LỜI NÓI ĐẦU 1
1-/ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. 1
2-/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. 2
3-/ NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 3
PHẦN I - HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ Ở
VIỆT NAM 4
1-/ NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ
TRÊN THỊ TRƯỜNG. 4
1.1-/ Nhà nước và vai trò điều tiết nền kinh tế. 4
1.2-/ Phân bón vô cơ- đối tượng quản lý và điều tiết lưu thông của nhà nước. 7
2-/ HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU TIẾT LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ
CỦA NỀN KINH TẾ. 12
2.1-/ Về Tổ chức cơ quan quản lý và điều tiết phân bón vô cơ 12
2.1-/ Về cung ứng phân bón vô cơ trong nước: 16
3-/ CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU TIẾT LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ CỦA NHÀ
NƯỚC Ở VIỆT NAM . 18
3.1-/ Chương trình có mục tiêu phát triển thương mại của nhà nước. 19
3.2-/ Một số công cụ, biện pháp chủ yếu được nhà nước sử dụng để quản lý và điều tiết lưu thông hàng hoá và phân bón vô cơ. 26
PHẦN II - HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC KINH DOANH PHÂN BÓN VÔ CƠ Ở
VIỆT NAM 48
1-/ CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP KINH DOANH PHÂN BÓN VÔ CƠ Ở VIỆT NAM. 48
1.1-/ Khái niệm Doanh nghiệp (DN): 48
1.2-/ Những yếu tố cấu thành DN: 49
1.3-/ Chức năng DN: 51
1.4-/ Các tiêu thức xác định loại hình doanh nghiệp kinh doanh phân bón vô cơ ở Việt nam . 53
2-/ HỆ THỐNG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH SẢN XUẤT PHÂN BÓN VÔ CƠ Ở
VIỆT NAM. 60
2.1-/ Nhà máy phân đạm Hà Bắc: 62
2.2-/ Nhà máy supe phốt phát Lâm Thao, nhà máy phân Lân Văn Điển: 63
2.3-/ Tình hình sản xuất phân NPK. 66
3-/ HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC KINH DOANH BUÔN BÁN PHÂN BÓN VÔ CƠ Ở VIỆT
NAM. 69
3.1-/ Hệ thống các tổ chức nhập khẩu và kinh doanh buôn bán lưu thông phân bón từ năm 1985 đến năm 1989: 69
3.2-/ Hệ thống các tổ chức nhập khẩu và kinh doanh buôn bán lưu thông phân bón từ 1990 đến nay: 72
PHẦN III - PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ KINH
DOANH PHÂN BÓN VÔ CƠ Ở VIỆT NAM 76
1-/ NHU CẦU PHÂN BÓN CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI. 76
2-/ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH PHÂN BÓN
VÔ CƠ Ở VIỆT NAM 78
2.1-/ Vấn đề tổ chức sản xuất phân bón trong nước. 78
2.2-/ Vấn đề nhập khẩu phân bón: 81
2.3-/ Vấn đề tổ chức thị trường phân bón trong nước. 83
2.4-/ Về quản lý nhà nước 84
3-/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
88 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hệ thống các tổ chức kinh doanh phân bón vô cơ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghị một số chính sách khuyến khích xuất khẩu; trong đó có vấn đề lập “ Quỹ thưởng xuất khẩu “ và xây dựng “ Quỹ bảo hiểm xuất khẩu” .
+ Quỹ thưởng xuất khẩu : Được sử dụng trong các trường hợp như: xuất được sản phẩm mới, mở được thị trường đối với sản phẩm xuất khẩu quan trọng; sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao; xuất khẩu được nhiều sản phẩm đang khó xuất.
+ Quỹ bảo hiểm xuất khẩu; được xây dựng và sử dụng nhằm ổn định sản xuất và xuất khẩu, nhất là những mặt hàng quan trọng có khối lượng xuất khẩu tương đôíi lớn (Gạo, cà phê, cao su....).
3.2.5. Các công cụ tài chính- tín dụng chủ yếu được nhà nước sử dụng điều tiết vĩ mô hoạt động thương mại, thị trường.
3.2.5.1. Tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái là quan hệ về sức mua giữa bản tệ (hay nội tệ ) so với các ngoại tệ khác, đặc biệt là các ngoại tệ có khả năng chuyển đổi tự do.
Tỷ giá hối đoái là loại giá cả quốc tế quan trọng nhất, chi phối những loại giá kế hoạch khác và tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội của quốc gia trực tiếp nhất là tới tỷ lệ lạm phát: đặc biệt xuất nhập khẩu là lĩnh vực chịu tác động trực tiếp và nhạy cảm nhất những biến động của tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế quan trong Thương mại quốc tế, một công cụ để đo lường giá trị tương đối giữa các ngoại tệ và từ đó tác động như một công cụ trong cạnh tranh Thương mại giữa các nước, ảnh hưởng lớn đến giá cả, tơí hoạt động kinh tế- xã hội trong nước và với các nước khác. Một nền kinh tế càng mở ra bao nhiêu, qui mô và vị trí của nền kinh tế đó càng mở rộng và tăng trưởng trong phân công lao động quốc tế bao nhiêu thì vai trò của đồng tiền nước đó sức mua của nó với các đồng tiền khác trong thương mại quốc tế càng lớn bấy nhiêu; tác động tỷ giá của đồng tiền đó đối với thương mại và nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới cũng lớn bấy nhiêu.
Tỷ giá hối đoái là một công cụ quản lý vĩ mô hết sức lợi hại và cũng là công cụ lợi hại được sử dụng trong chiến tranh thương mại giữa các nước có đồng tiền mạnh. Vì vậy, Chính phủ các nước luôn quan tâm tìm cách điều chỉnh việc xác định tỷ giá trên thị trường hối đoái với ý đồ sử dụng nó làm công cụ để điều tiết những mặt cân đối lớn trong hoạt động kinh tế trong nước cũng như những mất cân đối trong kinh tế đối ngoại.
Trên thế giới, đã có sự khác nhau về chế độ xác định tỷ giá: chế độ tỷ giá linh hoạt, chế độ tỷ giá cố định Bretton Wods; từ sau năm 1997 đến nay hầu hết các nước đều áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý; sở dĩ các Chính phủ phải can thiệp vào thị trường để quản lý tỷ giá là vì; đề phòng kinh tế suy thoái và đề phòng lạm phát. Nêú để đồng tiền mất giá lớn, xuất khẩu sẽ tăng, nhập khẩu giảm, tạo nhiều việc làm trong nước nhưng nguy cơ lạm phát sẽ tăng lên, và ngược lại.
Là một loại giá cả quốc tế, cho nên tỷ giá hối đoái dùng để tính toán và thanh toán cho hàng hoá và dịch vụ xuất nhập khẩu (không dùng để định giá hàng xuất khẩu trong nước ). Tỷ giá hàng xuất khẩu là lượng tiền trong nước cần thiết để mua một lượng hàng hoá xuất khẩu tương đương với một đơn vị ngoại tệ. Tỷ giá hàng nhập khẩu là lượng tiền trong nước thì được khi bán một lượng hàng nhập khẩu có giá trị một đơn vị ngoại tệ.
Để nhận biết được sự tác động của tỷ giá hối đoái với các hoạt động của nền kinh tế nói chung, hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, các nhà kinh tế thường phân biệt tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế:
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa do ngân hàng nhà nước công bố hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa phải đi tới tỷ giá hôí đoái thực tế trên cơ sở chú ý đến sự thay đổi của giá cả quốc tế và chỉ số giá cả trong nước .
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x chỉ số giá cả quốc tế
Tỷ giá hối đoái thực tế =
Chỉ số giá cả trong nước
Tỷ giá hối đoái tthực tế có mục đích điều chỉnh tác động của mức lạm phát và được phản ánh những biến đổi thực tế của khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu hay nhập khẩu của một quốc gia.
Đối với Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến chính sách tỷ giá hối đoái, coi đây là một chính sách lớn trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại nói riêng (trước hết là ngoại thương ) và trong lĩnh vực kinh tế nói chung. Chính sách tỷ giá hối đoái của nhà nước bao gồm các biện pháp liên quan đến việc hình thành các quan hệ sức mua giữa đồng Việt Nam với sức mua, của các ngoại tệ khác, đặc biệt là các ngoại tệ mạnh.
Thời kỳ trước năm 1989, Nhà nước trực tiếp can thiệp vào việc xác định tỷ giá, thi hành chế độ tỷ giá cố định và đa tỷ giá. Từ năm 1989 đến nay. Nhà nước ta đã đổi mới đồng bộ chính sách ngoại hối và chính sách tỷ giá, tỷ giá được điều chỉnh thường xuyên gần sát với thị trường. Hiện nay, Nhà nước chủ trương tiếp tục áp dụng chế độ tỷ giá thả nối có quản lý là chế độ mà ở đây, trên nguyên tắc, việc hình thành tỷ giá do quan hệ Cung- cầu ngoại hối quyết định, nhưng không phải hoàn toàn mà trong những trường hợp cần thiết Chính phủ sẽ có những biện pháp can thiệp nhằm giữ vững ổn định sức mua của VNĐ.
Hiện nay nước ta đang có 2 loại quan điểm khác nhau về nhà nước điều tiết tỷ giá hối đoái: Loại quan điểm thứ nhất cho rằng: nước ta cần chuyển hắn sang thực hiện chế độ tỷ giá thả nối có điều điều tiết của nhà nước, mặt khác phải chủ động phá giá đồng Việt Nam để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, cải thiện giải quyết thâm hụt cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế.
Loại quan điển thứ 2: không đồng tình với quan điểm và mục tiêu phá giá Việt Nam đồng. Họ cho rằng phá giá không phải là con đường để giải quyết thâm hụt cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế. Tăng trưởng xuất khẩu 25- 30% thời gian qua không phải do vấn đề tỷ giá, biến động của tỷ giá, biến động của tỷ giá không đi kèm với tăng trưởng xuất khẩu; phá giá không đi kèm với cải tiến sự thâm hụt ngoại thương và cán cân thanh toán quốc tế.
Theo chúng tôi cho rằng, cách đánh giá của loại quan điểm thứ 2 phù hợp với tình hình kinh tế nước ta hơn, nhất là khi môi trường kinh tế vĩ mô chưa ổn định, nên rất nhạy cảm. Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá như nước thì nhập siêu là hiện tượng bình thường , thậm chí là cần thiết để nhanh chóng tiếp cận được kỹ thuật, công nghệ tiến của thế giới. Không nên chỉ căn cứ vào cán cân ngoại thương để phán xét tỷ giá cao hay thấp, phù hợp hay không phù hợp. Hoạt động ngoại thương là kết quả của nhiều yếu tố (như thị trường, sức cạnh tranh của hàng hoá ) của nhiều chính sách, giải pháp, công cụ chứ không phải chỉ có công cụ Tỷ giá hối đoái. Sự sùng bái công cụ tỷ giá để từ đó đòi hỏi phải phá giá mà không chú đến các yểu tố như thị trường, chất lượng hàng hoá sẽ là cực đoan.
3.2.5.2.Lãi suất vay và lãi suất tiết kiệm:
Công cụ lãi suất có quan hệ khăng khít với tiết kiệm và đầu tư. Công cụ lãi suất có 2 mặt công phạt và nhạy cảm. Tăng lãi suất tiền gửi có lợi cho tiết kiệm nhưng lại bất lợi cho đầu tư và ngược lại.
Lý luận về lãi suất là một trong những nền tảng của học thuyết Keynes, ông cho rằng lãi suất do Cung- cầu về tiền tệ quyết định, lãi suất thực chất là giá cả phải trả cho số tiền đi vay. Keynes chủ trương phải hạ lãi suất thấp để khuyến khích các nhà đầu tư vay vốn để đẩy mạnh sản xuất. Muốn cho lãi suất thấp nhà nước phải nắm lấy Ngân hàng phát hành tiền để tăng cung ứng tiền tệ ra thị trường, nhà nước phải đem điều tiết khối lượng tiền tệ tín dụng để can thiệp vào đời sống kinh tế kích thích đầu tư và phát triển .
Kinh nghiệm sử dụng công cụ lãi suất của Chính phủ các nước có sự thành công trong phát triển kinh tế cho thấy, các nước áp dụng chính sách lãi suất không giống nhau: nhiều nước thực hiện chính sách tự do hoá lãi suất, các nước khác Chính phủ can thiệp mạnh vào khung lãi suất; có nước thực hiện vào chính sách lãi suất cao như (Đài Loan) có nước lại thực hiện chính sách lãi suất thấp như( Hàn Quốc ).
Việt Nam từ năm 1994- 1996 đã thi hành một chính sách lãi suất cao, từ năm 1996 đến nay hạ thấp dần mức lãi suất, đồng thới có sự can thệp mạnh mẽ của nhà nước, trong đó nhà nước ổn định sàn lãi suất tiền gửi, trần lãi suất tiền cho vay, tỷ lệ chênh lệch giữa lãi suất vay và lãi suất gửi. Nhìn chung mức lãi suất trung bình ở nước ta hiện nay vẫn cao hơn ở mức trung bình của thế giới.
Đối với lĩnh vực thương mại tuy lãi suất không tác đông mạnh như tỷ giá hối đoái nhưng cũng trực tiếp tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nói chung, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nói riêng. Hiện nay trong cơ cấu vốn lưu động của các doanh nghiệp thương mại, vốn vay của ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn (trung bình 30- 50%).
Hiện nay ở nước ta có 3 loại quan điểm về sưe dụng công cụ lãi suất:
Loại quan điểm thứ nhất cho rằng: nên hạ mức lãi suất cho ngang bằng với mức trung bình quốc tế.
Loại quan điểm thứ 2 cho rằng: cần thực hiện chính sách tự do hoá lãi suất để cho Cung- cầu thị trường tự thiết lập.
Loại quan điểm thứ 3 cho rằng: trong giai đoạn hiện nay vẫn cần có sự can thiệp có mức độ của nhà nước vào việc hình thành lãi suất và vẫn duy trì lãi suất tiền gửi ở mức cao hơn so với mức trung bình của thị trường tài chính quốc tế.
Theo cách nhìn nhận của chúng tôi thì quan điểm thứ 3 sát với thực tế hiện nay của nền kinh tế nước ta. Bởi le, một là: công cuộc CNH, HĐH không tránh khỏi việc tập trung nguồn lực vào những ngành mũi nhọn và những khu vực phát triển chiến lược, do vậy trong tình hình nguồn vốn trong nền kinh tế còn hạn hẹp thì việc sử dụng công cụ lãi suất một cách có chủ định là một điều cần thiết. Hai là, đồng tiền Việt Nam vừa mới trải qua cơn trao đảo dữ dội của thời kỳ lạm phát phi mã, mà tiếp theo là cuộc khủng hoảng taì chính- tiền tệ châu á, do vậy nó có cần có thêm thời gian 3-4 năm nữa để duy trì và khẳng định uy tín và sức mạnh của mình. Việc hạ thấp giá của đồng Việt Nam vào thời điểm hiện nay dễ dẫn đến hiện tượng “chạy trốn ” đồng Việt Nam và “săn lùng” ngoại tệ mạnh.
3.2.5.3. Công cụ thuế ( thuế sản xuất kinh doanh nội địa).
Thuế là một công cụ quan trọng để nhà nước huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Xét về lượng thì tỷ lệ thu từ thuế cho ngân sách nhà nước ở Việt Nam (trên 20% )là khá cao so với các nước cùng trình độ phát triển. Hệ thống thuế ở nước ta hiện nay đang tồn tại 3 nhược điểm lớn là tỷ suất thuế cao, diện thu thuế hẹp, chưa tạo ra một luật chơi chung và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Vì thế trong thời gian tới Việt Nam cần cải cách căn bản hệ thống thuế theo hướng giảm tỷ suất thuế, mở rộng diện thu thuế và tạo ra một “luật chơi chung “ bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, phù hợp với hệ thống thuế của thế giới.(Hiện nay còn khá nhiều nguồn thu lại bỏ qua như thu thuế và phí từ thị trường đất đai, bất động sản, thu nhập cá nhân... Đồng thời tỷ suất thuế doanh thu, thuế lợi tức cao như hiện nay có nguy cơ làm triệt tiêu động lực của các nhà sản xuất kinh doanh chân thực, giảm sức cạnh tranh của hàng nội).
3.2.6. Công cụ giá cả và cơ chế định giá:
Giá cả là một phạm trù kinh tế khách quan ra đời và phát triển gắn liền với kinh tế hàng hoá và là phạm trù trọng yếu của kinh tế thị trường. Trong kinh tế thị trường giá cả chính là “bàn tay vô hình” điều tiết quá trình tái sản xuất xã hội. Theo học thuyết Mác -LêNin: giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá sản xuất ra và mua bán trên thị trường. Như vậy, giá trị là bản chất kinh tế của giá cả còn giá cả là hình thức của biểu hiện của giá trị. Giá cả thị trường của hàng hoá do giá trị của hàng hoá đó quyết định , song biểu hiện của nó lại thông qua quan hệ Cung- cầu và đó chính là giá trị thị trường của hàng hoá.
Giá cả biểu hiện giá trị của hàng hoá thông qua hình thức tiền tệ nên giá cả và tiền tệ có mối quan hệ hữu cơ tác động lẫn nhau.
Là một phạm trù kinh tế tổng hợp giá cả luôn biểu hiện và chịu tác động của các mối quan hệ kinh tế xã hội. Đây là mối quan hệ biến chứng có tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy trong nền kinh tế thị trường, nhà nước cần thông qua cơ chế, chính sách giá cả đêù thực hiệ vai trò quản lý vĩ mô, điều khiển các mối quan hệ lớn của nền kinh tế xã hội .
ở Việt Nam, cùng với quá trình đổi mới kinh tế, từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường. Đảng và nhà nước ta đã từng bước đổi mới cơ chế hình thành giá theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, sử dụng công cụ giá để điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường. Từ sau năm 1989, nước ta đã căn bản xoá bỏ cơ chế nhà nước trực tiếp qui định hầu hết các mức giá trong nền kinh tế quốc dân, ổn định giá kế hoạch cứng nhắc và lấy giá trị trong nước làm cơ sở định giá sang thực hiện cơ chế một giá- giá thị trường, điều chỉnh dần hệ thống giá trong nước lên ngang mặt bằng giá quốc tế.
Nghị quyết đại hội VII của Đảng ta đã xác định chủ trương, kiên trì vận động cơ chế thị trường đối với giá hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tỷ giá hối đoái, lãi suất tín dụng....
Nghị quyết hội nghị BCHTW lần thứ 2 khoá VII của Đảng ta đã cụ thể hoá và nhấn mạnh. Tiếp tục tính đủ, tính đúng theo thời giá TSCĐ và các vật ...chi do nhà nước kiểm soát giá, giá đất, giá nhà ở, điện nước đồng bộ với cải cách tiền lương. Nhà nước kiểm soát trực tiếp giá cả một số sản phẩm độc quyền nhưng không thoát ly mặt bằng giá thị trường. Thực hiện giá bảo hộ sản xuất đối với một số nông sản và hàng xuất khẩu khi giá thị trường xuống thấp .... thực hiện chế độ đăng ký giá niêm yết giá đối với một số vật tư, hàng hoá quan trọng và trên các thị trường chính, từng bước nâng cao văn minh thương nghiệp.
Thực hiện các chủ trương, quan điểm của Đảng về cơ chế, chính sách giá cả, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành quyết định số 137HĐBT ngày 27/4/1992 về quản lý giá cả, thị trường, đồng thời quy định nội dung quản lý nhà nước thông qua hai hình thức chủ yếu. Một là, can thiệp gián tiếp bằng các biện pháp quản lý vĩ mô ngoài công cụ giá cả như điều hoà Cung- cầu hàng hoá, Tỷ giá hối đoái, chính sách thuế, chính sách tiền tệ, chính sách bảo hộ sản xuất và tiêu dùng thông qua cơ chế giá hộ bình ổn giá cả thị trường xã hội, hướng sự hình thành, vận động của giá cả thì hướng theo định hướng mục tiêu kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước.Hai là, can thiệp trực tiếp thông qua các hình thức sau:
Định giá chuẩn hoặc giá giới hạn một số vật tư quan trọng độc quyền như: điện, xăng dầu, phân bón, sắt thép, xi măng, cước điện thoại, điện báo. Giá do nhà nước định cũng được chỉ đạo hàng loạt, sát với giá thị trường.
Đăng ký giá: để hạn chế lượi dụng độc quyền, đầu cơ nâng giá, hạ giá gây rối loạn thị trường làm tổn hại lợi ích của nhà nước và người tiêu thụ, các doanh nghiệp kinh doanh một số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu, có khối lượng lớn chi phối thị trường thì phải đăng ký giá. Nhà nước kiểm soát các yếu tố hình thành giá và định mức tồn kho các hàng hoá khi có dấu hiệu đột biến giá.
Hiệp thương giá: trong trường hợp các doanh nghiệp lợi dụng thế độc quyền để tăng giá, hạ giá gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác thì cơ quan quản lý nhà nước về giá cần tổ chức hiệp thương giá để xác định mức giá hợp lý để bảo vệ lợi ích người sản xuất và tiêu dùng.
Niêm yết giá: Các doanh nghiệp phải niêm yết giá hàng hoá , dịch vụ khác thì khuyến khích doanh nghiệp doanh nghiệp niêm yết giá.
-Nhà nước kiểm soát chi phí sản xuất, lưu thông của các doanh nghiệp đối với những hàng hoá , dịch vụ thiết yếu quan trọng ; thực hiện kiểm tra thanh tra Nhà nước về giá cả.
- Thực hiện từ năm 1990 đến nay, Nhà nước đã sử dụng công cụ giá cả để can thiệp điều tiết vĩ mô các hoạt động thị trường, thị trường, các mặt hàng thiết yếu quan trọng. nhằm ổn định giá cả thị trường bảo hộ sản xuất và tiêu dùng, nâng dần sát mặt bằng giá thị trường thế giới. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc sử dụng công cụ giá cả để can thiệp điều tiết vĩ mô các mặt hàng thiết yếu của Nhà nước hiêụ quả chưa cao, thậm chí còn phản tác dụng.
3.2.7. Quỹ bình ổn giá.
Ngày 12/4/1993. Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 151/TTG về hình thành, sử dụng và quản lý quĩ bình ổn giá. Quỹ bình ổn giá là một trong những biện pháp kinh tế quan trọng để Nhà nước chủ động chi phối Cung- cầu, điều hoà thị trường, ổn định giá cả hàng hoá góp phần ổn định ngân sách. Quỹ bình ổn giá của Chính phủ trong ngân sách nhà nước để sử dụng cho mục đích bình ổn giá. Bình ổn giá Trong cơ chế thị trường là nhà nước thực hiện việc tác động vào giá thị trường bằng những biện pháp kinh tế thích hợp trong đó có quỹ bình ổn giá. Làm cho giá cả hàng hoá vận động từ chỗ quá thấp hoặc quá cao trở về mức gía của mặt bằng chung mà xã hội chấp nhận. Quỹ bình ổn giá là một giải pháp quan trọng, nó có nội dung quan hệ thị trường để giải quyết chính vấn đề của thị trường. Có quỹ bình ổn giá, Nhà nước ta tạo một lực lượng vật chất để chủ động chi phối Cung- cầu, điều hoà thị trường, bình ổn giá cả hàng hoá.
Từ năm 1994 đến nay, Chính phủ đã chi hỗ trợ cho việc ổn định giá một số sản phẩm trọng yếu và đòi hỏi cấp bách trong đó có chi hỗ trợ mua dự trữ phân bón đã thu được một số kết quả nhưng cũng tồn tại nhiều vấn đề bất cập.
Tóm lại, việc hình thành và sử dụng quy mô bình ổn giá giá nhằm mục đích: giữ giá cả các mặt hàng chủ yếu cho sản xuất và đời sống được ổn định, góp phần kiềm chế lạm phát tạo môi tường kinh tế an toàn, cho các chủ thể sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội .
3.2.8 Dự trữ quốc gia
Nhà nước sử dụng hệ thống dự trữ quốc gia để can thiệp vào thị trường. Dự trữ quốc gia là dự trữ những sản phẩm thiết yếu, quan trọng và dự trữ vàng, ngoại tệ mạnh . Dự trữ quốc gia cùng với hệ thống kho đệm trong lưu thông là “quả đấm” mạnh có khả năng can thiệp có hiệu quả nhằm bảo đảm sự ổn định kinh tế xã hội và đời sống nhân dân. vấn đề quan trọng là những quy định cụ thể đối với hệ thống kho đệm . tính toán đúng đắn, huy động kịp thời Dự trữ quốc gia có ý nghĩa quan trọng khi có những biến động lớn trên thương trường.
Do công dụng của sản phẩm sản xuất, địa điểm và nơi hình thành mà người ta phân loại dự trữ hàng hoá ra 2 nhóm lớn: Dự trữ TLSX (hàng hoá công nghiệp) và dự trữ hàng tiêu dùng. Dự trữ TLSX bao gồm 4 loại:
-Dự trữ tiêu thụ: bao gồm dự trữ thành phẩm, dự trữ trên đường đi (dự trữ vận tải); dự trữ ở các kho trạm, cửa hàng của các doanh nghiệp thương mại.
-Dự trữ sản xuất: Dự trữ ở các kho của doanh nghiệp sản xuất, dự tữ ở các tổng kho của các liên hiệp, dự trữ ở các kho hàng của các doanh nghiệp thương mại.
-Dự trữ quốc gia
-Dự trữ ở tại khấu chế phẩm .
Về cơ cấu chủng loại, Dự trữ TLSX thường là các loại sản phẩm có công dụng kỹ thuật sản xuất như nguyên liệu, vật liệu, máy móc thiết bị, các bán thành phẩm, bào bì và vật liệu bao bì, dụng cụ đồ nghề... còn trong sản xuất nông nghiệp đối tượng của dự trữ là các loại giống cây trồng, thức ăn gia súc, các vật nuôi, phân bón ...
Nơi hình thành dự trữ TLSX chính là các doanh nghiệp các tổ chức thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất như doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng, giao thông vậ tải, bản điện thương mại ...v.v..
Từ một nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế hàng hoá với triết lý là “Nên bán cái thị trường cần hơn là cái mình có”, đã làm cơ cấu dự trữ chủ yếu tập trung ở khâu đã chuyển dần sang lĩnh vực lưu thông, đó là dự trữ thành phẩm và dự trữ cung tiêu. Dự trữ thành phẩm là kho tồn hình thành do các vật phẩm vật tư sản xuất từ các xí nghiệp để lắp ráp, sắp bộ, vận chuyển hoặc cung tiêu.Dự trữ cung tiêu là kho tồn hình thành do xí nghiệp cung cấp cho nhu cầu sản xuất của các xí nghiệp công nghiệp hoặc cung cấp cho thị trường.
Dự trữ lưu thông có thể dựa vào các tác dụng của nó mà chi thành: Dự trữ thường xuyên, Dự trữ bảo hiểm, Dự trữ theo thời vụ.
Trong điều kiện nền kinh tế kứ hoạch hoá tập trung, chúng ta thường quan niệm chức năng của dự trữ quốc gia là nhằm đảm bảo các nhu cầu của nền kinh tế quốc dân trong những trường hợp đặc biệt: Thiên tai, mất mùa và có chiến tranh ..v.v... Dự trữ quốc gia được sử dụng vào các mục đích khắc phục nhanh chóng những hậu quả của chúng. Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường với tư cách là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước, mở rộng và chủ động trong các quan hệ quốc tế làm cho nền kinh tế thế giới. Với chức năng là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, dự trữ quốc gia can thiệp để bình ổn tình hình kinh tế xã hội, tình hình thị trường, góp phần bảo hộ quyền lợi người sản xuất cũng như người têu dùng.
Cơ chế thị trường vận động theo các qui luật vốn có của nó nên sự can thiệp của nhà nước là đòi hỏi tất yếu để khắc phục những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường.
Dự trữ quốc gia tham gia vào việc bình ổn tình hình Cung- cầu trong những vật tư chiến lược, như xăng dầu, phân bón.
Trong điều kiện nền kinh tế mở với 2 xu hướng hướng cơ bản của thế giới là : tự do hoá kinh tế và dân chủ hoá (phi tập trung hoá ) kinh tế với nhiêu sắc thái và nhiều trình độ khác nhau nhằm phát huy động lực của cơ chế thị trường có sự can thiệp chủ quan của nhà nước vào sự phát triển khách quan của nền kinh tế, dự trữ quốc gia có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Đối vơí mỗi quốc gia, lực lượng dự trữ hùng mạnh sẽ cho pháp mở rộng và chủ động trong các quan hệ quốc tế bao gồm cả việc viện trợ khẩn cấp cho các nước khi cần thiết. ở nước ta, nếu không có khối lượng và cơ cấu mặt hàng dự trữ đầy đủ thì khó ứng phó kịp tình hình quốc tế hiện nay.
Trong thực tế quản lý dự trữ ở các nước, người ta thường sử dụng 2 chỉ tiêu cơ bản: Dự trữ tuyệt đối và dự trữ tương đối. Hai loại chỉ tiêu này được sử dụng cho tất cả các loại dự trữ trong nền kinh tế, dự trữ quốc gia cũng được quản lý theo các chỉ tiêu đó
-Dự trữ tuyết đối: Dah = D0d x Pbq ; Dac =Dah x G
Ddh Dqh
-Dự trữ tương đối: D0d = ; D0sf = x 100
Pbq M
Dbq
Kd = x100
Q
ở đây: Dah , D0sf: Dự trữ tuyết đối tương ứng với các đơn vị tính hiện vật và giá trị .
D0d ; D0sf : Dự trữ tương đối tương ứng số ngày và % so với tổng nhu cầu.
Dbq : Dự trữ bình quân tuyết đối.
Kd: Dung lượng dự trữ so với khối lượng sản xuất.
M, Pbq: khối lượng tiêu dùng vật tư hiện vật tương ứng kỳ kế hoạch và trong một ngày đêm.
G: Giá cả đơn vị hàng hoá vật tư.
Q: Khối lượng sản xuất sản phẩm hiện vật.
Trong công tác quản lý hàng tồn kho. Dự trữ (Storage) nhằm khắc phục và hạn chế các thiệt hại về việc bán sản phẩm do vận chuyển đến không kịp nên có nhu cầu của khách hàng nhưng không bán được, đồng thời chống lại việc dự trữ quá lớn làm đọng vốn và làm hư hỏng hàng hoá do để trong kho quá lâu, chậm được đổi mới, người ta thường phải nghiên cứu quy luật tiêu dùng của thị trường tại các điểm bán, rồi sử dụng các công cụ của lý thuyết tồn kho dự trữ để sử lý. Lượng hàng hoá tồn kho ở một cửa hàng được tính được tính theo công thức của Willson:
ở đây:
T: lượng hàng dự trữ trong kho xem xét.
C; Chi phí đặt mua hàng tại nhà máy .
Q: Lượng sản phẩm bán ra cả năm bình quân (theo các năm trước ).
A: Là chi phí để lưu kho một sản phẩm.
Mức dự trữ hàng hoá vật tư ở các doanh nghiệp là cơ sở của công tác kế hoạch hoá dự trữ. Mức dự trữ doanh nghiệp cũng là cơ sở để đế xác định qui mô dự trữ trong nền kinh tế quốc dân.
Mức dự trữ về một loại hàng hoá vật tư cụ thể được xác định theo công thức:
Mdt= Dtx + Dbh+ Dchb
Trong đó: Mat: Mức dự trữ
Dtx: Dự trữ thường xuyên bình quân
Dđh: Dự trữ bảo hiểm
Dchb: Dự trữ chuẩn bị
Dự trữ thời vụ là một dạng đặc biệt được hình thành trong điều kiện có sự tác động lớn của các nhân tố thời vụ . số lượng dự trữ thời vụ tối đa (Dtvmax) được xác định theo công thức Dtvmax = Mvx Ttv
ở đây: Mv: Mức tiêu dùng hàng hoá vật tư trong một ngày đêm
Ttv : Thời gian gián đoạn trong việc nhập hàng hay thời gian ngắt quãng giữa hai vụ thu hoạch.
Để huy động mọi nguồn hàng hoá di chuyển kinh doanh cần tổ chức và quản lý tốt tổng dự trữ hàng hoá trong nền kinh tế quốc dân.trong thực tế quản lý dự trữ, người ta thường quan niệm. Tổng dự trữ hàng hoá là tổng dự trữ tiêu thụ và dự trữ sản xuất. Quản lý loại dự trữ này thực chất là định mức số lượng dự trữ hợp lý, qui định cơ cấu và tổ chức ở tầm vĩ mô việc điều tiết dự trữ ở các khâu và theo các loại vật tư hàng hoá.
Chiến lược dự trữ quốc gia là hệ thống của các chủ trương biện pháp chủ yếu của nhà nước nhằm bảo đảm cho lực lượng dự trữ quốc gia đủ mạnh và phát triển cả bằng hiện vật và bằng ngoại tệ trong vòng một thời gian nhất định thông qua các mục tiêu cần đạt được ở dự trữ quốc gia.
Nội dung của chiến lược dự trữ quốc gia bao gồm:
-Phân tích tình trong nước và quốc tế, hình thành mặt hàng dự trữ quốc gia, phương thức dự trữ bằng hiện vật hay tiền cho phù hợp với quá trình đổi mới nền kinh tế.
-Chiến lược qui mô dự trữ trong nền kinh tế hiện nay ở nước ta, dự trữ với khối lượng bao nhiêu? qui chế đổi mới dự trữ.
-Chiến lược cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác dự trữ vấn đề qui hoạch mạng lưới kho trạm và phương tiện kỹ thuậtcần thiết.
-Chiến lược về nhân sự bao gồm: cơ cấu bộ máy quản lý, dự trữ, nhân lực.
-Cơ chế quản lý và phân bổ dự trữ quốc gia trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
Đối với nước ta, một nước mà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0260.doc