Hệ thống kiên thức ôn thi Đại học môn Địa

Bài 13: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI

THÔNG TIN LIÊN LẠC

 

A/ GIAO THÔNG VẬN TẢI :

Đặc điểm , vai trò của ngành GTVT và TTLT :

( Không sản xuất ra sản phẩm nhưng làm thay đổi giá trị sản phẩm ; vừa là ngành sản xuất vừa là ngành dịch vụ )

- giúp sản xuất diễn ra liên tục

- Tạo mối liên hệ giữa các vùng

- phục vụ nhu cầu đi lại

- Củng cố an ninh quốc phòng

- Giao lưu kinh tế văn hóa giữa các nước với nhau

1/ Khả năng phát triển ngành GTVT nước ta :

+ Vị trí thuận lợi ( giáp biển Đông 3260 km ),nhiều vũng vịnh kín gió ; nằm ở trung tâm ĐNÁ )

+ Địa hình và thủy văn  đa dạng loại hình GTVT .

+ Được sự hổ trợ của các ngành công nghiệp

+ Sự phát triển của nền kinh tế mở

2/ Cơ sở vật chất :

181000 km đường ô tô

2630 km đường sắt

11000 km đường sông

73 cảng biển ( trong đó có cảng quốc tế :Sài Gòn , Hải Phòng , Đà Nẵng )

18 sân bay ( 3 sân bay quốc tế : Nội Bài , Đà Nẵng ,Tân Sơn Nhất)

- Ngành vận tải đường bộ và đường sông có ý nghĩa quan trọng trong việc vận chuyển trong nước.

- Các tuyến giao thông mang tính chuyên môn hóa :

+ĐBSH-ĐBSCL : ( sản xuất lương thực )

+Tây nguyên – Duyên hải miền Trung : (nông sản xuất khẩu )

+ Trung và miền núi : ( lâm sản , khoáng sản )

+ Hà Nội - Hải Phòng : ( xuất , nhập khẩu )

+ Tây nguyên – TPHCM- ĐBSCL :( lương thực , hàng tiêu dùng, nông sản )

+ Giao thông Bắc – Nam : Quốc lộ IA và đường sắt Thống nhất có ý nghĩa quan trọng : nối liền 2 đầu mối và đi qua các trung tâm công nghiệp và các vùng nông nghiệp trù phú .

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2439 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống kiên thức ôn thi Đại học môn Địa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng dân số Tăng cường xuất khẩu lao động . Tổ chức hướng nghiệp dạy nghề , giới thiệu việc làm Nông thôn : Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế Coi trọng kinh tế hộ gia đình - Khôi phục các ngành nghề truyền thống Thành thị : Đẩy mạnh phát triển công nghiệp dịch vụ Thu hút đầu tư nước ngoài Tăng cường công tác tư vấn , giới thiệu việc làm Phát triển các ngành CN có quy mô vừa và nhỏ , cần nhiều lao động , vốn ban đầu ít , thu lãi nhanh.. ********************* Bài 7: THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ 1/ Sự chuyển dịch cơ cấu ngành : + Hai xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trên thế giới : Chuyển dịch từ sản xuất vật chất sang khu vực dịch vụ ( diễn ra ở các nước kinh tế phát triển cao - ảnh hưởng của cách mạng khoa học – kỹ thuật) Chuyển dịch trong nội bộ sản xuất vật chất . Từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ( ở các nước đang phát triển - gắn liền quá trình với công nghiệp hóa ) Vì nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa , mở cửa kinh tế , chịu tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật và toàn cầu hóa nên nước ta cùng một lúc thực hiện cả hai bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên . * Giữa các ngành kinh tế : 1985 1990 1995 1998 2000 2002 Nông nghiệp 40,2 38,7 27,2 25,8 24,5 23,0 Công nghiệp 27,3 22,7 28,8 32,5 36,7 38,6 Dịch vụ 32,5 38,6 44 41,7 38,6 38,4 Tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp tăng đến năm 1988 và bắt đầu giảm dần . Tỉ trọng công nghiệp giảm đến năm 1990 rồi tăng dần Khu vực dịch vụ tăng khá nhanh. * Trong nội bộ các ngành kinh tế : + Trong nông nghiệp : Giải quyết tốt lương thực cho người và thức ăn cho gia súc nên ngành chăn nuôi phát triển mạnh trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp .Ngành thủy sản được chú trọng phát triển , góp phần cải thiện bữa ăn và tăng nguồn hàng xuất khẩu . +Trong công nghiệp : 1980 1985 1989 1990 1995 1998 Công nghiệp A 37.8 32.7 28.9 34.9 44.7 45.1 Công nghiệp B 62.2 67.3 71.1 65.1 53.1 54.9 Thời kỳ đầu công nghiệp nhóm B tăng mạnh vì có tiềm năng lớn ( dệt, may mặc , chế biến thực phẩm ) và để phục vụ 3 chương trình kinh tế lớn ( lương thực –thực phẩm , hàng tiêu dàng và xuất khẩu ) Hiện nay chuyển sang công nghiệp A phát triển mạnh phù hợp với nhu cầu kỹ thuật ngày càng cao. + Các ngành thương mại, giao thông bưu điện và thông tin liên lạc đã có sự phát triển với nhịp độ cao hơn. 2/ Sự chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ: + Trong nông nghiệp : Hình thành và phát triển các vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa có năng suất cao ( Trung du Bắc bộ , Tây Nguyên , Đông Nam Bộ ) và chuyên canh cây công nghiệp , vùng trọng điểm sản xuất lương thực –thực phẩm .( ĐBSH, ĐBSCL) +Trong công nghiệp : Đang phát triển các khu , cụm công nghiệp tập trung ; Nổi lên các vùng kinh tế phát triển năng động .(ĐBSH, ĐNB , ĐBSCL ); Cả nước có 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ ( Hà Nội, Hưng Yên , Hải Dương,Hải Phòng , Quảng Ninh , Hà Tây, Bắc Ninh , Vĩnh Phúc) Trung bộ ( Thừa Thiên-Huế , Đà Nẵng , Quảng Nam , Quảng Ngãi , Bình Định ) Nam bộ ( TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu , Tây Ninh, Bình Phước, Long An ) Bài 8: SỬ DỤNG VỐN ĐẤT 1/ Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của nước ta vì : + Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt + Đất là thành phần quan trọng của môi trường sống + Nhiều hoạt động của con người gắn liền với đất đai : + Diện tích đất tự nhiên nước ta không nhiều : + Nước ta đông dân , tăng nhanh …. làm cho diện tích canh tác ngày càng giảm 2/ Hiện trạng sử dụng : a/ Đồng bằng : + Đồng bằng sông Hồng : Bình quân đất sản xuất (0,05 ha/người ) khả năng mở rộng diện tích rất hạn chế Sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với thâm canh, tăng vụ , thay đổi cơ cấu mùa vụ , đưa vụ đông lên thành vụ sản xuất chính , tận dụng diện tích mặt nước để nuôi tròng thủy sản. Quy hoạch diện tích đất chuyên dùng. + Đồng bằng sông Cửu Long : Bình quân đất sản xuất ( 0,18 ha/người) Có khả năng mở rộng diện tích đất trồng ( tăng vụ , khai hoang ) bằng các công trình cải tạo đất phèn,đất mặn , cải tạo diện tích ngập nước ven biển để nuôi trồng thủy sản . + Đồng bằng duyên hải miền Trung : Nạn cát bay lấn chiếm đồng bằng Nước tưới vào mùa khô ở Nam Trung Bộ B/ Miền núi và trung du : Đất dễ bị xói mòn Khó khăn làm thủy lợi Chuyển một bộ phận diện tích nương rẫy thành vùng trồng cây ăn quả , cây công nghiệp , hạn chế du canh , du cư. -------------------------- Bài 9: VẤN ĐỀ LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM 1/ Tại sao nước ta phải quan tâm đến vấn đề lương thực –thực phẩm ? Dân số đông Góp phần cải thiện cơ cấu bữa ăn Đa dạng hóa nông nghiệp Thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển Tạo nguồn hàng xuất khẩu . 2/ Sản xuất lương thực : Lúa gạo là cây lương thực chính , sau đó là Ngô * Lúa : +Diện tích tăng không ngừng ( 5,6 triệu ha –1980 - đến nay 7,6 triệu ha – 1999) + Năng suất tăng từ 20 tạ/ha (1980) lên 40,3 tạ/ha (1999) một số nơi 70 tạ/ha , 100tạ./ha phổ biến trên đất 2,3 vụ . + Cơ cấu mùa vụ cũng thay đổi : Lúa đông xuân được mở rộng , Lúa hè thu trồng đại trà , một số diện tích lúa mùa chuyển sang hè thu… + Sản lượng quy thóc năm 1999 đạt 34 triệu tấn ( trong đó lúa chiếm 31 triệu tấn ) + Bình quân lương thực (1999) 440 kg/người ( trong đó lúa chiếm 400kg/người) + Từ năm 1989 nước ta xuất khẩu gạo (3,5 triệu tấn/năm ) Khó khăn cần phải giải quyết : Thiếu phương tiện kỹ thuật hiện đại cho ngành trồng trọt, chăn nuôi , đánh cá Phân bón , thuốc trừ sâu chưa đáp ứng yêu cầu Thiếu vốn Công nghệ sau thu hoạch còn hạn chế Thiên tai, sâu bệnh 3/ Sản xuất thực phẩm : a-Thực phẩm từ nguồn chăn nuôi : Cơ sở để tiến hành : Diện tích đồng cỏ rộng lớn (350000ha) Sản phẩm của ngành trồng trọt , phụ phẩm của thủy sản Đảm bảo lương thực cho người nên nguồn thức ăn cho chăn nuôi được giải quyết tốt hơn Sự phát triển của công nghiệp chế biến . Đa dạng hình thức chăn nuôi , con vật nuôi Tỉ trọng sản phẩm không qua giết mổ tăng nhanh Số lượng gia súc , gia cầm tăng (nhất là trâu, bò ) Từ 1980-1990: +Lợn tăng gấp đôi (10triệu –19triệu ) , cung cấp ¾ sản lượng thịt các loại , đàn lợn đã được nạc hóa , trọng lượng lợn xuất chuồng tăng nhanh. + Bò tăng gấp đôi ( 1,7 triệu – 4 triệu ) + Trâu tăng chậm do sức kéo trong nông nghiệp đã được cơ giới hóa + Chuyển một bộ phận dân cư , lao động lên Tây Bắc , vào Tây Nguyên + Gia cầm tăng mạnh . Hiện nay là 180 triệu con với nhiều giống siêu thịt , siêu trứng . Hạn chế : Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi chưa vững chắc Công nghiệp chế biến thức ăn cho gia súc và thú y chưa đáp ứng Giống gia súc , gia cầm năng suất, chất lượng chưa cao Hình thức chăn nuôi quảng canh còn phổ biến Thực phẩm từ nguồn đánh bắt và nuôi trồng thủy sản: Cơ sở : + Bờ biển dài (3260km )và vùng đặc quyền kinh tế rộng (1triệu km2 ) + Nhiều bãi triều, vũng , vịnh , đầm phá có khả năng nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. + Khả năng khai thác 1,2 đến 1,4 triệu tấn/năm + 4 ngư trường lớn ( Quảng Ninh – Hải Phòng , Hòang Sa – Trường sa , Ninh Thuận – Bình Thuận , Cà Mau – Kiên Giang Thành tựu : Sản lượng hàng năm : - 900000 tấn cá biển - 50 đến 60000 tấn tôm mực - 300000tấn cá nuôi - 55000 tấn tôm nuôi Thực phẩm từ nguồn trồng trọt : Đang được đa dạng hóa , kết hợp các hình thức , mô hình (VAC,VARC.) để có nguồn rau quả đáng kể . 4/ Các vùng trọng điểm sản xuất lương thực-thực phẩm : Đồng bằng sông Cửu Long : (Vùng trọng điểm số 1) Chiếm hơn 50% sản lượng lương thực và hơn 50% sản lượng thực phẩm cả nước . Đóng góp chủ yếu lượng gạo xuất khẩu . Dẫn đầu cả nước về mía, cây ăn quả Chăn nuôi lợn và thủy cầm phát triển mạnh Còn nhiều khả năng để tăng lương thực-thực phẩm . Đồng bằng sông Hồng : ( Vùng trọng điểm số 2) - Thâm canh , năng suất lúa cao (61,1tạ/ha) Sản lượng lương thực chỉ chiếm 20% cả nước (đất chật , người đông ) Thế mạnh là lúa, rau quả, lợn, gia cầm , cá .Nhất là rau quả cận nhiệt, ôn đới. * Thế mạnh lương thực-thực phẩm của các vùng khác : + Duyên hải miền Trung : chăn nuôi trâu bò , thủy sản , cây màu + Miền núi và trung du phía Bắc : Trâu bò, đỗ tương , mía, lạc , cây ăn quả . + Đông Nam Bộ : Mía, Lạc, đỗ tương , cây ăn quả, thủy sản , bò sữa. +Tây Nguyên :Chăn nuôi đại gia súc ( trâu , bò ) ************************* Bài 10 :VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP I/ Ý nghĩa việc phát triển cây công nghiệp : Sử dụng hợp lý tài nguyên Giải quyết việc làm cho nhân dân góp phần phân bố lại dân cư. Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Tạo nguồn hàng xuất khẩu . II/ Hiện trạng phát triển và phân bố cây công nghiệp : Hiện trạng phát triển :Cây công ngiệp phát triển mạnh là do : - Nước ta có tiềm năng lớn về phát triển cây công nghiệp (nhất là ở miền núi và trung du ) - Có nguồn lao động dồi dào -Vấn đề lương thực đã được đảm bảo -Nhà nước có chính sách phát triển cây công nghiệp - Sự hòan thiện của công nghiệp chế biến - Xuất khẩu mạnh Phân bố các cây công nghiệp : Cây công nghiệp hằng năm : Trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng , xen canh với lúa . + Đay : Xen với các vụ lúa Hưng Yên , Thái Bình , Hà Nam , Long An + Cói : Thích nghi với đất mặn . ven biển Hải Phòng đến Thanh Hóa , Quảng Nam , Bình Định , Cửu Long . + Dâu tằm : Lâm Đồng , Quảng Nam , Quảng Ngãi . + Bông vải : Tây Nguyên , Ninh Thuận , Bình Thuận + Mía : 75% DT ở phía Nam : ĐBSCL, ĐNB, DHMTrung. + Đỗ tương : Miền núi và trung du ,Đồng Nai, Đắc Lắc , Đồng Tháp + Lạc : Tây Ninh , Bình Dương , Bắc Trung bộ . + Thuốc lá : ĐNB , Duyên hải , MNTrung du phía Bắc . b/ Cây công nghiệp lâu năm : + Cà phê : 400000ha , xuất khẩu đạt 500triệu USD/năm . Tây Nguyên ,ĐNB , Quảng Trị , Nghệ An . + Cao su : gần 400000ha , xuất khẩu đạt 200 triệu USD/năm . ĐNB ( Đồng Nai ) Tây Nguyên , Quảng Trị , Hà Tĩnh , Nghệ An , Quảng Bình + Chè : 70000ha , xuất khẩu đạt 45 triệu USD/năm . MNTrung du phía Bắc , Bắc Trung bộ , Tây Nguyên (Lâm Đồng ). + Tiêu : Tây Nguyên , ĐNB , Quảng Trị . + Dừa : Duyên hải miền Trung , Đồng bằng sông Cửu Long . + Điều : mới phát triển tập trung ở Dhải NTB và Tây Nguyên . 3/ Các vùng chuyên canh cây công nghiệp : Đông Nam bộ : là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta . Cao su chiếm 70% DT và 90%Sản lượng cao su cả nước.Còn có : cà phê , điều , đỗ tương , thuốc lá , mía … * Tây Nguyên : Cà phê chiếm 80% DT và 90% sản lượng cà phê cả nước .Còn có : cao su, tiêu , chè, dâu tằm , lạc, bông vải , điều … Miền núi và trung du phía Bắc : Chè chiếm 60% DT chè cả nước , thuốc lá , lạc , hồi . Ngoài ra còn Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng , Đồng bằng sông Cửu Long . Bài 11: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1/ Cơ cấu ngành công nghiệp : Công nghiệp nước ta có cơ cấu khá đa dạng và đang từng bước thay đổi mạnh mẽ . Có thể chia theo 4 nhóm : Năng lượng ( Dầu khí, Than, Điện ) VLXD ( Luyện kim , Hóa chất , VLXD ) Sản xuất công cụ lao động ( Điện tử , Cơ khí ) Chế biến & sản xuất hàng tiêu dùng ( Chế biến Nông Lâm Thủy sản , Sản xuất hàng tiêu dùng ) *Sự chuyển dịch cơ cấu : Thập kỷ 80 ,tăng tỉ trọng Công nghiệp B, giảm công nghiệp A ; Thập kỷ 90 , tăng Công nghiệp A nhanh hơn Công nghiệp B. Cơ cấu sản phẩm cũng thay đổi : 30% sản phẩm công nghiệp không tiếp tục sản xuất do không phù hợp với thị trường ; xuất hiện một số ngành công nghiệp sản phẩm mới chất lượng cao . b/ Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành : - Có thế mạnh phát triển lâu dài - Hiệu quả kinh tế cao - Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác. + Công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng : thế mạnh về nguyên liệu và nhân công ; nằm trong 3 Chương trình kinh tế lớn của nhà nước “ Lương thực , thực phẩm hành tiêu dùng và xuất khẩu ” + Dệt , may mặc ,chế biến thực phẩm , hàng gia dụng : Nguồn lao động dồi dào & thị trường. + Điện , điện tử : cung cấp nguồn năng lượng & thiết bị công nghệ cao. +Dầu khí : Giàu tiềm năng , có tác động mạnh mẽ đến các ngành khác…. c/ Hướng hòan thiện cơ cấu Công nghiệp : - Xây dựng cơ cấu công nghiệp tương đối linh họat cho phù hợp với thực tiễn đất nước và thích ứng với thị trường thế giới. - Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến , công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ; tập trung sức cho công nghiệp khai thác & chế biến dầu khí ; đưa công nghiệp điện đi trước một bước . Các ngành công nghiệp khác điều chỉnh theo hướng thị trường. - Đầu tư chiều sâu , đổi mới thiết bị công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm 2/ Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp : a- Sự tập trung công nghiệp : + Bắc bộ và vùng phụ cận : Mức độ tập trung cao - Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả ( Than – cơ khí ) - Đông Anh – Thái Nguyên( Luyện kim , cơ khí ) - Việt Trì – Lâm Thao – Phú Thọ ( Hóa chất – Giấy ) - Hòa Đông – Hòa Bình ( Thủy điện ) - Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa (Dệt – Ximăng - điện ) + Đông Nam bộ và ĐBSCL : Các trung tâm lớn : TPHCM , Biên Hòa, Vũng Tàu + Duyên hải miền Trung : Huế và Đà Nẵng là 2 trung tâm công nghiệp lớn . b-Những thay đổi trong sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp : Từ năm 1975-đầu thập kỷ 90 : Tăng tỉ trọng công nghiệp các tỉnh phía Nam. Gần đây : Tăng tỉ trọng công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Hà Nội và TPHCM là 2 trung tâm công nghiệp tiêu biểu của cả nước. TP Hồ Chí Minh : Lớn nhất nước , có ưu thế về vị trí , lao động kỹ thuật và kết cấu hạ tầng .Cơ cấu khá hòan chỉnh (dệt, may mặc, chế biến, hóa chất , điện tử , cơ khí ) Hà Nội : Cơ cấu đa dạng , có nhiều ngành truyền thống ( Cơ khí, chế biến lương thưc, , thực phẩm , dệt , điện tử … ) c- Hướng hoàn thiện phân bố công nghiệp : - Cải tạo , mở rộng , hiện đại hóa các trung tâm công nghiệp hiện có. - Xây dựng thêm các trung tâm mới trên cơ sở nguồn lực hiện có, chú ý về thị trường và môi trường. ********************** Bài 13: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI THÔNG TIN LIÊN LẠC A/ GIAO THÔNG VẬN TẢI : Đặc điểm , vai trò của ngành GTVT và TTLT : ( Không sản xuất ra sản phẩm nhưng làm thay đổi giá trị sản phẩm ; vừa là ngành sản xuất vừa là ngành dịch vụ ) giúp sản xuất diễn ra liên tục Tạo mối liên hệ giữa các vùng phục vụ nhu cầu đi lại - Củng cố an ninh quốc phòng Giao lưu kinh tế văn hóa giữa các nước với nhau… 1/ Khả năng phát triển ngành GTVT nước ta : + Vị trí thuận lợi ( giáp biển Đông 3260 km ),nhiều vũng vịnh kín gió ; nằm ở trung tâm ĐNÁ… ) + Địa hình và thủy văn à đa dạng loại hình GTVT . + Được sự hổ trợ của các ngành công nghiệp + Sự phát triển của nền kinh tế mở … 2/ Cơ sở vật chất : 181000 km đường ô tô 2630 km đường sắt 11000 km đường sông 73 cảng biển ( trong đó có cảng quốc tế :Sài Gòn , Hải Phòng , Đà Nẵng ) 18 sân bay ( 3 sân bay quốc tế : Nội Bài , Đà Nẵng ,Tân Sơn Nhất) Ngành vận tải đường bộ và đường sông có ý nghĩa quan trọng trong việc vận chuyển trong nước. Các tuyến giao thông mang tính chuyên môn hóa : +ĐBSH-ĐBSCL : ( sản xuất lương thực ) +Tây nguyên – Duyên hải miền Trung : (nông sản xuất khẩu ) + Trung và miền núi : ( lâm sản , khoáng sản ) + Hà Nội - Hải Phòng : ( xuất , nhập khẩu ) + Tây nguyên – TPHCM- ĐBSCL :( lương thực , hàng tiêu dùng, nông sản ) + Giao thông Bắc – Nam : Quốc lộ IA và đường sắt Thống nhất có ý nghĩa quan trọng : nối liền 2 đầu mối và đi qua các trung tâm công nghiệp và các vùng nông nghiệp trù phú . 3/ Hướng phát triển : Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật , kiện toàn hệ thống GTVT cả nước Mở rộng , phát triển hợp lý các cảng biển Phát triển GTVT hàng không, hiện đại hóa các sân bay, cảng biển. II/ THÔNG TIN LIÊN LẠC : Đang được chú trọng đầu tư , phát triển với tốc độ cao . - Mạng lưới cáp quang , truyền dẫn số liệu, internet , thông tin qua vệ tinh ( 6 trạm : Hà Nội 2 , Đà Nẵng 1 , TPHCM 3 ) - Số điện thoại đến năm 2001 : 4,4 triệu máy đạt 5,2 máy/ 100 dân - Năm 2003 cả nước có 1,5 triệu người sử dụng Internet Bưu điện mở rộng đến cấp xã với > 8000 trạm. Hướng phát triển : + Ưu tiên xây dựng mạng lưới thông tin quốc tế . Từng bước hoàn thiện mạng lưới TTLT trong nước . Tiếp tục đổi mới kỹ thuật , công nghệ để nâng cao chất lượng . **************** Bài 14: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI I/ Những chuyển biến của ngành kinh tế đối ngoại từ sau 1988 : 1/ Cơ chế quản lý : + Mở rộng quyền họat động cho các ngành và các địa phương. + Xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh + Tăng cường sự quản lý của nhà nước bằng luật pháp . 1/ Họat động xuất - nhập khẩu : - Đa phương hóa trong quan hệ buôn bán Nước ta đã mở rộng ra với các nước ĐNÁ , Nhật Bản , Hồng Kông, Hàn Quốc …với hơn 120 quốc gia và lãnh thổ và nhiều tổ chức phi chính phủ . _ Kim ngạch xuất - nhập khẩu tăng nhanh và cán cân xuất - nhập khẩu có sự cân đối . Trước 1985 : Nhập siêu 1986-1992 : Cân bằng và 1992 : xuất siêu Năm 1995 : Nhập siêu do biến động của thị trường Năm 1999 đã dần dần trở lại thế cân bằng 3/ Hợp tác đầu tư : Đến cuối năm 1999 có hơn 60 quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào VN Có hơn 2800 dự án với hơn 37,1 tỉ USD Đến cuối 2001 có hơn 30 vạn lao động VN đang làm việc tại nước ngoài. Các họat động du lịch quốc tế và họat động kinh tế đối ngoại khác có phát triển nhưng vẫn còn ở dạng tiềm năng. II/ Những tồn tại : Mất cân đối trong cán cân xuất - nhập khẩu Nhập khẩu tư liệu sản xuất còn quá nhiều (80%); hàng xuất lại là hàng thô , sơ chế ( nông lâm thủy sản ) Các hoạt động khác còn hạn chế , hiệu quả chưa cao. Kết cấu hạ tầng chưa hấp dẫn đối tác… III/ Tiềm năng phát triển kinh tế đối ngoại : Một số khoáng sản và dầu khí được nhiều quốc gia ưa chuộng. Sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới , lâm , thủy sản và nhất là hàng thủ công mỹ nghệ có thể phát triển quy mô lớn . Nguồn nhân lực và lao động ngành nghề truyền thống có sức thu hút lớn Bài 17 : ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 1/ Vấn đề dân số : Dân số ở đồng bằng sông Hồng : đông , mật độ dân số cao : 1180 người / km2 ( 1999) Nguyên nhân : -Lịch sử khai thác lâu đời -Nghề trồng lúa nước -Sự phát triển của các trung tâm công nghiệp , đô thị -Vị trí địa lý , giao thông thuận lợi… Mức tăng dân số còn cao : 1,4% ( 1989-1999) Hậu quả : _ Diện tích đất canh tác trên đầu người thấp chỉ bằng một nửa của cả nước , đang tiếp tục giảm ; Dân đông à thâm canh à giảm độ phì nếu không hoàn lại chất dinh dưỡng cho đất. _ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế -xã hội. + 1979-1989 : sản xuất nông-công nghiệp : 4-5 %, dân số trên 2%/năm . + 1990-1998 : sản xuất nông-công nghiệp : 7%, dân số 1,4%/năm . _ Tích lũy chưa cao àđời sống nhân dân và các vấn đề chưa được giải quyết , còn bức xúc. Giải pháp : + Triển khai công tác dân số để giảm nhanh tỉ lệ sinh . + Lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lý cho từng vùng để từng bước giải quyết việc làm cho người lao động. 2/ Vấn đề sản xuất lương thực-thực phẩm : a.Khả năng : * Đất : Đất nông nghiệp trên 70 vạn ha ( 56% dt đất tự nhiên của đồng bằng ). Đất tốt màu mỡ và 2 vạn ha chưa khai thác. * Nước : Hệ thống sông Hồng và Thái Bình 10 vạn ha mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản Vùng biển giàu tiềm năng hải sản * Khí hậu : Nhiệt đới , gió mùa , có mùa đông lạnh da dạng hóa cây ,con * Dân cư , lao động : Nguồn lao động dồi dào , thị trường lớn , có kinh nghiệm sản xuất , trình độ thâm canh cao . b. Hiện trạng sản xuất lương thực-thực phẩm : * Sản xuất lương thực : Diện tích gieo trồng 1,2 tr ha ( 14% diện tích gieo trồng cây lương thực cả nước ) Sản lượng lương thực : 6,1 tr tấn ( 1999 , chiếm 18% sản lượng lương thực cả nước ) Lúa chiếm ưu thế chiếm 88 % về DT và 93% về sản lượng lương thực của đồng bằng . và chiếm 14 % DT lúa cả nước Năng suất cao và ổn định : Thái Bình 61,6 tạ/ha . Sản lượng lúa : 5,63 triệu tấn -1999 Cây lương thực khác : Ngô vụ đông Bình quân lương thực / người : 414kg/ người ( cả nước 448 kg/người )- 1999. Sản xuất thực phẩm : Rau quả : 7 vạn ha ( 27,8% DT rau quả cả nước ) Chăn nuôi gia súc , gia cầm , thủy sản : Lợn 4,3 triệu con ( 22,5 % đàn lợn cả nước – 1999) Sản xuất thực phẩm chưa tương xứng với tiềm năng . Hướng giải quyết : Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý Thâm canh đa dạng hóa sản xuất lương thực-thực phẩm gắn liền với công nghiệp hóa . Đẩy mạnh chăn nuôi , nuôi trồng , đánh bắt thủy sản - Phát triển công nghiệp chế biến nông sản. Bài 19: ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG I/ Vấn đề sử dụng và cải tạo tự nhiên : 1/ Các bộ phận tạo nên đồng bằng sông Cửu Long : a/ Vùng đất do tác động của sông Cửu Long Thượng châu thổ : Cao 2-4 mét Có nhiều vùng trũng ( Đồng ThápMười, tứ giác LongXuyên ) Đất rộng , người thưa . Hạ châu thổ : Cao 1-2 mét Có nhiều giồng đất ven sông, cồn cát ven biển, bãi bồi Thường xuyên chịu tác động của thủy triều , sóng biển b/ Các đồng bằng phù sa : Nằm ngoài sự tác động của sông Cửu Long : bán đảo Cà Mau , Vùng cửa sông Vàm Cỏ 2/ Thiên nhiên : đa dạng và nhiều tiềm năng Khí hậu : Nhiệt đới ẩm , mang tính cận xích đạo , mùa khô kéo dài ànước biển xâm nhập Sông ngòi , kênh rạch chằng chịt Đất trồng : + Phù sa ngọt : ven sông Tiền , sông Hậu + Đất phèn : chiếm diện tích lớn nhất ( Đồng Pháp Mười , Cần Thơ , Hà Tiên + Đất mặn : Nam Cà Mau, duyên hải Gò Công , Bến Tre Sinh vật : Rừng ngập mặn và rừng tràm , cá chim phong phú Tài nguyên biển : với hàng trăm bãi cá và nhiều loại hải sản quý. Khoáng sản : Than bùn (U Minh ) , vật liệu xây dựng , thăm dò dầu khí 3/ Giải pháp : Nước ngọt để thau chua ,rửa mặn vào mùa khô Sử dụng các loại giống chịu mặn , Biến một bộ phận rừng ngập mặn phía Tây nam thành vùng nuôi tôm, trồng sú , đước , vẹt Chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý , phá thế độc canh , kết hợp khai thác kinh tế biển . II-Vấn đề lương thực - thực phẩm : 1/ Nguồn lực : Thuận lợi : +Đất trồng : Diện tích đồng bằng : 4 triệu ha , trong đó: Nông nghiệp : 2,65 triệu ha Đất phù sa khá màu mỡ Bình quân đất trồng lúa gấp 3 lần đồng bằng sông Hồng . + Khí hậu : Nhiệt đới cận xích đạo , giàu nhiệt , ánh sáng , độ ẩm có điều kiện xen canh tăng vụ , chuyển vụ . + Nguồn nước dồi dào , nhất là nguồn nước ngọt từ hệ thống kênh rạch. DT mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản : 50 vạn ha , (đã khai thác 34 vạn ha ). + Vùng biển với nhiều bãi cá tôm lớn chiếm 50 % trữ lượng cả nước. + Nguồn nhân lực đông ( > 16 triệu ) có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa Khó khăn : - Mùa khô kéo dài à tăng cường độ chua mặn trong đất , nước biển xâm nhập à mặn Thời tiết thất thường Tình trạng chậm phát triển của các ngành kinh tế khác( chế biến ) 2/ Sản xuất lương thực : +Lúa :chiếm 99% diện tích và 99,7% Sản lượng cây lương thực của đồng bằng . ( chiếm 52 % diện tích lúa cả nước ) + Năng suất : 40,3 tạ/ha + Hệ số vụ bình quân : 1,35 Thành tựu : + sản lượng 16,3 triệu tấn/ năm 1999 ( 52 % sản lượng lúa cả nước ) + bình quân lương thực / người đạt 1012,3 kg/ người/năm . + Các tỉnh có diện tích và sản lượng lúa lớn là : An Giang , Đồng Tháp, Cần Thơ , Long An . +Màu : Ngô , khoai sắn 3/ Sản xuất thực phẩm : + Thủy sản : chiếm 42% sản lượng cá biển , sản lượng tôm cá nuôi :chiếm 80% của cả nước . +Lợn : 2,8 triệu con + Bò : 18 vạn con (An Giang, Bến Tre, Trà Vinh ) + Gia cầm ( nhất là thủy cầm ) phát triển mạnh) + Rau xanh và cây ăn trái : có tác dụng cả nước và cung cấp hàng xuất khẩu . à Vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm của cả nước. 4/ Hướng phát triển : Phát triển thủy lợi , cải tạo đất hoang hóa , thâm canh , tăng vụ . Cải tạo vùng đất ven sông để canh tác để nuôi trồng thủy sản. - Tăng cường CSVC cho nông nghiệp , phát triển công nghệ sau thu hoạch để đưa sản xuất lương thực-thực phẩm ở đây thành nông sản hàng hóa. *************** Bài 21 : DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG I/ Khái quát chung : - Lãnh thổ dài nhưng hẹp Đông –Tây - Một số khoáng sản có trữ lượng lớn - Tài nguyên thủy sản , nông nghiệp - Thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai , - Chịu ảnh hưởng trực tiếp trong chiến tranh. II/ Cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp : Lâm nghiệp : Tài nguyên lâm nghiệp : Diện tích rừng 34% nhiều loại gỗ quý : táu , lim , sến , lát hoa… Kết hợp khai thác , tu bổ và chế biến : Các lâm trường lớn : Như Xuân , Nghĩa Đàn ; các cơ sở chế biến gỗ : Hàm Rồng , Bến Thủy , Đà Nẵng ,Quy Nhơn… Nông nghiệp : Dẫn đầu cả nước về chăn nuôi Bò : 2 triệu con ( 45% cả nước ) , trâu : 850 000 con (30% cả nước) Cây công nghiệp dài ngày : Cà phê ( Nghệ An , Quảng Trị ) Cao su, tiêu ( Quảng Bình, Quảng Trị ) Chè ( Nghệ An ) Cây công nghiệp ngắn ngày : Lạc , mía , thuốc lá . đã hình thành các vùng thâm canh cây lương thực . Bình quân lương thực : 290kg/người/năm c-Ngư nghiệp : Sản lượng thủy sản tăng nhanh , tập trung ở Nam Trung Bộ . 1999 : 400 000 tấn . Đang hình thành các trung tâm chế biến . III/ Vấn đề hình thành cơ cấu công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng : 1/ Cơ cấu công nghiệp đang hình thành và phát triển : Tài nguyên khoáng sản được khai thác không đáng kể Cơ sở năng lượng đang được hình thành : đường dây 500KV , thủy điện Sông Hinh ( Phú Yên ) , Vĩnh Sơn ( Bình Định ) , Đa Mi ( Hàm Thuận ) Avương ( Quảng Nam ) Bản Vẽ (Nghệ An ) Công nghiệp Vật liệu xây dựng : Ximăng Bỉm Sơn , Nghi Sơn (Thanh Hóa ) , Hoàng Mai (Nghệ An) Các trung tâm công nghiệp : Thanh Hóa, Vinh , Đà Nẵng , Quy Nhơn , Nha Trang Đa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBộ tài liệu ôn đại học của Bộ giáo dục mới nhất- môn Địa.doc
Tài liệu liên quan