuộc khai quật lần này đều có những bằng chứng tin cậy để chứng minh rằng, các lò gốm Chu Đậu chỉ tồn tại đến cuối thế kỷ 16 (cuối thời Lê sơ). Đây là giai đoạn Nam Sách – Hải Dương nằm trong bối cảnh nội chiến giữa nhà Lê và nhà Mạc. Trong bối cảnh đó, theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Chiến thì một số thợ gốm đã chuyển về làm gốm ở làng Bát Tràng (Nguyễn Đình Chiến). Cho đến nay, các cuộc khai quật tại Chu Đậu đều chưa tìm thấy sản phẩm gốm thời Lê Trung hưng, nên không đủ bằng chứng để nói rằng di chỉ gốm Chu Đậu hoạt động kéo dài sang thế kỷ 17 như một số nhận định trước đó. 2.4.2. Tính Chất Qua nghiên cuộc khai quật, đã tìm thấy dấu tích phần đáy lò của một lò gốm tại hố H02, trong đó còn lại khá rõ ràng phần bầu đốt. Phần thân và đuôi lò đã bị đào phá mất nhưng dựa vào phần mặt nền cứng còn lại có thể nhận ra được đây chính là phạm vi của lò thể hiện rõ qua lớp đất dưới bị cháy do tác động của nhiệt lò nung. Bên cạnh đó với sự phát hiện nhiều dụng cụ sản xuất (bao nung, con kê, khuôn đúc), phế phẩm của lò sản xuất như (chồng dính, phế thải) do vậy khẳng định đây là khu vực sản xuất trực tiếp sản phẩm gốm. Mặt khác, dấu tích khảo cổ học ở vị trí hố H01 cho thấy khu vực này vốn là một ao hay hồ nước nhỏ, sau đó đã được san lấp bằng phế thải của lò gốm, bao gồm lẫn lộn các mảnh vỡ của đồ gốm men, bao nung, con kê, dụng cụ thử nhiệt độ nung hay thử men, trong đó chủ yếu là mảnh bao nung và xỉ lò. Các đồ phế thải này được đầm kỹ từng lớp và tạo phẳng bề mặt cho thấy hiện tượng san lấp để tạo thành một khu vực bằng phẳng là rất rõ ràng. Nghiên cứu hiện tượng này và xem xét trong cùng bối cảnh dấu tích lò nung gốm phát hiện được ở đây, chuyên gia gốm cổ Việt 39 Nam Bùi Minh Trí giải thích rằng, đây có thể là nơi gia cố để làm nhà xưởng sản xuất hoặc làm sân phơi sản phẩm. Tiểu kết Chương 2 Cuộc khai quật di chỉ gốm Chu Đậu năm 2014 thu được nhiều kết quả quan trọng, cung cấp nhiều tư liệu khoa học mới trong việc nghiên cứu về niên đại, đặc trưng loại hình, đặc trưng dòng men gốm, đặc biệt là kỹ thuật sản xuất gốm Chu Đậu trong phạm vi/khu vực của một xưởng/ lò sản xuất gốm. Dấu tích lò nung và khu vực xưởng sản xuất gốm cùng các đồ phế thải và dụng cụ sản xuất gốm tìm được tại 2 hố khai quật đã cho thấy rõ mối quan hệ, sự tương đồng về mặt loại hình và kỹ thuật. Từ đó cho phép các nhà nghiên cứu xác định đây là một khu vực xưởng/ lò sản xuất gốm. Dấu vết lò nung ở đây thuộc loại lò bầu, có hệ bầu đốt hai ngăn. Phân tích từ đồ gốm phế phẩm và công cụ sản xuất cho thấy, lò nung này chuyên sản xuất đồ dùng sinh hoạt. Kết quả nghiên cứu, chỉnh lý di vật cho thấy, lò gốm ở đây sản xuất nhiều loại hình sản phẩm, gồm 17 loại hình theo 3 dòng gốm chính: men ngọc, men trắng, hoa lam. Trong các loại hình gốm ấy lại rất phong phú, đa dạng về kiểu dáng và hoa văn trang trí. Điều này phản ánh rằng, các lò gốm Chu Đậu sản xuất nhiều dòng men và nhiều loại hình sản phẩm trong cùng một lò. Tư liệu từ đồ gốm phế thải minh chứng rõ điều này. Các loại gốm và các dòng men gốm được xếp nung cùng nhau trong cùng một lò. Đây là những phát hiện rất thú vị, cung cấp cho chúng ta nhiều tư liệu và bằng chứng tin cậy để nghiên cứu và lý giải sâu hơn về đặc trưng kỹ thuật cũng truyền thống sản xuất gốm Chu Đậu trong lịch sử. Kết quả phân tích địa tầng và kết quả nghiên cứu đồ gốm phế thải cho thấy, khu vực xưởng sản xuất gốm ở đây có niên đại vào khoảng nửa cuối thế kỷ 15 đến nửa đầu thế kỷ 16. 40 Chương 3: GỐM CHU ĐẬU VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG LỊCH SỬ GỐM CỔ THỜI LÊ SƠ Ở HẢI DƯƠNG 3.1. Đặc trưng gốm Chu Đậu Nghiên cứu đặc trưng đồ gốm cổ là vấn đề hấp dẫn nhưng rất khó đòi hỏi người nghiên cứu phải am hiểu, có trình độ và kinh nghiệm. Để tìm hiểu, nghiên cứu đặc trưng gốm Chu Đậu, tác giả nghiên cứu trên hai phương diện chủ yếu: (1) Nghiên cứu đặc trưng các loại hình trong từng dòng gốm và (2) Nghiên cứu kỹ thuật chế tác gốm từ chất liệu, men và hoa văn trang trí gốm, đặc biệt là kỹ thuật tạo dáng và chân đế gốm. 3.1.1. Đặc trưng về loại hình của các dòng gốm Thuật ngữ “dòng gốm” lần đầu tiên được PGS.TS. Bùi Minh Trí sử dụng làm tiêu chí phân loại gốm men Hợp Lễ (Hải Dương) để đưa ra những đặc trưng của gốm Hợp Lễ. Ưu điểm của phương pháp này giúp nhận rõ sự phát triển của các loại hình trong từng dòng gốm cũng như những biến đổi của các dòng gốm trong từng thời kỳ [52, tr.56]. Tác giả xin phép được sử dụng thuật ngữ này trong việc nghiên cứu, phân loại đồ gốm Chu Đậu, từ đó đưa ra những đặc trưng cho từng loại hình trong mỗi dòng men. Tổng hợp kết quả nghiên cứu của 7 cuộc khai quật cho thấy gốm Chu Đậu sản xuất 4 dòng gốm chính: Gốm men ngọc, gốm men trắng, gốm men nâu, gốm hoa lam. Ngoài ra còn có một lượng nhỏ gốm men lam và gốm vẽ màu. Trong các dòng gốm lại có nhiều loại hình khác nhau, như: Bát, đĩa, chén, âu, liễn, nắp, bình rượu, lọ, bình tỳ bà, bình vôi, bình hoa, chậu, đĩa đèn dầu, tước, lư hương, hộp, ống nhổ. Trong từng loại hình lại có những sự khác nhau. Có loại chỉ xuất hiện ở một dòng gốm nhưng có loại xuất hiện nhiều ở dòng gốm. Có trường hợp xuất hiện tất cả dòng gốm, ví dụ như bát, đĩa. Tuy nhiên, ở mỗi dòng gốm, mỗi loại hình lại mang những đặc trưng riêng biệt. Để đưa ra được những đặc trưng của gốm Chu Đậu về loại hình học theo dòng men, tác giả đã tiến hành tập hợp hệ thống hóa số lượng hiện vật gốm men từ 41 hai hố khai quật năm 2014 thành một số liệu chung kết hợp với tư liệu các cuộc khai quật trước đó. Tác giả xin phép được sử dụng số liệu từ cuộc khai quật năm 2014 để đưa vào các loại làm minh chứng cho sự phổ biến của từng loại kiểu trong một loại hình hiện vật. Tác giả sẽ trình bày đặc trưng của gốm Chu Đậu theo các tiêu chí: dòng men, nhóm loại hình, loại hình, qua đó thấy được sự phong phú, đa dạng của các loại hình sản phẩm trong từng dòng men nói riêng và gốm Chu Đậu nói chung. 3.1.1.1. Gốm men ngọc Gốm men ngọc khá đa dạng về loại hình, bao gồm: Bát, đĩa, tước, liễn, nắp, lư hương, lọ. Các loại hình này xuất hiện liên tục trong hai thế kỷ 15 và 16. Mặc dù có sự kế thừa về hình dáng và hoa văn nhưng có sự chuyển dịch khá rõ về kỹ thuật tạo chân đế, từ chân đế cao (thế kỷ 15) sang chân đế trung bình và thấp (giai đoạn chuyển giao từ cuối thế kỷ 15 sang đầu thế kỷ 16), chân đế rất thấp (thế kỷ 16). Diễn biến các loại hình hiện vật gốm men ngọc dưới đây sẽ chứng minh cho nhận định trên (1) Bát: Đây được coi là loại hình tiêu biểu của gốm men ngọc, số lượng hiện vật tìm thấy khá lớn (853 hiện vật). Dựa vào hình dáng, kỹ thuật tạo chân đế và hoa văn trang trí, chia thành 15 loại. Trong đó, loại I, II được coi là đặc trưng cho gốm men ngọc thế kỷ 15, loại III đến loại IX là đặc trưng của gốm men ngọc giai đoạn chuyển giao (cuối thế 15 đầu thế kỷ 16), loại X đến loại XV là đặc trưng cho gốm men ngọc thế kỷ 16. Bát loại I: Bát to, miệng thẳng, thành cao; lòng sâu; chân đế cao, thẳng. Xương gốm dày trung bình nhưng phần đáy khá dày, màu trắng đục, khá mịn, đanh chắc. Men ngọc phủ đều và dày, có nhiều màu khác nhau: xanh ngọc đậm hoặc ngả vàng. Loại này tìm thấy 18 hiện vật, kích thước: Cao từ 8,8 – 9,0cm, ĐKM từ 13,8 – 15,0cm, ĐKĐ từ 6,7 – 7,3cm (xem PL.15:1a,1b). Bát loại II: Bát to, miệng thẳng, thành cao; lòng sâu và rộng; chân đế thẳng, cao trung bình. Xương gốm khá dày, màu trắng đục, có nhiều cát và lỗ nhỏ tạo xốp. Men phủ khá dày, đều, màu xanh đậm. Loại này tìm thấy 14 hiện vật, kích thước: Cao từ 7,5 - 8,0cm, ĐKM từ 13,1 - 14,6cm, ĐKĐ từ 6,0 - 6,5cm.(xem PL.15:3a,3b). 42 Bát loại III: Bát to, miệng thẳng, thành cao trung bình; lòng hẹp trong lòng khoét lõm tròn nhỏ, chân đế thon và thấp, mảnh, đáy tô nâu. Men ngọc phủ kín cả trong và ngoài, có nhiều màu sắc ngọc khác nhau như màu xanh nõn chuối, xanh ngọc ngả vàng và đặc biệt có một số hiện vật có màu trắng đục (đây là hiện tượng sống men). Loại này tìm thấy 11 hiện vật, kích thước: Cao từ 7,2cm - 7,8cm, ĐKM từ 12,0cn – 12,3cm, ĐKĐ từ 5,5cm - 6,0cm (xem PL.17:2a,2b). Bát loại IV: Bát to, miệng thẳng, thành thấp; lòng rộng trong lòng khoét lõm tròn nhỏ; chân đế rất thấp, thon; đáy tô nâu. Xương gốm rất mảnh, màu trắng đục, mịn, đanh chắc. Men ngọc phủ kín đều, bóng và có nhiều rạn kính nhỏ. Bên trong thành bát khắc chìm hoa văn (cây cỏ), bên ngoài không hoa văn. Loại này tìm thấy 55 hiện vật, kích thước: Cao từ 5,9 – 7,2cm, ĐKM từ 10,6 – 14.0cm, ĐKĐ từ 4,7 - 5,0cm. (xem PL.17:3a,3b). Bát loại V: Bát to, miệng thẳng, mép vê gần tròn; lòng có khoét lõm tròn nhỏ, thân cong đều; chân đế rất thấp, thon, mép vê tròn, phủ men; đáy tô nâu kín. Men ngọc sắc vàng phủ khá đều, bóng, có nhiều rạn kính nhỏ. Bên trong và bên ngoài bát khắc chìm văn sóng nước có dạng các đường chỉ chìm uốn hình chữ S nằm ngang hai đầu cuộn tròn lại. Loại này tìm thấy 20 hiện vật, kích thước: Cao từ 7,3 - 7,5cm, ĐKM từ 13,6 - 16,8cm, ĐKĐ từ 5,7 - 6,0cm. (xem PL.17:4a,4b). Bát loại VI: Bát nhỏ, miệng thẳng; thân cong đều; chân đế rất thấp, mép cắt vát, phủ men, đáy tô nâu. Xương gốm màu trắng đục, khá dày, hơi xốp. Men phủ mỏng có màu trắng đục do sống men. Bên ngoài in khuôn hoa văn cánh cúc. Loại này tìm thấy 4 hiện vật, kích thước: Cao 5,0cm, ĐKM từ 9,0 - 9,6cm, ĐKĐ từ 4,0 - 4,3cm (xem PL.18:1a,1b). Bát loại VII: Bát nhỏ, miệng loe; thân cong tròn; chân đế thấp, thon, đáy lõm. Xương gốm màu trắng đục, khá mịn, đanh chắc. Thân ngoài in khuôn văn cánh cúc. Loại này có 7 hiện vật, kích thước: Cao từ 4,5 - 5,0cm, ĐKM từ 8,9 - 9,7cm, ĐKĐ từ 4,0 - 4,3cm (xem PL.15:4a,4b). Bát loại VIII: Bát có kích thước trung bình; miệng loe; thân cong tròn; chân đế cao, thẳng; đáy bằng. Xương gốm trắng đục, khá mịn, đanh chắc. Men ngọc phủ 43 trong và ngoài có màu ngọc sắc vàng. Loại này tìm thấy 33 hiện vật, kích thước: Cao từ 5,0 - 8,0cm, ĐKM từ 10,0 - 12,5cm, ĐKĐ từ 5,2 - 6,5cm (xem PL.15:2a,2b). Bát loại IX: Bát nhỏ, miệng loe rộng bẻ ra ngoài; lòng khoét lõm tròn nhỏ; chân đế thấp, thẳng, mép cắt vát hoặc vê tròn; đáy tô nâu. Men phủ đều màu xanh ngọc ngả vàng. Loại này tìm thấy có số lượng khá lớn 150 hiện vật, kích thước: Cao từ 5,0 - 6,0cm, ĐKM từ 10,3 - 13,5cm, ĐKĐ từ 4,7 - 5,6cm (xem PL.16:1a,1b). Bát loại X: Loại này chỉ tìm thấy 2 mảnh đáy (ĐKĐ từ 5,7 - 6,2cm), chân đế thon, mảnh; đáy tô nâu. Xương gốm màu trắng đục, mịn, đanh, chắc. Men ngọc màu xanh ngả vàng, phủ dày, có vết đọng men, trên men có nhiều rạn kính (xem PL.16:2a,2b). Bát loại XI: Bát to, miệng loe rộng, mép vuốt nhọn, lòng rộng, trong lòng có khoét lõm tròn nhỏ, chân đế thấp, thon, mép vê tròn hoặc cắt vát, phủ men. Trong và ngoài khắc chìm hoa văn. Loại này có 73 hiện vật, kích thước: Cao từ 6,8 – 7,2cm, ĐKM từ 14,5 - 16,7cm, ĐKĐ từ 5,6 - 6,8cm (xem PL.16:4a,4b). Bát loại XII: Loại này kích thước trung bình, miệng loe, lòng rộng, thành thấp, chân đế thấp, thon, mép cắt gọt gần tròn. Loại này có 152 hiện vật, kích thước: Cao từ 6,4 - 7,2cm, ĐKM 15,2cm, ĐKĐ từ 5,8 - 6,1cm (xem PL.17:1a,1b). Bát loại XIII: Bát nhỏ, miệng loe, mép vuốt nhọn; thân cong tròn đều; chân đế rất thấp, thon, nhỏ; đáy tô nâu. Xương gốm mỏng, hơi xốp. Men ngọc sống men. Loại này chỉ tìm thấy 1 hiện vật có kích thước: Cao 5,4cm, ĐKM 12,6cm, ĐKĐ 4,7cm (xem PL.18:3a,3b). Bát loại XIV: Bát nhỏ, miệng loe, mép vuốt nhọn; lòng khoét lõm; thân cong đều; chân đế thon và thấp, mép cắt vát hai bên tạo diện tiếp xúc nhỏ; đáy tô nâu. Loại này tìm thấy 17 hiện vật, kích thước: Cao từ 5,8 - 6,0cm, ĐKM từ 14,2 - 14,3cm, ĐKĐ từ 5,4 - 5,5cm (xem PL.18:2a,2b). Bát loại XV: Bát to, miệng loe, thân vát, chân đế thấp, thon. Xương gốm màu trắng đục khá mịn, mỏng, đanh chắc. Men phủ khá đặc biệt: Bên ngoài phủ men ngọc, bên trong men trắng vẽ lam, men ngọc có nhiều màu khác nhau: ngọc xanh lá, ngả vàng, . Bên ngoài thành bát in khuôn văn cánh sen, thành trong bát vẽ chỉ 44 lam, giữa lòng viết chữ Hán hoặc vẽ hoa văn cây lá. Loại này có 6 hiện vật, kích thước: Cao 7,2cm, ĐKĐ 5,1-6,7cm, ĐKM từ 15,0 - 15,8cm (xem PL.16:3a,3b). (2) Đĩa: có 470 hiện vật, dựa vào hình dáng, kỹ thuật tạo mép miệng, chân đế, hoa văn trang trí, kích thước (lớn, vừa và nhỏ) chia thành 16 loại. Qua nghiên cứu so sánh những hiện vật tìm thấy được xác định sản xuất vào cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16. Đĩa loại I: Đĩa kích thước lớn; miệng bẻ ngả, mép khắc cánh sen; lòng rộng, phẳng; thân vát xiên; chân đế thon; đáy lõm. Vành miệng khắc chìm hoa văn; lòng khắc chìm khóm cỏ đối xứng nhau. Loại này tìm thấy 13 hiện vật, kích thước: Cao từ 4,5 - 5,6cm, ĐKM từ 23,5 - 24,5cm, ĐKĐ từ 13,0 - 13,2cm (xem PL.19:1a,1b). Đĩa loại II: Đĩa nhỏ, miệng bẻ loe tạo vành, mép khắc cánh sen; thân giật cấp; chân đế thon; đáy bằng. Xương gốm khá dày, màu trắng đục, mịn, đanh chắc. Men gốm phủ khá dày, phủ kín trong và ngoài cả chân đế. Vành miệng khắc chìm các đường chỉ uốn lượn, thành trong lòng in lõm cánh cúc, giữa lòng khắc bông hoa sen. Loại này tìm thấy 32 hiện vật, kích thước: Cao từ 2,8 - 3,0cm, ĐKM từ 13,3 - 13,5cm, ĐKĐ từ 7,8 - 8,2cm (xem PL.19:2a,2b). Đĩa loại III: Đĩa nhỏ, miệng bẻ loe, thân giật cấp, chân đế thẳng, đáy tô nâu. Màu men có nhiều sắc độ khác nhau: Màu ngọc xanh lá đậm, màu ngọc sắc vàng, trắng đục (sống men). Mép khắc cánh sen, vành miệng vẽ văn cánh sen, thành trong in lõm cánh cúc, giữa lòng khắc chìm khóm cỏ. Loại này tìm thấy 131 hiện vật, kích thước: Cao từ 3,4 - 3,5cm, ĐKM từ 14,2 – 16,8cm, ĐKĐ từ 8,1 - 10,0cm (xem PL.19:3a,3b). Đĩa loại IV: Đĩa nhỏ, miệng bẻ loe ngang; thân giật cấp; chân đế thẳng, mép phủ men; đáy tô nâu. Màu men có nhiều sắc độ men khác nhau: màu ngọc xanh lá đậm, màu ngọc sắc vàng, màu trắng đục (sống men). Mép khắc cánh sen, trên vành miệng vẽ văn cánh sen, thành trong in lõm cánh cúc, giữa lòng khắc chìm hoa văn hoặc chữ Hán, Loại này được tìm thấy 65 hiện vật, kích thước: Cao từ 2,7 - 3,0cm, ĐKM từ 12,0 - 13,7cm, ĐKĐ từ 7,0 - 7,8cm (xem PL.20:1a,1b). 45 Đĩa loại V: Loại này chỉ tìm thấy 1 mảnh đáy (ĐKĐ: 9,2cm) sống men màu trắng đục, lòng rộng; chân đế thon, mép vê tròn; đáy tô nâu hình vành khăn. Xương gốm mỏng, xốp. Thành trong in lõm cánh cúc, giữa lòng đĩa khắc chìm văn xoắn, (xem PL.20:2a,2b). Đĩa loại VI: Loại này chỉ tìm thấy 1 mảnh đáy (ĐKĐ 7,2cm), có chân đế thon, thấp, mép vê tròn phủ men, đáy phủ lớp men màu trắng mỏng. Xương gốm màu trắng đục, khá mịn, đanh chắc. Men ngọc màu xanh đậm, phủ khá đều, mịn (xem PL.20:3a,3b). Đĩa loại VII: Đĩa kích thước nhỏ, miệng bẻ ngang; chân đế thon, mép cắt hơi vát vào trong, đáy tô nâu kín. Xương gốm màu trắng đục, hơi xốp. Men ngọc màu xám bạc, phủ khá đều và dày. Mép khắc cánh sen, lòng in lõm văn cánh cúc (nhỏ), lòng khắc chìm hoa văn. Loại này tìm thấy 3 hiện vật, kích thước: Cao từ 2,5 - 3,2cm, ĐKM từ 12,0 - 14,9cm, ĐKĐ từ 7,2 - 8,6cm (xem PL.21:1a,1b). Đĩa loại VIII: Đĩa kích thước nhỏ, miệng loe, thân giật cấp, chân đế thon, đáy tô nâu. Xương gốm mỏng, xốp. Men gốm màu ngọc xám, phủ mỏng. Mép khắc cánh sen. Loại này được tìm thấy 33 hiện vật, kích thước: Cao từ 3,0 - 3,3cm, ĐKM từ 12,5 - 13,0cm, ĐKĐ từ 6,7 - 7,0cm (xem PL.21:2a,2b). Đĩa loại IX: Đĩa kích thước nhỏ, miệng bẻ loe ngang tạo vành, thân giật cấp, chân đế choãi, mép vê gần tròn, phủ men, đáy tô nâu. Men gốm phủ dày có nhiều sắc độ khác nhau: màu ngọc xanh lá, màu ngọc sắc vàng, màu trắng xám (sống men). Mép khắc cánh sen, vành miệng vẽ văn cánh sen, thành trong khắc chìm văn dây lá cuốn, giữa lòng khắc chìm khóm cỏ. Loại này tìm thấy 33 hiện vật, kích thước: Cao từ 3,7 - 4,5cm, ĐKM từ 13,5 -15,5cm, ĐKĐ từ 8,5 - 8,6cm (xem PL.21:3a,3b). Đĩa loại X: Đĩa kích thước nhỏ, ve lòng, miệng bẻ loe ngang; chân đế đứng. Xương gốm mỏng, khá mịn, đanh chắc. Men ngọc phủ khá dày và có nhiều sắc độ khác nhau: xanh ngọc xám, xanh ngọc sắc vàng và sống men. Mép khắc cánh sen, thành thấp, trong in lõm cánh cúc. Loại này tìm thấy 9 hiện vật, kích thước: cao từ 2,8 - 3,7cm, ĐKM từ 12,0 - 12,5cm, ĐKĐ từ 5,7 - 6,0cm (xem PL.22:1a,1b). 46 Đĩa loại XI: Đĩa kích thước nhỏ, thành thấp, chân đế rất cao (2,5cm), thành ngoài chân đế có tô dải màu nâu, đáy tô nâu có chữ Hán. Men ngọc phủ không đều, có hiện tượng co men. Miệng khắc cánh sen, Loại này chỉ tìm thấy 01 hiện vật, ĐKM 13,5 cm, cao 5,0cm, ĐKĐ là 8,5 cm (xem PL.22:2a,2b). Đĩa loại XII: Đĩa kích thước lớn, miệng bẻ ngang tạo gờ, lòng rộng, chân đế thon, mép vê tròn hoặc cắt vát. Xương gốm khá dày, đanh, chắc. Men ngọc phủ dày, màu ngọc ngả vàng, bóng, mịn. Loại này được tìm thấy 16 hiện vật, kích thước: Cao từ 7,5 - 8,6cm, ĐKM 32,0 – 35,0cm, ĐKĐ 17,5 - 19,0cm (xem PL.22:3a,3b). Đĩa loại XIII: Đĩa kích thước nhỏ, dáng hình phễu, miệng loe; chân đế thon, khá cao; đáy tô nâu hoặc để mộc. Xương gốm dày, đanh chắc. Men ngọc có nhiều màu sắc khác nhau: xanh lá sắc vàng, xanh xám, sống men. Loại này tìm thấy 76 hiện vật, kích thước: Cao từ 2,5 - 3,2cm, ĐKM từ 12,5 - 13,3cm, ĐKĐ từ 7,0 - 7,7cm (xem PL.23:1a,1b). Đĩa loại XIV: Đĩa kích thước nhỏ ve lòng, miệng bẻ ngang; thân cong; chân đế thon, khá cao, mép vê gần tròn; đáy tô nâu kín. Men ngọc màu trắng đục, phủ dày, kín cả trong và ngoài. Thành mép miệng khắc chìm 2 đường chỉ, thành trong in lõm cánh cúc. Loại này chỉ tìm thấy 01 hiện vật, kích thước: Cao 3,5cm, ĐKM 12,4cm, ĐKĐ 6,2cm (xem PL.23:2a,2b). Đĩa loại XV: Đĩa nhỏ ve lòng, miệng loe rộng, mép vê tròn, thành thấp, chân đế thon, mép cắt vát trong, không phủ men, đáy để mộc. Xương gốm khá dày hơi xốp, men ngọc phủ dày có nhiều rạn kính nhỏ. Loại này tìm thấy 2 hiện vật, kích thước: Cao là 2,4cm, ĐKM: 12,5cm, ĐKĐ: 5,8cm (xem PL.23:3a,3b). Đĩa loại XVI: Đĩa to, miệng hơi loe, lòng rộng; chân đế thon; đáy tô nâu. Xương gốm dày, đanh chắc, men ngọc phủ kín, khá đều, có các màu sắc khác nhau (màu ngọc đậm, ngọc màu xanh lá mạ, màu xanh ngọc xám, sống men). Loại này tìm thấy 53 hiện vật, kích thước: Cao từ 4,5 - 4,7cm, ĐKM từ 15,0 - 16,8cm, ĐKĐ từ 8,7 - 10,0cm (xem PL.23:4a,4b). (3) Âu: Thuộc nhóm đồ đựng, tìm thấy 18 hiện vật, dựa vào hình dáng chia thành 2 loại. 47 Âu loại I: Loại này kích thước lớn, dáng hình trụ, miệng loe, mép cạo men; lòng sâu, rộng, ve lòng; chân đế thẳng, cao, mép vê gần tròn có phủ men; đáy tô nâu. Xương gốm khá dày, mịn, đanh chắc. Men ngọc phủ dày bên ngoài, trong lòng mỏng hơn, màu ngọc xám. Bên ngoài phía gần miệng và sát chân đế đắp nổi các đường chỉ giữa các đường chỉ đắp nổi bông cúc quanh thân (khoảng 6 - 8 bông), giữa thân khắc chìm hoa văn hình khánh (xem PL.24:1a,1b). Âu loại II: Loại này kích thước nhỏ hơn loại I, thân cong hình cầu; chân đế thấp, hơi choãi. Xương gốm trung bình, màu trắng đục. Men màu xanh ngọc nhạt, phủ mỏng trong và ngoài. Thân ngoài khắc chìm hai đường chỉ sát chân đế, đáy tô nâu (xem PL.24:2a,2b). (4) Tước: Tước là loại đồ dùng chủ yếu được sử dụng trong tiệc rượu. Loại này tìm thấy 56 hiện vật. Căn cứ vào hình dáng, kỹ thuật chia thành 3 loại. Tước loại I: Chỉ tìm thấy 1 hiện vật (cao còn lại 3,8cm, ĐKĐ: 4,2cm), chân đế thẳng đặc, đáy khoét lõm nông tạo chân đế, mép cắt gọt sơ sài. Xương gốm dày, màu trắng đục, khá mịn, đanh chắc. Men ngọc phủ mỏng có màu xanh đá, nhẵn (xem PL.26:1a,1b). Tước loại II: Tước miệng thẳng, mép vuốt tròn, lòng khoét lõm tròn nhỏ, thân cong tròn đều; phần chân đế khá cao, bên ngoài tạo tiện (tạo từng khấc), đáy khoét lõm tạo bằng, mặt cắt hình thang. Xương gốm khá dày, màu trắng đục, khá mịn, đanh chắc. Men ngọc phủ dày màu xanh đậm. Loại này tìm thấy 9 hiện vật, kích thước: ĐKM từ 12,5 – 13,5cm, cao từ 8,0 – 10cm, ĐKĐ từ 4,2 – 4,5cm (xem PL.26:2a,2b). Tước loại III: Tước có miệng loe, mép miệng vuốt nhọn hoặc vê tròn; lòng rộng, có khoét lõm vòng tròn nhỏ hoặc không; thân cong tròn đều; chân đế cao hoặc thấp, chân tiện, mặt cắt chân đế hình thang hoặc hình chóp. Loại này tìm thấy nhiều nhất, 46 hiện vật, kích thước: ĐKM từ 12,7 – 13,7cm, cao từ 9,7 – 11,6cm, ĐKĐ từ 4,4 – 5,5cm (xem PL.26:3a,3b). (5) Liễn: Liễn thường được được sử dụng làm đồ chứa đựng trong đời sống sinh hoạt thường ngày. Liễn tìm thấy 426 hiện vật. Qua nghiên cứu so sánh trên các 48 tiêu chí: hình dáng, kỹ thuật tạo chân đế và hoa văn, có thể liễn ở Chu Đậu được sản xuất vào giai đoạn cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16. Căn cứ vào hình dáng và kích thước chia thành 5 loại: Liễn loại I: Cổ đứng và ngắn, miệng thẳng, vai phình rộng thon dần xuống đáy. Xương gốm mỏng, đanh, chắc, mịn. Men ngọc phủ mỏng bên ngoài, trong lòng phủ men trắng. Bên ngoài thân bổ ô khắc chìm các đường thẳng chạy dọc thân chia thành các múi nhỏ, khoảng cách giữa các múi khá đều nhau. Loại này sản xuất số lượng khá lớn, tìm thấy 307 hiện vật, kích thước: Cao từ 11,0 - 11,5cm, ĐKM từ 11,5 – 12,5cm, ĐKĐ từ 9,0 – 9,5cm (xem PL.27:1a,1b). Liễn loại II: Liễn to, cổ đứng, miệng thẳng tạo tròn, vai cong tròn thu dần xuống đáy, đáy bằng. Men ngọc bị sống men có màu trắng đục, có những chỗ gần như bong hết men chỉ còn lại phôi gốm. Bên ngoài khắc nổi đường vòng xung quanh và khắc chìm văn sóng nước và dây lá. Loại này tìm thấy 27 hiện vật, kích thước: ĐKĐ từ 15,0 – 16,8cm, cao 10,4cm. (xem PL.27:3a,3b). Liễn loại III: Liễn nhỏ, cổ đứng, miệng thẳng, mép tạo tròn, vai thon, đáy khoét lõm tạo chân đế trong. Xương gốm mỏng, khá mịn, đanh chắc. Men ngọc phủ bên ngoài, men trắng phủ trong, mỏng, mịn. Thân ngoài khắc lõm đường thẳng song song tạo múi. Loại này tìm thấy 16 hiện vật, kích thước: Cao từ 8,0-13,0cm, ĐKM từ 8,7 – 9,3cm, ĐKĐ từ 6,1-8,9cm (xem PL.27:2a,2b). Liễn loại IV: Liễn nhỏ, miệng thẳng, thân cong hình trứng, bên ngoài khắc lõm các đường chỉ chìm tạo múi. Loại này tìm thấy 27 hiện vật, kích thước: cao 7,8 – 11,8cm; ĐKM 8,0 – 8,5cm, ĐKĐ 5,5 – 6,0cm (xem PL.27:5a,5b). Liễn loại V: Miệng hơi loe, mép miệng cắt vát trong, bên ngoài vê gần tròn, không phủ men, cổ ngắn, thân phình, đáy khoét lõm tạo chân đế trong. Xương gốm khá dày, đanh chắc. Men ngọc sắc vàng, phủ khá dày, có nhiều rạn kính nhỏ. Loại này tìm thấy 49 hiện vật, kích thước: Cao từ 11,0 – 11,5cm, ĐKM từ 11,5 – 12,6cm, ĐKĐ từ 9,0 – 10,0cm (xem PL.27:4a,4b). (6) Nắp đậy: Liễn dùng để đậy trên âu hay liễn. Loại này tìm thấy 178 hiện vật. Dựa vào hình dáng, mép miệng chia thành 6 loại sau: 49 Nắp loại I: Nắp thân cong tròn có núm, vành miệng ngoài khắc cánh sen, mép cong vểnh lên, mép trong thẳng, mảnh. Xương gố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgom_chu_dau_hai_duong_tu_lieu_va_nhan_thuc_tu_ket_qua_khai_q.pdf
Tài liệu liên quan