Bài tập 3: Hoà tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe , Mg , Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch
H2SO4 loãng , thu được 1,344 lít khí H2 ở đktc và dung dịch chứa m gam muối . Gía trị của m là bao
nhiêu? ĐS : gam
Bài tập 4: Cho 14,5 gam hỗn hợp Mg , Zn , Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra
6,72 lít khí H2 ở đktc . Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan . Giá trị của m là bao
nhiêu? Đs ; 43,3 gam
Bài tập 5: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 , MgO , ZnO trong 500 ml dung dịch axit
H2SO4 loãng 0,1 M vừa đủ . Sau phản ứng , hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có
khối lượng là bao nhiêu? ĐS : gam
6 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 815 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hóa học 10 - Phương pháp bảo toàn khối lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp giải bài toán hóa vô cơ Năm 2012
Trường THPT Cầu xe P.x.K 1
PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
I. NGUYÊN TẮC CỦA PHƯƠNG PHÁP:
Nguyên tắc của phương pháp này khá đơn giản, dựa vào định luật bảo toàn khối lượng:
“Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các chất tạo thành
trong phản ứng”.
Ví dụ : Trong phản ứng A + B → C + D
Ta có : mA + mB = mC + mD
II. MỘT SỐ HỆ QUẢ:
- Hệ quả 1: Gọi mT là tổng khối lượng các chất trước phản ứng, mS là tổng khối lượng các chất
sau phản ứng. Dù cho phản ứng xảy ra vừa đủ hay có chất dư, hiệu suất phản ứng nhỏ hơn 100% thì
vẫn có mS = mT.
- Hệ quả 2: Khi cation kim loại kết hợp với anion phi kim để tạo ra các hợp chất (như oxit,
hiđroxit, muối) thì ta luôn có :
Khối lượng hợp chất = khối lượng kim loại + khối lượng anion.
Ví dụ:
2 3Al O Al O
m = m + m
;
3Al(OH) Al OHm = m + m
- Hệ quả 3: Khi cation kim loại thay đổi ( anion không đổi) tạo ra hợp chất mới, sự chênh lệch
khối lượng giữa hai hợp chất bằng sự chênh lệch về khối lượng giữa các cation.
Ví dụ: Fe + CuSO4 dd → FeSO4 + Cu ↓
x mol x mol
=> CuSO FeSO Cu (trong CuSO p−) Fe p−4 4 4muèi gi¶m
m = m - m = m - m 64 56 8x x x= − =
Khi anion thay đổi ( cation không đổi) tạo ra hợp chất mới, sự chênh lệch khối
lượng giữa hai hợp chất bằng sự chênh lệch về khối lượng giữa các anion.
Ví dụ: Na2CO3 + H2SO4 dd → Na2SO4 + H2O + CO2 ↑
x mol x mol
=> Na SO Na CO SO (Na SO ) CO (Na CO )2 4 2 3 4 2 4 3 2 3muèi t¨ng
m = m - m = m - m 96 60 36x x x= − =
- Hệ quả 4: Tổng khối lượng của một nguyên tố trước phản ứng bằng tổng khối lượng của
nguyên tố đó sau phản ứng ( bảo toàn nguyên tố).
Ví dụ: hỗn hợp gồm: 0,3 mol Fe; 0,1 mol Fe3O4; 0,1 mol FeS2 tác dụng với dung dịch H2SO4
đặc nóng dư tạo Fe2(SO4)3
=>
3 }2 )Fe {Fe (SO Fe (Fe ban ®Çu) Fe (Fe O ban ®Çu) Fe (FeS ban ®Çu)4 3 4 2
m = m + m + m
=>
3}2 )Fe Fe (SO4{m = 0,3 .56 + 3 . 0,1 .56 + 0,1 . 56 = 0,7 .56 = 39,2 gam
- Hệ quả 5: Trong phản ứng khử oxit kim loại bằng CO, H2, Al
+ Chất khử lấy oxi của oxit tạo ra CO2, H2O, Al2O3. Biết số mol CO, H2, Al tham gia phản ứng
hoặc số mol CO2, H2O, Al2O3 tạo ra, ta tính được lượng oxi trong oxit (hay hỗn hợp oxit) và suy ra
lượng kim loại (hay hỗn hợp kim loại).
+ Khi khử oxit kim, CO hoặc H2 lấy oxi ra khỏi oxit. Khi đó ta có :
2 2 2O(oxit) CO CO O(oxit) H H O
n = n = n hoÆc n = n = n
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng tính khối lượng hỗn hợp oxit ban đầu hoặc khối lượng
kim loại thu được sau phản ứng.
Phương pháp giải bài toán hóa vô cơ Năm 2012
Trường THPT Cầu xe P.x.K 2
III. BÀI TẬP:
1. Dạng bài tập KL hoặc hợp chất của KL+ nước hoặc axit:
Bài tập áp dụng 1:
Cho 14,7 g hỗn hợp 2 kim loại kiềm vào nước được dung dịch A và 5,6 lít khí H2 (ở đktc). Hỏi cô
cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam bazơ?
Bài tập áp dụng 2:
Hòa tan hoàn toàn 8 gam hỗn hợp Mg và Fe trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 4,48 lít khí H2
(đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Vậy giá trị của m là:
A. 1,71 gam B. 17,1 gam C. 3,42 gam D. 34,2 gam
Bài tập áp dụng 3:
Cho 10,4 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Fe tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thấy có
6,72 lít khí thoát ra (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là:
A. 40 gam B. 48 gam C. 78,4 gam D. 39,2 gam
Bài tập áp dụng 4:
Cho hỗn hợp gồm 3 kim loại A, B, C có khối lượng 2,17 gam tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra
1,68 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối clorua trong dung dịch sau phản ứng là:
A. 7,945 g. B. 7,495 g. C. 7,594 g. D. 7,549 g.
Bài tập áp dụng 5:
Cho 2,81 gam hỗn hợp A gồm 3 oxit Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300 ml dung dịch H2SO4
0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng hỗn hợp các muối sunfat khan tạo ra là:
A. 3,81 gam B. 4,81 gam C. 5,21 gam D. 4,8 gam
Bài tập áp dụng 6:
Cho 10g hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hoá trị II và III tác dụng với axit HCl vừa đủ, thu được
dung dịch A và 672ml khí (ở đktc). Hỏi cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối?
Bài tập áp dụng 7:
Hoà tan hoàn toàn 17,2 gam hỗn hợp Ag, Cu trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được dung
dịch A và 3,36 lit SO2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch A là:
A. 36,1 gam B. 36,4 gam C. 31,6 gam D. 21,7 gam
Bài tập áp dụng 8:
Cho 12 gam hỗn hợp hai kim loại Fe, Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 63%. Sau phản ứng
thu được dung dịch A và 11,2 lít khí NO2 duy nhất (đktc). Tính nồng độ % các chất trong dung dịch A?
A. 36,66% và 28,48%. B. 27,19% và 21,12%.
C. 27,19% và 72,81%. D. 78,88% và 21,12%.
Bài tập áp dụng 9:
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,3 mol Fe; 0,1 mol Fe3O4; 0,1 mol FeS2 vào dung dịch H2SO4 đặc
nóng dư thu được dung dịch A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A thu được kết tủa B. Lọc kết
tủa, rửa sạch, sấy khô, nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. m có giá trị là:
A. 84 gam B. 51 gam C. 56 gam D. 48 gam
Bài tập áp dụng 10:
Cho tan hoàn toàn 8,0 gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong 290 ml dung dịch HNO3, thu được
khí NO và dung dịch Y. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch Y, cần 250 ml dung dịch
Ba(OH)2 1M. Kết tủa tạo thành đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 32,03 gam
chất rắn Z. Khối lượng mỗi chất trong X là:
A. 3,6 gam FeS và 4,4 gam FeS2 B. 4,4 gam FeS và 3,6 gam FeS2
C. 2,2 gam FeS và 5,8 gam FeS2 D. 4,6 gam FeS và 3,4 gam FeS2
2. Dạng bài tập Khử oxit kim loại bằng chất khử CO, H2, Al:
Bài tập áp dụng 11:
Phương pháp giải bài toán hóa vô cơ Năm 2012
Trường THPT Cầu xe P.x.K 3
Trộn 5,4 gam Al với 6,0 gam Fe2O3 rồi nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng
ta thu được m gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là
A. 2,24 gam B. 9,40 gam C. 10,20 gam D. 11,40 gam
Bài tập áp dụng 12:
Thổi một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3, FeO, Al2O3 nung
nóng thu được 2,5 gam chất rắn. Toàn bộ khí thoát ra sục vào nước vôi trong dư thấy có 15 gam kết tủa
trắng. Khối lượng của hỗn hợp oxit kim loại ban đầu là:
A. 7,4 gam B. 4,9 gam C. 9,8 gam D. 23 gam
Bài tập áp dụng 13:
Thổi 8,96 lít CO (đktc) qua 16 gam FexOy nung nóng. Dẫn toàn bộ lượng khí sau phản ứng qua
dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy tạo ra 35 gam kết tủa. Khối lượng sắt thu được là:
A. 9,2 gam B. 6,4 gam C. 9,6 gam D. 10,4 gam
Bài tập áp dụng 14:
Khử hoàn toàn 32 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng khí H2 thấy tạo ra 9 gam H2O. Khối lượng
hỗn hợp kim loại thu được là:
A. 12 gam B. 16 gam C. 24 gam D. 26 gam
Bài tập áp dụng 15:
Thổi một luồng khí CO dư đi qua ống đựng hỗn hợp 2 oxit Fe3O4 và CuO nung nóng đến khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra được đưa vào bình đựng
dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 5 gam kết tủa trắng. Khối lượng hỗn hợp 2 oxit kim loại ban đầu là:
A. 3,12 gam B. 3,21 gam C. 4 gam D. 4,2 gam
Bài tập áp dụng 16:
Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng.
Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được B gồm 4 chất nặng 4,784 gam. Khí đi ra khỏi ống sứ cho hấp
thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 9,062 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Fe2O3 trong hỗn
hợp A là:
A. 86,96%. B. 16,04%. C. 13,04%. D.6,01%.
3. Một số dạng bài tập áp dụng định luật bảo toàn khối lượng khác:
Bài tập áp dụng 17:
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với 9,66 gam hỗn hợp X gồm FexOy và nhôm, thu được hỗn hợp
rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch D; 0,672 lít khí (đktc) và chất
không tan Z. Sục CO2 đến dư vào dung dịch D lọc kết tủa và nung đến khối lượng không đổi được 5,1
gam chất rắn.
a. Khối lượng của FexOy và Al trong X lần lượt là:
A. 6,96 và 2,7 gam B. 5,04 và 4,62 gam C. 2,52 và 7,14 gam D. 4,26 và 5,4 gam
b. Công thức của oxit sắt là:
A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Không xác định được
Bài tập áp dụng 18:
Chia 1,24 gam hỗn hợp hai kim loại có hóa trị không đổi thành hai phần bằng nhau :
- Phần 1: bị oxi hóa hoàn toàn thu được 0,78 gam hỗn hợp oxit.
- Phần 2: tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch
thu được m gam muối khan.
1. Giá trị của V là: A. 2,24 lít B. 0,112 lít C. 5,6 lít D. 0,224 lít
2. Giá trị của m là: A. 1,58 gam B. 15,8 gam C. 2,54 gam D. 25,4 gam
Bài tập áp dụng 19:
Câu 60 - Đề TS CĐ 2011 : Hòa tan hoàn toàn 13,00 gam Zn trong dung dịcch HNO3 loãng, du thu đuơc
dung dịch X và 0,448 lít khí N2 (dktc). Khối luợng muối trong dung dịch X là :
A. 18,90 gam. B. 37,80 gam. C. 39,80 gam. D. 28,35 gam.
Phương pháp giải bài toán hóa vô cơ Năm 2012
Trường THPT Cầu xe P.x.K 4
MỘT SỐ BÀI TẬP VN:
Bài tập 1: Cho chuỗi phản ứng như sau :
Fe → Fe3O4 → Fe2O3 → Fe2(SO4)3 → Fe(NO3)3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe3O4
Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính số mol của các nguyên tố trong hợp chất .
Bài tập 2: Cho 1,6 gam bột Fe2O3 tác dụng với axit dư HCl .Khối lượng muối trong dung dịch sau phản
ứng là bao nhiêu? ĐS : gam
Bài tập 3: Hoà tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe , Mg , Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch
H2SO4 loãng , thu được 1,344 lít khí H2 ở đktc và dung dịch chứa m gam muối . Gía trị của m là bao
nhiêu? ĐS : gam
Bài tập 4: Cho 14,5 gam hỗn hợp Mg , Zn , Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra
6,72 lít khí H2 ở đktc . Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan . Giá trị của m là bao
nhiêu? Đs ; 43,3 gam
Bài tập 5: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 , MgO , ZnO trong 500 ml dung dịch axit
H2SO4 loãng 0,1 M vừa đủ . Sau phản ứng , hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có
khối lượng là bao nhiêu? ĐS : gam
Bài tập 6: Hoà tan hoàn toàn 23 gam hỗn hợp muối các bonat của kim loại hoá trị I , và một muối của
kim loại hoá trị II bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 4,48 lít khí CO2 ở đktc . Cô cạn dung dịch sau
phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu? ĐS : gam
Bài tập 7: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe trong dung dịch HCl thu được x gam muối clorua . Nếu hoà tan
hoàn toàn m gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được y gam muối nitrat . Khối lượng 2
muối chênh lệch nhau 23 gam . Gía trị của m là bao nhiêu? ĐS : gam
Bài tập 8: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 dư , kết thúc thí
nghiệm thu được 6,72 lít đktc . Hỗn hợp B gồm NO và NO2 có khối lượng 12,2 gam gam . Khối lượng
muối nitrat sinh ra là bao nhiêu? ĐS : gam
Bài tập 9: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe ; 0,2 mol FeO, O,2 mol Fe2O3 và 0,1 mol Fe3O4 tác dụng hoàn
toàn với dung dịch H2SO4 đặc nóng . Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính khối lượng muối thu
được? ĐS : gam
Bài tập 10: Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe2O3 trong dung dịch HCl thu được 2,24 lít
khí H2 ở đktc và dung dịch B .Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư lọc lấy kết tủa, nung
trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng bằng 24 gam. Tính a?
Đs : 21.6 gam .
Bài tập 11: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,4 mol FeO và 0,1 mol Fe2O3 vào dung dịch HNO3
loãng dư, thu được dung dịch A và khí NO duy nhất . Dung dịch A cho tác dụng với dung dịch NaOH
dư thu được kết tủa . Lấy toàn bộ kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất
rắn có khối lượng là ? ĐS : 48 gam
Bài tập 12: Hoà tan hỗn hợp X gồm 6,4 gam Cu và 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO3 1M . Sau phản
ứng thu được dung dịch A và khí NO duy nhất . Cho tiếp dung dịch NaOH vào dung dịch A thu được
kết tủa B và dung dịch C . Lọc kết tủa , rửa rồi đem kết tủa B nung trong không khí đến khối lượng
không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là . ĐS : gam
Bài tập 13: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,4 mol FeO và O,1 mol Fe2O3 vào dung dịch HNO3
loãng dư thu được dung dịch A và khí NO duy nhất . Dung dịch A cho tác dụng với dung dịch NaOH dư
thu được kết tủa . Lấy toàn bộ lượng kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được
chất rắn có khối lưọng là ?
ĐS : gam
Phương pháp giải bài toán hóa vô cơ Năm 2012
Trường THPT Cầu xe P.x.K 5
Bài tập 14: Khi cho 4 gam hỗn hợp kim loại gồm Cu , Zn , Al vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu
được 4,48 lít khí SO2 ở điều khiện tiêu chuẩn . Khối lượng muối clorua thu được khi cho 4 gam hỗn hợp
trên tác dụng với khí Clo là bao nhiêu? ĐS : gam
Bài tập 15: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 trong dung dịch HNO3 loãng nóng
dư thu được 4,48 lít khí NO duy nhất ở đktc và 96,8 gam muối Fe(NO3)3 đã phản ứng . Tính số mol
HNO3? ĐS : gam
Bài tập 16: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 6,4 gam Cu và 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO3 1M
sau phản ứng thu được dung dịch A và khí NO duy nhất . Cho tiếp dung dịch NaOH dư vào dung dịch A
thu được kết tủa B và dung dịch C . Lọc kết tủa B rồi đem nung ngoài không khí đến khối lượng không
đổi thì khối lượng chất rắn thu được là bao nhiêu? ĐS : 16 gam
Bài tập 17: Nung 13,44 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hoá trị 2 thu được 6,8 gam chất
rắn và khí X . Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M , khối lượng muối khan
thu được sau phản ứng là ? ĐS : gam
Bài tập 18: Thổi một luồng khí CO dư đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm CuO , Fe2O3 ,FeO ,
Al2O3 nung nóng được hỗn hợp rắn có khối lưọng 16 gam dẫn hoàn toàn khí thu được vào dung dịch
nước vôi trong dư thấy có 15 gam kết tủa trắng. Tính m ? ĐS : gam
Bài tập 19: Dẫn một luồng khí khí CO dư qua ống nghiệm đựng m gam hỗn hợp X gồm Fe2O3 và CuO
nung nóng thu được chất rắn Y . Khí ra khỏi ống được dần vào bình dung dịch Ca(OH)2 dư thu đuợc 40
gam kết tủa . Hoà tan chất rắn Y trong dung dịch HCl dư thấy có 4,48 lít khí H2 bay ra ở đktc . Tính m ?
ĐS : 24 gam
Bài tập 20: Khử hoàn toàn hỗn hợp X gồm FeO và Fe2O3 bằng H2 ở nhiệt độ cao , kết thúc thí nghiệm
thu được 9 gam H2O và 22,4 gam chất rắn . % Số mol của FeO trong hỗn hợp X là bao nhiêu?
ĐS : gam
Bài tập 21: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu
được 13,92 gam hỗn hợp X gồm Fe , FeO , Fe3O4 và Fe2O3. Hoà tan hết X bằng HNO3 đặc nóng được
5,824 lít khí NO2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính m? ĐS : gam
Bài tập 22: Thổi một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và CuO nung nóng
thu được 2,32 gam hỗn hợp chất rắn . Toàn bộ khí thoát ra cho hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch
Ca(OH)2 dư thu được 5 gam kết tủa . Tính m ? ĐS : gam
Bài tập 23: Cho khí CO đi qua ống sứ chứa 16 gam Fe2O3 đun nóng , sau phản ứng thu được hỗn hợp
rắn X gồm Fe , FeO , Fe3O4 , Fe2O3. Hoà tan hoàn toàn X bằng H2SO4 đặc nóng thu thu được dung dung
dịch Y . Cô trong dung Y lượng muối khan thu được là ? ĐS : 40 gam
Câu hỏi thêm : Nếu cho biết khí SO2 thu đuợc là 0,3 mol. Tính lượng H2SO4 phản ứng?
ĐS : mol
Bài tập 24: Để khử hoàn toàn CuO , FeO cần 4,48 lít khí H2 ở đktc . Nếu cũng khử hoàn toàn hỗn hợp
đó bằng CO thì lượng CO2 thu được khi cho qua dung dịch nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa sinh
ra là bao nhiêu ? ĐS : gam
Bài tập 25: Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín một thời gian , thu được 4,76 gam chất rắn và hỗn
hợp khí X . Hoà tan hoàn toàn X vào H2O được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng ?
ĐS :
Bài tập 26: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 vừa đủ thu
được dung dịch X chỉ chứa hai muối sunfat và khí duy nhất NO . Gía trị của a là ?
ĐS : a = 0,06 mol
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Phương pháp giải bài toán hóa vô cơ Năm 2012
Trường THPT Cầu xe P.x.K 6
MỘT SỐ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
SỬ DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
01. Hòa tan 9,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí
X (đktc) và 2,54 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu
được lượng muối khan là
A. 31,45 gam. B. 33,99 gam. C. 19,025 gam. D. 56,3 gam.
02. Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa
đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là:
A. 6,81 gam. B. 4,81 gam. C. 3,81 gam. D. 5,81 gam.
03. Trộn 8,1 gam bột Al với 48 gam bột Fe2O3 rồi cho tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện
không có không khí, kết thúc thí nghiệm lượng chất rắn thu được là
A. 61,5 gam. B. 56,1 gam. C. 65,1 gam. D. 51,6 gam.
04. Hòa tan hoàn toàn 10,0 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại (đứng trước H trong dãy điện hóa) bằng
dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng muối
khan là:
A. 1,71 gam. B. 17,1 gam. C. 13,55 gam. D. 34,2 gam.
05. Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CaCO3 và Na2CO3 thu được 11,6 gam chất rắn và 2,24
lít khí (đktc). Hàm lượng % CaCO3 trong X là
A. 6,25%. B. 8,62%. C. 50,2%. D. 62,5%.
06. Cho 4,4 gam hỗn hợp hai kim loại nhóm IA ở hai chu kỳ liên tiếp tác dụng với dung dịch HCl dư thu
được 4,48 lít H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối tan. Tên hai kim loại và khối lượng m là:
A. 11 gam; Li và Na. B. 18,6 gam; Li và Na.
C. 18,6 gam; Na và K. D. 12,7 gam; Na và K.
07. Đốt cháy hoàn toàn 18 gam FeS2 và cho toàn bộ lượng SO2 vào 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,125M.
Khối lượng muối tạo thành là:
A. 57,40 gam. B. 56,35 gam. C. 59,17 gam. D.58,35 gam.
08. Hòa tan 33,75 gam một kim loại M trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 16,8 lít khí X (đktc)
gồm hai khí không màu hóa nâu trong không khí có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 17,8.
a) Kim loại đó là:
A. Cu. B. Zn. C. Fe. D. Al.
b) Nếu dùng dung dịch HNO3 2M và lấy dư 25% thì thể tích dung dịch cần lấy là
A. 3,15 lít. B. 3,00 lít. C. 3,35 lít. D. 3,45 lít.
09. Hoà tan hoàn toàn 15,9 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Al, Mg và Cu bằng dung dịch HNO3 thu được
6,72 lít khí NO và dung dịch X. Đem cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 77,1 gam. B. 71,7 gam. C. 17,7 gam. D. 53,1 gam.
10. Cho 15 gam hỗn hợp 3 amin đơn chức, bậc một tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1,2 M thì thu
được 18,504 gam muối. Thể tích dung dịch HCl phải dùng là
A. 0,8 lít. B. 0,08 lít. C. 0,4 lít. D. 0,04 lít.
Đáp án các bài tập trắc nghiệm:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A A B B D B D a. D / b.B B B
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phuong phap bao toan khoi luong_12511854.pdf