Lời mở đầu 1
Chương I: Hiệu quả kinh doanh- vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp 3
I. Khái quát về hiệu quả kinh doanh. 3
1. Những khái niệm về hiệu quả kinh doanh. 3
2. Một số quan điểm về hiệu quả kinh doanh 6
a. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả 6
b. Bản chất của hiệu quả kinh tế 8
3. Sự cần thiết, vai trò của hiệu quả kinh doanh 9
II. Hệ thống chỉ tiêu để xác định hiệu quả kinh doanh. 10
1. Các chỉ tiêu xác định kết quả kinh doanh 10
2. Các chỉ tiêu đánh giá, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 11
2.1. Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp. 11
2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh bộ phận. 13
2.3. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế- xã hội. 17
III. Phương pháp xác định hiệu quả kinh doanh. 18
1. Phương pháp so sánh 18
2. Phương pháp chi tiết 19
3. Phương pháp loại trừ. 19
4. Phương pháp liên hệ 20
IV. Các nhân tố ảnh hượng đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp 20
1. Nhóm nhân tố khách quan 20
2. Nhóm nhân tố chủ quan. 22
Chương II: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHHNN1TVCơ khí Hà Nội. 27
I. Giới thiệu chung về công ty TNHHNN1TV Cơ khí Hà Nội. 27
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cơ khí Hà Nội. 27
2. Chức năng,nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Công ty Cơ khí Hà Nội. 29
A. Chức năng 29
B. Nhiệm vụ 29
C. Sơ đồ tổ chức bộ máy. 30
II. Đặc điểm kinh doanh và kết quả kinh doanh của công ty Cơ khí Hà Nội. 33
1. Đặc điểm kinh doanh. 33
a. Đặc điểm về mặt hàng : 33
b. Đặc điểm về thị trường kinh doanh : 34
2. Kết quả sản xuất,kinh doanh. 34
III. Phân tích hiệu quả kinh doanh ở Cty TNHHNN1TV Cơ khí Hà ở Cty Nội. 35
1. Thực trạng hiệu quả kinh doanh tổng hợp. 35
2. Phân tích hiệu quả kinh doanh theo các yếu tố. 38
a. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động của công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh. 38
b. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định. 41
3. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội đạt được của công ty trong thời gian vừa qua. 43
a. Thu ngân sách nhà nước. 43
b. Tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho người lao động. 45
IV. Đánh giá chung kết quả của công ty. 45
1. Kết quả đạt được 45
2. Một số hạn chế và tồn tại ở công ty cần khắc phục 47
Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHHNN1TV Cơ khí Hà Nội. 49
I. Mục tiêu và phương hướng. 49
1. Mục tiêu 49
a. Tăng trưởng nhanh và vững chắc. 49
b. Phát triển toàn diện, ổn định và vững chắc trong lĩnh vực chế tạo máy của ngàng cơ khí Việt Nam trên địa bàn cả nước bao gồm các chương trình chủ yếu sau: 50
2. Phương hướng hoạt động. 50
a. Về cơ chế quản lý: 50
b. Các giải pháp điều hành. 51
II. Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở công ty TNHHNN1TV Cơ khí Hà Nội. 52
1. Biện pháp giảm chi phí sản xuất. 52
a. Nâng cao doanh thu. 52
b. Giảm chi phí : 57
2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 62
II. Đề xuất kiến nghị 64
Kết luận 66
70 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH NN 1TV Cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể nâng giá bán một cách hợp lý mà vânc thu hút được khách hàng. Còn chất lượng hàng hoá thấp thì ngay cả khi giá rẻ vẫn không thu hút được khách hàng tiêu dùng sản phẩm đó.
Việc đảm bảo chát lượng hàng hoá mang tính lâu dài với phương châm “ Trước sau như một” có ý nghĩa lớn đối với doanh nghiệp. Đó là lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp cũng là uy tín của doanh.
Chương II
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHHNN1TVCơ khí Hà Nội.
I. Giới thiệu chung về công ty TNHHNN1TV Cơ khí Hà Nội.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cơ khí Hà Nội.
Công ty TNHHNN1TV Cơ khí Hà Nội (gọi tắt là Công ty cơ khí Hà Nội) là doanh nghiệp nhà nước do Đảng và Chính phủ quyết định thành lập vào ngày 26/1/1955 là cơ sở sản xuất cơ khí hiện đại do Liên Xô viện trợ, làm nòng cốt cho ngành công nghiệp ché tạo máy công cụ cung cấp cho cả nước.
Ngày 12/4/1958, khánh thành và bàn giao Công ty Cơ khí Hà Nội cho Bộ Công nghiệp, đánh dấu sự ra đời đúa con đầu lòng của ngành Cơ khí Việt Nam.Nhà nước trực tiếp giao vốn cho công ty, Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo cao nhất của công ty, chụi trách nhiệm về sự phát triển của công ty theo nhiệm vụ của nhà nước và bộ công nghiệp giao.Trực thuộc công ty bao gồm 9 phòng ban ngoài ra còn có một số đơn vị liên doanh. Các đơn vị này có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ. Thông tin, đào tạo nghiên cứu, tiếp thị nhằm phát huy lợi thế chuyên môn hoá và hợp tác hoá, nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và toàn công ty. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để Công ty hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Nhà nước giao và đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Nhiệm vụ chính và phương hướng hoạt động của công ty đã chuyển từ một doanh nghiệp chuyên sản xuất máy công cụ sang sản xuất thiết bị cơ khí lớn, Cơ khí Hà Nội đã đáp ứng nhu cầu của nhiều ngành kinh tế trong nước, giữ được uy tín và phát triển. Chất lượng thiết bị, phụ tùng phục vu ngành xi măng, đường mía, hoá chất tuyển quặng, dầu khí... của Cơ khí Hà Nội, được đánh giá là không thua kém thiết bị phụ tùng nhập khẩu cùng loại.
Năm1994 là năm đầu tiên kể từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh và có lãi. Thành công này có ý nghĩa hết sức to lớn đối với toàn thể CBCNV, là bước khởi đầu tợ khẳng định trong điều kiện cạnh tranh của thị trường.
Trong giai đoạn từ 1995 đến nay : Năm 1995 Nhà nước thay đổi nhiều chính sách như cải cách cơ chế hành chính bao cấp, đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý, nghiên cứu khoa học công nghệ cao nhằm tao ra những động lực thúc đẩy đất nước đi lên theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ định hướng phát triển đúng đắn, sản lượng sản xuất và tiêu thụ của công ty tăng nhanh. Nói chuyện với cán bộ chủ chốt của công ty, Đồng chí Đỗ Mười đã chỉ rõ : “ Cơ sở kinh tế duy nhất có thể được của chủ nghĩa xã hội là nền đại công nghiệp cơ khí, ai quên điều đó, người đó không phải là người cộng sản, nếu chung ta đẻ nền cơ khí xuống dốc thì không thể công nghiệp hoá, hiện đại hoá được”.
Nhận thức sâu sắc vai trò nhiệm vụ của mình, Công ty đã tìm ra con đường tiếp tục đổi mới trong SXKD theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu chiến lược phát triển SXKD của Công ty là : “ Đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, từng bước xây dựng Công ty trở thành một cơ sở SXKD lớn, hiện đại trong lĩnh vực chế tạo máy ở Việt Nam”,những chươg trình cụ thể được sử dụng là :
+ Đào tạo nguồn nhân lực để tiếp cận được với nền khoa học công nghệ hiện đại đẩy lùi nguy cơ tụt hậu.
+ Đầu tư chièu sâu nâng cao nămg lực sản xuất của công ty.
+ Cải tiến công tác đièu hành sản xuất.
+ Xây dựng các quy chế hoạt động, chức năng nhiệm vụ của đơn vị trong công ty.
+ Củng cố mối quan hệ giữa Đảng, chuyên môn và đoàn thể.
- Từ những mục tiêu đề ra, Công ty Cơ khí Hà Nội đã đạt được những kết quả trong sản xuất kinh doanh, mở rộng hoạt động tren phạm vi cả nước và trên thị trường quốc tế, làm cho uy tín hoạt động của Công ty ngày càng được nâng cao. Công tác nghiên cứu thị trường đã từng bước được quan tâm, công nghệ luôn được đổi mới và nâng cấp nhằm đẩy mạnh hoạt độngcủa công ty theo cơ chế thị trường, không ngừng tăng nhanh sản lượng sản xuất công nghiệp phục vụ công cuộc công nghiệp hoá. hiện đại hoá đất nước, đảm bảo ổn định và nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên toàn công ty. Sản phẩm của công ty ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Công ty Cơ khí Hà Nội đang trên đà phát triển nhằm thực hiện các chương trình kinh tế lớn của nhà nước.
2. Chức năng,nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Công ty Cơ khí Hà Nội.
A. Chức năng
Công ty Cơ khí Hà Nội thực hiện chức năng là doanh nghiệp Nhà nước lớn thuộc Bộ Công nghiệp, trực tiêp sản xuất_kinh doanh các mặt hàng Cơ khí và thiết bị công nghiệp. cùng với các doanh nghiẹp Nhà nước khác, công ty góp phần nâng cao trình độ cơ giới hoá trong sản xuất, nâng cao trình độ kỹ thuật của đất nước, cải thiện đời sống nhân dân. Công ty thực hiện chế độ tự hạch toán theo quy định của pháp luật và sự chỉ đạo vĩ mô của nhà nước.
B. Nhiệm vụ
- Công nghiệp sản xuất máy cắt gọt kim loại : Máy tiện, may phay, máy bào, máy khoan...
- Chế tạo thiết bị công nghiệp và các phụ tùng thay thế cho các ngành kinh tế ; thiết kế, chế tạo và lắp đặt máy lẻ, dây truyền thiết bị đồng bộ và dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp.
- Chế tạo thiết bị nâng hạ, cân điện tử 60 tấn, ±10kg.
- Sản phẩm đúc, rèn, thép cán.
- Xuất nhập khẩu và kinh doanh thiết bị.
- Chế tạo các thiết bị áp lực cao.
- Đào tạo công nhân kỹ thuật các nghề tiện, phay, bào, rèn, đúc,nhiệt luỵên, công nhân vận hành các máy CNC.
C. Sơ đồ tổ chức bộ máy.
Về tổ chức,Công ty có 9 phòng ban, các đơn vị thành viên và các công ty liên doanh.
Hội đồng quản trị là cơ quan lý công ty và chụi trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty. Hội đồng quản trị gồm một số thành viên hoạt động chuyên trách, chủ tịch quản trị kiêm tổng giám đốc, trưởng ban kiểm soát và một số chuyên gia về kinh tế, tài chính, quản trịkinh doanh và pháp luật.Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý hoạt động của công ty theo nhiệm vụ của nhà nước và bộ công nghiệp giao.
Tổng giám đốc do bộ trưởng Bộ công nghiệp bổ nhiệm. Tổng giám đốc là đại diẹn pháp nhân của công ty và chụi trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước pháp luật về điều hành hoạt động của công ty. Tổng giám đốc là người có quyền điều hành coa nhất trong công ty.
Các phó giám đốc là ngươi giúp việc cho tổng giám đốc, điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo phân công của tổng giám đốc, chụi trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công thực hiện.
Văn phòng và các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ của công ty có chức năng tham mưu, giúp việc cho hội đồng quản trị và giám đốc trong quản lý, điều hành công việc. Mỗi phòng ban chuyên môn có chức năngvà nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng song trong quá trìng hoạt động phải phối hợp, hỗ trợ nhau để cùng thực hiện các mục tiêu chiến lược và các kế hoạch chung đảm bảo cho sự phát triẻn toàn diẹn và vững mạnh của toàn công ty.
Các đơn vị thành viên và các đơn vị liên doanh hoạt động theo cơ chế tự hoạch toán,công ty chỉ tập trung chỉ đạo những chương trình lớn và các dự án riêng của công ty.
Các đơn vị trực thuộc do công ty trực tiếp hạch toán lỗ lãi và tiến hành hoạt động độc lập với nhau, song trên thực tế các đơn vị này lại có mối quan hệ vô cùng gắn bó nhằm thực hiện các chương trình chung của công ty và của bộ công nghiệp giao.
Sơ đồ tổ chức của ct TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí hà nội
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc
Trợ lý giúp việc
Trợ lý về đúc: Ô Nguyễn Đức Minh
Trợ lý về tư vấn đầu tư: Ô Đinh Viết Thanh
Trợ lý kỹ thuật: Ô Nguyễn Văn Hiếu
Trợ lý về KHCN: Ô Nguyễn Trung Hiếu
Phó tổng giám đốc phụ trách chất lượng và sản phẩm máy công cụ và phụ tùng
Phó tổng giám đốc phụ trách chất lượng và tiến độ sản phẩm đúc
P. Tổ chức nhân sự
P. Kế toán TK - TC
Ban quản lý dự án
Văn phòng công ty
Trường THCNCTM
Tr. Mầm non Hoa Sen
TT xây dựng cơ bản
P. Quản trị đời sống
Phòng bảo vệ
Phòng y tế
P. Quản lý sản xuất
XN chế tạo MCC&PT
XN chế tạo thiết kế tòan bộ
XN cơ khí chính xác
XN lắp đặt SCTB
XN đúc
P. Bán hàng & KDXNK
P. Quản lý CLSP
P. Cung ứng vật tư
Tổng kho
TT. Thiết kế - HĐH
II. Đặc điểm kinh doanh và kết quả kinh doanh của công ty Cơ khí Hà Nội.
1. Đặc điểm kinh doanh.
a. Đặc điểm về mặt hàng :
Công ty Cơ khí Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu, được mở tài khoản tại ngân hàng trong nước và quốc tế theo quy định của nhà nước, được tự chủ kinh doanh, thực hiện hạch toán độc lập. lĩnh vực hoạt động của công ty là sản xuất kinh doanh các mặt hàng về cơ khí và thiết bị công nghiệp như :
-Sản phẩm truyền thống: các loại máy tiện vạn năng,máy bào ngang, máy khoan cần, máy khoan bàn, máy hiển chương trình hiển thị số, máy tiện sứ chuyen dùng CNC, các phụ tùng đi theo máy.
- Xưởng đúc với sản lượng 12000 tấn /năm
- Thép cán xây dựng các loại sản lượng 5000tấn /năm.
- Chế tạo và lắp đặt các thiét bị và phụ tùng phục vụ cho ngành kinh tế quốc dân như Điện lực (các chạm thuỷ điện có công suất từ 20á1500 KvA;các bơm dầu FO); Xi măng (máy nghiền ,lò quay, lò đứng, ghi lò… cho các nhà máy có công suất từ 4 vạn 2 triệu tấn /năm ); Đường mía (nồi nấu liên tục, nồi nấu đường, trạm bốc hơi, lô ép , băng tải…cho các nhà máy có công suất từ 500á8000 tấn mía cây /ngày); Thuỷ lợi (các bơm có công suất từ 8000á36.000m3/h, áp lực cột nước từ 4á10,5m; Giao thông vận tải; Dầu khí ; khai thác mỏ , lâm sàn ; chế biến cao su , sản xuất bột giấy …
-Sản xuất và chế tạo các sản phẩm phi tiêu chuẩn với sản lượng 3.000 tấn /năm (đường kính tới 6m, dài tới 12m).
Ngành công nghiệp cơ khí nước ta phát triển muộn và chậm hơn các nước khác trên thế giới. Mặc dù được nhà nước quan tâm, song với năng lực thực tế thì việc phát triển ngành cơ khí thầnh công hay không phụ thuộc rất nhiều vào bên ngoài. Tham gia vào lĩnh vực cơ khí nên hoạt động sản xuất _ kinh doanh của mang trong mình những đậc trưng cơ bản của ngành cơ khí nước ta hiện nay.Nền công nnghiệp nước ta chưa phát triển, ttrình độ kỹ thuật còn lạc hậu, giản đơn gây khó khăn rất lớn đến hoạt động sản xuất _kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước nói chung và công ty cơ khí Hà Nội nói riêng. Nhu cầu về sản phẩm cơ khí trên thế giới là rất cao, nhất là những nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Sản phẩm của công ty có nhiều cơ hội thâm nhập thị trường, song phải cạnh tranh rất nhiều với các sản phẩm của công ty khác và các sản phẩm của nước ngoài. Vì là sản phẩm cơ khí phục vụ đời sống nhân dân và các ngành kinh tế trong cả nước nên sản phẩm của công ty phải đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe, đảm bảo được độ an toàn cao.
b. Đặc điểm về thị trường kinh doanh :
Thị trường tiêu thụ sản xuất của công ty chủ yếu là trong nước. Thị trường xuất khẩu của công ty rất ít, chủ yếu là sang lào, Indonesia, Mỹ…, sản phẩm cơ khí xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ. Tuy vậy, với một mạng lưới kinh doanh rộng khắp cả nước cùng với việc sản xuất công cụ cơ khí phục vụ đời sống nhân dân dần có uy tín trên thị trường, khối lượng tiêu thụ của công ty đang tăng lên rõ rệt, chiếm thị phần đáng kể trên thị trường. Khách hàng của công ty thường là khách hàng truyền thống , mua với số lượng lớn .Nhiều sản phẩm của công ty được sử dụng làm công cụ sản xuất cho các doanh nghiệp khác .
2. Kết quả sản xuất,kinh doanh.
Nhìn chung trong những năm gần đây công ty Cơ khí Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Với sự quyết tâm phấn đấu và cố gắng vượt bậc của mỗi CBCNV trong toàn công ty, được sự giúp đỡ của bộ công nghiệp, các cơ quan nhà nước, địa phương. công ty bước đầu đã khắc phục được những khó nhăn về vốn., thiết bị lạc hậu lao động không đủ trình độ và đã thu được những kết quả đáng kể như tốc độ tăng trưởng nhanh, phát triển toàn diện và đều khắp trên tất cả cá lĩnh vực sản xuất _kinh doanh.Sản phẩm của công ty có tính cạnh tranh mạnh, có uy tín trên thị trường. tạo việc làm ổn định cho hàng 1000 lao động với mức thu hập cao. Nộp ngân sách nhà nước ngày càng tăng.
Các phong trào thi đua sản xuất, phong trào thể thao, văn nghệ được phát động liên tục tạo được khí thế sản xuất sôi nổi trong toàn công ty. Đời sống vật chất và tinh thần của CBCNV trong toàn công ty ngày một cao.
III. Phân tích hiệu quả kinh doanh ở Cty TNHHNN1TV Cơ khí Hà ở Cty Nội.
1. Thực trạng hiệu quả kinh doanh tổng hợp.
Muốn xác định hiệu quả kinh doanh của công ty, ta phải căn cứ vào các kết quả kinh doanh với các chỉ tiêu cụ thể như doanh thu thuần (DTT), tổng chi phí (TC), lợi nhuận (p)…
Bảng I: Kết quả kinh doanh (2003 - 2005) của công ty Cơ khí Hà Nội.
Đơn vị triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Doanh thu
98.564
140.795
180.367
Các khoản giảm trừ:
22
28
32
Doanh thu thuần
98.542
140.767
180.335
Giá vốn hàng bán
75.567
112.017
140.568
Lợi nhuận gộp
22.975
28.750
39.767
Chi phí bán hàng
5.715
7.883
9.368
Chi phí quản lý doanh nghiệp
4.336
5.912
6.813
Lợi nhuận từ hoạt động KD
12.924
14.955
23.586
Nhận xét :
Kết quả trên cho thấy doanh thu của Công ty qua các năm liên tục tăng, năm sau cao hơn trước, năm 2004 so với năm 2003 tăng 42.411 tr. đồng (tức tăng 29,99 %), năm 2005 doanh thu của Công ty tăng so với năm 2004 là 39.572 tr .đồng (tăng 21,94% ). Điều đó chứng tỏ sản phẩm của Công ty được thị trường chấp nhận và hiệu quả kinh doanh của Công ty đạt được tương đối cao.
Qua bảng số liệu trên ta thấy : Lợi nhuận của công ty hàng năm đều tăng, tỷ lệ tăng trưởng ở mức 2 con số, năm 2004 so với năm 2003 tăng 13,58%, năm 2005 so với năm 2004 tăng 36,6%. Điều đó chứng tỏ sự cố gắng của Công ty trong việc tăng doanh thu, giảm chi phí để tăng lợi nhuận.
đTừ các kết quả kinh doanh ta đi xem xét các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của công ty đó là:
Bảng II: Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp.
Đơn vị triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1
Doanh thu
98.564
140.795
180.367
2
Chi phí sản xuất(Z)
85.618
125.812
156.749
3
Tổng vốn
213.256
269.783
289.325
4
Vốn CSH
43.440
54.995
60.935
5
Lợi nhuận
12.924
14.955
23.586
6
Tỉ suất LN/DT
13.11%
10,62%
13,07%
7
Tỉ suất LN/Z
15,09%
11,89%
15,05%
8
Tỉ số LN/Tổng vốn
6,06%
5,54%
8,15%
9
Tỉ suất LN/Vốn CSH
29,75%
27,2%
38,7%
Nhận xét :
Tỷ suất lợi nhuận có thể tính theo doanh thu, chi phí sản xuất, tổng vốn hay vốn CSH. Mỗi cách tính sẽ cho ta một chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận thu được từ một đơn vị doanh thu, chi phí hay vốn bỏ ra. khi phân tích hiệu quả kinh tế, cần tránh quan niệm giản đơn cho rằng tỉ suất lợi nhuận càng cao thì hiệu quả kinh tế sẽ càng lớn. Điều quan trọng là kinh doanh phải có lãi.Tỉ suất lợi nhuận chỉ là một trong những căn cứ để đánh giá hiệu quả chứ không phải là căn cứ duy nhất để đưa ra quyết định kinh doanh.
- Chỉ tiêu lợi nhuận theo doanh thu có xu hướng giảm trong thời gian đầu nhưng sau đó lại tăng lên. Điều này chứng tỏ Công ty đã có nhiều cố gắng trongviệc khắc phục những khó khăn để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng lơi nhuận.
- Chỉ tiêu lợi nhuận theo chi phí sản xuất năm 2004 giảm so với năm2003 sau đó tăng nhưng vẫn không bằng thời gian đầu.Nguyên nhân là do sử dụng lao động chưa hợp lý cơ chế quản lý chưa tốt và sức ép của thi trường ảnh, thị tường cơ khí trong thời gian này có nhiều dối thủ cạnh tranh, chi phí nhân công tăng. Dần dần Công ty đã có những biện pháp khắc phục khó khăn, thị trường cơ khí cũng ổn định trở lại làm cho chi phí sản xuất giảm giá thành hạ dẫn đếna lợi nhuận tăng lên và tỉ suất lợi nhuận cũng tăng tức hiệu quả kinh doanh của công ty được nâng cao.
- Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận theo tổng vốn : chỉ tiêu này có xu hướng giảm trong thời gian đầu nhưng sau đó lại tăng lên. điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng có hiệu quả dồng vốn bỏ ra.
- Chỉ tiêu lợi nhuận theo vôn CSH : cũng như chỉ têu trên trong thời gian đầu giảm sau đó đã tăng lên công ty cần phát huy hơn nữa hiệu quả mà đồng vốn CSH đem lại.
Nhận xét :
Qua phân tích hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp của công ty ta thấy : nhìn chung, trong năm 2005 hiệu quả kinh doanh của công ty cao hơn so với năm 2004.Nhưng để thấy rõ được điều này ta cần phân tích thêm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh ở công ty.
2. Phân tích hiệu quả kinh doanh theo các yếu tố.
a. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động của công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong các yếu tố của qúa trình sản xuất, lao động của con người là yếu tố có tính chất quyyết định nhất. Số lao động của công ty thuộc nhiều bộ phận và nhiều thành phần khác nhau. TRông số tham gia lao động, nếu xét theo nhóm bộ phận thì gồm 3 bộ phận chính là công nghiệp, hành chính và giám sát.Nếu xét theo thành phần thì có lao động thuộc công ty quản lý và lao động hợp đồng thời vụ, còn xét theo trình độ học vấn thì có kỹ sư, cử nhân, công nhân kỹ thuật.
Bảng III: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụnglao động (2003- 2005)
STT
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1
GTTSL (Tr.đồng)
121.068
172.896
221.490
2
Doanh thu (Tr.đồng)
98.564
140.795
180.367
3
Lợi nhuận (Tr.đồng)
12.924
14.955
23.586
4
Lao động bình quân (Người)
885
973
1.058
5
Tổng lao động được sử dụng (Người)
798
825
983
6
NSLĐbình quân ( =1/4)
136,8
177,69
209,35
7
Doanh thu bình quân (=2/4)
111,37
144,7
183,486
8
Lợi nhuận bình quân (=3/4)
14,6
15,37
22,29
9
Hệ số sử dụng lao động (=5/4)
0,9
0,85
0,93
Nhận xét:
- NSLĐ bình quân của công ty tăng dần qua các năm (từ 136,8 tr.đồng năm 2003 lên 209,35 trđồng năm 2005 ) Một lao động tạo ra ngày càng nhiều giá trị sản lượng cho công ty.
- Mức doanh thu bình quân của công ty tăng dần qua các năm. Một lao động tạo ra ngày càng nhiều doanh thu cho doanh nghiệp. Công ty cầncố gắng để phát huy kêt quả đạt được này.
- Cũng như 2 chỉ tiêu trên, chỉ tiêu lợi nhuận bình quân của mỗi lao động tăng dần qua các năm chứng tỏ công ty sử dụng ngày càng hiệu quả nguồn lực lao động của mình.
- Hệ số sử dụng lao động của công ty như trên là khá cao. Công ty chưa sử dụng hết lao động vào sản xuất kinh doanh là do công ty cong phải đưa lao động vào các phần hoạt động khác như chính sách huấn luyện, đào tạo và nhà trẻ. Công ty nên phát huy kết quả đạt được này.
đ Để thấy rõ được nguyên nhân của kết quả trên, ta sẽ phân tích chi phí tiền lương mà Công ty đã chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.
Bảng IV: Tình hình sử dụng chi phí tiền lương ở công ty Cơ khí Hà Nội.
STT
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1
Doanh thu(Tr. đồng)
98.564
140.795
180.367
2
Quỹ lương(Tr. đồng )
8.379
11.040
18.429
3
LĐBQ(người)
885
973
1.058
4
LươngBQ( ng.đồng/tháng)
1.641
2.057
2.489
5
NSLĐBQ ( triệu đồng)
136,8
177,69
209,35
6
Tỷ số tiền lương/ doanh thu(%)
8,5
7,8
10,21
đKhi phân tích, đánh giá chung về chi phí tiền lương, ta có thể so sánh chỉ tiêu chi phí tiền lương giữa các thời kỳ, song sự thay đổi giá tri tuyệt đối của chi phí tiền lương chưa nói lên ý nghĩa kinh tế cụ thể. Nó không phản ánh sự tiết kiệm hay bội chi, cũng không phản ánh được hiệu quả sử dụng lao động.
Để nhận định tổng quát về chi phí tiền lương cần phải dựa vào tỷ trọng chi phí tiền lương hoặc có thể so sánh sự thay đổi mức tiền lương bình quân với mức thay đổi doanh thu.Nếu tỷ trọng chi phí tiền lương giảm thì doanh nghiệp sẽ có lợi. Hay nếu mức tăng năng suất lao động thì lao động sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi nhuận hơn và ngược lại.
Phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng lao động :
*So sánh năm 2004 với năm 2003.
Năm 2004 doanh thu tăng 42.411tr.đồng hay về số tương đối là29,99%. Trong khi đó, chi phí tiền lươngtăng 2.611tr.đồng hay về số tương đối là 24,1%. Như vậy, chi phí tiền lương tăng chậm hơn doanh thu tức là doanh nghiệp đã sử dụng chi phí tiền lương có hiệu quả.
Ngoài ra, tiền lương bình quân tăng 416 ng. đồng /người /tháng hay về số tương đối 20,22%. Trong khi đó, năng suất lao động tăng 40,89tr.đồng tương đương với mức tăng tương đối là 23,01%. Điều này thể hiện doanh nghiệp đã sử dụng lao động và chính sách lương có hiệu quả.
Mặt khác ta thấy, tổng chi phí tiền lương tăng 2.611 tr.đồng (24,1%) nhưng tỷ trọng chi phí tiền lương so với doanh thu lại giảm 0,7% điều này chứng tỏ năng suất lao độngbình quân tăng nhanh hơn tiền lương bình quân.
*So sánh năm 2005 với năm 2004.
Năm 2005, doanh thu tăng 39.572 tr.đồng hay 21,94%. Trong khi đó, chi phi tiền lương tăng 7.389 tr.đồng hay 40,1%. Như vậy, trong năm 2005 doanh nghiệp sử dụng chi phí tiền lương không đạt hiệu quả.
Ngoài ra, tiền lương bình quân tăng 432 ng.đồng /người /tháng (17,36%) trong khi năng suất lao động tăng 31,66 tr.đồng (15,12%). Điều này chứng tỏ rằng công ty cần chú ý hơn nữa đến việc sử dụng lao động và chính sách tiền lương.
b. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Bảng V: Hiệu quả sử dụng vốn cố định
STT
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1
VCĐ(tr.đồng)
52.365
75.268
98.453
2
TSCĐhiện có (tr.đồng)
40.652
70.386
83.254
3
TSCĐ được huy động (tr.đồng)
38.852
65.369
80.267
4
TSCĐ được đổi mới (tr. đồng)
15.654
25.289
38.328
5
GTTSL
121.068
172.896
221.490
6
Lợi nhuận (tr.đồng)
12.924
14.955
23.586
7
Hệ số sử dụngTSCĐ(=3/2)
0,956
0,929
0,964
8
Hệ số đổi mới TSCĐ(4/2)
0,385
0,36
0,46
6
Sức sinh lời của VCĐ(6/1)
0,23
0,2
0,24
7
Hiệu quả sử dụng VCĐ(=5/1)
2,312
2,297
2,25
Nhận xét :
- Hệ số sử dụng TSCĐ của công ty năm 2004 có giảm so với năm 2003 nhưng sau đó công ty đã có nhưng biện pháp để nâng hệ số này lên trong năm 2005. Công ty cần cố gắng huy động TSCĐ vào sản xuất, không để máy móc thiết bị phải trong tình trạng chờ việc.
- Hệ số đổi mới TSCĐ : Do chưa nhận thức được vai trò của máy móc thiết bị trong sản xuất nên trong năm 2004 công ty chưa có sự đầu tư máy móc thiết bị, nhưng đến năm 2005 do thấy được sự phát triển của khoa học công nghệ nên công ty đã tăng cường đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, không để những máy móc thiết bị quá lạc hậu làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Sức sinh lời của VCĐ : Trong năm 2003 thì cứ 1 đồng VCĐ mà doanh nghiệp bỏ ra, doanh nghiệp sẽ thu được 0,23đồng lợi nhuận, nhưng con số này lại giảm xuống trong năm 2004 chứng tỏ trong năm này doanh nghiệp sử dụng nguồn VCĐ không hiệu quả. Đến năm 2005 có tăng nhưng không cao.
- Hiệu quả sử dụng VCĐ: Ta thấy hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp qua các năm có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ công ty chưa khai thác được hiệu quả mà VCĐ đem laị. Công ty cần xem xét lại việc sử dụng VCĐ của mình.
đNhìn chung việc sử dụng TSCĐ và nguồn VCĐ của công ty chưa mang lại hiêuị quả. Công ty câng có những biện pháp đẻ sử dụng hiệu quả hơn TSCĐ cũng như VCĐ của mình.
c.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Bảng VI: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
STT
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm2005
1
Doanh thu( tr.đồng)
98.564
140.795
180.367
2
Lợi nhuận (tr.đồng)
12.924
14.955
23.586
3
VLĐbình quân (tr.đồng )
75.895
108.412
128.883
4
Thuế (tr.đồng )
4.783
5.634
7.347
5
Sức sinh lời của VLĐ(=2/3)
17,03%
13,79%
18,3%
6
Số vòng quay của VLĐ(=1/3)
1,299
1,299
1.4
Nhận xét :
- Sức sinh lời của vốn lưu động qua các năm là : Năm 2003 là 17,03% đến năm 2004 con số này giảm xuống còn 13,79 %nhưng đến năm 2005 lại tăng lên 18,3% điều nà chứng tỏ trong năm 2004 công ty sử dụng nguòn vốn lưu động không đạt hiệu quả và đến năm 2005 công ty đã tìm ra nguyên nhân và tìm biện pháp thích hợp đẻ nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.
- ta thấy số vòng quay của VLĐ qua các năm ổn định tuy nhiên năm 2005 so với năm 2004 có tăng nhưng không đáng kể.Công ty cần sử dụng biện pháp điều chỉnh chỉ tiêu này để tăng chỉ tiêu này lên nhiều hơn nữa.
Nhìn chung :Công ty đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn lưu động của mình.Tuy nhiên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn không cao.Do vậy, Công ty nên đầu tư vốn để mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và thi công công trình sẽ đem lại hiệu quả cao.
3. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội đạt được của công ty trong thời gian vừa qua.
Để dánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty, ngoài việc đánh giá kinh tế còn phải đánh giá hiẹu quả kinh tế - xã hội của công ty đó thông qua các chỉ tiêu sau:
a. Thu ngân sách nhà nước.
Mọi doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải có nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước dưới hnìh thức là các loại thuế như thuế doanh thu, thuế thu nhập, thuế đất, thuế tài nguyên, thuế môn bài, thuế xuất nhập khẩu (đối với cá doanh nghiệp kinh doanh XNK), thuế TTĐB… Nhà nước sẽ sử dụng các khoản thu này để cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và ở các lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân.
Công ty có quyền quản lý và sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của doanh nghiệp theo quy đị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36671.doc