Chúng ta đang sống trong một xã hội liên tục bị ảnh hưởng bởi những thảm họa tự nhiên như bão, sóng thần, cháy rừng, và những cuộc khủng hoảng trong các công ty, ví dụ như ngộ độc thực phẩm, các hoạt động phi pháp của các công ty, hoặc khủng bố. Bất kể bạn sống ở đâu hay làm công việc gì, những thảm họa khác nhau đều có khả năng làm gián đoạn cuộc sống của bạn một cách đáng kể. Không có một tổ chức hay công ty nào, dù thuộc về công cộng hay cá nhân, có thể hoàn toàn tránh khỏi các thảm họa.
Nếu chúng ta không nghiên cứu các phương thức truyền đạt thông tin trong tình trạng khủng hoảng, các công ty và nhiều người có liên quan rất có thể sẽ bị bất ngờ, hoảng sợ, và chán nản khi gặp phải một cuộc khủng hoảng. Trên thực tế, có một vài công ty truyền đạt thông tin rất kém khi khủng hoảng xảy ra, và vì thế, các công ty này mãi mãi bị yếu đi, vì họ mất sự tin tưởng của các thành viên và của quần chúng.
52 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệu quả của thông tin trong quản trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một nhà văn, một nhà giáo nổi tiếng của Mỹ từng nói: "Chúng ta đi dạo với tấm biển quảng cáo đề trước trán rằng "Hãy đánh giá cao tôi". Nhưng dường như chúng ta lại luôn có xu hướng thay thế cái vỗ nhẹ vào lưng để khuyến khích động viên nhân viên của mình bởi những email lạnh lùng cảm ơn và khen họ đã làm tốt công việc. Không gì có khích lệ nhân viên của bạn hơn là việc họ nhìn thấy chính bạn động viên, đánh giá cao họ trước mặt người khác".
Do đó, nếu như nhận viên của bạn đã thực hiện tốt công việc trong thời gian gần đây và hoàn thành những bản báo cáo tuyệt vời, hãy tới phòng làm việc của và chúc mừng họ hơn là gọi điện. Dù chỉ để nói duy nhất từ cảm ơn và vỗ nhẹ vào lưng, nhưng điều đó làm phấn chấn tinh thần làm việc của nhân viên rất nhiều. Mặt khác, nó cũng tạo ra một cảm giác hứng khởi thích thú khi những người khác hỏi xem có việc gì mà sếp phải thân chinh tới gặp.
Do đó, thật khó để tạo dựng mối quan hệ tốt thông qua email. Sẽ tốt hơn nhiều nếu như ông chủ khen ngợi đánh giá cao tôi một cách trực tiếp
b) Chỉ trích hoặc đưa ra phản hồi
Khi bạn đưa ra một thông tin phản hồi thông qua email hay điện thoại, sẽ có lúc người nhận sẽ có nhận thức hoàn toàn khác về những thông tin mà bạn gửi tới, hiểu nhầm hoặc hiểu một cách lơ mơ, không rõ ràng. Điều này chắc chắn sẽ bị thổi phồng lên khi bạn không truyền thông trực tiếp với nhân viên.
Người đọc thư hay người nghe điện thoại có thể nghĩ rằng bạn là một vị lãnh đạo lạnh lùng, bàng quan, lãnh đạm và đó hẳn là lý do vì sao bạn tránh gặp trực tiếp họ để thảo luận vấn đề. Một cuộc gặp trực tiếp mặt đối mặt sẽ trao cho bạn cơ hội đối thoại thành công với người khác, trong khi những cách truyền thông khác rất nhạy cảm và có tính chất ngoại giao khách sáo.
Nhiều lãnh đạo thường sử dụng email tới cấp dưới để tránh đối mặt với vấn đề thực tế. Nhưng trên thực tế, nếu như khi cấp dưới không đạt được mục tiêu mà bạn đề ra cho họ, hẳn bạn sẽ muốn họ nói trực tiếp với bạn hơn là giải thích qua email.
c) Khi giao trách nhiệm mới
Khi bạn giao trách nhiệm cho cấp dưới thông qua email hay điện thoại, điều này dễ gây ra một rủi ro. Đó là những thông điệp mà bạn gửi đi có thể bị sai lệch hoặc giảm bớt thông tin. Đừng ngạc nhiên nếu như nhóm của bạn làm việc như thể họ không phải là người có trách nhiệm thực thi công việc mà bạn giao hay không hoàn thành các nhiệm vụ đúng thời hạn nếu như bạn không nói trực tiếp.
Ngữ điệu của giọng nói, các cử chỉ biểu hiện trên khuôn mặt và liên lạc bằng mắt có thể giúp nhân viên của bạn hiểu được tầm quan trọng của nhiệm vụ mà bạn giao cho họ. Từ đó, họ sẽ tự đánh giá được rằng việc hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn có cần thiết hay không.
Delhi-based Ashu Gosh, quản lí của công ty tư vấn Aviar IT cho hay: "Chúng tôi thường áp dụng những cuộc gọi thảo luận, hội thảo trên băng video hay các cuộc gặp trên mạng, nhưng theo kinh nghiệm của tôi, không có hình thức nào có tác dụng và ảnh hưởng hơn một cuộc gặp trực tiếp cả nhóm".
d) Thay đổi tình thế khi gặp trục trặc với đối tác.
Nếu tổ chức của bạn không cung cấp sản phẩm theo đúng như mong đợi của đối tác tức là mối quan hệ của tổ chức bạn với họ đang bị đặt trong một mối nguy. Một bức email xin lỗi không đủ đáp ứng và khắc phục một tình huống nhạy cảm như thế này. Nếu có thể, hãy tới phòng làm việc của họ. Đừng gọi cho họ để giải thích, mà hãy tái khẳng định việc họ tin tưởng vào bạn không phải là đặt nhầm chỗ. Đối tác của bạn sẽ rất ngạc nhiên và hài lòng khi bạn dành thời gian đến tận nơi với họ, đặc biệt khi xảy ra vấn đề không hay.
"Hàng ngày, tôi thường liên lạc với một đối tác qua email mà không bao giờ tìm hiểu rằng người đó là nam hay nữ. Khi một bản báo cáo tôi định gửi bị trì hoãn, tôi đưa ra một lời bình luận khiếm nhã. Tôi tưởng rằng đó là một người đàn ông, ai dè, trên thực tế, đó lại là một phụ nữ và điều đó làm cho cô ấy cảm thấy bị xúc phạm". Deepak M.L, nhà quản lí của Convergys cho hay.
e) Khi giải quyết các cuộc xung đột
Hầu như không có tổ chức nào là không xảy ra các xung đột ở nơi làm việc. Việc thiếu các cuộc giao tiếp liên cá nhân sẽ càng làm tình huống thêm xấu đi. Trong giao tiếp, 55% ý nghĩa đến từ ngôn ngữ cơ thể và những biểu hiện trên khuôn mặt, 38% đến từ ngữ điệu của lời nói. Chỉ có 7% ý nghĩa của một cuộc tương tác đến từ bản thân ý nghĩa của những từ ngữ đó. Vì vậy, việc cố gắng giải quyết các cuộc xung đột ở nơi làm việc là một "sáng kiến" tồi.
Phong cách giao tiếp của bạn thể hiện rất nhiều về bạn với tư cách là một người chuyên nghiệp, một chuyên gia, một lãnh đạo. Nhà văn Mỹ Ralph Waldo Emerson từng nói rằng: "Bạn luôn luôn nằm trong vòng kiểm tra và tầm kiểm soát của người người xung quanh bạn. Họ sẽ chính là người đánh giá, công nhận hay phủ nhận giá trị của bạn. Vì vậy thay vì ngồi thoải mái trong phòng làm việc, bạn hãy xây dựng mối quan hệ tin cậy bằng việc đối thoại trực tiếp mặt đối mặt".
Vậy để mục đích truyền thông trong nội bộ doanh nghiệp đạt hiệu quả, các nhà quản trị phải phối hợp thực hiện cách truyền thông trực tiếp truyền thống và cách thức truyền thông hiện đại. Phải phối hợp thực hiện có chủ động để đạt được kết quả tốt nhất.
2. Truyền thông bên ngoài doanh nghiệp:
Truyền thông ra bên ngoài là một trong những vấn đề quyết định sự thành bại của công ty. Một sản phẩm muốn đến với người tiêu dùng thì không còn con đường nào khác ngoài truyền thông, quảng cáo.
Hơn 02 thập kỷ qua, Việt Nam đã chuyển đổi nhanh chóng từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cũng trong quá trình phát triển như vậy Việt Nam đã có những cú đột phá mạnh trên lĩnh vực thông tin truyền thông. Số lượng các cơ sở thông tin - truyền thông không ngừng tăng lên và ngày càng đa dạng.
Lấy ví dụ trong ngành báo giấy, Việt Nam có 553 cơ quan với hơn 713 ấn bản vào năm 2005 – tăng từ 450 cơ quan và 563 ấn bản trong năm 2000. Trong ngành phát thanh truyền hình, đến năm 2005, có khoảng 80 đài phát thanh/truyền hình cấp tỉnh thành, khu vực và quốc gia. Công nghệ mới, đặc biệt là truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh và Internet, cũng đang tạo ra những dịch vụ hay ngành nghề truyền thông mới.
Bên cạnh đó, nhu cầu về các hoạt động kinh tế dựa trên truyền thông – như quảng cáo, PR, xây dựng nhãn hiệu, tiếp thị, truyền thông doanh nghiệp – trong xã hội đang tăng mạnh. Theo một cuộc khảo sát thị trường vào giữa thập niên 2000, Việt Nam có hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực PR và quảng cáo, với mức tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 30%. Khoảng 2/3 công ty quốc doanh và hơn 3/4 công ty tư nhân trong cuộc khảo sát này đã sử dụng các dịch vụ PR.
Qua những con số trên, chúng ta có thể phần nào thấy được tầm quan trọng của công việc truyền thông đối với mỗi doanh nghiệp. Nhưng ngày nay, khi xã hội càng phát triển thì các phương tiện cũng như hình thức truyền thông càng trở nên đa dạng, hiện đại. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam cho thấy, ngay cả khi có trong tay một ngân sách tương đối thoải mái, làm thế nào để có thể tạo ra những quảng cáo ấn tượng và đáng nhớ vẫn là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp.
2.1 Các phương tiện truyền thông thường dùng
2.1.1 Các ưu và nhược điểm
* Thư trực tiếp (Direct mail): Do được gửi dưới dạng thư riêng, người nhận sẽ bóc và đọc ngay thông điệp của bạn.
Ưu điểm:
- Người nhận sẽ nhận thông tin quảng cáo…
Nhược điểm :
- Tốn kém chi phí
- Người nhận cũng không muốn nhận, và thậm chí không muốn đọc…
* Tivi :
Ưu điểm:
- Quảng cáo khắp mọi nơi…
Nhược điểm:
- Người xem thường chuyển kênh khi có quảng cáo.
- Chi phí quảng cáo rất đắt
- Thời gian quảng cáo có hạn….
* Radio:
Ưu điểm:
- Chi phí rẻ hơn so với quảng cáo trên TV…
Nhược điểm:
- Bị ràng buộc về thời gian ….
* Quảng cáo ngoài trời:
Ưu điểm:
- Dễ đập vào mắt mọi người
Nhược điểm:
- Dù dễ nhìn thấy, song không mấy ai dành nhiều thời gian để đọc nó. Nếu chọn hình thức này, thông điệp của bạn phải hết sức ngắn gọn, súc tích.
* Tạp chí:
Ưu điểm:
- Hiệu quả lôi cuốn sự chú ý của người đọc có phần khá hơn. Độc giả có khuynh hướng đọc kỹ tạp chí hơn là báo. Ngoài ra, do số lượng các mẩu quảng cáo trên tạp chí không nhiều nên cơ hội để độc giả ghé mắt qua quảng cáo của bạn cũng cao hơn.
Nhược điểm:
- Quảng cáo trên tạp chí đắt hơn so với trên báo.
* Báo:
Ưu điểm:
- Quảng cáo trên báo có lẽ là cách rẻ nhất để đến được với rộng rãi công chúng.
Nhược điểm:
- Do số lượng các mẩu quảng cáo lại quá nhiều nên dễ làm cho người đọc rối mắt. Thông thường, độc giả sẽ đọc lướt qua tờ báo. Nếu có ghé mắt qua một mẩu quảng cáo nào đó, họ cũng sẽ chỉ liếc sơ phần tiêu đề (headline) và bỏ qua phần chữ bên dưới.
2.1.2 Hiệu quả của các phương tiện truyền thông thường dùng trong các chiến lược:
a. Quảng bá về giá cả
Cách quảng cáo này được sử dụng khi bạn muốn nhấn mạnh vào giá cả ưu đãi của sản phẩm hay dịch vụ mà công ty cung cấp, chẳng hạn như một đợt giảm giá hoặc chiết khấu đặc biệt nào đó.
* Báo: Trong trường hợp này, quảng cáo trên báo là phương tiện tốt nhất. Độc giả của các tờ báo thường có thói quen đọc lướt qua để tìm những thông tin nổi bật. Có những tờ báo sẽ đăng luân phiên và có chu kỳ cho mỗi loại hàng hoá theo từng số báo hoặc từng ngày nhất định trong tuần.
* Radio: Là lựa chọn tốt thứ hai dành cho quảng cáo loại này. Hiệu quả sẽ tăng lên đáng kể nếu doanh nghiệp của bạn đã tạo được ít nhiều danh tiếng trên thị trường. Tuy chi phí quảng cáo trên radio đắt hơn trên báo nhưng việc cung cấp thông tin về giá cả hàng hoá dịch vụ dưới dạng âm thanh có khó khăn hơn nếu công ty bạn chưa có một lượng lớn khách hàng trước đó.
* Ti-vi: Là lựa chọn khá tốn kém. Đừng sử dụng ti-vi trừ khi bạn có khả năng kết hợp cả thông điệp bằng lời với một mẩu quảng cáo hình ảnh mang tính minh hoạ.
* Direct mail: Cũng không mấy hiệu quả. Nếu không muốn chi quá nhiều tiền cho hình thức quảng bá này, bạn cần phải giới hạn số lượng khách hàng được nhận thư. Trong trường hợp bạn có trong tay một danh sách ngắn bao gồm toàn những khách hàng có khả năng hưởng ứng nhiệt tình lời chào giá của công ty thì gửi thư trực tiếp là lựa chọn đáng tin cậy.
* Tạp chí : Đối với loại quảng cáo này, tạp chí không có tác dụng tức thời đến độc giả, đặc biệt khi việc giảm giá hoặc ưu đãi giá chỉ được áp dụng trong một thời gian ngắn. Khách hàng không tìm đọc những thông tin về giảm giá trên tạp chí và họ cũng ít hưởng ứng hơn so với những mẩu quảng cáo cùng loại được đăng tải trên báo.
* Quảng cáo ngoài trời : Không nên sử dụng phương thức quảng bá ngoài trời và trên đường phố vì nó sẽ không mấy hiệu quả đối với quảng cáo về giá.
b. Quảng bá hình ảnh công ty:
Hình thức quảng bá hình ảnh công ty được áp dụng trong việc xây dựng nhãn hiệu hoặc quảng bá sản phẩm cho một nhóm khách hàng nào đó nhằm thuyết phục họ ưu tiên chú ý đến công ty khi họ tìm mua loại sản phẩm hay dịch vụ đó trên thị trường.
* Tivi: Là phương tiện tuyệt vời cho loại quảng cáo này. Tác động thị giác lẫn âm thanh của nó sẽ thu hút sự chú ý của khán giả.Tất nhiên, chi phí của nó khá đắt.
* Tạp chí: Tuy không hiệu quả bằng ti-vi nhưng những mẩu quảng cáo trên tạp chí cũng là một cách truyền tải tốt hình tượng công ty đến với công chúng. Sử dụng những các hình ảnh nhiều màu sắc sẽ đặc biệt hiệu quả đối với quảng cáo trên tạp chí.
* Quảng cáo ngoài trời: cần phải dùng đến những hình ảnh thật sự gây ấn tượng mạnh để truyền tải thông điệp. Cách quảng cáo này sẽ rất có hiệu quả đối với những hình ảnh và thông điệp tương đối đơn giản. Nó cũng đặc biệt hữu ích khi bạn phối hợp với chiến dịch quảng cáo trên các phương tiện truyền thông khác nhằm củng cố tên tuổi, hình ảnh doanh nghiệp mình trước công chúng.
* Radio: Không phải là cách truyền bá hình tượng hiệu quả vì nó không có khả năng này.
* Báo: Không phải lúc nào quảng cáo trên báo cũng tỏ ra hiệu quả trong việc truyền bá hình ảnh công ty. Phương tiện này thích hợp với loại quảng cáo về giá cả hơn.Tuy nhiên nếu bạn vẫn muốn chọn cách này, hãy chắc chắn là mẩu quảng cáo của bạn phải chiếm một diện tích càng lớn càng tốt trên treng báo.
* Direct mail: Khá hiệu quả nhưng cũng tương đối “liều lĩnh”, bởi vì rất có khả năng người ta sẽ vứt nó vào đống thư rác vô dụng. Một số công ty chọn cách gửi thật nhiều catalog bằng thư trực tiếp cho khách hàng của mình và cách này tỏ ra khá thành công. Nếu ngân sách của bạn hạn hẹp, hãy biết sáng tạo. Hãy thiết kế sao cho mẩu quảng cáo của bạn trông giống như là một thư mời dự tiệc chẳng hạn.
c. Quảng bá để có phúc đáp từ khách hàng:
Là loại quảng cáo kèm theo yêu cầu người nhận thông tin có một phúc đáp nào đó (chẳng hạn như điền vào phiếu trả lời). Hình thức quảng cáo này được áp dụng khi doanh nghiệp cần phản hồi từ những khách hàng tiềm năng. Mặc khác, doanh nghiệp muốn giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ của mình đến khách hàng mới một cách trực tiếp, không thông qua nhà phân phối hay ngưòi bán lẻ.
* Direct mail: Là phương tiện bạn nên ưu tiên hàng đầu. Tuy cách này có hơi đắt so với các phương tiện khác nhưng nó giúp bạn giới hạn được đối tượng tiếp nhận những người có khả năng đặt hàng nhất. Như thế vẫn tốt hơn nhiều so với những phương tiện có thể tạo sự quan tâm cho nhiều đối tượng nhưng không tạo được mong muốn mua hàng của họ.
* Tivi: Dĩ nhiên sẽ có hiệu quả tác động lớn nhưng lại khá tốn kém.Vì thế, thông thường các doanh nghiệp hay chọn những thời điểm không “hot” lắm trong các chương trình Ti-vi để phát quảng cáo của mình nhằm tiết kiệm chi phí.
* Tạp chí: Nếu là tạp chí, hãy chọn những tạp chí dành cho ngành hàng mà bạn đang kinh doanh. Chẳng hạn nếu bạn kinh doanh đồ nội thất, quảng cáo trên tạp chí “Nhà đẹp” sẽ hiệu quả hơn nhiều so với “Người lao động” hoặc “Nhân Dân”.
* Radio: Tốt nhất nên chọn các phương tiện khác thay vì radio. Rất hiếm người chịu bỏ công chép tay một cái phiếu trả lời từ mẩu quảng cáo họ nghe được trên radio và phúc đáp cho bạn.
2.2 Truyền thông trong thời đại công nghệ thông tin - Internet:
2.2.1 Thực trạng chung hiện nay:
Trong thế giới rộng lớn của Internet với hàng tỷ người đang sử dụng hàng ngày, phần lớn trong số họ thường đọc quảng cáo trực tuyến khi lướt web và đó là cơ hội lớn để quý khách quảng cáo tiếp thị doanh nghiệp - sản phẩm - dịch vụ trực tuyến trên Internet.
Cũng như các loại hình quảng cáo khác, quảng cáo trên mạng nhằm cung cấp thông tin, đẩy nhanh tiến độ giao dịch giữa người mua và người bán. Nhưng quảng cáo trên Web khác hẳn quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, nó giúp người tiêu dùng có thể tương tác với quảng cáo. Khách hàng có thể nhấn vào quảng cáo để lấy thông tin hoặc mua sản phẩm cùng mẫu mã trên quảng cáo đó, thậm chí họ còn có thể mua cả sản phẩm từ các quảng cáo online trên Website.
Quảng cáo trực tuyến đã tạo cơ hội cho các nhà quảng cáo nhắm chính xác vào khách hàng của mình, và giúp họ tiến hành quảng cáo theo đúng với sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng. Các phương tiện thông tin đại chúng khác cũng có khả năng nhắm chọn, nhưng chỉ có mạng Internet mới có khả năng tuyệt vời như thế.
* Những ưu điểm của quảng cáo trên Internet:
- Khả năng nhắm chọn
- Khả năng theo dõi
- Tính linh hoạt và khả năng phân phối
- Tính tương tác
- Định giá quảng cáo trực tuyến
- Mua quảng cáo trên mạng
Một chiến dịch quảng cáo trên mạng, giống như bất kỳ phương tiện quảng cáo khác, đòi hỏi phải được lập kế hoạch chiến lược nhằm đảm bảo tiền bỏ ra được sử dụng hiệu quả và đạt được các mục tiêu đề ra.
Với một chiến dịch quảng cáo trên mạng, điều này có nghĩa là phải trả lời khẳng định được câu hỏi: Thị trường được nhắm tới có ở trên mạng không?. Và nếu có thì ở chỗ nào trên mạng?. Mặc dù nhiều con số thống kê về mạng Internet còn chưa thống nhất, nhưng điều không thể phủ nhận là mạng toàn cầu này có hàng tỉ người sử dụng. Tuy nhiên, nếu không ai trong số những người vào mạng này nằm trong thị trường mà bạn nhắm tới thì chiến dịch quảng cáo trên mạng trở nên vô ích. Tương tự, nếu như không biết rõ khách hàng của bạn ở địa điểm nào trên mạng thì chiến dịch cũng có nguy cơ thất bại. Do đó, nhiệm vụ của nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ quảng cáo là phải tìm ra: thứ nhất, liệu có thị trường trên mạng cho sản phẩm hay dịch vụ của họ hay không? Và thứ hai, những người tiêu dùng đó tập trung ở khu vực nào.
Nghiên cứu gần đây do Yahoo, Interpret LLC, Warner Bros. Media Research, Havas Digital và PHD của Omnicom phối hợp thực hiện đã chỉ ra thêm một lí do để các doanh nghiệp đầu tư vào Internet video. Có tới 1/3 số lượng các nội dung video trên mạng được chia sẻ thường xuyên bởi người dùng, trong khi dân mạng cũng có xu hướng nhạy cảm đối với các quảng cáo video trên Internet hơn so với trên TV.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 28% người dùng quan tâm đến quảng cáo trên mạng hơn là quảng cáo trên TV, 32% thời gian lướt web dùng để xem video trên mạng và hơn 1/3 (70%) người dùng thường xuyên xem Internet video ở nhà và tại nơi làm việc.
Bản báo cáo trên còn cho biết người dùng thường xem video trên mạng trong 3 thời điểm chính: từ 12 trưa đến 3h chiều khi ở nơi làm việc; từ 6 giờ tối đến 9h tối sau bữa tối và từ 9 giờ tối đến 1 giờ sáng.
2.2.2 Một số phương tiện truyền thông trên Internet và giải pháp:
a. Blogging-Tận dụng sức mạnh của quyền lực thứ năm:
Ra đời sau báo hình, báo in, báo tiếng, báo điện tử nhưng blog đang nhanh chóng vươn lên trở thành quyền lực thứ năm trong giới truyền thông.
Điều gì giúp blog và việc viết blog trở nên hấp dẫn và nó được sử dụng như thế nào. Bạn đọc một ý kiến, bạn viết lời nhận xét và bạn nhận được hồi âm. Mọi việc rất nhanh chóng. Nếu bạn cảm thấy mình có điều muốn nói, bạn có thể tạo blog riêng cho mình. Nó là “Wild West” có nghĩa là không có rào cản để bước vào, mọi người được mời vào và thiết lập một nơi cho mình.
Thật ra một bản nghiên cứu do KnowledgeStorm thực hiện với sự cộng tác của Universal McCann được gọi là "Emerging Media Series". Nó nghiên cứu về những phương tiện truyền thông nổi bật và nó ảnh hưởng đến giải pháp kỹ thuật dành cho B2B, 80% số người được hỏi cho rằng họ có đọc blog và hơn phân nửa số người cho rằng họ có ghé vào blog xem mỗi tuần một lần hay nhiều hơn.
Phần lớn số người trong cuộc khảo sát có đọc blog (57%) cho rằng nội dung trong blog của những người viết blog chuyên nghiệp thì đáng tin cậy hơn cả những phương tiện truyền thông truyền thống. Điểm phàn nàn chính trong thế giới blog là mức độ tin cậy của nội dung trong blog và cần nhiều nội dung chuyên nghiệp hơn nữa.
Đó vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu của thế giới Wild West – mọi người được mời đều nói một vài điều gì đó nhưng không có cách nào để đảm bảo chất lượng của những điều được nói. Tuy nhiên, sự thật là trong ý kiến của vài người cho rằng độ tin cậy của blog che khuất những phương tiện truyền thông truyền thống và nó mở ra cánh cửa cho những chuyên gia blog thật sự thiết lập lòng trung thành của người đọc và của cộng đồng.
Đứng trên phương diện xây dựng thương hiệu thì blog cung cấp hàng loạt các cơ hội. Những nhà marketing có thể xác định nhữnh người viết blog có sức ảnh hưởng để tài trợ, điều này sẽ đi kèm với hình ảnh thương hiệu hay nó được biết đến như một chuyên gia blog trong chính ngành của họ, đây là thử thách lớn nhất cũng vừa là cơ hội tuyệt vời để xây dựng thương hiệu nếu nó được thực hiện tốt. Đây không phải là thời gian nhắm vào doanh thu mà tốt hơn là nuôi dưỡng tính tin cậy của bạn như tiếng nói của chuyên gia và người dẫn đầu trong suy nghĩ ở thế giới của bạn.
Trong thế giới blog, blog trở nên phổ biến là nhờ vào truyền miệng và được tham khảo bởi những người viết blog khác. Khi mà blog đó tốt thì nó thật sự là mối lợi cho sự nhận biết thương hiệu của bạn. Khi nó trở nên xấu đi, những lời truyền miệng không tốt sẽ ảnh hưởng tới cộng đồng hàng triệu người trên thế giới. Dành thời gian để sáng tạo ra chiến lược thương hiệu trên blog vững chắc và cam kết làm cho nó trở nên tốt đẹp, nó sẽ xứng đáng với những gì bạn làm cho nó.
Thực trạng: Sử dụng “hot” blogger để quảng bá sản phẩm hay đánh bóng tên tuổi của một thương hiệu đã xuất hiện ở Việt Nam khoảng ba năm nay, cùng với sự phát triển của Yahoo!360. Người tiêu dùng thường tin những người họ quen biết hay những tên tuổi lớn trong thế giới blog(hot blogger) hơn là những quảng cáo trên báo hay tivi. Blogging là một hình thức quảng bá có mức độ tin cậy cao, một dạng marketing truyền miệng online. Doanh nghiệp có thể tiếp cận chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu nhờ tính cộng đồng của blog, tạo độ phủ cũng như sức lan tỏa mạnh mẽ vì blogger là những người năng động và rất tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng như , mạng xã hội… Và có thể nhận được ý kiến phản hồi của người tiêu dùng một cách nhanh chóng.
Giải pháp:
1. Chọn đúng “những người có ảnh hưởng” (Influencer): Đây là phần quan trọng nhất của toàn chiến dịch liên quan đến việc tiếp cận khách hàng mục tiêu. Tùy theo quy mô, đặc tính sản phẩm, thông điệp mà có thể chọn nhiều dạng blogger khác nhau, có thể nổi tiếng hoặc không nổi tiếng, hoặc có thể là ca sĩ, diễn viên, nghệ sĩ trong một lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên, tất cả những người này đều phải có liên quan đến thương hiệu, thông điệp sản phẩm và có tầm ảnh hưởng nhất định đối với cộng đồng blogger mà nhãn hàng đang hướng tới. Tầm ảnh hưởng của blogger được xác định dựa trên chất lượng bài viết, số lượng lời bình và danh sách bạn bè của họ.
2. Truyền đạt tinh thần của sản phẩm, thông điệp: Chỉ khi cảm nhận được cái “hồn” và thông điệp của sản phẩm, thì các blogger mới có thể giới thiệu một cách rõ ràng, cuốn hút và tự nhiên. Vì thế, hãy phân tích cho họ hiểu rõ đặc điểm của sản phẩm, nhất là các điểm mạnh, khuyến khích họ đối thoại, chất vấn và trải nghiệm để yêu thích sản phẩm thật sự và trở thành “đại sứ” của thương hiệu, chứ không đơn thuần là một người đưa tin.
3. Kiểm soát chất lượng của bài viết: Doanh nghiệp hay các công ty quảng cáo không thể viết thay cho blogger vì sẽ làm mất tính tự nhiên và làm giảm sức hấp dẫn của blog. Thay vào đó, hãy đảm bảo quyền lợi của nhãn hàng bằng cách đánh giá và chỉnh sửa những đại ý mà blogger đưa ra trước khi viết. Sau khi thống nhất, để cho họ tự do thể hiện bằng ngôn ngữ và phong cách của mình trên cơ sở khuyến khích người khác nghĩ tốt về sản phẩm.
4. Kết hợp với các công cụ online khác: Quảng bá bằng blog nên kết hợp với các công cụ online mang tính cộng đồng và tương tác cao như chat, diễn đàn, mạng xã hội… để tạo độ phủ và gia tăng sức ảnh hưởng của chiến dịch.
5. Thu nhận và đánh giá phản hồi: Các công ty nên có những đánh giá định kỳ về phản hồi của người tiêu dùng qua những suy nghĩ, ý kiến trên diễn đàn, chat, lời bình trên blog, mạng xã hội… do các hot blogger báo cáo về để có những điều chỉnh thích hợp.
6. Duy trì mối quan hệ với blogger: Các hot blogger, những người đã có cơ hội trải nghiệm với sản phẩm và gắn bó với bạn trong một thời gian có thể sẽ tiếp tục ủng hộ bạn trong các lần tung sản phẩm hoặc chiến dịch khác. Trong mỗi sự kiện liên quan đến thương hiệu, bên cạnh danh sách khách mời báo chí, đừng quên gửi thiệp mời cho những hot blogger có sức ảnh hưởng tới thương hiệu. Hãy xây dựng mối quan hệ và giữ liên lạc với họ để triển khai các chiến dịch tiếp theo.
b. E-mail Marketing:
Hiện nay có khoảng 38% số người sử dụng Internet tại Việt Nam trong độ tuổi 18-30 có sử dụng email, con số này ở độ tuổi 41-50 là 34%. Theo nghiên cứu của AC Nielsen 2008, email đứng thứ tư trong các hoạt động được sử dụng nhiều nhất trên Internet. Đặc biệt ở TP.HCM, mức độ sử dụng email hàng ngày và thường xuyên chiếm đến 73% (theo nghiên cứu của FTA 2008). Những con số trên khiến các marketer không thể bỏ qua công cụ quảng bá đầy tiềm năng.
Lợi thế của email marketing: chỉ trong tích tắc có thể chuyển cùng một thông điệp tới hàng trăm ngàn người với chi phí chỉ bằng 1/5, thậm chí chỉ 1/10 so với gửi thư thông thường; nội dung sống động với hình ảnh, âm thanh, video… mà không tốn chi phí in ấn, xuất bản, lại dễ dàng cập nhật, chỉnh sửa; có thể đo lường hiệu quả và nhanh chóng nhận được phản hồi từ khách hàng… Đó là những ưu điểm mà email marketing có thể tạo ra cho chiến dịch tiếp thị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất với việc phát triển email marketing là nỗi lo ngại bị xem là hình thức “spam” hộp thư của khách hàng.
Giải pháp:
1. Đúng người: quan trọng nhất trong việc sử dụng email marketing là có một danh sách khách hàng mục tiêu đồng ý nhận email. Danh sách này có thể được tạo ra bằng những mẫu đăng ký thành viên trên trang web, tổ chức sự kiện online/offline… Đây chính là những người có quan tâm đến sản phẩm, thương hiệu nên tỉ lệ nhận và mở email sẽ rất cao.
2. Đúng nội dung: Các nhà cung cấp dịch vụ email đều có hệ thống chấm điểm “spam” như cách thể hiện tiêu đề, sự liên quan giữa tiêu đề và nội dung, dung lượng hình trong một email… Nếu người dùng nắm rõ các quy tắc này sẽ thiết kế được một email “hợp pháp”. Cũng cần đăng ký với các nhà cung cấp dịch vụ để nhận thông báo khi email bị coi là phiền nhiễu, nhanh chóng đưa email của các khách hàng này ra
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ba_i_chi_nh_thu_c_v2_7571 (3).doc