Hệ thống thư viện công cộng nhà nước ở Việt Nam

Lịch sử hình thành thư viện Quốc gia VN

Là tiền thân của TVTƯ Đông Dương thành lập theo nghị định của Toàn quyền Pháp ngày 29 tháng 11 năm 1917. Ngày 1/9/1919, TV bắt đầu mở cửa hoạt động.

Năm 1935, TV đổi tên là TV Pie Paskiê (Pierre Pasquier). Năm 1945 TV do giáo sư người Nhật tên là Kudo quản lý. Sau CM T8, theo sắc lệnh số 13, TV Pie do Bộ Qgia GD quản lý và do Ngô Đình Nhu được cử làm giám đốc. Cuối năm 1946, Hà Nội bị tạm chiếm. TV lại thuộc quyền Qlí của người Pháp. Tháng 7 năm 1953, TV sáp nhập vào viện ĐH Hà Nội và gọi là Tổng TV HN. Sau k/c chống Pháp TV được quân ta tiếp quản và chính thức mang tên TVQG từ năm 1957.

 

ppt36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5496 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hệ thống thư viện công cộng nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi Em hãy cho biết theo Pháp lệnh Thư viện VN, mạng lưới TV nước ta được phân chia thành những loại hình nào? BÀI SỐ 8: HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM Thư viện công cộng (Puclic Library) Tại điều 16, Pháp lệnh Thư viện có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2001, ở VN có 2 loại hình Thư vịên gồm: TV công cộng nhà nước và TV chuyên ngành, đa ngành. 1. Vị trí và những đặc trưng của hệ thống thư viện công cộng nhà nước 1.1. Vị trí của hệ thống thư viện công cộng nhà nước trong đời sống xã hội. - Thư viện công cộng Nhà nước giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp thư viện Việt Nam, là hệ thống “xương sống” của mạng lưới thư viện cả nước, được tổ chức theo đơn vị lãnh thổ. - Theo tuyên ngôn UNESCO, TV công cộng như là lực lượng tác động lên việc phổ cập giáo dục, văn hoá và thông tin cũng như là yếu tố quan trọng nhất giúp củng có hoà bình và cuộc sống tinh thần trong tâm trí của nam giới và phụ nữ. - Là công cụ đắc lực trong việc tuyên truyền, phổ biến tri thức về di sản văn hoá thế giới, văn hoá dân tộc và những thành tựu khoa học KTCN mới, các tác phẩm văn học nghệ thuật nổi tiếng đáp ứng nhu cầu giải trí cho mọi người, sử dụng thời gian nhàn rỗi của nhân dân một cách có ích. - Là nơi tổ chức các sinh hoạt văn hoá, tuyền truyền phổ biến các kiến thức về các loại hình nghệ thuật (các cuộc triẻn lãm tranh, ảnh, thư pháp,…), là nơi gặp gỡ các nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, là nơi tổ chức các câu lạc bộ theo sở thích (câu lạc bộ những người yêu thơ…). - Góp phần giáo dục thẩm mỹ, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc truyền thống và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. - Là công cụ hiệu quả để hỗ trợ việc tự học và thực hiện việc tự học của mỗi cá nhân. Thông qua việc đọc sách tại thư viện, quảng đại quần chúng nhân dân có thể tự học, để mở mang tri thức và hiểu biết cho bản thân. - Góp phần xoá nạn mù chữ, mù tin ở nhiều nơi, góp phần giáo dục thế hệ trẻ, hình thành và củng cố thói quen đọc sách của người dân, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên, nhằm phát triển óc tưởng tượng, tư duy sáng tạo, óc thẩm mỹ cho đối tượng này. Trong điều kiện VN, mặc dù chương trình xoá nạn mù chữ đã hoàn thành cơ bản nhưng trình độ dân trí nói chung của nhân dân lao động còn thấp, do vậy TV công cộng giữ vị trí ngày càng quan trọng. - TV công cộng góp phần nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, giáo dục tư tưởng cho toàn dân, bồi dưỡng truyền thống cách mạng, tinh thần yêu quê hương đất nước, tinh thần Quốc tế chân chính bằng các hình thức tuyên truyền, giới thiệu các tài liệu chính trị xã hội, chú trọng truyền bá lý luận của chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. - TV công cộng tuyền truyền, phổ biến KHKT – CN, góp phần đưa ánh sáng khoa học và công nghệ đến từng người dân bình thường giúp họ phấn đấu khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu về tri thức, thông tin. Cán bộ TV là lực lượng chủ chốt trong việc xây dựng phong trào đọc sách ở cơ sở và phong trào làm theo sách “Người tốt, việc tốt”, “Làm theo sách khoa học kỹ thuật”. Vậy: TV công cộng thực hiện các chức năng văn hoá, giáo dục, thông tin, giải trí. Thông qua việc phổ cập tri thức tổng hợp về mọi lĩnh vực chính trị - xã hội, khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, khoa học xã hội; TV góp phần nâng cao dân trí, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục con người phát triển toàn diện. 1.2. Những đặc trưng cơ bản của TV công cộng nhà nước “Đặc trưng”: theo từ điển Hán Việt là những nét riêng biệt và tiêu biểu được xem là dấu hiệu để phân biệt với những sự vật khác.   1.2. Những đặc trưng cơ bản của TV công cộng nhà nước 1.2.1 Tính phổ cập Em hiểu như thế nào về tính phổ cập của Thư viện công cộng?  - Tính phổ cập thể hiện ở sự bình đẳng về mặt pháp lý của các công dân trong việc sử dụng TV không phân biệt giới tính, tuổi tác, tôn giáo, ngôn ngữ quốc tịch, địa vị xã hội. - Theo tuyên ngôn UNESCO về TV công cộng: cần có dạng dịch vụ hoặc tài liệu đặc biệt để cung cấp cho những người mà vì lý do nào đó không thể sử dụng các dịch vụ và tài liệu thông thường (đại diện của các nhóm ngôn ngữ thiểu số, người tàn tật hay đang nằm viện, người tù…) - Việc phục vụ trong TV công cộng theo nguyên tắc tiếp cận ngang bằng tới các nguồn lực thông tin (tuyên ngôn UNESCO về TV công cộng các năm 1949, 1972, 1994 đều nói về vấn đề này). - Trụ sở TV đặt ở nơi trung tâm của vùng, tiện đường giao thông đi lại, giờ giấc bố trí thuận lợi cho nhân dân. Em hãy cho ví dụ về việc tuyên truyền, giới thiệu và các phương pháp phục vụ của TV công cộng mà em biết? - Tuyên truyền trong các đợt chiến dịch hoặc các cuộc phát động tuyên truyền của trung ương hoặc địa phương về một chủ đề cụ thể, nhân các ngày lễ kỷ niệm lớn. - Phương thức phục vụ cho người khiếm thị ở thư viện Hà Nội. 1.2.3. TV công cộng là một trung tâm thông tin địa phương Tại sao nói TV công cộng là một trung tâm thông tin địa phương? - Tạo cho người sử dụng ở các địa phương tiếp cận nhanh chóng tới tri thức, thông tin ở tất cả các dạng thức, giúp xoá nạn mù thông tin, nâng cao tri thức , hiểu biết của dân cư trong vùng. - TV tạo những điều kiện thuận lợi và tiện nghi tối đa để phục vụ tri thức, thông tin cho bạn đọc. 1.2.4. Vốn tài liệu bao quát mọi lĩnh vực tri thức - Vốn tài liệu mang tính chất tổng hợp và phổ cập, bao gồm tất cả các ngành tri thức, các ngành khoa học. Thông thường, tỷ lệ TL theo lĩnh vực tri thức là: 30% TL chính trị - xã hội, 30% TL KHKT, 30% TL văn học nghệ thuật, 10% TL khác. - Vốn tài liệu bao gồm mọi loại hình của vật mang tin và các dịch vụ phải bao gồm các phương tiện hiện đại cũng như truyền thống. - Theo UNESCO: vốn tài liệu và các dạng dịch vụ không nên chịu sự kiểm duyệt về tư tưởng, chính trị, tôn giáo dưới bất cứ hình thức nào hoặc không nên phụ thuộc vào các yếu tố thương mại. Theo em điều này có phù hợp với Việt Nam không? Áp dụng vào VN, chúng ta phải hiểu: vốn TL của TV phải được kiểm duyệt về nội dung để đảm bảo không vi phạm pháp luật VN (tài liệu có nội dung chống phá Nhà nước, chế độ, tài liệu đồi truỵ,…phải bị nghiêm cấm). 1.2.5. TV công cộng được tổ chức theo đơn vị lãnh thổ.  - TV công cộng được tổ chức theo dấu hiệu phân chia lãnh thổ hành chính (nước, tỉnh hoặc TP, huyện hoặc quận, xã hoặc phường) căn cứ vào điều kiện tự nhiên và xã hội, điều kiện lịch sử của các vùng dân cư và vùng lãnh thổ. Vì vậy, vốn tài liệu và toàn bộ hoạt động của TV bao giờ cũng mang đặc tính của cả vùng. - Thực hiện phối hợp và hợp tác với các TV khác trong vùng. - Tổ chức phục vụ tài liệu và thông tin cho các cơ quan lãnh đạo của vùng. Theo em, có phải thư viện của trại giam Ninh Khánh tỉnh NB chỉ có TL chính trị - xã hội: pháp luật, an ninh trật tự không? - Không phải. TV này có đủ các loại TL cơ bản của một TV công cộng theo tỷ lệ: 30% TL chính trị - xã hội, 30% TL KHKT, 30% TL văn học nghệ thuật, 10% TL khác. TV phục vụ các cán bộ quản giáo, tù nhân. 1.2.6. Vốn tài liệu của TV công cộng không liên quan đến nhiệm vụ cụ thể và kế hoạch công tác của bất cứ cơ quan, xí nghiệp nào. - Vốn sách của TV công cộng luôn mang tính tổng hợp và phục vụ các nhu cầu chung.  1.2.7. Hoạt động nhờ ngân sách Nhà nước - Ngân sách hoạt động của TV công cộng do Nhà nước trung ương hoặc địa phương cấp hàng năm tuỳ theo điều kiện cụ thể. 2. Các loại hình thư viện công cộng nhà nước ở Việt Nam Em hãy nêu các loại hình thư viện thuộc hệ thống Thư viện công cộng nhà nước ở VN? 2.1. Thư viện Quốc gia Việt Nam Em hãy nêu vài nét sơ lược về TVQG VN ?  - Là TV khoa học tổng hợp lớn nhất của cả nước, là TV đứng đầu hệ thống TV công cộng Nhà nước, là TV tiêu biểu cho nền văn hoá của dân tộc, là trung tâm giao lưu cac mối quan hệ trong nước và quốc tế. Lịch sử hình thành thư viện Quốc gia VN Là tiền thân của TVTƯ Đông Dương thành lập theo nghị định của Toàn quyền Pháp ngày 29 tháng 11 năm 1917. Ngày 1/9/1919, TV bắt đầu mở cửa hoạt động. Năm 1935, TV đổi tên là TV Pie Paskiê (Pierre Pasquier). Năm 1945 TV do giáo sư người Nhật tên là Kudo quản lý. Sau CM T8, theo sắc lệnh số 13, TV Pie do Bộ Qgia GD quản lý và do Ngô Đình Nhu được cử làm giám đốc. Cuối năm 1946, Hà Nội bị tạm chiếm. TV lại thuộc quyền Qlí của người Pháp. Tháng 7 năm 1953, TV sáp nhập vào viện ĐH Hà Nội và gọi là Tổng TV HN. Sau k/c chống Pháp TV được quân ta tiếp quản và chính thức mang tên TVQG từ năm 1957. Theo Pháp lệnh Thư viện, TVQG có vai trò, vị trí và nhiệm vụ như thế nào? Vị trí : TVQG là TV trung tâm của cả nước Nhiệm vụ: 1. Khai thác các nguồn tài liệu 2. Thu nhận các XBP lưu chiểu trong nước, bảo quản lâu dài XBP dân tộc, b/soạn TM QG, Tổng TM QG. 3. Tổ chức phục vụ các nhu cầu khác nhau của bạn đọc 4. Hợp tác trao đổi TL trong và ngoài nước 5. NCKH và công nghệ trong lĩnh vực TT- TV 6. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, hướng dẫn nghiệp vụ theo sự phân công của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - Vốn tài liệu: lớn nhất cả nước với khoảng 1.200.000 đơn vị bảo quản, loại hình tài liệu phong phú, nhiều TL quý, tàng trữ đầy đủ nhất các XBP của QG. + Tài liệu quý tiêu biểu là: Dictionnaire historique et critique của Pierre bayle Xb năm 1740, cuốn Dictionnaire Latino-Annamiticum Xb năm 1886, Tv lưu giữ trên 200 bản sách Hán Nôm, 53.901 bản sách Đông Dương, 855 tên báo, tạp chí tiếng Việt xuất bản trước năm 1954, 1859 bản đồ, 4000 tài liệu tra cứu các loại. + Các nguồn tài liệu được nhập vào TV theo 2 nguồn chính là: lưu chiểu và mua bán trao đổi với nước ngoài. - Trao đổi với 104 TV, các cơ quan thông tấn, báo chí, các tổ chức văn hoá của 31 nước. Việc trao đổi này đã cung cấp 80% tổng số sách báo ngoại văn nhập vào TV hàng năm - Số lượng người đăng ký làm thẻ: trên 30.000 người/năm, lượt bạn đọc: hơn 1.000 lượt/ngày - Hình thức phục vụ: chủ yếu phục vụ đọc, tra cứu tại chỗ, không phục vụ mượn về nhà Là TV tiên phong áp dụng tin học hoá. Năm 1986 với sự giúp đỡ của Úc, TV đã bắt đầu tin học hoá (tạo lập khổ mẫu MARC–MachineReadable Cataloging (Mục lục đọc bằng máy), xây dựng nhiều CSDL, hình thành mạng LAN–Local Area Network trong nội bộ TV…). Một số hình ảnh về Thư viện Quốc gia Việt Nam Ảnh TVQG chụp từ những năm 1917 Bạn đọc đang tra cứu cơ sở dữ liệu trên máy tính Thủ thư đang thực hiện việc cho mượn trả sách tại phòng đọc Bạn đọc đang tra cứu cơ sở dữ liệu tại phòng multimedia Một số sách và tạp chí giới thiệu về đất nước, con người Hàn Quốc Số lượng Bạn đọc đến rất đông trong ngày khai mạc phòng đọc Hàn Quốc Bạn đọc đang mượn sách tại quầy thủ thư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptHe thong thu viet VN.ppt
Tài liệu liên quan