MỤC LỤC
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1
1.1.Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực NHTM: 1
1.1.1.Khái niệm, chức năng và vai trò của NHTM trong nên kinh tế thị trường: 1
1.1.2. Nguồn nhân lực NHTM: 2
1.1.2.1. Khái niệm nguồn nhân lực ngân hàng thương mại: 2
1.1.2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực NHTM: 4
1.1.2.3.Các loại nhân lực của NHTM: 6
1.1.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực NHTM 8
1.1.3.1.Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 8
1.1.3.2.Vai trò đào tạo và phát triển nguồn nhân lực NHTM. 12
1.2. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực NHTM: 15
1.2.1. Khái niệm chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực NHTM: 15
1.2.2. Mục tiêu, vai trò của chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực NHTM: 16
1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực NHTM. 17
1.2.4. Nội dung của chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực NHTM: 22
1.2.4.1. Nội dung chính sách đào tạo nguồn nhân lực NHTM: 22
1.2.4.2. Nội dung của chính sách phát triển nguồn nhân lực NHTM: 23
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI SGD NGÂN HÀNG NNo&PTNT VN. 25
2.1.Hệ thống tổ chức, mô hình bộ máy quản lí điều hành của SGD NHNo&PTNT Việt Nam: 25
2.1.1. Giới thiệu khái quát về SGD NHNo & PTNN VN. 25
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của SGD NHNo & PTNN VN. 25
2.1.2.1.Chức năng: 25
2.1.2.2. Nhiệm vụ: 25
2.1.3. Tổ chức bộ máy và điều hành. 27
2.1.4. Tình hình hoạt động của SGD NHNo & PTNN VN. 41
2.1.4.1. Tình hình kinh doanh chung. 41
2.1.4.2.Tinh hình số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của SGD: 44
2.1.4.2.1.Tình hình sử dụng nguồn nhân lực của SGD 44
2.1.4.2.2.Tình hình chất lượng nguồn nhân lực của SGD 46
2.1. Thực trạng chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực SGD NHNo&PTNT VN: 48
2.2.1. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách đào tạo và phát triển của SGD: 48
2.2.1.1. Chính sách đào tạo của NHNNo&PTNT trung ương 48
2.2.1.2. Nguồn nhân lực: 49
2.2.1.2.1.Đặc điểm nguồn nhân lực của sở giao dịch theo tuổi đời và giới tính: 50
2.2.1.2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực trong sở giao dịch theo trình độ chuyên môn: 51
2.2.1.3.Đặc điểm kinh doanh của SGD NHNNo&PTNT Việt Nam: 52
2.2.1.4.Quan điểm về đào tạo của ban lãnh đạo SGD: 53
2.2.1.5. Các nhân tố khác: 53
2.2.2. Thực trạng các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của SGD NHNo&PTNT VN 55
2.2.2.1.Chính sách về chương trình đào tạo : 55
2.2.2.1.1.Chính sách đa dạng hóa loại hình và phương pháp đào tạo: 55
2.2.2.1.2. Chính sách chú trọng đào tạo nước ngoài và đào tạo theo các dự án: 56
2.2.2.2. Chính sách lựa chọn cán bộ cử đi đào tạo: 57
2.2.2.2.1.Tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ đi đào tạo: 57
2.2.2.2.2. Điều kiện đối với những cán bộ được cử đi đào tạo: 57
2.2.2.3. Các chính sách đối với cán bộ được cử đi đào tạo: 59
2.2.2.3.1. Chính sách về quyền lợi của cán bộ được cử đi đào tạo 59
2.2.2.3.2. Chính sách quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ được cử đi đào tạo: 60
2.2.2.4. Chính sách đối với giảng viên tham gia đào tạo: 62
2.3. Đánh giá thực trạng áp dụng chính sách đào tạo và phát triển NNL của SGD NHNNo&PTNT VN. 63
2.3.1. Kết quả đào tạo nguồn nhân lực của SGD: 63
2.3.2. Đánh giá về hiệu quả chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của SGD NHNo&PTNT Việt Nam: 70
2.3.2.1. Những ưu điểm đạt được: 70
2.3.2.2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân: 72
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI SGD NHNo & PTNN VN NNo&PTNT VN . 75
3.1. Định hướng hoạt động của SGD NHNo&PTNT Việt Nam năm 2009: 75
3.1.1. Định hướng chung: 75
3.1.2. Định hướng cụ thể: 76
3.1.3. Định hướng đào tạo nguồn nhân lực của SGD NHNo & PTNN VN: 78
3.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 78
3.3.Một số kiến nghị hoàn thiện chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 79
3.3.1.Kiến nghị với Lãnh đạo SGD NHNo&PTNT VN: 79
3.3.2.Kiến nghị với NHNO&PTNT VN 80
3.3.3.Kiến nghị với Chính Phủ và ngân hàng nhà nước. 81
3.3.3.1.Kiến nghị với Chính Phủ: 81
3.3.3.2. Kiến nghị với NHNN Việt Nam: 84
KẾT LUẬN 85
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1815 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m, dịch vụ, các loại hạn mức( xác nhận thư tín dụng, kinh doanh ngoại hối, tài trợ vốn xuất nhập khẩu…) để đưa vào áp dụng trong hệ thống. Theo dõi đánh giá hiệu quả hợp tác của từng ngân hàng để có sự điều chỉnh thích hợp.
Sắp xếp các chương trình làm việc, tiếp khách nước ngoài. Ghi chép đầy đủ nội dung các buổi làm việc với các dối tác. Lập báo cáo, đề xuất những vấn đề có thể hợp tác.
Thực hiện biên, phiên dịch tài liệu, hợp đồng, các cuộc tiếp xúc, đàm phán… phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch.
Tổng hợp số liệu, lưu trữ các tài liệu kiểm tra( báo cáo thường niên, các số liệu về hoạt động kinh doanh từng thời kỳ của Ngân hàng Nông nghiệp, biểu dịch vụ phí…) để cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho các ngân hàng đại lý.
Hàng năm thực hiện đăng ký, bổ sung mẫu chữ ký ủy quyền, kịp thời thong báo hủy bỏ hoặc thay đổi chức vụ đối với các chữ ký thẩm quyền của Ngân hàng Nông nghiệp.
Làm đầu mối về việc tổ chức các cuộc hội thảo, học tập, khảo sát, đào tạo và trao đổi kinh nghiệm với các đối tác nước ngoài.
Thực hiện các báo cáo định kỳ hay đột xuất theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao
*. Phòng Dịch vụ kiều hối:
Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc triển khai, quản lý mạng lưới dịch vụ chi trả kiều hối
Chủ động nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển, tìm kiếm đối tác, xác định biểu phí dịch vụ kiều hối.
Dự thảo các quy trình nghiệp vụ kỹ thuật, quy định về kiều hối trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
Xây dựng và đề xuất thực hiện các chương trình quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi trong và ngoài nước về dịc vụ kiều hối; tổ chức tập huấn nghiệp vụ, hướng dẫn, theo dõi kiểm tra hỗ trợ cho các chi nhánh, sở, công ty cung cấp dịch vụ chi trả kiều hối.
Thực hiện cong tác kế toán thanh toán hoàn vốn, thanh toán phí dịch vụ và các khoản thu khác về dịch vụ kiều hối cho các điểm chi trả kiều hối.
Thực hiện tư vấn, giải đáp thắc mắc cho chi nhánh cũng như khách hàng về dịch vụ kiều hối.
Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê thường xuyên cũng như đột xuất theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
*. Tổ chức kiểm toán nội bộ (KTNB)
Tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ các chứng từ, sổ sách, hồ sơ nghiệp vụ phát sinh tại Sở giao dịch.
Đầu mối đón tiếp và làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm toán trong và ngoài ngành đến làm việc tại Sở giao dịch.
Xây dựng đề cương, chương trình công tác kiểm tra, phúc tra.
Thực hiện việc tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Thường trực tiểu ban chống tham nhũng, tham mưu cho Ban giám đốc trong hoạt động chống tham nhũng.
Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê theo quy định.
*. Phòng kế toán ngân quỹ ( KTNQ)
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định hiện hành
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương.
Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dụng theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.
Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.
Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quuy định.
Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.
Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.
Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
*. Phòng tiếp thị nguồn vốn và dịch vụ sản phẩm mới (TTNV&DV)
Nghiên cứu, tham mưu đề xuất kịp thời cho ban Giám đốc các biện pháp, hình thức tiếp thị, nhằm tăng khả năng cạnh tranh, thu hút mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp.
Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hóa doanh nghiệp, lập trương chình phối hợp với các cơ quan báo chí truyền thông, quảng bá hoạt động của Sở giao dịch và của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Soạn thảo báo cáo chuyên đề tiếp thị, thông tin, tuyên truyền của Sở giao dịch.
*.Phòng điện toán:
Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thong tin liên quan đến hoạt động của Sỏ giao dịch.
Quản trị, cập nhật và vận hành hệ thống máy chủ SWIFT, Telex, IPCAS và hệ thống SWIFT nội bộ của Ngân hàng Nông nghiệp.
Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Phối hợp với các đối tác và các bên liên quan thực hiện quản trị và bảo hành, bảo trì hệ thống mạng máy tính của Sở giao dịch.
Phối hợp với các Phòng nghiệp vụ, các đối tác và các bên liên quan thực hiện quản lý, cài đặt các chương trình phần mềm, tím cách khắc phục khi có sự cố xảy ra
Đế xuất các giải phap về công nghệ thong tin cho Ban giám đốc nhằm:
Đảm bảo an toàn cho hệ thống mạng máy tính
Tăng cường tính bảo mật, sự ổn định, thông suốt cho các chương trình ứng dụng quan trọng.
Hỗ trợ xử lý nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả công việc cho các Phòng nghiệp vụ
Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định.
Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học.
Làm dịch vụ tin học.
Thực hiện các nhiệm vụ khác được giám đốc giao.
*. Phòng dịch vụ và marketing:
Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng(từ khâu tiếp xúc , tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khỏa, gửi tiền rút tiền, thanh toán, chuyển tiền…) tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vị ngân hàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng dự hài long của khách hàng.
Đề xuất, tham mưu với Giám đốc về: chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị, thong tin, tuyên truyền quảng bá đặc biệt là các hoạt động của Sở giao dịch các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trên thị trường.
Triển khai các phương án tiếp thị, thong tin tuyên truyền theo chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và Giám đốc.
Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hóa doanh nghiệp, lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền thong, quảng bá hoạt động của Sở giao dịch và của Ngân hàng Nông nghiệp.
Đầu mối trình Giám đốc chỉ đạo hoạt động tiếp thị, thông tin, tuyên truyền.
Trực tiếp tổ chức tiếp thị thông tin tuyên truyền bằng các hình thức thích hợp như các ấn phẩm catalog, lịch, thiếp, tờ gấp, áp phích… theo quy định.
Thực hiện lưu trữ, khai thác, sử dụng các ấn phẩm, sản phẩm, vật phẩm như phím tư liệu, hình ảnh, băng đĩa ghi âm, ghi hình… phản ánh các sự kiện và hoạt động quan trọng có ý nghĩa lịch sử đối với đơn vị.
Đầu mối tiếp cận với các cơ quan tiếp thị, báo chí, truyền thông thực hiện các hoạt động tiếp thị, thông tin, tuyên truyền theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.
Phục vụ các hoạt động có liên quan đến công tác tiếp thị, thông tin, tuyên truyền của tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và các đoàn thể quần chúng của đơn vị.
Soạn thảo báo cáo chuyên đề tiếp thị, thông tin, tuyên truyền của đơn vị
Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.
Thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.
Tham mưu cho giám đốc phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ
Quản lý, giám sát hệ thống thiết bị đầu cuối
Giải đáp thắc mắc của khách hàng; xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý.
Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
2.1.4. Tình hình hoạt động của SGD NHNo & PTNN VN.
2.1.4.1. Tình hình kinh doanh chung.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của SGD NHNo&PTNT Việt Nam (2006-2008):
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
I-Doanh số thu chi ngoại tệ(Triệu USD)
676
697
1130
Tăng (giảm) so với năm trước:(%)
49
10,5
79,4
II-Nguồn vốn:(tỷ đồng)
8221
10990
15035
Tăng (giảm) so với năm trước:(%)
26,7
33,7
36,81
III-Cho vay vốn(Tỷ đồng)
Doanh số cho vay
3060
4960
7774
Tăng (giảm) so với năm trước:(%)
52
62
57
Doanh số thu nợ
2192
3605
6680
Tăng (giảm) so với năm trước:(%)
65
85
Dư nợ
2933
4290
5474
Tăng (giảm) so với năm trước:(%)
43
46,3
27,6
Nợ xấu
23,4
29,7
56
Tăng (giảm) so với năm trước:(%)
0,27
88,6
Trích lập quỹ dự phòng và xử lí rủi ro
105,6
130
Tăng (giảm) so với năm trước:(%)
23,1
V-Lợi nhuận(tỷ đồng)
147,4
283.3
338,8
Tăng (giảm) so với năm trước:(%)
30,7
93,64
19,6
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh SGD 3 năm 2006-2008, Phòng kế hoạch tổng hợp SGD NHNo&PTNT Việt Nam)
Nhận xét:
Với chức năng là sở giao dịch đầu mối, SGD đã thực hiện tốt nhiệm vụ theo ủy quyền của NHNo&PTNT Việt Nam. Là đầu mối ngoại tệ mặt, thực hiện thu chi ngoại tệ mặt kịp thời, đầy đủ, duy trì hạn mức tồn quỹ phù hợp, đảm bảo an toàn và hiệu quả kinh doanh. Trong ba năm 2006 đến 2008, tổng doanh số thu chi ngoại tệ tăng qua các năm song tỷ lệ tăng là không đều. Năm 2006 tăng 49%, năm 2007 lại chỉ tăng 10,5% và năm 2008 tăng vọt lên 79,4 %. Sở dĩ có sự gia tăng như vậy vì 3 năm qua nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng có nhiều biến động.
Năm 2006, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, chính trị xã hội ổn định, đặc biệt việc Việt Nam gia nhập WTO đã tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, sự biến động lớn về giá vàng, giá một số nguyên liệu đầu vào, sự bất cập trong việc ban hành một số chính sách kinh tế vĩ mô về thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán đã ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Song, với sự phấn đấu của một tập thể CBNV Sở giao dịch, sự quan tâm giúp đỡ của ngân hàng cấp trên, tổng doanh thu ngoại tệ đã tăng 49%(tương đương với 223 triệu USD) so với năm 2005. Năm 2007, do khủng hoảng trên thị trường nhà đất và thị trường tín dụng Mỹ, trên thế giới, Đôla Mỹ giảm giá liên tục. Do đó việc thu mua ngoại tệ trong nhân dân ban đầu tăng nhưng sau giảm mạnh, người dân không dám kinh doanh ngoại tệ vì sự biến động của thị trường. Do đó, tỷ lệ tăng của doanh số thu chi ngoại tệ giảm xuống còn 10,5%. Năm 2008, Kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao và khủng hoảng tài chính kéo theo suy thoái kinh tế diễn ra trên toàn cầu. Tổng sản phẩm GDP tăng 6,3% thấp hơn so với năm 2007(8,5%) và không đạt mức quốc hội đề ra(7%). Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, thâm hụt thương mại tăng đẩy tỷ giá giữa đồng Việt Nam đồng và ngoại tệ tăng cao gây ra nhiều rủi ro tỷ giá cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Điều kiện kinh doanh biến động không ngừng cũng gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt đông khác của ngân hàng.
Tổng nguồn vốn huy động được tăng đều qua các năm từ 2006 đến 2008.
Doanh số cho vay cũng tăng qua từng năm: năm 2007 tăng 1,62 lần so với năm2006, song năm 2008 chỉ tăng 1,56 lần so với năm 2007. Sở dĩ như vậy vì năm 2008 lạm phát tăng cao, kinh tế khủng hoảng song vấn đề trước mắt là kiềm chế lạm phát nên NHNN và các ngân hàng thương mại phải thực hiện biện pháp thắt chặt tiền tệ. Do đó doanh số cho vay của SGD cũng tăng với tỉ lệ thấp hơn.Và doanh số thu nợ tăng với tỷ lệ cao hơn(85%).
Bên cạnh đó, có thể thấy hai năm 2007 và 2008 là hai năm đầu tiên Việt Nam chính thức thực hiện lộ trình mở cửa tài chính theo cam kết gia nhập WTO, do đó, bên cạnh những cơ hội phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đứng trước nhiều khó khăn và nguy cơ phá sản lớn. Đặc biệt là năm 2008, chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất ngân hàng biến động mạnh và liên tục trực tiếp ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Hai năm qua cũng chứng kiến sự trầm lắng của thị trường bất động sản, giá sụt giảm mạnh, tác động đến chất lượng các khoản đầu tư bất động sản của ngân hàng,tiềm ẩn nguy cơ tăng nợ xấu trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Vì vậy tỉ lệ nợ xấu có thể thấy tăng dần lên, năm 2007 tăng 0,27% nhưng đến năm 2008 đã tăng đến 88,6%.
Năm 2007, theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN và chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, SGD đã trích dự phòng xử lí rủi ro. Kết quả đã trích dự phòng xử lý rủi ro trong năm là 105,6 tỷ đồng, nâng số dư quỹ dự phòng rủi ro đến 145,3 tỷ đồng so với năm ngoái. Năm 2008 tăng đến 23,1 % đạt 130 tỷ đồng.
Đặc biệt, sự biến động về lợi nhuận trong ba năm qua cho thấy sự phát triển và biến đổi nhiều mặt của ngân hàng. Năm 2007, lợi nhuận tăng mạnh tăng 93,64% so với năm 2006 đạt mức kỷ lục: 283,3 tỷ đồng, tăng 154,98 tỷ (126%) so với kế hoạch.Có được bước đột phá này do trong năm, SGD có sự thay đổi cơ bản về cơ cấu nguồn vốn, tăng tỷ trọng nguồn vốn rẻ,đẩy mạnh khai thác vốn từ tổ chức kinh tế, để giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả maketing, mở rộng đầu tư tín dụng đối với các thành phần kinh tế trong đó ưu tiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tăng cơ cấu nợ ngắn hạn, lựa chọn các dự án đầu tư thực sự có hiệu quả về vốn và chi phí, phân tích lựa chọn các dự án đầu tư tín dụng, tập trung thu hồi những khoản nợ xử lí rủi ro tốt. Song, đến năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đặt các ngân hàng và doanh nghiệp trong nhiều sức ép lớn. SGD cũng không nằm ngoài số đó, Song với sự nỗ lực của CBNV trong chi nhánh cùng với những chính sách kịp thời của nhà nước. Doanh thu của SGD cũng tăng tuy nhiên vớivới tỷ lệ thấp hơn năm ngoái, chỉ còn tawng19,2% so với năm 2007.
Hai năm 2007, 2008 cũng đánh dấu những bước chuyển mình trong hoạt động kinh doanh trực tiếp của SGD. Nhiều dịch vụ mới được triển khai và phát triển mạnh mẽ: như nghiệp vụ bảo lãnh, dịch vụ thẻ, dịch vụ tài khoản và thanh toán, dịch vụ trả lương qua tài khoản, dịch vụ cho vay cầm cố chứng khoán niêm yết mới có tháng 11/2007 dưới sự đồng ý của NHNo&PTNT VN, dịch vụ liên kết bảo hiểm ngân hàng Frudential, Kiều hối WU, SMS banking và phone banking…..
2.1.4.2.Tinh hình số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của SGD:
2.1.4.2.1.Tình hình sử dụng nguồn nhân lực của SGD
Bảng 2.2: Số lượng và cơ cấu lao động SGD từ năm 2006-2008
Đơn vị tính: Người
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số lượng
%
Tổng
%
Tổng
%
I-TỔNG SỐ LAO ĐỘNG
123
100
138
100
147
100
Trong đó: - Lao động nữ
99
72,36
101
73,19
108
73,47
- Đảng Viên
25
20,33
35
25,36
47
31,97
II- CƠ CẤU LAO ĐỘNG
123
100
138
100
147
100
- Lao động quản lý
23
18,7
28
20,29
32
21,77
+ Ban GĐ và Trưởng, phó phòng chi nhánh cấp I và TĐ
18
14,63
21
15,22
24
16,33
+ Trưởng phó phòng PGĐ - QTK
5
4,07
7
5,07
8
5,44
- Lao động nghiệp vụ chuyên môn
96
78,05
109
78,98
115
78,23
+ Tín dụng
19
15,45
21
15,22
24
16,33
+ Kế toán
56
45,53
59
42,75
57
38,78
+ Thanh toán quốc tế, kinh doanh
5
4,07
8
5,8
6
4,08
+ Tin học
1
0,83
1
0,72
3
2,04
+ Kiểm toán nội bộ
1
0,83
1
0,72
1
0,68
+ Hành chính
3
2,44
4
2,9
3
2,04
+ Kiểm ngân, thủ quỹ, thủ kho.
2
1,63
4
2,9
5
3,4
+ Lái xe
3
2,44
3
2,17
5
3,4
+ Kế hoạch
2
1,63
2
1,45
4
2,72
+ Tiếp thị, marketing
3
2,44
3
2,17
6
4,08
+ Chứng khoán
1
0,83
3
2,17
1
0,68
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự SGD NHNo&PTNT Việt Nam)
Nhận xét:
Nguồn nhân lực của sở giao dịch nhìn chung tăng dần qua các năm và chủ yếu vẫn tập trung vào các nghiệp vụ truyền thống của một ngân hàng thương mại như: Tín dụng(16,33%-2008), kế toán (38,78%-2008), thủ quỹ và kiểm ngân. Ngoài ra do đặc thù nhiệm vụ của SGD là đầu mối ngoại tệ mặt nên nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh cũng là nghiệp vụ trọng điểm của SGD.
Trong đó năm 2006,2007 với điều kiện nền kinh tế trong và ngoài nước phát triển mạnh, ảnh hưởng đến số lượng cán bộ, nhân viên của SGD tăng mạnh: năm 2007 tăng12,2% so với năm 2006. Tập trung tăng vào các lĩnh vực: quản lí, tín dụng, chứng khoán, thanh toán quốc tế, kinh doanh, kế toán, và có xu hướng chững lại ở các lĩnh vực marketing, hành chính, kế hoạch….
Đến năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, nguồn nhân lực của SGD tăng với tốc độ chậm hơn: tăng 6,52% so với năm 2007. Nền kinh tế bất ổn định nên SGD có xu hướng rút tỉ trọng nguồn nhân lực ở các ngành có mức độ rủi ro cao : chứng khoán và các lĩnh vực khác không có điều kiện để sử dụng tối đa nguồn nhân lực: Thanh toán quốc tế, kinh doanh…và gia tăng tỉ trọng nguồn nhân lực trong các lĩnh vực marketing, kế hoạch, tín dụng, … để gia tăng và mở rộng tiềm năng kinh doanh cho SGD, tăng mức độ an toàn, giảm rủi ro trong các dự án cho vay của SGD.
Để thấy được rõ hơn tình hình sử dụng nguồn nhân lực của SGD, chúng ta sẽ đi sâu phân tích đặc điểm nguồn nhân lực của cơ sở.
Bảng 2.3:Thống kê lao động của SGD đến 28/02/2009
Chỉ tiêu
Số lượng
Theo độ tuổi
Tổng
Nữ
Nam
Dưới 30
30-50
Trên 50
TổngSố(người)
147
108
39
74
70
3
Tỉ lệ (%)
100%
73,5%
26,5%
50,3%
47,6%
2,04%
Nguồn: phòng hành chính nhân sự-SGD NHNo &PTNT Việt Nam.
Nhận xét:
*. Tổng số cán bộ trong chi nhánh là 147 người, trong đó có 32 người ở nghiệp vụ lãnh đạo(chiếm 21,8%) bao gồm các giám đốc, phó giám đốc, các trưởng /phó ban, trưởng/phó phòng. Số còn lại phụ trách Các nghiệp vụ chuyên môn chiếm 78,2%. Với tất cả… phòng ban, Số lượng nhân viên trong SGD như vậy là không nhiều., số lượng cán bộ lãnh đạo tương đối phù hợp với quy mô nguồn nhân lực tại cơ sở tạo thuận lợi cho công tác quản lý, giám sát và điều hành của ban lãnh đạo.
*. Bên cạnh đó, có thể thấy nguồn nhân lực trong sở giao dịch có tuổi đời tương đối trẻ, đa số cán bộ trong SGD là nữ: số lượng cán bộ nữ chiếm đến 75% tổng số nhân viên trong cơ sở: tuổi đời trung bình toàn đơn vị là 39. Số lượng nhân viên dưới 30 tuổi chiếm tới 50,3%, Nhân viên từ 30 tuổi đến 50 tuổi chiếm tới 47%, 36% trong số đó là từ 30-35 tuổi, số còn lại phân đều cho các độ tuổi từ 35 đến 50. Và chỉ có 3 nhân viên trên 50 tuổi (chiếm 6,8%).
2.1.4.2.2.Tình hình chất lượng nguồn nhân lực của SGD
Bảng 2.4: Trình độ nguồn nhân lực của SGD từ 2006-2008
Chỉ Tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
I-Trình độ chuyên môn
123
100
138
100
147
100
-Tiến sĩ, Phó tiến sỹ
1
0,81
1
0,72
1
0,68
-Thạc sĩ
5
4,07
7
5,07
7
4,76
-Đại học , cao đẳng
114
92,68
123
89,13
128
87
-Cao cấp, Trung cấp
3
2,44
7
5,07
9
6,12
-Chưa qua đào tạo
1
0,68
II-Trình độ chính trị
93
75,61
105
76,08
112
76,19
-Cao cấp
5
4,07
6
4,35
7
4,76
-Trung cấp
85
69,1
95
68,84
99
67,34
-Sơ cấp
3
2,44
4
2,9
6
4,08
III-Trình độ ngoại ngữ
57
46,34
91
65,94
136
92,57
Cử nhân
17
13,82
17
12,32
18
12,24
Bằng A
3
2,44
5
3,62
17
11,56
Bằng B
7
5,69
13
9,42
21
14,29
-Bằng C
30
24,39
56
40,58
80
54,42
IV-Trình độ vi tính
112
91,05
127
92,03
136
92,52
Đại học
4
3,25
4
2,9
4
2,72
A
2
1,62
4
2,9
9
6,12
B
103
83,74
114
82,61
119
80,95
C
3
2,44
4
2,9
4
2,72
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự SGD NHNo&PTNT Việt Nam)
Nhận xét:
Nguồn nhân lực của SGD nhìn chung có trình độ chuyên môn cao. Tính đến 28/02/2009, có tới 89.8% nguồn nhân lực trong sở có trình độ Đại Học và trên Đại Học. Trong đó có một phó tiến sỹ là GĐ chi nhánh cấp I và 7 thạc sỹ. Trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 8,8% nguồn nhân lực của SGD. Chỉ có một người chưa qua đào tạo (chiếm 0,7%) thuộc mảng tiếp thị, marketing. Trình độ chính trị tốt và được cơ sở tập trung phát triển qua các năm.
Với đặc thù của ngành ngân hàng là một ngành dịch vụ có quy mô quốc tế, đối tượng khách hàng rộng khắp trong và ngoài nước và chịu ảnh hưởng của hệ thống các ngân hàng trên thế giới, do đó, sử dụng thành thạo, chính xác tiếng anh, đặc biệt là tiếng anh chuyên ngành kinh tế - tài chính không chỉ là điều kiện hỗ trợ mà còn là điều kiện tất yếu với nhân viên SGD. Nhận thức được điều đó, nguồn nhân lực trong cơ sở luôn nỗ lực học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ bên cạnh việc phát triển trình độ chuyên môn. Có thể thấy trong 3 năm qua, chất lượng trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân lực trong cơ sở tăng nhanh một cách rõ rệt: năm 2007 tăng 59,65% so với năm 2006, và đến năm 2008 đạt 92,57% tổng nguồn nhân lực trong SGD, tăng 49,45% so với năm 2007.
Bên cạnh đó, trong thời đại của công nghệ thông tin, khả năng và tốc độ nắm bắt thông tin có vai trò quyết định rất lớn đến thành công của mỗi tổ chức. Không chỉ vậy, bất cứ nghiệp vụ nào của ngành ngân hàng cũng đòi hỏi biết sử dụng thành thạo máy tính. Vì vậy, có thể thấy thực trạng nguồn nhân lực SGD có trình độ tin học khá cao. Cả 3 năm 2006 đến 2008 đều trên 90% nguồn nhân lực toàn hệ thống có kiến thức khá tốt về tin học.Trong đó chủ yếu là ở trình độ B(trên 80% NNL của sở).Tốc độ phát triển trình độ tin học của nguồn nhân lực qua các năm là không cao, trong đó chủ yếu là tăng số người ở trình độ A.
Thực trạng chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực SGD NHNo&PTNT VN:
2.2.1. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách đào tạo và phát triển của SGD:
2.2.1.1. Chính sách đào tạo của NHNNo&PTNT trung ương
Chính sách đào tạo của NHNNo& PTNT Việt Nam là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất đến công tác đào tạo của sở giao dịch.
Nhằm phát triển đội ngũ cán bộ ngày càng giỏi nghiệp vụ ngân hàng, tinh thông các nghiệp vụ và dịch vụ khác trong hệ thống, ngày 04 tháng 9 năm 2001 Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNo VN đã ký quyết định số 341/QĐ/HĐQT-TCCB với nội dung thành lập Trung tâm Đào tạo (TTĐT) là Đơn vị sự nghiệp trực thuộc NHNo VN. Ban hành kèm theo quyết định này là Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Đào tạo. Theo Quy chế Tổ chức và hoạt động này, TTĐT có Ban Giám đốc và 06 phòng nghiệp vụ cùng 12 Cơ sở Đào tạo Khu vực trên địa bàn một số tỉnh, thành phố.
Hiện tại, Ban lãnh đạo của trung tâm đào tạo gồm một giám đốc và các phó giám đốc.Các phòng chuyên môn gồm: Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Phòng Quản lý Đào tạo, Phòng Quan hệ Quốc tế và Quản lý Dự án, Phòng Quản lý Khoa học, Phòng Tài vụ, Phòng Hành chính Nhân sự.
Từ khi thành lập đến nay, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, Trung tâm Đào tạo NHNo VN đã có gần 8 năm xây dựng và trưởng thành theo hướng đổi mới toàn diện công tác đào tạo theo mô hình xây dựng Tập đoàn Tài chính Ngân hàng hàng đầu Việt Nam. TTĐT đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận, được tặng thưởng nhiều danh hiệu thi đua của ngành, góp phần không nhỏ vào sự thành đạt và phát triển bền vững của NHNo VN trên con đường phát triển và hội nhập Quốc tế.
Để đáp ứng tình hình mới, nhiệm vụ trọng tâm của công tác đào tạo là tập trung triển khai mạnh mẽ các chương trình đào tạo thuộc những dự án có nguồn vốn vay nước ngoài như Dự án IPCAS, Dự án AFD III, Dự án Tài Chính Nông thôn…Cụ thể: TTĐT là nơi tập trung tất cả các hoạt động đào tạo của toàn bộ hệ thống ngân hàng NHNNo&PTNT Việt Nam từ việc xác định nhu cầu, lên kế hoạch đào tạo, dự tính kinh phí…Quá trình tổ chức, triển khai các chương trình đào tạo được tiến hành như sau:
*. Căn cứ vào kế hoạch, chiến lược kinh doanh trong năm, NHNNo&PTNT Việt Nam lập kế hoạch đào tạo trong năm cho toàn bộ ngân hàng
*. NHNNo&PTNT gửi công văn yêu cầu các cơ sở đăng ký nhu cầu của học viên: Danh sách các chuyên đề đào tạo, số lớp, số ngày học, đối tượng học.
*. Các lãnh đạo cơ sở thông báo cho các phòng, ban trong cơ sở đăng kí học viên. Cơ sở tổng hợp và gửi lên TTĐT để bố trí lớp học.
*. TTĐT gửi công văn xuống cơ sở yêu cầu cử người đi khi tổ chức được lớp học dựa căn cứ theo số lượng, đối tượng trong công văn và trên cơ sở bảng đăng kí đã gửi trung tâm hồi đầu năm.
*. Cuối cùng, TTĐT tổ chức các lớp học theo kế hoạch đã vạch ra.
- Những lớp đào tạo cho một số cán bộ trong ngân hàng: Trung tâm sẽ gửi học viên đến các cơ sở đào tạo khác trong khu vực, các cơ sở liên kết hoặc tại trung tâm đào tạo và trụ sở chính.
- Những lớp đào tạo cho hầu như toàn bộ cán bộ nhân viên trong Ngân hàng: TTĐT sẽ cho các cơ sở tự tổ chức theo hướng dẫn và báo cáo kết quả bằng văn bản cho trung tâm.
SGD NHNNo&PTNT Việt Nam là trụ sở giao dịch chính của Ngân hàng tại Hà Nội. Do đó Công tác đào tạo của SGD chịu ảnh hưởng trực tiếp từ kế hoạch đào tạo của Ngân hàng trung ương. Bởi vậy, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của NHNo&PTNT Việt Nam là cơ sở để SGD thiết lập các chính sách đào tạo của mình. Dựa vào các chính sách của ngân hàng trung ương và đặc điểm nội tại tình hình nguồn nhân lực của mình, sở giao dịch điều chỉnh và đưa ra những chính sách cụ thể để triển khai tốt kế hoạch đặt ra của ngân hàng và mục tiêu của SGD.
2.2.1.2. Nguồn nhân lực:
Theo kết quả điều tra của phòng hành chính nhân sự SGD NHNNo&PTNT Việt Nam, Nguồn nhân lực là nhân tố ảnh hưởng lớn thứ 2 đến chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của SGD. Vì nguồn nhân lực là đối tượng trực tiếp chịu tác động của các chính sách đào tạo, do đó đặc điểm nguồn nhân lực trong chi nhánh về giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, mong muốn học tập và các đặc điểm tâm sinh lý khác nhau…có tác động trực tiếp đến hiệu quả của các chính sách. Trình độ người lao động càng cao và đồng đều, tâm lý người lao động càng vững vàng, ổn định, điều kiện cá nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111215.doc