Hệ thống quản lý môi trường và sản xuất sạch hơn

Các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và ích lợi của ISO 14001 sẽ góp phần tăng sự nhiệt tình hưởng ứng của cả phía chính quyền lẫn ngành công nghiệp của các nước đang phát triển. ở một số nước, vai trò của các cơ quan tiêu chuẩn nhà nước với chức năng điều tiết nền công nghiệp cần phải thay đổi. Sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện các tiêu chuẩn và cung cấp chương trình đào tạo là rất quan trọng.

Nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng năng lực liên quan đến EMS của các nước đang phát triển rất lớn, đặc biệt nếu họ có chiến lược chỉ đạo. Công tác đào tạo cần tập trung vào các đại diện chính quyền, đào tạo địa phương và các cơ quan cấp chứng chỉ, các cố vấn và lãnh đạo doanh nghiệp.

Nguồn trợ giúp cũng bao gồm cả tài liệu giảng dạy và phát triển chương trình giảng dạy. Cần tập trung các hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì họ là đối tượng có nhu cầu được hỗ trợ nhiều nhất. Các công ty quyết định thực hiện ISO 14001 cần được hỗ trợ nhiều hơn.

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3631 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống quản lý môi trường và sản xuất sạch hơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khăn cho các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển bởi vì dù sao việc giành được chứng chỉ cũng là rất khó đối với họ. Những nhà sản xuất này có thể bị mất một phần khả năng cạnh tranh hoặc thậm chí mất thị trường tiêu thụ. Mặt khác, với những công ty đã được cấp chứng chỉ ở các nước đang phát triển, ISO 14001 có thể có những ảnh hưởng tích cực. Trong những phần dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích khả năng tạo hàng rào thương mại phi thuế quan của ISO 14001 cũng như việc liệu các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển có đang đối mặt với những khó khăn đặc biệt trong việc giành chứng chỉ EMS hay không và làm thế nào để giải toả bớt những vấn đề đó. Những tác động tích cực đến thương mại Nếu ISO thành công trong việc thống nhất giữa các tiêu chuẩn EMS của khu vực và của quốc gia, người được lợi có thể là những nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển. Việc tiếp nhận những thông tin về một tiêu chuẩn quốc tế sẽ dễ dàng hơn việc tìm hiểu về một số tiêu chuẩn riêng lẻ của các quốc gia khác nhau. Một tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp tránh được những yêu cầu trái ngược nhau, giảm chi phí cho thanh tra đa phương và giảm những phiền phức cho các công ty của các nước đang phát triển khi thực hiện những yêu cầu của các cơ quan cấp chứng chỉ ở các nước nhập khẩu khác nhau. Không giống như hệ thống của Anh và cộng đồng Châu Âu, ISO 14001 không bao gồm yếu tố thực hiện. Ðiều này có thể có ảnh hưởng tích cực đối với thương mại của các nước đang phát triển, nếu không kể đến những nhược điểm khác của hệ thống ISO 14001. Nếu một công ty được phép đặt ra những mục tiêu công tác môi trường của riêng mình, trên cơ sở một hệ thống quản lý quốc gia thì công ty đó có thể dễ dàng được cấp chứng chỉ hơn. Chứng chỉ hệ thống quản lý môi trường của một công ty có thể làm gia tăng tín nhiệm của khách hàng, cơ quan tài chính, công ty bảo hiểm và những người điều hành đối với công ty đó. Công ty được cấp chứng chỉ có thể có thêm khả năng cạnh tranh, tiếp cận thị trường nhanh hơn và rộng hơn, cải thiện được thị phần và thu được nhiều lợi nhuận hơn từ xuất khẩu. Sự tham gia vào ISO 14001 của các nước đang phát triển có thể làm tăng tín nhiệm với nước ngoài do được tin tưởng hơn vào năng lực quản lý của địa phương. Tuy nhiên, theo một cuộc điều tra do UNIDO tiến hành trong số các hiệp hội công nghiệp và các cơ quan tiêu chuẩn hóa ở các nước đang phát triển, phần lớn các tổ chức đều cho rằng việc không tuân thủ ISO 14001 sẽ đe dọa khả năng cạnh tranh của các công ty địa phương và do đó sẽ áp đặt một hàng rào thương mại (Xem UNIDO 1995a). Hàng rào thương mại có thể có Một số điều khoản của tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 có thể tạo ra những hàng rào thương mại. Người ta khuyến khích các công ty xem xét những tác động đến môi trường của các sản phẩm của họ khi đặt ra những mục tiêu môi trường. Những sản phẩm không phù hợp với những mục tiêu này có thể bị loại bỏ. Thêm vào đó, những phương thức và những yêu cầu liên quan đến khía cạnh môi trường do công ty đặt ra cần được thông báo cho nhà cung cấp (xem ISO 1996, ISO 14001, phần 4.2a và 4.1.6c). Các công ty lớn ở các nước công nghiệp có thể gây áp lực với các nhà phân phối của mình, bao gồm cả những nhà phân phối ở các nước đang phát triển, buộc họ phải được công nhận và có chứng chỉ nhằm đảm bảo việc cải tiến công tác môi trường và thể hiện trách nhiệm môi trường của họ. Những áp lực này có thể đi xa hơn, trở thành việc sử dụng chứng chỉ làm một tiêu chí để đạt được những ưu đãi trong thương mại, mua quotas của nhà cung cấp hay thậm chí từ bỏ những nhà cung cấp không có chứng chỉ để làm ăn với những phía khác có chứng chỉ. Ðây là một kinh nghiệm của ISO 9000. Chứng chỉ cho tiêu chuẩn chất lượng thường buộc các nhà cung cấp phải duy trì các mối quan hệ buôn bán mặc dù đó không phải là một yêu cầu bắt buộc khi đăng ký làm nhà cung cấp. Ngay cả khi những công ty của các nước đang phát triển không bị buộc phải có chứng chỉ ISO 14001, họ có thể vẫn phải xem xét ít nhất là một số yêu cầu nhất định về EMS, nếu như các công ty của các nước đang phát triển đã có chứng chỉ này. Ðiều này có thể buộc các nhà cung cấp phải thực hiện nhiều yêu cầu khác nhau của mỗi một công ty khách hàng. Việc thực hiện những yêu cầu này sẽ càng trở nên khó khăn nếu những yêu cầu đó trái ngược nhau hoặc nêú vai trò của công ty môi trường chỉ chiếm hàng thứ yếu ở đất nước của nhà cung cấp (xem UNCTAD 1995). Các nhà sản xuất ở những nước đang phát triển có thể phải xem xét những tiêu chuẩn của một hàng rào thương mại nếu như họ gặp phải khó khăn khi xin chứng chỉ hoặc khi đáp ứng những yêu cầu của khách hàng. Dưới đây, chúng tôi sẽ mô tả một số trở ngại cả về mặt chính sách lẫn về phía doanh nghiệp. Thiếu thông tin và thiếu sự tham gia tích cực Không giống như khi thiết lập các tiêu chuẩn khu vực hoặc quốc tế, trong quá trình thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế, ISO luôn mở rộng cửa chào đón mọi quốc gia có cơ quan thành viên của ISO. Mặc dù số lượng các nước đang phát triển là "thành viên tham gia " (tức là có quyền tham gia và biểu quyết về các tài liệu dự thảo ) của tính chất 207- Uỷ ban làm việc về hệ thống tiêu chuẩn ISO 14000 đã tăng đến 27 nước (tính đến tháng 9/1996) nhưng đa số quốc gia đều báo cáo rằng họ không thể tham gia một cách có hiệu quả vào các họat động tiêu chuẩn hóa. Do khó khăn về tài chính, họ không thể cử đại diện thường trực tới các cuộc họp của ISO. Sự thiếu khả năng tham gia tích cực vào quá trình đặt ra những tiêu chuẩn quốc tế làm cho các nước đang phát triển không thể thể hiện được những mối quan tâm của mình, do đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả công việc. Các tiêu chuẩn, luật lệ, thủ tục chủ yếu do các nước công nghiệp và đại diện của công ty lớn đặt ra mà động cơ của họ rất khác nhau. Các quốc gia không phải thành viên của ISO thường không có đầy đủ thông tin về các tiêu chuẩn dự thảo. Do đó, họ rất thiệt thòi vì họ chỉ được biết về các tiêu chuẩn khi chúng đã được ban hành và như vậy họ sẽ bị tụt hậu so với những nước trực tiếp tham gia vào quá trình chuẩn bị cho việc cấp chứng chỉ EMS. Thiếu kiến thức và thiếu chuyên môn Theo cuộc điều tra của UNIDO, trở ngại chính cho các nước đang phát triển khi tham gia vào ISO 14001 là sự thiếu kiến thức cần thiết về các tiêu chuẩn EMS của cả phía những người điều hành cũng như các quan chức chính phủ. Ngoài ra, người ta cũng có thể hiểu nhầm hoặc sử dụng sai ISO 14000 do cách diễn đạt các tiêu chuẩn đó. Các văn bản về tiêu chuẩn này cần được người sử dụng dịch ra và cần phải cụ thể hóa hơn nữa trước khi đưa vào áp dụng thực tế. Việc thiếu các chuyên gia, thiếu cán bộ kiểm tra đủ tiêu chuẩn và thiếu người tư vấn cũng là một trở ngại cho các nước đang phát triển. Những công ty của các nước đang phát triển có thể không có những kin nghiệm cần thiết để thực hiện EMS do họ không quen phải chấp hành các quy định về môi trường. Nếu không được đào tạo và trợ giúp, nhiều công ty sẽ không thể hoàn thành những thay đổi về hoạt động và cơ cấu cần thiết và duy trì một lực lượng cán bộ kiểm tra nội bộ nhằm tuân theo những qui định của tiêu chuẩn ISO 14001. Thiếu cơ sở hạ tầng và sự tín nhiệm Chứng chỉ cho bên thứ ba có thể là một rào cản đối với các nước đang phát triển do thiếu những cơ quan cấp giấy chứng nhận trong nước có uy tín và do chi phí liên quan đến các cơ quan quốc tế này. Mặc dù ISO 14001 đã cho phép hình thức tự chứng nhận nhưng liệu hình thức này có được khách hàng chấp nhận hay không thì còn cần phải xem xét. Thiếu kinh phí và thiếu các kỹ năng chuyên ngành là lí do chủ yếu dẫn đến cơ sở hạ tầng yếu kém. Mặc dù khi cấp chứng nhận, ISO 14001 không yêu cầu phòng thí nghiệm đắt tiền hay trang thiết bị quá hiện đại nhưng nhiều khi nó lại đòi hỏi về quản lý chất lượng và các tiêu chuẩn an toàn cũng như sức khoẻ, mà chính các tiêu chuẩn này lại đòi hỏi cơ sở vật chất hiện đại cao cấp...Các chuyên gia UNIDO đã phát hiện ra rằng, ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là những nước lạc hậu nhất đều thiếu những chính sách phù hợp để phát triển cơ sở hạ tầng sao cho có thể đạt yêu cầu để được cấp chứng chỉ. Chính phủ các nước này thường không quan tâm đến sự phát triển và củng cố của các thể chế nhằm giúp đẩy mạnh thực hiện hệ thống quản lý môi trường EMS (theo UNIDO 195b). Do thiếu luật pháp về môi trường hoặc do những luật này không được thực hiện nghiêm chỉnh ở các nước đang phát triển nên các công ty của các nước này khó có cơ sở để xây dựng chính sách những mục tiêu môi trường. Ngay cả khi ở các nước đang phát triển có cơ quan cấp chứng nhận riêng thì những công ty xuất nhập khẩu vẫn có thể gặp những khó khăn do các đối tác buôn bán nước ngoài không tin tưởng vào chứng chỉ do các tổ chức trong nước cấp. Từ sau khi có ISO 9000, những nhà nhập khẩu ở các nước công nghiệp hóa thường yêu cầu các chứng chỉ do một tổ chức quốc tế hoặc tổ chức nước ngoài có uy tín cấp. Uy tín của một hệ thống cấp chứng chỉ phụ thuộc chủ yếu vào năng lực của cán bộ kiểm tra và đánh giá. Do thiếu một hệ thống các chuyên gia kiểm tra quốc tế có đủ điều kiện, các nước đang phát triển phải lĩnh hội kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực này thông qua những khoá đào tạo tại nước ngoài do các tổ chức có uy tín hướng dẫn. Vấn đề là ở chỗ vai trò của danh tiếng rất quan trọng. Cùng một tổ chức cấp chứng nhận có thể được các đối tác thương mại khác nhau đánh giá rất khác nhau. Thiếu quản lý Do thiếu những khuyến khích kinh tế từ phía chính quyền, do thiếu thông tin và do thiếu nhận thức nên có thể dẫn đến việc các công ty của các nước đang phát triển thiếu quản lý chặt chẽ để triển khai EMS. Chẳng hạn như, nghiệp đoàn công nghiệp ấn Ðộ đã xác định những trở ngại do quản lý là: rất khó nhận ra những ích lợi của EMS trong khi lại chỉ thấy những phức tạp của các tiêu chuẩn ISO 14001, nhầm lẫn về sự giống nhau giữa những tiêu chuẩn của ISO 9000 và ISO 14001 và ấn tượng rằng việc thực hiện theo những tiêu chuẩn này chỉ tạo thêm lắm công việc (xem CII 1995). Kinh nghiệm thực hiện ISO 9000 ở Mehico đã cho thấy, sự thiếu giảm tới các phương thức, tư liệu và hồ sơ cũng là một trở ngại cho việc triển khai ISO 9000 (xem tài liệu cập nhật về hệ thống môi trường quốc tế 1995). ở các công ty của Vigeria thói quen ra quyết định cá nhân thường đi liền với cơ cấu tổ chức không phân định rõ ràng và nhân viên lại không được đào tạo đến nơi đến chốn. Cán bộ quản lý có xu hướng không thích các hệ thống vì những biện pháp hệ thống hóa nhiều khi cản trở việc ra quyết định cá nhân hoặc có thể can thiệp vào những hoạt động sai trái, tham nhũng hoặc những quy định cá nhân ưu đãi cho một số đối tượng do yêu cầu riêng của cấp trên, do tín ngưỡng, sắc tộc... sự thờ ơ của nhân viên và thậm chí là những phản ứng tiêu cực đối với yêu cầu của cán bộ kiểm tra cũng được coi là những trở ngại ở cả ấn Ðộ, Nigeria (xem CII 1995a và Abalaka 1995). Thiếu công nghệ Kiểm nghiệm thực hiện ISO 9000 cho thấy, các nước đang phát triển đang đối mặt với những khó khăn do thiếu những công nghệ mà các ngành công nghiệp cần để đạt được những tiêu chuẩn ISO (Barrera 1995). Mặc dù, việc thực hiện ISO 14001 EMS không trực tiếp đòi hỏi những thiết bị kỹ thuật nhất định nhưng để tuân theo những quy định của nó và để tiếp tục cải tiến công tác môi trường, không thể không đầu tư cho những công nghệ mới. Các nước đang phát triển có thể không có sẵn các "công nghệ sạch" và do đó thường phải nhập công nghệ với giá cao. Việc nhập công nghệ mới cũng đòi hỏi chi phí đào tạo để nâng cao trình độ nhân viên. Ðầu tư vào công nghệ mới có thể không khả thi về mặt kinh tế nếu nhà xuất khẩu buộc phải tăng giá bán đến mức không cạnh tranh được trên thị trường. Theo báo cáo của Bộ Công nghiệp Colombia, đã có một số trường hợp khách hàng nước ngoài yêu cầu những tiêu chuẩn môi trường đặc biệt nhưng sau đó lại không mua nữa do giá sản phẩm tăng lên (Barrera 1995). Các chi phí liên quan Theo kết quả một cuộc điều tra của UNIDO, những chi phí lớn liên quan đến việc tham gia vào ISO 14001 là một trong những yếu tố chính đang gây khó khăn cho các nước đang phát triển. Chi phí cho tư vấn, chi phí để đạt và duy trì chứng chỉ đang là những vấn đề đặc biệt cho các công ty nhỏ hơn. Theo kinh nghiệm thực hiện ISO 9000, ước tính một công ty nhỏ không có chương trình môi trường và không có hệ thống kiểm tra chất lượng tại chỗ có thể phải mất 90.000 USD cho chi phí tư vấn, 20,000 USD cho chi phí đăng ký và cứ 6 tháng lại mất 10,000 USD để xin gia hạn đăng ký. Ngoài ra, còn các chi phí cho phân tích, tài liệu và kiểm tra EMS cũng như chi phí đào tạo nhân viện. Do các nước đang phát triển thiếu cơ quan đánh giá có uy tín trong nước nên các nhà sản xuất có thể tìm đến các cơ quan đăng ký nước ngoài và mời các cố vấn nước ngoài đến để đào tạo những chuyên môn cần thiết. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển sẽ gặp nhiều khó khăn nhất khi thực hiện ISO 14001. Thiếu thông tin, thiếu cán bộ có trình độ và thiếu kinh phí để triển khai và xin chứng nhận cho EMS là những vấn đề thực sự quan trọng đối với các doanh nghiệp này. Thông cảm với những khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chuyên gia của Uỷ ban TC 207 đã tiến hành điều tra về các doanh nghiệp này và năng lực thực hiện EMS của họ. Kết quả là, không cần phải có tiêu chuẩn riêng cho các doanh nghiệp này và ISO 14001 thích hợp cho mọi công ty với mọi quy mô khác nhau. Kết luận của Uỷ ban tính chất 207 trái ngược hẳn với yêu cầu có một nguyên tắc hướng dẫn đặc biệt cho riêng các xí nghiệp loại này do các đại biểu của các nước đang phát triển đưa ra và được chấp nhận trong cuộc họp toàn thể tổ chức vào tháng 6/1996. Một loạt các dự án đang được triển khai để kiểm tra xem liệu các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thực sự gặp phải những khó khăn khi thực hiện ISO 14001 hay không, sau đó báo cáo lên Uỷ ban tính chất 207 để quyết định những bước tiếp theo. Những chiến lược để tránh hàng rào thương mại Ðể giảm bớt những khó khăn cho các nước đang phát triển, cần có một phương thức kép nhằm đạt được sự công nhận của ISO 14001 và cần có các cơ quan cấp chứng nhận có uy tín. Sự đóng góp của các nước công nghiệp hóa là rất quan trọng để tránh những rào cản thương mại mà ISO 14001 có thể tạo ra. Dưới đây, chúng tôi xin đề xuất một vài phương pháp: áp dụng các tiêu chuẩn một cách có hệ thống Ðể thu được những kết quả tích cực từ việc thống nhất các tiêu chuẩn quốc gia, các nước cần sử dụng các tiểu chuẩn quốc tế của ISO 14001 làm cơ sở phát triển và điều chỉnh các tiêu chuẩn quốc gia. Các quốc gia thành viên của tổ chức thương mại Thế giới (WTO) cần phải kiểm soát chặt chẽ những hoạt động của mình trong quá trình thiết lập các tiêu chuẩn và đánh giá việc thực hiện, trên cơ sở hệ thống "Thực hành tốt" do TBT đặt ra. Hệ thống này đề xuất những hoạt động để chuẩn bị, lựa chọn và áp dụng những tiêu chuẩn nhằm tránh tạo ra những cản trở không cần thiết cho hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, những chỉ dẫn của WTO cần được làm rõ trước khi quyết định xem liệu WTO có thể phản ứng lại không nếu các biện pháp đơn phương về EMS không thể chấp nhận được hoặc có sự phân biệt và nếu có thì phản ứng bằng cách nào. Nếu công tác quản lý môi trường được sử dụng làm rào cản thương mại, các bên bị ảnh hưởng cần tiến hành các bước để phản đối những hành động của bên vi phạm. Nếu có tranh chấp xảy ra, ISO có chức năng như một trọng tài công bằng, cung cấp chuyên gia, tài liệu hoặc các trợ giúp cần thiết khác cho WTO (Navarrele in ISO (CASCO 1995)). Theo dự kiến, cơ quan Công nhận đánh giá hệ thống chất lượng (QSAR)- Một cơ quan đánh giá của ISO hỗ trợ cho các cơ quan đánh giá và cấp chứng chỉ quốc gia- sẽ được thành lập vì lợi ích của các nước đang phát triển. Ngoài ra, các nguyên tắc chỉ đạo quốc tế, cung cấp những thông tin để làm rõ thêm những yêu cầu của ISO 14001 cùng hệ thống những chuyên gia kiểm tra quốc tế đủ điều kiện sẽ là cơ sở cho những phương thức đánh giá và chứng nhận khách quan hơn và thống nhất hơn. Phát triển cơ sở hạ tầng Các nước đang phát triển cần có sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để xây dựng cơ sở hạ tầng trong nước nhằm đạt tiêu chuẩn được cấp chứng nhận EMS. Các cơ quan cấp chứng nhận trong nước cần được thành lập theo những nguyên tắc chỉ đạo của quốc tế để đảm bảo uy tín. Một quốc gia có một trung tâm thông tin tiêu chuẩn có thể trở thành một thành viên của ISONET - 1 trong mạng lưới các trung tâm quốc tế do ISO phát triển để cung cấp thông tin về các tiêu chuẩn và thủ tục cấp chứng nhận ở các quốc gia khác nhau. Sự hợp tác khu vực giữa các nước đang phát triển trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng có thể giúp họ vượt qua những khó khăn do tài chính hạn hẹp. Ví dụ như Hiệp hội thống nhất Mỹ Latinh (ALADI) đã nỗ lực thành lập một hệ thống hợp tác để củng cố thể chế, tiêu chuẩn hóa và cấp chứng nhận ở 11 nước Mỹ Latinh nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào các tổ chức ngoài khu vực. Tăng cường thông tin và sự tham gia tích cực Sự tham gia tích cực hơn vào quá trình thiết lập tiêu chuẩn sẽ giúp các nước đang phát triển có thêm những thông tin cần thiết và nâng cao lợi ích của họ, đồng thời có thể loại bỏ bất kỳ rào cản tâm lý nào do sự ngộ nhận rằng các tiêu chuẩn là do các nước công nghiệp hóa áp đặt. Trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ của mình, ISO cấp kinh phí đi lại cho đại biểu của các nước đang phát triển để họ tham dự 1 hoặc 2 cuộc họp, với hy vọng điều đó sẽ tạo cho họ tham gia rông khắp hơn. Trong tương lai, chương trình này cần được mở rộng hơn. ISO nên cho phép cả các nước chưa phải là thành viên của ISO được tiếp cận với những tiêu chuẩn dự thảo nhằm loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực về thương mại khi các nước này phải điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn đó. ISO nên cho phép cả các nước chưa phải là thành viên của ISO được tiếp cận với những tiêu chuẩn dự thảo nhằm loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực về thương mại khi các nước này phải điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu của các tiêu chuẩn đó. ISO cần đảm bảo rằng, các tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng theo hướng có lợi cho các nước đang phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của họ và việc ban hành các tiêu chuẩn này phải được phổ biến rộng rãi. Mặt khác, các nước đang phát triển cũng cần đảm bảo rằng, các thông tin thu được từ ISO sẽ được sử dụng hiệu quả và chỉ được phổ biến trong phạm vi nước mình. Nâng cao nhận thức và đào tạo Các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và ích lợi của ISO 14001 sẽ góp phần tăng sự nhiệt tình hưởng ứng của cả phía chính quyền lẫn ngành công nghiệp của các nước đang phát triển. ở một số nước, vai trò của các cơ quan tiêu chuẩn nhà nước với chức năng điều tiết nền công nghiệp cần phải thay đổi. Sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện các tiêu chuẩn và cung cấp chương trình đào tạo là rất quan trọng. Nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng năng lực liên quan đến EMS của các nước đang phát triển rất lớn, đặc biệt nếu họ có chiến lược chỉ đạo. Công tác đào tạo cần tập trung vào các đại diện chính quyền, đào tạo địa phương và các cơ quan cấp chứng chỉ, các cố vấn và lãnh đạo doanh nghiệp. Nguồn trợ giúp cũng bao gồm cả tài liệu giảng dạy và phát triển chương trình giảng dạy. Cần tập trung các hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì họ là đối tượng có nhu cầu được hỗ trợ nhiều nhất. Các công ty quyết định thực hiện ISO 14001 cần được hỗ trợ nhiều hơn. Các cuộc thảo luận và học bổng đào tạo chuyên ngành cho các cá nhân là một phần của chương trình hỗ trợ chuyên môn của ISO cho các nước đang phát triển. ISO cũng cung cấp cho các nước đang phát triển những thông tin về các khoá đào tạo do những cơ quan thành viên của ISO ở các nước OECD tổ chức. Trong tương lai, ISO phối hợp với các cơ quan khác, cần bắt đầu những nỗ lực để xây dựng 1 hệ thống giúp các nhà tư vấn, chuyên gia huấn luyện và chuyên viên kiểm tra trong lĩnh vực quản lý môi trường có thể tiếp cận được với tất cả các nước cần đến chuyên môn của họ. Chuyển giao công nghệ Các nhà sản xuất quy mô nhỏ sẽ đặc biệt cần những trợ giúp về tài chính và kỹ thuật để có những công nghệ phù hợp nhằm thực hiện các luật môi trường và các yêu cầu của ISO 14001. Việc tạo điều kiện cho chuyển giao công nghệ sẽ đáp ứng được nhu cầu của các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển. Chính phủ các nước này cần xúc tiến tự do hóa nền kinh tế để thu hút được các công nghệ sạch. Việc chuyển giao công nghệ sẽ được ủng hộ thông qua các luật về quyền sở hữu trí tuệ, nhờ đó giúp người chủ công nghệ yên tâm vì quyền sở hữu của họ đối với công nghệ đem chuyển giao đã được bảo vệ. Các ngành công nghiệp được chuyển tới những nước có chi phí sản xuất thấp hơn sẽ mang lại những công nghệ mới. Tuy nhiên, các nước đang phát triển cần xây dựng những cơ chế kiểm soát để đảm bảo rằng những công nghệ được chuyển giao cho họ là những công nghệ sạch (Navarrete in ISO (CASCO 1995)). Hỗ trợ thành phần kinh tế tư nhân Thành phần kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong việc tránh các hàng rào thương mại mà ISO 14001 có thể tạo ra. Trước hết, các công ty đã được cấp chứng chỉ ở các nước công nghiệp hóa, vốn đòi hỏi những nhà cung cấp ở các nước đang phát triển phải tuân theo những mục tiêu môi trường cụ thể, cần phải xem xét điều kiện môi trường, kinh tế, xã hội ở nước của nhà cung cấp đó. Thứ hai là, họ cần cho các nhà cung cấp ở các nước đang phát triển thời gian cần thiết và cung cấp những thông tin mới để giúp điều chỉnh phù hợp cho những yêu cầu môi trường mới. Thứ ba là, những khách hàng ở các nước công nghiệp hóa có thể góp phần cải tiến công tác môi trường của các nhà cung cấp mà họ đang quan hệ làm ăn. Những công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm với môi trường ở các nước công nghiệp hóa rất có kinh nghiệm trong các vấn đề môi trường và là nguồn thông tin chuyên môn rất có giá trị cho các công ty nhỏ ở những nước đang phát triển. Họ cần cố vấn và trợ giúp bằng cách chuyển giao công nghệ sạch cũng như các phương thức làm việc dưới hình thức "các cố vấn viếng thăm" hoặc các cuộc hội thảo để chia xẻ các kinh nghiệm. Cần phải ủng hộ và khuyến khích các chiến lược hợp tác trong phạm vi thành phần kinh tế tư nhân, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các mạng lưới hiệp hội kinh doanh cũng như các phòng thương mại có thể giúp doanh nghiệp xác định những quy định môi trường phù hợp và những thay đổi đang tiếp diễn. Liên đoàn công nghiệp ấn Ðộ (CII) là một ví dụ về 1 mạng lưới doanh nghiệp tích cực. Bên cạnh việc nâng cao trình độ nhận thức về ISO 14001, CII đang tổ chức các khoá đào tạo và tổ chức hội thảo về hợp tác của các doanh nghiệp vừa và nhỏ với Phòng thương mại Quốc tế. Tiếp theo những hoạt động này là 1 dự án về việc cấp chứng chỉ EMS trong hàng ngũ các doanh nghiệp nhỏ. Mục tiêu của dự án này là để diễn giải việc triển khai 1 EMS và để tích cực giúp đỡ lựa chọn những công ty có thể được nhận chứng chỉ. Kết luận Theo dự kiến, tiêu chuẩn EMS quốc tế của ISO 14001 mặc dù là tiêu chuẩn tự nguyện nhưng trong tương lai sẽ trở thành những yêu cầu bắt buộc trong 1 số ngành công nghiệp nhất định. Việc ngày càng nhiều nước công nghiệp hóa triển khai EMS đã đặt ra những yêu cầu rất khó thực hiện cho các nhà cung cấp ở các nước đang phát triển. Chi phí cho việc thực hiện và xin chứng nhận cho 1 hệ thống quản lý môi trường EMS có thể là quá cao đối với các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ. Sự thiếu thông tin, công nghệ, chuyên môn và cơ quan chứng nhận có uy tín sẽ là những trở ngại cho các nước đang phát triển. Ðể tránh các hàng rào thương mại, các nước đang phát triển cần tham gia tích cực hơn vào việc soạn thảo các tiêu chuẩn quốc tế, ví dụ như ISO 14000. Hiện nay, quy trtình thiết lập tiêu chuẩn tự nguyện rất phát triển ở các nhà sản xuất và chính quyền các nước phương Tây. Các nước đang phát triển sẽ cần có những trợ giúp về tài chính và chuyên môn để xây dựng cơ sở cho phép họ tham gia có hiệu quả hơn vào ISO 14001. Ðặc biệt, các doanh nghiệp nhỏ ở các nước đang phát triển có thể có lợi hơn từ sự hợp tác trong nội bộ thành phần kinh tế tư nhân. Ngoài ra, sự trợ giúp của các đối tác thương mại ở các nước công nghiệp hóa cho các nhà cung cấp của họ ở những nước đang phát triển cũng rất có ý nghĩa. Như hiệp định TBT của Tổ chức thương mại Thế giới đã nhấn mạnh, ISO có vai trò quan trọng trong việc đặt ra các tiêu chuẩn quốc tế và hỗ trợ cho thương mại toàn cầu. Chỉ khi các nước thành viên WTO lựa chọn ISO 14001, tránh được những yêu cầu trái ngược nhau và khi họ kiểm soát được các hoạt động đánh giá thực hiện thì tiêu chuẩn quốc tế mới thực sự đạt được mục đích. Chú ý 1.     Tài liệu này phản ánh quan điểm của tác giả chứ không phản ánh quan điểm của UNDP. 1.     Thêm vào đó, 11 nước đang phát triển tham gia với tư cách quan sát viên. Với tổng số 38 thành viên, các nước đang phát triển chiếm hơn một nửa số ghế trong Uỷ ban TC 207 (trong đó 51 thành viên "P" và 19 thành viên "O"). Năm 1995, ISO có các cơ quan thành viên ở 85 nước trong đó có 46 nước đang phát triển. Xem tư liệu của ISO và ISO (1995). 2.     Các chi phí tư vấn do 1 công ty Mỹ tính toán, trong thời gian 2 tháng, 22 ngày làm việc, 1800 USD /n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMT (23).doc
Tài liệu liên quan