Hình phạt tiền theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Hà Giang)

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦ U 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÌNH PHẠT TIỀN

THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

7

1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của hình phạt tiền 7

1.1.1. Khái niệm hình phạt tiền 7

1.1.2. Đặc điểm hình phạt tiền 11

1.1.3. Ý nghĩa của hình phạt tiền 14

1.1.4. Phân biệt hình phạt tiền trong luật hình sự với phạt tiền luật

hành chính

18

1.2. Khái quát lịch sử các quy định của pháp luật hình sự Việt

Nam về hình phạt tiền

19

1.2.1. Giai đoạn 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự 1985 19

1.2.2. Các quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 về hình phạt tiền 22

1.2.3. Các quy điṇ h của Bộ luật hình sự năm 1999 về hình phạt tiền 25

1.3. Khái quát các quy định về hình phạt tiền trong pháp luật hình

sự một số nước trên thế giới

28

Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ

HÌNH PHẠT TIỀN VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TẠI ĐỊA

BÀN TỈNH HÀ GIANG

32

2.1. Quy định Bộ luật hình sự năm 1999 về hình phạt tiền 32

2.1.1. Về phạm vi, điều kiện áp dụng hình phạt tiền 32

2.1.2. Về mứ c phaṭ tiền , cách quy dịnh hình phạt tiền và việc áp 39

pdf13 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình phạt tiền theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Hà Giang), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN MẠNH HÙNG HÌNH PHẠT TIỀN THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (Trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Hà Giang) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN MẠNH HÙNG HÌNH PHẠT TIỀN THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAm (Trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Hà Giang) Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Mạnh Hùng Hà nội - 2015 3 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÌNH PHẠT TIỀN THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 7 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của hình phạt tiền 7 1.1.1. Khái niệm hình phạt tiền 7 1.1.2. Đặc điểm hình phạt tiền 11 1.1.3. Ý nghĩa của hình phạt tiền 14 1.1.4. Phân biệt hình phạt tiền trong luật hình sự với phạt tiền luật hành chính 18 1.2. Khái quát lịch sử các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hình phạt tiền 19 1.2.1. Giai đoạn 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự 1985 19 1.2.2. Các quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 về hình phạt tiền 22 1.2.3. Các quy điṇh của Bộ luật hình sự năm 1999 về hình phạt tiền 25 1.3. Khái quát các quy định về hình phạt tiền trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới 28 Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ HÌNH PHẠT TIỀN VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TẠI ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG 32 2.1. Quy định Bộ luật hình sự năm 1999 về hình phạt tiền 32 2.1.1. Về phạm vi, điều kiện áp dụng hình phạt tiền 32 2.1.2. Về mức phaṭ tiền , cách quy dịnh hình phạt tiền và việc áp 39 4 dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phaṃ tôị 2.1.3. Tổng hơp̣ hình phaṭ tiền , miêñ, giảm hình phạt tiền và xóa án tích đối với người bị phạt tiền 45 2.2. Thực tiễn áp dụng hình phạt tiền tại địa bàn tỉnh Hà Giang 49 2.2.1. Khái quát tình hình địa bàn nghiên cứu 49 2.2.2. Thực tiễn áp dụng hình phạt tiền tại tỉnh Hà Giang 50 2.2.3. Đánh giá hiêụ quả áp duṇg hình phạt tiền ở tỉnh Hà Giang 54 Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ HÌNH PHẠT TIỀN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ HÌNH PHẠT TIỀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG 58 3.1. Hoàn thiện pháp luật về hình phạt tiền trong Bộ luật hình sự 58 3.1.1. Mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền 58 3.1.2. Mức phạt tiền và việc thi hành hình phạt tiền 61 3.1.3. Quy định một số khung hình phạt của một số tội chỉ có các hình phạt không tước tự do trong đó có hình phạt tiền mà không có hình phạt tù 64 3.1.4. Áp dụng hình phạt tiền đối với pháp nhân 65 3.2. Một số giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả xét xử, thi hành hình phạt tiền trên địa bàn tỉnh Hà Giang 69 3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bô ̣, Thẩm phán ở tỉnh Hà Giang 70 3.2.2. Nâng cao hiêụ quả thi hành hình phạt tiền ở tỉnh Hà Giang 74 KẾT LUẬN 76 DANH MUC̣ TÀI LIÊỤ THAM KHẢO 77 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong luật hình sự , tội phạm và hình phạt là hai chế định quan trọng và khi đề cập đến luật hình sự là đề câp̣ đến vấn đề về tội phạm và hình phạt . Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, các hình phạt có ý nghĩa góp phần phát huy được vai trò tích cực là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong hệ thống các biện pháp tác động của Nhà nước và xã hội đến tội phạm. Hiện nay , xu hướng mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền là xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều khía cạnh quy điṇh về hình phaṭ tiền còn bất câp̣ như: Mức tiền phạt quy định còn bất hợp lý, không phù hợp với thực tế như việc áp dụng hình phạt này đối với một số loại tội phạm là quá cao, ngược lại một số tội lại quá thấp, việc áp dụng hình phạt tiền thực tế chưa tương xứng với điều kiện về thu nhập, tài sản của người phạm tội. Ngoài ra, còn có những đối tượng mà tòa án áp dụng hình phạt tiền chưa mang lại hiệu quả và mục đích của hình phạt. Mặt khác trong thực tiễn thi hành hình phạt tiền chúng ta chưa đưa ra được tiêu trí đánh giá hình phạt tiền có tính khả thi trên thực tế như về đặc điểm, điều kiện về kinh tế, nhân thân có ảnh hưởng đến việc áp dụng hình phạt tiền đối với người phạm tội hay không. Một số tồn tại và hạn chế nêu trên đã gây ra những khó khăn, vướng mắc, không nhỏ đến hoạt động xét xử. Mặt khác, trong thực tiễn áp dụng, do chưa đánh giá hết vai trò, chức năng, tác dụng của hình phạt tiền trong giáo dục người phạm tội, phòng ngừa tội phạm, nên các Tòa án còn ít quan tâm áp dụng hình phạt này hoặc có áp dụng thì một phần không nhỏ dựa vào ý chí chủ quan của người tiến hành tố tụng. Tất cả những vấn đề đã nêu là nguyên nhân làm giảm hiệu quả trong quá trình xét xử, áp dụng hình phạt tiền trên thực tế. 6 Ngoài ra, trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08 ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về "Một số nhiệm vụ trong tâm công tác tư pháp trong thời gian tới"; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020"; và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" với nhiều nội dung, mục tiêu trong đó có nội dung đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính khả thi trong việc áp dụng pháp luật. Trước tình hình đó, việc đòi hỏi nghiên cứu một cách chuyên sâu về hình phạt tiền là nhu cầu cấp thiết hiện nay. Chính vì vậy mà tôi lựa chọn đề tài "Hình phạt tiền theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Hà Giang)" làm luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Khoa học luật hình sự trong và ngoài nước đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về hình phạt, nhưng chủ yếu chỉ đề cập một cách tổng thể và có hệ thống những khía cạnh lý luận chung nhất về hình phạt hoặc về các hình phạt chính hay hình phạt bổ sung mà chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu có hệ thống, toàn diện và sâu sắc về hình phạt tiền tại một địa bàn cụ thể dựa trên số liệu thực tiễn xét xử. Ở Việt Nam, cấp độ luận án tiến sĩ luật học có các đề tài của các tác giả Nguyễn Sơn, Các hình phạt chính trong luật hình sự Việt Nam, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội, 2003, và gần đây nhất là của tác giả Trịnh Quốc Toản, Các hình phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010. Ở cấp độ luận văn thạc sĩ thực hiện ở Viện Nhà nước và Pháp luật (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) có các đề tài của các tác giả Nguyễn Văn Vĩnh, Hệ thống hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Hà Nội, 1996; Vũ Lai Bằng, Hình phạt tiền trong luật hình sự Việt Nam, Hà Nội, 1997; Đặng Đức 7 Thạo, Hệ thống hình phạt trong luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2002; v.v... Bên cạnh đó, về giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận có các công trình sau: GS.TSKH. Lê Văn Cảm, Chương thứ bảy - Hình phạt và biện pháp tư pháp, Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995; TS. Đặng Quang Phương (Chủ nhiệm đề tài), Cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao hiệu quả của các biện pháp tư pháp và các hình phạt không phải là tù và tử hình, Hà Nội, 1996; TS Trịnh Tiến Việt (chủ biên), Tội phạm và trách nhiệm hình sự, Hà Nội 2013 v.v... Ngoài ra, một số tác giả cũng đã công bố những bài báo khoa học có đề cập đến hình phạt như: GS.TSKH. Lê Văn Cảm, Hình phạt và các biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 8/2000; Một số vấn đề cơ bản về hình phạt, Tạp chí Công an nhân dân, số 5/2001 và Hình phạt và hệ thống hình phạt, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 7/2007; GS.TS. Võ Khánh Vinh, Những đòi hỏi của nguyên tắc công bằng đối với việc quy định hệ thống chế tài ở Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 6/1993; GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, Mục đích của hình phạt, Tạp chí Luật học, số 1/1999; PGS.TS. Trần Văn Độ, Một số vấn đề về hình phạt cải tạo không giam giữ, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 5/1995; PGS. TS. Nguyễn Mạnh Kháng, Hình phạt - Một số vấn đề lý luận, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10/2000; TS. Trịnh Quốc Toản, Về hình phạt tiền trong luật hình sự một số nước trên thế giới, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7/2003; TS. Phạm Văn Beo, Một số vấn đề về khái niệm hình phạt, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11/2005; TS. Trịnh Tiến Việt, Một số 8 vấn đề mới về hình phạt tiền trong Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 7/2003; TS. Trịnh Tiến Việt, ThS. Trần Thị Quỳnh, Về chế định miễn hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/2006; v.v... Trên cơ sở kết quả khảo sát cho thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu cơ bản và trực diện về hình phạt tiền còn riêng đối với vấn đề thực tiễn xét xử, áp dụng hình phạt tiền trên thực tế, dựa trên số liệu của một địa bàn cụ thể, thì chưa được nhiều người quan tâm, nghiên cứu và có đi nữa cũng chỉ là các bài viết hoặc là được thể hiện một phần trong kết quả của các công trình nghiên cứu khác về hình phạt nói chung, hoặc các báo cáo tổng kết của các cơ quan tư pháp trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình chứ chưa được triển khai nghiên cứu độc lập theo một luận văn hoặc đề án. Như vậy, tình hình khảo sát trên đây lại một lần nữa cho phép khẳng định việc nghiên cứu đề tài "Hình phạt tiền theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Hà Giang )" là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Mục đích của luận văn là nghiên cứu trên cơ sở lý luận về hình phạt tiền được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 và các bản án hình sự tại địa bàn tỉnh Hà Giang xét xử đã áp dụng hình phạt tiền , để phân tích, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, bất cập trong việc áp dụng hình phạt tiền nói chung và của địa bàn tỉnh Hà Giang nói riêng , từ đó luận văn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chế định hình phạt tiền trong luật hình sự, cũng như đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả của hình phạt này trong thực tiễn áp dụng tại địa bàn nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm khoa học về hình phạt tiền; lịch sử lập pháp đối với hình phạt tiền, pháp luật thực định về nó. Các bản án, quyết định về hình sự của các tòa án trên địa bàn tỉnh Hà 9 Giang xét xử đã áp dụng hình phạt tiền với tư cách là hình phạt chính và hình phạt bổ sung. - Phạm vi nghiên cứu nghiên cứu của luận văn: Luận văn nghiên cứu và giải quyết những vấn đề xung quanh hình phạt tiền trong luật hình sự Việt Nam, kết hợp với việc nghiên cứu đánh giá tình hình thực tiễn xét xử hình phạt tiền tại địa bàn tỉnh Hà Giang trong vòng 5 năm (2010-2014). 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Luận văn có thể được xem là một trong những công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về hình phạt tiền trong Bộ luật hình sự năm 1999. Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý luận và thực tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên và có hệ thống ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học về hình phạt tiền tại một địa bàn cụ thể, mà trong đó giải quyết nhiều vấn đề quan trọng liên quan tới hình phạt tiền trong luật hình sự Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích dành cho không chỉ các nhà lập pháp, mà còn cho các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành Tư pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật. Kết quả nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những kiến thức chuyên sâu cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và cơ quan thi hành án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự được khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền, về chính sách hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp được thể hiện trong các Nghị quyết Đại hội Đảng VIII, IX, X, XI và các Nghị quyết số 10 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luật hình sự như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy nạp; phương pháp thống kê, điều tra xã hội học để tổng hợp, luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về hình phạt tiền theo pháp luật Việt Nam. Chương 2: Các quy định của Bô ̣luâṭ hình sư ̣ năm 1999 về hình phạt tiền và thực tiễn xét xử tại địa bàn tỉnh Hà Giang. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật hình sư ̣v ề hình phạt tiền và môṭ số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự về hình phạt tiền trên địa bàn tỉnh Hà Giang. 11 DANH MUC̣ TÀI LIÊỤ THAM KHẢO 1. Vũ Lai Bằng (1997), Hình phạt tiền trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội. 2. Đỗ Ngọc Bình (2013), "Quyết định thi hành án hình phạt tiền: Ai có thẩm quyền ban hành?", ngày 27/9/2013. 3. Bộ Tư pháp (2015), Dư ̣thảo sửa đổi , bổ sung môṭ số điều của Bô ̣luâṭ hình sự 1999, Hà Nội. 4. Bộ Tư pháp - Tòa án nhân dân tối cao - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự, Hà Nội. 5. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 6. "Có thể nộp tiền thay vì chấp hành hình phạt tù" (2014), ngày 18/7/2014. 7. Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hà Giang (2010 - 2014), Báo cáo tổng kết công tác các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, Hà Giang. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 11. Trần Văn Độ (1994), Quan niệm mới về hình phạt, Chuyên đề khoa học, 12 Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Hà Nội. 12. Phạm Hồng Hải (1999), "Pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm hay không", Luật học, (6). tr. 45-50. 13. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên) (2001), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 14. Hội đồng Nhà nước (1982), Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ , buôn lâụ, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, Hà Nội. 15. Trần Minh Hưởng (Chủ biên) (2014), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (đã được sửa đổi bổ sung), Nxb Hồng Đức, Hà Nội. 16. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 17. Đinh Văn Quế (2000), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, Phần chung, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 18. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội. 19. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội. 20. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội. 21. Quốc hội (2008), Luâṭ thi hành án dân sư,̣ Hà Nội. 22. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 23. Nguyễn Sơn (2003), Các hình phạt chính trong luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội. 24. "Sửa đổi Bộ luật hình sự: Sẽ khởi tố cả pháp nhân?" (2015), ngày 03/6/2015. 25. Đặng Đức Thạo (2002), Hệ thống hình phạt trong luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội. 26. Nguyễn Thị Tiệp (2010), Hình phạt tiền trong Bộ luật hình sự Việt Nam - những vấn đề lí luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 27. Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang (2010 - 2014), Báo cáo tổng kết công tác 13 ngành Tòa án nhân dân các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, Hà Giang. 28. Trịnh Quốc Toản (2002), "Về hình phạt tiền trong luật một số nước", Nhà nước và pháp luật, (7), tr. 62-66. 29. Trịnh Quốc Toản (2005), "Về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Luật hình sự một số nước theo truyền thống luật châu Âu lục địa", Nhà nước và pháp luật, (11), tr. 75-83. 30. Trịnh Quốc Toản (2006), "Phạt tiền với tính chất là hình phạt bổ sung trong luật hình sự nước ta và những kiến nghị hoàn thiện", Khoa học (Chuyên san Kinh tế - Luật), (1), tr. 8-22. 31. Trịnh Quốc Toản (2010), Các hình phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 32. Vân Trang (2013), "Một số vướng mắc trong quy định về hình phạt tiền trong Bộ luật hình sự Việt Nam", www.noichinh.vn, ngày 18/12/2013. 33. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 34. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 35. Viện Khoa học pháp lý (1995), Hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. Trịnh Tiến Việt (2003) Pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. 37. Trịnh Tiến Việt (2013), Tội phạm và trách nhiệm hình sự (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Trịnh Tiến Việt (2013), Pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự và thực tiễn áp dụng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 39. Võ Khánh Vinh (1999), Nguyên tắc công bằng trong Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 40. Nguyễn Văn Vĩnh (1996), Hệ thống hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050006094_6512_2009445.pdf
Tài liệu liên quan