Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Nhựa Hà Nội

PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3

I. Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 3

1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 3

1.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất 3

1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 3

1.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm 5

1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm 5

1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 5

1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 7

1.4. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 8

II. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp 8

2.1. Đối tượng, trình tự và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 8

2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 8

2.1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 9

2.1.3. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất 10

2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 10

2.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 10

2.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 13

2.2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 14

2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ 18

2.3.1. Tài khoản sử dụng 18

2.3.2. Phương pháp hạch toán: 19

III. Hạch toán tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp 23

3.1. Đối tượng, trình tự và phương pháp tính giá thành 23

3.1.1. Đối tượng tính giá thành 23

3.1.2 Kỳ tình giá thành 24

3.1.3. Các phương pháp tính giá thành 24

3.2. Tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 26

3.3. Tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ 26

IV. Các hình thức sổ kế toán sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 27

4.1. Sổ kế toán 27

4.2. Nguyên tắc tổ chức sổ kế toán 28

4.3. Sổ kế toán sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 28

4.3.1. Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký sổ cái 29

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - Sổ cái 29

4.3.2. Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký chung 30

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung 31

4.3.3. Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ 31

4.3.4. Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký chứng từ: 33

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY NHỰA HÀ NỘI 42

I. Đặc điểm chung của Công ty nhựa Hà Nội 42

1.1. Lịch suwr hình thành và phát triển của Công ty nhựa Hà Nội 42

1.1.1. Lịch sử hình thành của Công ty Nhựa Hà Nội 42

1.1.2. Quá trình hoạt động và phát triển của Công ty Nhựa Hà Nội 42

1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty 43

1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty 43

1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty 43

1.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty 45

1.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 46

1.4.1. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu 46

1.4.2. Các thị trường chính của Công ty 46

1.4.3. Đặc điểm về công nghệ sản xuất của Công ty 46

1.4.4. Đặc điểm nguồn nhân lực 48

1.5 . Tổ chức công tác kế toán của Công ty Nhựa Hà Nội 50

1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty 50

1.5.2. Hình thức và phương pháp kế toán của Công ty 50

1.5.3. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong phòng kế toán của Công ty 52

II. Thực trạng hạch toán kế toán Chi phí sản xuất tại Công ty Nhựa Hà Nội 53

2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Nhựa Hà Nội 53

2.2. Công tác quản lý chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 54

2.2.1. Công tác quản lý chi phí sản xuất 54

2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất 54

2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 55

2.3.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 55

2.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 57

2.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 61

2.3.4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 63

2.4. Tổ chức công tác tính giá thành tại Công ty 67

2.4.1. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 67

2.4.2. Phương pháp tính giá thành 68

2.4.3. Kế toán giá thành sản phẩm 68

PHẦN III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY NHỰA HÀ NỘI 71

I. Một số nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Nhựa Hà Nội 71

II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Nhựa Hà Nội 73

2.1. Về nhân lực của phòng tài chính - kế toán 73

2.2.Về công tác tập hợp chi phí sản xuất 73

2.3. Về giá thành sản phẩm 74

2.4. Một vài ý kiến khác 74

KẾT LUẬN 76

NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY 77

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Nhựa Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m cấp khác nhau: Giá thành thực tế = Giá thành kế hoạch (định mức) x tỉ lệ đơn vị sản phẩm từng loại đơn vị sản phẩm từng loại (chi phí) 3.2. Tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Trong kỳ kế toán tiến hành tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất vào các tài khoản chi phí tương ứng: TK 621, TK 622, TK 627 Cuối kỳ, tập hợp và kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh sang tài khoản 154. Trên tài khoản 154 ta tiến hành xác định giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ sau khi đã xác định rõ giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Công thức: Tổng GTSP = Giá trị SPDD + Tổng CPSX phát - Giá trị SPDD hoàn thành trong kỳ đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ Và phản ánh tổng giá thành công xưởng thực tế sản phẩm hoàn thành vào bên nợ các tài khoản tương ứng: Nợ TK 155: Nhập kho thành phẩm Nợ TK 157: Hàng gửi bán Nợ TK 632: Tiêu thụ thẳng (không qua kho) Có TK 154: Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành 3.3. Tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ Giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ được tính toán trên TK631 "Giá thành sản xuất". Đầu kỳ, kế toán kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang kỳ trước trên TK 154 sang TK631. Nợ TK 631 : (chi tiết đối tượng) Có TK 154: (chi tiết đối tượng) Đồng thời, kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung sang tài khoản 631 "giá thành sản xuất". + Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nợ TK 631: (chi tiết đối tượng) Có TK 621: (chi tiết đối tượng) + Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 631 : (chi tiết đối tượng) Có TK 622 : (chi tiết đối tượng) + Kết chuyển chi phí sản xuất chung Nợ TK 631: (chi tiết đối tượng) Có TK 627: (chi tiết đối tượng) - Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí (nếu có) Nợ TK 111, 112, 138… Có TK 631 Đồng thời, kế toán tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang và kết chuyển trả lại bên nợ TK154. Nợ TK 154: (chi tiết đối tượng) Có TK 631: (chi tiết đối tượng) Căn cứ vào bảng (phiếu, thẻ) tính giá thành để tính giá thành sản phẩm hoàn thành và phản ánh vào TK632 "Giá vốn hàng bán" Nợ TK 632 Có TK 631 IV. Các hình thức sổ kế toán sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 4.1. Sổ kế toán Sổ kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp đối ứng tài khoản trên thực tế vận dụng. Nó là phương tiện vật chất cơ bản để hệ thống hoá các số liệu kế toán trên cơ sở chứng từ gốc và các tài liệu kế toán khác. Sổ kế toán có nhiều loại do yêu cầu quản lý, mỗi hình thức sổ khác nhau về: - Chức năng ghi chép của sổ - Hình thức và nội dung kết cấu - Phương pháp hạch toán và chỉ tiêu thông tin trên sổ kế toán - Cơ sở số liệu ghi chép vào sổ kế toán. 4.2. Nguyên tắc tổ chức sổ kế toán - Đảm bảo tính thống nhất giữa hệ thống tài khoản kế toán với việc xây dựng hệ thống sổ kế toán. - Kết cấu và nội dung ghi chép trên từng loại sổ (sổ nhật ký, sổ cái, sổ tổng hợp, sổ chi tiết) phài phù hợp với năng lực, trình độ tổ chức, quản lý nói chung và kế toán nói riêng. - Tổ chức hệ thống sổ kế toán phải đảm bảo tính khoa học, tiết kiệm và tiện lợi cho việc kiểm tra. - Mỗi đơn vị kế toán chỉ được mở một hệ thống sổ kế toán chính thức theo một trong các hình thức sổ nhất định (nhật ký - sổ cái, nhật ký chung, chứng từ, chứng từ - ghi sổ hay nhật ký chứng từ) Sổ quyển phải được đánh số trang và đóng dấu giáp lai giữa hai trang liền nhau. Cuối sổ phải có chữ ký của thủ trưởng đơn vị. - Bắt đầu một niên độ kế toán phải mở sổ kế toán mới. Cuối kỳ hoặc cuối niên độ kế toán phải tiến hành khóa sổ kế toán. Trong trường hợp cần thiết như: kiểm kê tài sản, kiểm toán, giải thể, sát nhập…. kế toán cũng phải tiến hành cộng sổ, tính số phát sinh, tính số dư cuối kỳ trên các tài khoản. - Việc ghi chép trên sổ kế toán phải đảm bảo rõ ràng, dễ đọc, phải ghi bằng mực tốt, không phai. Số liệu phản ánh trên sổ phải liên tục có hệ thống không được để cách dòng hoặc viết xen kẽ hay chồng lên nhau. Không được tẩy xoá, làm nhoè, làm mất sổ đã ghi. Nếu có sai sót phải chữa sổ theo phương pháp thích hợp. 4.3. Sổ kế toán sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Theo chế độ kế toán hiện hành thì hiện nay đang áp dụng 4 hình thức sổ kế toán cho các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế đó là: nhật ký sổ cái, nhật ký chung, chứng từ ghi sổ, nhật ký chứng từ. Mỗi đơn vị kế toán chỉ được mở 01 hệ thống sổ kế toán chính thức theo một trong 4 hình thức trên. Tùy theo hình thức sổ kế toán áp dụng mà doanh nghiệp phải mở những mẫu sổ gì và ghi chép như thế nào. 4.3.1. Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký sổ cái * Đặc điểm: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là nhật ký sổ cái. Căn cứ để ghi vào nhật ký sổ cái là các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc. * Sổ sách: Hình thức nhật ký sổ cái sử dụng các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký sổ cái. - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. * Trình tự ghi sổ. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - Sổ cái  Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ gốc Nhật ký - Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra * Điều kiện áp dụng - Doanh nghiệp có quy mô nhỏ, khối lượng nghiệp vụ phát sinh ít, doanh nghiệp sử dụng ít tài khoản. - Trình độ quản lý thấp, mô hình quản lý tập trung một cấp. - Trình độ kế toán thấp, cần ít lao động kế toán. 4.3.2. Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký chung * Đặc điểm: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào nhật ký mà trọng tâm là nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi số cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. * Sổ sách: Hình thức nhật ký chung sử dụng các loại sổ kế toán chủ yếu sau: - Sổ nhật ký chung. - Sổ nhật ký đặc biệt. - Sổ cái. - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. * Trình tự ghi sổ: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Chứng từ gốc Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký chung Sổ nhật ký đặc biệt Sổ cái * Điều kiện áp dụng: - Điều kiện kế toán thủ công + Quy mô hoạt động vừa, nhỏ. + Loại hình hoạt động đơn giản. + Điều kiện phân công lao động kế toán, yêu cầu phân công lao động kế toán - Điều kiện kế toán bằng máy: nhật ký chung phù hợp với mọi loại hình quy mô của đơn vị kế toán. 4.3.3. Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ * Đặc điểm: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. + Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và có chứng từ gốc đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. * Sổ sách Hình thức chứng từ ghi sổ sử dụng các loại sổ sau: - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. - Sổ cái. - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. * Điều kiện áp dụng: Thích hợp với mọi loại quy mô doanh nghiệp. Kết cấu sổ sách đơn giản, dễ ghi cho lên phù hợp với lao động kế toán thủ công và kế toán máy. * Trình tự ghi sổ: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sổ cái Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 4.3.4. Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký chứng từ: * Đặc điểm: - Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng nợ. - Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản). * Sổ sách: Hình thức nhật ký chứng từ sử dụng các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký chứng từ. - Bảng kê. - Bảng phân bổ. - Sổ cái. - Sổ, thẻ kế toán chi tiết. *Trình tự ghi sổ. Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Thẻ và sổ kế toán chi tiết Nhật ký chứng từ Bảng kê Sổ cái * Điều kiện áp dụng: - Doanh nghiệp có quy mô lớn, loại hình kinh doanh phức tạp. - Doanh nghiệp có trình độ quản lý, trình độ kế toán cao. - Doanh nghiệp thực hiện kế toán thủ công và kế toán máy. * Trích dẫn một số mẫu sổ kế toán trong hình thức nhật ký chứng từ sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Bảng phân bổ số 1: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội TT Ghi Có TK Ghi Nợ TK TK334 - Phải trả công nhân viên TK 338 - Phải trả, phải nộp khác TK 335 CP phải trả Tổng cộng Lương Các khoản phụ khác Các khoản khác Cộng có TK 334 Kinh phí công đoàn (3382) Bảo hiểm xã hội (3383) Bảo hiểm y tế (3384) Cộng Có TK 338 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TK 622 - CP NCTT ......... TK 627 - CPSX chung .......... TK 641 - CP bán hàng TK 642 - CP QLDN TK 242 - CP trả trước. TK335 - CP phải trả. TK 241 - XDCB dở dang. TK 334 - Phả trả CNV. TK338 - Phải trả, PN khác ......... Cộng Bảng phân bổ số 2: Bảng phân bổ Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ TT Ghi Có TK Ghi Nợ TK TK 152 - Nguyên vật liệu TK 153 - CCDC Hạch toán Thực tế Hạch toán Thực tế 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6 7 8 9 TK 621 - CP NVL TT ......... TK 627 - CPSX chung .......... TK 154 - CPSXKD DD TK 641 - CP bán hàng TK 642 - CP QLDN TK 242 - CP trả trước. TK335 - CP phải trả. TK 241 - XDCB dở dang. ......... Cộng Bảng phân bổ số 3: Bảng tính và phân bổ khấu hao Số TT Chỉ tiêu Tỷ lệ khấu hao (%) hoặc thời gian sử dụng Nơi sử dụng Toàn DN TK 627 - CPSX chung TK 641 - CP bán hàng TK 642- CPQLDN TK 241 - XDCBDD TK 242- CP trả trước TK 335 - CP phải trả PX (SP) ....... Nguyên giá TSCĐ Số khấu hao 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 I- Số KH đã trích tháng trước II-Số KHTSCĐ tăng trong tháng ............... III-Số KHTSCĐ giảm trong tháng ........... IV-Số KH phải trích tháng này ............. Bảng kê số 4: Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng dùng cho các tài khoản 154, 631, 621, 622, 627. TT TK ghi có TKghi nợ 152 153 154 214 241 242 334 335 338 611 621 622 627 631 Các TK phản ánh ở các NKCT khác Công CP thực tế PS trong tháng NKCT số 1 .. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 2 3 4 TK 154 hoặc TK631 ......... TK 621-CPNVL TT ........... TK 622 - CPNC TT .......... TK 627 - CPSX chung ............ Cộng Bảng kê số 5 Tập hợp chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp TT TK ghi có TKghi nợ 152 153 154 214 241 242 334 335 338 611 621 622 627 631 Các TK phản ánh ở các NKCT khác Công CP thực tế PS trong tháng NKCT số 1 .. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 1 2 3 4 5 6 TK 2411-Mua sắm TKCĐ TK 2412-XDCB Hạng mục ............ TK 2413-Sửa chữa lớn TSCĐ TK 641 6411 6412 ........ TK 642 6421 6422 ........ Cộng Bảng kê số 6 Tập hợp chi phí trả trước, chi phí phải trả Số TT Diễn giải Số dư đầu tháng Ghi nợ TK..., ghi Có các TK... Ghi có TK ..., ghi Nợ các TK... Số dư cuối tháng Nợ Có ....... Cộng Nợ ..... Cộng Có Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Cộng Nhật ký chứng từ số 7: Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh toàn doanh nghiệp. TT TK ghi có TKghi nợ 152 153 154 214 241 242 334 335 338 611 621 622 627 631 Các TK phản ánh ở các NKCT khác Công CP thực tế PS trong tháng NKCT số 1 .. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 1 2 3 4 5 6 7 TK 154 TK 631 TK..... TK 621 TK 622 TK 627 TK...... Cộng A 8 9 10 11 TK 152 TK.... TK 632 TK ..... Cộng B Cộng A + B Phần II: Chi phí sản xuất kinh doanh tính theo yếu tố Số TT Tên TK Yếu tố chi phí SXKD LCNB không tính vào CPSXKD Tổng cộng chi phí NVL NL, động lực Lương và các khoản phụ cấp BHXH, BHYT, KPCĐ Chi phí KHTSCĐ CPDV mua ngoài CP bằng tiền khác Cộng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 TK 154 TK 631 TK.... TK 621 TK 622 TK 627 TK..... Cộng trong tháng Lũy kế từ đầu năm PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY NHỰA HÀ NỘI I. Đặc điểm chung của Công ty nhựa Hà Nội 1.1. Lịch suwr hình thành và phát triển của Công ty nhựa Hà Nội 1.1.1. Lịch sử hình thành của Công ty Nhựa Hà Nội Công ty Nhựa Hà Nội trực thuộc Sở công nghiệp Hà Nội, đặt tại 27 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tiền thân của Công ty là Xí nghiệp Nhựa Lợi Thành ra đời vào tháng 10 năm 1959. Năm 1972, theo quyết định số 126/UBCN ngày 24/1/1972 của UBND thành phố Hà Nội đổi tên thành Xí nghiệp Nhựa Hà Nội. Năm 1993, Xí nghiệp Nhựa Hà Nội một lần nữa lại đổi tên thành Công ty Nhựa Hà Nội theo quyết định số 2977/QĐ-UB ngày 10/8/1993 của UBND thành phố Hà Nội và tiếp tục được duy trì cho đến ngày nay, đó là tên gọi và cũng là tên giao dịch của Công ty. 1.1.2. Quá trình hoạt động và phát triển của Công ty Nhựa Hà Nội Công ty Nhựa Hà Nội là một Doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, tự chủ về mặt tài chính, có con dấu riêng, có tài khoản tại Ngân hàng. Khi mới thành lập Công ty chuyên sản xuất gia công các loại sản phẩm bằng nhựa phục vụ cho người tiêu dùng và xuất khẩu. Nhưng do cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, trình độ công nhân còn thấp, không có kỹ sư chuyên ngành, chủng loại sản phẩm ít... do đó Công ty vấp phải rất nhiều khó khăn. Trải qua nhiều năm phấn đấu lao động và trưởng thành liên tục, cho đến nay Công ty đã có hơn 200 cán bộ công nhân viên với tay nghề cao. Công ty đã trang bị cho mình một hệ thống máy móc tiên tiến, hiện đại đáp ứng yêu cầu sản xuất những mặt hàng cao cấp phục vụ cho những hãng sản xuất xe đạp, xe máy, các đồ nội thất cao cấp và đáp ứng được cả những yêu cầu của những khách hàng khó tính nhất. Ngày nay Công ty Nhựa Hà Nội được coi là một trong những con chim đầu đàn của ngành chế phẩm nhựa, có uy tín và chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Các chỉ tiêu phản ánh quá trình phát triển của Doanh nghiệp ĐVT: ĐỒNG STT Các chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 1 Tổng tài sản 30.155.580.782 43.072.982.314 2 Nguồn vốn kinh doanh 5.329.786.905 19.734.799.875 3 Tổng doanh thu chưa thuế 33.176.000.000 40.000.000.000 4 Tổng giá vốn hàng bán 29.245.460.000 33.155.458.000 5 Lợi nhuận trước thuế 3.930.540.000 6.844.541.900 6 Lợi nhuận sau thuế 2.672.767.852 4.654.288.497 7. Tổng số lao động (người) 230 230 8. Thu nhập bình quân 12.552.000 15.600.000 1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty - Xây dựng và thực hiện kế hoạch của Công ty, không ngừng nâng cao hiệu quả sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh đáp ứng ngày càng nhiều hàng hoá cho thị trường, tự bù đắp chi phí, trang trải các khoản nợ và làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước trên cơ sở vận dụng năng lực sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - Thực hiện phân phối theo lao động và công bằng xã hội, tổ chức chăm lo đời sống công nhân viên trong Doanh nghiệp. - Mở rộng liên doanh, liên kết với các cơ sở kinh tế trong và ngoài quốc doanh, tăng cường hợp tác kinh tế với nước ngoài, phát huy vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc dân, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. - Bảo vệ Công ty, bảo vệ môi trường, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng tuân thủ pháp luật, hạch toán báo cáo trung thực, không ngừng bổ sung đổi mới phát triển hoàn thiện tổ chức sản xuất, đưa thu nhập Công ty tăng lên... 1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty 1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty - Giám đốc: là ngưòi có quyền cao nhất, chỉ đạo mọi hoạt động của Công ty, đồng thời chịu trách nhiệm trước Nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phó giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc, có nhiệm vụ tư vấn cho Giám đốc, phụ trách kỹ thuật sản xuất của Công ty và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc mà mình điều hành, giám sát. - Phòng kỹ thuật cơ điện: có nhiệm vụ tính toán và đưa ra các định mức kỹ thuật về vật tư, lao động. Trực thuộc phòng kỹ thuật cơ điện còn có phòng máy tính có nhiệm vụ khai thác kỹ thuật của máy tính vào ứng dụng trong công tác quản lý. - Phòng kỹ thuật công nghệ: có nhiệm vụ nghiên cứu và đưa ra các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất, xây dựng các quy trình công nghệ cho sản xuất sản phẩm, tham gia vào việc nâng cao bậc tay nghề cho công nhân và đào tạo lại trình độ công nhân cùng với phòng tổ chức hành chính. - Phòng tiêu chuẩn đo lường chất lượng: có nhiệm vụ xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, sau đó căn cứ vào các tiêu chuẩn kỹ thuật đã xây dựng mà xem xét, kiểm tra chất lượng sản phẩm có đạt được các tiêu chuẩn cần thiết đó hay không. - Phòng thí nghiệm: là phòng nghiên cứu, chế thử sản phẩm mới đưa vào sản xuất và định mức kinh tế kỹ thuật, giám định chất lượng sản phẩm. - Phòng kế hoạch sản xuất: lập kế hoạch sản xuất, điều phối sản xuất, khai thác nguồn và thu mua vật tư cho sản xuất, lên kế hoạch sản phẩm, thiết bị vật tư lao động và thời gian trình Giám đốc cho thực hiện kiểm tra theo dõi tiến độ kế hoạch và chất lượng hợp đồng đã ký. Xây dựng kế hoạch hàng ngày, tháng, quý, năm... giúp Giám đốc theo dõi quá trình sản xuất và phụ trách công tác hợp đồng giữa Công ty với các đơn vị khác. - Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp lại lao động trong toàn Công ty. Đảm bảo chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ chính sách xã hội cho cán bộ nhân viên theo đúng quy định của Nhà nước, tổ chức nâng cao tay nghề, nâng cao bậc lương, giải quyết các chế độ về hưu, mất sức...theo nguyện vọng của công nhân và theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước. Ngoài ra phòng này còn có bộ phận y tế có nhiệm vụ kiểm tra sức khoẻ cho toàn bộ công nhân viên chức của Công ty và giải quyết các tai nạn lao động. - Phòng kế toán: quản lý tiền mặt, vốn và các chi phí sản xuất của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc thực hiện chế độ hạch toán kế toán, chi trả lương cho cán bộ công nhân viên. Kiểm tra theo dõi và giám sát thường xuyên các khoản thu chi của Công ty, tăng cường công tác quản lý vốn, hạch toán lỗ lãi, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn để bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. Thông qua việc quản lý nguồn tài chính giúp Giám đốc nắm bắt được toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, phân tích hoạt động kinh tế hàng tháng để chủ động trong sản xuất kinh doanh. Quan hệ giao dịch với khách hàng, cơ quan tài chính chủ quản của cấp trên để thực hiện các yêu cầu chỉ đạo báo cáo định kỳ, đảm bảo nghiêm chỉnh theo pháp luật và các quy định của cơ quan chức năng. Phòng bảo vệ: bảo vệ an toàn Công ty, giữ gìn an ninh chính trị, kinh tế và an toàn phòng cháy chữa cháy và các an toàn khác. 1.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Giám đốc Phó giám đốc phụ trách hành chính Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật Phòng hành chính Phòng tổ chức tiền lương Phòng bảo vệ Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch Phòng Marke ting Phòng kỹ thuật công nghệ Phòng kỹ thuật cơ điện Phòng KCS Phòng thí nghiệm Phân xưởng lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm Phân xưởng nhựa 1 Phân xưởng nhựa 2 Phân xưởng cơ khí Phân xưởng tiền xử lý nguyên liệu Như vậy với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng và tuân theo chế độ một thủ trưởng tương đối chặt chẽ như vậy Công ty đã đáp ứng được nhu cầu đặt ra của sản xuất kinh doanh. 1.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 1.4.1. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu Các sản phẩm chính của Công ty Nhựa Hà Nội gồm có: - Đồ nhựa gia dụng: dép, xô - Chai dầu phanh, lọ nhựa các loại - Vỏ Starte - Đồ nội thất nhà tắm: khung, te, trục gương... - Chi tiết xe đạp: hộp xích, cài vành... - Chi tiết xe máy: nắp hộp xích, mặt đồng hồ... 1.4.2. Các thị trường chính của Công ty Các sản phẩm của Công ty được tiêu thụ chính ở thị trường trong nước, phục vụ chủ yếu cho các Công ty trong nước và thị trường tiêu dùng. Ngoài ra Công ty đã và đang thực hiện các hợp đồng với một số Công ty liên doanh nước ngoài: Công ty Honda Việt Nam, Công ty Liên doanh Sứ Phú Mỹ, Công ty thương mại Châu á, Công ty Kim khí Thăng Long, Vilacera, Hashimoto... đặc biệt Công ty đang sản xuất chi tiết sản phẩm cho Công ty Vilacera và từ năm 1999 Công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng gia công xuất khẩu các chi tiết phụ kiện đường ống tiêu chuẩn Nhật Bản bằng nhựa PVC Companna. 1.4.3. Đặc điểm về công nghệ sản xuất của Công ty Từ những khuôn mẫu có sẵn Công ty sản xuất ra những sản phẩm từ nguyên vật liệu ban đầu. Mà nguyên vật liệu của Công ty rất da dạng theo sự đa dạng ban đầu của sản phẩm, chủ yếu là hạt PVC, PE, ABS... Các sản phẩm phải được trải qua công đoạn hoàn thiện, chỉnh sửa mới đưa vào nhập kho. Cơ cấu sản xuất này đã tạo điều kiện cho Công ty dễ dàng vận động thích nghi với những thành đổi của thị trường. Hơn nữa do các khuôn mẫu sản xuất được tạo ra cho mỗi đơn đặt hàng, nên sản phẩm của Công ty luôn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về quy cách, mẫu mã, kích thước. Điều này đã giúp cho mối quan hệ kinh doanh giữa Công ty với khách hàng sẽ được bền lâu, vững chắc. Đồng thời cơ cấu sản xuất này cũng đã giảm bớt các khâu trung gian không cần thiết, từ đó hạ được giá thành sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Quy trình sản xuất sản phẩm bằng hạt PP-PE-PS-ABS: Từ nguyên liệu là các hạt PP-PE-PS-ABS nhập ngoại được đưa vào Công ty sau đó được pha chế, trộn mẫu theo mẫu đặt hàng của khách sau đó được đưa vào máy đã có khuôn sẵn, máy tự động ép phun nhựa đã pha trộn vào khuôn. Sau đó bán thành phẩm được lấy ra, sửa ba-via tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh và nhập kho sau khi đã gom lại cuối ngày. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm từ hạt nhựa PP-PE-PS-ABS: Hạt PP-PE- PS-ABS Pha chế trộn theo mẫu Máy ép phun nhựa Bán thành phẩm Sửa ba via Gom lại, phân loại nhập kho Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm từ hạt nhựa PP-PE-PS-ABS: Riêng đối với sản phẩm nhựa làm từ bột PVC phức tạp hơn các sản phẩm làm từ hạt PP-PE-PS-ABS ở chỗ muốn tạo ra hạt PVC phải trải qua một số bước: Từ bột nhựa PVC sau đó trộn với dầu hoá dẻo DOP theo tỷ lệ rồi đưa vào máy khuấy trộn với phụ gia tạo ra hạt nhựa PVC, sau đó từ hạt nhựa PVC tạo ra các sản phẩm. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất từ bột PVC Bột nhựa PVC&đầu hoá dẻo DOP Khuấy trộn phụ gia Máy tạo hạt nhựa Máy ép nhựa Bán thành phẩm Sửa ba via Thành phẩm Gom lại, phân loại nhập kho Quy trình Quy trình sản xuất dép nhựa (dép HT) Bột PVC & Dầu DOP Khuấy trộn Tạo hạt, cắt hạt Đế dép Quai dép Lồng quai Sửa quai, dán khoá OTK Nhập kho thành phẩm 1.4.4. Đặc điểm nguồn nhân lực Để phân tích và đánh giá được tình hình tổ chức lao động của Công ty một cách khách quan và chính xác ta cần phải nghiên cứu các số liệu cụ thể về tổng số lao động và cơ cấu lao động của Công ty: Bảng tổng số lao động và cơ cấu lao động từ năm 1999 đến năm 2003: Chỉ tiêu Năm 1999 2000 2001 2002 2003 Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Tổng số người LĐ 228 100 219 100 230 100 230 100 230 100 1. Theo cơ cấu LĐ - LĐ trực tiếp 158 69,3 148 67,6 157 68,3 157 68,3 157 68,3 - LĐ gián tiếp 70 30,7 71 32,4 73 31,7 73 31,7 73 31,7 2. Theo giới tính - Nam 145 63,6 138 63,0 149 64,8 149 64,8 149 64,8 -Nữ 83 36,4 81 37,0 81 35,2 81 35,2 81 35,2 3. Theo lứa tuổi - ³ 46 tuổi 48 21,1 41 8,7 45 19,6 45 19,6 45 19,6 - 31- 45 tuổi 124 54,4 119 54,4 112 53,1 112 53,1 112 53,1 - [ 30 tuổi 56 24,5 59 26,9 63 27,3 63 27,3 63 27,3 4. Theo trình độ - ĐH 25 10,9 24 10,9 27 11,7 27 11,7 27 11,7 - Trung cấp 10 4,4 8 3,7 11 4,8 11 4,8 11 4,8 - Đào tạo tay nghề 193 84,7 187 85,4 192 83,5 192 83,5 192 83,5 Số lao động này của Công ty phân phối đều khắp từ bộ phận quản lý, các phòng ban đến các phân xưởng, với kinh nghiệm quý báu của mình họ đã giúp đỡ Công ty rất nhiều trong sản xuất kinh doanh. Mọi cán bộ công nhân viên trong Công ty đều làm việc 8h/ngày và 48h/tuần. Mỗi năm họ đều được nghỉ ngày phép, ngày lễ tết theo đúng quy định của Nhà nước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBKT1142.doc
Tài liệu liên quan