ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu:
Tiêu chí chọn bệnh:
Không phân biệt nam nữ, nghề nghiệp, lứa tuổi, thời gian mắc bệnh được điều trị ngoại trú tại
Khoa Khám bệnh – Bệnh viện YHCT TP. HCM.
Bệnh nhân được chẩn đoán, theo YHHĐ: Liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh, theo YHCT:
Thể phong hàn phạm kinh lạc.
Tiêu chí loại trừ:
Bệnh nhân được chẩn đoán liệt thần kinh VII ngoại biên thứ phát.
Bệnh nhân có co thắt phối hợp ở mặt, co cứng, co giật mặt. Bệnh nhân đang mang thai. Bệnh
nhân không hợp tác điều trị.
Tiêu chuẩn ngưng nghiên cứu: Xuất hiện triệu chứng trầm trọng như: viêm giác mạc, viêm kết
mạc nặng, đồng động, co cứng cơ mặt. Bệnh nhân không tuân thủ đầy đủ điều kiện nghiên cứu:
bỏ điều trị giữa chừng, tự ý dùng thêm phương pháp khác.
Theo dõi biến chứng đồng động, co cứng và cách xử trí:
Thầy thuốc: BS nghiên cứu trực tiếp khám bệnh và theo dõi hàng ngày, YS châm cứu được tập
huấn kỹ về điện châm, theo dõi và phát hiện kịp thời biến chứng, đặc biệt chú ý đến biến chứng
đồng động, co cứng, co thắt.
Bệnh nhân: Báo ngay cho thầy thuốc khi có các biểu hiện: máy cơ, rung giật cơ, hay có vận động
ngoại ý của cơ mặt như khi cười, thổi sáo mà gây nheo mắt.
Cách xử trí: Ngưng ngay điều trị bằng điện châm. Cứu ấm các huyệt tại chỗ ở mặt bên liệt, trừ
huyệt Tình minh. Xoa bóp mặt bên liệt 20 – 30 phút/ lần.
Phương pháp nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có nhóm chứng.
Mẫu nghiên cứu: 64 bệnh nhân được sắp xếp ngẫu nhiên theo thứ tự lẽ vào nhóm nghiên cứu,
chẵn vào nhóm chứng (Cỡ mẫu là 155 bệnh nhân cho mỗi nhóm, nhưng do điều kiện thời gian
hạn chế nên chỉ thực hiện được 32 bệnh nhân cho mỗi nhóm).
Phương pháp điều trị: Điện châm kết hợp xoa bóp vùng mặt và tự tập trước gương.
Công thức huyệt:
- Nhóm nghiên cứu: Huyệt tại chỗ, bên liệt:
Toản trúc, Dương bạch, Ty trúc không, Nghinh hương, Địa thương, Giáp xa, Hạ quan, Nhân
trung, Thừa tương, Ế phong, Thính cung.
- Nhóm chứng: Huyệt tại chỗ, bên liệt (như ở nhóm nghiên cứu) và Hợp cốc 2 bên.
9 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 107 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu lực của phác đồ châm cứu các huyệt tại chỗ trong điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n chứng
đồng động, co cứng, co thắt.
Bệnh nhân: Báo ngay cho thầy thuốc khi có các biểu hiện: máy cơ, rung giật cơ, hay có vận động
ngoại ý của cơ mặt như khi cười, thổi sáo mà gây nheo mắt.
Cách xử trí: Ngưng ngay điều trị bằng điện châm. Cứu ấm các huyệt tại chỗ ở mặt bên liệt, trừ
huyệt Tình minh. Xoa bóp mặt bên liệt 20 – 30 phút/ lần.
Phương pháp nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có nhóm chứng.
Mẫu nghiên cứu: 64 bệnh nhân được sắp xếp ngẫu nhiên theo thứ tự lẽ vào nhóm nghiên cứu,
chẵn vào nhóm chứng (Cỡ mẫu là 155 bệnh nhân cho mỗi nhóm, nhưng do điều kiện thời gian
hạn chế nên chỉ thực hiện được 32 bệnh nhân cho mỗi nhóm).
Phương pháp điều trị: Điện châm kết hợp xoa bóp vùng mặt và tự tập trước gương.
Công thức huyệt:
- Nhóm nghiên cứu: Huyệt tại chỗ, bên liệt:
Toản trúc, Dương bạch, Ty trúc không, Nghinh hương, Địa thương, Giáp xa, Hạ quan, Nhân
trung, Thừa tương, Ế phong, Thính cung.
- Nhóm chứng: Huyệt tại chỗ, bên liệt (như ở nhóm nghiên cứu) và Hợp cốc 2 bên.
Cách châm: Mỗi lần châm 6 – 7 huyệt vùng mặt bên liệt. Mất nếp nhăn trán, mắt nhaém không
kín chọn 2 trong các huyệt: Toản trúc, Dương bạch, Ty trúc không. Nhân trung lệch, rãnh mũi má
mờ, thổi sáo, phồng má khó chọn 4 – 5 trong các huyệt: Nghinh hương, Địa thương, Giáp xa, Hạ
quan, Nhân trung, Thừa tương, Ế phong, Thính cung. Ngày châm 1 lần, lưu kim 20 phút. Liệu
trình điều trị 30 ngày, mỗi chủ nhật nghỉ.
Cách điện châm: Dạng xung: hình sin. Cường độ: 15 – 25 µA, hay có co cơ mặt nhẹ, bệnh nhân
cảm giác dễ chịu. Tần số: 5 – 15 Hz. Thời gian kích thích 20 phút, ngày điện châm 1 lần.
Cách xoa bóp và tập luyện cơ:
- Sau khi rút kim châm cứu, thầy thuốc xoa bóp mặt bên liệt cho bệnh nhân với các thủ thuật:
vuốt, xoa, miết, gõ. 20 phút/ lần.
- Sau xoa bóp, người bệnh ngồi trước gương tự tập các động tác: Nhắm mắt, mỉm cười, thổi lửa,
ngậm chặt miệng, cười thấy răng và nhếch môi trên, nhăn trán, nhíu mày, hỉnh 2 cánh mũi, phát
âm: b, p, u, m. Mỗi động tác tập 12 – 15 lần.
- Ở nhà, bệnh nhân tự tập trước gương kết hợp tự xoa bóp mặt bên liệt. Ngày 2 – 3 lần, mỗi lần
15 – 20 phút.
Theo dõi, đánh giá kết quả điều trị:
Dựa trên bảng khám vận động MacMey cải tiến của Nguyễn Tấn Phong để tính điểm các triệu
chứng liệt thần kinh VII ngoại biên. Các triệu chứng được đánh giá, tính điểm ngày đầu tiên và
sau mỗi 5 ngày điều trị.
Theo dõi biến chứng: Sau liệu trình điều trị 30 ngày, bệnh nhân được theo dõi vào các ngày 60
và 90, bằng cách hẹn khám trực tiếp hay qua điện thoại.
Phương pháp thống kê: Các số liêu thu nhập được xữ lý thống kê, phân tích trên phần mềm
SPSS 14.0. So sánh các tỷ lệ của biến số định tính của 2 nhóm: Kiểm định Chi – bình phương.
Trường hợp các tần số mong đợi tại các ô nhỏ hơn 5: Kiểm định chính xác Fisher. So sánh các số
trung bình mỗi 5 ngày điểu trị giữa 2 nhóm: Kiểm định T độc lập.
KẾT QUẢ
Số liệu thống kê
Tổng số 64 bệnh nhân: nhóm nghiên cứu:32 BN, nhóm chứng: 32 BN.
Đặc điểm BN theo tuổi:
Tuổi trung bình ở nhóm NC:41,22 ± 15,79 ; ở nhóm chứng: 35,53 ± 13,71. Sự khác biệt về tuổi ở
2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (t = 2,367; p = 0,129).
Đặc điểm BN theo giới tính:
Bảng 1: Đặc điểm BN theo giới tính:
Giới
Nhóm
Nghiên cứu
Nhóm chứng Tổng cộng So sánh 2
nhóm (chi-
square)
Số BN Tỷ lệ Số BN Tỷ lệ Số BN Tỷ lệ
Nam 14 43,8% 16 50% 30 46,87% χ 2 = 0,251
p = 0,616 Nữ 18 56,2% 16 50% 34 53,12%
Tổng cộng 32 100% 32 100% 64 100%
Nhận xét: Sự khác biệt về giới tính ở 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Đặc điểm BN theo thời gian mắc bệnh:
Bảng 2: Đặc điểm BN theo thời gian mắc bệnh.
Thời gian mắc
bệnh
Nhóm
Nghiên cứu
Nhóm chứng Tổng cộng So sánh 2
nhóm (chi-
square)
Số BN Tỷ lệ Số BN Tỷ lệ Số BN Tỷ lệ
< 10 ngày 27 84,4% 27 84,4% 54 84,37%
χ 2 =1,111
p = 0,574
10-30 ngày 4 12,5% 5 15,6% 09 14,06%
> 30 ngày 1 03,1% 0 0% 01 01,56%
Tổng cộng 32 100% 32 100% 64 100%
Nhận xét: Sự khác biệt về thời gian mắc bệnh ở 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.
Đặc điểm BN theo mức độ liệt:
Bảng 3: Đặc điểm BN theo mức độ liệt.
Mức độ liệt
Nhóm
Nghiên cứu
Nhóm chứng Tổng cộng So sánh 2 nhóm
(chi-square)
Số BN Tỷ lệ Số BN Tỷ lệ Số BN Tỷ lệ
Nhẹ 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%
χ 2 = 0,988
p = 0,318
Trung bình 7 21,90% 4 12,5% 11 17,18%
Nặng 25 78,10% 28 87,50% 53 82,81%
Tổng cộng 32 100% 32 100% 64 100%
Nhận xét: Bệnh nhân có mức độ liệt nặng chiếm đa số. Không có bệnh nhân có mức độ liệt
nhẹ.Sự khác biệt về mức độ liệt ở 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.
Đặc điểm BN đã được điều trị trước khi đến phòng khám:
Bảng 4: Đặc điểm BN đã được điều trị trước khi đến phòng khám.
Đặc điểm trước
điều trị
Nhóm
Nghiên cứu
Nhóm chứng Tổng cộng So sánh 2 nhóm
(chi-square)
Số BN Tỷ lệ Số BN Tỷ lệ Số BN Tỷ lệ
Chưa điều trị 25 78,10% 25 78,10% 50 78,12%
χ 2 = 1,167
p = 0,558
Đã điều trị bằng
Tây y
05 15,60% 03 09,40% 08 12,50%
Đã điều trị bằng
châm cứu
02 06,30% 04 12,50% 06 09,37%
Tổng cộng 32 100% 32 100% 64 100%
Nhận xét: Sự khác biệt về điều trị trước khi đến phòng khám ở 2 nhóm không có ý nghĩa thống
kê với p> 0,05.
Đặc điểm BN tự xoa bóp và tập luyện cơ (lần/ ngày):
Bảng 5: Đặc điểm BN tự xoa bóp và tập luyện cơ.
Tự xoa bóp và
tập luyện cơ
(lần/ ngày)
Nhóm
Nghiên cứu
Nhóm chứng Tổng cộng So sánh 2
nhóm (chi-
square)
Số BN Tỷ lệ Số BN Tỷ lệ Số BN Tỷ lệ
1 1 3,1% 0 0% 1 1,6% χ 2 =1,048
p = 0,592 2 - 3 21 65,6% 21 65,6% 42 65,6%
4 - 5 10 31,3% 11 34,4% 21 32,8%
Tổng cộng 32 100% 32 100% 64 100%
Nhận xét: Sự khác biệt về số lần tự xoa bóp và tập luyện cơ ở 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê
với p> 0,05.
Kết quả nghiên cứu:
Kết quả sau điều trị ở 2 nhóm:
Bảng 6: Kết quả sau điều trị ở 2 nhóm.
Kết quả điều
trị
Nhóm
Nghiên cứu
Nhóm chứng Tổng cộng
So sánh 2 nhóm
(Fisher’s Exact
test) Số BN Tỷ lệ Số BN Tỷ lệ Số BN Tỷ lệ
Khỏi 17 94,4 19 100 36 97,3
p = 0,486
P = 1,00
Đỡ ít 1 5,6 0 0 1 2,7
Đỡ nhiều 14 93,3 13 100 27 96,4
Nhận xét: Bệnh nhân khỏi chiếm tỷ lệ cao ở cả 2 nhóm 97,3%. Tỷ lệ khỏi ở nhóm nghiên cứu
thấp hơn nhóm chứng. Tỷ lệ đỡ nhiều ở nhóm nghiên cứu thấp hơn nhóm chứng. Tuy vậy, sự
khác biệt về kết quả sau điều trị của 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.
Kết quả điều trị theo thời gian mắc bệnh giữa 2 nhóm:
Bảng 7: Kết quả điều trị theo thời gian mắc bệnh giữa 2 nhóm.
Thôøi
gian
Keát
quaû
< 10 ngày ≥ 10 ngày
Nhóm
Nghiên cứu
Nhóm chứng
Nhóm
Nghiên cứu
Nhóm chứng
Số
BN
Tỷ lệ Số BN Tỷ lệ Số BN Tỷ lệ Số
BN
Tỷ lệ
Khỏi 15 100 15 100 2 66,7 4 100
P= 0,429
P=1,00
Đỡ ít 0 0 0 0 1 33,3 0 0
Đỡ
nhiều
12 100 12 100 2 66,7 1 100
Nhận xét: Bệnh nhân đến trước 10 ngày có tỷ lệ khỏi tương đương ở 2 nhóm 100%, đến sau 10
ngày tỷ lệ khỏi ở nhóm nghiên cứu thấp hơn nhóm chứng. Bệnh nhân đến trước 10 ngày có tỷ lệ
đỡ nhiều tương đương ở 2 nhóm 100%, đến sau 10 ngày tỷ lệ đỡ nhiều ở nhóm nghiên cứu thấp
hơn nhóm chứng. Tuy vậy, sự khác biệt về kết quả điều trị theo thời gian mắc bệnh giữa 2 nhóm
không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.
Kết quả điều trị theo mức độ bệnh giữa 2 nhóm:
Bảng 8: Kết quả điều trị theo mức độ bệnh giữa 2 nhóm.
Möùc
ñoä
Keát
quaû
Naëng Trung bình
Nhóm
Nghiên cứu
Nhóm chứng
Nhóm
Nghiên cứu
Nhóm chứng
Số
BN
Tỷ lệ Số BN Tỷ lệ Số BN Tỷ lệ Số
BN
Tỷ lệ
Khỏi 12 92,3 15 100 5 100 4 100
P= 0,464
P=1,00
Đỡ ít 1 7,7 0 0 0 0 0 0
Đỡ
nhiều
12 92,3 13 100 2 100 0 0
Nhận xét: Bệnh nhân đến với mức độ liệt nặng nhóm nghiên cứu có tỷ lệ khỏi thấp hơn nhóm
chứng, đến với mức độ liệt trung bình tỷ lệ khỏi ở nhóm nghiên cứu tương đương nhóm chứng.
Bệnh nhân đến với mức độ liệt nặng nhóm nghiên cứu có tỷ lệ đỡ nhiều thấp hơn nhóm chứng
Tuy vậy, sự khác biệt về kết quả điều trị theo mức độ bệnh giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống
kê với p> 0,05.
Kết quả điều trị theo nhóm tuổi điều trị giữa 2 nhóm:
Bảng 9: Kết quả điều trị theo nhóm tuổi điều trị giữa 2 nhóm.
Tuoåi
Keát
quaû
< 50 tuổi ≥ 50 tuổi
Nhóm
Nghiên cứu
Nhóm chứng
Nhóm
Nghiên cứu
Nhóm chứng
Số
BN
Tỷ lệ Số BN Tỷ lệ Số BN Tỷ lệ Số
BN
Tỷ lệ
Khỏi 15 100 16 100 2 66,7 3 100
P= 1,00
P=1,00
Đỡ ít 0 0 0 0 1 33,3 0 0
Đỡ
nhiều
9 100 10 100 5 83,3 3 100
Nhận xét: Bệnh nhân < 50 tuổi có tỷ lệ khỏi và đỡ nhiều tương đương ở 2 nhóm 100%. Bệnh
nhân ≥ 50 tuổi, nhóm nghiên cứu có tỷ lệ khỏi và đỡ nhiều thấp hơn nhóm chứng. Tuy vậy, sự
khác biệt về kết quả điều trị theo nhóm tuổi giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.
Kết quả điều trị theo số lần tự xoa bóp và tập luyện cơ/ ngày giữa 2 nhóm:
Bảng 10: Kết quả điều trị theo số lần tự xoa bóp và tập luyện cơ/ ngày giữa 2 nhóm.
Laàn/Ngaøy
Keát quaû
1 – 3 lần/ ngày 4 – 5 lần/ ngày
Nhóm
Nghiên cứu
Nhóm chứng
Nhóm
Nghiên cứu
Nhóm chứng
Số
BN
Tỷ lệ Số BN Tỷ lệ Số BN Tỷ lệ Số
BN
Tỷ lệ
Khỏi 11 91,7 12 100 6 100 7 100
P= 1,00
P=1,00
Đỡ ít 1 8,3 0 0 0 0 0 0
Đỡ nhiều 10 90,9 9 100 4 100 4 100
Nhận xét: Bệnh nhân tự xoa bóp và tập luyện cơ 1 – 3 lần/ ngày có tỷ lệ khỏi và đỡ nhiều thấp
hơn nhóm chứng. Bệnh nhân tự xoa bóp và tập luyện cơ 4 – 5 lần/ ngày có tỷ lệ khỏi và đỡ nhiều
tương đương ở 2 nhóm 100%. Tuy vậy, sự khác biệt về kết quả điều trị theo số lần tự xoa bóp và
tập luyện cơ/ ngày giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.
Tỷ lệ biến chứng do điều trị gây ra:
Chúng tôi không ghi nhận có trường hợp nào có biến chứng đồng động, co cứng, co giật cơ mặt
xãy ra trong và sau điều trị.
BÀN LUẬN VÀ KẾT LUẬN.
Về đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu:
Tất cả các đặc điểm chung đã khảo sát trước điều trị, gồm: tuổi mắc bệnh, giới tính, nghề nghiệp,
thời gian mắc bệnh, mức độ bệnh, số lần tự xoa bóp và tập luyện cơ của 2 nhóm, sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.
Sự phân bố đồng đều đó làm cơ sở cho việc đánh giá khách quan kết quả nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu:
Kết quả sau điều trị của hai nhóm:
Nhóm nghiên cứu có tỷ lệ khỏi: 17/ 32 (53,1%), đỡ nhiều: 14/ 32 (43,8%), đỡ ít: 1/32 (3,1%),
không đỡ: 0. Nhóm chứng có tỷ lệ khỏi: 19/32 (59,4%), đỡ nhiều: 13/ 32 (40,6%), đỡ ít và không
đỡ: 0. Như vậy, nhóm nghiên cứu có tỷ lệ khỏi thấp hơn nhóm chứng, và còn 1 BN đỡ ít. Có sự
khác biệt về kết quả sau điều trị ở hai nhóm nhưng không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.
So sánh kết quả này với các nghiên cứu điều trị bằng điện châm khác: tương đương với Yang YC
(1983) tỷ lệ khỏi 52,7%[13], cao hơn của Trần Quốc Hiếu (2002) tỷ lệ khỏi 44,12%[1], và
Nguyễn Tài Thu (2004) tỷ lệ khỏi và đỡ nhiều 93,7%[11], thấp hơn của Tang XL (1989) [10],
Jiang XQ (2005) [3], Nguyễn Kim Ngân (2002) [6], Phạm thị Hương Nga (2003) [5] tỷ lệ khỏi
69% - 84%.
Kết quả điều trị đạt được cao như vậy, có lẽ do châm cứu theo phác đồ các huyệt tại chỗ đã thông
kinh khí vùng mặt, điều hòa khí huyết, cân cơ được nuôi dưỡng tốt hơn giúp chóng phục hồi
bệnh. Và có lẽ do tác dụng của điện châm kết hợp với xoa bóp và tập luyện cơ. Điện châm với
xung tần số thấp, biên độ thấp có tác dụng kích thích gây hưng phấn thần kinh tạo ra sự co sợi cơ,
tăng lưu thông máu, trao đổi chất, hấp thu nhanh dịch rỉ viêm, giúp hồi phục thần kinh cơ. Xoa
bóp các cơ vùng mặt bên liệt làm giản mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, các cơ được nuôi dưỡng tốt
hơn, xoa bóp còn làm mềm cơ, góp phần làm hạn chế biến chứng co cứng ở bệnh nhân liệt nặng,
điều trị kéo dài.
Kết quả điều trị theo thời gian mắc bệnh:
Bệnh nhân đến trước 10 ngày có tỷ lệ khỏi15/ 27 (55,6%), đến sau 10 ngày có tỷ lệ khỏi 2/ 5
(40%) và có 1 bệnh nhân đỡ ít (20%).Như vậy, bệnh nhân đến điều trị sớm sẽ có kết quả điều trị
cao. Nhận xét này phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Yang YC (1983) [13], Nguyễn Kim
Ngân (2002) [6], Phạm thị Hương Nga (2003) [5]. Điều này có thể do bệnh nhân đến càng sớm,
sự chèn ép dây thần kinh VII được giải phóng càng sớm thì khả năng hồi phục của sợi trục càng
cao. Theo Đông y, bệnh nhân đến sớm chính khí còn mạnh, tà khí còn ở nông nên việc trục tà khí
sẽ nhanh và hiệu quả hơn.
Kết quả điều trị theo mức độ bệnh:
Tỷ lệ khỏi và đỡ nhiều của bệnh nhân đến với mức độ liệt nặng thấp hơn đến với mức độ liệt
trung bình. Nhận xét này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Yang YC (1983) [13] tỷ lệ phục hồi
của liệt nhẹ 58,1%, trong khi liệt trung bình và nặng là 52,9% và 36,8%.Từ đó, cho thấy mức độ
liệt càng nặng tỷ lệ phục hồi càng thấp.
Kết quả điều trị theo nhóm tuổi:
Nhóm tuổi < 50 có tỷ lệ khỏi 15/24 (62,5%), ≥ 50 có tỷ lệ khỏi 2/8 (25%), và đỡ ít 1/8 (12,5%).
Tứ đó, cho thấy bệnh nhân tuổi cao có tỷ lệ khỏi thấp hơn bệnh nhân tuổi trẻ. Nhận xét này phù
hợp với các tác giả Trần Quốc Hiếu (2002) [1], Nguyễn Kim Ngân (2002) [6], Phạm thị Hương
Nga (2003) [5]. Sự phục hồi giảm dần theo lứa tuổi này có thể do tuổi càng thấp thì khả năng
phục hồi tái tạo của sợi trục càng mạnh mẽ, mà sự phục hồi này chính là một trong những yếu tố
quan trọng trong việc điều trị liệt thần kinh VII ngoại biên.
Kết quả điều trị theo số lần tự xoa bóp và tập luyện cơ:
Bệnh nhân tự xoa bóp và tập luyện cơ 1 – 3 lần/ ngày có tỷ lệ khỏi 11/22 (50%), và đỡ ít 1/22
(4,5%), 4 – 5 lần/ ngày có tỷ lệ khỏi 6/10 (60%). Kết quả điều trị cao như vậy có lẽ nhờ tác dụng
của xoa bóp và tập luyện cơ: giản mạch tại chỗ, tăng tuần hoàn vùng mặt bị liệt, nuôi dưỡng các
cơ tốt hơn, phục hồi nhanh hơn.
Kết luận – Đề nghị:
Sử dụng phác đồ châm cứu các huyệt tại chỗ trong điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên do
lạnh có tác dụng rõ rệt lên kết quả điều trị: tỷ lệ khỏi 17/ 32 (53,1%), đỡ nhiều: 14/ 32 (43,8%),
đỡ ít: 1/32 (3,1%), không đỡ: 0. Tuy vậy, kết quả này thấp hơn so với nhóm chứng: tỷ lệ khỏi:
19/32 (59,4%), đỡ nhiều: 13/ 32 (40,6%), đỡ ít và không đỡ: 0. Nhưng sự khác biệt này không có
ý nghĩa thống kê với p> 0,05.
Việc sử dụng điện châm (cường độ: 15 – 25 µA, tần số:5 -15 Hz) trong điều trị liệt dây thần kinh
VII ngoại biên do lạnh, không có trường hợp nào có biến chứng đồng động, co cứng, co giật cơ
mặt xãy ra trong và sau điều trị.
Tóm lại, hiệu lực của phác đồ châm cứu các huyệt tại chỗ trong hồi phục các chức năng vận động
của liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh là tương đương với phác đồ châm cứu các huyệt tại
chỗ có kết hợp với huyệt đặc hiệu – huyệt Hợp cốc. Vì vậy, cả hai phác đồ châm cứu này đều có
thể được sử dụng để điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh. Đối với bệnh nhân là phụ
nữ đang mang thai, trong những ngày hành kinh, hay ở bệnh nhân dễ bị vựng châm mà bị liệt dây
thần kinh VII ngoại biên do lạnh, phác đồ châm cứu các huyệt tại chỗ sẽ thích hợp hơn.
Điều này đặt ra vấn đề là trong các bệnh vùng đầu mặt cổ như liệt mặt ngoại biên, huyệt đặc hiệu
Hợp cốc có tác dụng hay không? Hay chỉ cần sử dụng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_luc_cua_phac_do_cham_cuu_cac_huyet_tai_cho_trong_dieu_t.pdf