Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 20

Bắt đầu từ năm 1994, Công ty được quyền xuất khẩu trực tiếp với nước ngoài. Từ đó đến nay, thị trường xuất khẩu của công ty đã không ngừng được mở rộng với các hợp đồng gia công cho khối EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Công, Canada. Số lượng bạn hàng và số lượng sản phẩm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài của công ty ngày càng tăng. Hiện nay số bạn hàng nước ngoài của Công ty đã lên đến 12 nước. Năm 1999 Công ty đã ký hợp đồng sản xuất hàng FOB (trên 1500 sản phẩm) tuy mới bước đầu đã đạt được những kết quả rất khả quan mở ra một hướng mới trong sản xuất hàng xuất khẩu của công ty. Tuy vậy thị trường ngoài nước của công ty còn nhiều hạn chế và khá bấp bênh, do phụ thuộc nhiều vào đối tác nước ngoài, sản phẩm xuất khẩu vẫn chưa được dán nhãn mác của Công ty.

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1778 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh dạn đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị để cải tiến sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, vừa sản xuất hàng dệt - may phục vụ người tiêu dùng ở thị trường trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài. Đến nay, chủng loại sản phẩm của công ty 20 khá đa dạng và phong phú từ các loại quân phục cán bộ chiến sĩ, quân phục đại lễ, quân phục cho một số ngành đường sắt, thuế vụ, Công an ... đến các loại áo ấm: Jacket, áo bó, áo thể thao, áo đua mô tô xuất khẩu đi các thị trường ( trong đó chủ yếu thị trường Châu Âu), đồng phục học sinh, các mặt hàng dệt kim (áo dệt kim, khăn mặt, màn tuyn, bí tất ...), vải sợi phục vụ quốc phòng và kinh tế ... Sản phẩm của công ty đã không ngừng tăng lên cả về mặt số lượng (ví dụ: mặt hàng áo Jacket đua ô tô xuất khẩu đi các nước năm 1995 là 59000 chiếc dến năm 1997 là 92.000 chiếc, năm 1999 là trên 128.000 chiếc) mà chất lượng của sản phẩm cũng không ngừng được cải tiến, tỷ lệ sai hỏng và thứ hạng sản phẩm dần dần được giảm xuống. Tuy vậy, công nghệ chưa đồng bộ chất lượng nguyên vật liệu chưa đảm bảo, trình độ tay nghề chưa đồng đều ... nên chất lượng một số sản phẩm vẫn còn kém so với nhập ngoại về nhiều mặt. Hơn nữa kích thước mẫu mã sản phẩm vẫn còn nghèo nàn, Số lượng hàng quốc phòng vẫn là chủ yếu. Điều này sẽ là một thách thức không nhỏ của Công ty trong việc chiếm lĩnh thị trường đòi hỏi công ty phỉa cải tiến chủng loại, chất lượng mẫu mã sản phẩm hơn nữa. Đặc điểm về thị trường và các đối thủ cạnh tranh a) Đặc điểm về thị trường: - Thị trường đầu vào: Nguồn đầu vào chính của công ty 20 trước đây là nhà máy dệt 8-3. Đấy là bạn hàng truyền thống và cũng là khách hàng chỉ định của công ty trong việc kai thác vật tư. Nhưng do công nghệ sản xuất của nhà máy còn nhiều hạn chế ảnh hưởng nhiều đến chất lượng và số lưoựng sản xuất. Do vậy từ năm 1994 trở lại đây Công ty được quyền chủ động khai thác vật tư. Hiện tại, Ngoài nhà máy 8-3, công ty còn khai thác nguồn vật liệu từ nhiều bạn hàng khác. Từ năm 1997, Công ty thành lập thêm một xí nghiệp mới (xí nghiệp dệt Nam Đinh tại thành phố Nam Định) chuyên sản xuất mặt hàng dệt làm nguồn cung cấp vật tư cho công ty. Song song với xí nghiệp dệt Nam Định, Công ty 28 BQP cũng đảm nhiệm một phần nguyên liệu cho sản xuất hàng quốc phòng. Thị trường đầu vào của công ty 20 là khá vững chắc và tương đối ổn định sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu và nhiêm vụ sản xuất đặt ra. - Thị trường đầu ra: + Thị trượng trong nước: Từ ngày thành lập đến nay, nhiệm vụ trung tâm của công ty luôn là may quân phục cho cán bộ chiến sĩ từ quân khu IV trở ra phía Bắc. Hàng năm số lượng quân phục cho chiến sĩ mới nhập ngũ và quân phục cho cán bộ quân theo tiêu chuẩn là tương đối ổn định. Do vậy thị trường hàng quốc phòng là thị trường quan trọng nhất, thị trường trọng điểm của Công ty 20. Đây còn là một thị trường khá ổn định giúp cho Công ty luôn chủ động trong công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, mặt hàng quân phục phục vụ cho các ngành đường sắt, Biên phòng, Thuế vụ, Hải quan, Công an cũng là một thị trường khá quan trọng đối với công ty trong những năm gần đây, do các chính sách giá cả thích hợp cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm nên thị trường mặt hàng này cũng không ngừng được mở rộng. Ngoài ra công ty còn cung cấp một số mặt hàng dệt may phục vụ tiêu dùng của người dân như mặt hàng áo ấm (Jacket, áo bó), hàng dệt kim ngày càng lớn. Tuy nhiên thị phần của công ty ở những mặt hàng này còn rất khiêm tốn. Để không ngừng mở rộng thị trường trong nước, trong năm năm qua, Công ty đã bỏ kinh phí để tìm nguồn hàng tiêu thụ trong cũng như ngoài quân đội, tham gia các hội trợ triển lãm hàng công nghiệp và mở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. + Thị trường ngoài nước: Bắt đầu từ năm 1994, Công ty được quyền xuất khẩu trực tiếp với nước ngoài. Từ đó đến nay, thị trường xuất khẩu của công ty đã không ngừng được mở rộng với các hợp đồng gia công cho khối EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Công, Canada. Số lượng bạn hàng và số lượng sản phẩm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài của công ty ngày càng tăng. Hiện nay số bạn hàng nước ngoài của Công ty đã lên đến 12 nước. Năm 1999 Công ty đã ký hợp đồng sản xuất hàng FOB (trên 1500 sản phẩm) tuy mới bước đầu đã đạt được những kết quả rất khả quan mở ra một hướng mới trong sản xuất hàng xuất khẩu của công ty. Tuy vậy thị trường ngoài nước của công ty còn nhiều hạn chế và khá bấp bênh, do phụ thuộc nhiều vào đối tác nước ngoài, sản phẩm xuất khẩu vẫn chưa được dán nhãn mác của Công ty. b) Các đối thủ cạnh tranh của công ty 20 Trong những năm qua, thị trường dệt - may cả nước đã có rất nhiều biến động, sự cạnh tranh ngày cang trở nên gay gắt hơn với sự tham gia của nhiều công ty dệt may khác thuộc đủ mọi thành phần kinh tế. Hiện nay các đối thủ cạnh tranh chính của công ty 20 là các công ty: Công ty may 10, Công ty may Thăng Long, Công ty may 40, Công ty may Chiến Thắng... Cùng nhiều doanh nghiệp tư nhân khác. Trải qua sự cạnh tranh khốc liệt ấy, Công ty 20 đã không ngừng lớn mạnh và chưởng thành cho dù các đối thủ chính của công ty có nhiều bạn hàng và số lượng sản xuất ra hàng năm lớn hơn Công ty. 5. Đặc điểm về công nghệ thiết bị của công ty Trước năm 1990, máy móc thiết bị của công ty đa số là thiết bị cũ, lạc hậu, có những thiết bị từ những năm 60, 70. Từ năm 1993 dến nay, được sự cho phép của Tổng cụ hậu cần, Công ty 20 đã thanh lý các máy móc cũ và nhập hàng loạt một số máy móc mới, máy chuyên dùng của Nhật Bản, Đức ... để tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường. Tính đến năm 1999, Công ty đã có nhiều máy móc thiết bị hện đại như: máy may bằng Zuki, Zuki điện tử, máy hai kim di động, máy hai kim cố định, máy vắt sổ, máy vắt gấu, máy ép mếch, máy dán chống thấm, máy làm da, máy dệt các loại ... Có nhiều loại máy móc trị giá khá cao như: Máy ép mex trên 450 triệu đồng, là hơi 90 triệu đồng/1bộ. Những máy móc thiết bị của công ty có đặc diểm chung là: Số lượng máy móc tuy nhiều nhưng nhìn chung chưa đồng bộ trong một số dây truyền công nghệ. Năm 1995 vẫn còn 30 chiếc không được sử dụng, năm 1998 còn 8 chiếc. Chất lượng máy móc tương đối tốt với nhiều móc của Đức, Nhật, số máy móc cũ đã được thanh lý hết. Tuy nhiên máy móc thiết bị của công ty còn chưa cân đối, có khi thừa, có khi thiếu theo từng mặt hàng, mã hàng. Do vậy nhiều khi vẫn chưa đảm bảo được cho sản xuất, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. 6. Đặc điểm về quy trình công nghệ của công ty Sản phẩm của công ty 20 bao gồm các sản phẩm của ngành may và ngành dệt, trong đó ngành may chiếm tỷ lệ lớn. Các sản phẩm có thể khái quát thành hai dạng qui trình công nghệ là may đo lẻ và may đo hàng loạt. + May đo lẻ: - Bộ phận đo: theo phiếu may đo của cục quân nhu Tổng Cục Hậu Cần cấp phát hàng năm cho cán bộ quân đội tiến hành cho từng người, ghi số đo vào phiếu (Mỗi sản phẩm một phiếu đo). - Bộ phận cắt: căn cứ vào phiếu đo của từng người ghi trên phiếu để cắt. - Bộ phận may: + Phân theo chuyên môn hoá, chia theo từng người may hoàn thiện. + Sản phẩm may xong được thùa khuy, đính cúc, là hoàn chỉnh, vệ sinh công nghiệp và kiểm tra chất lượng . - Bộ phận đồng bộ: Theo số phiếu, ghép các sản phẩm thành một xuất cho từng người. Sau đó nhập sang cửa hàng để trả cho khách. Sơ đồ 8 Quy trình công nghệ may đo lẻ: Hoàn chỉnh Kiểm tra chất lượng Nhập cửa hàng Đông bộ Thành phẩm Vải Đo Cắt May May hàng loạt: Bao gồm các sản phẩm của hàng quốc phòng, kinh tế và xuất khẩu. Các sản phẩm này có đặc điểm là sản xuất theo cỡ số qui định của cục quân nhu và của khách đặt hàng. Tại phân xưởng cắt: + Tiến hành phân khổ vải, sau đó báo cho kỹ thuật giác mẫu theo từng cỡ số và chổ mẫu. + Rải vải theo từng bàn cắt, ghim mẫu và xoa phấn. + Cắt phá theo các đường giác lớn, sau đó cắt vòng theo đường giác nhỏ. + Đánh số thứ tự, bó buộc chuyển sang phân xưởng và đưa tới các tổ may. - Tại các tổ may: + Bóc mẫu, phá, sửa bán thành phẩm theo số thứ tự. + Rải chuyển theo quy trình công nghệ của từng mặt hàng, mã hàng. + Sản phẩm may xong được thùa khuy, đính cúc là hoàn chỉnh, vệ sinh công nghiệp, kiểm tra chất lượng và đóng gói theo quy định của từng loại sản phẩm sau đó nhập kho thành phẩm hoặc xuất trực tiếp cho bạn hàng. Sơ đồ 9: Quy trình công nghệ may đo hàng loạt Thành phẩm Đồng bộ Kiểmtra chất lượng Hoàn chỉnh Nhập kho Phân khổ Đo Cắt May Vải 7. Đặc điểm về lao động của công ty 20 Khi chưa có chế độ lao động hợp đồng, lao động trong Công ty 20 đều nằm trong biên chế nhà nước, việc tuyển dụng lao động đều do cấp trên quyết định. Hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu về lao động theo biên chế, Công ty tổ chức tiếp nhận lao động do tổng cục hậu cần phân bổ. Chính vì vậy nguồn lao động còn bị nhiều hạn chế về tay nghề cũng như trình độ quản lý. Từ khi có chế độ lao động hợp đồng, tổng cục hậu cần cho phép Công ty được quyền tuyển dụng lao động vào làm việc tại Công ty. Điều này đã làm tăng rõ rệt số lượng và trình độ lao động trong Công ty. Để đánh giá kỹ hơn ta xem xét qua số liệu sau: Bảng 1: Thống kê số lượng và trình độ lao động Các chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 Tổng số CBCNV 2.083 2.596 2.649 2.760 - Cán bộ gián tiếp 468 486 481 480 + Trình độ ĐH 170 195 207 213 + Trình độ TC 165 172 180 184 - Công nhân trực tiếp 1.615 2.110 2.168 2.280 Qua số liệu trên ta thấy: - Số lượng lao động của Công ty đã không ngừng tăng lên qua các năm. Điều này phù hợp với việc mở rộng sản xuất của công ty. Bậc thợ bình quân của công ty là 3/6. - Số lao động gián tiếp của công ty trong những năm qua vẫn còn cao. Tỷ lệ lao động gián tiếp trong tổng số lao động năm 1997: 8.4%, năm 1998: 7%, năm 1999: 7.3%, năm 2000: 7.1%. Tỷ lệ này ảnh hưởng trực tiếp tới kinh doanh do chi phí quản lý lớn làm giá thành sản phẩm tăng cao. - Số lượng lao động nữ chiếm tỷ lệ cao hơn 7.6% trong tổng số 2760 CBCNV. Đặc điểm này ảnh hưởng bất lợi cho Công ty về mặt đảm bảo ngày công lao động thực tế. Bởi vì số lao động nữ phải có thời gian nghỉ để, thai sản, con ốm. - Tuổi đời bình quân của lao động trong công ty là khoảng 32 tuổi và có xu hướng ngày càng trẻ hoá. Đây là điều thuận lợi cho công ty. 8. Đặc điểm về nguồn vốn của công ty Nguồn vốn của công ty được hình thành từ ba nguần chính: - Nguồn vốn do Tổng cục hậu cần - Bộ quốc phòng cấp - Nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp. - Nguồn vốn tự bổ sung từ lợi nhuận của công ty Nguồn vốn của công ty đã tăng liên tục trong những năm qua. Điều đó được thể hện qua số liệu sau: Bảng 2: Tổng nguồn vốn của công ty 20 trong năm năm gần đây Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Vốn cố định 15.434 19.230 33.555 40.269 45.328 Vốn lưu động 4.230 6.394 7.390 7.695 7.985 Tổng nguồn vốn 19.664 25.620 40.945 47.964 53.313 Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn của công ty liên tục tăng với tốc độ lớn hơn 2% trong đó tăng cả vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định của công ty rất lớn chiếm 85% tổng nguồn vốn. Đây là một điểm khác biệt với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại bởi công ty là một doanh nghiệp sản xuất giá trị máy móc, thiết bị nhà xưởng rất lớn. 9. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 20 Là một công ty có lịch sử nâu đời, Công ty 20 đang từng bước khẳng định chỗ đứng trên thị trường dệt may, từng bước thích nghi với cơ chế mới. Điều đó cho ta thấy được giá trị của các thành tựu đã đạt được trong sản xuất kinh doanh cũng như sự cần thiết phải nhanh chóng khắc phục những vấn đề còn tồn tại của Công ty 20, giúp Công ty xây dựng được chiến lược kinh doanh đúng dắn để Công ty không ngừng phát triển đi lên. Từ năm 1996 đến năm 2000, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty là rất khả quan. Công ty liên tục làm ăn có lãi, nộp ngân sách nhà nước tăng đều hàng năm, đồng thời thu nhập và đời sống của cán bộ công nhân viên cũng tăng lên. Bảng 3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 20 Đơn vị: 1.000.000đ Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng doanh thu 86.450 137.150 150.180 201.390 250.150 Nộp ngân sách 5.680 7.400 7.500 8.700 10.000 Lợi nhuận 4.900 7.700 9.790 11.500 13.000 Thu nhập bình quân 1 lao động/tháng 0,682 0.750 0.782 0.885 1.007 Những thành tựu trên đạt được là do Công ty đã tạo được thế cạnh tranh thuận lợi cùng với vị thế của mình trên thị trường bằng cách đa dạng hoá sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm, do đó mà uy tín của Công ty 20 tăng lên mà thị trường ngày càng được mở rộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.. Mặt khác đây cũng là việc mở rộng sản xuất của Công ty bắt đầu phát huy hiệu quả với việc đi vào sản xuất ổn định của xí nghiệp 5, xí nghiệp 6 và xí nghiệp dệt Nam Định mới thành lập. Bảng 4 Kết quả lợi nhuận và chi phí Đơn Vị: 1000đ Các chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 - Tổng doanh thu 86.454.922 137.148.000 150.183.000 201.391.304 250.150.000 - Tổng giá thành SX 59.650.000 92.051.469 102.124.440 139.959.999 155.052.000 - Chi phí quản lý 14.990.000 17.830.000 19.781.195 22.153.043 23.000.000 - Chi phí bán hàng 1.200.000 2.650.000 4.120.000 4.620.000 5.125.000 - Tổng chi phí 75.840.000 112.531.469 126.025.635 166.733.042 189.750.025 - Nộp ngân sách 5.685.000 7.427.008 7.502.141 8.697.933 10.000.000 - Lợi luận theo KH 4.924.000 7.651.316 9.788.000 11.500.000 12.975.085 - Lợi nhuận thực tế 5.034.000 7.032.000 7.049.000 11.000.000 12.785.500 - % hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 97,64% 108.88% 138,85% 104,55% 101,48%% - Tỷ lệ lợi nhuận so với năm trước 91.16% 155.49% 127,84% 117,49% 112,83% Từ biểu trên ta thấy trong những năm qua Công ty 20 đã liên tục làm ăn có lãi, nộp Ngân sách Nhà nước tăng đều hàng năm, góp phần cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, tiếp tục mở rộng sản xuất. Tuy vậy ta thấy trong tổng chi phí của Công ty, chi phí quản lý là tương đối lớn. Tỷ lệ chi phí quản lý trong tổng chi phí hàng năm là: năm 1996 19,77%, năm 1997 15,84%, năm 1998 15,70%, năm 1999 13,29%, năm 2000 14,84%. Điều này cho thấy bộ máy quản lý của Công ty tuy đã cải tiến, sắp xếp nhưng vẫn còn cồng kềnh, số cán bộ, nhân viên gián tiếp còn nhiều. Trong khi đó chi phí bán hàng tuy có tăng qua các năm nhưng vẫn còn quá nhỏ do chi phí giao tiếp, khuếch trương ít. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, đòi hỏi Công ty phải có các biện pháp thích hợp để giảm hơn nữa chi phí quản lý, tăng chi phí cho xúc tiến bán hàng mà đặc biệt là chi phí do quảng cáo, chào hàng. II Phân tích thực trạng bộ máy quản lý của Công ty 20. 1. Thực trạng về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Cơ cấu tổ chức của Công ty 20 được xây dựng theo cơ cấu trực tuyến chức năng gồm: Giám đốc công ty Ba phó giấm đốc phụ trách về kinh doanh, sản xuất, chính trị. 06 phòng ban chức năng 08 đơn vị sản xuất kinh doanh trong đó có 07 xí nghiệp thành viên (bao gồm cả xí nghiệp đệt vải); 01 trung tâm huấn luyện 01 trường mầm non Sau đây là cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc Công ty Xí nghiệp may số 8 Xí nghiệp may số 9 Xí nghiệp may số 7 Xí nghiệp may số 6 Xí nghiệp may số 5 Xí nghiệp may số 4 Xí nghiệp may số 3 Xí nghiệp may số 2 Xí nghiệp may số 1 Phòng hành chính quản lý Phòng chính trị Phòng tài chính kế toán Phòng kinh doanh nhập khẩu P.Giám đốc kinh doanh P.Giám đốc sản xuất P.Giám đốc chính trị Phòng kế hoạch tổ chức sản xuất Phòng kỹ thuật chất lượng Các đơn vị sản xuất kinh doanh Sơ đồ 10 Sơ đồ bộ máy quản lý và sản xuất của Công ty 20 Từ sơ đồ trên ta thấy, theo kiểu cơ cấu này, giám đốc Công ty là người có quyền hành cao nhất, dưới đó là các phó giám đốc, dưới nữa là các trưởng phòng của các phòng chức năng, ... Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về mọi mặt, toàn quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của Công ty. Với kiểu cơ cấu này, trong Công ty có mối liên hệ theo chiều dọc và chiều ngang. a) Quan hệ theo chiều dọc: Hệ thống điều hành sản xuất kinh doanh trong Công ty gọi là hệ thống quản lý theo tuyến. Mối quan hệ các cấp trong hệ thống này gọi là quan hệ theo chiều dọc, các cán bộ quản lý và điều hành theo chiều dọc từ trên Công ty, các phòng ban, các xí nghiệp tới các phân xưởng. Nói cách khác, các bộ quản lý ngành dọc có trách nhiệm quản lý kinh doanh thuộc bộ phận mình quản lý. Qua sơ đồ trên, đứng đầu Công ty là giám đốc, Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giúp việc cho giám đốc là ba phó giám đốc, ba người này chịu trách nhiệm trước công việc mà giám đốc giao. Tổ chức của Công ty bao gồm 06 phòng chức năng, 07 xí nghiệp và các phân xưởng. Các phòng ban xí nghiệp và các phân xưởng này với chức năng và nhiệm vụ cụ thể giúp cho việc nắm bắt thông tin trong khối mình phụ trách của các phó giám đốc nhanh chóng, chính xác và kịp thời trình lên giám đốc khi có yêu câu. Đứng đầu các văn phòng và phòng ban chuyên môn nghiệp vụ là cán bộ trưởng phòng, trưởng ban chuyên môn nghiệp vụ, chịu trách nhiệm chỉ huy và điều hành mọi hoạt động của khối mình phụ trách. Với việc bố trí các cấp theo chiều dọc như trên giúp giám đốc nắm sát được các hoạt động của Công ty mình . Tuy nhiên kiểu bố trí như vậy cũng bộc lộ khá nhiều nhược điểm như: thời gian sử lý thông tin chậm, giữa các phòng ban nếu không phối hợp tốt sẽ dẫn tới chồng chéo, thậm chí có thể trái ngược nhau giữa các chỉ thị hướng dẫn. b) quan hệ theo chiều ngang Toàn bộ hệ thống được chia ra thành nhiều chức năng. Công ty căn cứ vào chức năng này để phân công lao động theo chức năng, việc phân bố theo chức năng là căn cứ vào trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng kỹ xảo cùng các điều kiện khác của lao động quản lý kết hợp với bảng quy định theo cấp của nhà nước, phân nhóm lao động có cùng chức năng đã được phân bổ đó ra những nhiệm vụ cụ thể của từng phòng rồi phân công lao động cho các lao động trong phòng đảm nhận từng nhiệm vụ hay một số nhiệm vụ đã được đề ra. Qua sơ đồ 10 ta thấy Công ty có 06 phòng ban chức năng, sự hợp tác lao động trong từng phòng ban của Công ty đã được duy trì thể hiện như một số người có nhiệm vụ thu thập, chỉnh lý, bổ xung những thông tin ban đầu về một hay một số vấn đề được quy định trước, sau đó báo cáo với trưởng phòng, trưởng phòng có nhiệm vụ xử lý thông tin và đề ra các quy định và các hướng giải quyết các vấn đề đó. Như vậy, để thực hiện tốt sự hợp tác này đòi hỏi công ty phải có những nội quy chế độ rõ ràng, xem xét kỹ càng các quy định chức năng nhiệm vụ tại cá phòng ban sao cho chức năng này không bị chồng chéo lên nhau. Mặt khác phải quy định mối quan hệ qiữa các phòng ban với nhau; những công việc mà các phòng ban phải sử dụng kết quả của nhau phải thực hiện được quy định thời gian chuyển giao hoặc thông báo số liệu, kết quả có liên quan. 2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty Công ty 20 đã xây dưng được một mô hình quản lý và hoạch toán phụ hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, chủ động trong sản xuất kinh doanh, có uy tín trên thị trường, bảo đảm đứng vững trong cạnh tranh và phát triển trong điều kiện hiện nay. Công ty xác định rõ và đầy đủ các chức năng quản lý để đảm bảo cho bộ máy quản lý hoạt động có hiệu quả cao, chức năng và nhiệm vụ luôn đi liền với nhau. Giám đốc Công ty: là người đại diện có tư cách pháp nhân cao nhất tại Công ty, là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam do cấp trên bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trược Tổng cục hậu cần - Bộ quốc phòng, trước pháp luật và cấp uỷ về điều hành hoạt động của Công ty. Có nhiệm vụ lãnh đạo, điều hành và quyết định mọi hoạt động của Công ty theo đúng kế hoạch được cấp trên phê duyệt và nghị quyết đại hội công nhân viên chức hàng năm. Các phó giám đốc Công ty: có nhiệm vụ là giúp giám đốc điều hành các lĩnh vực, phần việc được phân công. Được quyền chủ động điều hành, giải quyết các lĩnh vực công việc được giám đốc phân công và uỷ quyền. Chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty, trước pháp luật về mọi hoạt động của mình. Phó giấm đốc kinh doanh: Giúp giám đốc điều hành về các hoạt động kinh doanh của đơn vị. Hiện nay trong kiểm nhiệm chức năng giám đốc xí nghiệp dệt vải, trực tiếp chỉ đạo phòng Tài chính - Kế toán và phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu. Phó giám đốc sản xuất: Giúp giám đốc điều hành trong công tác tổ chức sản xuất và toàn bộ công tác kỹ thuật, chát lượng sản phẩm sản xuất ra của Công ty. Trực tiếp chỉ đạo phòng Kế hoạch - Tổ chức sản xuất và phòng Kỹ thuật chất lượng. Phó giám đốc chính trị: Giúp giám đốc điều hành công tác Đảng, công tác chính trị trong toàn đơn vị. Trực tiếp chỉ đạo phòng chính trị, và phòng hành chính quản trị. Phòng kế hoạch - Tổ chức sản xuất Phòng tổ chức sản xuất là cơ quan tham mưu tổng hợp cho giám đốc Công ty về mọi mặt trong đó chịu trách nhiệm trực tiếp về các mặt: công tác kế hoạch hoá, tổ chức sản xuất, lao động tiền lương. Giúp giám đốc Công ty xác định phương hướng, chiến lược đầu tư và mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch hoạt động kinh doanh của toàn Công ty. Chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, bảo quản và cung ứng đầy đủ các loại vật tư cho sản xuất theo quyết toán vật tư với phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu về các đơn hàng sản xuất theo hợp đồng và các đơn hàng đã thực hiện. Nhận bảo quản thành phẩm của các đơn vị sản xuất, nhập trả Công ty, tổ chức tiêu thụ hàng hoá theo hợp đồng đã ký kết. Tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng, nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên theo kế hoạch đảm bảo cân đối lượng lao động theo biên chế. Nghiên cứu xây dựng, đề xuất các phương án tiền lương, tiền thưởng, sử dụng lợi nhuận chung toàn Công ty. Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các chế độ đối với người lao động, tình hình phân phối tiền lương, tiền thưởng của các đơn vị thành viên theo chức năng được phân công. Phòng tài chính - Kế toán Là cơ quan tham mưu cho giám đốc Công ty về công tác tài chính - Kế toán, sử dụng chức năng giám đốc của đồng tiền để kiểm tra, giám sát mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty, cơ quan tài chính cấp trên và pháp luật về thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán của Công ty. Lập kế hoạch tài chính, cân đối với nguồn vốn để đẩm bảo vè mọi nhu cầu về vốn phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Thực hiện chế độ ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, chung thực, kịp thời, liên tục và có hệ thồng số liệu kế toán về tình hình luân chuyển sử dụng vốn, tài sản cũng như kết quả hoạt động, sản xuất của Công ty. Tổ chức theo dõi công tác hoạch toán chi phí sản xuất sản phẩm định kì tổng hợp báo cáo chi tiết chi phí sản xuất và giá thành thực tế sản phẩm. Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty, chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra nhiệm vụ hoạch toán, quản lý tài chính ở các xí nghiệp thành viên. Phòng kinh doanh - Xuất nhập khẩu Phòng kinh doanh - Xuất nhập khẩu là cơ quan tham mưu giúp giám đốc Công ty xác định phương hướng, mục tiêu kinh doanh - xuất nhập khẩu và dịch vụ, giúp Giám đốc Công ty xây dựng các kế hoạch kinh doanh - xuất nhập khẩu và dịch vụ theo định kì dài hạn và hàng năm. Phòng còn là nơi nghiên cứu chiến lược kinh doanh, xuất nhập khẩu trên các lĩnh vực: thị trường sản phẩm, khách hàng ... trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ về kinh doanh và dịch vụ theo kế hoạch. Phòng cũng là cơ quan tham mưu cho giám đốc Công ty trong công tác giao dịch, đối ngoại nhằm mở rộng thị trường, tìm nguồn hàng và khách hàng; nghiên cứu và thực hiện các văn bản pháp luật, quy định của nhà nước và Bộ quốc phòng. Phòng chính trị: Là cơ quan đảm nhiệm công tác Đảng, công thác chính trị ở Công ty. Có nhiệm vụ giúp đỡ giám đốc Công ty công tác huấn luyện, công tác tổ chức xây dựng Đảng công tác cán bộ chính sách và các công tác đoàn thể như công đoàn, phụ nữ, thanh niên trong đơn vị ... Phòng kỹ thuật - Chất lượng: Phòng kỹ thuật - Chất lượng là cơ quan tham mưu cho giám đốc Công ty về mặt công tác nghiên cứu, quản lý khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm. Phòng có nhiệm vụ nghiên cứu mẫu mốt chế thử sản phẩm mới, quản lý thiết bị; bồi dưỡng và đào tạo công nhân kỹ thuật trong toàn Công ty; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường sinh thái và một số lĩnh vực hoạt động khác. Văn phòng Công ty: Là cơ quan giúp việc cho giám đốc Công ty thực hiện các chế độ về hành chính, văn thư, bảo mật. Thường xuyên đảm bảo trật tự an toàn cho Công ty đảm bảo an toàn trang thiết bị nơi làm việc; phương tiện vận chuyển phục vụ cho hoạt động của Công ty và các xí nghiệp thành viên, tổ chức phục vụ ăn ca, nước uống, sức khoẻ, tổ chức ăn ca trong toàn công ty; quản lý và bảo đảm phương tiện làm việc, phương tiện vận tải chung trong toàn Công ty. Các xí nghiệp thành viên Về cơ cấu sản xuất của Công ty gồm nhiều xí nghiệp sản xuất và dịch vụ, mỗi xí nghiệp là những bộ phận thành viên của Công ty, chịu sự chỉ huy của trực tiếp của Công ty trên tất cả các lĩnh vực, có chức năng trực tiếp thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty về mặt hàng dệt may phục vụ quốc phòng và tiêu dùng nội địa cũng như xuất khẩu theo kế hoạch của Công ty giao hàng năm. Mỗi xí nghiệp có quyền chủ động tổ chức hoạt động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100133.doc
Tài liệu liên quan