Hoàn thiện công tác định mức lao động khoa học tại Công ty sứ Thanh Trì

Lời nói đầu 1

Chương I: tổng quan về định mức lao động khoa học 4

phải xây dựng ĐMLĐKH. 4

1. Các khái niệm có liên quan. 4

1.1.Mức lao động. 4

1.2.Định mức lao động. 4

2. Các loại mức. 5

2.1.Mức thời gian (Mtg) 5

2.2.Mức sản lượng (Msl) 5

2.3.Mức phục vụ (Mpv) 5

2.4.Mức quản lý (Mql) 5

3. Sự cần thiết phải xây dựng mức. 6

3.1.ĐMLĐ là cơ sở để phân phối theo lao động. 6

3.2.ĐMLĐ là cơ sở để tăng năng suất lao động. 7

3.3.ĐMLĐ là cơ sở lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. 7

3.4.ĐMLĐ đối với tổ chức lao động khoa học. 8

4. ý nghĩa của việc xây dựng định mức. 8

II. Các phương pháp tiến hành ĐMLĐKH. 9

1. Nhóm các phương pháp tổng hợp. 9

2. Nhóm các phương pháp phân tích (Các phương pháp ĐMKTLĐ): 10

2.1.Phương pháp tính toán. 10

2.2.Phương pháp so sánh điển hình. 10

2.3.Phương pháp so sánh điển hình. 11

III. Nội dung của công tác định mức. 11

1. Yêu cầu đối với công tác định mức lao động. 11

2. Xây dựng các mức lao động. 12

2.1.Xác định quá trình sản xuất ra sản phẩm và quá trình lao động để thực hiện bước công việc. 12

2.2.Phân loại hao phí thời gian làm việc của người lao động. 14

2.3.Phương pháp xác định mức kỹ thuật lao động . 16

2.3.1.Mức thời gian . 16

2.3.2.Mức sản lượng . 17

3. áp dụng và quản lý các mức lao động. 17

3.1.Đưa mức vào sản xuất . 17

3.2.Phân tích tình hình thực hiện mức. 18

3.3.Xem xét và điều chỉnh mức. 18

4. Điều kiện đưa mưc vào sản xuất thường xuyên. 18

Kết luận chương I. 21

Chương II: Thực trạng công tác tổ chức thực hiện ĐMLĐ tại công ty sứ thanh trì 22

I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 22

II. Đặc điểm của Công ty có ảnh hưởng tới thực hiện công tác ĐMLĐKH. 24

1. Nguyên vật liệu. 24

2. Máy móc thiết bị. 24

3. Đặc điểm lao động. 25

3.1.Về số lượng. 25

3.2.Về chất lượng.

doc76 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1968 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác định mức lao động khoa học tại Công ty sứ Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uổi tương đối trẻ. Số lao động <30 tuổi chiếm 44.13%, số lao động từ 30 - 40 tuổi chiếm 38.04%, từ 40-50 tuổi là 25.65% và chỉ có 10 người trên 50 tuổi. Với một nguồn lao động mà độ tuổi đang sung mãn cả về thể chất và tinh thần, Công ty cần phải có nhiều biện pháp khuyến khích để người lao động làm việc, phát huy hết năng lực tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy còn có những điểm hạn chế nhưng để có một nguồn lao động như hiện nay Công ty sứ Thanh Trì đã trải qua một chặng đường cố gắng rất dài, gian khổ. Với sự phát triển như hiện nay của Công ty thì trong những năm tới, đội ngũ lao động của Công ty sẽ ngày càng được phát triển cả về số lượng và về chất lượng. 4. Tổ chức sản xuất . 4.1.Về tổ chức quản lý. Do đặc điểm của Công ty là một tổ chức có quy mô lớn. Công tác quản lý trong toàn Công ty được quán triệt khá nghiêm ngặt. Với công nhân sản xuất khi vào Công ty là phải mặc quần áo bảo hộ, giày dép, mũ theo quy định và phải có thể công nhân. Vì thế, không có hiện tượng người ngoài tự do vào trong Công ty nhất là vào khu vực sản xuất. Trong thời gian làm việc không thể quy định bắt buộc người lao động không được dời vị trí, không được nói nên tình trạng đi lại và nói chuyện vẫn xảy ra thường xuyên mà không có hình thức xử lý hay kỷ luật nào. Trong mỗi phân xưởng Công ty lại chia ra thành các tổ, mỗi tổ từ 5-7 người và có một tổ trưởng. Tuy nhiên, tổ trưởng chỉ làm công tác chấm công và phát bảo hộ lao động cho từng tổ viên của tổ chứ không kiểm tra đôn đốc và quản lý thời gian làm việc của họ. Nhiều công nhân vẫn đi muộn về sớm mà vẫn không bị nhắc nhở. Do đó nếu không thực hiện việc quản lý lao động nghiêm ngay trong phân xưởng thì sẽ không thể giảm thiểu thời gian lãng phí để tăng năng suất lao động cho người công nhân . 4.2. Về tổ chức sản xuất . Điều đầu tiên mà bất kỳ ai khi xuống phân xưởng sản xuất đều có chung một nhận xét là nơi sản xuất quá chật hẹp. Điều này một phần là do việc tổ chức sản xuất chưa hợp lý. Riêng bộ phận đổ rót đã chiếm diện tích sản xuất gần 1/2 tổng diện tích sản xuất của nhà máy. Công nhân đổ rót chiếm tới 37,5% trong tổng số công nhân sản xuất trực tiếp, do đó sản phẩm mộc được sản xuất ra quá nhiều. Trong khi đó các bộ phận khác ít công nhân nên không làm kịp số sản phẩm đẫ đổ rót ra. Vì thế, toàn bộ khu vực sản xuất của phân xưởng tạo hình hay bộ phận đổ rót các sản phẩm mộc chờ đến công đoạn tiếp theo được chất đầy trên các giá và được để ở mọi chỗ trong phân xưởng không theo một quy củ nào làm cho khu vực này nhìn rất ngổn ngang, bừa bãi, mất thẩm mỹ của nơi làm việc . Quản lý về kỹ thuật là một khâu vô cùng quan trọng cần được chỉ đạo và quản lý thường xuyên trong suốt quá trình làm việc. Nhưng trong mỗi phân xưởng chỉ có một quản đốc, một phó quản đốc và có 1-2 người phụ trách kỹ thuật nên không kiểm tra, quản lý hết được cả trăm công nhân. Việc thực hiện không đúng qui trình công nghệ sản xuất yêu cầu cũng không được chấn chỉnh kịp thời làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm làm cho tỷ lệ phế phẩm lớn dẫn tới công nhân không hoàn thành mức đề ra. Không những thế nó còn ảnh hưởng đến sản lượng của các công đoạn sản xuất trước và sau nó. Ví dụ: Công đoạn phun men mà người công nhân phun men quá mỏng hay quá dày đều không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật làm cho bề mặt sản phẩm chưa đủ độ bóng hay nứt men dẫn tới sản phẩm đó sẽ hỏng. Việc khắc phục cũng không đơn giản có thể loại bỏ và như thế vừa không đảm bảo mức đề ra vừa không tiết kiệm nguyên liệu. Qua đó ta thấy tác động của việc tổ chức quản lý sản xuất còn nhiều nhược điểm cần phải hoàn thiện, tạo điều kiện tốt nhất cho người công nhân tiến hành sản xuất sản phẩm nhằm đạt và vượt mức . Điều kiện lao động . Điều kiện lao động là một yếu tố tác động trực tiếp tới sức khoẻ, sự hứng thú, khả năng làm việc của người lao động có nghĩa là nó có vai trò quyết định một phần việc hoàn thành hay không hoàn thành mức. Do Công ty sản xuất vẫn còn thủ công là chính nên nhịp độ sản xuất không cao, không căng thẳng về thần kinh. Nhưng trong suốt thời gian làm việc người công nhân luôn luôn phải trong tư thế đứng gây nên sự mệt mỏi và nhu cầu ngồi nghỉ nhiều hơn. Một số điều kiện lao động ảnh hưởng trực tiếp tới việc xây dựng và thực hiện mức là: Thứ nhất, môi trường sản xuất. Môi trường sản xuất của Công ty không được trong lành do bụi bặm từ nguyên liệu sản xuất sứ. Việc công nhân phải tiếp xúc với bụi cát thường xuyên nên hầu hết sau một thời gian làm việc ở Công ty thì công nhân đều bị mắc các bệnh về hô hấp và mắt. Tuy Công ty đã bố trí cách 3m2 có 2 quạt trần và có ống hút bụi nhưng cứ mỗi lần công nhân dọn vệ sinh là cả phân xưởng lại bụi mù mịt. Công ty đã phát đầy đủ bảo hộ lao động cho tất cả công nhân nhưng còn nhiều người không đeo khẩu trang làm cho mức độ độc hại càng cao. Thứ hai, thời gian làm việc phân chia ngày làm việc ra 3 ca, mỗi ca 8 giờ là phù hợp với tình hình hiện nay của các doanh nghiệp. Công ty quy định nghỉ giữa ca 10 phút và nghỉ ăn cơm trưa là 45 phút. Tuy nhiên, thời gian nghỉ này vẫn bị kéo dài hơn qui định gây nên lãng phí thời gian rất nhiều. Việc bố trí căng tin gần nơi làm việc đáp ứng được nhu cầu ăn uống của công nhân, nhưng lại không có nơi nghỉ trưa nên công nhân thường ra các quán xá gần Công ty uống nước làm cho công nhân không trở lại Công ty làm việc đúng thời gian qui định. Thứ ba, các dịch vụ phục vụ nhu cầu của người lao động chưa được trang bị đầy đủ và thuận tiện. Trong phân xưởng không có bình uống nước công nhân muốn uống phải xuống nhà bếp hoặc đến các bộ phận khác nhà vệ sinh xây cách xa nơi làm việc. Mỗi lần công nhân nghỉ do nhu cầu thì rất mất thời gian . Thứ tư, điều kiện về ánh sáng. Trong toàn Công ty nói chung và bộ phận đổ rót nói riêng kể cả ngày và đêm đều sử dụng ánh sáng điện. Trung bình 10m2 được trang bị 2 bóng tuýp loại 1,2m. Do đặc điểm của ánh sáng này là độ sáng trắng cao, không toả nhiều nhiệt trong quá trình sử dụng nhưng nhanh gây mỏi mắt và loá. Thứ năm, tính đơn điệu trong sản xuất vẫn còn tồn tại. Do đặc điểm sản xuất là sản xuất hàng loạt và mỗi công nhân đảm nhận một loại sản phẩm. Nếu không có sự thay đổi nhu cầu, thị hiếu của thị trường hay hết hạn đơn đặt hàng thì một công nhân cứ sản xuất một loại sản phẩm hết tháng này qua tháng khác tại một nơi làm việc cố định. Mức lương được hưởng cũng chênh lệch không nhiều giữa các tháng làm cho công nhân có cảm giác mệt mỏi, nhàm chán, không hứng thú với công việc, không có động lực làm việc. Tất cả những điều kiện trên ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và thực hiện mức. Tổ chức phục vụ nơi làm việc . Tổ chức phục vụ nơi làm việc là cung cấp cho nơi làm việc các phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành quá trình lao động. Thực tế đã chỉ ra rằng gần 2/3 số thời gian lãng phí là do tổ chức phục vụ nơi làm việc không tốt.. Tại Công ty sứ Thanh Trì công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc có tác động lớn tới tổ chức và thực hiện định mức lao động: *Về nơi làm việc: Nơi làm việc là một phần diện tích và không gian sản xuất được trang bị những thiết bị và các phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để tiến hành hoàn thành nhiệm vụ sản xuất nhất định. Nơi làm việc của công nhân tại Công ty sứ Thanh Trì còn quá chật hẹp. Diện tích mặt bằng sản xuất chỉ khoảng 4000m2 trong khi đó toàn bộ các phân xưởng sản xuất đều tập trung một chỗ. Diện tích như vậy gây nên rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất. Trong phân xưởng gia công tạo hình sản phẩm mộc sau khi đổ rót, sấy cưỡng bức không còn chỗ để. Nhiều chỗ giá xếp mộc lấn cả vào nơi sản xuất và cả ra đường đi càng làm cản trở việc vận chuyển mộc tới nơi sấy. Do sản phẩm làm ra chưa xuất đi luôn nên phải xếp lại rất nhiều trong khu vực nhà máy. Có thể nói Nhà máy tận dụng mọi nơi để xếp thành phẩm và phế phẩm chưa xử lý. Nơi làm việc chật hẹp đã ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân. Hơn nữa, nó còn tạo cảm giác ức chế, khó chịu nhất là mùa hè sắp tới cho công nhân. *Về phục vụ nơi làm việc. Trong ca sản xuất người công nhân tự phải phục vụ cho quá trình sản xuất của mình. Đối với công việc đổ rót thì công nhân phải tự đi chuẩn bị ống đổ hồ, tự mở van đổ hồ, tự chuẩn bị dây khí, chuẩn bị dụng cụ, bảo hộ lao động ...Thời gian này không phải là nhiều nhưng nếu như loại bỏ được bằng cách có bộ phận phục vụ riêng thì sẽ tăng thời gian tác nghiệp. Công nhân phải tự vệ sinh nơi làm việc và dụng cụ làm việc tạo điều kiện cho họ có thời gian la cà nói chuyện gây lãng phí thời gian sản xuất. Hơn nữa, mỗi khi dọn vệ sinh nơi làm việc thì lại phải đi tắt quạt rồi bật quạt mà mọi người lại không cùng làm vào một thời điểm nên tính ra lãng phí mất nhiều thời gian cho công việc này. Việc phục vụ nước tại nơi làm việc chưa có nên công nhân bỏ đi ra ngoài uống nước nhiều vừa gây lãng phí thời gian vừa không đảm bảo kỷ luật lao động. Công tác phục vụ nguyên vật liệu hồ đổ rót, điện, nước được thực hiện tốt tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục. Thực trạng công tác tổ chức ĐMLĐKH tại Công ty sứ Thanh Trì. 1.Các loại mức đang áp dụng tại Công ty Hiện nay Công ty sứ Thanh Trì, chỉ công nhân sản xuất mới có mức lao động, còn bộ phận quản lý thì chưa có các mức quản lý. Để sản xuất ra một sản phẩm sứ hoàn chỉnh thì phải chia qui trình công nghệ sản xuất ra thành nhiều công đoạn khác nhau. Vì vậy, để xây dựng mức lao động của mỗi một sản phẩm thì Công ty phải xây dựng các mức cho từng công đoạn khác nhau trong qui trình công nghệ sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh đó. Mức thời gian xây dựng được chỉ là mức thời gian hao phí để tính đơn giá tiền lương cho từng loại sản phẩm trong từng công đoạn đó. Nhưng không phải gần 40 sản phẩm các loại đều được đo thời gian hao phí mà Công ty chỉ tính mức thời gian hao phí cho sản phẩm bệt còn các sản phẩm khác Công ty sử dụng hệ số quy đổi để tính hao phí thời gian (hệ số qui đổi của sản phẩm bệt bằng 1). Với các sản phẩm khác nhau có hệ số quy đổi khác nhau và với mỗi công đoạn khác nhau thì hệ số qui đổi của một sản phẩm cũng khác nhau. Mức thời gian này chưa phản ánh đúng lượng lao động hao phí để một công nhân hay một nhóm công nhân có trình độ tay nghề nhất định hoàn thành một công việc (bước công viêc,sản phẩm...) trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Mức thời gian này được xây dựng lên dựa vào kinh nghiệm và mức độ phức tạp về mặt kỹ thuật của mỗi sản phẩm. Việc sử dụng hệ số qui đổi là không chính xác mà nó chỉ mang tính tương đối. Định mức lao động không chỉ chịu tác động của mức độ phức tạp về kỹ thuật mà còn nhiều yếu tố khác như: điều kiện sản xuất, tổ chức phục vụ nơi làm việc, mức độ thành thạo của công nhân... Mặt khác, mức thời gian này mới chỉ xây dựng thời gian hao phí chung cho cả sản phẩm chứ chưa xây dựng thời gian tác nghiệp(TN), chuẩn kết(CK), phục vụ (PV), nghỉ ngơi (NN) nhu cầu cần thiết cho mỗi công đoạn trong ngày làm việc. Mức thời gian xây dựng là phải xác định được thời gian TN, CK, PV, NN&NC ở mỗi công đoạn là bao nhiêu. Còn về mức sản lượng thì hàng năm căn cứ vào kết quả sản xuất của năm trước đó, căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm đó Công ty đưa ra một mức sản lượng cụ thể trong một năm cho các loại sản phẩm và định mức sản lượng bình quân cho hàng tháng. Năm 2002, định mức sản lượng và cơ cấu sản xuất năm 2002 của Công ty sứ Thanh Trì như sau: Bảng 4: Định mức sản lượng năm 2002. Stt Tên sản phẩm Sản lượng năm (cái) Sản lượng tháng (cái) Ghi chú 1. 2. 3. 4. 5. Bệt Két Chậu Chân Sản phẩm khác 165000 139000 150000 23000 83500 13750 11583 12500 1916 6916 Tổng 560000 46615 Nguồn : Phòng Kế hoạch - Đầu tư Dựa vào thời gian hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm của mỗi loại sản phẩm và số lượng sản phẩm định mức trong một tháng Công ty đề ra mức sản lượng định biên trong một ca làm việc của mỗi công nhân. Chỉ riêng bộ phận đổ rót do đặc điểm là mỗi sản phẩm được lưu trong một khuôn nên số lượng sản phẩm được cố định trong mỗi ca làm việc và giữa các tháng trừ trường hợp hàng đặt gấp thì sẽ tăng số khuôn lên. Với các bộ phận khác, Công ty đưa ra các mức cụ thể trong mỗi ca làm việc. Định biên nhân lực Công ty áp dụng theo phương pháp định biên biên chế nhân lực, tức là dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, sản lượng kế hoạch của Công ty, tổ chức sản xuất từ đó đưa ra định biên lao động cho từng bộ phận riêng. Tại Công ty ngoài bộ phận lao động quản lý làm việc theo giờ hành chính bộ phận sản xuất trực tiếp hầu hết đều bố trí làm việc 3 ca liên tục. Việc định biên nhân lực cũng phụ thuộc vào việc tổ chức ca làm việc này. Ví dụ như bộ phận đổ rót làm việc 2 ca định biên nhân lực là 133 người chiếm tới 37,5% lao động công nghệ (năm 2002). 2. Quy trình xây dựng mức tại Công ty trước đây (từ năm 1997 đến nay) Tại Công ty sứ Thanh Trì, cán bộ định mức đang sử dụng phương pháp phân tích khảo sát và phương pháp thống kê kinh nghiệm để xây dựng mức lao động. Đối với các sản phẩm cố định sản xuất từ năm này qua năm khác thì hàng năm cán bộ định mức có điều chỉnh mức hoặc giữ nguyên mức cũ tuỳ thuộc vào điều kiện tổ chức quản lý sản xuất tại Nhà máy. Với các sản phẩm là mặt hàng mới thì khi nhận được sản phẩm mẫu khách hàng gửi đến, cán bộ thuộc phòng kỹ thuật sẽ phân tích yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. Sau đó phân chia các bước công việc trong quá trình sản xuất với số lượng lao động và số máy của bộ phận đó . Cán bộ định mức sẽ kết hợp với cán bộ kỹ thuật nghiên cứu qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm và cán bộ định mức tiến hành xây dựng mức cho sản phẩm đó. Quy trình xây dựng mức được tiến hành như sau: Bước 1 : Cán bộ phòng kỹ thuật - KCS phân chia dây chuyền công nghệ theo các qui trình công nghệ và mức độ phức tạp của từng giai đoạn công nghệ. Tập hợp các loại sản phẩm có quy trình công nghệ giống nhau hay tương tự nhau vào một nhóm. Khi có mẫu đặt hàng của khách hàng, cán bộ phòng kỹ thuật - KCS phân tích yêu cầu kỹ thuật rồi phân chia ra các giai đoạn công nghệ của sản phẩm đó. Sơ đồ 3 : Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Nguyên vật liệu Phân xưởng chế tạo hồ đổ rót Phân xưởng chế tạo khuôn Phân xưởng chế tạo men Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra Bộ phận đổ rót Bộ phận sấy Bộ phận kiểm tra và hoàn thiện mộc Bộ phận phun men Bộ phận nung Phân loại, đóng gói Nhập kho Sửa Bỏ Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Không đạt Không đạt Không đạt Có thể sửa Không thể Để xác định mức độ phức tạp của các sản phẩm, cán bộ định mức kết hợp với cán bộ kỹ thuật dựa trên những kinh nghiệm thực tế và yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm cũng như tiêu chuẩn chất lượng của nghành gốm sứ. Mức độ phức tạp thể hiện ở hệ số điều chỉnh (hệ số quy đổi). Hệ số quy đổi được xây dựng dựa trên việc lấy sản phẩm bệt là sản phẩm để qui đổi và sản phẩm này có hệ số bằng 1. Các sản phẩm khác được qui đổi dựa vào sản phẩm bệt theo các hệ số khác nhau. Hệ số này cán bộ định mức đưa ra không theo tiêu chuẩn của nghành mà do Công ty chọn để tương ứng với mức độ phức tạp trong qui trình sản xuất sản phẩm đó và cấp bậc công việc yêu cầu cũng như kế hoạch quỹ lương, kế hoạch sản xuất và phù hợp với Công ty. Bảng 5: Hệ số qui đổi và định biên lao động các bộ phận năm 2002 . Stt Bộ phận Hệ số Số lao động I II 1 2 3 III 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Quản lý Lao động phục vụ Bán hàng Bảo vệ Nhà ăn, vệ sinh CNCN Nguyên liệu Nghiền men Đổ rót Sờy mộc Kiểm tra mộc Phun men Dán chữ Lò nung KCS Kho thành phẩm Khuôn sản xuất Khuôn mẫu Cơ điện LĐ thời vụ 1 1 1.1 0.8 0.85 1 0.75 0.85 1 0.7 1 0.85 0.65 1 1.2 0.75 0.55 90 65 32 16 15 335 12 8 120 6 22 28 3 16 37 12 23 3 13 15 Nguồn : Phòng TCLĐ Bước 2 : Cán bộ định mức sẽ tiến hành bấm giờ hao phí thời gian sản xuất ra một sản phẩm của từng bộ phận và tính đơn giá sản phẩm cho từng bộ phận. Thực tế họ không thể xuống phân xưởng khảo sát từng sản phẩm một mà chỉ khảo sát hao phí thời gian của sản phẩm bệt còn các sản phẩm khác thì sử dụng phương pháp thống kê - kinh nghiệm để tính toán và đưa ra mức thời gian của các sản phẩm đó. Ví dụ : Với sản phẩm bệt VI1T, két VI15, xí xổm ST4 có thời gian hao phí và đơn giá sản phẩm như sau: Bảng 6: Định mức hao phí thời gian và đơn giá sản phẩm. STT Bộ phận / Sản phẩm Hao phí (h) Đơn giá sản phẩm 1 2 3 4 Nguyên liệu -Bệt VI1T -Két VI15 -Xí xổm ST4 Đổ rót -Bệt VI1T -Két VI15 -Xí xổm ST4 Nghiền men -Bệt VI1T -Két VI15 -Xí xổm ST4 Kiểm tra mộc -Bệt VI1T -Két VI15 -Xí xổm ST4 0.059 0.07 0.038 0.503 0.214 0.261 0037 0.033 0.022 0.102 0.057 0.031 285 đ/sản phẩm 335 đ/sản phẩm 184 đ/sản phẩm 2902 đ/sản phẩm 1235 đ/sản phẩm 1506 đ/sản phẩm 196 đ/sản phẩm 176 đ/sản phẩm 118 đ/sản phẩm 541 đ/sản phẩm 299 đ/sản phẩm 166 đ/sản phẩm Nguồn : Phòng TCLĐ Đơn giá sản phẩm được xây dựng dựa vào hao phí thời gian và giới hạn tiền lương tối đa mà Công ty đã qui định. Có việc qui định giới hạn tiền lương này là do Công ty sứ Thanh Trì là một doanh nghiệp Nhà nước chịu sự quản lý của Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng, do đó việc lập quĩ tiền lương và đơn giá tiền lương phải được Tổng Công ty xét duyệt. Như năm 2002 tổng quỹ tiền lương để tính đơn giá trong một tháng được phê duyệt là 732.458.280đ. Mà đơn giá sản phẩm chính là cơ sở để tính đơn giá tiền lương từ đó ảnh hưởng đến quỹ lương của Công ty. Nên đơn giá sản phẩm mà xây dựng quá cao thì sẽ làm cho quỹ lương quá lớn như vậy vi phạm qui định của Nhà nước. Sau khi có thời gian hao phí của cả loạt sản phẩm sẽ tính thời gian hao phí của một đơn vị sản phẩm (đổi ra giờ). Tiếp theo tính đơn giá một giờ cho một đơn vị sản phẩm = tiền lương tối đa qui định / 26 ´ 8 (số ngày làm việc theo qui định trong một tháng nhân với số giờ làm việc trong 1 ca). Tính đơn giá sản phẩm = thời gian hao phí /một đơn vị sản phẩm ´ đơn giá một giờ Ví dụ: Như bộ phận đổ rót qui định tiền lương bình quân của công nhân là 1.200.000đ/tháng. Đơn giá của sản phẩm bệt VI1T được tính như sau: Hao phí thời gian /đơn vị sản phẩm = 0.503 giờ. Đơn giá một giờ= 1200000/26 ´ 8 = 5769.2 đ/sản phẩm Đơn giá sản phẩm = 0.503 ´ 5769.2 = 2902 đ/sản phẩm Bước 3 : Định mức sản phẩm/ 1 ca làm việc dựa vào thời gian hao phí / 1 sản phẩm và thời gian ca làm việc . Định mức sản phẩm trong một ca = thời gian ca làm việc / hao phí thời gian sản xuất một sản phẩm. Ví dụ: Với bộ phận đổ rót ta có: Sản phẩm bệt VI1T : Hao phí thời gian = 0.503 ´ 60 = 30,18 phút/1đvsp Số sản phẩm /1 ca = 480 / 30,18 = 16 sản phẩm/ca. Bước 4: Lập kế hoạch sản phẩm năm, định biên lao động, kế hoạch quỹ lương, đơn giá tiền lương kế hoạch. Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh năm trước, các định mức kỹ thuật ban hành, lập kế hoạch sản phẩm năm nay, dựa vào đó định biên lao động cho các phân xưởng, bộ phận phòng ban. Xây dựng quỹ lương kế hoạch tháng gồm : Lương công nhân công nghệ, công nhân phục vụ, nhân viên quản lý (trừ phòng kinh doanh ), các khoản phụ cấp. Quy đổi sản lượng các loại sản phẩm theo kế hoạch về sản phẩm bệt qui đổi theo hệ số qui đổi . Bảng 7: Bảng hệ số qui đổi. STT Tên sản phẩm Hệ số qui đổi Số lượng qui đổi 1 2 3 4 5 Bệt :13700SP Két + nắp :11583SP Chậu :12500SP Chân :1916SP Sản phẩm khác:6916SP 1 0.65 0.75 0.5 0.55 13700 7529 9375 958 3803 Tổng 35.365SP bệt qui đổi Nguồn : Phòng TCLĐ. (Các số liệu trong bảng là số lượng sản phẩm sản xuất bình quân theo kế hoạch tháng năm 2002) Tổng quĩ lương Đơn giá tiền lương kế hoạch = Tổng sản phẩm bệt qui đổi Sau đó phân bổ đơn giá cho các sản phẩm dựa vào hệ số quy đổi . Tính đơn giá chi tiết cho từng loại sản phẩm dựa vào đơn giá vừa phân bổ . Đơn giá trả trực tiếp cho CBCNV (75% đơn giá kế hoạch ) Đơn giá tiền lương được sử dụng như sau: -60% đơn giá tiền lương cho công nhân công nghệ. -10% đơn giá tiền lương cho công nhân phục vụ. -30% đơn giá tiền lương cho quản lý. Đơn giá tiền lương kế hoạch: 732.458.280 / 35.365SP = 20.711 đ/sp bệt qui đổi. Đơn giá phân bổ cho các sản phẩm : STT Tên sản phẩm Đơn giá 1 2 3 4 5 Bệt Két + nắp Chậu Chân Sản phẩm khác 20.711 13.462 15.534 10.356 11.391 Bước 5.: Cán bộ định mức sẽ báo cáo lên lãnh đạo và trình Tổng Công ty về công tác xây dựng định mức để quyết định ký duyệt. Bước 6 : Đưa định mức có cả đơn giá tiền lương áp dụng thực hiện cho từng bộ phận, phân xưởng và các tổ, đội sản xuất. Qúa trình xây dựng định mức tại Công ty sứ Thanh Trì trước đây nổi lên một số ưu và nhược điểm sau: *Ưu điểm. -Với phương pháp xây dựng định mức này thì không tốn nhiều thời gian và công sức. -Đưa ra được các mức trong một thời gian ngắn nhất. *Nhược điểm. -Do chỉ sử dụng phương pháp ước lượng, hệ số qui đổi nên độ chính xác thời gian hao phí từng sản phẩm không cao. Một số sản phẩm thực tế thời gian hao phí chênh lệch nhau không nhiều nhưng trong bảng định mức thời gian Công ty đang áp dụng thì lại chênh lệch nhau rất lớn (sản phẩm xí xổm ST4 và ST8). -Việc sử dụng hệ số qui đổi không theo một tiêu chuẩn chung qui định mà do Công ty tự đưa ra . -Trong mức chưa tính rõ ràng từng loại thời gian hao phí như TCK, TNN, TTN, TPV, mà chỉ có thời gian hao phí chung của mỗi sản phẩm ở mỗi bộ phận, phân xưởng. Do đó, khó có thể tính đơn giá tình hình thực hiện mức của công nhân. Qua đó có biện pháp khắc phục những tồn tại trong sản xuất ảnh hưởng đến thực hiện mức của công nhân. -Xây dựng mức chưa đúng qui trình ĐMLĐ có căn cứ khoa học. Do đó định mức xây dựng được chưa phải là ĐMLĐ khoa học. Bởi lẽ, Công ty đang áp dụng các mức xây dựng bằng phương pháp thống kê kinh nghiệm. Mà định mức lao động theo thống kê kinh nghiệm là mức chỉ dựa vào tài liệu thống kê và kinh nghiệm của cán bộ chuyên môn, không tính đến điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể của sản xuất những yếu tố tâm sinh lý của người lao động. Kết quả là mức xác định được còn chứa nhiều yếu tố lạc hậu, hạn chế tăng năng suất lao động và hiệu quả quản lý nói chung. Mức xây dựng nên chỉ mang nặng về hình thức chưa phản ánh chính xác thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. -Mức xây dựng nên chỉ nhằm mục đích tính đơn giá tiền lương chứ việc quản lý mức chưa được thường xuyên, sâu sát nên việc thực hiện chưa hiệu quả. 3.Thực trạng tổ chức thực hiện ĐMLĐ tại Công ty sứ Thanh Trì Trong thời gian thực tập ở Công ty sứ Thanh Trì, em đã tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác định mức lao động. Vấn đề cốt lõi mà em chú ý quan tâm nhiều nhất là thực trạng thực hiện mức thời gian và mức sản lượng. Còn mức phục vụ và mức quản lý thì chỉ nêu lên một số giải pháp để hoàn thiện góp phần tạo điều kiện cho công tác thực hiện định mức tốt hơn. Nguyên nhân là do đây là một công ty Nhà nước nên mọi vấn đề liên quan đến nhân sự phải có chỉ tiêu tuyển dụng và còn do chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty. Hơn nữa thời gian và trình độ có hạn nên chưa hoàn thiện được hết các yếu tố ảnh hưởng đến công tác định mức tại Công ty. Thực trạng thực hiện các mức lao động khoa học ở Công ty sứ Thanh Trì mà điển hình là bộ phận đổ rót nổi lên một số vấn đề như sau: 3.1.Mức sản lượng: Do đặc điểm của bộ phận đổ rót là mỗi sản phẩm sẽ được lưu trong một khuôn nhưng mức sản lượng không phải là số khuôn đổ rót một ngày của một công nhân. Mà mức sản lượng phải là số lượng sản phẩm phải hoàn thành trong một ca nhưng phải đạt tiêu chuẩn chất lượng. Số sản phẩm để trả lương cho công nhân cũng chính là số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn này. Tuỳ theo trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật của từng công nhân mà tỷ lệ phế phẩm khác nhau. Để đánh giá việc thực công nhân có thực hiện đạt và vượt mức hay không ta phân tích thực trạng từ ba sản phẩm sau: Sản phẩm két VI15: *Định mức sản lượng: Mức sản lượng Công ty đang thực hiện cho toàn bộ sản phẩm két là : 5800 sản phẩm / 1tháng. Trong khi đó, đổ rót sản phẩm két có 6 công nhân, nên trung bình cứ mỗi công nhân trong một tháng (30 ngày) phải đổ rót được: Trung bình một ngày một công nhân phải đổ rót được: *Thực tế thực hiện: Thực tế một công nhân đổ rót két là 30 khuôn/ngày mà theo số liệu phòng kỹ thuật cung cấp thì đối với sản phẩm két tỷ lệ phế phẩm là 32% ị Tỷ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn là 68%. Do đó, nếu tính theo số khuôn thực tế thì số sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng trong một tháng của một công nhân đổ rót két là: 30sp ´ 30ngày ´ 68% = 612 sp/ 1 tháng. %hoàn thành định mức sản lượng thực tế là: Sản phẩm xí xổm ST4: *Định mức sản lượng: Mức sản lượng Công ty đang thực hiện cho toàn bộ sản phẩm xí xổm là : 3900 sản phẩm / 1tháng. Trong khi đó, đổ rót sản phẩm xí xổm có 5 công nhân, nên trung bình cứ mỗi công nhân trong một tháng (30 ngày) phải đổ rót được: Trung bình một ngày một công nhân phải đổ rót được: *Thực tế thực hiện: Thực tế một công nhân đổ rót xí xổm là 24 khuôn/ngày mà theo số liệu phòng kỹ thuật cung cấp thì đối với sản phẩm xí xổm tỷ lệ phế phẩm là 28% ị Tỷ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn là 72%. Do đó, nếu tính theo số khuôn thực tế thì số sản phẩm đạt tiêu c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docN0096.doc
Tài liệu liên quan