Hạn chế của các phương pháp và các biện pháp khắc phục các phương pháp tính giá hàng tồn kho

Phần I. Những vấn đề chung về hệ thống nguyên tắc tính giá hàng

tồn kho trong các doanh nghiệp

 I Những vấn đề chung về hàng tồn kho

 1 Khái niệm hàng tồn kho

 2 Các loại hàng tồn kho

 II Hệ thống nguyên tắc tính giá hàng tồn kho

 1 Nguyên tắc tính giá hàng tồn kho theo giá gốc

 2 Nguyên tắc xác định đối tượng tính giá phù hợp

 3. nguyên tắc phân loại chi phí hợp lý

 4. nguyên tắc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí hợp lý thích ứng với

nguyên tắc tính giá chung

5. Nguyên tắc phải thống nhất tính giá hàng tồn kho

Phần II. Hệ thống các phương pháp tính giá hàng tồn kho

 I. Tính khoa học của các phương pháp tính giá hàng tồn kho

 1. Cơ sở phương pháp luận của phương pháp tính giá hàng tồn kho

 2. Tính khoa học của phương pháp tính giá hàng tồn kho

 II. Hệ thống phương pháp tính giá hàng tồn kho trong các doanh nghiệp

 1. Xác định giá hàng tồn kho nhập kho

 2. Cách tính giá hàng tồn kho xuất kho

Phần III. Nhận xét và kiến nghị

 I. Đánh giá hàng tồn kho nhập kho trong các doanh nghiệp

 II. Đánh giá hàng tồn kho xuất kho trong các doanh nghiệp

 1. Phương pháp giá bình quân

 2 Phương pháp giá thực tế đích danh

 3. Phương pháp nhập trưóc, xuất trước

 4. Phương pháp nhập sau, xuất sau

 5. Các phương pháp khác

KẾT LUẬN

 

doc20 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hạn chế của các phương pháp và các biện pháp khắc phục các phương pháp tính giá hàng tồn kho, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán :thành phẩm chính là kết quả của quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất doang nghiệp sử dụng các yếu tố đầu vào và chuyển dần giá trị của chúng vào thành phẩm. Kết thúc quá trình sản xuất thành phảm được nhập kho (thành phảm tồn kho ), hoặc đem bán ngay mà không lưu kho, hoặc gửi đi bán thông qua các đại lý ký gửi (thành phảm gửi bán ). Sản phẩm dở dang : Đây là sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm. Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công, chế biến và đã mua đang đi trên đường :Đây chính là một trong các yếu tố đầu vào không thể thiếu được cho quá trình sản xuất kinh doanh. Nguyên vật liệu là những thứ mà sau quá trình gia công, chế biến sẽ hình thành lên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm hay là những vật liệu phụ trợ hay là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh … Chi phí dịch vụ dở dang : Đây là một loại hàng tồn kho đặc biệt bởi vì nó không có hình thái vật chất. Nó là một loại hàng tồn kho có trong các doanh nghiệp dịch vụ hay kinh doanh du lịch. II Hệ thống nguyên tắc tính giá hàng tồn kho Công việc tính gía hàng tồn kho đòi hỏi kế phải có trình độ và năng lực phù hợp, có tinh thần trách nhiệm cao, chấp hành tốt các quy định về tính giá hàng tồn kho. Thì kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc tính giá hàng tồn kho như sau : 1. Nguyên tắc tính giá hàng tồn kho theo giá gốc Khi tính giá hàng tồn kho kế toán cần phải tuân thủ theo các văn bản pháp quy của Bộ Tài Chính về tính giá hàng tồn kho. Phải đảm bảo tập chung, thống nhất của nhà nước về kế toán đặc biệt là kế toán hàng tồn kho ở doanh nghiệp. Bộ Tài Chính đã ban hành pháp lệnh kế toán thống kê và điều lệ tổ chức kế toán và các chế độ thể lệ kế toán. Những văn bản pháp quy trên, ta thấy được phương pháp tính giá hàng tồn kho nói riêng và phương pháp hạch toán kế toán nói chung rất được coi trọng, có hướng chỉ đạo cụ thể, thương xuyên. Do vậy để đánh giá tính chính xác của hàng tồn kho thì chúng ta cần phải tuân thủ nguyên tắc tính giá chung là : Giá của hàng tồn kho phải được tính theo giá thực tế –giá gốc, giá nguyên thuỷ nghĩa là tính theo chi phí thực tế tạo lên hàng tồn kho ở thời điểm tính giá hàng tồn kho. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm :chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Đây cũng chính là nguyên tắc tính giá cho bất cứ một loại tài sản nào trong doanh nghiệp. 2. Nguyên tắc xác định đối tượng tính giá phù hợp Như chúng ta đã biết một chu trình sản xuất kinh doanh bao gồm có ba giai đoạn đó là giai đoạn mua hàng và các yếu tố nguyên vật liệu đầu vào, giai đoạn sản xuất và giai đoạn tiêu thụ. Cho nên chúng ta cần xác định đối tượng tính giá hàng tồn kho phù hợp cho mỗi giai đoạn. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể doanh nghiệp sẽ thu nhỏ hay mở rộng thì đối tượng tính giá cũng thay đôỉ theo. Ngoài ra nó cũng tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp, đặc điểm của hàng tồn kho. 3. Nguyên tắc phân loại chi phí hợp lý Giá thành của các loại hàng tồn kho phụ thuộc nhiều vào nội dung tính giá mà chi phí để cấu thành lên hàng tồn kho thì gồm nhiều loại chi phí khác nhau :có loại chi phí trực tiếp, có loại chi phí gián tiếp. Có nhiều loại liên quan đến đối tượng tính giá hàng tồn kho. Bởi vậy cần phải phân loại chi phí một cách hợp lý, khoa học để tạo ra điều kiện cho tính giá. Tuỳ theo từng mục đích nghiên cứu mà chúng ta phân loại chi phí hàng tồn kho khác nhau :có thể phân theo lĩnh vực chi phí (chi phí thu mua, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng tính cho hàng tồn kho ), theo chức năng của chi phí, theo quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành (biến phí, định phí ). 4. Nguyên tắc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí hợp lý thích ứng với nguyên tắc tính giá chung. Trong một số trường hợp có một số khoản chi phí liên quan trực tiếp đến nhiều đối tượng tính hàng tồn kho cho nên chúng ta cần phải có phương thức phân bổ chi phí hợp lý và khoa học. Nguyên tắc này được áp dụng chủ yếu cho tính giá các thành phẩm sản xuất được, phải phân bổ chi phí từ các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh cho đến các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất. thông thường tiêu thức phân bổ được lựa chọn là theo hệ số giá, theo định mức, theo chi phí vật liệu chính …. Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ cần căn cứ vào tình hình cụ thể, dựa trên quan hệ của chi phí đối với đối tượng tính giá hàng tồn kho. Chúng ta cần áp dụng công thức phân bổ sau: = x 5. Nguyên tắc phải thống nhất phương pháp tính giá Trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, phương pháp tính giá phải được sử dụng nhất quán từ khi doanh nghiệp đi vào hoạt động, xuyên suốt niên độ kế toán, các niên độ kế toán. Bởi vì có nhiều phương pháp tính giá cho các doanh nghiệp sử dụng. Doanh nghiệp cần phải lựa chọn một phương pháp tính giá thích hợp nhất và tối ưu nhất. Phần II. Các phương pháp tính giá hàng tồn kho. Tính khoa học phương pháp tính giá hàng tồn kho 1. Cơ sở phương pháp luận của phương pháp tính giá hàng tồn kho Để nghiên cứu một cách liên tục và đầy đủ về giá trị của hàng tồn kho, hạch toán kế toán phải có một hệ thống kế toán khoa học cho việc hạch toán hàng tồn kho. Hệ thống phương pháp kế toán xây dựng dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác –Lênin và cơ sở lý luận của kinh tế chính trị học cũng như đặc điểm của đối tượng tính giá hàng tồn kho. Xuất phát từ các quy luật và các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật đã xây dựng lên các phương pháp hạch toán kế toán, trong đó có phương pháp tính giá tái sản. Nhưng ở đây chúng ta chỉ chú ý đến phương pháp tính giá hàng tồn kho. Như vậy chúng ta thấy rằng :từ các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và lý luận của kinh tế chính trị và đặc điểm riêng của đối tượng hạch toán hàng tồn kho chính là cơ sở vững chắc xây dựng lên phương pháp tính giá hàng tồn kho. 2. Tính khoa học của phương pháp tính giá hàng tồn kho Trong quá trình áp dụng phương pháp tính giá hàng tồn kho thì tính khoa học được thể hiện cụ thể là :Phương pháp tính giá hàng tồn kho giúp cho việc xác định giá của các loại hàng tồn kho một cách trung thực, khách quan. Thực chất của việc tính giá hàng tồn kho là tổng hợp tất cả các chi phí bỏ ra để có được các loại hàng tồn kho đó. Từ đây cho ta thấy việc phân tích, đánh giá đúng đắn, khách quan tình hình và kết quả hoạt động kinh đoanh của doanh nghiệp, tìm ra những tiềm năng của doanh nghiệp để phát huy và hạnh chế những khiếm khuyết để khắc phục. Phương pháp tính giá hàng tồn kho cũng giúp cho các đơn vị tiến hành tính giá hàng tồn kho thống nhất theo một trình tự khoa học. Nhờ vậy việc tính giá hàng tồn kho giúp cho chúng ta so sánh được giữa các thời kỳ, giữa các doanh nghiệp với nhau, bảo đảm sự thống nhất trong cách tính toán giá trị hàng tồn kho giữa các doanh nghiệp. khác nhau trong nền kinh tế trong cùng một thời kỳ. II. hệ thống phương pháp tính giá hàng tồn kho trong các doanh nghiệp 1. Xác định giá hàng tồn kho nhập kho Để xác định được giá trị hàng tồn kho chúng ta cần dựa vào các chứng từ và sổ sách liên quan sau :Hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT, phiếu nhập kho biên bản kiểm kê, hợp đồng mua hàng tồn kho, chi phí vận chuyển lắp đặt chạy thử … a)Tính giá thực tế hàng tồn kho mua ngoài : Giá thực tế Thuế nhập Chi phí Giảm giá hàng tồn kho = Giá mua + Khẩu + thu mua - hàng mua mua ngoài (nếu có) (nếu có) Chúng ta thấy rằng : Giá mua là giá ghi trên hoá đơn bán hàng. Còn khi doang nghiệp nhập khẩu từ nước ngoài thì doanh nghiệp phải chịu nộp thuế nhập khẩu theo quy định của Bộ Tài Chính. Chi phí thu mua bao gồm chi phí vận chuyển, bốc rỡ. bến bãi, chi phí nhân công thu mua… Trong một số trường hợp hàng tồn kho này gồm nhiều loại hàng tồn kho thì ta phải phân bổ chi phí cho từng loại hàng tồn kho. b) Giá thực tế hàng tồn kho tự sản xuất Giá thực tế Chi phí nguyên vật Chi phí Chi phí hàng tồn kho = liệu đầu vào + nhân công + sản xuất tự sản xuất trực tiếp chung Như chúng ta đã biết, các sản phẩm, hàng hoá giá trị của nó bao gồm chi phí nhân công trực tiếp ( chi phí lao động sống ) và chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí sản xuất chung ( chi phí vật hoá ). Đấy cũng chính là các yếu tố cấu thành nên giá thành hàng tồn kho. c) Giá thành thực tế của hàng tồn kho thuê ngoài gia công Các doanh nghiệp, nếu họ xem xét, so sánh các chi phí trong các trường hợp khác nhau nếu có lợi cho họ thì họ sẽ thuê ngoài gia công mà không tự sản xuất thì giá thành của hàng tồn kho sẽ được tính như sau : Giá thực tế Chi phí Chi phí Chi phí hàng tồn kho =nguyên vật + vận chuyển + thuê gia gia công liệu(nếu có) công d) Trường hợp hàng tồn kho là hàng được biếu tặng, thưởng, nhận góp vốn liên doanh …thì giá trị hàng tồn kho được tính theo giá thị trường hoặc giá thoả thuận, giá trị ccủa hàng hoád đó trên thị trường … 2 Tính giá thực tế hàng tồn kho Theo chế độ kế toán Việt Nam thì chúng ta có hai phương pháp tính giá hàng tồn kho : Phương pháp giá hạch toán. Phương pháp giá thực tế. Tuỳ theo mỗi doanh nghiệp (yêu cầu quản lý, trình độ kế toán )mà doanh nghiệp sử dụng các phương pháp tính giá khác nhau sao cho phù hợp. Khi tính giá thành hàng tồn kho chúng ta cần dựa vào các chứng từ có liên quan :như phiếu xuất kho, hợp đông mua hàng…và các phương pháp tính giá thành cụ thể như sau. Nhưng trong bái viết này em xin đề cập đến các phương pháp tính giá mà tuỳ theo từng phương pháp tính giá theo phương pháp giá trực tiếp hay giá hạch toán mà chúng ta sử dụng các phương pháp tính giá sau : a. Phương pháp giá đơn vị bình quân Phương pháp này được áp dụng cho việc tính giá hàng tồn kho thực tế xuất dùng trong kỳ được tính theo giá bình quân. Các phương pháp tính giá bình quân đang được sử đụng như sau :Phương pháp bình quân cả ky dự trữ, bình quân cuối kỳ trước, bình quân sau mỗi lần nhập. Công thức để tính giá hàng tồn kho theo giá xuất dùng được thể hiện ở công thức sau: Giá thực tế của Số lượng Giá hàng tồn kho = hàng tồn kho * đơn vị xuất dùng xuất dùng bình quân * Phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ Theo phương pháp tính giá này thì chỉ định giá được hàng tồn kho chỉ vào cuối kỳ kế toán. Công thức tính giá được thể hiện như sau: = *Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước Phương pháp này phản ánh không chính xác giá trị hàng tồn kho bởi vì nó không tính đến sự biến động của giá cả hàng tồn kho trên thị trường. Nó chỉ phản ánh đúng hơn nếu thị trương hàng tồn kho đó tương đối ổn định về giá. Công thức tính như sau : = *Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập Đây là phương pháp mà giá đơn vị của hàng tồn kho được tính lại sau mỗi lần nhập, nó cập nhật và phản ánh đúng hơn về giá trị của hàng tồn kho so với các phương pháp tính giá trên. Nhưng nhược điểm của nó là tốn nhiều công để tính toán đặc biệt là không phù hợp đối với các doanh nghiệp nhập nhiều loại hàng tồn kho, nhiều lần trong một kỳ kế toán. Công thức để tính toán như sau: Giá đơn vị Giá trị thực tế hàng tồn kho tồn sau mỗi lần nhập bình quân = sau mỗi lần nhập Lượng thực tế hàng tồn kho sau mỗi lần nhập b. Phương pháp nhập trước, xuất trước ( FIFO) Theo phương pháp này thì cứ hàng tồn kho nào nhập trước thì tính giá trước. Bởi vì nó được xuất trước, khi xuất hết thì mới xuất số hàng tồn kho tiếp theo. Tức là phương pháp này tính giá cho hàng tồn kho này đúng bằng trị giá của nó lúc nhập kho. Phương pháp này thích hợp cho những loại hàng tồn kho có giá cả có xu hướng giảm. c. Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO) Phương pháp này ngược với phương pháp nhập trước, xuất trước, giả định những hàng tồn kho nào nhập sau sẽ được xuất trước. Do đó giá của hàng tồn kho luôn tương ứng với giá của nó trên thị trường hay giá trị sản xuất. Phương pháp này phù hợp với trường hợp giá cả của hàng tồn kho trên thị trường có xu hướng tăng và phù hợp với các doanh nghiệp có ít danh điểm vật tư hàng hoá. Ta vẫn tiếp tục sử dụng ví dụ ở trên. d. Phương pháp giá trực tiếp (phương pháp giá thực tế đích danh) Phương pháp này là phương pháp tính giá đơn giản, lô hàng tồn kho xuất kho thì tính giá theo lô đó. Theo phương pháp này hàng tồn kho được xác định giá trị theo đơn chiếc hay lô và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất kho. Đây là phương pháp thích hợp cho những doanh nghiệp có điều kiện bao gói riêng từng loại lô hàng tồn kho và các loại hàng tồn kho có giá trị lớn còn các doanh nghiệp có nhiều loại hàng tồn kho thì không áp dụng được. Các phương pháp tính giá nêu trên để tính giá thực tế hàng tồn kho đòi hỏi phải căn cứ vào các chúng từ xuất kho. Trong thực tế có những doanh nhiệp có nhiều chủng loại hàng tồn kho với quy cách và phẩm chất khác nhau, có giá trị thấp, xuất dùng thường xuyên, doanh nghiệp không có điều kiện kiểm kê từng nghiệp vụ xuất do vậy việc tính giá được tiến hành theo phương pháp tồn kho cuối kỳ. e. Phương pháp tồn kho cuối kỳ Giá thực tế Số lượng Đơn giá hàng tồn kho = hàng tồn kho * hàng tồn kho tồn cuối kỳ tồn kho cuối kỳ nhập lần cuối Giá thực tế Giá thực tế của Giá thực tế của Giá thực tế của hàng tồn kho = hàng tồn kho + hàng tồn kho - hàng tồn kho xuất kho tồn đầu kỳ từng kỳ tồn cuối kỳ Trên đây chính là các công thức dùng để đinh giá hàng tồn kho xuất trong kỳ theo phương pháp tồn kho cuối kỳ. Phương pháp này thích hợp đối với các doanh nghiệp tổ chức hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, công việc tính toán khá đơn giản song lại phụ thuộc vào giá nhập hàng tồn kho lần cuối do đó kết quả thu ddược có tính chính xác không cao. f. Phương pháp giá hạch toán Đây là phương pháp sử dụng giá hạch toán do doanh nghiệp đặt là điều kiện để tính giá thực tế hàng tồn kho xuất kho và tôn cuối kỳ. Trước khi định giá hàng tồn kho thì chúng ta phải xác định hệ số giá. Trị giá hàng tồn kho nhập cộng tồn theo giá thực tế Hệ số giá = Trị giá hàng tồn kho nhập cộng tồn theo giá hạch toán Sau đó ta sẽ phải lập bảng kê tính giá theo mẫu sau : Bảng kê tính giá hàng tồn kho Chỉ tiêu Hạch toán Thực tế I Tồn đầu kỳ II. Nhập trong kỳ III. Cộng dồn VI. Hệ số giá V. Xuât kho VI. Tồn kho cuối kỳ Phương pháp này đơn giản nhưng công việc tính giá phải dồn vào cuối kỳ kế toán ảnh hưởng tới công việc quyết toán. Thực hiện phương pháp này phải kết hợp chặt chẽ với hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp hàng tồn kho. Tóm lại, tuỳ theo điều kiệm cụ thể của mỗi doanh nghiệp : điều kiện về ngành nghề kinh doanh, trình độ kế toán, các loại hàng tồn kho mà doanh nghiệp áp dụng các phương pháp tính giá khác nhau. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau mà điều này sẽ được trình bày trong phần III. Phần III. Nhận xét và kiến nghị I Đánh giá hàng tồn kho nhập kho Trị giá hàng tồn kho được đánh giá dựa trên những chi phí liên quan trực tiếp đến giá trị hàng tồn kho. Hiện nay đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ giá trị hàng tồn kho mua vào là giá không bao gồm thuế GTGT nên đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, giá trị hàng tồn kho là tổng giá thanh toán. Cách hạch toán trong đó thuế được khấu trừ tách riêng giúp kế toán phản ánh chính xác trị gía hàng tồn kho nhập kho. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp thì khoản thuế được tính vào giá trị hàng tồn kho mua vào coi như là một khoản chi phí ( tương tự thuế xuất nhập khẩu ). Đây là điều phù hợp với chuẩn mực kế toán hàng tồn kho, cái mà quy định giá gốc của hàng tồn kho bao gồm các thuế khác nhưng không bao giờ là các khoản thuế mà doanh nghiệp phải hoàn lại. Hiện nay tính thuế GTGT theo phưong pháp khấu trừ là một cải tiến mới trong chế độ hiện hành giúp cho việc không bị đánh trùng thuế (hạn chế của thuế doanh thu ). Trong trường hợp hàng tồn kho được khấu trừ thuế đầu ra thì doanh nghiệp không phải nộp thuế thậm chí còn được hoàn thuế. Nhung đây cũng là khe hở của luật thuế này, nếu không có sự quản lý chặt chẽ của cơ quan thuế thì một số doanh nghiệp sẽ lợi dụng và trốn thuế. II. Đánh giá hàng tồn kho xuất kho trong doanh nghiệp Khi một thị trường ổn định, ít có biến động nhiều về giá thì dù ta có áp dụng các phương pháp tính giá hàng tồn kho khác nhau thì chúng đều cho một kết quả. Nhưng trong một thị trường có nhiều biến động về giá thì ta phải xem xét việc áp dụng phương pháp tính giá cho phù hợp nhưng phải đảm bảo được nguyên tắc tính giá hàng tồn kho, tuân theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho. Nhưng các văn bản này còn có nhiều hạn chế. Do đó cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể hướng dẫn phương pháp tính giá hàng tồn kho. Ngoài ra kế toán Việt Nam còn quy định hai phương pháp kế toán hàng tồn kho. Đó là phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ. Phương pháp kê khai thường xuyên cho ta thấy tình hình nhập xuất tồn một cách liên tục. Còn phương pháp kiểm kê định kỳ phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ sau đó mới xác định hàng tồn kho xuát dùng. Hai phương pháp này mang tính quyết định đối với việc sử dụng phương pháp tính giá hàng tồn kho. Các phương pháp tính giá phù hợp với phương pháp kiểm kê định kỳ như : phương pháp tính giá bìng quân cả kỳ dự trữ, phương pháp giá đích danh, phương pháp hệ số. Các phương pháp tính giá phù hợp phương pháp kê khai thường xuyên như LIFO, FIFO, phương pháp giá bình quân sau mỗi lần nhập. 1. Phương pháp bình quân Đây là phương pháp được xác định dựa trên cơ sở bình quân hoá giá trị của tất cả các loại hàng tồn kho, khi so sánh hai kỳ với nhau ta chỉ thấy xu hướng giá tăng, giảm, không đổi mà không thấy được mức độ tăng giảm giữa các lần nhập xuất. Trong thị trường có biến động về giá cả thì mức độ cân bằng này là ít và mức độ chính xác tương đối cao. Khi sử dụng phương pháp giá bình quân cuối kỳ trước nếu giá thị trường tăng thì chi phí để có được các loại hàng tồn kho sẽ thấp đi so với thực tế và ngược lại sẽ giảm so với giá thực tế nếu giá cả thị trường giảm. Kết quả là sự biến động giá nằm trong giá hàng tồn kho cuối kỳ. Đây là phương pháp tính giá có nhiều hạn chế trong việc tính giá hàng tồn kho cho nên cần hạn chế sử dụng bởi vì tính hợp lý của nó không cao. Phương pháp tính giá bình quân cả kỳ dự trữ dễ được áp dụng do nó có nhiều ưu điểm và rất phù hợp với các doanh nghiệp có ít và ít biến động về hàng tồn kho. Trong điều kiện thực tế nếu giá cả của thị trường tương đối ổn định thì các doanh nghiệp nên sử dụng phương pháp tính giá này để tính giá các loại hàng tồn kho. Phương pháp tính giá theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập có độ chính xác cao và phản ánh đúng hơn gía trị hàng tồn kho cuối kỳ. Nhưng khi thực hiện phương pháp tính giá này nó đòi hỏi kế toán phải có trình độ và năng lực phù hợp để có thể áp dụng được phương pháp tính giá này. Bởi vì nó quá phức tạp và đòi hỏi số liệu cập nhật và đầy đủ. Do vậy chúng ta thấy rằng các phương pháp tính giá bình quân có ý nghĩa về mặt thực tế hơn là lý thuyết. Nó phản ánh chính xác và tương đối dễ áp dụng trong các doanh nghiệp sử dụng kế toán máy. 2. Phương pháp giá thực tế đích danh Đây là phương pháp phản ánh giá trị của hàng tồn kho trong quan hệ với chất lượng của chúng. Khi chất lượng thay đổi thì dẫn đến sự thay đổi định mức tiêu hao và chi phí cho hàng tồn kho. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 về hàng tồn kho thì đây là phương pháp tính giá được ưu tiên nhất cho việc tính giá hàng tồn kho. Chúng ta cần quan tâm rằng: Đây là phương pháp được tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp của hạch toán kế toán: Chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế của nó. Trong điều kiện phải đi thuê kho bẵi hoặc thiếu thì chi phí cho việc dự trữ hàng tồn kho sẽ vượt khỏi lợi ích của nó mang lại. Cho nên chúng ta cần xem xét các điều kiện vật chất của doanh nghiệp, khả năng tài chính hay lợi ích của hàng tồn kho đó mang lại thì áp dụng phương pháp tính giá này được phù hợp hay không? 3. Phương pháp nhập trước xuất trước (Fifo) Trong một thị trường ổn định và có ít biến động về gía cả: giữa việc áp dụng giá thực tế và phương pháp tính giá này thì mức chênh lệch là không đáng kể. Khi giá cả thị trường tăng giảm kéo theo sự thay đổi về chi phí của doanh nghiệp. Khi giá tăng thì phương pháp này sẽ làm cho doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận (Lợi nhuận ghi trên sổ sách) hơn so với việc áp dụng các phương pháp tính giá khác, do giá vốn bao gồm: giá trị hàng tồn kho đầu vào (nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá đầu vào, thành phẩm) từ trước với giá thấp hơn. Ngoài ra, nó gần với phương pháp tính gía giá thực tế đích danh. Do vậy nó sẽ phản ánh chinh xác giá trị hàng tồn kho. 4. Phương pháp nhập sau xuất trước (lifo) Phương pháp này làm cho những khoản doanh thu hiện tại phù hợp với chi phí cho các loại hàng tồn kho. Trong điều kiện giá cả thị trường có xu hướng tăng thì chi phí cho các loại hàng tồn kho đó cũng tăng do đó làm cho lợi nhuận giảm cho nên việc làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp ắt sẽ xảy ra. Nhưng chi phí quản lý hàng tồn kho cuối kỳ cao thì phải mua thêm các loại hàng tồn kho đầu vào ở thời điểm hiện tại nhằm để tính vào giá vốn và giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phản ánh thấp hơn so với giá thực tế. Trong điều kiện hiện tại ở Việt Nam: khung pháp lý về kế toán, kiểm toán chưa được hoàn thiện, nền kinh tế của chúng ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển thì việc áp dụng phương pháp tính giá hàng tồn kho này được ưa thích hơn vì nó tạo ra lượng tiền lớn và khoản thuế phải nộp cho nhà nước thấp hơn. Cho nên các cơ quan có thẩm quyền cần xem xét và đề ra các thông tư hướng dẫn thi hành hợp lý và nhất quán cho việc áp dụng phương pháp tính giá này. Nhưng chúng ta cũng thấy rằng phương pháp này sẽ làm cho sự thiếu cập nhật về thông tin (thông tin lạc hậu). Đây chính là nhược điểm của phương pháp tính giá này. Do đó các doanh nghiệp cần xem xét đến các lợi ích và hạn chế của nó đem lại cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên lựa chọn phương pháp này nếu có bằng chứng xác thực về luồng nhập xuất hàng tồn kho. 5. Các phương pháp khác (Phương pháp giá tồn kho cuối kỳ, phương pháp giá hạch toán) Phương pháp giá hạch toán giảm bớt khối lượng công việc hàng ngày cho kế toán mặc dù giá thực tế hàng tồn kho có biến động hay không. Khi chọn giá hạch toán ngang bằng với giá hàng tồn kho tồn đầu kỳ thì phương pháp này cho kết quả bằng phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ. Do vậy, nó không đảm bảo được tính chính xác cao mà phải phụ thuộc vào giá hạch toán. Phương pháp giá tồn kho cuối kỳ được áp dụng tương đối dễ dàng cho việc hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Khi có nhiều loại hàng tồn kho, giá trị thấp thì doanh nghiệp nên sử dụng phương pháp này trong điều kiện doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ cho việc hạch toán hàng tồn kho. Trong điều kiện thực tế bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều quan tâm đến lơị ích kinh tế của mình, do vậy việc quyết định lựa chọn phương pháp tính giá hàng tồn kho không căn cứ vào tính phù hợp của các phương pháp tính giá và điều kiện của doanh nghiệp. Cụ thể, về mặt lý thuyết theo phương pháp giá thực tế đích danh thì điều kiện là quản lý hàng tồn kho trong kho theo từng thứ riêng rẽ, tách biệt nhưng thực tế doanh nghiệp không đảm bảo như vậy mà vẫn áp dụng phương pháp này. Ta thấy rằng phương pháp nhập trước xuất trước thì phải tuân theo nguyên tắc lô hàng nào nhập trước thì xuất trước nhưng doanh nghiệp đã không phân biệt các lô hàng tồn kho, không làm đúng luồng nhập xuất hàng tồn kho mà vẫn áp dụng phương pháp tính giấ đó. Các phương pháp tính giá hàng tồn kho được sử dụng một cách linh hoạt để đạt được các mục tiêu khác nhau. Đây là điều kiện tạo ra các thông tin sai lệch trong kế toán hàng tồn kho. Thực chất, khi áp dụng các phương pháp này là đúng với quá trình kinh doanh có khi bị lỗ nhưng để che đậy tình trạng yếu kém về tài chính của doanh nghiệp thì lại áp dụng phương pháp tính giá hàng tồn kho khác để tạo ra lãi ảo. Chẳng hạn để tạo ra mức lợi nhuận lớn nhất thì doanh nghiệp áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước hay để trốn thuế, doanh nghiệp áp dụng phương pháp nhập sau xuất trước. Dù doanh nghiệp sử dụng phương pháp nào thì đều ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính làm cho các thông tin trên báo cáo tài chính bị sai lệch. Để tổng hợp tài sản và xác định lợi nhuận thì kế toán phải thay đổi tất cả các đối tượng thành một thước đo duy nhất là giá trị (thước đo tiền tệ). Và điều khó khăn duy nhất mà kế toán phải đạt được là xác định phương pháp đánh giá đúng để quy đổi ra chỉ tiêu giá trị cho các đối tượng kế toán. Cụ thể là do trở ngại của các phương pháp tính giá nhập xuất hàng tồn kho nói trên. Theo các văn bản pháp quy về tính giá hàng tồn kho do Bộ tài chính ban hành thì phương pháp tính giá hàng tồn kho nhập xuất phải được áp dụng thống nhất trong cả niên độ kế toán và giữa các niên đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK1186.doc
Tài liệu liên quan