Tại thời điểm quý 4 năm 2002,khi Chuẩn mực kế toán số 10 - “Ảnh huởng chênh lệch tỷ giá hối đoái ” chưa ra đời,việc Công ty áp dụng tỷ giá hạch toán để ghi sổ kế toán hàng ngày là hợp lý vì giúp giảm bớt khối lượng công việc và nâng cao năng suất lao động.Tuy nhiên theo quy định của chế độ thì Công ty chỉ được phép sử dụng tỷ giá hạch toán để ghi sổ hàng ngày đối với các khoản vốn bằng tiền, các khoản phải thu, phải trả. Còn đối với các nghiệp vụ liên quan đến thu nhập, chi phí, đến mua sắm vật tư, hàng hoá, tài sản cố định ( tức là ghi có TK 511, 512, 711. ghi nợ TK 151, 152, 153, 211.) thì phải quy đổi và ghi chép vào sổ kế toán của đối tượng đó theo tỷ giá thực tế là tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
109 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá trong và ngoài nước - Xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá của Công ty thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oán quy đổi ra tiền Việt Nam là:
12180 x 15345 = 186902100 đồng
Định khoản: Nợ TK 1311 186902100
Có TK 5111 186902100
Đồng thời kế toán ghi đơn Nợ TK 007 : 12180 USD
-Đối với hàng bán trong thị trường nội địa:
Hàng bán trong thị trường nội địa bao gồm cả hàng Công ty mua của cơ sở kinh doanh trong nước và hàng nhập khẩu bán cho khách hàng bên ngoài.Căn cứ vào Hoá đơn bán hàng,kế toán định khoản:
+Trường hợp bán hàng nhập khẩu:
Nợ TK 1312: Tổng giá thanh toán
Có TK 5112: Doanh thu không bao gồm thuế GTGT
Có TK 333112: Thuế GTGT đầu ra phải nộp
+Trường hợp bán hàng kinh doanh nội địa:
Nợ TK 1313: Tổng giá thanh toán
Có TK 5113: Doanh thu không bao gồm thuế GTGT
Có TK 333113: Thuế GTGT đầu ra phải nộp
VD: Căn cứ vào Hoá đơn số 32348 ngày 25/12/2002,xuất bán 893 thùng bánh ngọt ORION NKTD HĐ TYCO21102/2-A cho Anh Phương-Bắc Giang,kế toán định khoản:
Nợ TK 1312: 65216866
Có TK 5112: 59288056
Có TK 333112: 5928810
-Đối với nghiệp vụ xuất nhập khẩu uỷ thác:
Khi thực hiện XNK uỷ thác cho khách hàng ,Công ty nhận được một khoản doanh thu hay còn gọi là hoa hồng uỷ thác.Số tiền hoa hồng này được xác định trên cơ sở phần trăm giá trị lô hàng.Ta lấy một nghiệp vụ xuất khẩu uỷ thác làm ví dụ:
Ngày 20/12/2002,Công ty nhận được khoản tiền hoa hồng xuất khẩu uỷ thác lô quế XKUT/P5 HĐ 12X-UT/02,trị giá lô hàng là 34000 USD ,theo thoả thuận hoa hồng Công ty nhận được là 1%,tức là 3400USD của Công ty TNHH thương mại Anh Quân.Tỷ giá quy đổi là 15345VNĐ/USD,kế toán quy đổi và ghi số tiền:
x 15345 = 52173000 đồng
Doanh thu do thực hiện việc xuất khẩu uỷ thác là đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 10%.Như vậy doanh thu chưa thuế của Công ty là:
52173000
= 47430000 đồng
+ 10%
Thuế GTGT phải nộp:52173000 - 47430000 = 4743000 đồng
Kế toán ghi:
Nợ TK 33141: 52173000
Có TK 51141: 47430000
Có TK 333141: 4743000
Đồng thời ghi Nợ TK 007 3400 USD.
Việc thanh toán hoa hồng uỷ thác của Công ty được tiến hành dưới dạng thanh lý Hợp đồng và chuyển cho các bên Hoá đơn GTGT lập riêng cho hoa hồng uỷ thác.
Hàng ngày khi phát sinh nghiệp vụ,kế toán tập hợp,phân loại chứng từ và nhập dữ liệu vào máy vi tính.Lấy Hoá đơn 32348 ở trên làm ví dụ,quá trình nhập chứng từ vào máy như sau:
-Từ màn hình nền của phần mềm kế toán FAST,chọn menu "Bán hàng và công nợ phải thu"\"Cập nhật số liệu"\"Hoá đơn bán hàng ".
-Chương trình sẽ lọc ra 5 chứng từ được nhập cuối cùng và hiện lên màn hình cập nhật chứng từ.Nhấn Esc để quay ra màn hình nhập chứng từ.Tại nút"Mới" ấn phím Enter,con trỏ sẽ chuyển đến trường đầu tiên trong màn hình cập nhật thông tin về chứng từ.
Lần lượt cập nhật các thông tin trên màn hình.Sau đó tại nút "Lưu" ấn phím Enter để lưu chứng từ.Khi chương trình thực hiện xong thì sẽ hiện lên thông báo "Đã thực hiện xong"
Màn hình cập nhật Hoá đơn số 32348 như biểu số 2:
Với chương trình phần mềm kế toán đã cài đặt,khi có lệnh,chương trình tự động chạy và cho phép kiết xuất,in ra các sổ sách kế toán tương ứng : Sổ cái và Sổ chi tiết TK 632(sẽ trình bày ở phần sau), Sổ cái và Sổ chi tiết TK 511,Sổ Nhật ký chung(xem bảng số 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.18 ).Cuối kỳ,kế toán tiến hành định khoản tổng hợp và lập Phiếu kế toán như biểu mẫu số 3:
-Về các khoản giảm trừ:
Trên thực tế ở Công ty các khoản giảm giá hàng bán,hàng bán bị trả lại hầu như không phát sinh vì những lý do sau:
+Hàng mua về là hàng nhập khẩu,đã được kiểm tra chất lượng rất kỹ ở khâu mua về.
+Hàng mua về là theo yêu cầu của khách hàng nên hạn chế tối đa việc giao nhầm hàng,nhầm chủng loại ,chất lượng.
+Công ty có kinh nghiệm nhiều năm kinh doanh các mặt hàng nên có được bạn hàng tốt ở cả khâu mua vào và bán ra.
Trong kỳ,các khoản giảm trừ doanh thu không phát sinh nên không có nghiệp vụ kế toán về giảm trừ doanh thu.
2.2.2.3 Kế toán thuế GTGT.
Kể từ ngày 01/01/1999,luật thuế GTGT được thống nhất áp dụng trên phạm vi toàn quốc đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh các loại hàng hoá,dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Mỗi nghiệp vụ bán hàng của Công ty Thiết Bị Vật Tư Du Lịch đều liên quan đến việc hạch toán thuế GTGT đầu ra.Là đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ,mức thuế suất đối với hàng hoá dich vụ bán ra của Công ty là 0%,5% và 10%.
Hàng tháng, kế toán tiến hành lập Bảng kê Hoá đơn ,chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra kèm Tờ khai thuế GTGT(xem biểu số 2.4, 2.5).Việc lập này được thực hiện bằng cách lọc chứng từ trên máy.Máy sẽ cung cấp ở phân hệ "Kế toán thuế".
2.2.2.4.Kế toán thanh toán với khách hàng
Để có thể giám sát được quá trình vận động của tiền hàng,kế toán phải quản lý việc thanh toán và thu hồi tiền hàng.Việc này có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì cho dù Công ty có bán được nhiều hàng hoá song nếu không thu hồi được tiền bán hàng,bị khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều sẽ gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh và quá trình quay vòng vốn.
Nội dung của kế toán phải thu khách hàng là ghi chép,phản ánh kịp thời các khoản phải thu phát sinh và tình hình thanh toán các khoản phải thu của từng khách hàng,của tất cả khách hàng.Vào cuối tháng,quý đưa ra số liệu chính xác phục vụ cho công tác quản trị.Để theo dõi tình hình thanh toán với khách hàng,kế toán mở Sổ theo dõi công nợ gồm Sổ chi tiết và Sổ tổng hợp công nợ( xem bảng số 2.5, 2.6).Số liệu trên sổ công nợ được khai thác từ các chứng từ như Hoá đơn bán hàng,Phiếu thu,Giấy báo Có của Ngân hàng.Máy sẽ cung cấp ở phân hệ "Kế toán bán hàng và công nợ phải thu"
2.2.3.Kế toán giá vốn hàng bán.
2.2.3.1.Phương pháp tính trị giá vốn hàng xuất kho.
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX và tính trị giá vốn theo phương pháp đích danh khi xuất kho để bán,hàng xuất thuộc lô hàng mua nhập kho nào thì căn cứ vào trị giá nhập kho của lô đó để xác định giá vốn hàng xuất kho.
Trị giá vốn hàng xuất kho bao gồm cả trị giá mua và chi phí thu mua của hàng hoá xuất kho.Trị giá mua là giá mua của hàng hoá ghi trên Hoá đơn mua hàng.Đối với hàng nhập khẩu ,trị giá mua là giá CIF ghi trên hợp đồng nhập khẩu.Chi phí thu mua phát sinh của lô hàng nào thì hạch toán luôn vào giá vốn của lô đó,Công ty không tiến hành phân bổ.
2.2.3.2.Chứng từ và tài khoản sử dụng
Để kế toán giá vốn hàng bán,kế toán sử dụng phiếu xuất kho do các phòng nghiệp vụ lập cho từng lần xuất kho mà phòng mình thực hiện theo mẫu số 02-VT theo quyết định QĐ1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính (xem biểu mẫu sô 2.6).Phiếu xuất kho được lập làm 3 liên:
Liên 1: Lưu
Liên 2: Thủ kho giữ để ghi thẻ kho và chuyển cho phòng kế toán
Liên 3: Giao cho người nhận
Biểu mẫu số 2.6
Công ty Thiết Bị Vật Tư Du Lịch
Số 26 – Láng Hạ - Hà Nội
Phiếu xuất kho
Ngày 25 tháng 12 năm 2007
Số: 0422
Họ và tên người nhận hàng:...Anh Phương - Bắc Giang...............................................................
Lý do xuất kho: Xuất bán:
Xuất tại kho: .Kho hàng ở Hà Nội:
Stt
Tên nhãn hiệu,quy cách,phẩm chất hàng hoá
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo yêu cầu
Thực xuất
1
Bánh Chocolate Pie
BANH
Thùng
893
58732610
Cộng
893
58732610
Xuất,ngày 25 tháng 12 năm 2007
Phụ trách bộ phận Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho
sử dụng
Kế toán giá vốn hàng bán ở Công ty sử dụng TK 632 và mở ba TK cấp 2 như sau:
TK 6321: Giá vốn hàng xuất khẩu bán
TK 6322: Giá vốn hàng nhập khẩu bán
TK 6323: Giá vốn hàng kinh doanh nội địa bán
Kế toán Công ty cũng sử dụng TK 1561-Giá mua hàng hoá và được chi tiết như sau:
TK 15611: Gía mua hàng xuất khẩu bán
TK 15612: Giá mua hàng nhập khẩu bán
TK 15613: Giá mua hàng kinh doanh nội địa bán
2.2.3.3.Trình tự kế toán
Hàng ngày,căn cứ vào phiếu xuất kho do các phòng nghiệp vụ chuyển đến,kế toán nhập giá vốn vào máy theo định khoản:
Nợ TK 632
Có TK 1561
Thao tác nhập này được thực hiện cùng với việc cập nhật Hoá đơn bán hàng.Chương trình dựa vào giá này để lên các sổ sách,báo cáo liên quan như Sổ cái và Sổ chi tiết TK 632,Sổ Nhật ký chung.(xem bảng số 2.7, 2.8, 2.9, 2.18)
VD: Căn cứ vào phiếu xuất kho số 0422 ngày 25/12/2007,trị giá vốn của 893 thùng bánh xuất cho Anh Phương-Bắc Giang là 58732610 đồng,kế toán nhập vào dòng Tiền vốn ở màn hình cập nhật Hoá đơn bán hàng (Hoá đơn 32348): Tiền vốn : 58732610 (xem biểu mẫu số 3)
Đồng thời khai báo định khoản:
Nợ TK 6322
Có TK 15612
Việc hạch toán như trên được thực hiện cả với trường hợp hàng gửi bán xuất khẩu .Nghĩa là khi hàng chưa được xác định là đã bán,kế toán không sử dụng Tài Khoản 157-Hàng gửi đi bán để phản ánh trị giá hàng hoá gửi đi xuất khẩu .Khi hàng được là bán,kế toán phản ánh luôn giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632 58732610
Có TK 1561 58732610
VD: Giá vốn 65 tấn gạo xuất bán cho khách nước ngoài ngày 02/12/2002 là 157596600 đồng,kế toán phản ánh :
Nợ TK 6321 157596600
Có TK 15611 157596600
Trường hợp bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán,trị giá vốn hàng bán là giá mua trên Hoá đơn mua hàng (nếu có).Khi hàng về đến sân bay,bến cảng,sau khi được kiểm tra chất lượng,người nhận hàng của phòng nghiệp vụ XNK đưa hàng hoá bán luôn cho khách hàng không qua kho.Lúc này kế toán chỉ định khoản nghiệp vụ tăng hàng hoá(Ghi Nợ TK 15612) mà chưa hạch toán giá vốn.Chỉ khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán,kế toán phản ánh trị giá hàng xuất bán theo định khoản:
Nợ TK 6322
Có TK 15612
như trường hợp kế toán bán hàng qua kho
VD: Theo hợp đồng 00523 NKTD P5, Công ty mua bán vận chuyển thẳng cho Công ty TNHH Vitmin Khoáng 60 tấn khô đỗ tương,giá vốn là 18665800 đồng,kế toán ghi Nợ TK 15612 : 18665800. Khi Công ty Vitamin Khoáng chấp nhận thanh toán, kế toán định khoản:
Nợ TK 6322 18665800
Có TK 15612 18665800
Cuối kỳ,kế toán tiến hành định khoản tổng hợp và lập phiếu kế toán:(xem biểu mẫu 2.7)
2.2.5.Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp.
2.2.5.1.Chứng từ sử dụng.
Hàng ngày,căn cứ vào chứng từ gốc như phiếu chi,giấy báo nợ ngân hàng,bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định,...các bộ phận kế toán có liên quan,kiểm tra,phân loại,hoàn chỉnh chứng từ ,sau đó nhập dữ liệu vào máy vi tính.
2.2.5.2.Nội dung và tài khoản sử dụng.
-Đối với chi phí bán hàng : Tại công ty XNK nông sản-thực phẩm HN,chi phí bán hàng được theo dõi trên tài khoản 641.Nội dung chi phí bán hàng nói chung là đúng theo quy định nhà nước.Nhưng do đặc thù kinh doanh riêng nên khi xác định phạm vi chi phí bán hàng, Công ty đã bổ sung thêm 1 số khoản mục.Đồng thời tài khoản 641 được chi tiết cho từng khoản mục chi phí đảm bảo cho công tác quản lí được hiệu quả. Cụ thể:
TK 6418: Chi phí nhân viên
TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì.
TK 6413: Chi phí dụng cụ,đồ dùng.
TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ.
TK 6415: Cước vận tải hàng.
TK 6416: Phí hải quan,kiểm dịch,hun trùng,giám định.
TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 6418: Chi phí bằng tiền khác.
Mỗi tài khoản cấp 2 trên lại được mở chi tiết các tài khoản cấp 3 theo từng nhóm hàng xuất khẩu,nhập khẩu và kinh doanh nội địa.Chẳng hạn TK 6411 được chi tiết thành:
TK 64111: Chi phí nhân viên làm hàng xuất khẩu
TK 64112: Chi phí nhân viên làm hàng nhập khẩu
TK 64113: Chi phí nhân viên làm hàng kinh doanh nội địa
-Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp:
Trong quá trình kinh doanh Công ty phải bỏ ra những khoản chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý,điều hành doanh nghiệp.Tại Công ty,chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều khoản có nội dung khác nhau.Để phục vụ cho công tác quản lý cũng như việc hạch toán kế toán ,chi phí quản lý doanh nghiệp được phản ánh trên TK 642. TK 642 được mở 8 TK cấp 2:
TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý
TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý
TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng
TK 6424: Chi phí khấu hao tài sản cố định
TK 6425: Thuế, phí và lệ phí
TK 6426: Chi phí dự phòng
TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6428: Chi phí bằng tiền khác
2.2.5.3.Trình tự kế toán
Số liệu đầu vào để tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được cập nhật ở các phân hệ khác nhau như phân hệ "Kế toán vốn bằng tiền",phân hệ "Kế toán mua hàng và công nợ phải trả”,....
VD: Phiếu chi 1258 ngày 15/11/2007,chi ủng hộ quỹ an ninh xã Thịnh Liệt 500000 đồng (biểu mẫu số 2.8),kế toán hạch toán khoản chi này vào chi phí quản lý doanh nghiệp theo định khoản:
Nợ TK 6428 500000
Có TK 1111 500000
Hoặc khi nhận được giấy báo nợ ngân hàng số 185 ngày 01/10/2002,phí ngân hàng thanh toán L/C065-2263-NKTD sữa HĐ FO26P7 là 775911 đồng,thuế GTGT là 77591 đồng,kế toán hạch toán khoản chi này vào chi phí bán hàng theo định khoản: Nợ TK 64182 775911
Nợ TK 13318 77591
Có TK 112111 853502
Kế toán phụ trách tiền mặt,tiền gửi ngân hàng bằng VND vào menu "Cập nhật số liệu" của phân hệ "Kế toán vốn bằng tiền"\"Giấy báo nợ của ngân hàng" hoặc "Phiếu chi tiền mặt",khai báo các thông tin trên màn hình cập nhật.Theo chương trình đã cài đặt,máy sẽ tự động chạy,xử lý và lên Sổ chi tiết,Sổ cái TK 641,642 và Sổ Nhật ký chung.(xem bảng số 2.12 ,2.13 ,2.16 ,2.17 ,2.18 )
ở Công ty Thiết Bị Vật Tư Du Lịch, kế toán không tiến hành phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho hàng còn lại cuối kỳ và hàng bán ra trong kỳ mà kết chuyển toàn bộ chi phi phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh.
C x Di
Ci =
D
Chi phí bán hàng đã được chi tiết cho từng loại hoạt động.Do vậy cuối kỳ,kế toán chỉ tập hợp và phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho các loại hoạt động theo doanh thu bán hàng của hoạt động đó theo công thức:
Trong đó: Ci : Chi phí bán hàng phân bổ cho hoạt động i
C : Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp cần phân bổ
Di : Doanh thu bán hàng hoạt động i
D : Tổng doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ
Cụ thể:Từ ngày 01/10/2002 đến ngày 31/12/2002:
-Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp cần phân bổ: 130138231 đồng.
- Tổng doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ : 32185564089 đồng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng xuất khẩu tự doanh:
130138231 x 595430955
= 2407549 đồng
32185564089
- Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng nhập khẩu tự doanh:
130138231 x 31010619870
= 125387495 đồng
32185564089
- Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng kinh doanh nội địa:
130138231 x 244921914
= 990310 đồng
32185564089
- Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng uỷ thác nhập khẩu:
130138231 x 183841160
= 743338 đồng
32185564089
- Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng uỷ thác xuất khẩu:
130138231 x 150750190
= 609539 đồng
32185564089
Việc kết chuyển, phân bổ này được thực hiện trên phiếu kế toán(xem biểu mẫu số 2.9 , 2.10)
2.2.5.Kế toán xác định kết quả bán hàng
ở Công ty XNK nông sản thực phẩm Hà Nội,kết quả bán hàng được xác định như sau:
Lãi Doanh thu Giá vốn Chi phí Chi phí quản lý
(lỗ) thuần hàng bán bán hàng doanh nghiệp
Với số liệu quý 4/2002,kết quả bán hàng của Công ty là:
Doanh thu thuần: 32185564089 đồng
Giá vốn hàng bán tập hợp được là: 30244951799 đồng
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được Công ty coi là chi phí thời kỳ nên kết chuyển hết cho số hàng đã bán:
Chi phí bán hàng tập hợp được là: 78954404 đồng
Chi phí quản lý doanh nghiệp tập hợp được là: 130138231 đồng
Lợi nhuận thuần: 32185564089-30244951799-78954404-130138231
=1731519655 đồng
Để hạch toán,Công ty sử dụng TK911-Xác định kết quả kinh doanh.TKnày được mở chi tiết như sau:
TK9111-Xác định kết quả kinh doanh hàng xuất khẩu tự doanh
TK9112-Xác định kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu tự doanh
TK9113-Xác định kết quả kinh doanh hàng kinh doanh nội địa
TK9114-Xác định kết quả kinh doanh hàng uỷ thác
TK91141-Xác định kết quả kinh doanh hàng uỷ thác xuất khẩu
TK91142-Xác định kết quả kinh doanh hàng uỷ thác nhập khẩu
Ngoài ra kế toán còn sử dụng TK421-Lợi nhuận chưa phân phối.TK này cũng được mở chi tiết cho từng loại hình kinh doanh tương tự như TK911:
TK4211- Lợi nhuận chưa phân phối hàng xuất khẩu tự doanh
TK4212- Lợi nhuận chưa phân phối hàng nhập khẩu tự doanh
TK4213- Lợi nhuận chưa phân phối hàng kinh doanh nội địa
TK4214- Lợi nhuận chưa phân phối hàng uỷ thác
TK42141- Lợi nhuận chưa phân phối hàng uỷ thác xuất khẩu
TK42142- Lợi nhuận chưa phân phối hàng uỷ thác nhập khẩu
Cuối quý 4/2007,theo yêu cầu quản lý xác định kết quả kinh doanh của Công ty,theo lập trình đã cài đặt cho máy,từ các phiếu kế toán đã lập,kế toán nhập vào máytheo trình tự:Vào menu "Cập nhật số liệu" của phân hệ "Kế toán tổng hợp "\"Phiếu kế toán",khai báo các thông tin trên màn hình máy tự động chạy, kiết xuất và cho phép in ra các sổ sách,báo cáo liên quan như Sổ cái TK 911,Sổ chi tiết TK911,Sổ Nhật ký chung(xem bảng số 2.14 ,2.15 ,2.16 ,2.17, 2.18)
Chương 3
Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng
và xác định kết quả bán hàng ở
thiết bị vật tư du lịch
3.1.Những ưu điểm trong tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty thiết bị vật tư du lịch .
Là công cụ quản lý, công tác kế toán nói chung, kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty Thiết Bị Vật Tư Du Lịch không ngừng được hoàn thiện.Qua tìm hiểu tình hình thực tế cho thấy tổ chức công tác kế toán của Công ty về cơ bản đã đảm bảo tuân thủ theo dúng những quy định về kế toán cúa Nhà nước và Bộ Tài chính ban hành và phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty trong thời điểm hiện nay. Công tác kế toán đã đáp ứng yêu cầu quản lý,tạo điều kiện để phản ánh và giám đốc toàn bộ tài sản, tiền vốn của Công ty sát sao và hữa hiệu.
Trong công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng, kế toán Công ty đã tổ chức một cách linh hoạt vừa đơn giản ,vừa đáp ứng yêu cầu quản lý với số lượng hàng hoá phong phú,đa dạng. Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty có những ưu điểm sau:
-Về khâu tổ chức hạch toán ban đầu: cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phản ánh rõ ràng, chính xác, đầy đủ thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ngoài các chứng từ theo mẫu quy định của Bộ tài chính như HĐGTGT, Phiếu thu, Phiếu chi... Công ty còn sử dụng một số chứng từ cần thiết không vi phạm kinh tế và pháp lý để đáp ứng nhu câù sử dụng thông tin.
Quá trình luân chuyển chứng từ là quá trình qua nhiều bước, nhiều thủ tục nên luôn được kiểm tra, giám sát chặt chẽ và xử lý kịp thời. Việc lưu trữ chứng từ kế toán đã sử dụng theo đúng qui định của chế độ lưu trữ chứng từ, tài liệu kế toán của nhà nước. Các trường hợp đáng tiếc như mất chứng từ gốc không xảy ra vì mọi chứng từ đều được nhập vào máy tính để bảo quản.
-Về hình thức kế toán Công ty đang sử dụng.
Hiện nay việc lựa chọn hình thức kế toán áp dụng ở Công ty là Nhật ký chung. Hình thức này khá phù hợp với đặc điểm và quy mô của Công ty do hình thức sổ sách đơn giản, dễ làm, thuận tiện cho việc phân công và chuyên môn hoá cán bộ kế toán, dễ dàng cho việc vi tính hoá công tác kế toán của đơn vị.
Công ty Thiết Bị Vật Tư Du Lịch là một trong những đơn vị áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán. Phát huy thế mạnh của máy vi tính, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở Công ty đã được kế toán phản ánh và quản lý trên máy thông qua việc mã hoá các đối tượng cần theo dõi như các loại hàng hoá, khách hàng... Các loại sổ sách như sổ chi tiết, sổ cái TK... đều được thực hiện trên máy.
-Về công tác tổ chức bộ máy kế toán:
Việc tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức phân tán là phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh rộng khắp cả nước. Đội ngũ kế toán có kinh nghiệm, nhiệt tình và trách nhiệm. Công tác kế toán được phân công rõ ràng, từ đó phát huy tính chủ động, sáng tạo cũng như sự thành thục trong công việc của mỗi người.
-Về hệ thống tài khoản sử dụng.
Tại thời điểm năm 2007, Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định 1141/TC-CĐKT đã sửa đổi bổ sung đến 11/2000. Hệ thống tài khoản này được vận dụng linh hoạt với tình hình thực tiễn của Công ty. Chẳng hạn, do mặt hàng Công ty kinh doanh là hàng nông sản, thực phẩm nên khi XNK đều phải được kiểm dịch, hun trùng, giám định theo yêu cẩu của khách hàng. Do vậy được phép của Bộ tài chính, Công ty mở thêm TK 6416 - “ Chi phí hải quan, kiểm dịch, hun trùng, giám định” tạo sự thống nhất trong hệ thống các TK cũng như phân bổ đúng chi phí bán hàng cho các đối tượng liên quan. hoặc việc mở các TK cấp 2, 3 của Công ty cũng rất phù hợp. Theo đó chữ số thứ 4,5 trong số hiệu TK luôn thống nhất với nhau để chỉ loại nghiệp vụ bán hàng:
1 - Hàng xuất khẩu tự doanh.
2 - Hàng nhập khẩu tự doanh.
3 - Hàng kinh doanh nội địa
4 - Hàng XNK uỷ thác
Ví dụ: TK 1311 - Phải thu của khách hàng xuất khẩu tự doanh
TK 15611 - Giá mua hàng xuất khẩu tự doanh
TK 5111 - Doanh thu bán hàng xuất khẩu tự doanh
TK 6321 - Giá vốn hàng xuất khẩu tự doanh
TK 64111- Chi phí nhân viên làm hàng xuất khẩu tự doanh
TK 9111 - Xác định kết quả kinh doanh hàng xuất khẩu tự doanh
TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối hàng xuất khẩu tự doanh.
Hiện nay Công ty đã bắt đầu áp dụng hệ thống TK theo hướng dẫn của Thông tư 89/QĐ-BTC.
3.2 Một số tồn tại và phương hướng hoàn thiện tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty thiết bị vật tư du lịch.
3.2.1.Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện công tác tổ chức kế toán bán hàng, xác định kết quả bán hàng.
3.2.1.1.Sự cần thiết.
Ngày nay, kế toán không chỉ đơn thuần là công việc tính toán, ghi chép về vốn và sự vận động của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị mà còn là bộ phận chủ yếu trong hệ thông thông tin kinh tế, là công cụ thiết yếu để quản lý tài chính trong doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng là một phần khá quan trọng của công tác kế toán doanh nghiệp, là bộ phận cung cấp thông tin về công tác bán hàng, kết quả của việc bán hàng đó. Từ những thông tin đầy đủ, kịp thời do kế toán cung cấp, các nhà quản lý phân tích, xác định được các mặt mạnh, mặt yếu trong kinh doanh, phục vụ cho công tác quản lý, hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Để có thể thực hiện tốt vai trò của mình thì hoàn thiện công tác kế toán nói chung, kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng nói riêng là vấn đề hết sức cần thiết.
3.2.1.2.Yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện.
-Tôn trọng đúng chính sách, chế độ của nhà nước về kế toán.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế đất nước, cùng với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế kinh tế, hệ thống kế toán Việt Nam đã không ngừng được hoàn thiện và phát triển. Hoạt động bán hàng và kế toán bán hàng phải dựa vào chính sách chế độ của nhà nước. Việc hoàn thiện kế toán ở đây hoàn toàn tôn trọng đúng những quy định về kế toán, đặc biệt tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán đã ban hành. Hoàn thiện chỉ là giải quyết những mâu thuẫn, những yếu tố chưa khoa học trong những quy định về kế toán doanh nghiệp hiện nay.
-Phù hợp với đặc điểm của đơn vị.
Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau do đó yêu cầu quản lý cũng khác nhau. Do vậy việc hoàn thiện đều xuất phát từ thực trạng và yêu cầu quản lý tại Công ty Thiết Bị Vật Tư Du Lịch. Từ đó có thể liên hệ với các công ty khác có hoạt động tương tự.
-Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời,chính xác:
Yêu cầu này đòi hỏi công tác kế toán của doanh nghiệp phải đáp ứng được thông tin cho mọi đối tượng một cách kịp thời, chính xác, giúp các đối tượng ra các quyết định đúng đắn. Cụ thể ở bài viết này mọi việc hoàn thiện đều tuân thủ nghiêm túc chính sách, chế độ kế toán hiện hành, chỉ sửa đổi cho phù hợp với ý nghĩa, nội dung vốn có. Nghĩa là các chỉ tiêu hoàn thiện vẫn mang ý nghĩa, nội dung như cũ, phương pháp lập không đổi, do vậy đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời.
-Đảm bảo tính khả thi, tiết kiệm và hiệu quả.
Mục đích kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận cho nên không thể thực hiện một phương án nào mà không tính đến tính khả thi và hiệu quả do nó mang lại. Có như thế thì công tác kế toán mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới nền kinh tế nước ta và cũng được cải cách triệt để và toàn diện.
Bài luận văn này có đưa ra một số giải pháp - những giải pháp này đáp ứng được các yêu cầu cơ bản trên nên nó là ý kiến nhỏ góp phần hoàn thiênj hơn nữa kế toán bán hàng, xác định kết quả bán hàng ở Công ty Thiết Bị Vật Tư Du Lịch nói riêng và các đơn vị kinh doanh thương mại nói chung.
Điều kiện thực hiện hoàn thiện:
-Đơn vị phải có đội ngũ cán bộ, nhân viên kế toán hiểu biết nghiệp vụ kế toán, đặc biệt là kế toán ngoại thương. Trong đội ngũ phải có những hạt nhân vững chắc mà trước hết là kế toán trưởng.
-Do hoạt động XNK là hoạt động buôn bán với nước ngoài và thường xuyên tiếp xúc với các chứng từ bằng tiếng nước ngoài nên kế toán viên phải tương đối thông thạo ngoại ngữ.
-Trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, việc ứng dụng tin học trong tổ chức kế toán sẽ đảm bảo được tính chính xác, kịp thời, chất lượng của các thông tin kế toán là thích ứng với việc quản lý điều hành hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường hiện nay.
3.2.2. Một số tồn tại và giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ ở Công ty Thiết Bị Vật Du Lịch.
Mặc dù có những ưu điểm như
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6639.doc