Câu 10. Khẳng định sau đây đúng hay sai? Hãy giải thích.
a. Người nước ngoài phạm tội trên máy bay của Việt Nam khi máy bay đó đang hoạt động trên không phận quốc tế thì không bị coi là phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam. S
LHSVN hiện nay còn có khái niệm lãnh thổ mở rộng, tức là lãnh thổ theo giác độ chủ quyền quốc gia về phương diện pháp lí.
b. Người phạm tội luôn phải chịu hình phạt trên thực tế. S
Trong thực tế vẫn có trường hợp ng phạm tội không phải chịu hình phạt. Đó là những trường hợp có tội nhưng được miễn TNHS, được miễn hình phạt hoặc được miễn chấp hành hình phạt.
c. Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS không cần thuân theo bất kỳ quy định nào. S
d. Tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. S
Theo khoản 2 điều 93 và khoản 3 điều 8 thì tội giết người có thể là tội rất nghiêm trọng.
e. BLHS Việt Nam có hiệu lực đối với mọi hành vi phạm tội xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. S
Theo điều 6 BLHS
f. Người được hưởng quyền miễn trừ về ngoại giao hoặc quyền ưu đãi miễn trừ về lãnh sự nếu phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam cũng không phải chịu TNHS theo BLHS Việt Nam S
Theo điều 5, sẽ giải quyết theo con đường ngoại giao, nhưng không có nghĩa là không phải chịu TNHS theo BLHS VN.
g. Người bị toà án tuyên phạt 5 năm tù là người phạm tội thuộc loại tội nghiêm trọng. S
Có thể là tội rất nghiêm trọng, nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo điều 46 thì sẽ được hưởng hình phạt nhẹ hơn qui định của bộ luật (điều 47)
h. BLHS Việt Nam không có hiệu lực trở lại (hiệu lực hồi tố) S
theo khoản 3 Điều 7. LHSVN không có hiệu lực hồi tố trong trường hợp việc áp dụng k có lợi cho người bị áp dụng. Ngược lại, trong trường hợp áp dụng mà có lợi cho họ thì luật hình sự VN có hiệu lực hồi tố.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 23808 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm:
Đối tượng điều chỉnh của LHS là:
a. QHXH phát sinh khi tội phạm xảy ra b. QHXH được LHS bảo vệ *
c. Lợi ích của Nhà nước d. Lợi ích của người bị tội phạm xâm hại
Sự khác nhau căn bản giữa ngành LHS và ngành LHC là ở:
Đối tượng điều chỉnh b. Phương pháp điều chỉnh
c. Thủ tục xử lý. d. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh*
Nguồn luật hình sự là khái niệm dùng để chỉ:
Bộ luật hình sự hoàn chỉnh* b. Ngành luật hình sự
c. Khoa học luật hình sự d. Môn học “Luật hình sự Việt Nam”
Theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, Bộ luật hình sự Việt Nam có cấu tạo về mặt hình thức như thế nào?
Điểm - Điều - Khoản - Chương - (Mục). b. Điểm - Khoản - Điều - (Mục) – Chương*
c. Khoản - Điểm - Điều - (Mục) – Chương. d. Chương - (Mục) - Điều - Khoản - Điểm
Tội phạm được coi là xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, nếu tội phạm ấy:
Bắt đầu ở Việt Nam và kết thúc ở ngoài Việt Nam. b.Bắt đầu ở ngoài Việt Nam và kết thúc ở Việt Nam
c. Bắt đầu ở Việt Nam và kết thúc ở Việt Nam. d. Tất cả các phương án nêu trên*
Khẳng định nào sau đây là đúng ?
Người Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể phải chịu TNHS theo LHS Việt Nam*
Mọi trường hợp, người Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam đều phải chịu TNHS theo LHS Việt Nam
Mọi trường hợp, người Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam đều không phải chịu TNHS theo LHS Việt Nam
Người Việt Nam chỉ phải chịu TNHS khi tội mà họ đã phạm khi tội đó xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam
Người nước ngoài phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam:
Không phải chịu TNHS theo LHS Việt Nam*
Trong mọi trường hợp đều phải chịu TNHS theo LHS Việt Nam
Có thể phải chịu TNHS theo LHS Việt Nam
Phải chịu TNHS theo LHS Hoa Kỳ
Theo thời gian, đạo luật hình sự có hiệu lực:
Ngay từ khi Chủ tịch nước ký lệnh công bố
Ngay từ khi Chủ tịch nước ký lệnh công bố, nếu không có quy định khác*
Mười lăm ngày kể từ sau khi Chủ tịch nước ký lệnh công bố
Một tháng kể từ sau khi Chủ tịch nước ký lệnh công bố
Trường hợp nào sau đây được coi là “có lợi cho người phạm tội” ?
BLHS quy định một tội phạm mới
Điều luật quy định hạn chế phạm vi miễn hình phạt
Điều luật quy định một tình tiết tăng nặng mới
Điều luật quy định một hình phạt nhẹ hơn*
Giá trị của giải thích chính thức là:
Chỉ để tham khảo
Không mang tính bắt buộc
Chỉ mang tính bắt buộc đối với hoạt động của cơ quan Tư pháp
Mang tính bắt buộc đối với tất cả các cơ quan Nhà nước và mọi công dân*
11. Theo định nghĩa thì tội phạm trước hết phải là:
a. Sự suy nghĩ nguy hiểm của con người. b. Hành vi nguy hiểm của con người.*
c. Hoạt động nguy hiểm của súc vật. d. Các tác động nguy hiểm của tự nhiên.
12. Khẳng định nào đúng?
a. Vì hành vi nguy hiểm cho xã hội nên nó được luật hình sự quy định là một tội phạm.
b. Vì hành vi được luật hình sự quy định là một tội phạm nên nó nguy hiểm cho xã hội.*
c. Cả a và b đều sai.
d. Cả a và b đều đúng.
13. Hành vi phạm tội là nguy hiểm cho xã hội vì:
a. Các nhà làm luật cho rằng nó nguy hiểm.
b. Hành vi đó gây thiệt hại lớn hơn những thiệt hại do hành vi vi phạm PL khác gây ra.
c. Hành vi đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các QHXH được LHS bảo vệ*
d. Hành vi đó gây thiệt hại cho người khác.
14. Đặc điểm nào sau đây thuộc về tính nguy hiểm của hành vi phạm tội?
a. Tính khách quan b. Tính gia cấp
c. Tính gây thiệt hại d. Cả a, b và c*
15. Quy tội khách quan được hiểu là:
a. Quy tội một cách vô tư.
b. Quy tội không theo quy định của BLHS
c. Quy tội đối với người có ý định phạm tội
d. Quy tội đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại mà không cần có lỗi.*
16. Quan hệ giữa tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự là mối quan hệ giữa:
a. Hiện tượng và khái niệm. b. Hình thức và nội dung
c. Khái niệm và hiện tượng. d. Nội dung và hình thức*
17. Khẳng định nào đúng?
a. Bất cứ người nào khi thực hiện hành vi phạm tội đều bị áp dụng hình phạt
b. Bất cứ người nào khi thực hiện hành vi phạm tội đều bị đe dọa áp dụng hình phạt*
c. Bất cứ người nào khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng hình phạt
d. Bất cứ người nào khi thực hiện hành vi phạm tội đều được miễn hình phạt
18. Tội phạm quy định ở khoản 2 Điều 138 BLHS 1999 thuộc loại tội:
a. Ít nghiêm trọng b. Đặc biệt nghiêm trọng
c. Rất nghiêm trọng. d. Nghiêm trọng*
19. Vũ A phạm tội trộm cắp tài sản và bị tòa án Quận H phạt 3 năm tù. Tội mà A đã phạm thuộc loại nào sau đây?
a. Là tội ít nghiêm trọng. b. Là tội nghiêm trọng.
c. Là tội rất nghiêm trọng. d. Có thể là a hoặc b hoặc c.*
20. Tội phạm khác với các vi phạm pháp luật khác ở:
a. Nội dung chính trị - xã hội. b. Hình thức pháp lý
c. Hậu quả pháp lý d. Cả a, b và c*
Câu hỏi tự luận và bán trắc nghiệm
Câu 1. Phân biệt các khái niệm: Luật hình sự, nguồn của luật hình sự và khoa học luật hình sự?
Câu 2. Bình luận về quan điểm cho rằng: Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự là những quan hệ xã hội được qui định tại Điều 8 khoản 1 BLHS?
Câu 3. Bình luận về quan điểm cho rằng: Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh khi cơ quan điều tra bắt được người phạm tội.
Câu 4. Trên cơ sở qui định phân loại tội phạm tại Điều 8 BLHS, hãy:
a/. Xác định tội giết người (Điều 93 BLHS) thuộc loại tội phạm nào?
b/. Giả định rằng nếu A mới 15 tuổi có hành vi giết người thì A có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo qui định tại Điều 93 BLHS không? Tại sao?
Câu 5. Trên cơ sở phân loại tội phạm tại Điều 8 BLHS, hãy:
a/. Xác định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là loại tội phạm nào?
b/. Giả định rằng nếu B (15 tuổi) có hành vi lừa đảo chiếm đoạt chiếc xe máy của người khác (chiếc xe máy trị giá 20 triệu đồng), B có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này theo qui định tại Điều 139 BLHS không? Tại sao?
Câu 6. Bằng lập luận của mình, hãy nhận xét ý kiến cho rằng: Tội trộm cắp tài sản theo qui định tại Điều 138 BLHS là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng vì có hình phạt nặng nhất là tù chung thân?
Câu 7. Trên cơ sở phân loại tội phạm hãy nhận xét quan điểm cho rằng: Tội cướp tài sản theo qui định tại Điều 133 BLHS thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng vì hình phạt nặng nhất của tội này là tử hình?
Câu 8. Trên cơ sở phân loại tội phạm hãy nhận xét quan điểm cho rằng: Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS) theo qui định tại Điều 133 BLHS thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Câu 9. Bình luận về quan điểm cho rằng: Người bị Toà án tuyên phạt 2 năm tù về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 104 BLHS), thì tội phạm do người này thực hiện chỉ là tội phạm ít nghiêm trọng
Câu 10. Khẳng định sau đây đúng hay sai? Hãy giải thích.
a. Người nước ngoài phạm tội trên máy bay của Việt Nam khi máy bay đó đang hoạt động trên không phận quốc tế thì không bị coi là phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam. S
LHSVN hiện nay còn có khái niệm lãnh thổ mở rộng, tức là lãnh thổ theo giác độ chủ quyền quốc gia về phương diện pháp lí.
b. Người phạm tội luôn phải chịu hình phạt trên thực tế. S
Trong thực tế vẫn có trường hợp ng phạm tội không phải chịu hình phạt. Đó là những trường hợp có tội nhưng được miễn TNHS, được miễn hình phạt hoặc được miễn chấp hành hình phạt.
c. Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS không cần thuân theo bất kỳ quy định nào. S
d. Tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. S
Theo khoản 2 điều 93 và khoản 3 điều 8 thì tội giết người có thể là tội rất nghiêm trọng.
e. BLHS Việt Nam có hiệu lực đối với mọi hành vi phạm tội xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. S
Theo điều 6 BLHS
f. Người được hưởng quyền miễn trừ về ngoại giao hoặc quyền ưu đãi miễn trừ về lãnh sự nếu phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam cũng không phải chịu TNHS theo BLHS Việt Nam S
Theo điều 5, sẽ giải quyết theo con đường ngoại giao, nhưng không có nghĩa là không phải chịu TNHS theo BLHS VN.
g. Người bị toà án tuyên phạt 5 năm tù là người phạm tội thuộc loại tội nghiêm trọng. S
Có thể là tội rất nghiêm trọng, nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo điều 46 thì sẽ được hưởng hình phạt nhẹ hơn qui định của bộ luật (điều 47)
h. BLHS Việt Nam không có hiệu lực trở lại (hiệu lực hồi tố) S
theo khoản 3 Điều 7. LHSVN không có hiệu lực hồi tố trong trường hợp việc áp dụng k có lợi cho người bị áp dụng. Ngược lại, trong trường hợp áp dụng mà có lợi cho họ thì luật hình sự VN có hiệu lực hồi tố.
Bài tập tình huống
Tình huống 1. Nguyễn Hoàng G. phạm tội trộm cắp tài sản. Tội mà G. đã phạm quy định tại khoản 3 Điều 138 BLHS 1999. G. bị toà án tuyên phạt 20 năm tù giam và bị phạt tiền 60 triệu đồng.
Hãy bình luận về việc áp dụng hình phạt của toà án đối với G.
Tình huống 2: Khoảng 18 giờ, A đang ngồi uống rượu ở đầu ngõ thì thấy V (người cùng ngõ) bế con 3 tuổi đi qua. A buông lời trêu chọc: “Chào bố đi con". Thấy V không trả lời mà bỏ đi, A liền cầm chiếc ghế băng dài 1,5 mét phang vào lưng V. Mọi người thấy vậy chạy đến can ngăn và đưa V đến bệnh viện. Sau 3 ngày điều trị, V ra viện với thương tích là 30% vì bị chệch khớp xương bả vai. A bị TAND huyện K xử phạt 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo và thời gian thử thách là 4 năm, về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 BLHS 1999. Hỏi:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 thì tội mà A đã phạm thuộc loại tội nào? Tại sao?
Giả sử thương tích gây cho V chỉ là 9% thì hành vi của A có thể coi là nhỏ nhặt không? Tại sao?
Tình huống 3: Rạng sáng ngày 04/12/2006, Lê Bá Tuấn (1985) gọi một chiếc taxi do anh Đặng Thanh Toàn lái. Chạy được khoảng 8km thì tên Tuấn kêu anh Toàn dừng lại. Khi anh Toàn dừng xe lại thì tên Tuấn dùng gậy đập vào đầu anh. Anh Toàn tông cửa xe chạy ra ngoài kêu cứu. Tên Tuấn ngồi vào ghế của tài xế và lái xe chạy bạt mạng để trốn, nhưng y đã bị bắt. Tên Tuấn bị TAND huyện K xử phạt 7 năm tù theo quy định tại khoản 1 Điều 133 BLHS 1999. Hỏi:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 thì tội mà tên Tuấn đã phạm thuộc loại tội nào? Tại sao?
Giả sử tên Tuấn đã tấn công anh Toàn nhưng không chiếm đoạt được gì và Tuấn đã tự giác đến cơ quan công an tự thú thì có thể coi hành vi của Tuấn là nhỏ nhặt được không?
Tình huống 4: Ngày 6/7/2006, tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Công an Hà Nội phối hợp với Tổng cục Hải Quan và Đội quản lý thị trường số 1 bắt quả tang Vũ Thị D vận chuyển số lượng lớn hàng điện tử từ nước ngoài vào Việt Nam để bán. Tang vật thu được gồm 15 máy camera hiệu Panasonic và Sony; 40 máy ảnh kỹ thuật số hiệu Canon, Nikkon; 15 máy nghe nhạc và 72 thẻ nhớ.
Theo khai nhận của D, lô hàng trên được vận chuyển từ Singapore vào Việt Nam, theo đường hàng không đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, từ đó vận chuyển ra Hà Nội tiêu thụ. Hỏỉ:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 8, hãy phân loại tội phạm quy định tại Điều 153 BLHS 1999
Anh/Chị, hãy cho biết, khi nào hành vi buôn lậu bị coi là nhỏ nhặt? Tại sao?