Trong thập niên đổi mới vùa qua, nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên sự tồn tại và đan xen nhiều hình thức sở hữu đã bước đầu khơi dậy những nguồn lực của đất nước, tạo nên sự năng động trong hoạt động kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển vớ nhịp độ tương đối cao. Vì thế đòi hỏi doanh nghiệp phải phối hợp được đồng bộ nhiều biện pháp quản lý, trong đó quản lý tốt nguyên vật liệu là một trong những điều kiện góp phần vào thành công trong sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.Công ty Cổ Phần Thương Mại và Cơ Khí CNC Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó hơn bao giờ hết.
77 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần thương mại và cơ khí CNC Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
133: Thuế GTGT theo hóa đơn (nếu có)
Nợ TK 138 (1381): Trị giá hàng thiếu (chưa có thuế GTGT)
Có TK 331: Tổng giá thanh toán theo hóa đơn
Khi sử lý căn cứ vào các trường hợp sau:
Nếu người bán giao tiếp hàng thiếu:
Nợ TK 152: Số thiếu do người bán giao
Có TK 138 (1381): Xử lý số thiếu
Có TK 133 (1331): Thuế GTGT số hàng thiếu
Nếu người bán không còn hàng:
Nợ TK 331: Ghi giảm số tiền trả cho người bán
Có TK 138 (1381): Xử lý do thiếu
Có TK 133 (1331): Thuế GTGT số hàng thiếu
Nếu cá nhân làm mất phải bồi thường
Nợ TK 138 (1388), 334, 111: Cá nhân làm mất phải bồi thường
Có TK 138 (1381): Xử lý hàng thiếu
Có TK 133 (1331): Thuế GTGT của hàng thiếu
Nếu số thiếu không xác định được nguyên nhân:
Nợ TK 632: Số thiếu không rõ nguyên nhân
Có TK 138 (1381): Xử lý số thiếu
TH: kém phẩm chất, sai quy cách
Nợ TK 331, 111, 112: Tổng giá thanh toán
Có TK 152: Số được giảm hoặc trả lại
Có TK 133 (1331): Thuế GTGT được giảm trừ
2.1.2. Nhập kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tự chế hoặc thuê ngoài gia công chế biến:
Nợ TK 152: Theo giá thành thực tế
Có TK 154: Giá thực tế nguyên liệu tự sản xuất hoặc thuê ngoài gia công
2.1.3. Tăng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ do nhận góp vốn liên doanh:
Nợ TK 152: Theo giá thành thực tế
Có TK 154: Giá thực tế
2.1.4. Tăng vật liệu do được viện trợ, biếu tặng:
Nợ Tk 152: Giá trị hợp lý ban đầu
Có TK 711: Giá trị hợp lý ban đầu
2.1.5. Tăng vật liệu do thu hồi vốn liên doanh, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát:
Nợ TK 152: Giá trị thu hồi
Nợ TK 635: Chi phí tài chính (số vốn không thu hồi được)
Có TK 128, 222, 223, 228: Số vốn góp
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (giá trị thu hồi vượt quá số vốn góp)
2.1.6 Tăng do sản xuất không dùng hết hoặc phế liệu thu hồi:
Nợ TK 152, 153:
Có TK 621, 627, 642, 711, 154:
2.2. Phương pháp kế toán giảm nguyên vật liệu
2.2.1. Xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh
Nợ TK 621, 623, 627, 641, 642, 241
Có TK 152: Giá trị nguyên vật liệu thực tế xuất dùng
2.2.2. Xuất nguyên vật liệu tự chế biến hoặc thuê ngoài gia công chế biến:
Nợ TK 154:
Có TK 152:
2.2.3. Xuất nguyên vật liệu đưa đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát:
- Khi xuất kho nguyên vật liệu đưa ra góp vốn liên doanh:
Nợ TK 222: Theo giá đánh giá lại
Nợ TK 811: Chi phí khác (chênh lệch đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ)
Có TK 152: Giá trị ghi sổ
Có TK 711: Thu nhập khác (chênh lệch giữa giá được đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ tương ứng với phần lợi ích của các bên trong liên doanh)
Có TK 3387: Doanh thu chư thực hiện (chênh lệch đánh giá lại lại lớn hơn giá trị ghi sổ tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh)
- Khi cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bán thành phẩm sản xuất bằng nguyên liệu, vật liệu góp vốn hoặc bán số nguyên vật liệu đó cho bên thứ 3 độc lập, bên góp vốn liên doanh kết chuyển phần doanh thu chưa thực hiện vào thu nhập khác.
Nợ Tk 338 (3387): Doanh thu chưa thực hiện)
Có TK 711: Thu nhập khác
2.2.4. Xuất vật liệu góp vốn vào công ty liên kết hoặc đầu tư ngắn hạn bằng vật liệu.
Nợ TK 128, 223: Giá đánh giá lại
Nợ TK 811: Chi phí khác (chênh lệch đánh giá lại nhỏ hơn giá trọ ghi sổ)
Có TK 152: Theo giá ghi sổ
Có TK 711: Thu nhập khác (chênh lệch đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ)
2.2.5. Xuất vật liệu cho hoạt đông đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sửa chữa lớn TSCĐ
Nợ TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang
Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
2.2.6. Xuất vật liêu cho vay tạm thời
Nợ TK 138 (1388): Cá nhân, tập thể vay tạm thời
Nợ TK 136 (1368): Cho vay nội bộ tạm thời
Có TK152: Giá vật liệu cho vay thực tế
2.2.7. Xuất kho vật liệu bán, trả lương, trả thưởng, tặng (theo giá thực tế)
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 152: Giá nguyên liệu, vật liệu
2.2.8. Kiểm kê phát hiện thiếu
- Do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ phải tiến hành ghi bổ xung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán.
- Nếu giá trị nguyên vật liệu hao hụt nằm trong phạm vi hao hụt cho phép:
Nợ TK 623:
Có TK 152:
- Nếu số hao hụt mất mát chưa xác định rõ nguyên nhânphải chờ sử lý căn cứ vào giá trị hao hụt ghi:
Nợ TK 138 (1381): Tài sản thiếu chờ sử lý
Có TK 152:
- Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định ghi:
Nợ TK 111: Người phạm lỗi nộp tiền
Nợ TK 138 (1388):
Nợ TK 334: Khấu trừ vào lương
Nợ TK 632: Phần giá trị hao hụt mất mát còn lại tính vào giá vốn hàng bán
Có TK 138 (1381): Tài sản thiếu chưa xác định được nguyên nhân
2.2.9. Đánh giá giảm nguyên vật liệu theo quyết định của Nhà nước hoặc định giá khi cổ phần hóa doanh nghiệp.
Nợ TK 421: Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có TK 152:
Kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên được biểu diễn qua sơ đồ sau:
Sơ đồ kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên
TK 152
(1) SDĐK.xxx
TK111,112,141,331...
TK133
(2a)
(2b)
TK333
(3)
TK411,711
TK128,222
(4)
(5)
TK154
(6)
(7)
TK338(3381)
TK138(1381)
(14)
(13)
Tk128,222
TK154
(12)
TK632,157
(11)
TK627,641,542,241
(10)
TK621
(9)
TK412
(8)
TK421
(13a)
(13b)
TK421
(15)
SDCK.xxx
TK
1511
Giải thích:
(1): Nhập kho hàng mua đi đường kỳ trước
(2a): Nhập kho vật liệu mua ngoài trong trường hợp hàng và hoá đơn cùng về doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
(2b): Nhập kho vật liệu mua ngoài trong trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Nếu hàng về mà hoá đơn chưa về kế toán sẽ ghi sổ theo giá tạm tính khi hoá đơn về kế toán điều chỉnh giá tạm tính ghi trên hoá đơn.
(3): Thuế nhập khẩu và các khoản nộp nhà nước.
(4): Nhận góp vón liên doanh, được cấp phát, quyên tặng của tổ chức, cá nhân khác.
(5): Nhập kho vật liệu tự ché biến hoặc thuê ngoài gia công chế biến
(6): Thu hồi vốn góp liên doanh.
(7): Kiểm nghiệm phát hiện vật liệu thừa chờ xử lý.
(8): Chênh lệch tăng do đánh giá lại vật liệu.
(9): Xuất kho vật liệu dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm.
(10): Xuất kho vật liệu dùng phục vụ sản xuất , bán hàng, quản lý doanh nghiệp, xây dựng cơ bản.
(11): Xuất kho vật liệu bán trực tiếp hoặc bán đại lý
(12): Xuất kho vật liệu tự chế biến hoặc gia công ngoài chế biến
(13a): Xuất kho vật liệu góp vốn liên doanh với đơn vị khác, nếu giá trị vốn góp nhỏ hơn giá trị thực tế xuất kho.
(13b): Xuất kho vật liệu góp vốn liên doanh với đơn vị khác, nếu giá trị vốn góp lớn hơn giá trị thực tế xuất kho.
(14): Phát hiện vật liệu thiéu khi kiểm kê chờ xử lý
(15): Chênh lệch giảm giá khi đánh giá lại vật liệu.
Trình tự kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ được biểu diễn qua sơ đồ sau:
Sơ đồ kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ
TK151, 152, 153...
TK 611
(1)
TK111,112,141,331.
TK133
(2a)
(2b)
TK333
(3)
TK411,711
TK412
(4)
(5)
TK412
(11)
(10)
Tk111,138,334
TK632
(9)
TK621,627,641,642
(8)
TK111,112,138,331
(7)
TK151,152,153...
(6)
Giải thích
(1): Kết chuyển trị giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ
(2a): Mua nguyên vật liệu trong trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
(2b): Mua nguyên vật liệu trong trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
(3): Thuế nhập khẩu và các khoản phải nộp nhà nước
(4): Giá trị vật liệu do nhận vốn góp liên doanh, cấp phát, biếu tặng...
(5): Chênh lệch tăng do đánh giá lại nguyên vật liệu
(6): Kết chuyển giá trị thực tế tồn cuối kỳ
(7): Giá trị hàng mua trả lại do không đúng hợp đồng, hoặc chiết khấu mua hàng được hưởng
(8): Cuối kỳ kết chuyển vật tư, hàng hoá cho xuất dùng sản xuất kinh doanh
(9): Xuất nguyên vật liệu đem bán
(10): Giá trị nguyên vật liệu thiếu hụt mất mát, và biên bản quyết định xử lý
(11): Chên lệch giảm cho đánh giá lại
Chương 2: Thực trạng kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty cổ Phần Thương Mại và Cơ Khí CNC Việt Nam
I. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ Phần Thương Mại và Cơ Khí CNC Việt Nam
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ Phần Thương Mại và Cơ Khí CNC Việt Nam
Công ty Cổ Phần Thương Mại và Cơ Khí CNC Việt Nam là một công ty cổ phần được thành lập ngày 10 tháng 5 năm 2001 theo giấy phép kinh doanh số 0103015619 ngày 10 tháng 5 năm 2001 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp.
Đơn vị đóng tại: Vĩnh Quỳnh - Thanh Trì - Hà Nội. Khi mới thành lập công ty chỉ có 38 người, lực lượng công nhân ít ỏi, đội ngũ cán bộ tay nghề còn non yếu cộng thêm điều kiện làm việc thiếu thốn, cơ sở vật chất thô sơ nên ngành nghề kinh doanh cũng rất hiếm. Lúc này doanh nghiệp chủ yếu đầu tư vào xây dựng nhà xưởng, đồng thời có tham gia hoạt động kinh doanh thương mại nhưng với giá trị nhỏ. Cho tới năm 2004, một bước biến chuyển mới thay đổi bộ mặt của công ty đó là: Công ty đã đưa vào hoạt động một số cửa hàng, nhà xưởng tạo điều kiện tăng doanh thu như: cửa hàng kinh doanh xăng dầu, nhà xưởng mạ nhúng kẽm nóng, nhà trưng bày ô tô cho tới nay đang phát triển.
Năm 2004, doanh nghiệp đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất thép hình giá 9 tỉ đồng, với công xuất mỗi năm là 30.000 tấn. Bên cạnh đó công ty còn xây dựng 600m2 nhà văn phòng.
Công ty Cổ Phần Thương Mại và Cơ Khí CNC Việt Nam luôn quan tâm đến công nhân viên, đến nhu cầu của khách hàng và không ngừng củng cố mở rộng thị trường thị trường tiêu thụ với phương châm “ chất lượng tạo thịnh vượng”.
*Cơ sở vật chất kỹ thuật
Dù thời gian Công ty có mặt trên thương trường mới được gần 8 năm nhưng tổ chức bộ máy quản lý của công ty cũng rất ổn định và chặt chẽ: với một giám đốc, 3 phó giám đốc và các phòng ban như phòng kế toán, phòng kỹ thuật, phòng hành chính, phòng cơ điện – KCS... đã giúp doanh nghiệp luôn đứng vững trên thị trường.
Công nhân của công ty có 106 người với mức lương bình quân từ 1.500.000 – 2.200.000/người/tháng. Hầu hết đều được đào tạo từ trình độ: Tốt nghiệp phổ thông trung học, trung cấp, cao đẳng đến đại học. Họ đều làm việc tốt và lành nghề.
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng rất cần vốn – nhu cầu vốn là không thể thiếu và vô cùng quan trọng.
Có thể nói vốn là yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Công ty càng phát triển về quy mô và phạm vi hoạt động, các cơ hội của thị trường, các hấp dẫn thì nhu cầu tăng vốn cho cơ sở đầu tư vật chất, trang thiết bị kỹ thuật càng cần thiết. Ngoài vốn chủ sở hữu, vay huy động của cán bộ công nhân viên trong công ty, các doanh nghiệp bạn và nguồn vốn vay ngân hàng. Công ty mở các tài khoản tiền Việt Nam, tiền ngoại tệ tại các ngân hàng giao dịch:
Ngân hàng công thương Thanh Trì
Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Trì
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Trì
Trong nền kinh tế thị trường nhiều biến động như hiện nay, tuân theo quy luật mạnh được yếu thua nên công ty cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên trong những năm gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn luôn được duy trì ổn định.
Quá trình hoạt động và phát triển của công ty luôn đảm bảo ổn định và tăng trưởng. Công ty thực hiện tốt nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước và các chế độ đối với người lao động.
Điều này được thể hiện rõ qua các chỉ tiêu về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong hai năm 2005, 2006 như sau:
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu
2005
2006
1. Doanh thu thuần
1.580.556.121
2.367.048.076
2. Lợi nhuận gộp
399.929.089
477.002.866
3. Chi phí quản lý
80.804.905
85.924.326
4. Lợi nhuận trước thuế
208.891.816
301.339.021
5. Lợi nhuận sau thuế
150.402.107
216.964.095
2. Quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Thương Mại và Cơ Khí CNC Việt Nam
Công ty có 3 phân xưởng sản xuất:
Xưởng mạ
Xưởng kết cấu thép
Xưởng cán thép
Tại mỗi xưởng đều có 1 quản đốc và các phó quản đốc giám sát, đôn đốc, kiểm tra và hướng dẫn kịp thời từng khâu của quá trình sản xuất. Trước khi xuất thành phẩm bao giờ cũng có một tổ đội kiểm tra chất lượng sản phẩm xem đã đạt tiêu chuẩn chưa, đáp ứng các yêu cầu đặt ra chưa. Nếu đủ các tiêu chuẩn thì sản phẩm mới đem ra bán.
Ngoài ra trong mỗi phân xưởng có một nhân viên kinh tế có chuyên môn nghiệp vụ kinh tế với nhiệm vụ là quản lý tài sản, máy móc, trang thhiết bị tại phân xưởng. Hàng tháng phải lập báo cáo theo mẫu gửi lên phòng kế hoạch làm cơ sở cho việc hạch toán sau này.
Quá trình sản xuất của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Kho vật liệu
Phân xưởng kết cấu thép
Phân xưởng cán thép
Phân xưởng mạ kẽm nhúng nóng
Kho bán thành phẩm
Kho thành phẩm
Phòng KTCL
Không đạt tiêu chuẩn chuchuchuẩn
3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Thương Mại và Cơ Khí CNC Việt Nam
Công ty Cổ Phần Thương Mại và Cơ Khí CNC Việt Nam chuyên sản xuất các loại thép tấm, thép góc mạ kẽm. Hàng năm công ty đã tiêu thụ một khối lượng tương đối lớn , phần lớn sản phẩm sản xuất ra theo các hợp đồng kinh tế đã ký kết nên tiêu thụ theo hình thức bán buôn là chủ yếu
Công ty thường xuyên đổi mới nâng cấp TSCĐ, nhằm ngày càng hoàn thiện về kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm, để đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của thị trường
Trong quá trình hoạt động có nhu cầu về vốn thì công ty có thể bổ sung bằng hình thức vay ngân hàng và sử dụng nguồn vốn có được từ việc mua hàng trả chậm. Do các nhà cung ứng nguyên vật liệu trong thời hạn cho phép
Năm tài chính của công ty được xác định từ 01/01đến 31/12 hàng năm.Lợi nhuận được chia ra làm hai lần trong năm theo nguyên tắc 40% bổ sung vốn kinh doanh: 10% lập quỹ dự trữ, số dự trũ còn lại chia cho các cổ đông theo tỉ lệ vốn góp.
4. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phân thương mại cơ khí CNC- Việt Nam
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ Phần Thương Mại và Cơ Khí CNC Việt Nam:
Giám đốc Công ty
PGĐ Kỹ thuật
PGĐSản xuất
PGĐ Kinh doanh
Phòng Kỹ thuật
Phòng KCS- Cơ điện
Bộ phận kho
Phòng Hành chính
Phòng Kinh doanh
Phòng Kế toán
Phân xưởng Mạ kẽm nhúng nóng
Phân xưởng kết cấu thép
Phân xưởng cán thép
Bộ máy quản lý của công ty Cổ Phần Thươg Maị và Cơ Khí CNC- Việt Nam được tổ chức như sau:
*Ban giám đốc gồm 4 người:
- Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất trong mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và hội đồng quản trị về hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phó giám đốc sản xuất: Là người chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản xuất, theo dõi sản xuất tại phân xưởng. Mặt khác phó giám đốc sản xuất còn có nhiệm vụ chỉ đạo công tác kỹ thuật sản xuất trong xây dựng và thay mặt giám đốc giải quyết các công việc cụ thể về mặt kỹ thuật, sản xuất, điều độ, KCS.
- Phó giám đốc kinh doanh: Là người chỉ đạo kế hoạch tiêu thụ từng kỳ và xem xét nhu cầu khách hàng. Mặt khác phó giám đốc kinh doanh còn có nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu việc tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các dịch vụ bán hàng, giới thiệu sản phẩm, công nghệ sản phẩm.
Khi giám đốc vắng mặt thì phó giám đốc kinh doanh có quyền thay mặt giám đốc giải quyết các công việc của Công ty dưới sự uỷ quyền của Hội đồng quản trị.
- Phó giám đốc kỹ thuật: Là người chỉ đạo việc thiết kế các bản vẽ kỹ thuật
* Phòng tổ chức hành chính gồm hai người: Có nhiệm vụ lập kế hoạch đào tạo hàng năm, tổ chức thực hiện và theo dõi kết quả. Qua đó thực hiện các biện pháp kinh tế để khuyến khích sản xuất, khuyến khích cán bộ công nhân viên nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Khi có các vi phạm về kỹ thuật lao động thì văn phòng tổ chức có nhiệm vụ xem xét và đề nghị xử lý các vi phạm đó. Mặt khác văn phòng tổ chức có nhiệm vụ lập kế hoạch phát triển nguồn lực, đào tạo, bồi dưỡng thi nâng bậc và lưu giữ hồ sơ nhân sự của Công ty.
* Phòng Kỹ thuật: Gồm 3 người có nhiệm vụ hướng dẫn và thiết kế bản vẽ kỹ thuật phục vụ cho việc chế tạo sản phẩm theo đúng bản vẽ đưa ra.
* Phòng Tài chính kế toán: Gồm 4 người có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính và kiểm soát ngân quỹ. Qua đó hỗ trợ cho các hoạt quản lý chất lượng sản phẩm và khi cần thiết thì cung cấp các số liệu để thanh toán các chi phí sản xuất.
* Phòng Kinh doanh: Gồm 5 người có nhiệm vụ lập kế hoạch, tổ chức vận chuyển và kiểm soát các hoạt động mua vật tư, nguyên liệu. Qua đó đánh giá và chấp nhận những cung ứng. Mặt khác phòng kinh doanh còn có nhiệm vụ điều hành cá hoạt động bán hàng, theo dõi việc phản ánh, khiếu nại cua khách hàng về chất lượng. Quan trọng là phải đảm bảo hiểu rõ những yêu cầu của khách hàng trước khi chấp nhận những đơn đặt hàng.
* Phòng Cơ điện- KCS: Gồm 8 người (1 quản đốc) có nhiệm vụ kiểm tra và theo dõi các quá trình sản xuất , kiểm tra các sản phẩm sản xuất ra theo đúng tiêu chuẩn đã quy định, đồng thời đảm bảo hệ thống điện của Công ty luôn hoạt động tốt để không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh.
* Các tổ ngoài phân xưởng: Bao gồm tổ cơ khí, tổ đóng gói sản phẩm
Nghành nghề kinh doanh chính của công ty Cổ Phần Thươg Maị và Cơ Khí CNC- Việt Nam là sản xuất và kết cấu thép, mạ kẽm, đại lý kinh doanh xăng, đại lý mua bán xe ô tô các loại, vận chuyển, thuê kho bãi, kinh doanh tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng....
5. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ Phần Thươg Maị và Cơ Khí CNC- Việt Nam
5.1. Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán
- Chế độ kế toán áp dụng: Theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006.
- Niên độ kế toán: Theo năm dương lịch tức là bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào 31/12 hàng năm.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho
+ Nguyên tắc tính giá: Theo thực tế đích danh
+ Phương pháp xác định giá hàng tồn kho cuối kỳ: Kê khai thường xuyên
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng.
- Hình thức ghi sổ kế toán: Hình thức chứng từ ghi sổ
- Phương pháp tính giá xuất kho: Theo phương pháp đơn giá bình quân gia quyền
- Hiện nay Công ty đang sử dụng hệ thống chứng từ theo quy định của nhà nước
5.2. Tổ chức bộ máy kế toán
Lựa chọn được một hình thức tổ chức công tác kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý của công ty, đóng một vai trò quan trọng. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó công ty sử dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập chung. Theo hình thức này công ty chỉ bố chí một phòng kế toán, mọi công việc về kế toán của công ty đều được thực hiện tại đây tư khâu thu nhận thông tin, xử lý thông tin cho đến tổng hợp thông tin trên báo cáo tài chính. Hình thức này giúp cho việc theo dõi tình hình tài chính của công ty chính xác nhờ thông tin kế toán cung cấp một cách chính xác, kịp thời.
Sơ đồ: bộ máy kế toán tại Công ty Cổ Phần Thương Mại và Cơ Khí CNC Việt Nam
Kế toán trưởng
Kế toán nguyên vật liệu, TSCĐ
Kế toán tiền lương, BHXH kiêm thủ quỹ
Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán công nợ
Kế toán tổng hợp
* Nhiệm vụ của bộ máy kế toán của Công ty
Bộ máy kế toán có nhiệm vụ hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra và thu thập đầy đủ, có chất lượng những nội dung công việc kế toán để thực hiện đầy đủ, có chất lượng các công tác kế toán của Công ty và kiểm tra thường xuyên, thu thập đầy đủ kịp thời các chứng từ kế toán. Ngoài ra bộ máy kế toán còn tham gia công tác kiểm kê tài sản, vật tư, tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán theo dúng quy định.
*Nhiệm vụ cụ thể của kế toán
+ Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp là người phụ trách chung, hướng dẫn các kế toán viên thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, rồi tổng hợp các số liệu, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tính toán xác định giá bán ản phẩm, tập hợp và phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp và xác định kế hoạch kinh doanh. Trợ giúp giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác thống kê và kiểm soát thường xuyên, lập báo cáo tài chính cuối kỳ.
+Kế toán nguyên vật liệu, TSCĐ: Có nhiệm vụ theo dõi tăng giảm tài sản cố định, theo dõi tình hình xuất nhập nguyên vật liệu, và theo dõi toàn bộ sản phẩm dở trên dây truyền sản xuất,. Theo dõi toàn bộ công cụ, dụng cụ sản xuất phụ tùng thay thế, vật liệu sủă chữa nhỏ trong doanh nghiệp.
+Kế toán tiền lương, BHXH kiêm thủ quỹ: Là người có trách nhiệm thu chi và quản lý lượng tiền mặt của Công ty, tính lương thời gian, lương sản phẩm, trích trả lương, BHXH cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
+Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán theo công nợ kiêm kế toán bán hàng, thực hiện việc ghi chép theo dõi tình hình bán hàng và thanh toán các khoản nợ của công ty đồng thời quản lý sự vận động của khối lượng tiền, lập phiều thu, phiếu chi tiền mặt gửi cho kế toán tổng hợp để xác định hiệu quả kinh doanh.
5.3 Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán
*Hình thức kế toán.
Để phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, hiện nay công ty sử dụng hình thức ghi sổ kế toán là hình thức chứng từ ghi sổ. Hình thức này đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ giữa kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp để đảm bảo cung cấp thông tin nhanh, chính xác. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Sổ(thẻ) kế toán chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Sổ dăng ký chứng từ
Bảng tổng kết chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Quan hệ đối chiếu
Trình tự ghi sổ: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gồc, kế toán lập chứng từ ghi sổ, căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ đăng ký chứng từ và ghi vào sổ cái. Những đối tượng cần theo dõi chi tiết sẽ căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào sổ thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh, căn cứ vào số thẻ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết. Cuối kỳ đối chiếu số liệu trên bảng cân đối số phát sinh với sổ đăng ký chứng ghi sổ, đối chiếu số liệu tổng hợp trên sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết, kế toán sẽ lập Báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính tại Công ty được lập theo năm tài chính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 hàng năm. Báo cáo gồm 4 phần:
+ Bảng cân đối kế toán, mẫu số B01 – DN
+ Kết quả hoạt động kinh doanh, mẫu số B02 – DN
+ Lưu chuyển tiền tệ, mẫu số B03 – DN
+ Thuyết minh báo cáo tài chính, mẫu số B09 – DN
II. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Thương Mại và Cơ Khí CNC Việt Nam
1. Phân loại và tính giá nguyên và quản lý nguyên vật liệu tạCông ty Cổ Phần Thương Mại và Cơ Khí CNC Việt Nam
1.1. Phân loại
Tại công ty Cổ Phần Thương Mại và Cơ Khí CNC Việt Nam nguyên vật liệu được phân loại dựa trên công dụng của từng vật liệu đối với quá trình sản xuất sản phẩm.
Công ty tiến hành phân loại vật liệu như sau:
+ Nguyên vật liệi chính: là đối tượng chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất, nguyên vật liệu chính là cơ sở hình thành nên thực thể của sản phẩm. Sản phẩm của công ty gồm nhiều loại nên nguyên vật liệu cho từng sản phẩm cũng khác nhau vật liệu chính gồm:
- Thép: Phôi thép, thép tấm 10x1500x6000, thép hợp kim, thép CT 60…
- Tôn: 2 ly, 3 ly, 4 ly, 12 ly, tôn đen, tôn hoa…
- Nhôm 0,1x1000x2000
- Sắt 6, sắt 10, sắt 12…
- Đồng lá vàng.
+ Nguyên vật liệu phụ: Gồm nhiều loại khác nhau tuy không cấu thành nên thực thể của sản phẩm xong nó có tác dụng nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất của công ty, vật liệu phụ bao gồm: thiếc, kẽm, dầu nhờn, xăng.
+ Nhiên liệu: xăng, dầu, dầu mỡ tra máy
+ Phụ tùng thay thế sửa chữa: các loại dây cu loa, vòng bi...
+ Công cụ lao động nhỏ: găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ.
Tóm lại: việc phân loại nguyên vật liệu tại công ty đã trình bày ở trên là phù hợp với đặc điểm, vai trò, tác dụng của từng loại nguyên vật liệu trong sản xuất, giúp kế toán nguyên vật liệu theo dõi, phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của từng loại vật liệu từ đó giúp cho kế toán và lãnh đạo công ty quản lý nguyên vật liệu một cách khoa học.
1.2. Tính giá nguyên vật liệu tại công ty
Tính giá nguyên vật liệu là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị nguyên vật liệu theo những nguyên tắc nhất định đảm bảo yêu cầu chân thực thống nhất. Thước đo cơ bản, chủ yếu của kế toán là thước đo giá trị, tất cả các đối tượng kế toán phải biểu hiện dưới hình thức giá trị, trên cơ sở đó kế toán mới phản ánh theo dõi kiểm tra tài sản và sự biến động của tài sản. Nguyên vật liệu là tài sản lưu động thuộc nhóm tài sản hàng tồn kho, về nguyên tắc kế toán xuất nhập, tồn kho vật liệu phải phản ánh theo giá vốn thực tế.
+ Giá vốn thực tế của vật liệu nhập kho
Nguyên vật liệu mua vào của công ty chủ yếu thuộc nhóm hàng chịu thuế giá trị gia tăng, mà doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ nên trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho là giá mua chưa thuế.
VD: Về giá vốn thực tế của vật liệu nhập kho
Ngày 06/11/2007 công ty mua 23290 kg phôi thép của công ty Sao Mai với giá chưa thuế là 5060 đ/kg, thuế GTGT 5%, chi phí vận chuyển bốc xếp là 450.000đ.
Vậy trị giá vốn thực tế của phôi thép nhập kho là
23290 x 5060 = 117 847 400 đ
+ Giá vốn thực tế của vật liệu xuất kho
Khi xuất dùng vật liệu để sản xuất, công ty áp dụng phương pháp tính giá vốn thực tế vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Theo phương pháp này giá thực tế vật liệu được tính trên cơ sở số lượng vật liệu xuất dùng và đơn giá bình quân gia quyền được tính cả cho vật liệu tồn đầu tháng và vật liệu nhập trong tháng.
Trị giá thực tế của vật Trị giá thực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC0696.DOC