CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG . 1
1.1 Lịch sử phát triển của các hệ thống thông tin di động . 1
1.1.1 Thế hệ 1G (First Generation). 1
1.1.2 Thế hệ 2G (Second Generation) . 1
1.1.3 Thế hệ 3G (Third Generation) . 2
1.2 Công nghệ 4G . 4
CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG 4G LTE . 13
2.1 Tổng quan . 13
2.1.1 Giới thiệu về công nghệ LTE . 13
2.1.2 So sánh công nghệ LTE với công nghệ Wimax và những triển vọng cho
công nghệ LTE . 14
2.1.2.1 So sánh công nghệ LTE với công nghệ Wimax . 14
2.1.2.2 Những triển vọng cho công nghệ LTE . 18
2.1.3 Mục tiêu thiết kế LTE . 20
2.1.3.1 Tiềm năng công nghệ . 21
2.1.3.2 Hiệu suất hệ thống . 22
2.1.3.3 Các vấn đề liên quan đến việc triển khai . 24
2.1.3.4 Kiến trúc và sự dịch chuyển (migration) . 28
2.1.3.5 Quản lí tài nguyên vô tuyến . 28
2.1.3.6 Độ phức tạp . 29
2.1.3.7 Những vấn đề chung . 29
Đồ án tốt nghiệp Trang viii
2.1.4 Các thông số lớp vật lý của LTE . 29
2.1.5 Dịch vụ của LTE . 30
2.1.6 Tình hình triển khai mạng LTE tại Việt Nam: VNPT liên doanh triển khai
mạng LTE (4G) . 33
2.2 Cấu trúc mạng . 35
2.2.1 Mạng lõi . 38
2.2.2 Mạng truy cập . 41
2.2.3 Đƣờng giao tiếp giữa mạng lõi với mạng truy cập vô tuyến . 42
2.2.4 Đƣờng giao tiếp với cơ sở dữ liệu ngƣời dùng . 44
2.2.5 Cấu trúc chuyển vùng Roaming . 44
2.2.6 Kết nối với các mạng khác . 45
2.3 Kiến trúc giao thức . 46
2.3.1 Mặt phẳng ngƣời dùng . 46
2.3.2 Mặt phẳng điều khiển . 47
2.4 Các kênh sử dụng trong E-UTRAN . 50
2.4.1 Kênh vật lý : các kênh vật lý sử dụng cho dữ liệu ngƣời dùng bao gồm : 50
2.4.2 Kênh logic : đƣợc định nghĩa bởi thông tin nó mang bao gồm: . 50
2.4.3 Kênh vận chuyển: bao gồm các kênh sau . 51
2.5 Truyền dữ liệu hƣớng xuống . 51
2.5.1 Nguyên tắc cơ bản của OFDM . 51
2.5.2 Giải điều chế OFDM . 55
2.5.3 Thực hiện OFDM sử dụng xử lý IFFT/FFT . 56
2.5.4 Chèn cyclic prefix . 58
2.5.5 Mô hình miền thời gian của truyền OFDM . 60
2.5.6 Sự ƣớc lƣợng kênh và những symbol tham chiếu. . 61
2.5.7 Tính đa dạng tần số với OFDM: điều quan trọng của mã kênh . 62
2.5.8 Lựa chọn những thông số cơ bản của OFDM . 64
2.5.8.1 Khoảng cách sóng mang con OFDM . 64
2.5.8.2 Số sóng mang con . 65
2.5.8.3 Chiều dài cyclic prefix . 66
2.5.9 Sự biến đổi công suất truyền tức thời . 67
2.5.10 OFDM nhƣ là kế hoạch đa truy nhập và ghép kênh . 67
Đồ án tốt nghiệp Trang ix
2.5.11 Truyền broadcast/multicast đa cell và OFDM . 69
2.6 Truyền dữ liệu hƣớng lên . 71
2.7 MIMO . 73
2.7.1 Cơ bản về MIMO LTE . 73
2.7.2 SU-MIMO (Single user MIMO) . 74
2.7.3 MU-MIMO . 74
2.7.4 Ghép kênh không gian. 76
2.8 MIMO-OFDM . 77
CHƢƠNG 3 TỔNG QUAN MẠNG DI ĐỘNG 4G LTE ADVANCE . 82
3.1 Tổng quan . 82
3.2 Những công nghệ thành phần đề xuất cho LTE-Advance. 83
3.2.1 Truyền dẫn băng rộng hơn và chia sẻ phổ tần . 83
3.2.2 Giải pháp đa anten . 84
3.2.3 Truyền dẫn đa điểm phối hợp . 84
3.2.4 Các bộ lặp và các bộ chuyển tiếp . 85
3.2.5 MCMC CDMA . 86
3.2.5.1 Hệ thống Multicarrier CDMA . 86
3.2.5.2 Hệ thống Multicode CDMA . 90
3.2.5.3 Hệ thống MCMC CDMA . 94
CHƢƠNG 4: MÔ PHỎNG . 98
4.1 Giao diện chính chƣơng trình . 98
4.2. Hệ thống thu phát SC-FDMA . 100
4.3 Mô phỏng hệ thống SCFDMA 10 user trong các trƣờng hợp: cố định, di
chuyển chậm (đi bộ), di chuyển nhanh (đi xe) 108
4.4 So sánh hệ thống SC-FDMA và MCMC-CDMA . 108
137 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 9765 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 4 theo công nghệ LTE và LTE phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặc tính của “Web 2.0” ngày nay vào không gian di động lần đầu tiên. Dọc
theo sự bảo đảm về thƣơng mại, nó sẽ băng qua những ứng dụng thời gian thực nhƣ
game đa ngƣời chơi và chia sẻ tập tin.
Bảng 2.7 : So sánh các dịch vụ của 3G so với 4G LTE
Dịch vụ Môi trƣờng (3G) Môi trƣờng 4G
Thoai (rich voice) Âm thanh thời gian thực VoIP, video hội nghị chất
lƣợng cao
Tin nhắn P2F(P2F
messaging)
SMS, MMS, các email ƣu
tiên thấp (low priority emails)
Photo các tin nhắn, IM,
email di động, tin nhắn video
(photo messages, IM, nobile
e-mail, video messaging)
Lƣớt
web(browsing)
Truy cập đến các dịch vụ
online trực tuyến, Trình duyệt
WAP thông qua GPRS và
mạng 3G. (access to online
information services, for
which users pay standard
network rates. Curently
limited to WAP browsing
over GPRS and 3G networks)
Duyệt siêu nhanh( supper-
fast browsing), uploading
content to social networking
sites
Thông tin cƣớc
phí(paid
information)
Ngƣời dùng trả qua hoặc trên
mạng tính cƣớc chuẩn. Chính
yếu là dựa trên thông tin văn
bản.(contentforwhich users
pay over and above standard
network charges. Mainly text
based information ).
Tạp chí trực tuyến, dòng âm
thanh chất lƣợng cao.(E-
newspapers, high quality
audio streaming)
Riêng
tƣ(personalization)
Chủ yếu là âm thanh
chuông(ringtone), cũng bao
Âm thanh thực(thu âm gốc từ
ngƣời nghệ sĩ), các trang
Đồ án tốt nghiệp Trang 32
Chƣơng 2: Hệ thống 4G LTE
gồm màn hình chờ
(screensavers)và nhạc
chờ(ring tone)
web cá nhân (
realtones(original artist
recordings), personalized
mobile web sites)
Games Tải về và chơi game trực
tuyến(downloadable and
online games)
Kinh nghiệm game trực
tuyến vững chắc qua cả
mạng cố định và di động (a
consistent online gaming
experience across both fixed
and mobile networks)
Video/TV theo yêu
cầu (video/TV on
demand)
Chạy và có thể tải
video(streamed and
downloadable video content)
Các dịch vụ quảng bá
tivi(Broadcast television
service), , Tivi theo đúng yêu
cầu(true on demand), dòng
video chất lƣợng cao(high
quality video streaming)
Nhạc Tải đầy đủ các track và các
dịch vụ âm thanh(full track
downloads and analogue
radio services )
Lƣu trữ và tải nhạc chất
lƣợng cao
Nội dung tin nhắn
và cross
media(content
messaging and
cross media)
Tin nhắn đồng cấp sử dụng ba
thành phần cũng nhƣ tƣơng
tác với các media khác.(peer-
to-peer messaging using third
party content as well as
interaction with other media)
Phân phối tỷ lệ rộng của các
video clip, dịch vụ karaoke,
video cơ bản quảng cáo di
động(wide scale distribution
of video clips, karaoke
services. Video-based mobile
advertising)
M-comerce(
thƣơng mại qua
điện thoại)
Thực hiện các giao dịch và
thanh toán qua mạng di
động.(commission on
Điện thoại cầm tay nhƣ thiết
bị thanh toán, với các chi tiết
thanh toán qua mạng tốc độ
Đồ án tốt nghiệp Trang 33
Chƣơng 2: Hệ thống 4G LTE
transactions (including
gambling) and payment
facilities undertaken over
moblie networks)
cao để cho phép các giao
dịch thực hiện nhanh chóng
( Mobile handsets as
payment devices, with
payment details carried over
high speed networks to
enable rapid completion of
transactions)
Mạng dữ liệu di
động(mobile data
netwoking)
Truy cập đến các mạng nội bộ
và cơ sở dữ liệu cũng nhƣ
cách sử dụng của các ứng
dụng nhƣ CRM(Access to
corporate intranets and
database as well as the use of
application such as CRM)
Chuyển đổi file P2P, các ứng
dụng kinh doanh, ứng dụng
chia sẻ, thông tin M2M, di
động intranet/extranet.(P2P
file transfer, business
applications, application
sharing, M2M
communication, mobile
intranet/extranet)
2.1.6 Tình hình triển khai mạng LTE tại Việt Nam
VNPT và tập đoàn viễn thông Altech Telecom (Nga) đã kí kết thỏa thuận hợp tác
lập liên doanh RusViet Telecom để cung cấp dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ
di động thế hệ tiền 4G LTE.
Ngay sau khi đƣợc Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép thử nghiệm dịch
vụ công nghệ 4G, Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã nỗ lực
khẩn trƣơng triển khai và lắp đặt thành công trạm BTS công nghệ LTE đầu tiên tại
Việt Nam vào ngày 10/10/2010.
VNPT là một trong năm doanh nghiệp đƣợc Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy
phép thử nghiệm dịch vụ công nghệ 4G với thời hạn giấy phép là 1 năm. Ngay sau
Đồ án tốt nghiệp Trang 34
Chƣơng 2: Hệ thống 4G LTE
khi có đƣợc giấy phép này, VNPT đã khẩn trƣơng tiến hành thực hiện dự án thử
nghiệm cung cấp dịch vụ vô tuyến băng rộng công nghệ LTE.
Chỉ sau 39 ngày nỗ lực triển khai với sự ủng hộ của các cơ quan quản lí Nhà nƣớc,
vào ngày 10/10 vừa qua, trạm BTS LTE đầu tiên đã đƣợc lắp đặt. Đây không chỉ là
trạm BTS công nghệ LTE đầu tiên ở Việt Nam mà còn là đầu tiên trong khu vực các
nƣớc Đông Nam Á.
Trạm BTS công nghệ LTE này đƣợc đặt tại nhà Internet, lô 2A, làng Quốc tế Thăng
Long, Cầu Giấy, Hà Nội (trụ sở của công ty Điện toán và truyền số liệu VDC). Với
tốc độ truy cập Internet lên đến 60Mb/s, dịch vụ truy cập Internet vô tuyến LTE hứa
hẹn sẽ mang tới cho khách hàng các ứng dụng đòi hỏi băng thông lớn nhƣ video,
HDTV, giải trí trực tuyến,…
Theo dự kiến, giai đoạn 1 dự án thử nghiệm cung cấp dịch vụ vô tuyến băng rộng
công nghệ LTE của VNPT-VDC sẽ phủ sóng toàn bộ khu vực Hà Nội trƣớc ngày
26/10, ngày khai mạc hội nghị thƣợng đỉnh về Thƣơng mại và Đầu tƣ ASEAN
(ASEAN-BIS) 2010.
Hình 2.5 Bộ thu phát sóng
Đồ án tốt nghiệp Trang 35
Chƣơng 2: Hệ thống 4G LTE
Hình 2.6 Hệ thống mạng lõi
2.2 Cấu trúc mạng
Nhƣ đã đề cập, LTE đƣợc thiết kế để hỗ trợ cho các dịch vụ chuyển mạch gói, đối
lập với chuyển mạch kênh truyền thống. Nó hƣớng đến cung cấp các kết nối IP giữa
các UE (User Equipment) và PDN (Packet Data Network), mà không có bất kì sự
ngắt quãng nào đối với những ứng dụng của ngƣời dùng trong suốt quá trình di
chuyển. Trong khi thuật ngữ LTE đề cập quanh sự tiến triển việc truy cập vô tuyến
thông qua E-UTRAN (Evolved-UTRAN), nó còn đƣợc kết hợp cùng với các
phƣơng diện cải tiến “ không vô tuyến” dƣới thuật ngữ SAE (System Architecture
Evolution)_bao gồm mạng lõi gói cải tiến EPC (Evolved Packet Core). LTE cùng
với SAE tạo thành hệ thống gói cải tiến EPS (Evolved Packet System).
Đồ án tốt nghiệp Trang 36
Chƣơng 2: Hệ thống 4G LTE
Hình 2.7 Sự chuyển đổi trong cấu trúc mạng từ UTRAN sang E-UTRAN
Hình 2.7 cho thấy các thành phần chính của một mạng lõi và mạng truy nhập vô
tuyến LTE. So sánh với UMTS, mạng vô tuyến ít phức tạp hơn. Mục đích chính của
LTE là tối thiểu hóa số Node. Vì vậy, ngƣời ta đã quyết định rằng các RNC nên
đƣợc gỡ bỏ, và chức năng của chúng đã đƣợc chuyển một phần sang các trạm cơ sở
và một phần sang nút Gateway của mạng lõi. Để phân biệt với các trạm cơ sở
UMTS, các trạm cơ sở của LTE đƣợc gọi là Enhanced NodeB (eNodeB). Bởi vì
không còn phần tử điều khiển ở trung ƣơng trong mạng vô tuyến nữa nên giờ đây
các trạm cơ sở thực hiện chức năng quản lí dữ liệu truyền tải một cách tự lập, và
bảo đảm chất lƣợng dịch vụ. Tuy nhiên các RNC vẫn điều khiển các kênh truyền tải
dành cho dịch vụ thoại chuyển kênh.
Đồ án tốt nghiệp Trang 37
Chƣơng 2: Hệ thống 4G LTE
Hình 2.8 Cấu trúc EPS
EPS dùng khái niệm “EPS bearers” tạm dịch là thông báo EPS để định tuyến IP từ
Gateway trong PDN đến UE. Một thông báo là một gói IP đƣợc gọi là QoS (Quality
of Service) giữa Gateway và UE.
Hình 2.9 Các thành phần trong mạng EPS
EPS cung cấp cho ngƣời dùng một kết nối IP đến một PDN để truy cập Internet,
cũng nhƣ là thực thi các dịch vụ nhƣ VoIP. Một thông báo EPS điển hình đƣợc kết
hợp với một QoS. Nhiều thông báo có thể đƣợc thiết lập cho một ngƣời dùng để
cung cấp nhiều dòng QoS khác nhau hoặc để kết nối đến các PDN khác nhau. Ví dụ
Đồ án tốt nghiệp Trang 38
Chƣơng 2: Hệ thống 4G LTE
nhƣ, ngƣời dùng vừa thực hiện cuộc gọi VoIP, vừa duyệt Web hoặc download FTP
(File Transfer Protocol). Một thông báo VoIP sẽ cung cấp QoS cần thiết cho cuộc
gọi thoại, trong khi một thông báo best-effort sẽ thích hợp cho duyệt Web hoặc
phiên FTP.
Hình 2.9 chỉ ra một cấu trúc mạng EPS bao gồm nhiều thành phần mạng và các giao
diện chuẩn. Ở tầng cao, mạng gồm có Core Network CN (EPC) và mạng truy cập
E-UTRAN. Trong khi CN bao gồm những nút vật lí thì mạng truy cập chỉ có một
nút duy nhất, đó là eNodeB (evolved NodeB), phần tử kết nối đến các UE. Mỗi
phần tử sẽ kết nối với các phần tử khác thông qua những giao diện chuẩn cho phép
tƣơng kết.
2.2.1 Mạng lõi
Mạng lõi CN (đƣợc gọi là EPC trong SAE) đáp ứng cho việc điều khiển UE và thiết
lập các thông báo. Các Node chính của EPC:
PDN Gateway (P-GW)
Serving Gateway (S-GW)
Mobility Management Entity (MME)
Đồ án tốt nghiệp Trang 39
Chƣơng 2: Hệ thống 4G LTE
Hình 2.10 Phân chia chức năng giữa E-UTRAN và EPC
Ngoài các Node này, EPC cũng gồm có những Node và chức năng vật lí khác nhƣ
HSS (Home Subscriber Server) và PCRF (Policy Control Charging Rules
Function).
Chức năng:
PCRF: chịu trách nhiệm việc điều khiển chính sách ra quyết định cũng nhƣ điều
khiển các thực thể trong PCEF (Policy Control Enforcement Function)_thƣờng trú
trong P-GW. PCRF cấp phép cho QoS quyết định cách thức một dòng dữ liệu hoạt
động trong PCEF và đảm bảo phù hợp thuê bao ngƣời dùng.
HLR (Home Location Register): HLR chứa dữ liệu thuê bao ngƣời dùng. Nó cũng
giữ thông tin về các PDN mà ngƣời dùng có thể kết nối. Ngoài ra, HLR còn nắm
giữ thông tin động nhƣ là việc nhận dạng ngƣời dùng đang đăng kí của MME. HLR
còn tích hợp AuC (Authentication Centre)_phần tử phát mã bảo vệ và cấp phép.
Đồ án tốt nghiệp Trang 40
Chƣơng 2: Hệ thống 4G LTE
P-GW: chịu trách nhiệm định vị địa chỉ IP cho UE, cũng nhƣ thực thi QoS từ
PCRF. PCRF sẽ lọc các gói IP hƣớng xuống ngƣời sử dụng trong các thông báo
QoS khác nhau.
S-GW: tất cả các gói IP ngƣời dùng đƣợc chuyển đi thông qua S-GW, S-GW nhƣ
một trạm di động địa phƣơng cung cấp các thông báo dữ liệu khi UE di chuyển giữa
các eNodeB. Nó cũng giữ lại thông tin về các thông báo khi UE trong tình trạng rỗi
và làm bộ đệm tạm thời cho dữ liệu hƣớng xuống trong khi MME bắt đầu nhắn tin
thông báo thiết lập lại đến UE. Thêm vào đó, S-GW còn thực hiện các chức năng
điều khiển trong mạng khách nhƣ là thu thập thông tin để tính cƣớc (ví dụ nhƣ lƣu
lƣợng dữ liệu gửi và nhận từ ngƣời dùng). Nó cũng cung cấp các trạm di động để
kết nối liên mạng với các kĩ thuật khác của 3GPP nhƣ GPRS và UMTS.
MME: điều khiển các Node xử lí tín hiệu giữa UE và CN. Giao thức giữa UE và
CN là Non-Access Stratum (NAS).
Chức năng chính của MME đƣợc phân loại nhƣ sau :
Các chức năng liên quan đến quản lí thông báo : chức năng này bao gồm thiết lập,
duy trì và gởi đi các thông báo và đƣợc điều khiển bởi lớp quản lí phiên trong giao
thức NAS.
Các chức năng liên quan đến quản lí kết nối : bao gồm việc kết nối và bảo mật giữa
mạng và UE đƣợc điều khiển bởi lớp quản lí tính di động hoặc kết nối trong giao
thức NAS.
Các thủ tục lớp không truy cập NAS (Non-Acess Stratum).
Các thủ tục NAS là các thủ tục quản lí kết nối đặc biệt, về cơ bản giống với UMTS.
Sự khác biệt chính với UMTS là EPS cho phép ghép nối nhiều thủ tục để sự thiết
lập của các kết nối và thông báo nhanh hơn.
Đồ án tốt nghiệp Trang 41
Chƣơng 2: Hệ thống 4G LTE
2.2.2 Mạng truy cập
E-UTRAN là một cấu trúc phẳng. Các eNodeB kết nối với nhau thông qua các
đƣờng giao tiếp X2, và kết nối với EPC bằng đƣờng giao tiếp S1.
Mạng truy cập của LTE, E-UTRAN, đơn giản bao gồm một mạng lƣới các eNodeB
nhƣ hình 2.7.
Các trạm cơ sở giờ đây còn chịu trách nhiệm thực hiện các cuộc chuyển giao cho
các UE tích cực. Vì mục đích này, giờ đây các eNodeB có thể liên lạc trực tiếp với
nhau thông qua các đƣờng giao tiếp X2. Các đƣờng giao tiếp này đƣợc dùng để
chuẩn bị những cuộc chuyển giao và cũng có thể đƣợc dùng để gửi chuyển tiếp dữ
liệu ngƣời dùng (các gói IP) từ mạng cơ sở hiện tại sang mạng cơ sở mới để giảm
thiểu dữ liệu ngƣời dùng thất thoát trong quá trình chuyển giao. Bởi lẽ các đƣờng
giao tiếp X2 không bắt buộc phải có, nên các trạm cơ sở cũng có khả năng liên lạc
với nhau thông qua Gateway truy cập để chuẩn bị các cuộc chuyển giao. Tuy nhiên
trong trƣờng hợp này, dữ liệu ngƣời dùng không đƣợc chuyển tiếp trong quá trình
chuyển giao. Điều đó nghĩa là một số dữ liệu đã đƣợc mạng gửi đi tới trạm cơ sở
hiện tại có thể thất thoát, bởi vì sau khi một quyết định chuyển giao đƣợc thực hiện,
nó phải đƣợc thi hành càng nhanh càng tốt trƣớc khi đƣờng truyền vô tuyến mất đi.
Không giống trong UMTS, các mạng vô tuyến LTE chỉ thực hiện các cuộc chuyển
giao cứng, tức là vào mỗi thời điểm chỉ có một cell liên lạc với UE.
Đƣờng giao tiếp nối các eNodeB với các nút gateway giữa mạng vô tuyến và mạng
lõi là đƣờng S1. Nó hoàn toàn dựa trên giao thức IP, nên không biết gì về công
nghệ vận chuyển tầng thấp cả. Đây là một khác biệt lớn với UMTS. Trong UMTS,
các đƣờng giao tiếp giữa các NodeB, các RNC và SGSN nhất thiết dựa trên giao
thức ATM dành cho các tầng thấp. Giữa RNC và NodeB, IP không hề đƣợc dùng
cho việc gửi chuyển tiếp các gói. Tuy cho phép đồng bộ hóa dễ hơn giữa các nút,
song việc cần phải sử dụng ATM để vận chuyển dữ liệu trên các tầng thấp khiến kết
cấu không linh hoạt và phức tạp. Trong những năm gần đây, tình hình này càng tệ
hơn do nhu cầu thông lƣợng tăng cao không còn phù hợp với những đƣờng truyền
ATM trên các kênh E1 2 Mbit/s nữa. Vì vậy, chuẩn UMTS sau này đã đƣợc cải tiến
Đồ án tốt nghiệp Trang 42
Chƣơng 2: Hệ thống 4G LTE
để cũng dùng IP làm một giao thức vận chuyển giữa mạng lõi và trạm cơ sở. Nhƣng
LTE thì ngay lúc bắt đầu đã hoàn toàn dựa trên vận chuyển IP trên mạng vô tuyến.
Các trạm cơ sở đƣợc trang bị những cổng Ethernet 100 Mbit/s hoặc 1Gbit/s quen
thuộc trong thế giới PC, hoặc các cổng cáp quang Gigabit Ethernet.
Giao thức giữa các eNodeB và UE là giao thức lớp truy cập AS (Access Stratum).
E-UTRAN chịu trách nhiệm về các chức năng liên quan đến vô tuyến, gồm có :
Quản lí nguồn tài nguyên vô tuyến.
Nén Header.
Bảo mật.
Kết nối với EPC.
Về phƣơng diện mạng, mỗi EnodeB sẽ quản lí một số lƣợng cell nhất định. Khác
với 2G hay 3G, LTE tích hợp chức năng bộ điều khiển vô tuyến trong eNodeB.
Điều này cho phép sự tƣơng tác thích hợp giữa những lớp giao thức khác nhau của
mạng truy cập vô tuyến, vì vậy có thể giảm trễ và cải thiện hiệu suất. Việc điều
khiển phân phối sẽ tránh đƣợc tình trạng đòi hỏi một bộ điều khiển xử lí chuyên
sâu, do đó, sẽ giảm giá thành. Hơn nữa, khi LTE không hỗ trợ chuyển giao mềm thì
không cần chức năng liên kết dữ liệu tập trung trong mạng.
2.2.3 Đƣờng giao tiếp giữa mạng lõi với mạng truy cập vô tuyến
Nhƣ trong hình 2.9, nút Gateway giữa mạng truy nhâp vô tuyến và mạng lõi đƣợc
phân ra thành hai thực thể luận lí: Serving Gateway (Serving-GW) và Mobility
Manager Entity (MME). Kết hợp với nhau, chúng thực hiện những công việc tƣơng
tự nhƣ SGSN (Serving GPRS Support Node) trong các mạng UMTS. Trong thực tế,
cả hai thành phần luận lí này có thể đƣợc thực hiện trên cùng một thiết bị phần cứng
hoặc có thể đƣợc tách ra để có thể tăng giảm kích cỡ độc lập với nhau.
Bởi vì đƣờng giao tiếp S1 đƣợc dùng cho cả dữ liệu ngƣời dùng (nối với
Serving_GW) lẫn dữ liệu báo hiệu (nối với MME), nên kiến trúc của các giao thức
Đồ án tốt nghiệp Trang 43
Chƣơng 2: Hệ thống 4G LTE
tầng cao hơn đƣợc phân ra thành hai bộ giao thức khác biệt: S1-C và S1-U. Giao
thức S1-C (điều khiển) đƣợc dùng để trao đổi các thông điệp điều khiển giữa một
UE và MME. Nhƣ đƣợc trình bày bên dƣới, các thông điệp này đƣợc trao đổi qua
các kênh “non-IP” đặc biệt trên giao tiếp vô tuyến rồi sau đó đƣợc eNodeB đặt vào
trong các gói IP trƣớc khi chúng đƣợc gửi chuyển tiếp đến MME. Tuy nhiên, dữ
liệu ngƣời dùng đã đƣợc truyền với tính cách các gói IP qua giao tiếp vô tuyến, và
chúng đƣợc gửi chuyển tiếp qua giao thức S1-U (ngƣời dùng) đến Serving-GW.
Nếu MME và Serving-GW đƣợc thực hiện riêng biệt, đƣờng giao tiếp S11 sẽ đƣợc
dùng để liên lạc giữa hai thực thể đó. Cần có sự liên lạc giữa hai thực thể đó, ví dụ
nhƣ để tạo ra các kênh truyền khi ngƣời dùng nối vào mạng, hoặc để sửa đổi một
đƣờng hầm khi một ngƣời dùng nào đó di chuyển từ cell này sang cell khác.
Không giống nhƣ các mạng vô tuyến không dây trƣớc đó, khi một Gateway của
mạng truy nhập (SGSN) chịu trách nhiệm đối với một số RNC nhất định và mỗi
RNC đến lƣợt nó lại chịu trách nhiệm đối với một số trạm cơ sở nhất định, đƣờng
giao tiếp S1 hậu thuẫn một kiến trúc nối kết mắc lƣới (mesh). Thế có nghĩa là không
phải chỉ một mà là vài MME và Serving-GW có thể liên lạc với từng eNodeB, và số
lƣợng MME và Serving-GW có thể khác biệt. Điều này làm giảm số lƣợng các cuộc
chuyển giao liên-MME khi ngƣời dùng di chuyển, và cho phép số lƣợng MME phát
triển độc lập với số lƣợng Serving-GW, bởi vì dung lƣợng của MME lệ thuộc vào
tải trọng báo hiệu, còn dung lƣợng của Serving-GW lệ thuộc vào tải trọng dữ liệu
truyền của ngƣời dùng. Những dung lƣợng này có thể phát triển khác nhau qua thời
gian. Một kiến trúc mắt lƣới của giao tiếp S1 cũng bổ sung tính dự phòng cho
mạng. Nếu một MME hỏng, thì một MME thứ hai có thể tự động tiếp quản nếu nó
đƣợc cấu hình để phục vụ những cell giống nhƣ MME kia. Tác hại duy nhất của
một cơ chế khôi phục tự động khi gặp hỏng hóc nhƣ vậy là, những ngƣời dùng đƣợc
phục vụ bởi MME hỏng phải đăng kí lại với mạng. Những khả năng mắt lƣới của
giao tiếp S1 đƣợc dùng trong thực tế nhƣ thế nào là tùy thuộc vào chính sách của
các nhà cung cấp dịch vụ mạng và vào kiến trúc của mạng vận chuyển bên dƣới.
Đồ án tốt nghiệp Trang 44
Chƣơng 2: Hệ thống 4G LTE
2.2.4 Đƣờng giao tiếp với cơ sở dữ liệu ngƣời dùng
Một đƣờng giao tiếp quan trọng nữa trong các mạng lõi LTE là đƣờng giao tiếp S6
nối giữa các MME và cơ sở dữ liệu lƣu trữ thông tin thuê bao. Trong
UMTS/GPRS/GSM, cơ sở dữ liệu này đƣợc gọi là HLR (Home Location Register).
Trong LTE, HLR đƣợc sử dụng lại và đƣợc đổi tên thành HSS (Home Subscriber
Server). Về cơ bản, HSS là một HLR cải tiến, và chứa thông tin thuê bao cho GSM,
GPRS, UMTS, LTE. Đƣờng giao tiếp S6 dùng giao thức Diameter dựa trên IP. HSS
là một cơ sở dữ liệu kết hợp, và nó đƣợc sử dụng đồng thời bởi các mạng GSM,
UMTS và LTE thuộc cùng một nhà cung cấp dịch vụ mạng. Vì thế, ngoài đƣờng
giao tiếp S6 dành cho LTE ra, nó tiếp tục hậu thuẫn đƣờng giao tiếp MAP truyền
thống.
2.2.5 Cấu trúc chuyển vùng Roaming
Hình 2.11 Cấu trúc chuyển vùng truy cập với P-GW trong mạng nhà
Một mạng hoạt động trong một quốc gia đƣợc gọi là mạng di động mặt đất công
cộng PLMN (Public Land Mobile Network). Chuyển vùng, nơi ngƣời dùng đƣợc
cho phép kết nối đến các PLMN khác, là một điểm nổi bật của mạng di động, và
LTE/SAE cũng không phải là ngoại lệ. Khi ngƣời sử dụng chuyển vùng, họ sẽ đƣợc
Đồ án tốt nghiệp Trang 45
Chƣơng 2: Hệ thống 4G LTE
kết nối đến E-UTRAN, MME và S-GW của mạng LTE khách. Tuy nhiên,
LTE/SAE chỉ cho phép sử dụng P-GW hoặc của mạng khách hoặc của mạng nhà.
Sử dụng P-GW mạng nhà cho phép ngƣời sử dụng truy cập các dịch vụ của mạng
nhà ngay khi đang ở trong mạng khách. Một P-GW trong mạng khách cho phép một
„„ngắt cục bộ‟‟ (local breakout) đối với mạng Internet trong mạng khách.
2.2.6 Kết nối với các mạng khác
EPS cũng hỗ trợ kết nối và chuyển giao với các mạng dùng kĩ thuật truy cập vô
tuyến khác nhƣ GSM, UMTS, CDMA2000 và WIMAX. Kiến trúc đó đƣợc chỉ ra
trên hình
Hình 2.12 Kiến trúc liên mạng với 3G UMTS
S-GW hoạt động nhƣ một trạm di động (mobility anchor) dùng để kết nối với các kĩ
thuật 3GPP nhƣ GSM và UMTS trong khi P-GW cho phép kết nối với các mạng
không phải của 3GPP nhƣ CDMA 2000 hay WIMAX.
Đồ án tốt nghiệp Trang 46
Chƣơng 2: Hệ thống 4G LTE
2.3 Kiến trúc giao thức
2.3.1 Mặt phẳng ngƣời dùng
Một gói IP của UE đƣợc đóng gói trong một EPC-giao thức và đƣờng hầm cụ thể
giữa P-GW và eNodeB- để truyền đến UE. Các giao thức xuyên hầm khác nhau
đƣợc dùng với các đƣờng giao tiếp khác nhau. Một giao thức xuyên hầm trong
3GPP gọi là giao thức xuyên hầm GPRS (GPRS Tunnelling Protocol) đƣợc sử dụng
trong các đƣờng giao tiếp của mạng lõi, S1 và S5/S8.
Giao thức mặt phẳng ngƣời dùng E-UTRAN có màu xám nhƣ hình 2.13, bao gồm
các lớp con PDCP (Packet Data Convergence Protocol), RLC (Radio Link Control)
và MAC (Medium Access Control).
Hình 2.13 Ngăn xếp giao thức mặt phẳng người dùng của E-UTRAN
Điều khiển dữ liệu trong suốt quá trình chuyển giao: do thiếu Node điều khiển trung
tâm, việc đệm dữ liệu trong suốt quá rình chuyển giao phụ thuộc vào tính di động
ngƣời dùng trong suốt quá trình chuyển giao phải đƣợc thực hiện bởi chính
eNodeB. PDCP chịu trách nhiệm bảo vệ dữ liệu trong suốt quá trình chuyển giao.
Cả hai lớp RLC và MAC bắt đầu lại từ đầu trong một cell mới sau khi chuyển giao.
Đồ án tốt nghiệp Trang 47
Chƣơng 2: Hệ thống 4G LTE
2.3.2 Mặt phẳng điều khiển
Hình 2.14 Ngăn xếp giao thức mặt phẳng điều khiển của E-UTRAN
Vùng màu xám chỉ ra các giao thức tầng truy cập. Các lớp thấp hơn hoạt động với
cùng chức năng nhƣ bên mặt phẳng ngƣời dùng, chỉ khác ở chỗ là không nén
Header.
Giao thức RRC đƣợc biết đến nhƣ giao thức lớp 3 trong tầng truy cập. Nó có chức
năng điều khiển chính trong tầng truy cập, chịu trách nhiệm thiết lập các thông báo
vô tuyến và cấu hình tất cả các lớp thấp hơn sử dụng báo hiệu RRC giữa eNodeB và
UE.
Đồ án tốt nghiệp Trang 48
Chƣơng 2: Hệ thống 4G LTE
Hình 2.15 Kiến trúc giao thức
Trạng thái tích cực RRC
Để tối thiểu hóa việc sử dụng tài nguyên trong mạng, và để tiết kiệm điện năng của
pin trong các UE, LTE qui định vài trạng thái đƣờng truyền khác nhau. Trong khi
dữ liệu đang đƣợc trao đổi giữa mạng và UE thì đƣờng truyền ở trạng thái tích cực
RRC (RRC active). Trạng thái này có nghĩa là mạng có thể cấp phát tài nguyên cho
thiết bị trên kênh dùng chung bất kì lúc nào, và dữ liệu có thể đƣợc truyền đi ngay
lập tức. Thiết bị vẫn ở trong trạng thái tích cực cho dù đôi lúc không có dữ liệu nào
đƣợc truyền cả, ví dụ sau khi nội dung của một trang Web đã đƣợc tải đầy đủ về
thiết bị. Điều này đảm bảo rằng những cuộc truyền gói sau đó có thể diễn ra ngay
lập tức, ví dụ nhƣ khi ngƣời dùng kích vào một liên kết trên trang Web đã tải, mà
không cần tốn thêm công sức kiểm soát tài nguyên.
Khi ở trong trạng thái tích cực đầy đủ, UE có vài dịp để làm cho bộ thu sóng của nó
không còn tích cực nữa, điều vốn có ảnh hƣởng tiêu cực lên dung lƣợng của pin.
Nhƣ vậy sau một thời gian không tích cực nào đó, mạng có thể quyết định kích hoạt
một chế độ nhận sóng không liên tục (Discontinuous Reception Mode_DRX) trong
Đồ án tốt nghiệp Trang 49
Chƣơng 2: Hệ thống 4G LTE
khi UE vẫn ở trong trạng thái tích cực. Tức là UE chỉ định kì mới phải lắng nghe
những thông báo cấp phát thông lƣợng hƣớng xuống và các lệnh điều khiển, còn
vào tất cả những lúc khác thì có thể tắt đi bộ thu sóng của nó. Khoảng thời gian ở
chế độ DRX này linh động và có thể từ vài mili-giây cho đến vài giây.
Ngay cả khi trong chế độ DRX mode, tính di động của thiết bị vẫn đƣợc mạng kiểm
soát. Tức là UE phải liên tục gửi những kết quả đo đạc tín hiệu về mạng khi gặp
phải một ngƣỡng tín hiệu thấp hoặc cao đã qui định trƣớc cho cell hiện tại và cell kế
cận. Nhƣ thế eNodeB có thể khởi phát một thủ tục chuyển giao sang một cell khác
bất kì khi nào nó thấy cần thiết.
Trạng thái rỗi RRC
Nếu không có gói nào đƣợc truyền trong một thời gian kéo dài, eNodeB có thể đặt
đƣờng giao tiếp với ngƣời dùng vào trạng thái rỗi RRC (RRC Idle). Tức là, tuy
đƣờng truyền luận lí với mạng và địa chỉ IP vẫn còn nguyên nhƣng đƣờng truyền vô
tuyến thì đƣợc gỡ bỏ. MME cũng đƣợc thông báo về sự thay đổi trạng thái này, bởi
vì các gói IP đến từ Internet có thể không còn đƣợc giao tới mạng vô tuyến nữa. Hệ
quả là, vào lúc nhận các gói IP, MME cần gửi một thông điệp nhắn tin đến UE, dẫn
đến việc thiết lập lại một đƣờng truyền vô tuyến. Trong trƣờng hợp UE cần gửi một
gói IP trong khi đang ở trạng thái rỗi RRC, chẳng hạn vì ngƣời dùng vừa kích vào
một liên kết trên trang Web sau một thời gian dài không tích cực, nó cũng phải yêu
cầu thiết lập một đƣờng truyền vô tuyến rồi gói đó mới có thể đƣợc truyền đi.
Vả lại, mạng không còn kiểm soát tính di động của những UE nào đang trong trạng
thái rỗi RRC nữa, và UE đó có thể tự quyết định di chuyển từ cell này sang cell
khác . Vài cell đƣợc nhóm lại thành một khu vực theo dõi. UE chỉ báo cáo một sự
thay đổi cell về cho mạng nếu nó chọn một cell mà thuộc một khu vực theo dõi
khác. Thế có nghĩa là mạng, hoặc cụ thể hơn là MME, phải gửi một thông điệp nhắn
tin qua tất cả các cell thuộc khu vực theo dõi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NOI DUNG.pdf