Hạn ngạch nhập khẩu – Một biện pháp quản lý nhập khẩu liệu có còn phù hợp?

 

Nội dung Trang

 

Phần I- Tổng quan

1. Khái niệm chung về hạn ngạch nhập khẩu 1

2. Tác động tích cực của hạn ngạch nhập khẩu 1

3. Tác động tiêu cực của hạn ngạch nhập khẩu 1

4. Xu hướng áp dụng hạn ngạch nhập khẩu 2

 

Phần II- Thực trạng áp dụng hạn ngạch nhập khẩu trên thế giới và ở Việt Nam

I- Tình hình áp dụng hạn ngạch nhập khẩu trên thế giới

1. Quy định của WTO về hạn ngạch nhập khẩu 3

2. Thực tế áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu của EU 3

3. Thực tế áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ 4

3.1- Hạn ngạch thuế quan 4

3.2- Hạn ngạch tuyệt đối 5

4. Thực tế áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu của Nhật Bản 6

II- Hạn ngạch nhập khẩu ở Việt Nam

1. Tình hình chung 8

2. Đánh giá những tác động của biện pháp quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch trong một số ngành ở Việt Nam và khả năng cắt giảm 8

2.1- Ngành mía đường 9

2.2- Ngành thép và xi măng 9

3. Kết luận 9

 

Phần III- Kiến nghị các biện pháp quản lý nhập khẩu thay thế hạn ngạch nhập khẩu mà Việt Nam nên áp dụng

1. Quan điểm chung về việc sử dụng các NTM 10

2. Đề xuất cải cách biện pháp quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch và các biện pháp thay thế 11

2.1- Cải cách các biện pháp quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch 11

2.2- Đề xuất một số NTM mới 12

Tài liệu tham khảo 13

 

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 13127 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hạn ngạch nhập khẩu – Một biện pháp quản lý nhập khẩu liệu có còn phù hợp?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị cấm sử dụng bởi 2 lý do chủ yếu sau: Một là, các biện pháp định lượng (hạn ngạch nhập khẩu) nói riêng và các biện pháp phi thuế quan nói chung không thể hiện tính minh bạch như thuế quan do tính pháp lý không cao bằng thuế và thời gian quy định thông thường chỉ trong vòng 1 năm. Hai là, hạn ngạch và các biện pháp hạn chế định lượng dễ biến tướng hơn thuế quan. Nhiều khi chỉ cần thay đổi tên gọi nhưng thực chất bên trong của nó vẫn chỉ là hạn ngạch (VD : Các biện pháp quản lý theo kế hoạch định lượng, quản lý theo cơ quan chuyên ngành, …). Tuy nhiên, tại điều XVIII – GATT/1994, WTO vẫn cho phép được sử dụng hạn ngạch trong những trường hợp đặc biệt như: Áp dụng hạn ngạch nhằm hạn chế tạm thời, ngăn ngừa, khắc phục sự khan hiếm trầm trọng về lương thực, thực phẩm hay các sảm phẩm thiết yếu khác. Áp dụng hạn ngạch nhằm bảo vệ tình hình tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán của nước mình. Khi sự thâm hụt nghiêm trọng về dự trữ tiền tệ, hoặc có một số dự trữ quá ít, cần thiết phải nâng mức dự trữ lên một mức hợp lý. Các nước đang phát triển có thể áp dụng hạn chế số lượng trong chương trình trợ giúp của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển kinh tế, hoặc hạn chế để bảo vệ cho một số ngành công nghiệp. Ngoài ra còn được áp dụng trong các trường hợp như: bảo vệ đạo đức xã hội, bảo vệ sức khoẻ con người, bảo vệ động thực vật quý hiếm, xuất nhập khẩu vàng bạc, tài sản quốc gia liên quan đến văn hoá nghệ thuật, lịch sử, khảo cổ, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm. Khi sử dụng hạn ngạch, WTO yêu cầu các quốc gia thành viên phải thực hiện các điều kiện kèm theo như: Thực hiện biện pháp này phải kèm theo việc hạn chế sản xuất hay tiêu dùng trong nước. Cam kết không làm ảnh hưởng tới lợi ích của các nước thành viên khác, đồng thời phải dần dần nới lỏng biện pháp này khi kinh tế đã khôi phục, sau đó dỡ bỏ hoàn toàn nhằm thực hiện nguyên tắc chung của WTO. Do tính pháp lý không cao và thời gian thông thường chỉ một năm trở lại, nên khi tiến hành áp dụng hạn ngạch. Các quốc gia phải thông báo thời gian cụ thể và những thay đổi nếu có. 2. Thực tế áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu của EU Theo quan điểm của các nước EU, hạn ngạch nhập khẩu là sự hạn chế về số lượng hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu và được sử dụng để điều chỉnh nguồn cung. Biện pháp hạn ngạch đang được thay thế dần bằng các biện pháp thuế quan. EU sử dụng hạn ngạch chủ yếu đối với 2 mặt hàng chủ yếu là hàng dệt may và hàng nông sản. Đối với hàng dệt may, hạn ngạch phổ biến nhất ở EU là hạn ngạch vế số lượng, loại hạn ngạch này giảm xuống theo Điệp định Đa sợi (MFA) và gần đây là Hiệp định đối với hàng dệt may ATC/WTO. Theo hiệp định dệt may (ATC) mới này thì tất cả các quốc gia và WTO cam kết sẽ tiến hành huỷ bỏ dần hạn ngạch cho đến năm 2005 khi đó tất cả các hạn ngạch đối với hàng dệt may sẽ được hoàn toàn bãi bỏ. Đối với các sản phẩm nông nghiệp, như đã đề cập ở trên, hạn chế số lượng đã dần được EU thay thế bằng thuế quan. Đối với hàng nông sản, hiện nay EU sử dụng rào cản kỹ thuật và các biện pháp kiểm dịch là chủ yếu, chỉ có riêng mặt hàng gạo EU có áp dụng một số những hạn ngạch ưu đãi cho một số nước nhất định. Nhu cầu nhập khẩu gạo của EU không nhiều, mỗi năm nhập khẩu khoảng 150 ngàn tấn gạo và ngũ cốc từ các nước thành viên của WTO. Do phải thực hiện kết quả vòng đàm phán Urugoay, nên trong số đó EU dành 36 nghìn tấn miễn thuế, 20 nghìn tấn thuế suất 88 euro/tấn, 71 nghìn tấn thuế suất 28 euro/ tấn cho nước Mỹ, Australia, Thái Lan và Guanne. Mỗi năm EU chỉ dành khoảng 100 nghìn tấn cho mọi xuất xứ với mức thuế 28 euro/ tấn, còn lại đánh thuế suất rất cao khoảng 416 euro/ tấn đối với gạo nguyên hạt và 128 euro/ tấn đối với gạo rẫy. Việt Nam chỉ có thể tham gia xuất khẩu vào 100 nghìn tấn với mức thuế suất 128 euro/tấn nói trên. Do vậy ngoài các rào cản kỹ thuật và kiểm dịch, việc điều chỉnh hoạt động nhập khẩu hàng nông sản vào EU vẫn được thực hiện thông qua hệ thống thuế và giá khởi điểm. 3. Thực tiễn áp dụng hạn ngạch nhập khẩu ở Hoa Kỳ Hoa Kỳ là nước có nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh nhất trên thế giới, là một cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là một trong những thành viên sáng lập của GATT (WTO ngày nay). Mặc dù phần lớn các ngành sản xuất của Mỹ có tiềm năng rất lớn, hàng hoá của Mỹ cũng chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ hàng hoá của các nền kinh tế khác như EU, Nhật Bản hay Trung Quốc, v.v… Do đó Chính phủ Mỹ cũng sử dụng một số biện pháp để bảo vệ nền sản xuất trong nước cũng như nâng sức cạnh tranh của hàng hoá mình trên thị trường thế giới, ví dụ như biện pháp sử dụng hạn ngạch nhập khẩu. Phần lớn hạn ngạch nhập khẩu của Mỹ do Cục Hải quan của nước này quản lý. Hạn ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ được chia làm 2 loại chính: 3.1- Hạn ngạch thuế quan (Tarriff-rate quota) Hạn ngạch thuế quan quy định số lượng của mặt hàng đó được nhập vào với mức thuế giảm trong một thời gian nhất định. Không có hạn chế về số lượng nhập vào đối với mặt hàng này, nhưng số lượng nhiều trên mức quota cho thời gian đó sẽ bị đánh thuế nhập khẩu cao hơn nhiều thậm chí nhiều lần so với mức thuế trong hạn ngạch. Trong đa số các trường hợp thì các hàng hoá xuất khẩu của các nước thuộc khối XHCN (trước đây) không được hưởng ưu đãi của hạn ngạch theo mức thuế. Các mặt hàng chịu hạn ngạch thuế quan bao gồm: Sữa và kem không đặc hoặc không đường hay các chất ngọt khác, với lượng chất béo theo trọng lượng vượt quá 1% nhưng không quá 6%. Ethyl alcohol Olive Satsuma (mandarin) Cá ngừ Bông Lúa mỳ Một số mặt hàng thuộc các nước NAFTA (Mexico, Canada) Một số mặt hàng theo quy định của WTO Một số mặt hàng nông sản theo hiệp định Hoa Kỳ – Israel. 3.2- Hạn ngạch tuyệt đối (Absolute quota) Đây là hạn ngạch giới hạn về số lượng, tức là số lượng hàng hoá vượt quá hạn ngạch cho phép sẽ không được nhập vào Mỹ trong thời gian của hạn ngạch. Một số quota là áp dụng chung, còn một số thì chỉ áp dụng riêng đối với một số nước. Hàng nhập quá số lượng theo quota sẽ phải tái xuất hoặc lưu kho trong suốt thời hạn của quota, cho đến khi bắt đầu thời hạn quota mới. Các mặt hàng chịu hạn ngạch tuyệt đối là: Thức ăn gia súc có thành phần sữa hoặc các sản phẩm sữa; Sản phẩm thay thế bơ có chứa 45 % bơ béo theo HTS 2160.90.15 và bơ từ dầu ăn; Bơ pha trộn, trên 55.5% nhưng không quá 45% trọng lượng là bơ béo; Pho mát làm từ sữa chưa thanh trùng để thời gian chưa quá 9 tháng; Sữa khô theo HTS 9904.10.15; Sữa khô chứa 505% hoặc ít hơn trọng lượng là bơ béo; Chocolate crumb và các sản phẩm liên quan có chứa trên 505% trọng lượng là bơ béo; Chocolate crumb chứa 505% hoặc ít hơn trọng lượng bơ béo; Ethyl alcohol và các sản phẩm dùng chất này trong nhiên liệu nhập từ vùng Caribe và các vùng lãnh thổ phụ thuộc Hoa Kỳ theo HTS 9901.00.50; Thịt từ Australia và New Zealand; Sữa và kem dạng lỏng hay đông lạnh, tươi hoặc chua (từ New Zealand). Thủ tục hải quan thông thường áp dụng cho các hàng hoá khác cũng được áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu theo hạn ngạch. Mức thuế quan hạn ngạch thường được tính trên số lượng hàng hoá khác được nhập từ đầu kỳ áp dụng hạn ngạch cho đến khi người ta thấy là lượng hàng nhập đã chiếm gần hết hạn ngạch. Sau đó Giám đốc Hải quan quận sẽ được chỉ thị phải yêu cầu chó dặt cọc số tiền thuế tạm tính với mức thuế dành cho lượng hàng vượt quá hạn ngạch và phảo báo cáo thời gian nhập khẩu chính thức của mỗi lần nhập hàng. Sau đó sẽ có một thông báo cuối cùng về ngày giờ mà hạn ngạch nhập khẩu đã dùng hết và tất cả các Giám đốc Hải quan quận sẽ được thông báo về việc đó. Một số hạn ngạch tuyệt đối thường hết ngay sau khi bắt đầu thời hạn áp dụng hạn ngạch. Do đó, mỗi hạn ngạch thường được tuyên bố chính thức vào 12h trưa, hoặc vào các khoảng thời gian tương ứng ở các múi giờ khác nhau vào một ngày ấn định. Khi tổng số lượng hàng hoá nhập vào lúc bắt đầu thời hạn áp dụng hạn ngạch mà vượt quá hạn ngạch, thì hàng hoá sẽ được giải phóng theo cách tính thuế trên cơ sở theo tỉ lệ giữa tổng số hàng được nhập theo hạn ngạch và số lượng thực sự nhập khẩu. Điều này đảm bảo việc phân bổ hạn ngạch công bằng. Hàng hoá không được coi là nhập khẩu với mục đích xin ưu tiên theo hạn ngạch cho đến tận khi hồ sơ tóm tắt việc nhập khẩu hoặc đơn xin rút lui hàng ra khỏi kho ngoại quan để tiêu thụ được trình theo đúng thủ tục và hàng hoá đã nằm trong phạm vi cảng khẩu. 4. Thực tiễn áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu tại Nhật Bản Tại Nhật Bản, hạn ngạch nhập khẩu được tính toán trên cơ sở dự đoán nhu cầu về hàng hoá và khả năng sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. Vào đầu và giữa năm tài chính (từ tháng 4 năm trước đến tháng 4 năm tiếp theo), Bộ Công nghiệp và Ngoại thương (MITI) Nhật Bản phê chuẩn những mặt hàng nhập khẩu theo quy chế hạn ngạch được ghi rõ trong thông báo nhập khẩu. Trong thông báo nhập khẩu hàng năm của MITI có quy định rõ trình tự các bước để xin hạn ngạch cho một mặt hàng hay một nhóm mặt hàng. Khi nhập khẩu các mặt hàng có quy định hạn ngạch, nhà nhập khẩu phải xin được hạn ngạch nhập khẩu trước của MITI, thì mới xin được giấy phép của ngân hàng quản lý ngoại hối hay của các cơ quan quản lý khác. Ví dụ, vào năm 1995, ở Nhật Bản có 66 mặt hàng được quản lý bằng hạn ngạch nhập khẩu. Hạn ngạch nhập khẩu tại Nhật Bản được phân cho các nhà nhập khẩu theo một trong các chế độ sau: Chế độ theo dõi, thực hiện việc phân bổ hạn ngạch. Theo chế độ này, hạn ngạch được phân bổ cho nhà nhập khẩu căn cứ vào tỷ lệ hạn ngạch nhập khẩu của họ trong thời kỳ trước đó so với tổng trị giá hay khối lượng của hạn ngạch của nhóm hay một mặt hàng. Chế độ theo dõi thực hiện việc thông quan. Theo chế độ này, hạn ngạch được phân bổ căn cứ vào tổng số lượng hay trị giá hạn ngạch dự tính hoặc đã thực hiện của thời gian trước đó của nhà nhập khẩu. Chế độ thông báo chính thức. Theo chế độ này, các cơ quan nhà nước quy định trước cho nhà nhập khẩu các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch. Mức hạn ngạch được quy định trước này được ghi rõ trong các thông báo chính thức gửi cho các nhà nhập khẩu. Chế độ theo đơn đặt hàng. Hạn ngạch phân bổ căn cứ vào số lượng hay trị giá hàng đã được đặt mua bởi người tiêu dùng cuối cùng. Chế độ theo đầu doanh nghiệp. Theo chế độ này, số lượng hay trị giá hạn ngạch được phân bổ bình đẳng cho các nhà nhập khẩu. Chế độ này thường được dùng đi đôi với một trong hai chế độ theo dõi trên. Chế độ Olympic “ai xin trước cấp trước”. Hạn ngạch nhập khẩu được phân theo nguyên tắc “ai xin trước được cấp trước” cho đến khi đạt được một nửa số lượng hay trị giá cụ thể nào đó. Chế độ phân bổ hạn ngạch nhập khẩu này thường áp dụng cho các nhà nhập khẩu có tài liệu thông quan cho một mặt hàng cụ thể nào đó trong một thời gian nhất định trong quá khứ và nhà nhập khẩu này đã ký hợp đồng nhập khẩu mặt hàng đó. Chế độ đồng thuận của các quan chức về phân bổ hạn ngạch. Theo chế độ này, các quan chức của MITI và các bộ khác sẽ bàn bạc để quyết định hạn ngạch phân bổ cho các nhà nhập khẩu. II- Hạn ngạch nhập khẩu ở Việt Nam 1. Tình hình chung Những năm trước đây Việt Nam cũng đã sử dụng biện pháp hạn ngạch khá phổ biến đối với cả hàng xuất và hàng nhập khẩu. Nhưng sau năm 1995, bắt đầu chuyển sang biện pháp chỉ quản lý hàng nhập. Từ năm 2001, theo Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ, thì biện pháp mang tên là “hạn ngạch” coi như không còn. Tuy nhiên trên thực tế những biện pháp tương đương hạn ngạch vẫn được sử dụng đối với một số mặt hàng nhập khẩu. Một số biện pháp tương đương hạn ngạch Năm Tên gọi Danh mục mặt hàng 1996 Các mặt hàng có liên quan đến các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân. Xăng dầu Phân bón Xi măng Đường Thép xây dựng 1997 Các mặt hàng có liên quan đến các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân. Xăng dầu Phân bón Các vật tư, hàng hoá được đáp ứng chủ yếu bằng nguồn sản xuất trong nước. Xi măng Đường ăn Sắt, thép, phôi thép 1998 Hàng hoá, vật tư nhập khẩu có cân đối với sản xuất và nhu cầu trong nước Xăng dầu Phân bón Thép xây dựng các loại Xi măng các loại Giấy viết, giấy in các loại Kính xây dựng Đường tinh luyện, đường thô Rượu 1999 Hàng hoá nhập khẩu có điều kiện (giấy phép của Bộ Thương mại) Xăng dầu Phân bón Xe 2 bánh, 3 bánh gắn máy và linh kiện lắp ráp đồng bộ Ô tô du lịch dưới 15 chỗ Một số chủng loại thép Xi măng đen Đường tinh luyện, đường thô Giấy viết, giấy in các loại Kính xây dựng Rượu 2000 Hàng hoá nhập khẩu có giấy phép của Bộ Thương mại Gạch ceramic và granit có kích thước dưới 400x400mm Xi măng Poóclăng, clinker Kính màu, kính trắng phẳng có độ dày từ 1,5-12mm Giấy in báo, giấy viết không tráng Một số chủng loại thép xây dựng Dầu thực vật tinh chế dạng lỏng Đường tinh luyện, đường thô Xe 2 bánh, 3 bánh gắn máy và linh kiện lắp ráp đồng bộ, máy, khung xe Ô tô từ 16 chỗ ngồi chở xuống Hạn ngạch nhập khẩu Việt Nam đã áp dụng Mặt hàng Mức hạn chế số lượng áp dụng năm 1997 Mức hạn chế số lượng áp dụng từ 1999 Ô tô chở khách dưới 12 chỗ 3.000 chiếc Cấm nhập (áp dụng với ô tô dưới 16 chỗ ngồi từ năm 2000) Xe tải, xe khách loại khác 30.000 chiếc Giấy phép nhập khẩu Xe 2 bánh gắn máy nguyên chiếc và linh kiện lắp ráp xe 2 bánh gắn máy 350.000 chiếc Cấm nhập khẩu Các doanh nghiệp trong nước có đầu tư sản xuất, lắp ráp xe 2 bánh gắn máy dạng IKD, theo năng lực sản xuất phù hợp với giấy phép kinh doanh đã cấp Thép xây dựng 500.000 tấn Giấy phép nhập khẩu Phôi thép 900.000 tấn Giấy phép nhập khẩu Xi măng 500.000-700.000 tấn Chỉ áp dụng giấy phép nhập khẩu đối với xi măng đen. Clinke 1.100.000 tấn Giấy phép nhập khẩu Giấy in chất lượng cao, giấy carton, duplex 20.000 tấn Giấy phép nhập khẩu Đường 10.000 tấn đường RE cấm nhập các loại đường khác Giấy phép nhập khẩu 2. Đánh giá những tác động của biện pháp quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch trong một số ngành ở Việt Nam và khả năng cắt giảm 2.1- Ngành mía đường Ngành mía đường là một ngành có đặc thù là sử dụng nguyên liệu đầu vào của ngành nông nghiệp, thu hút khá nhiều lao động và có tầm quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp do đó cần có sự bảo hộ của Chính phủ. Việt Nam áp đặt hạn ngạch nhập khẩu đối với đường thô, đường trắng và đường tinh luyện. Năm 1998, Bộ Thương mại đã ra Thông tư số 01/1998/XNK quy định hạn ngạch nhập khẩu đường cho cả năm là 80.000 tấn, trong đó có 60.000 tấn đường thô và 20.000 tấn đường tinh. Việc nhập khẩu đường thô được phân bổ cho một số doanh nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định và các lô đường nhập khẩu phải đến Việt Nam trước ngày 30-08-1998 (trước mùa thu hoạch mía). Quy định này đã góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ quyền lợi cho người trồng mía, tránh tình trạng “được mùa nhưng rớt giá”. Việc nhập khẩu đường tinh chế do Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và chỉ được cho phép khi nhu câù trong nước tăng cao mà sản xuất chưa đáp ứng được. Các biện pháp hạn chế định lượng như trên đã tạo ra hàng rào bảo hộ cao cho ngành mía đường Việt Nam. Năm 1999, tỷ lệ bảo hộ của các biện pháp phi thuế quan đối với ngành mía đường là 24%, v.v… Đến nay, ngành mía đường Việt Nam đang dần khẳng định được chỗ đứng của mình, sản lượng hàng năm đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và bước đầu đã xuất khẩu (năm 2000 xuất khẩu khoảng 100.000 tấn, năm 2001 khoảng 120.000 tấn). Việt Nam đã có chương trình cải tạo giống mía nhằm tăng năng suất, giảm giá nguyên liệu, nâng cao sức cạnh tranh của đường mía. Trước tình hình đó, Chính phủ cũng đã có một số thay đổi về chính sách nhập khẩu mặt hàng này như áp dụng hạn ngạch thuế quan thay thế cho biện pháp cấm nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu để có thể tiếp tục bảo hộ ngành mía đường nhưng phù hợp với điều lệ và chính sách thương mại quốc tế. 2.2- Ngành thép và xi măng Nhà nước áp dụng hạn ngạch nhập khẩu từ năm 1996 và 1997 với một số loại thép xây dựng và xi măng đen. Nhờ việc Chính phủ áp đặt hạn ngạch nhập khẩu đối với một số sản phẩm thép, các cơ sở sản xuất thép kém chất lượng đã tranh thủ kiếm được ít lợi nhuận từ việc bán những sản phẩm thép chất lượng thấp này cho người tiêu dùng trong nước. Trên thực tế, tiềm năng phát triển của ngành thép là khá thấp cho nên câu hỏi đặt ra là liệu Chính phủ có nên dành cho ngành thép sự bảo hộ và những ưu đãi như vậy không khi mà nó có thể đi ngược lại với những quy định của WTO? Trong tương lai, Việt Nam nên dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu đối với mặt hàng thép xây dựng mà thay vào đó là sử dụng hạn ngạch thuế quan để bảo hộ hợp lý hơn. Biện pháp quản lý bằng hạn ngạch nhập khẩu mà chúng ta sử dụng trong một thời gian dài với mục đích chủ yếu là bảo hộ các nhà máy xi măng lò đứng (xi măng còn lẫn vôi nên không đạt tiêu chuẩn để sản xuất bê tông, giá bán lẻ cao so với giá thế giới, công suất thấp…), song trên thực tế các nhà máy sản xuất theo phương thức lò quay (xi măng sản xuất theo công nghệ hiện đại) cũng được hưởng lợi khá nhiều từ biện pháp này. Việc áp dụng các biện pháp này là trái với quy định của WTO nên ngày nay, Việt Nam đã dỡ bỏ gần hết việc sử sụng biện pháp này mà thay vào đó là áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với xi măng nhập khẩu. 3. Kết luận Nói tóm lại, với mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đang tiến tới xóa bỏ các biện pháp quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch vì tác động bảo hộ của nó không mang lại nhiều hiệu quả, hơn thế nữa nó còn vi phạm nguyên tắc bình đẳng trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới WTO. Biện pháp được chúng ta sử dụng thay thế hạn ngạch nhập khẩu là hạn ngạch thuế quan để có thể tiếp tục bảo hộ sản xuất trong nước nhưng được thế giới chấp nhận. PHẦN III- KIẾN NGHỊ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẬP KHẨU THAY THẾ HẠN NGẠCH NHẬP KHẨU MÀ VIỆT NAM NÊN ÁP DỤNG Từ lý thuyết đến thực tiễn đã chứng minh rằng “Hạn ngạch nhập khẩu”- một biện pháp quản lý nhập khẩu và bảo hộ sản xuất trong nước đã trở nên lạc hậu và không còn phù hợp với xu thế phát triển cũng như bối cảnh thương mại quốc tế ngày nay. Nói cách khác, trong quá trình hội nhập vào các tổ chức kinh tế quốc tế cũng như nền kinh tế thế giới, Việt Nam cần loại bỏ những biện pháp được coi là trái nguyên tắc của các tổ chức này, điển hình là biện pháp áp dụng hạn ngạch nhập khẩu. Đây là một biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước và có tính không minh bạch rõ ràng gây ảnh hưởng xấu đến thương mại cũng như khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Vì vậy, chúng ta cần loại bỏ biện pháp này, thay vào đó ta nên sử dụng các biện pháp phi thuế quan mới phù hợp với thông lệ quốc tế mà vẫn có tác động bảo hộ tích cực hơn phù hợp với thông lệ quốc tế. Sau đây là một số đề xuất về các biện pháp phi thuế quan (NTM) Việt Nam nên sử dụng để bảo hộ. 1. Quan điểm chung về việc sử dụng các NTM a) Sử dụng các biện pháp phi thuế quan phải phù hợp với thực trạng kinh tế xã hội trong nước và hội nhập quốc tế. Cơ sở chính để hoạch định chính sách thương mại của mỗi nước dựa trên những yếu tố như: kinh tế ổn định hay không ổn định, đang phát triển hay chậm phát triển, điều kiện chính trị, điều kiện tự nhiên, trình độ nguồn nhân lực, v.v… Do đó mọi quy định về hạn chế nhập khẩu phi thuế đều phải xuất phát từ thực trạng kinh tế trong nước và mang những mục tiêu cụ thể nhất định như: khuyến khích phát triển những ngành có tiềm năng, bảo vệ quyền lợi của một số nhóm có lợi ích chung, hạn chế tiêu dùng một số loại hàng hoá… WTO và các tổ chức thương mại khác đều thừa nhận phương thức duy nhất để bảo hộ sản xuất là thuế quan, song cũng chấp nhận các ngoại lệ cho phép các thành viên được duy trì một số biện pháp phi thuế nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, môi trường sinh thái… Ngoài ra các tổ chức này cũng có những quy định linh hoạt để các thành viên đang và chậm phát triển duy trì các biện pháp phi thuế không phù hợp trong một thời gian nhất định. Điều đó cho thấy Việt Nam cần nắm vững và sử dụng linh hoạt các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước cho phù hợp với thông lệ quốc tế. b) Chỉ áp dụng NTM trong một số lĩnh vực có chọn lọc Việt Nam là một trong số các quốc gia kém phát triển, đang chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, do đó các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh còn mang nặng tư tưởng trông chờ ỷ lại. Tình trạng vận động hành lang, gây sức ép để được Nhà nước bảo hộ còn diễn ra khá phổ biến. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, chúng ta cần ràng buộc mức độ bảo hộ cả về quy mô và thời gian đối với các ngành, các doanh nghiệp. Việc xây dựng các NTM do đó xuất phát từ những nhận thức sau: Bảo hộ thông qua các NTM là một hình thức di chuyển nguồn lực, cải biến cơ cấu kinh tế Áp dụng các NTM nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hỗ trợ các lĩnh vực định hướng xuất khẩu. c) Các NTM cần nhất quán và rõ ràng Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc của các tổ chức kinh tế quốc tế, và Việt Nam với mong muốn được tham gia các tổ chức này chắc chắn sẽ phải tìm ra phương sách thích hợp để giản lược hoá các biện pháp phi thuế. Có một hệ thống các NTM rõ ràng sẽ có tác động tích cực trong quá trình Việt Nam xây dựng môi trường pháp lý ổn định và hấp dẫn. Các doanh nghiệp sẽ dễ dàng nhận ra lĩnh vực đầu tư có hiệu quả hơn trong một môi trường đầu tư có bảo đảm, từ đó đưa ra những quyết định đầu tư hợp lý và có hiệu quả. d) Loại bỏ một số NTM không phù hợp và áp dụng một số NTM mới Các NTM không phù hợp ở đây có thể chia thành hai loại: Một là, các NTM tồn tại ngoài mục tiêu chính sách bảo hộ của Nhà nước có thể kể tới như: thủ tục hải quan phức tạp, tham nhũng, sự yếu kém trong quản lý… Hai là, các NTM vi phạm những nguyên tắc chủ yếu của WTO, ASEAN, APEC như các biện pháp quản lý định lượng, các biện pháp quản lý giá… Việc loại bỏ các biện pháp này là bắt buộc. Mặc dù vậy, các nhà hoạch định cũng cần tạo ra các biện pháp thay thế để duy trì bảo hộ cho một số ngành kinh tế. Các biện pháp này nhất thiết phải là các biện pháp phù hợp với thông lệ quốc tế, và quan trọng phải là những biện pháp tinh vi và hiệu quả hơn các biện pháp cũ để tránh xảy ra tình trạng tranh chấp, xung đột thương mại với các quốc gia khác. 2. Đề xuất cải cách biện pháp quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch và áp dụng một số biện pháp thay thế 2.1- Cải cách các biện pháp quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch Việc áp dụng hạn ngạch là hết sức khó khăn trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập vào nền kinh tế quốc tế và khu vực. Trong thời gian gần đây, có xu hướng muốn thuế hoá các biện pháp hạn chế nhập khẩu nói chung và quản lý định lượng nói riêng. Do vậy, khả năng áp dụng là rất nhỏ (chỉ khi đàm phán được WTO chấp nhận). Sau năm 2000, Việt Nam đã hoàn toàn bỏ biện pháp quản lý bằng hạn ngạch. Ví dụ như: Việt Nam bắt đầu áp hạn ngạch nhập khẩu đối với 7 mặt hàng bao gồm sữa nguyên liệu chưa cô đặc, sữa nguyên liệu cô đặc, trứng gia cầm, ngô hạt, thuốc lá nguyên liệu, muối và bông từ năm 2003; nhưng kể từ ngày 1/4/2005, 3 mặt hàng ngô hạt, bông và sữa nguyên liệu được xoá bỏ hạn ngạch nhập khẩu. Quyết định xoá bỏ hạn ngạch nhập khẩu trên được xem như một động thái tích cực hướng tới đàm phán gia nhập WTO. Sữa và bông là những mặt hàng được các đối tác đàm phán như Mỹ, New Zealand rất quan tâm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Việt Nam mãi mãi không áp dụng biện pháp này nữa, mà trong một số trường hợp cá biệt như: cán cân thanh toán bị mất cân đối nghiêm trọng, môi trường sinh thái bị ô nhiễm và xâm phạm…. thì chúng ta vẫn có quyền áp dụng biện pháp này, vì đây là những trường hợp nằm trong ngoại lệ mà WTO cho phép. Do đó có thể cải cách biện pháp hạn ngạch theo hướng sau: Công bố công khai mức hạn ngạch và mức tăng trưởng là một tín hiệu rõ ràng để các doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc đưa ra các quyết định đầu tư cũng như tạo ra áp lực cạnh tranh tăng dần với họ. Mặt khác đây cũng là cách thông tin mang tính minh vạch, rõ ràng thông báo cho các quốc gia có quan hệ buôn bán với Việt Nam, tạo ra khả năng cạnh tranh công bằng. Đồng thời, trong khi vẫn duy trì một số hạn ngạch cần mở rộng việc đấu thầu hạn ngạch, cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được tham gia đấu thầu khi thoả mãn những tiêu chuẩn chung mang tính khách quan. Việc đấu thầu hạn ngạch sẽ làm tăng tính cạnh tranh, tăng thu ngân sách cũng như làm giảm tham nhũng hoặc lợi dụng quota của một số doanh nghiệp. 2.2- Đề xuất một số NTM mới a) Mở rộng phạm hàng vi mặt quản lý bằng hạn ngạch thuế quan *Nội dung: Hạn ngạch thuế quan thực ra là một biến tướng của biện pháp hạn chế định lượng theo đó cho phép duy trì mức thuế suất thấp đối với hàng nhập khẩu nằm trong phạm vi hạn ngạch và mức thuế suất cao hơn đối với hàng nhập khẩu nằm ngoài hạn ngạch. Có thể nói hạn ngạch thuế quan là một đặc trưng của thương mại nông sản. * Ý nghĩa: Hạn ngạch thuế quan có thể coi là biện pháp khá hiện đại bởi những lý do sau: Phù hợp với những quy định của WTO Bảo hộ tích cực nền kinh tế, bởi thông qua hạn ngạch thuế quan có thể hạn chế số lượng hàng hoá nhập khẩu song vẫn đảm bảo cung cầu của thị trường trong nước. Đây có thể coi là một biện pháp hạn chế nhập khẩu khá phù

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng áp dụng hạn ngạch nhập khẩu trên thế giới và ở việt nam.DOC
Tài liệu liên quan