LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 3
I.Ý NGHĨA, VAI TRÒ, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG THỨC CỦA HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 3
1. ý nghĩa, vai trò hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ. 3
2. Nhiệm vụ hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ. 4
3. Các phương thức tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp. 4
II. NỘI DUNG HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP. 6
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN TỚI HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM. 6
2. Kế toán giá vốn thành phẩm tiêu thụ. 7
2.1. Hạch toán giá vốn thành phẩm tiêu thụ ở doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX). 7
2.1.1.Tài khoản sử dụng để hạch toán. 8
2.1.2. Hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKTX 9
2.2. Hạch toán giá vốn thành phẩm tiêu thụ ở doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK). 9
2.2.1. Tài khoản sử dụng để hạch toán. 10
2.2.2. Phương pháp hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKĐK. Có thể khái quát bằng sơ đồ sau: (Sơ đồ 2) 10
3. Kế toán doanh thu tiêu thụ. 11
3.1. Tài khoản sử dụng để hạch toán: 11
92 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng tổ chức lao động: Trực thuộc Giám đốc có nhiệm vụ giúp Giám đốc trong công tác quản lý, thực hiện các chế độ chính sách về người lao động, xây dựng và tham mưu cho xí nghiệp về tiêu chuẩn lương, thưởng, đảm bảo chế độ lương thưởng cho người lao động, xem xét về bộ máy tổ chức của xí nghiệp, bố trí lại lao động của xí nghiệp.
+ Phòng kế hoạch cung ứng: Có nhiệm vụ: lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và kế hoạch lao động, tiền lương cho các phân xưởng và toàn doanh nghiệp; thu mua, quản lý phải đảm bảo nguyên liệu, vật tư, bao bì, đủ tiêu chuẩn phục vụ sản xuất kinh doanh; đối với những thuốc độc phải thường xuyên kiểm tra và đảm bảo nguyên tắc chặt chẽ.
+ Phòng thị trường: Trực thuộc Giám đốc, phải có trách nhiệm tiêu thụ các sản phẩm đã nhập kho theo các quyết định tài chính của Nhà nước cũng như của xí nghiệp; có nhiệm vụ quảng cáo sản phẩm, nghiên cứu trên thị trường để nắm bắt mẫu mã; phòng này có mối quan hệ gần nhất với phòng tài chính - kế toán và phòng cung ứng .
+ Nhóm Markting: Thăm dò thị trường, cố vấn cho sản xuất của xí nghiệp.
+ Phòng đảm bảo chất lượng: Xây dựng ra các tiêu chuẩn hóa về chất lượng sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm tra chất lượng mỹ thuật của sản phẩm hoàn thành từ đó đưa ra các kiến nghị để thay đổi mẫu mã sản phẩm.
+ Phòng nghiên cứu triển khai: Có 2 nhiệm vụ: Nghiên cứu ra quy trình để sản xuất ra sản phẩm mới; khi sản phẩm mới ra đời rồi thì phải có trách nhiệm thường xuyên xem xét tuổi thọ của nó; phải phối hợp chặt chẽ với nhóm Marketinh và phòng thị trường để thường xuyên nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của khách hàng.
+ Phòng kiểm tra chất lượng (KCS): Kiểm tra về chất lượng, hàm lượng nguyên vật liệu đưa vào pha chế, và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa vào nhập kho hoặc tiêu thụ trực tiếp.
+ Phòng hành chính quản trị: Điều hành bộ máy hành chính, các công việc chung phục vụ cho vấn đề xã hội cũng như đời sống tinh thần của xí nghiệp.
+ Phòng bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ toàn bộ tài sản của xí nghiệp.
+ Phòng y tế: Thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên chức.
+ Phòng đầu tư xây dựng cơ bản: Xây dựng theo định hướng, qui định của xí nghiệp, xây dựng các dự án như: dự án đầu tư xí nghiệp, dự án đầu tư dây chuyền; sữa chữa nhỏ và thường xuyên sửa chữa các hư hỏng nhỏ của xí nghiệp.
+ Các phân xưởng sản xuất: Gồm phân xưởng chính (phân xưởng Tiêm, Phân xưởng viên, Phân xưởng Hóa), phân xưởng phụ (phân xưởng cơ điện), trong đó phân xưởng viên là phân xưởng chuyên sản xuất các loại thuốc như Ampicilin (nén), Penicilin,VitaminB1, B6, B12, C, thuốc sốt rét, thuốc giảm đau ,Tertacilin...; Phân xưởng Tiêm: chuyên sản xuất cácloại thuốc tiêm ,dịch chuyền như các loại Vitamin,thuốc bổ , kháng sinh, thuốc giảm đau ,glucoza; Phân xưởng Hóa (chế phẩm ): sản xuất các hóa chất ,tinh dầu ,thuốc nhỏ mũi thuốc giảm đau, các loại cao xoa...; phân xưởng cơ điện: chuyên phục vụ sửa chữa định kỳ, thường xuyên, phục vụ điện nước và sản xuất hơi cho các phân xưởng sản xuất chính.
4. Đặc điểm tổ chức hệ thống kế toán.
4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Bộ máy kế toán của Xí nghiệp được tổ chức theo mô hình kế toán tập
trung, đứng đầu là kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về tình hình tài chính kế toán của Xí nghiệp, dưới kế toán trưởng là một phó phòng phụ trách, và các nhân viên kế toán.
Mỗi phòng ban, phân xưởng có những chức năng riêng biệt nhưng lại có mối liên hệ với nhau khi thực hiên nhiệm vụ của mình. Các phòng ban phân xưởng
được quản lý theo chức năng thông qua các trưởng phòng, quản đốc rồi đến các nhân viên.
Phòng tài chính - kế toán có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ các mặt liên quan đến tình hình tài chính, kế toán và thống kê trong và ngoài Xí nghiệp.
Phòng tài chính - kế toán gồm 7 nhân viên dưới sự quản lí của một trưởng phòng và một phó phòng. Ngoài ra còn có 4 nhân viên kinh tế phân xưởng (ứng với 4 phân xưởng: phân xưởng tiêm, phân xưởng viên, phân xưởng hóa, phân xưởng cơ điện) có nhiệm vụ thu nhập thông tin tại từng phân xưởng cho kế toán trưởng, 4 nhân viên này ngoài chịu sự quản lí của kế toản trưởng còn chịu sự quản lý của các quản đốc phân xưởng .
Chức năng nhiệm vụ của từng cán bộ trong phòng :
Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ phụ trách chung mọi hoạt động trong phòng cũng như các phân xưởng, chủ yếu là phần tài chính, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công tác tài chính của xí nghiệp. Phụ trách giám sát chung, chỉ đạo thực hiện phương thức hạch toán, tạo nguồn vốn cho xí nghiệp, tham mưu về tình hình tài chính, thông tin kịp thời cho Giám đốc về tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghịêp. Ngoài ra kế toán trưởng còn đảm nhiệm phần hành kế toán tài sản cố định vì thiếu nhân viên.
Kế toán tổng hợp (kiêm phó phòng): Có nhiệm vụ tổng hợp thông tin từ các nhân viên kế toán để lên cân đối, báo cáo cuối kỳ. Phó phòng phụ trách điều hành kế toán viên liên quan đến việc đi sâu vào hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp như các nghiệp vụ kho, thanh toán, giá thành, tiêu thụ sản phẩm...
Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý quỹ, thu chi theo kế hoạch được duyệt.
Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê quỹ và khóa sổ.
Thu ngân: Hàng ngày có nhiệm vụ thu tiền bán hàng từ dưới cửa hàng của xí nghiệp và nộp tiền cho thu quỹ.
Kế toán lương: có nhiệm vụ tính toán lương, thưởng cho toàn bộ cán bộ nhân viên trong xí nghiệp dựa trên các chế độ chính sách và phương pháp tính lương phù hợp với các đối tượng. Kế toán lương có liên quan chặt chẽ với phòng tổ chức lao động về các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
Kế toán giá thành: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ giá thành kế hoạch và giá thành thực tế của các mặt hàng và các quy cách. Kế toán giá thành còn có nhiệm vụ tập hợp chi phí để tính giá thành của các loại sản phẩm được sản xuất tại từng phân xưởng trong từng thời kỳ tính giá thành. Định kỳ lập báo cáo giá thành theo khoản mục, yếu tố.
Kế toán tiêu thụ: Trong phần việc này kế toán chia thành hai bộ phận Kế toán thành phẩm: có mhiệm vụ theo dõi, tập hợp các chứng từ có liên quan đến việc thành phẩm nhập xuất kho theo các mục đích khác nhau và Kế toán tiêu thụ: có nhiệm vụ tập hợp các loại hóa đơn, chứng từ có liên quan đến việc bán hàng, tiêu thụ sản phẩm để ghi sổ. Hàng tháng, trước 10 ngày phải lập báo cáo thuế giá trị gia tăng đầu tháng, đồng thời dựa trên báo cáo thuế giá trị gia tăng đầu vào của kế toán thanh toán với người bán để lên báo cáo tổng hợp thuế giá trị gia tăng phải nộp .
Với từng phần hành kế toán cụ thể, mỗi nhân viên kế toán đảm nhiệm từng phần hành không chỉ làm thủ công mà song song với việc kế toán thủ công còn phải làm cả kế toán máy. Hiện nay xí nghiệp đã áp dụng chương trình kế toán máy Fast nhưng mới chỉ áp dụng được một số phần hành kế toán như: kế toán vốn bằng tiền, mua hàng, công nợ phải thu, phải trả, kế toán tiêu thụ, vì vậy chương trình vẫn chưa tự tổng hợp chi tiết để lên tổng hợp mà việc tổng hợp đó kế toán tổng hợp phải tổng hợp để nhập vào .
Kế toán trưởng
Máy tính
Phó phòng
Kế toán ngân hàng
Thủ
quỹ
Thu
ngân
Kế toán lương
Kế toán giá thành
Kế toán tiêu thụ
Kế toán thanh toán
Kế toán kho
(NVL)
Nhân viên kinh tế phân xưởng tiêm
Nhân viên kinh tế phân xưởng viên
Nhân viên kinh tế phân xưởng chế phẩm
Nhân viên kinh tế phân xưởng cơ điện
Sơ đồ 22: tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp
Vận dụng chế độ kế toán tại xí nghiệp.
+ Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: Xí nghiệp thành lập hệ thống tài khoản dựa theo quyết định QĐ 1864/1998/ QĐ-BTC ngày 16 tháng 12 năm 1998, ngoài ra để phục vụ yêu cầu quản lý xí nghiệp còn mở thêm tài khoản cấp 2, 3.
+ Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ: Xí nghiệp sử dụng hầu hết các chứng từ theo quy định bắt buộc của chế độ chứng từ kế toán bao gồm:
- Lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán bảo hiểm xã hội, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
- Bán hàng: hóa đơn bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước...
Hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu lĩnh vật tư, phiếu xuất kho, phiếu xuất vật tư theo định mức, biên bản kiểm nghiệm vật tư...
Tiền tệ: phiếu chi, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng biên lai thu tiền....
- Tài sản cố định: biên bản giao nhận TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ ...
+ Hình thức sổ kế toán
Xí nghiệp áp dụng hình thức nhật ký chứng từ. Tại xí nghiệp hiện có các loại sổ sau:
* Sổ, thẻ kế toán chi tiết:
Sổ chi tiết TK 155, 157, 5111, 5112.
Sổ (thẻ) tài sản cố định.
Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay.
Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán.
* Sổ kế toán tổng hợp
Nhật ký chứng từ.
Sổ cái các tài khoản.
+ Hệ thống báo cáo kế toán
- Báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính.
- Báo cáo quản trị.
II. Thực trạng hạch toán tiêu thụ thành phẩm, xác định kết quả tiêu thụ tại Xí nghiệp Dược phẩm Trung Ương II .
1. Phương thức tiêu thụ.
Hiện nay, Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương II sử dụng các phương thức tiêu thụ chủ yếu là: Giao bán trực tiếp, bán theo hợp đồng và gửi bán qua các cửa hàng (Không sử dụng phương thức bán hàng qua đại lý ký gửi).
+ Phương thức giao bán trực tiếp hoặc bán hàng theo hợp đồng:Tại xí nghiệp thực chất hai phương thức này tương tự nhau, điểm khác biệt cơ bản là phương thức bán hàng theo hợp đồng thường được áp dụng khi các hiệu thuốc, các cửa hàng thuốc ở các tỉnh đến ký hợp đồng mua hàng với Xí nghiệp thường ký hợp đồng mua hàng theo thời hạn 1 năm hoặc 6 tháng. Còn trường hợp tiêu thụ trực tiếp thường ký hợp đồng cho từng lần mua hàng. Theo phương thức này khách hàng đến mua hàng có thể trả tiền ngay hoặc trả chậm, số hàng đã bán được không còn thuộc sở hữu của Xí nghiệp. Với phương thức này đối tượng phân phối sản phẩm của Xí nghiệp là các Công ty dược phẩm, các bệnh viện trung ương, các cửa hàng bán buôn,…đó chính là kênh phân phối gián tiếp cấp 1.
+ Phương thức gửi bán qua các cửa hàng: Phương thức gửi bán qua các cửa hàng không giống với phương thức bán hàng đại lý, ký gửi. Xí nghiệp xuất giao cho các cửa hàng phụ thuộc dưới hình thức giao khoán. Các nhân viên của 4 cửa hàng thuộc biên chế chính thức của Xí nghiệp, hưởng lương theo ngạch bậc qui định và nếu bán được nhiều hàng hơn mức qui định sẽ được thưởng. Các cửa hàng này có thể được coi như các “vệ tinh” bán hàng của Xí nghiệp . Cuối tháng các cửa hàng phải nộp tiền kèm hoá đơn bán hàng, “Báo cáo tiêu thụ sản phẩm” và “Bảng kê bán lẻ hàng hoá” tiền Xí nghiệp. Với phương thức này đối tượng phân phối sản phẩm của Xí nghiệp chính là các cửa hàng trực tiếp phân phối đến tay người tiêu dùng.
2. Phương thức thanh toán.
Bên cạnh việc áp dụng các phương thức bán hàng, xí nghiệp còn áp dụng hình thức thanh toán linh hoạt và hiệu quả như:
Bán hàng thanh toán ngay: Khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng.
Bán hàng trả chậm: Xí nghiệp cho khách hàng thanh toán chậm trong một thời gian nhất định.
Tuỳ thuộc vào khách hàng mà xí nghiệp áp dụng hình thức thanh toán khác nhau.
3.Khái quát hạch toán tiêu thụ thành phẩm, xác định kết quả tiêu thụ tại xí nghiệp.
Việc bán hàng ở xí nghiệp diễn ra một cách thường xuyên liên tục với
doanh số lớn. Công tác kế toán tiêu thụ chủ yếu được căn cứ trên hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, các chứng từ thanh toán như phiếu thu, séc uỷ nhiệm chi (UNC)... Đồng thời để theo dõi phản ánh và giám đốc tình hình tiêu thụ có năng suất và hiệu quả xí nghiệp sử dụng một số TK sau: TK 5111 “Doanh thu bán hàng hoá”, TK 5112 “Doanh thu bán thành phẩm”, TK 531, TK 532, TK 6321, TK 6322, TK 911, và một số TK khác liên quan.
Quá trình hạch toán tiêu thụ thành phẩm xí nghiệp sử dụng các sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết thành phẩm, sổ chi tiết hàng gửi bán, bảng kê chứng từ tiêu thụ: Được sử dụng để theo dõi doanh thu bán hàng, giảm khoản phải thu, thuế GTGT đầu ra, sổ chi tiết thanh toán với khách hàng, bảng kê số 5.
Bên cạnh đó để kế toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ, còn mở các sổ tổng hợp: Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn thành phẩm, bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn hàng gửi bán, bảng kê 11, NKCT số 8, Sổ cái TK: 155, 157, 5111, 5112, 6321, 6322, 641, 642, 911…, Báo cáo tiêu thụ sản phẩm : báo cáo về tình hình tiêu thụ do các cửa hàng nộp.
Công việc hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại phòng tài chính- Kế toán ở Xí nghiệp do 2 nhân viên kế toán đảm nhận. Có thể khái quát qui trình hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương II qua sơ đồ sau:
Sơ đồ23: Qui trình hạch toán chi tiết, tổng hợp tiêu thụ thành phẩm tại Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương II
DT
DT,
VAT
đầu ra
Chi phí
GV
Bảng kê hoá đơn hàng hoá bán ra, bảng kê bán lẻ hàng hoá
Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào
Chứng từ kế toán
Báo cáo sử dụng hoá đơn tài chính
Tờ khai thuế GTGT
Sổ chi tiết thành phẩm
Sổ chi tiết hàng gửi bán
Bảng kê chứng từ
Bảng kê số 5
Bảng tổng hợp
NXT TP
Sổ chi tiết TK 131
Bảng kê số 11
Nhật ký chứng từ số 8
Bảng cân đối phát sinh các tài khoản
Sổ Cái TK 155, 157, 632, 511, 641, 642, 531, 532, 911
Báo cáo
Báo cáo tiêu thụ tại các cửa hàng
Bảng tổng hợp
NXT HGB
Ghi chú:
- Đối chiếu, kiểm tra :
- Ghi hàng ngày :
- Ghi cuối tháng :
Kế toán giá vốn hàng bán.
4.1. Hạch toán chi tiết giá vốn hàng bán.
4.1.1. Hạch toán chi tiết giá vốn hàng bán theo phương thức bán trực tiếp hoặc bán hàng theo hợp đồng tại Xí nghiệp.
Công tác phản ánh giá vốn thành phẩm tiêu thụ theo phương thức ở Xí nghiệp diễn ra một cách liên tục. Để phản ánh kế toán sử dụng Hoá đơn GTGT làm gốc, đây chính là căn cứ để kế toán thành phẩm hạch toán giá vốn hàng bán theo phương thức tiêu thụ này.
Trình tự luân chuyển chứng từ: Khi khách hàng đến mua hàng, khách hàng phải đến phòng thị trường, phòng thị trường căn cứ vào yêu cầu của khách hàng và tình hình thành phẩm tồn kho để yêu cầu kế toán thành phẩm viết Hoá đơn GTGT , tiếp đó khách hàng lên phòng Kế toán- tài chính gặp Kế toán trưởng , sau khi thoả thuận phương thức thanh toán, kế toán trưởng ký hoá đơn: Trường hợp nếu như khách hàng thanh toán ngay thì thì phải có đóng dấu “Đã thu tiền” của thủ quỹ, nếu như khách hàng xin nợ thì kế toán trưởng ghi vào hoá đơn GTGT thời hạn thanh toán và ghi thêm “ Giấy xin khất nợ” có chữ ký của 2 bên để kế toán trưởng quản lý khách hàng xin nợ. Sau đó khách hàng cầm Hoá đơn GTGT xuống kho để nhận hàng . Thủ kho căn cứ vào Hoá đơn để xuất hàng cho khách hàng. Trong trường hợp này Xí nghiệp sử dụng hoá đơn GTGT kiêm phiếu xuất kho. Nếu khách hàng mua với khối lượng nhiều sẽ được khuyến mại hàng , lúc đó phòng thị trường yêu cầu kế toán thành phẩm viết hoá đơn khuyến mại.
Hiện nay, tại Xí nghiệp đang sử dụng hoá đơn GTGT theo mẫu 01GTKT - 3LL do Bộ tài chính phát hành .
Hoá đơn GTGT được lập thành 3 liên :
Liên 1: Lưu tại kho
Liên 2: Giao cho khách hàng
Liên 3: Dùng để thanh toán.
Mẫu Hoá đơn GTGT
Biểu số 4: Hoá đơn ( GTGT)
Liên 3 ( Dùng để thanh toán ) 02- B
Ngày 01 tháng 01 năm 2003 DR 76295
Đơn vị bán hàng: Xí nghiệp Dược phẩm Trung Ương II .
Địa chỉ : Số 9 – Trần Thánh Tông Số Tài khoản:
Điện thoại : 04.8211966 Mã số:
Họ tên người mua: Dược sỹ Hồng..
Địa chỉ : Công ty cổ phần dược phẩm Nghệ An
Hình thức thanh toán: Mã số:
STT
Tên hàng, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1x2
1
Ampicillin 0,25g (lọ)
Viên
120 000
420.7333
50 488 000
Cộng tiền hàng: 50 488 000
Thuế suất GTGT 5% Tiền thuế GTGT 2 524 400
Tổng tiền hàng: 53 012 400
Số tiền bằng chữ: Năm ba triệu không trăm mười hai nghìn bốn trăm đồng.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, đóng dấu,họ tên)
Người viết hoá đơn Thủ kho
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
+ Hoá đơn GTGT là căn cứ để thủ kho ghi thẻ kho - chỉ tiêu số lượng thành phẩm xuất.
+ Hoá đơn GTGT là chứng từ nguồn để kế toán thành phẩm vào sổ chi
tiết thành phẩm cột số lượng.
+ Dòng cộng của tiền hàng, tiền thuế gtgt là cơ sở để kế toán tiêu thụ lên bảng kê chứng từ TK5111, 5112, 3331.
Trình tự hạch toán chi tiết giá vốn thành phẩm xuất kho bán trực tiếp.
Hàng ngày sau khi nhận được liên 3 “ Hoá đơn GTGT ”, kế toán thành phẩm tiến hành phân loại hàng xuất theo từng mặt hàng vào sổ kế toán chi tiết thành phẩm.Việc vào sổ chi tiết thành phẩm được thực hiện song song cả kế toán tay và máy.
Kế toán thành phẩm mở “Sổ chi tiết thành phẩm” theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn thành phẩm của Xí nghiệp trong tháng. “Sổ chi tiết thành phẩm” được mở chi tiết theo từng từng loại thành phẩm của từng nhóm thành phẩm (Hoá, Kháng sinh, sốt, tiêm, viên )
Chú giải “ Sổ chi tiết thành phẩm” (Biểu số 5)
Số tồn đầu tháng là số tồn cuối tháng trước.
Phần “ Nhập” : Hàng ngày kế toán kế toán thành phẩm lấy các chứng từ nhập (Phiếu nhập kho) để ghi vào phần này.
Phần “ xuất” : Căn cứ vào “ Hoá đơn GTGT ” để vào phần xuất về mặt số lượng, và cuối tháng tính ra đơn giá xuất để vào cột giá trị
Số tồn cuối tháng : Số thành phẩm tồn cuối tháng được tính thông qua số tồn đầu tháng, số nhập và xuất trong tháng.
Số tồn cuối tháng được tính bằng công thức:
Tồn cuối tháng= tồn đầu tháng + nhập trong tháng - xuất trong tháng
Đối với lượng hàng bán bị trả lại số lượng được ghi theo số lượng thực nhập còn đơn giá là giá thực tế bình quân giá quyền kỳ trước.
Định kỳ kế toán thành phẩm phải tiến hành đối chiếu về lượng nhập, xuất, tồn thành phẩm với “thẻ kho” của thủ kho.
Cuối tháng, kế toán thành phẩm tổng hợp số liệu trên “Sổ chi tiết thành
phẩm” cho biết số lượng và thành phẩm tồn đầu tháng, nhập trong tháng và số lượng xuất trong tháng, căn cứ vào phần tồn đầu và nhập trong tháng để tính ra giá xuất trong tháng theo phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền. Tổng giá trị xuất trong tháng bao gồm cả giá vốn hàng bán trực tiếp , giá trị hàng gửi bán tại các cửa hàng và số ít là hang khuyến mại hoá đơn.
Ví dụ: ở biểu số 5 , Sản phẩm Ampicillin 0,25g (lọ) , đơn vị tính viên, có các thông số tổng cộng:
Tồn đầu tháng
Nhập trong tháng
Xuất trong tháng
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
993 000
172 838 639
2 260 000
369 946 531
2 217 000
Kế toán thành phẩm tiến hành tính giá xuất của sản phẩm Ampicillin 0,25g (lọ) theo phương pháp bình quân gia quyền
Đơn giá xuất Ampicillin 0,25g (lọ) trong tháng là
172 838 639 + 369 946 531
993 000 + 2 260 000
=
166,85 ( đồng/viên)
Số lượng Ampicillin 0,25g (lọ) đã xuất trong tháng là 2.217.000 viên, vậy giá trị Ampicillin 0,25g (lọ) đã xuất trong tháng là:
2 217 000 x 166,856 đồng/viên = 369 921 524 (đồng).
Mẫu “ Sổ chi tiết thành phẩm” _ Biểu số 5 .
Cuối tháng, kế toán thành phẩm căn cứ vào số liệu tổng cộng nhập, xuất, tồn của “Sổ chi tiết thành phẩm” để lên “Bảng tổng hợp nhập xuất tồn (NXT) thành phẩm”. Mỗi sản phẩm được ghi một dòng trên “Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn thành phẩm” (biểu số 6)
Cuối tháng, kế toán tiêu thụ căn cứ vào các Bảng tổng hợp NXT để tính ra giá vốn hàng bán trực tiếp tại Xí nghiệp bằng cách lấy tổng xuất trong “ Bảng tổng hợp NXT thành phẩm”(biểu số 6) trừ đi tổng nhập của tất cả các “Bảng tổng hợp NXT hàng gửi bán” của 4 cửa hàng (Mẫu của các cửa hàng còn lại giống như biểu số 8).
Giá vốn hàng = 7 344 267 894 - 924 268 509 = 6 419 998 985 (đồng) xuất bán trực tiếp
Trong đó:
Tổng nhập của 7 Ngọc Khánh: 564 284 705
Tổng nhập của 8 Ngọc Khánh : 143 939 336
Tổng nhập của 31 Láng Hạ : 208 976 404
Tổng nhập của GTSP : 7 068 464
Bút toán như sau: Nợ TK 157 : 924 268 509
Nợ TK 6322 : 6 419 998 985
Có TK 155: 7 344 267 894
Số liệu này là cơ sở để vào TK có 155 trong NKCT số 8
4.1.2.Hạch toán chi tiết giá vốn hàng bán theo phương thức gửi bán qua các cửa hàng.
Theo phương thức này nghiệp vụ xuất thành phẩm gửi bán qua các cửa hàng kế toán sử dụng “Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ” làm gốc, đây chính là căn cứ để kế toán thành phẩm vào sổ chi tiết thành phẩm.
Trình tự luân chuyển chứng từ: Hiện tại Xí nghiệp có 4 cửa hàng bán sản phẩm tại Hà Nội. Cửa hàng số 7 Ngọc Khánh, số 8 Ngọc Khánh, 31 Láng Hạ và cửa hàng Giới thiệu sản phẩm. Riêng nhóm tiếp thị, số thu về bán hàng không được coi là doanh thu cửa hàng mà được ghi nhận như là doanh thu tiêu thụ trực tiếp tại Xí nghiệp.
Đối với lượng sản phẩm chuyển cho các cửa hàng của Xí nghiệp thì chưa tính doanh thu mà được coi là hàng gửi bán. Để phản ánh lượng thành phẩm xuất cho các cửa hàng, Xí nghiệp sử dụng “ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ”
" Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ " được lập thành 3 liên:
Liên 1: lưu tại kho
Liên 2 : lưu tại cửa hàng.
Liên 3 : lưu tại phòng kế toán
Trên " Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ " phòng thị trường sẽ ghi các chỉ tiêu: Tên, nhãn hiệu, qui cách phẩm chất vật tư, đơn vị tính, số lượng thành phẩm thực tế xuất kho. Thủ kho tiến hành xuất kho theo đúng số lượng chủng loại đã được ghi trên phiếu. Sau khi nhận được liên 2 và 3, kế toán thành phẩm sẽ ghi cột đơn giá và cột thành tiền . Cột đơn giá không phản ánh giá bán đơn vị như hoá đơn GTGT mà phản ánh giá vốn đơn vị. Tuy nhiên, tại thời điểm xuất sản phẩm cho các cửa hàng thì kế toán giá thành chưa tính xong giá nhập thực tế xuất kho,vì vậy kế toán thành phẩm sẽ ghi giá vốn tạm tính vào cột đơn giá. Giá vốn tạm tính này là giá xuất thực tế của các tháng trước và được sử dụng ổn định trong quý báo cáo.
Mẫu " Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ " - Biểu số 7.
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Ngày 11 tháng 01 năm 2003
liên3: Dùng thanh toán nội bộ Số: 10496
Căn cứ lệnh điều động số: ngày tháng ....... năm 200........
Của cửa hàng: số 7 Ngọc Khánh về việc.........................................
Họ và tên người vận chuyển:.............Hợp đồng số:....................................
Phương tiện vận chuyển:.............................................................................
Xuất tại kho:....Viên....................................................................................
Nhập tại kho:..............................................................................................
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (SP, hh)
Msố
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá (Đồng)
Thành tiền (đồng)
Thực xuất
Thực nhập
A
B
C
D
1
2
3
4= 1x3
1
Ampicillin 0,25g
Viên
120 000
143
17 160 000
Cộng
17 160 000
Xuất,ngày......tháng....năm200.. Nhập,ngày.....tháng....năm200...
Người lập biểu Thủ kho xuất Người vận chuyển Thủ kho nhập
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
+ " Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ " là chứng từ gốc để thủ kho vào thẻ kho – chỉ tiêu số lượng xuất ra các cửa hàng.
+ Kế toán thành phẩm sẽ ghi chỉ tiêu số lượng xuất vào sổ chi tiết thành phẩm và sổ chi tiết hàng gửi bán.
+ Nhân viên của cửa hàng sẽ phản ánh 3 chỉ tiêu: số lượng, đơn giá và thành tiền vào Bảng kê chứng từ gốc nhập xuất của cửa hàng, đến cuối tháng tổng hợp cho tất cả danh điểm thành phẩm có trong cửa hàng rồi lập “Báo cáo tiêu thụ sản phẩm”.
Trình tự hạch toán chi tiết giá vốn hàng gửi bán cho các cửa hàng.
Khi nhận được liên 3 " Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ", kế toán thành phẩm sau khi đã vào “sổ chi tiết thành phẩm” thì tiến hành phân loại từng mặt hàng xuất cho từng cửa hàng hàng để vào “ Sổ chi tiết hàng gửi bán”. “ Sổ chi tiết hàng gửi bán” được mở theo từng mặt hàng và theo từng cửa hàng. Cách vào “sổ chi tiết hàng gửi bán” tương tự như vào “sổ chi tiết thành phẩm”. Ngoài ra, cuối tháng để vào cột số lượng phần xuất trên “Sổ chi tiết hàng gửi bán” còn phải căn cứ vào hoá đơn GTGT do các cửa hàng lập đối chiếu với “Báo cáo tiêu thụ sản phẩm” của từng cửa hàng _ Biểu số 10 do các cửa hàng nộp lên vào cuối tháng.
Cuối tháng, để tính giá vốn hàng gửi bán trong tháng tại Xí nghiệp, kế toán thành phẩm tiến hành tính giá vốn đơn vị của từng sản phẩm trên “Sổ chi tiết hàng gửi bán”, với cách tính theo phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền giống như tính giá vốn hàng bán trực tiếp như trên.
Ví dụ: ở biểu số 8, Hàng gửi bán: Ampicillin 0,25g(lọ), có các thông số sau:
Tồn đầu tháng
Nhập trong tháng
Xuất trong tháng
SL
Giá trị
SL
Giá trị
SL
Giá trị
683 710
109 955 821
336 000
56 063 885
659 710
Kế toán thành phẩm tiến hành tính giá xuất của hàng gửi bán Ampicillin 0,25g (lọ) theo phương pháp bình quân gia quyền.
=
162,8107 (đồng/ viên)
109 955 821 + 56 063 885
683 710 + 336 000
Mẫu “ sổ chi tiết hàng gửi bán” _ Biểu số 8
Cuối tháng, kế toán thành phẩm căn cứ vào số liệu tổng cộng trên sổ chi tiết hàng gửi bán của từng sản phẩm theo từng cửa hàng để lên “ Bảng tổng hợp NXT hàng gửi bán (HGB)” theo từng cửa hàng (các mẫu giống như biểu số 9). Bảng tổng hợp NXT hàng gửi bán” được theo dõi riêng từng cửa hàng và mỗi sản phẩm được ghi một dòng.
Dựa vào số liệu trên “Bảng tổng hợp NXT HGB” của các cửa hàng, kế toán tiêu thụ hạch toán giá vốn hàng gửi bán. Giá vốn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36808.doc