Hóa học lớp 10 - Lí thuyết và bài toán về nguyên tử (tiếp)

Câu 5. Nguyên tử nào sau đây chứa đồng thời 20 notron, 19 prton và 19 electron:

A. B, C. D .

Câu 6: Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất và

 A. không mang điện. B. mang điện tích âm.

 C. mang điện tích dương. D. có thể mang điện hoặc không mang điện.

Câu 7: Nguyên tử nào sau đây chứa đồng thời 20 notron, 19 prton và 19 electron:

A. B, C. D .

Câu 8: Một nguyên tử của nguyên tố X có 75 electron và 110 notron . Hỏi kí hiệu nguyên tử nào sau đây là của nguyên tố X?

A. B. C. D.

Câu 9: Số nơtron trong nguyên tử là

A. 19 B. 20 C. 39 D. 58

Câu 10: Nguyên tử flo có 9 proton, 9 electron và 10 nơtron. Số khối của nguyên tử flo là

A. 9 B. 10 C. 19 D. 28

Câu 11: Nguyên tử photpho có 16n, 15p và 15e. Số hiệu nguyên tử của photpho là

A. 15 B. 16 C. 30 D. 31

 

doc19 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hóa học lớp 10 - Lí thuyết và bài toán về nguyên tử (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Số electron và số nơtron của M3+ là A. 26; 27. B. 23; 27. C. 26; 30. D. 29; 24. Giải - Ta có: M -3e → M3+ Vậy tổng số hạt trong M là 79 + 3 = 82. Vì electron là hạt mang điện âm nên số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19 + 3 = 22. - Ta có hệ: 2Z + N = 82 2Z – N = 22 Giải ra Z = 26, N =- 30. Câu 59. Hợp chất Y được tạo ra từ M2+ và X2-. Trong Y có tổng số hạt là 60, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Số hạt mang điện trong ion X2- ít hơn ion M2+ là 4 hạt. Số hạt mang điện của M, X lần lượt là A. 22 và 18. B. 24 và 16. C. 11 và 9. D. 20 và 18. Giải - Y có dạng MX Gọi số proton, notron trong M là ZM, NM Gọi số proton , notron trong X là ZX, NX Theo đề bài ta có 2ZM + NM + 2ZX + NX = 60 2ZM + 2ZX – ( NM + NX) = 20 Giải ra: 2ZM + 2ZX = 40 (1) và NM + NX = 20 (2) - Số hạt mang điện trong X2- : 2ZX +2 Số hạt mang điện trong M2+: 2ZM – 2 => 2ZM – 2 - (2ZX + 2) = 4 => 2ZM – 2ZX = 8 (3) Từ (1) và (3) suy ra ZM = 12 và ZX = 8 Câu 60: Tổng số hạt mang điện trong anion AB32– là 82. Số hạt mang điện của nguyên tử A nhiều hơn của nguyên tử B là 16. Anion đó là A. CO32-.                     B. SiO32-.                     C. SO32–.                     D. SeO32-. Câu 61: Trong anion AB32- có 42 electron. Trong nguyên tử A cũng như B số P bằng số N. Tổng số proton của A, B bằng 24. Số khối của A và B lần lượt là giá trị nào sau đây: A. 32 và 16 B. 12 và 16 C, 28 và 16 D. 16 và 8. Câu 62: Ion M2+ có số e là 18, điện tích hạt nhân là A. 18 B. 20 C. 18+ D. 20+ Câu 63: Ion Mx+ có tổng số hạt là 57. Hiệu số hạt mang điện và không điện là 17. Nguyên tố M là A. Na B. K C. Ca D. Ni Câu 64. Các ion và nguyên tử Ne, Na+, F– có A. số khối bằng nhau. B. số electron bằng nhau. C. số proton bằng nhau. D. số notron bằng nhau. Câu 65: Ion X- có 10 electron . Hạt nhân nguyên tử X có 10 notron .Nguyên tử khối của nguyên tố X là: A. 20 B.19 C.21 D. 18. Câu 66. Hợp chất M2X có tổng số hạt cơ bản trong phân tử là 116, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. Số khối của nguyên tử X lớn hơn số khối của nguyên tử M là 9. Tổng số hạt ( p, e, n ) trong X2- nhiều hơn số hạt trong M+ là 17. Số khối của M và X lần lượt là A. 24 và 31. B. 23 và 32. C. 39 và 32. D. 27 và 28. Câu 67. Hợp chất R được tạo bởi hai ion X+ và Y-. R có tổng số hạt trong phân tử là 86. Trong đó số khối của Y bằng số hiệu nguyên tử của X. Tổng số hạt mang điện trong Y- ít hơn số hạt mang điện trong X+ là 18. Công thức phân tử của R là: A. LiCl B. NaCl C. LiBr D. KF Câu 68. Một hợp chất ion cấu tạo từ ion M2+ và X– , tổng số hạt cơ bản trong phân tử MX2 là 186 hạt trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 hạt.Số nơtron của ion M2+ nhiều hơn X– là 12. Tổng số hạt M2+ nhiều hơn trong X– là 27 hạt. Công thức phân tử của MX2 là A. MgCl2. B. FeCl2. C. CuBr2. D. CuCl2. Câu 69. Tổng số electron trong anion AB32- là 42. Số khối của B là: A. 16 B. 17 C. 18 D. 15 Câu 70: Tổng số hạt cơ bản trong M+ là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 31. M là A. Na. B. K. C. Rb. D. Ag. Câu 71: Tổng số hạt cơ bản trong X2- là 50, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. Số hiệu nguyên tử của X là A. O. B. S. C. Se. D. C. Câu 72: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử X là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Tổng số electron trong X3+ và X2O3 lần lượt là A. 23; 76. B. 29; 100. C. 23; 70. D. 26; 76. Câu 73: Một ion X2+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Số hạt nơtron và electron trong ion X2+ lần lượt là A. 36 và 27. B. 36 và 29. C. 32 và 31. D. 31 và 32. Câu 74: Tổng số hạt cơ bản trong X3+ là 73, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mạng điện là 17. Số electron của X là A. 21. B. 24. C. 27. D. 26. Câu 75: Phân tử M3X2 có tổng số hạt cơ bản là 222, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 74. Tổng số hạt mang điện trong M2+ nhiều hơn tổng số hạt mang điện trong X3- là 21. Công thức phân tử M3X2 là A. Ca3P2. B. Mg3P2. C. Ca3N2. D. Mg3N2. Câu 76: hợp chất M2X có tổng số các hạt trong phân tử là 116, trong đó số hạt mang điện là 36. Khối lượng nguyên tử X lớn hơn M là 9. Tổng số hạt (p, n, e) trong X2- nhiều hơn M+ là 17 hạt số khối của M và X là A. Na2O. B. K2S. C. Na2S. D. K2O. Câu 77: Tổng số hạt trong phân tử M3X2 là 206 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 58. Số nơtron của X nhiều hơn số nơtron của M là 2 đơn vị. Số hạt trong X3- lớn hơn số hạt trong M2+ là 13 hạt.Công thức phân tử của M3X2 là A. Ca3P2. B. Mg3P2. C. Ca3N2. D. Mg3N2. Dạng 4. Tính bán kính nguyên tử.      Bài toán về khối lượng riêng của nguyên tử đã xuất hiện trong đề thi tuyển sinh những năm gần đây. Mặc dù nguyên tử có kích thước và khối lượng vô cùng nhỏ bé nhưng khối lượng riêng của nguyên tử lại có giá trị khá lớn. - Các nguyên tử có cấu tạo rỗng (độ đặc khít a%). - Nguyên tử được coi có dạng hình cầu nên thể tích của nguyên tử được tính theo công thức:  V = .π.r3 - 1mol nguyên tử bất kì đều chứa NA nguyên tử (NA = 6,02.1023) và có khối lượng M. - Công thức tính khối lượng riêng của nguyên tử: D = Ghép các đại lượng trên vào với nhau ta có công thức tính khối lượng riêng của nguyên tử: D = Chú ý: đơn vị của r và D phải có sự thống nhất với nhau). 1nm = 10-9m = 10-7cm. 1A0 = 10-10m = 10-8cm. 1nm =10 A0 Câu 78. Nguyên tử Fe có bán kính nguyên tử r = 1,28A0 (1A0 = 10-10 m) và khối lượng mol là 56 g/mol.Biết trong tinh thể, các nguyên tử Fe chiếm 74% thể tích, còn lại là khoảng trống. Khối lượng riêng của Fe là Giải Thể tích của 1 nguyên tử Fe là: VFe = 4/3.pr3 Khối lượng của 1 mol nguyên tử Fe (NA = 6.1023 nguyên tử Fe) là M (g) Þ khối lượng của 1 nguyên tử Fe là: m = Khối lượng riêng của nguyên tử Fe: Dn.tử = = Thực tế trong tinh thể, các nguyên tử Fe chiếm 74% thể tích nên khối lượng riêng của tinh thể Fe: D = Dn.tử . = . Tông quát: Với một nguyên tố X có nguyên tử khối M, bán kính nguyên tử r và % thể tích của các nguyên tử trong tinh thể là a thì: Khối lượng riêng của nguyên tử: Dn.tử = = (1) (hoặc mn.tử = A.u Þ D = (2), trong đó u = 1,67.10-24 gam; về trị số A = M) Khối lượng riêng của tinh thể: D = .a = .a (3) Câu 79. Nguyên tử Zn có bán kính r = 1,35 , NTK = 65 a. Khối lượng riêng của nguyên tử Zn (g/cm3) là A. 10,478 g/cm3. B. 9,58 g/cm3. C. 11,755 g/cm3. D. D. 12,625 g/cm3. b. Thực tế hầu như toàn bộ khối lượng nguyển tử tập trung ở hạt nhân với bán kính r = 2.10-15m. Tính khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử Zn là A. 3,22.1015 g/cm3. B. 4,32.1015 g/cm3. C. 6,58.1015 g/cm3. D. 3,22.1014 g/cm3. HD: a. Vngtử Zn = pr3 mngtử Zn = 65.1,6605.10-24 (g) → D = = 10,478 (g/cm3) b. Đổi 2.10-15 m = 2.10-13 cm Vhn = p.(2.10-13)3 = 33,5.10-39 (cm3) Dhn = = 3,22.1015 (g/cm3) Câu 80. Ở 200C DAu = 19,32 g/cm3. Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử Au là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể. Biết khối lượng nguyên tử của Au là 196,97. Bán kính nguyên tử của Au là A. 1,44 10-8 cm B. 2,44 10-8 cm C. 2,53. 10-8 cm D. 3,44 10-8 cm Giải : Thể tích của 1 mol Au: Thề tích của 1 nguyên tử Au: Bán kính của Au: Câu 81. ở 20oC, DFe = 7,87 g/cm3 với giả thiết trong tinh thể các nguyên tử Fe là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe trống giữa các quả cầu. Cho KL mol nguyên tử của Fe = 55,85. Bán kính gần đúng của nguyên tử Fe ở 20oC là A. 1,29 B. 1,92 C. 1,97 D. 1,53 HD:V1 mol Fe = = = 7,097 (cm3) Vthực 1 mol Fe = 75%.7,097 (cm3) V1 ngtử Fe = = 8,8.10-24 (cm3) à rngtử Fe = = = 1,29.10-8 (cm) = 1,29 () Câu 82. Ở 200C, thể tích của một nguyên tử nguyên tố sắt là 8,8.10-24 cm3. Bán kính của nguyên tử là: A. 1,28.10-8 cm B. 2,1.10-8 cm C. 1,39.10-8 cm D. 2,68.10-8 cm Câu 83Nguyên tử Canxi sắp xếp đặc khít nhau thì thể tích chiếm bởi các nguyên tử chỉ bằng 74% thể tích của tinh thể, còn lại là các khe rỗng. Biết khối lượng riêng ở đktc của tinh thể canxi là 1,55 g/cm3, nguyên tử khối trung bình của Ca là 40,08 đvC. Bán kính nguyên tử Ca là: A. 2,17 Å B. 1,92 Å C. 1,97 Å D. 1,53 Å II. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ - Giả sử số proton trong nguyên tử là Z 1. Điện tích hạt nhân - Vì nơtron không mang điện nên điện tích hạt nhân chính là điện tích của proton: đthn = Z+ - Số đơn vị điện tích hạt nhân ( Z ) = số p = số e => Z = P = E (3) 2. Số khối - Số khối của hạt nhân, kí hiệu là A, bằng tổng số proton và nơtron => A = P + N = Z + N (4) - A và Z được gọi là đại lượng đặc trưng cho nguyên tử. 3. Nguyên tố hóa học - Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân. Câu 84. Hạt nhân nguyên tử gồm A. proton và electron. B. proton, nơtron và electron. C. proton và nơtron. D. electron và nơtron. Câu 85. Hạt mang điện trong nhân nguyên tử là: A. electron B. proton C. nơtron D proton và nơtron Câu 86: Ion X- có 16 electron . Hạt nhân nguyên tử X có 18 notron .Nguyên tử khối của nguyên tố X là: A. 35 B.34 C.37. D. 36. Câu 87. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng: A. số khối B. số nơtron C. số proton D. số nơtron và proton Câu 88: Số khối của nguyên tử bằng tổng A. số p và n. B. số p và e C. số n, e và p D. số điện tích hạt nhân. Câu 89. Biểu thức tính số khối nào đây không đúng? A. A = Z + N. B. A= P + N. C. A = Z + P. D. A = E + N. 4. Đồng vị a. Khái niệm - Đồng vị là hiện tượng các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng khác nhau. Câu 90. Trang thái đơn chất clo có 2 đồng vị bền là và . Số notron của hai đồng vị lần lượt là A. 18 và 18. B. 17 và 18. C. 18 và 19. D. 18 và 20. Câu 91. Cho các nguyên tử sau: ; ; . Cặp nguyên tử đồng vị của nhau là A. X và Y. B. X và Z. C. Y và Z. D. X, Y và Z. Câu 92: Đồng vị nào sau đây mà hạt nhân không có notron: A. B. C. D. không có đồng vị nào Câu 93. Đồng vị là những             A. nguyên tố có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron.             B. nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron.             C. phân tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron. D. chất có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron. Câu 94: Đồng vị là những nguyên tử của cùng một nguyên tố, có số p bằng nhau nhưng khác nhau số A. electron B. nơtron C. proton D. Obitan Câu 95. Cho các nguyên tử sau: ; ; . Phát biểu nào sau đây đúng A. X và Y là đông vị của cùng một nguyên tố hóa học. B. X, Y, Z là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học. C. Z và X là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học. D. Z và Y là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học. Câu 96. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử: ; ; A. X và Z có cùng số khối. B. X, Z là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học. C. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hóa học. D. X và Y có cùng số notron. Câu 97. Nhận định nào đúng khi nói về 3 nguyên tử: ; ; . A. Y và Z là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học. B. X và Y có cùng số khối. C. X và Y là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học. D. X và Z có cùng số notron. Câu 98. Cho: X có số proton là 17 và số khối là 35. Y có số notron là 17 và số khối là 33. Z có số notron là 17 và số proton là 15. T có số notron là 20 và số khối là 37. Những nguyên tử là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là A. X và Y. B. Z và T. C. Z và Y. D. X và T. Câu 99: Trong 5 nguyên tử A, B, C, D, E. Cặp nguyên tử nào sau đây là đồng vị của nhau: A.C và D B C và E C. A và B D. B và C Câu 100. 26M có các đồng vị sau: 55M 56M 57M 58M . Trong số các đồng vị đó, đồng vị thỏa mãn tỷ lệ: là đồng vị: A. 55M B. 56M C. 57M D. 58M b. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình * nguyên tử khối - Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử ( u) - Do khối lượng của electron rất nhỏ so với khối lượng của p, n nên có thể coi nguyên tử khối xấp xỉ số khối của hạt nhân * Nguyên tử khối trung bình - Hầu hết các nguyên tố hoá học đều là tập hợp của nhiều đồng vị. - Nguyên tử khối của nguyên tố có nhiều đồng vị là nguyên tử khối trung bình. Nguyên tử khối trung bình được tính như sau: - Giả sử nguyên tố X có các đồng vị với số nguyên tử hoặc phần trăm số nguyên tử tương ứng như sau: Đồng vị ... Số nguyên tử hoặc % số nguyên tử x1 x2 ... xn => Lưu ý: nếu x1, x2,..là % số nguyên tử thì x1+ x2 + .. = 100% CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ ĐỒNG VỊ Dạng 1: Tìm số phân tử tạo thành từ các đồng vị. Bài toán: Nguyên tố A có a đồng vị, nguyên tố B có b đồng vị. Xác định số phân tử AB, AxB, ABx, AxBy tạo thành. - Đối với phân tử dạng AB: số phân tử AB tạo thành là a.b - Đối với phân tử dạng AxBy + bước 1. Tìm số cách chọn nguyên tử A là x1 + bướ 2. Tìm số cách chọn nguyên tủ B là y1 + bước 3. Số phân tử AxBy tạo thành là x1.y1 Câu 101. Từ 2 đồng vị hidro 1H ; 2H và 2 đồng vị clo 35Cl; 37Cl có thể tạo ra bao nhiêu phân tử HCl khác nhau? A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. - Số phân tử HCl được tạo ra là: 2 . 2 = 4 Câu 102. Oxi có 3 đồng vị là , , . Cacbon có 2 đồng vị là 12C và 13C.Số phân tử CO2 có thể tạo thành là A. 6 B. 9 C. 12 D. 11 † Giải: - Cách chọn 2 nguyên tử oxi + giống nhau: có 3 cách 16O16O; 17O17O; 18O18O. + khác nhau: có 3 cách: 16O17O; 16O18O; 17O18O. => có 4 cách - Cách chọn 1 nguyên tử C là 2 Vậy số phân tử CO2 khác nhau tạo ra là 6 . 2 = 12 phân tử. Câu 103. Hiđro có 3 đồng vị và oxi có đồng vị . Có thể có bao nhiêu phân tử được tạo thành từ hiđro và oxi? A. 16 B. 17 C. 18 D. 20 Câu 104. Cacbon có 2 đồng vị bền là và . Oxi có 3 đồng vị bền là , , . Số phân tử CO khác nhau tạo ra từ các đồng vị trên là A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. Câu 105. Cacbon có 2 đồng vị bền là và . Oxi có 2 đồng vị bền là , . Số phân tử CO2 khác nhau tạo ra từ các đồng vị trên là A. 3. B. 6. C. 8. D. 9. Câu 106. Hiđro có 3 đồng vị và oxi có đồng vị . Có thể có bao nhiêu phân tử được tạo thành từ hiđro và oxi? A. 16. B. 12. C. 18. D. 9. Câu 107.Trong tự nhiên oxi có 3 đồng vị . Silic có 3 đồng vị ,,. Có bao nhiêu phân tử SiO2 được tạo ra. A. 8. B. 18. C. 16. D. 22. Câu 108: Mg có 3 đồng vị 24Mg, 25Mg và 26Mg. Clo có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl. Có bao nhiêu loại phân tử MgCl2 khác nhau tạo nên từ các đồng vị của 2 nguyên tố đó ? A. 6 B. 9 C. 12 D.10 Dạng 2. Tính nguyên tử khối trung bình của các đồng vị. - Áp dụng công thức: Lưu ý: - x1 + x2 + ... + xn = 100 - x1, x2,...xn là phần trăm về số nguyên tử hay số mol, không phải là phần trăm khối lượng. Câu 109. Nguyên tố clo có hai đồng vị bền , . Trong tự nhiên hàm lượng chiếm 75,77% còn lại là Nguyên tử khối trung bình của clo là A. 35,7. B. 35,48. C. 36. D. 35,52. Giải. - % số nguyên tử là 100 – 75,77 = 24,23% - Áp dụng công thức: Câu 110. Magie có hai đồng vị A, B. Đồng vị A có số khối bằng 24, đồng vị B hơn đồng vị A một notron. Tỉ lệ số nguyên tử của A/B là 4/1. Nguyên tử khối trung bình của Mg là A. 24,2. B. 24,4. C. 23,9. D. 24. Giải - Số khối của đồng vị B là 24 + 1 = 25. - Gọi x1, x2 lần lượt là hàm lượng của đồng vị A, B ta có x1 + x2 = 100 x1 : x2 = 4 : 1 giải ra x1 = 80% và x2 = 20%. - Áp dụng công thức: = 24,2. Câu 111. Đồng có hai đồng vị 63Cu (chiếm 73%) và 65Cu (chiến 27%). Nguyên tử khối trung bình của Cu là A. 63,45 B. 63,54 C. 64, 46 D. 64, 64 Câu 112. X và Y là hai đồng vị của nguyên tố M( có số thứ tự 17)có tổng số khối là 72. Hiệu số số notron của X , Y bằng 1/8 số hạt mang điện dương của B( có số thứ tự 16). Tỉ lệ số nguyên tử của X và Y là 32,75 : 98,25. Khối lượng mol trung bình của M là: A. 36. B.36,5. 35,5. D. 40. Câu 113. Nguyên tử cacbon có 2 đồng vị bền: 12C chiếm 98,89% và 13C chiếm 1,11%. Nguyên tử khối trung bình của C là A. 12,50. B. 12,02. C. 12,01. D. 12,06. Câu 114. Trong tự nhiên agon có 3 đồng vị bền với thành phần tương ứng là 40Ar ( 99,63%) ; 36Ar ( 0,31%) và 38Ar ( 0,06%). Nguyên tử khối trung bình của agon là A. 38,00. B. 36,01. C. 39,99. D. 40,19. Câu 115. Trong tự nhiên niken tồn tại 4 đồng vị: 58Ni, 60Ni, 61Ni, 62Ni với hàm lượng lần lượt là 67,76%, 26,16%, 2,42%; 3,66%. Nguyên tử khối trung bình của niken là A. 58,58. B. 56,12. C. 60,25. D. 58,74. Câu 116.Một nguyên tố X có 2 đồng vị X1, X2. Hạt nhân của X có 35 proton. Đồng vị X1 có 44 notron, đồng vị X2 nhiều hơn X1 2 notron. Hàm lượng nguyên tử X2 là 49,3%. Nguyên tử khối trung bình của X là A. 78,01. B. 80,01. C. 79,99. D. 78,97. Câu 117. Một nguyên tố X có 2 đồng vị có tỉ lệ số nguyên tử là 27/23. Hạt nhân của X có 35 proton. Đồng vị thứ nhất có 44 nơtron. Đồng vị thứ hai có nhiều hơn đồng vị thứ nhất là 2 nơtron. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X là bao nhiêu? A. 79,20 B. 78,90 C. 79,92 D. 80,50 Dạng 3. Tính phần trăm (%) số nguyên tử của mỗi loại đồng vị. PP: - Đặt phần trăm số nguyên tử của một đồng vị là x% → phần trăm số nguyên tử của đồng vị còn lại là 100 - x - lập phương trình theo - giải phương trình suy ra x. Câu 118. . Đồng có 2 đồng vị và . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Thành phần % của đồng vị .là A. 27%. B. 25%. C. 73%. D. 75%. Giải : Đặt % của đồng vị là x, ta có phương trình: 63x + 65(1 – x) = 63,54 → x = 0,73 Vậy % = 73% Câu 119: Nguyên tử khối trung bình của bạc là 107,88 . Biết bạc có hai đồng vị 107Ag và 109Ag. Phần trăm về số nguyên tử của mỗi loại đồng vị là: A 50% 107Ag và 50% 109Ag B. 60% 107Ag và 40% 109Ag C. 55% 107Ag và 45% 109Ag D. 45% 107Ag và 55% 109Ag. Câu 120: Nguyên tử khối trung bình của đồng kim loại là 63,546. Đồng tồn tại trong tự nhiên với hai đồng vị là: . Thành phần % của đồng theo số nguyên tử là: A. 27,30% B. 26,30% C. 26,7% D. 23,70% Câu 121: Trong tự nhiên, nguyên tố brôm có hai đồng vị . Nếu khối lượng nguyên tử trung bình của brôm là 79,91 thì thành phần phần trăm (%) hai đồng vị này là: A. 35,0 và 60,0 B. 45,5 và 54,5 C. 54,5 và 45,5 D. 61,8 và 38,2 Câu 122: Nguyên tử khối trung bình của bo là 10,82. Bo có 2 đồng vị là và . Nếu có 94 nguyên tử thì có bao nhiêu nguyên tử ? A. 405 B. 406 C. 403 D. 404. Câu 123. Nguyên tử khối trung bình của Li là 6,93. Trong tự nhiên, liti có 2 đồng vị bền là 7Li và 6Li. Thành phần phần trăm số nguyên tử của 6Li là A. 93%. B. 7%. C. 50%. D. 0,925%. Câu 124. Nguyên tố bo có nguyên tử khối trung bình là 10,81. Trong tự nhiên Bo có hai đồng vị là 10B và 11B. Thành phần phần trăm số nguyên tử 10B là A. 81%. B. 19%. C. 0,18%. D. 0,91%. Dạng 4: Tính số khối của đồng vị chưa biết. PP: - Đặt ẩn số là số khối cần tìm. - Tìm phần trăm của các đồng vị. - Lập pt dựa vào - Giải phương trình Câu 125. Trong tự nhiên đồng có 2 đồng vị bền là 63Cu ( 27%) và ACu. Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54. Giá trị của A là A. 64. B. 65. C. 66. D. 67. Giải - Phần trăm số nguyên tử của đồng vị ACu là 100 – 27 = 73%. - Theo bài: Giải ra A = 65. Câu 126: Nguyên tử khối trung bình của ngyên tố R là 79,91, R có hai đồng vị đồng vị thứ nhất là 79R chiếm 54,5%. Nguyên tử khối của đồng vị còn lại có giá trị nào sau đây: A. 80 B. 82 C. 81 D. 85 Câu 127: Trong tự nhiên bạc có hai đồng vị, trong đó đồng vị 109Ag chiếm 44%. Biết = 107,88. Nguyên tử khối của đồng vị thứ hai của Ag là bao nhiêu? A. 106 B.105 C. 107, D. 108 Câu 128: Nguyên tử Cu có nguyên tử khối trung bình là 63,54 có hai đồng vị Y và Z, biết tổng số khối là 128. Số nguyên tử đồng vị Y = 0,37 đồng vị Z . Xác ddihj số khối của Y và Z: A. 63 và 65 B. 64 và 66 C.63 và 66 D. 65 và 67 Câu 129: Nguyên tố clo có 2 đồng vị. Biết số lượng nguyên tử của đồng vị thứ nhất gấp 3 lần số lượng nguyên tử của đồng vị thứ 2 và đồng vị thứ 2 nhiều hơn đồng vị thứ nhất 2 nơtron. Nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5. Số khối của 2 đồng vị lần lượt là: A. 35 và 37 B. 36 và 37 C. 34 và 37 D. 38 và 40 Câu 130. Biết rằng nguyên tố agon có ba đồng vị khác nhau, ứng với số khối 36, 38 và A. Phần trăm các đồng vị tương ứng lần lượt bằng : 0,34% ; 0,06% và 99,6%. Biết rằng nguyên tử khối trung bình của agon bằng 39,98. Số khối của đồng vị A của nguyên tố agon là A. 35. B. 40. C. 37. D. 39 Câu 131. Trong tự nhiên clo có 2 đồng vị bền, trong đó đồng vị 35Cl chiềm 75,8%. Biết nguyên tử khối trung hình của clo là 35,5. Nguyên tử khối của đồng vị còn lại là A. 34. B. 36. C. 37. D. 38. Dạng 5: Tính % khối lượng của 1 đồng vị trong 1 hợp chất. Giả sử hợp chất AxByCz với nguyên tố A có 2 đồng vị là (a %) và ( b%) - Tính và thành phần % các đồng vị a, b. - Tính % trong hợp chất AxByCz % = Câu 132.-B11: Trong tự nhiên clo có hai đồng vị bền: 1737Cl chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là 1735Cl. Thành phần % theo khối lượng của 1737Cl trong HClO4 là ( với hidro là đồng vị 1H, oxi là đồng vị 16O, cho khối lượng nguyên tử trung bình của Clo là 35,5) A. 8,43%. B. 8,92%. C. 8,79%. D. 8,56%. † Giải: ta có: %37Cl = Câu 133: Sb có 2 đồng vị bền là 121Sb và 123Sb. Nguyên tử khối trung bình của Sb là 121,75. Phần trăm khối lượng 121Sb trong Sb2O3 ( MO = 16) là A. 51,89% B. 62,5%. C. 52,2% D. 25,94%. Câu 134. Trong tự nhiên đồng có 2 đồng vị là 63Cu và 65Cu, trong đó đồng vị 65Cu chiếm khoảng 27% về số lượng nguyên tử. Phần trăm khối lượng của 63Cu trong Cu2O là: A. 73%. B. 32,15%. C. 63%. D. 64,29%. Câu 135. Bo có 2 đồng vị bền là 10B và 11B. Nguyên tử khối trung bình của bo là 10,81. Thành phần phần trăm về khối lượng của đồng vị 11B trong H3BO3 là A. 14,42%. B. 14,00%. C. 14,16%. D. 15,00%. Câu 136. Nguyên tử khối trung bình của C là 12,011 đvC. Cacbon có hai đồng vị 12C và 13C. Trong phân tử khí cacbonic. Thành phần phần trăm về khối lượng của đồng vị 612C là: A. 27% B. 73% C. 1% D. 99% Câu 137. Nguyên tố Cl trong tự nhiên là một hh gồm hai đồng vị 35Cl(75%) và 37Cl (25%) .Phần trăm về KL của 35Cl trong muối kaliclorat KClO3 là A. 7,24% B. 7,36%. C. 15,67%. D. 7,84%. III. VỎ NGUYÊN TỬ      Vỏ nguyên tử là một trong 2 bộ phận cấu thành nên nguyên tử. Vỏ nguyên tử được hình thành từ các electron. Trong vỏ nguyên tử, các electron chuyển động và phân bố như thế nào? Câu hỏi đó được giải đáp trong nội dung bài viết này: 1. Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử -Electron chuyển động rất nhanh trong khu vực quanh hạt nhân không theo những quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử. 2. Lớp và phân lớp electron - Chia e thành các lớp và các phân lớp dựa theo mức năng lượng của e. - Từ sát hạt nhân trở ra, năng lượng của các e tăng dần. a. Lớp e - Lớp e gồm các e có mức năng lượng gần bằng nhau. - Từ sát hạt nhân trở ra ta có số thứ tự các lớp e và tên của các lớp tương ứng là:            n =               1            2           3           4            5           Tên lớp          K            L           M          N           O b. Phân lớp e - Phân lớp e gồm các e có mức năng lượng bằng nhau. - Các phân lớp được kí hiệu là: s, p, d, f. - Số phân lớp e trong 1 lớp bằng số thứ tự của lớp theo thứ tự xuất hiện s → p → d → f. 3. Số electron tối đa trong một phân lớp, một lớp - Số e tối đa trong các phân lớp: s (2), p (6), d (10), f (14). - Số e tối đa trên lớp thứ n là 2n2 ( n ≤ 4) 4. Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử Cách nhớ: Sáng sớm phải son phấn sau đó phi sang đá PS (1s2s2p3s3p4s3d4p5s4d5p6s) 5. Cấu hình e nguyên tử - Cấu hình e nguyên tử biểu diễn sự phân bố e trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau. - Cách viết cấu hình e:      + Xác định số e có trong nguyên tử.     + Điền e vào các phân lớp theo trật tự tăng dần mức năng lượng và bão hòa e vào phân lớp có mức năng lượng thấp mới điền tiếp ra phân lớp có mức năng lượng cao hơn. 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p . + Nếu đã có phân lớp 3d thì phải đảo lại vị trí các phân lớp theo đúng thứ tự của các lớp: 1s2s2p3s3p3d4s 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p .      + Nếu cấu hình dạng (n – 1)d4ns2 → (n – 1)d5ns1; (n – 1)d9ns2 → (n – 1)d10ns1. 6. Đặc điểm của lớp e ngoài cùng - Các nguyên tố có electron cuối cùng điền vào phân lớp nào thì thuộc nguyên tố phân lớp đó + nguyên tố s là nguyên tố có e cuối cùng điền vào phân lớp s + nguyên tố p là nguyên tố có e cuối cùng điền vào phân lớp p + nguyên tố d là nguyên tố có e cuối cùng điền vào phân lớp d + nguyên tố f là nguyên tố có e cuối cùng điền vào phân lớp f Nguyên tố s, p là nguyên tố nhóm A; nguyên tố d, f là nguyên tố nhóm B - Lớp e ngoài cùng có tối đa 8e. - Đặc điểm:      + Nếu lớp e ngoài cùng có 1 đến 3e: nguyên tử của nguyên tố kim loại (- H, He).      + Nếu lớp e ngoài cùng có từ 5 đến 7e: nguyên tử của nguyên tố phi kim.      + Nếu lớp e ngoài cùng có 8e: nguyên tử của nguyên tố khí hiếm (+ He).      + Nếu lớp e ngoài cùng có 4e: nguyên tố là kim loại nếu có 4 lớp e trở lên còn lại là phi kim. Câu 138. Các electron trên cùng một lớp có năng lượng A. tăng dần đều. B. giảm dần đều. C. xấp xỉ bằng nhau. D. bằng nhau. Câu 139. Kí hiệu phân lớp electron nào sau đây không đúng? A. 4f B. 3d C. 2p D. 3f Câu 140. Kí hiệu phân lớp electron nào sau đây không đúng? A. 4f B. 2d C. 3d D. 2p Câu 141. Kí hiệu phân lớp electron nào sau đây đúng? A. 2d. B. 3f. C. 1p. D. 1s. Câu 142. Ở phân lớp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCAU TAO NGUYEN TU.doc
Tài liệu liên quan