DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 5
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
1.1 Tổng quan về kế hoạch và lập kế hoạch 7
1.1.1 Khái niệm về kế hoạch 7
1.1.2 Vai Trò của Kế hoạch 7
1.2.3.Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch 8
1.1.4.1 Theo cấp kế hoạch: Hệ thống kế hoạch bao gồm 10
1.1.4.2. Theo hình thức thể hiện 11
1.1.4.3. Theo thời gian thực hiện 12
1.1.5. Các phương pháp lập kế hoạch 12
1.1.6 Quy trình lập kế hoạch 14
( Theo giáo trình “ khoa học quản lý” tập 1, trường Đại Học Kinh tế Quốc dân, khoa Khoa học quản lý, NXB khoa học và kỹ thuật) 14
1.2.1 Khái niệm và nội dung chiến lược 17
1.2.2 Các cấp chiến lược của một tổ chức 17
1.2.2.1 Chiến lược cấp tổ chức 17
1.2.2.2. Chiến lược cấp ngành 17
1.2.2.3 Chiến lược cấp chức năng 18
1.2.3 Một số mô hình chủ yếu được sủ dụng khi xây dựng chiến lược kinh doanh 19
1.2.3.1. Mô hình nghiên cứu và dự báo môi trường bên ngoài 19
1.2.3.2.Mô hình Portfolio của Nhóm tư vấn Boston (BCG): ma trận BCG 22
1.2.3.3.Mô hình điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe doạ (SWOT) 23
1.2.3.4. Mô hình chuỗi giá trị. 24
1.3 Kế hoạch tác nghiệp 25
1.3.1. Khái niệm 25
1.3.2. Phân loại 26
1.3.2.1. Theo khả năng sử dụng 26
1.2.3.2. Theo phạm vi tác động: Kế hoạch tác nghiệp bao gồm: 26
1.2.3.3. Kế hoạch cho các lĩnh vực hoạt động của một tổ chức 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 12 27
2.1 Khái quát chung về công ty Cổ phần Sông Đà 12 27
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Sông Đà 12 27
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Cổ phần Sông Đà 12 28
2.1.3 Cơ cấu tổ chức SXKD của công ty Cổ phần Sông Đà 12 30
2.1.3.1. Tổ chức bộ máy SXKD: 30
2.1.3.1. Tổ chức quản lý: 30
2.2. Thực trạng về công tác lập kế hoạch tại công ty Cổ phần Sông Đà 12. 33
2.2.1 Hệ thống kế hoạch và nội dung từng loại kế hoạch của công ty Cổ phần Sông Đà 12. 33
2.2.1.1 Hệ thống kế hoạch. 33
2.2.1.2 Nội dung của từng loại kế hoạch của công ty. 34
2.2.2. Các căn cứ lập kế hoạch của công ty Cổ phần Sông Đà 12 35
2.2.3. Các tiêu chí cơ bản để xây dựng kế hoạch của công ty. 37
2.2.4. Quy trình lập kế hoạch SXKD của công ty Cổ phần Sông Đà 12 38
2.2.5. Phân tích thực tiễn công tác lập kế hoạch của công ty Cổ phần Sông Đà 12 trong trong thời gian qua 40
2.2.5.1. Phân tích công tác lập kế hoạch của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 dựa trên mô hình nghiên cứu và dự báo môi trường ngành (mô hình “5 lực lượng”) 41
2.2.5.2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch SXKD của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 dựa trên các lĩnh vực hoạt động 44
2.2.5.3. Phân tích công tác lập kế hoạch trên cơ sở đánh giá hiệu quả SXKD trong thời gian qua. 52
2.2.6 Đánh giá công tác lập kế hoạch của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 trong thời gian qua 54
2.2.6.1. Những mặt đạt được 54
2.2.6.2.Những mặt tồn tại 56
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 12 59
3.1. Định hướng phát triển SXKD của Công ty cổ phần Sông Đà 12 (2007- 2010) 59
3.1.1.Những thuận lợi, khó khăn 59
3.1.1.1. Những thuận lợi 59
3.1.1.2. Những khó khăn 60
3.1.2. Định hướng phát triển năm 2007÷2010 61
3.1.2.1. Định hướng phát triển 61
3.1.2.2. Nhiệm vụ chủ yếu năm 2007÷2010 61
3.1.2.3. Mục tiêu và cơ cấu ngành nghề trong giai đoạn 2007-2010: 63
3.1.2.4. Một số chỉ tiêu chủ yếu 64
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch tại Công ty cổ phần Sông Đà 12 66
3.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác kế hoạch hoá hoạt động SXKD 66
3.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch. 67
3.2.3. Phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng, các đơn vị trong Công ty nhằm phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn Công ty. 68
3.2.4. Xây dựng các phương pháp lập kế hoạch và quy trình lập kế hoạch của Công ty. 69
3.3. Các giải pháp thực hiện kế hoạch SXKD( 2007-2010) 69
3.3.1. Giải pháp về tổ chức sản xuất 69
3.3.2. Giải pháp về nhân lực 70
3.3.4. Giải pháp về thị trường 71
3.3.5. Giải pháp về kỹ thuật công nghệ 71
3.3.6. Giải pháp về kinh tế- tài chính 72
3.3.7. Giải pháp về quản lý cơ giới 73
3.3.8. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho CBCNV 73
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
77 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2459 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch tại công ty cổ phần Sông Đà 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế, tài chính, đào tạo, đầu tư cần làm rõ những mặt làm được, chưa làm được, nguyên nhân ảnh hưởng, các bài học kinh nghiệm.
Xác định nhiệm vụ, mục tiêu, tiến độ khối lượng kế hoạch, tính toán các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu và xây dựng các biện pháp chính về: Tổ chức quản lý, điều hành sản xuất, đổi mới doanh nghiệp, kỹ thuật, kinh tế, tài chính, đào tạo, đầu tư, quản lý vật tư, cơ giớiđể thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra.
+ Thứ hai là phần bảng biểu kế hoạch tổng hợp- được chia ra các quý( hoặc tháng) bao gồm:
Kế hoạch SXKD
Kế hoạch đầu tư
Kế hoạch nghiên cứu và ứng dụng khoa học nghiên cứu
Kế hoạch tài chính – tín dụng.
2.2.2. Các căn cứ lập kế hoạch của công ty Cổ phần Sông Đà 12
Để lập kế hoạch SXKD công ty Cổ phần Sông Đà 12 đã căn cứ vào các vấn đề sau:
- Căn cứ vào định hướng 10 năm, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm và định hướng thị trường của Tổng công ty Sông Đà
Hàng năm công ty sẽ nhận các chỉ tiêu kế hoạch (định hướng 10 năm, kế hoạch 5 năm, hàng năm) của TCT sau khi TCT đã nhận được ước tính thực hiện năm trước và bản kế hoạch SXKD năm tới, đồng thời công ty cũng nhận được các định hướng thị trường của TCT gửi tới.
Sau khi nhận được các chỉ tiêu đó công ty sẽ kết hợp với các chỉ tiêu các xí nghiệp gửi về để xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch cho toàn công ty. Để đạt được các chỉ tiêu trên thì phòng kinh tế- kế hoạch kết hợp với các phòng ban có liên quan cùng với sự tham mưu của tổng giám đốc công ty sẽ quyết định nội dung kế hoạch SXKD trong thời gian tới.
- Căn cứ vào năng lực hiện có của công ty.
Khi xây dựng kế hoạch, công ty phải dựa vào năng lực hiện có của mình tức là công ty phải trả lời câu hỏi hiện nay công ty đang đứng ở vị trí nào? Năng lực SXKD là bao nhiêu? Công nghệ ra sao?
Để trả lời được những câu hỏi đó công ty phải xem xét đánh giá năng lực chủ yếu về các măt: Tài chính, nhân sự, tổ chức, máy móc thiết bị, sản xuất
- Căn cứ vào kết quả đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của năm trước
Khi xây dựng kế hoạch SXKD của công ty, ngoài việc căn cứ vào định hướng 10 năm và kế hoạch 5 năm,hàng năm, định hướng thị trường của TCT; căn cứ vào năng lực hiện có của công ty thì công ty còn phải căn cứ vào kết quả đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch các năm trước, tức là phải so sánh giữa mục tiêu đề ra với kết quả đạt được để xem đạt được bao nhiêu (%) về tổng giá trị sản xuất.
Trên cơ sở so sánh, công ty sẽ xác định là hoàn thành hay không hoàn thành mục tiêu đề ra. Nếu hoàn thành mục tiêu nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập ảnh hưởng tới kết quả sản xuất sau này thì công ty phải tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, bất cập đó.
Trên cơ sở nguyên nhân, công ty sẽ tìm ra những giải pháp để khắc phục như: giải pháp về tổ chức sản xuất, giải pháp về nhân lực, giải pháp về đầu tư, giải pháp về thị trường, giải pháp về kỹ thuật công nghệ, giải pháp về kinh tế - tài chính, giải pháp về quản lý cơ giới, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên
- Căn cứ vào truyền thống kinh nghiệm về ngành nghề SXKD của công ty.
Tiền thân của công ty Cổ phần Sông Đà 12 là công ty cung ứng vật tư trực thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Đà được thành lập theo quyết định số 217/BXD-TCCB ngày 1/2/1980 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển,qua nhiều lần đổi tên, tách nhập, bổ sung chức năng nhiệm vụ Công ty không ngừng phát triển lớn mạnh về mọi mặt cả về quy mô tổ chức, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu ngành nghề sản phâm. Tuy nhiên công ty luôn xác định việc giữ vững ngành nghề truyền thống của công ty là cung ứng vật tư thiết bị cho các công trường, kết hợp chặt chẽ kinh doanh vật tư thiết bị với kinh doanh vận tải luôn phải được quan tâm. Do vậy, công ty đã giữ vững được thị trường truyền thống, đồng thời không ngừng mở rộng thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài.
Vì vậy, trong quá trình lập kế hoạch công ty luôn quan tâm đến vấn đề ngành nghề sản xuất truyền thống của mình.
Ngoài những căn cứ trên, công ty Cổ phần Sông Đà 12 xây dựng kế hoạch còn dựa vào các căn cứ như:
+Căn cứ vào nghị quyết của Đảng bộ công ty về mục tiêu định hướng phát triển SXKD 10 năm và kế hoạch 5 năm.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm
+ Nhiệm vụ, tiến độ, khối lượng của các dự án, công trình được TCT giao
+ Kế hoạch triển khai dự án đầu tư của công ty được TCT duyệt
+ Khả năng tìm kiến công việc dựa trên cơ sở chuyên ngành và khả năng mở rộng SXKD theo địa bàn của công ty.
2.2.3. Các tiêu chí cơ bản để xây dựng kế hoạch của công ty.
Khi xây dựng kế hoạch SXKD công ty đã đưa ra một số tiêu chí cơ bản sau:
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu năm (Pvcsh).
Công ty xác định mức tối thiểu cho các loại hình SXKD: (Pvcsh) từ 25 đến 30%
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu (P), mức tối thiểu như sau:
+ Sản phẩm xây lắp: P > = 3%
+ Sản xuất vật liệu phục vụ xây dựng: P > = 5%
+ Kinh doanh vật tư: P >= 1%
+ Tư vấn xây dựng > = 5%
+SXCN gồm:
Thép : P > = 2 đến 2,5%
Điện : P > = 15%
Xi măng : P > = 5%
SXCN khác : P > = 3%
+ Kinh doanh nhà và hạ tầng : P > = 15%
+ Xuất khẩu lao động : P >= 15%
- Thu nhập bình quân 1 CBCNV/tháng: Mức tối thiểu không được thấp hơn trung bình năm trước.
- Khấu hao TSCĐ: Mức khấu hao tối thiểu phải bằng mức trung bình theo qui định của Bộ tài chính. Đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn vay thương mại, mức trích khấu hao phải đảm bảo trả nợ vay theo dự án được duyệt.
- Sản lượng kế hoạch tính theo nguyên giá TSCĐ bình quân tính khấu hao của xe máy, thiết bị huy động vào SXKD: Mức tối thiều 1 triệu đồng giá trị TSCĐ phải làm ra ít nhất 1 đồng giá trị sản lượng.
Công ty cũng xác định trong trường hợp đặc biệt các chỉ tiêu tính trên thấp hơn mức tối thiểu trên phải được Hội đồng quản trị TCT phê duyệt.
2.2.4. Quy trình lập kế hoạch SXKD của công ty Cổ phần Sông Đà 12
Quá trình lập kế hoạch của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 được thể hiện qua sơ đồ sau
Tổng GĐ, Hội đồng quản trị
P. Kinh tế kế hoạch
Tổng GĐ hội đồng quản trị
P. Kinh tế - Kế hoạch
Tổng GĐ
Toàn Công ty
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch
Phê duyệt
Lập kế hoạch
5 năm
Lập KH năm, quý, tháng
Phê duyệt
Thực hiện
kế hoạch
Sơ đồ 11: Quy trình lập kế hoạch của Công ty Cổ phần sông Đà 12
Bước 1- Hướng dẫn xây dựng kế hoạch: Sau khi Công ty nhận được các chỉ tiêu từ định hướng 10, kế hoạch 5 năm va hàng của TCT gửi xuống, Hội Đồng Quản trị và Tổng giám đốc xem xét sau đó có trách nhiệm yêu cầu và hướng dẫn phòng kinh tế- kế hoạch xây dựng kế hoạch 5 năm cho Công ty.
Bước 2- Lập kế hoạch 5 năm: Căn cứ vào hướng dẫn của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc về công tác xây dựng kế hoạch, Phòng kinh tế- kế hoạch tiến hành xây dựng kế hoạch 5 năm cho toàn Công ty
Bước 3- Xem xét, phê duyệt kế hoạch 5 năm: Trên cơ sỏ kế hoạch 5 năm do phòng kinh tế- kế hoạch đảm nhiệm, Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị có trách nhiệm xem xét và phê duyệt kế hoạch 5 năm đã đề ra
Bước 4- Lập kế hoạch hàng năm, hàng quý, hàng tháng
Sau khi Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị đã phê duyệt kế hoạch 5 năm, Phòng kinh tế trên cơ sở đó tiến hành xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch quý và kế hoạch tháng cho Công ty
Phòng kinh tế- kế hoạch tiến hành lập một bản kế hoạch SXKD- kinh tế- kỹ thuật bao gồm :
- Ước tính thực hiện năm báo cáo
- Tỷ lệ dự kiến kế hoạch năm tới
- Phòng kinh tế-kế hoạch hướng dẫn các phòng ban chức năng khác lập kế hoạch theo chuyên môn của mình. Cụ thể:
+ Phòng Tổ chức hành chính đảm nhiệm kế hoạch :
Kế hoạch lao động tiền lương
Kế hoạch bảo hộ lao động
Kế hoạch tuyển dụng và đào tạo
+ Phòng quản lý kỹ thuật đảm nhiệm việc xây dựng kế hoạch cho các hoạt động thi công, xây dựngđảm bảo đúng tiến độ, chất lượng an toàn và đạt hiệu quả cao
+ Phòng tài chính kế toán: Đảm nhiệm việc xây dựng các kế hoạch về tài chính- tín dụng
+ Phòng cơ khí cơ giới: Đảm nhiệm về việc xây dựng các kế hoạch
Kế hoạch về máy móc thiết bị
Kế hoạch sửa chữa lớn, đầu tư và tái đầu tư các phương tiện
+ Phòng đầu tư: Đảm nhiệm việc xây dựng các kế hoạch thực hiện các dự án đầu tư
+ Phòng kinh doanh: Đảm nhiệm việc xây dựng kế hoạch
Lập kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
Đối với các xí nghiệp trực thuộc Công ty, phòng kinh tế- kế hoạch gửi văn bản hướng dẫn có nội dung kế hoạch và các căn cứ để lập kế hoạch, giá trị hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch và yêu cầu các xí nghiệp trực thuộc lập kế hoạch và gửi báo cáo về phòng kinh tế-kế hoạch của Công ty.
+ Phòng kinh tế- kế hoạch đảm nhiệm việc lập kế hoạch SXKD hàng năm, quý, tháng của Công ty
Sau khi nhận được các kế hoạch do các phòng chức năng và các xí nghiệp của Công ty gửi đến, phòng kinh tế- kế hoạch có trách nhiệm tổng hợp các bản kế hoạch đó.
Bước 5: Phê duyệt kế hoạch năm, quý, tháng: Sau khi phòng kinh tế-kế hoạch tổng hợp các kế hoạch do các phòng chức năng và các xí nghiệp trực thuộc của Công ty, phòng kinh tế- kế hoạch sẽ trình lên Tổng giám đốc Công ty xem xét, phê duyệt và giao các phòng chức năng, xí nghiệm thực hiện:
+ Giao kế hoạch năm
+ Giao kế hoạch quý
+ Giao kế hoạch tháng
Bước 6: Thực hiện kế hoạch: Trên cơ sỏ kế hoạch đã giao,các phòng chức năng và các xí nghiệp triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao
2.2.5. Phân tích thực tiễn công tác lập kế hoạch của công ty Cổ phần Sông Đà 12 trong trong thời gian qua
2.2.5.1. Phân tích công tác lập kế hoạch của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 dựa trên mô hình nghiên cứu và dự báo môi trường ngành (mô hình “5 lực lượng”)
* Đối thủ cạnh tranh hiện tại.
Trong nền kinh tế thị trường mà đặc biệt là thị trường xây dựng, sự cạnh tranh để tồn tại và duy trì sự tăng trưởng SXKD ngày càng gay gắt và quyết liệt. Tình trạng các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi sự viện trợ bảo hộ và dẫn dắt của Nhà nước cắt giảm dần. Các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động SXKD của mình và Công ty Cổ phần Sông Đà 12 cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ trong quy luật đó.
Công ty Cổ phần Sông Đà 12 là một Công ty trực thuộc TCT Sông Đà chuyên sản xuất kinh doanh, cung ứng nguyên vật liệu cho ngành xây dựng. Các lĩnh vực SXKD chủ yếu của Công ty là xây lắp, sản xuất công nghiệp và kinh doanh vật tư vận tải.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty, tổng Công ty hoạt động trên lĩnh vực xây dựng. Vì vậy, mà Công ty Cổ phần Sông Đà 12 cũng đã xác định Công ty không chỉ chịu sự cạnh tranh với các Công ty khác trong nội bộ TCT Sông Đà mà còn phải đối mặt với sự cạnh tranh của nhiều đối thủ “nặng ký” bên ngoài như Tổng Công ty xây dựng cầu Thăng Long, Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn, Tổng Công ty xây dựng Sông Hồng, Tổng Công ty xây dựng công trình Giao thông 4. Đây là những đối thủ có bề dày kinh nghiệm và quy mô sản xuất lớn vì vậy đó là một thách thức rất lớn đối với Công ty.
Trong lĩnh vực SXCN, nhất là việc sản xuất các loại cột điện thì đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Công ty là Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN). Đây là một tập đoàn Nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực chính là sản xuất, truyền tải và kinh doanh điện năng. Hiện nay, hệ thống lưới điện phân phối của Việt Nam bao gồm nhiều cấp điện khác nhau( từ thành thị đến nông thôn) đều do 8 công ty trực thuộc Tổng Công ty điện lực ViệtNam quản lý. Do đó những nhu cầu về ngành điện chủ yếu đều do tập đoàn này đáp ứng.Trong khi đó Công ty Cổ phần Sông Đà 12 là một công ty chuyên về xây dựng nhiều hơn là việc sản xuất các loại cột điện. Hoạt động sản xuất cột điện của Công ty là một lĩnh vực chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng giá trị SXKD của Công ty. Hơn thế nữa, việc sản xuất các loại cột điện của Công ty chủ yếu chỉ phục vụ cho các công trình điện địa phương miền núi, việc tiêu thụ sản phẩm này qua các năm là rất thấp. Do vậy việc đối mặt với Tập đoàn Điện Lực Việt Nam là một thách thức rất lớn đối với Công ty Cổ phần Sông Đà 12, cơ hội để tăng sản lượng tiêu thụ điện của Công ty là rất thấp vì hầu hết những địa phương nếu có nhu cầu về cột điện thì tập đoàn Điện Lực sẽ luôn ưu tiên cho các Công ty trực thuộc của mình.
* Khách hàng
Khách hàng của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 hiện nay rất đa dạng cả trong nội bộ TCT và ngoài TCT bởi Công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Bảng1- Tình hình tiêu thụ sản phẩm SXCN của Công ty Cổ phần Sông Đà 12(2004-2006)
TT
TN SẢN PHẨM
ĐƠN VỊ TÍNH
NĂM 2004
NĂM 2005
NĂM 2006
Tổng số
Nội bộ TCT
Ngoài TCT
Tổng số
Nội bộ TCT
Ngoài TCT
Tổng số
Nội bộ TCT
Ngoài TCT
1
Thép VIS
Tấn
19916
7608
12308
2
Vỏ bao xi măng
103vỏ
15335
2030
13305
17320
2000
15320
716
716
3
Cột điện các loại
Cột
7178
490
6688
7000
688
6312
995
102
893
4
Dây thép buộc
m2
24
24
5
Đá nguyên liệu SXXM
m3
600000
600000
6
Sét nguyên liệu SXXM
Tấn
140000
140000
7
Phụ gia tro bay
Tấn
12000
12000
2485
2485
8
Cát Sơn La
m3
81000
81000
100000
100000
9
Bê tông thương phẩm
m3
632
632
13118
13118
10
Cát Tuyên Quang
m3
74469
74469
180000
180000
11
Xi măng Sông Đà
Tấn
21683
4337
17346
(Nguồn tài liệu: Phòng kinh tế- kế hoạch Công ty Cổ phần Sông Đà 12 )
Qua bảng số liệu về tình hình tiêu thụ sản phẩm SXCN của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 ta thấy, khối lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty đều tăng từ năm 2004 sang năm 2005. Tuy nhiên đến năm 2006 tình hình tiêu thụ một số sản phẩm lại giảm xuống rõ rệt đặc biệt là vỏ bao xi măng, cột điện các loại, phụ gia tro bay. Sở dĩ như vậy là vì:
Đối với sản phẩm vỏ bao xi măng: Trong năm 2004, 2005 Công ty đã cố gắng đảm bảo ổn định cung cấp cho các nhà máy xi măng như: nhà máy XM Sông Đà, nhà máy XM Hoàng Thạch, nhà máy XM Hoàng Mai...Tuy nhiên đến năm 2006 thì Công ty sản xuất vỏ bao xi măng chỉ bán cho mỗi Công ty cổ phần xi măng Sông Đà.
Đối với sản phẩm cột điện thì khách hàng chủ yếu của Công ty là những địa phương miền núi. Do đó mà lượng khách hàng tiêu thụ sản phẩm cột điện của Công ty ít dẫn đến sản lượng tiêu thụ cột điện thấp.
Trong lĩnh vực xây lắp, khách hàng của Công ty rất đa dạng đó là chủ các công trình, các dự án đầu tư như các bộ, các cơ quan chủ quản, các địa phương
Hiện nay, việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và khách hàng hiện tại của Công ty mặc dù đã được đề cập đến nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù Công ty cũng đã chỉ ra những khách hàng là các Công ty trong nội bộ TCT và ngoài TCT nhưng Công ty lại chưa phân loại khách hàng, chưa nhận định được khách hàng tiềm năng và cũng chưa phân tích đầy đủ về nhu cầu của họ cả về số lượng và chất lượng hàng hoá và dịch vụ.
* Nhà cung cấp
Hiện nay, các đầu vào của Công ty bao gồm việc chuẩn bị máy móc thiết bị công nghệ, phương tiện vận tải, nguyên vật liệu, vốn, nhân lực
Đối với các máy móc, thiết bị cộng nghệ và phương tiện vận tải để phục vụ cho các hoạt động xây lắp, SXCN, kinh doanh vật tư vận tải của Công ty thì nhà cung cấp chủ yếu là các nhà cung cấp nước ngoài: Nga (máy cắt tôn), Thổ Nhĩ Kỳ (máy cắt tôn), Đức (máy uôn tôn), Hàn Quốc( máy phát điện), Nhật, Trung Quốc
Đối với các nguyên vật liệu đầu vào của Công ty như: xăng dầu, cát xây dựng, phôi thép, than cám chủ yếu là do các doanh nghiệp chuyên kinh doanh những loại nguyên vật liệu này hoặc là những địa phương nơi có nguồn nguyên vật liệu để khai thác ( cát xây dựng khai thác tại Hoà Bình, Tuyên Quang)Sức ép của những nhà cung cấp này cũng là một thách thức đối với công ty bởi vì họ có thể nâng giá vật liệu hoặc gây ra những thủ tục vướng mắc trong việc khai thác của Công ty.
Vốn cũng là một đầu vào rất quan trọng của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Hiện nay Công ty Cổ phần Sông Đà 12 hoạt động SXKD của mình không chỉ dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty mà còn dựa vào rất nhiều nguồn vốn khác như vốn vay ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng, vốn vay từ các tổ chức phi chính phủ
Công ty Cổ phần Sông Đà 12 là một Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh về lĩnh vực xây dựng. Do đó tình trạng nợ đọng vốn của khách hàng là không thể tránh khỏi điều này cũng đồng nghĩa với việc Công ty cần phải có mối quan hệ rất tốt với các nhà cung cấp vốn nếu không những sức ép mà họ có thể tạo ra cho Công ty sẽ là rất lớn.
* Những người sản xuất ra các sản phẩm thay thế và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Hiện nay khi phân tích tình hình thực hiện SXKD cuả mình, Công ty Cổ phần Sông Đà 12 mới chỉ quan tâm đến đối thủ cạnh tranh hiện tại, khách hàng, nhà cung cấp mà chưa quan tâm đến những người sản xuất ra những sản phẩm thay thế và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Tóm lại từ việc phân tích môi trường ngành của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 ta thấy hiện nay sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường nói chung cũng như sự cạnh tranh trên lĩnh vực xây dựng nói riêng là rất khốc liệt vì vậy Công ty phải đối mặt rất nhiều những thách thức. Bên cạnh đó thì cũng có rất nhiều cơ hội cho Công ty. Do đó Công ty cần phải biết hạn chế những thách thức đồng thời biết tận dụng tối đa những cơ hội do môi trường bên ngoài mang lại.
2.2.5.2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch SXKD của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 dựa trên các lĩnh vực hoạt động
Mục đích của việc phân tích những yếu tố ( lĩnh vực hoạt động) của Công ty nhằm thấy được điểm mạnh, điểm yếu thực sự của Công ty. Cụ thể như sau:
* Công tác sản xuất
Bảng 2- Tình hình sản xuất sản phẩm SXCN và xây lắp của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 (2004-2006)
TT
CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ TÍNH
NĂM 2004
NĂM 2005
NĂM 2006
KH
TH
KH
TH
KH
TH
I
Khối lượngSP SXCN
1
Vỏ bao xi măng
103vỏ
15260
16337
1440
1574
1560
716
2
Cột điện các loại
Cột
7100
6864
7000
1681
4500
995
3
Cát xây dựng Sơn La
m3
100000
81000
17000
1650
4
Bê tông thương phẩm
m3
528
632
10000
13118
5
Phụ gia tro bay
Tấn
14228
14979
12000
7600
4000
2485
II
Khối lượng xây lắp
1
Đào đắp cát
m3
99570
145482
191070
207383
221962
220134
2
Đổ bê tông các loại
m3
13077
24210
21570
53177
45321
46598
3
LDKC thép XD và GCCK các loại
Tấn
4463
3641
4144
6666
3536
4167
(Nguồn tài liệu: Phòng kinh tế- kế hoạch Công ty cổ phần Sông Đà 12)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình lập kế hoạch sản xuất sản phẩm SXCN và xây lắp trong những năm qua tại Công ty Cổ phần Sông Đà 12 có sự chệnh lệch rất lớn so với thực hiện. Các chỉ tiêu về khối lượng xây lắp hầu như là vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tuy nhiên các sản phẩm SXCN thì có những chỉ tiêu lại không đạt mức kế hoạch đề ra đặc biệt là năm 2006.
* Công tác Marketing
Đối với công tác này Công ty chủ yếu quan tâm đến công tác đấu thầu trong lĩnh vực xây lắp, SXCN, kinh doanh vật tư vận tải. Và đã đạt được những thành tựu đáng kể như:
- Từng bước Công ty đã hạn chế việc tham gia đấu thầu và thi công công trình nhỏ lẻ, phân tán, tham gia đấu thầu và tập trung lực lượng thi công một số công trình lớn có hiệu quả. Công tác tiếp thị đấu thầu là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Công ty quan tâm và chỉ đạo sâu sát từ công ty đến các đơn vị trực thuộc. Năm 2005 Công ty đã trúng thầu và bàn giao được 6 công trình với giá trị gần 130 tỷ đồng.
Ngoài ra Công ty cũng đang nỗ lực xúc tiến tiếp thị vận chuyển thiết bị cho một số dự án lớn như nhà máy XM Sông Đà, nhà máy XM Cẩm Phả, nhà máy XM Thăng Long, nhà máy XM Tây Ninh
- Đối với các sản phẩm công nghiệp Công ty luôn luôn xác định đầu ra của sản phẩm là yếu tố quyết định để sản xuất. Vì vậy trong những năm qua Công ty đã tổ chức mạng lưới bán hàng trên toàn quốc để tiêu thụ sản phẩm công nghiệp .
- Công tác cung cấp vật tư cho các công trình trọng điểm: Với kinh nghiệm truyền thống về vận tải thuỷ, bộ, Công ty đã tổ chức kết hợp tốt giữa vận tải và kinh doanh đảm bảo chủ động trong công tác kinh doanh nâng cao sức cạnh tranh của Công ty trong lĩnh vực này.
Bên cạnh những thành công mà Công ty đã đạt được thì công tác marketing cũng như phát triển thị trường của Công ty còn rất hạn chế đặc biệt là ở khâu phân phối hay mạng lưới kinh doanh của Công ty. Thực tế chứng minh
Đối với công tác đấu thầu trong lĩnh vực xây lắp các đơn vị trong Công ty thiếu chủ động tìm kiếm thêm việc làm, công trình theo kế hoạch đã cam kết
Đối với SXCN đặc biệt là sản xuất vỏ bao xi măng, Công ty chỉ bán cho Công ty Xi măng Sông Đà, chưa mở rộng thị trường tiêu thụ
Đối với lĩnh vực kinh doanh vật tư vận tải, Công ty vẫn chủ yếu thực hiện theo nhiệm vụ của TCT giao, còn công tác tiếp thị bên ngoài như đấu thầu kinh doanh mua sắm thiết bị, phụ tùng, vật tư khác cho các đơn vị ngoài TCT chưa thực sự chiếm lĩnh thị trường do giá cả cao, kinh nghiệm tiếp thị chưa tốt, chưa xây dựng được đội ngũ cán bộ kinh doanh năng động.
Hơn thế nữa Công ty còn chưa bám được thị trường tiêu thụ nguồn hàng để cung cấp do đó tiến độ thi công của các công trường bị chậm
* Công tác nhân sự
Hiện nay tổng số cán bộ của Công ty là 1963 người trong đó nam la 1287 người và nữ là 406 người.
Trong lĩnh vực nhân sự thì Công ty cũng đã phân tích khá chi tiết về cơ cấu nguồn nhân lực, trình độ tay nghề của người lao động
Bảng 3- Cơ cấu nguồn lao động của Công ty Cổ phần Sông Đà 12
TT
Chức danh nghề
Tổngsố năm 2004
Tổngsố năm 2005
Tổng số
năm 2006
Đơn vị
A
Cán bộ KHNV
318
324
396
Người
1
Kỹ sư
110
125
176
Người
2
Cử nhân
116
112
124
Người
3
Cao đẳng
29
24
24
Người
4
Trung cấp
48
48
56
Người
5
Sơ cấp- cán sự
15
15
15
Người
B
Trực tiếp
817
834
1240
Người
1
Công nhân xây dựng
141
164
311
Người
2
Công nhân cơ giới
235
242
362
Người
3
Công nhân lắp máy
8
26
36
Người
4
Công nhân cơ khí
231
231
307
Người
5
Công nhân sx vật liêu
139
143
158
Người
6
Công nhân khảo sát
0
4
4
Người
7
Công nhân kỹ thuật khác
6
5
5
Người
C
Lao động phổ thông
57
20
57
Người
( Nguồn tài liệu: Phòng tổ chức hành chính Công ty cổ phần Sông Đà 12 )
Qua bảng số liệu trên ta thấy trong lĩnh vực nhân sự Công ty đã phân tích khá chi tiết về công tác tổ chức bộ máy quản trị, cơ cấu nguồn lao động, trình độ tay nghề của người lao động
Trong năm 2006, Công ty đã tuyển chọn tiếp nhận 76 kỹ sư, cử nhân, 25 cao đẳng, trung cấp và 210 công nhân kỹ thuật các ngành, trong đó: Tuyển dụng 40 công nhân điện, nước để phục vụ thi công tại Thủy điện Tuyên Quang; 20 công nhân lái xe, lái máy xúc, cần trục phục vụ thi công tại Thuỷ điện Sơn La.
Công ty cũng đã mở lớp đào tạo tay nghề điện cho 23 công nhân ở các xí nghiệp; cử 54 CBCNV các phòng Công ty và các đơn vị tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ do TCT và các cơ quan quản lý chuyên ngành tổ chức. Đồng thời thực hiện công tác kèm cặp cử nhân, kỹ sư mới ra trường và công nhân thợ bậc thấp với tổng số 73 người kèm cặp và 114 người được kèm cặp.
Trong công tác đời sống của người lao động thì Công ty đã tích cực giải quýet việc làm và tạo thu nhập ổn định cho CBCNV và đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho hầu hết CBCNV. Đồng thời cùng với việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động được nâng cao. Lãnh đạo Công ty tạo điều kiện để các tổ chức Công Đoàn, Đoàn thanh niên, Ban nữ công phát động, tham gia các phong trào thi đua lao động sản xuất tại các công trình trọng điểm
* Công tác tài chính
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia hoạt động SXKD thì vấn đề quan tâm hàng đầu là vấn đề về tài chính bởi vì có nguồn lực tài chính thì doanh nghiệp mới có đủ nguồn lực để thực hiện hoạt động SXKD và Công ty Cổ phần Sông Đà 12 cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Đến thời điểm 31/12/2005 tổng số vốn của Công ty như bảng sau:
Bảng 4- Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần Sông Đà 12
STT
Nguồn vốn
Giá trị (đồng)
I
Phân theo cơ cấu vốn
1
Vốn cố định
60.310.312.349
2
Vốn lưu động
664.516.957.170
II
Phân theo nguồn vốn
1
Vốn Nhà nước
31.793.745.793
2
Vốn vay tín dụng trong nước
601.397.939.337
3
Vốn vay TCT Sông Đà
0
4
Vốn khác
91.635.558.435
- Vốn điều lệ của Công ty
Tổng số vốn điều lệ của Công ty là 55.000.000.000 VNĐ
Trong đó:
+ Cổ phần của Nhà nước ( chiếm 49% vốn điều lệ): 26.950.000.000 đồng. Trong đó giá trị quyền sử dụng thương hiệu Sông Đà: 2.750.000.000 đồng bằng 5% vốn điều lệ, tỷ lệ này sẽ cố định trong suốt thời gian hoạt động của Công ty.
+ Cổ phần bán cho người lao động, tổ chức cá nhân khác ( chiếm 51,5% vốn điều lệ): 28.050.000.000 đồng. Trong đó cổ phần ưu đãi là 149 cổ phần tương ứng với giá trị là 14.954.400.000 đồng.
Trong công tác tài chính công ty đã đạt được những thành công :
Thực hiện tốt công tác đối chiếu công nợ thường xuyên, bám sát chặt chẽ tiến độ nghiệm thu thanh toán của các đơn vị để thu hồi vốn.
Đáp ứng vốn phục vụ SXKD đầy đủ tương đối kịp thời. Giải ngân vốn kịp thời cho các dự án do Công ty thực hiện, hoàn trả nợ vay ngân hàng đầy đủ, đúng hạn
Tuy nhiên, Công ty chưa chủ động bám sát các chỉ tiêu kế hoạch tài chính để có biện pháp khắc phục những tồn tại vướng mắc, chỉ đạo sát sao hoạt động SXKD phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm đảm bảo lợi nhuận đúng cam kết theo kế hoạch được giao. Và Công ty cũng chưa quan tâm đúng mức đến công tác đầu tư lâu dài, chưa xác định được định hướng phát triển của đơn vị trong những năm tới, tính toán khả năng ưu thế của thị trường, các nguồn lực cân đối và xét đến
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0190.doc