Hoàn thiện) Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội

Phần I. Những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toan tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ trong các DN SX

I.Vai trò, vị trí của tiêu thụ, kết quả tiêu thụ và nhiệm vụ hạch toán.

 1.Khái niệm, vị trí của tiêu thụ, kết quả tiêu thụ và nhiệm vụ hạch toán

1. Các phương thức tiêu thụ

2.1Doanh thu bán hàng

2.2 Kết quả bán hàng

2. Yêu cầu và nhiệm vụ hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả

II. Hạch toán tổng hợp tiêu thụ theo phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ

1. Các nguyên tắc kế toán cần quán triệt trong công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng.

2. Chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng.

3. Phương pháp hạch toán thành phẩm tiêu thụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ và phương pháp kê khai thường xuyên.

4. CPBH và CPQLDN phân bổ cho hàng bán ra.

5. Tổ chức kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh.

III. Hạch toán kết quả tiêu thụ.

1. Hạch toán kết quả tiêu thụ.

2. Tổ chức sổ kế toán tiêu thụ thành phẩm và kết quả tiêu thụ thành phẩm.

Phần II. Thực trạng về hạch toán tiêu thụ vả kết quả tiêu thụ tại công ty KDNS Hà Nội

I. Đặc điểm kinh tếvà tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty KDNS Hà Nội

1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

1.1 . Đặc điểm công nghệ sản xuất và tổ chức kinh doanh của công ty KDNS Hà Nội.

1.2 Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của công ty.

2. Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tai công ty KDNS Hà Nội.

II. Tổ chức công tác kế toán tại công ty KDNS Hà Nội.

1. Đặc điểm tổ chức bộmáy kế toán

2. Đặc điểm tổ chức sổ sách kế toán.

2.1 Hệ thống chứng từ và quá trình luân chuyển chứng từ

2.2 Hệ thống tài khoản kế toán công ty sử dụng.

2.3 Hệ thống sổ sách công ty sử dụng.

3. Hạch toán phần hành chủ yếu của công ty

III. Hạch toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm tại công ty KDNS Hà Nội.

1. Đặc điểm và tình hình quản lý tiêu thụ ở công ty

2. Phương thức bán hàng và chứng từ sử dụng.

1.1. Nhiệm vụ kinh doanh bán nước sạch

1.2. Nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sửa chữa, lắp đặt.

1.3. Nhiệm vụ nhượng bán vật tư hàng hoá.

 VI. Hạch toán kết quả tiêu thụ tại công ty KDNS Hà Nội

1. Kế toán doanh thu bán hàng.

2. Kế toán thanh toán với người mua và thuế phải nộp cho hàng bán ra.

2.1. Kế toán thanh toán với người mua

2.2. Kế toán các khoản thuế phải nộp cho hàng tiêu thụ

3. Kế toán giá vốn thực té hàng xuất bán

4. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

5. Kế toán kết quả bán hàng.

Phần III. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty KDNS hà nội

I. Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác

định kết quả bán hàng tại công ty KDNS hà nội

1. Những ưu điểm đã đạt được

2. Những tồn tại cần khắc phục

II. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty KDNS hà nội.

 1. Kiến nghị thứ nhất - Về việc tổ chức luân chuyển chứng từ.

 2. Kiến nghị thứ hai - Về tổ chức kế toán doanh thu

3. Kiến nghị thứ ba - Về kế toán giá vốn hàng bán.

 3.1. Về tổ chức tài khoản kế toán

 3.2. Kế toán giá vốn nước bán

3.3 . Kế toán xây lắp và dịch vụ sửa chữa

 3.4. Kiến nghị thứ tư - Về kế toán xác định kết quả bán hàng.

 3.4.1 Về tài khoản sử dụng

 3.4.2. Về tổ chức phân bổ CPBH và CPQL

 3.4.3.Về tổ chức hạch toán xác định kết quả bán hàng

 

 

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA TẠI CHỨC

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện) Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xử lý kịp thời những điểm thiếu nước, những điểm vỡ. Phối hợp tốt với chính quyền địa phương và các cơ quan thông tin đại chúng trong việc cấp nước,thực hiện các dự án xây dựngvà phát triển hệ thốngcấp nước. Thường xuyên thông tin các hoạt động sản xuất cấp nước của công ty và vận động khách hàng nâng cao ý thức sử dụng nước và bảo vê nguồn nước. Với thành tích sản xuất kinh doanh và phục vụ cấp nước năm 2002 Công ty đã được Sở Giao thông Công Chính và UBND Thành phố Hà Nội đánh giá tình hình cấp nước năm 2002 tốt hơn năm 2001 và được Bộ xây dựng tặng bằng khen. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Doanh thu 122.709.470.671 133735840885 135.954.791.593 Doanh thu thuần 12.270.407.984 133735496152 137.949.710.201 Tổng LN TT 14.195.396.379 14133143508 20.699.803.946 LNST 9.652.869.538 9610537923 14.075.866.677 Đặc điểm công nghệ sản xuất và tổ chức kinh doanh của công ty KDNS Hà Nội Qui trình công nghệ sản xuất và cung cấp nước sạch của công ty KDNS Hà Nội. Công ty KDNS Hà Nội có ngành nghề là đứng ra khai thác nguồn nước tự nhiên để sản xuất ra thành phẩm cuối cùng là nưóc sạch cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất. Để có thể sản xuất ra thành phẩm là nước sạch,nước tự nhiên sau khi được khai thác phải trải qua một qui trình xử lý phức tạp (theo sơ đồ sau ): Sơ đồ số 15: Qui trình công nghệ sản xuất và cung cấp nước sạch Giếng khoan Dàn khử sắt Bể lắng Bể lọc Bể sát trùng Trạm bơm đợt hai Cấp nước sản xuất, sinh hoạt Nước sạch của Hà Nội được khai thác ở giếng khoan ở độ sâu từ 60m đến 80m.Nước được đẩy lên giàn mưa thực hiện quá trình khử Sắt (Fe2) thành Sắt 3 (Fe3) và Mangan 2(Mn2) thành Mangan 3 (Mn3) kết tủa,sau đó được dẫn vào bể lắng để loại các chất cặn lắng to.Khi đã lắng sơ bộ,nước được dẫn vào bể lọc để loại bớt các cặn nhỏ còn lơ lửng trong nước,khi nước đã đạt trong thì người ta tiếp tục làm sạch nước bằng Clo hoặc Zaven ở nồng độ 0,5g/m3 đến 1,0g/m3 nước,sau đó nước được tích lại ở bể chứa.Trạm bơm đợt hai thực hiện nốt công đoạn bơm nước sạch vào hệ thống cung cấp cho thành phố. 1.2. Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty KDNS Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân và hạch toán kinh doanh độc lập.Với chức năng và nhiệm vụ đã nêu trên công ty đã hình thành bộ máy quản lý theo một cấp, đứng đầu là giám đốc công ty,giúp việc cho giám đốc có ba phó giám đốc và các phòng ban chức năng. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty KDNS Hà Nội bao gồm các bộ phận sau: Khối sản xuất nước Bao gồm 8 nhà máy và 12 trạm nước cục bộ đạt tổng công suất bình quân xấp xỉ 380.000m3/ngày đêm. Nhiệm vụ của các nhà máy nước là quản lý vận hành dây chuyền sản xuất nước bao gồm : Vận hành giếng khai thác, vận hành khu xử lý nước và hệ thống khử trùng, vận hành trạm bơm 2 để bơm nước ra mạng cung cấp đúng theo lịch. Có kế hoạch sửa chữa, sàng lọc, làm vệ sinh công nghiệp cho các thiết bị như: giếng khai thác, bể chứa.Tổ chức tốt công tác sản xuất đảm bảo thực hiện được kế hoạch sản xuất mà công ty giao, đồng thời phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với chất lượng nước được xử lý. Khối xí nghiệp kinh doanh Bao gồm 5 xí nghiệp kinh doanh là các đơn vị thành viên nằm trong công ty, các xí nghiệp kinh doanh có những nhiệm vụ như sau: - Quản lý vận hành các trạm bơm tăng áp, trạm sản xuất nước nhỏ nằm trên địa bàn quản lý. Bảo dưỡng,sửa chữa hệ thống đường ống chống thất thoát nước - Quản lý mạng lưới đường ống cấp nước bao gồm mạng truyền dẫn, mạng phân phối, mạng dịch vụ, các nhánh rẽ cấp nước vào các khách tiêu thụ nước, bảo đảm thông suốt việc cấp nước bình thường cho các khách hàng tiêu thụ nước. Quản lý khách hàng tiêu thụ nước, ghi đọc chỉ số đồng hồ để phát hành hóa đơn thu tiền nước, tiến hành thu tiền nước theo hóa đơn đã phát hành. Khối xí nghiệp phụ trợ. - Xí nghiệp vật tư: XN có nhiệm vụ mua sắm máy móc, vật tư, thiết bị đáp ứng nhu cầu sản xuất của các đơn vị trong toàn công ty. - Xí nghiệp cơ giới: XN có nhiệm vụ quản lý và khai thác các phương tiện cơ giới như ô tô, động cơ, máy nổ, máy xây dựng phục vụ sản xuất trong toàn công ty.Ngoài ra XN còn có nhiệm vụ chuyên chở nước đi bán bằng xe téc theo kế hoạch điều động của công ty. - Xí nghiệp cơ điện: Xí nghiệp có nhiệm vụ lắp đặt, thay thế, bảo dưỡng và sửa chữa lớn máy móc thiết bị của các nhà máy nước và trạm sản xuất nước. Ngoài ra trong xí nghiệp cơ điện còn có nhiệm vụ kiểm tra, sửa chữa số đồng hồ nước mà công ty cấp cho khách hàng. - Xí nghiệp xây lắp: Xí nghiệp có nhiệm vụ chuyên thi công xây lắp các công trình cấp nước như lắp đặt các tuyến ống phân phối, tuyến ống dịch vụ, lắp đặt máy nước mới cho các hộ tiêu thụ..... - Xí nghiệp tư vấn và khảo sát thiết kế: Xí nghiệp có nhiệm vụ lập các dự án vừa và nhỏ để xây dựng các trạm sản xuất, cung cấp nước, khảo sát thiết kế , lắp đặt các công trình cung cấp nước cho công ty và các đơn vị khác. Khối các phòng ban: bao gồm các phòng nghiệp vụ chức năng trực thuộc công ty có nhiệm vụ giúp giám đốc triển khai, giám sát, tổng hợp tình hình hoạt động của toàn công ty, dảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển ổn định. Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động sản xuất KD tại công ty KDNS Hà Nội Chức năng và nhiệm vụ Đứng đầu bộ máy quản lý của công ty là giám đốc : Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiêmh trước cấp trên, trực tiếp quản lý về hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của công ty. Giúp việc cho giám đốc gồm có 3 phó giám đốc : Phó giám đốc sản xuất Phó gián đốc kĩ thuật Phó giám đốc phụ trợ Phòng tổ chức đào tạo : Quản lý nhân sự, đạo tạo nhân viên, công nhân phục vụ công ty, thực hiện chính sách chế độ công nhân viên, trong đó có BHXH, làm thủ tục về hưu cho cán bộ công nhân viên và thủ tục ký hợp đồng công nhân viên đồng thời tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy. Phòng kế hoạch tổng hợp : Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh đầu tư cho công ty, giúp giám đốc theo dõi thực hiện kế hoạch, tính toán và thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên. Phòng kĩ thuật : giúp giám đốc đIều hành, quản lý hệ thống sản xuất chuyền dẫn vận hành nhà máy, giúp bảo hộ an toàn lao động, vận dụng các kĩ thuật tiên tiến trong sản xuất,tham gia quản lý TSCĐ, các định mức kĩ thuật trong sản xuất. Phòng kiểm nghiệm : kiểm tra chất lượng sản phẩm , theo dõi, kiểm tra chất lượng nước thô, nước tinh có đảm bảo tiêu chuẩn cho phép để đưa vào sử dụng không lo vệ sinh môi trường trong sản xuất, lo khám bệnh cho công nhân sản xuất nước và y tế cho công nhân viên. Phòng hành chính : đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả. Phòng thanh tra : xem xét khiếu nại thực hiện của công nhân viên và hệ thống nước. Phòng kinh doanh : quản lý các xí nghiệp KD ở khâu ghi, thu tiền nước, tổ chức kiểm tra sử dụng nước của khách hàng. Phòng bảo vệ : có trách nhiệm bảo vệ TS của công ty và TS của công nhân viên. Ban QLDA : gồm có 2 ban QLDA đều có trách nhiệm phân công tìm và phát triển nước ngầm, mở rộng và phát triển những khu vực nghèo dựa vào NS cấp hoặc vốn tái đầu tư, vốn quỹ đầu tư phát triển. Xí nghiệp cơ điện : sửa chữa máy móc cho các nhà máy (114 giếng) phải sửa chữa, lo vận tải, vận chuyển vật tư và vận chuyển xe téc nước bán phục vụ những nơi không có nước. Xí nghiệp vật tư : mua sắm vật tư để cung ứng kịp thời, đáp ứng đúng lúc. Sơ đồ số 16 : bộ máy tổ chức quản lý của công ty kdns hà nội P. Tài chính Kế toán XN Cơ điện XN Cơ giới P. Kinh doanh XN Xây lắp P. Thanh tra Ban Quản lý Dự án 1A P. Quản lý Dự án XN Vật tư 8 NM nước 1. Yên Phụ 2. Ngô Sỹ Liên 3. Lương Yên 4. Mai Dịch 5. Pháp Vân 6. Tương Mai 7. Hạ Đình 8. Ngọc Hà P. Bảo vệ giám đốc P. Tổ Chức Đào Tạo Phó Giám đốc sản xuất nước Phó Giám đốc Kỹ thuật Phó Giám đốc phụ trợ và xây lắp P. Kế hoạch Tổng hợp P. Kiểm Nghiệm P. Kỹ Thuật P. Hành Chính P. Tài chính Kế toán XN Cơ điện XN Tư vấn và KSTK XN Cơ giới P. Kinh doanh XN Xây lắp P. Thanh tra Ban Quản lý Dự án 1A P. Quản lý Dự án XN Vật tư 8 NM nước 1. Yên Phụ 2.Ngô Sỹ Liên 3. Lương Yên 4. Mai Dịch 5. Pháp Vân 6. Tương Mai 7. Hạ Đình 8. Ngọc Hà 5 XN KDNS 1. Hoàn Kiếm 2. Đống Đa 3. Ba Đình 4.Hai Bà Trưng 5. Từ Liêm P. Bảo vệ II. Tổ chức công tác kế toán tại công ty KDNS Hà Nội 1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, trình độ của cán bộ kế toán và chức năng nhiệm vụ được giao bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung tức là hầu hết công việc kế toán đều được thực hiện ở phòng kế toán không có bộ phận kế toán riêng biệt độc lập tại các xí nghiệp. Đồng thời trong bộ máy kế toán các nhân viên được bố trí đảm nhận các phần hành căn cứ vào khối lượng, tính chất phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế tài chính và trình dộ thực tế của cán bộ kế toán.. do đó đã tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ cũng như đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng đối với công tác kế toán. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty Phòng kế toán của công ty có 23 nhân viên, đứng đầu là kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài chính, kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty, toàn bộ nhân viên trong phòng kế toán chịu sự lãnh đạo trực tiếp của kế toán trưởng. Các bộ phận trong phòng kế toán của công ty có chức năng cụ thể như sau: * Kế toán tài sản cố định : Theo dõi cơ cấu vốn về tài sản cố định và tính hiệu quả kinh tế của nó, theo dõi tình hình tăng, giảm tình hình sử dụng tại các bộ phận được giao sử dụng. Đồng thời quản lý, thực hiện việc tính khấu hao tài sản cố định của mỗi quá trình sản xuất để đưa vào chi phí. Nguyên tắc đánh giá TSCĐ là đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ sử dụng phương pháp khấu hao bình quân. * Kế toán công nợ và thanh toán : Có nhiệm vụ theo dõi, quản lý tình hình tăng, giảm, tình hình thanh toán mọi khoản công nợ với người mua, người bán, các khoản công nợ nội bộ, các khoản tạm ứng và các khoản phải thu, phải trả khác. * Kế toán vật liệu : Có nhiệm vụ phản ánh số lượng, chất lượng, giá trị của vật tư, hàng hóa, công cụ lao động nhập-xuất-tồn. Tính và phân bổ vật liệu xuất dùng cho các đối tượng sử dụng, phát hiện vật tư thiếu, thừa tham gia kiểm kê đánh giá lại vật liệu và công cụ lao động. Kế toán chi tiết Vật Liệu sử dụng phương pháp thẻ song song. Kế toán tổng hợp vật liệu sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên và sử dụng giá hạch tóan để tính giá hàng tồn kho. * Kế toán tiền lương : Có nhiệm vụ lập bảng thanh toán lương cho toàn công ty trên cơ sở các bảng thanh toán lương do các nhân viên kinh tế ở xí nghiệp gửi lên. Đồng thời tính toán xác định số BHXH, BHYT, KPCĐ phải nộp Các bộ phận trong phòng kế toán của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ số 17 : tổ chức phòng tài vụ công ty kdns hà nội Giám đốc Kế toán trưởng Phó phòng phụ trách Kế toán - Thống kê Phó phòng phụ trách TSCĐ-Công nợ-T.toán Quản lý kế toán TSCĐ Công nợ với người mua Công nợ với người bán và người giao thầu Tạm ứng,công nợ nội bộ, các khoản phải thu phải trả # Lưu giữ chứng từ sổ sách Hành chính Kế toán tổng hợp và giá thành Kế toán thống kê các XN, NM Tiền lương Vật liệu Công tác tài chính Quản lý kế toán các công trình XDCB và các dự án đầu tư. Tổ chức kế toán và hạch toán kế toán các đơn vị trong công ty và phòng Tài chính kế toán Tổ chức bộ máy và hình thức kế toán Hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ HTKT Thực thi các chế độ về thu chi TC KT các nguồn vốn KT tiền mặt tiền gửi Quỹ Lập KHTC công ty Kế toán XDCB KT các ban QLDA Lập KH các dự án và nguồn vốn HT vi tính * Kế toán tổng hợp chi phí giá thành : Theo dõi việc ghi chép tập hợp chi phí ban đầu, xác định cách phân bổ chi phí nhằm đảm bảo chính xác trong việc tính giá thành sản phẩm . Kế toán tổng hợp còn có nhiệm vụ ghi sổ cái, lập báo cáo tài chính, và tổ chức lưu giữ tài liệu kế toán. Kế toán giá thành của công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để tập hợp chi phí và tính giá thành. * Kế toán công tác tài chính : gồm các phần hành kế toán sau ã Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng : Có nhiệm vụ phản ánh tình hình tăng, giảm các loại vốn bằng tiền của công ty, viết phiếu thu, phiếu chi,.... ã Kế toán quĩ : Có nhiệm vụ quản lý quĩ tiền mặt, ghi chép sổ quĩ....... ã Kế toán kế hoạch tài chính : Theo dõi tình hình tài chính của công ty, lập các kế hoạch tài chính như kế hoạch doanh thu, kế hoạch chi phí.......... * Kế toán theo dõi xây dựng cơ bản và dự án đầu tư : Theo dõi, giám sát trong quá trình lập dự án và thực hiện dự án, theo dõi các nguồn vốn đầu tư , theo dõi tăng giảm TSCĐ do đầu tư và theo dõi quá trình thu hồi vốn. * Kế toán tại các xí nghiệp : Chỉ làm nhiệm vụ theo dõi, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại xí nghiệp vào các chứng từ liên quan. Sau đó định kỳ gửi về phòng kế toán của công ty. Mối quan hệ Phòng Tài chính –kế toán là phòng chuyên môn nghiệp vụ trong công ty, có mối quan hệ ngang cấp với tất cả các phòng ban và các đơn vị trực thuộc Công ty trên nguyên tắc phối hợp thực hiện các nhiệm vụ quản lý và thực hiện công tác TCKT của công ty. Đặc biệt phòng TCKT có mối quan hệ phối kết hợp chặt chẽ với : + Phòng kế hoạch tổng hợp : Về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư, chi phí Về kiểm tra kết quả sản xuất kinh doanh, khối lượng thực hiện các công trình trên cơ sở đó thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản tríchtheo lương Về báo cáo thống kê. + Phòng kinh doanh -Trong việc theo dõi doanh thu, nợ tồn tiền nước, tiền đồng hồ xoá khoán của khách hàng thông qua các xí nghiệp KDNS. Kiểm tra đối chiếu công nợ, hoá đơn tồn của xí nghiệp KDNS và có giảI pháp kịp thời. + Phòng kỹ thuật Trong việc quản lý TSCĐ và thanh lý TSCĐ. Xây dựng định mức kinh tế- kĩ thuật cho ản xuất của Công ty và các tiến bộ kỹ thuật. Quản lý chi phí sử dụng điện, chi phí hoá chất. + Xí nghiệp vật tư : Định kỳ xí nghiệp chuyển về phòng TCKT số lượng vật tư đã xuất cho các đơn vị sử dụng ( thông qua các Phiếu xuất vật tư) để tính giá trị, phân loại và tính giá thành. Phối hợp lập giá hạch toán, gia lập dự toán cho khách hàng, giá thanh toán cho các công trình làm bằng vốn sự nghiệp. Kết hợp cùng giải quyết việc mua sắm vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh bảo đảm mức tồn kho hợp lý. + Các đơn vị trực thuộc; Xác định khối lượng công việc thực hiện được làm cơ sở để thanh toán tiền lương. Quản lý và thanh toán chi phí cho các đơn vị. Hướng dẫn các đơn vị trong công tác hạch toán thống kê. Riêng các Xí nghiệp KDNS : quản lý doanh thu tiền nước ( thực thu và nợ tồn tiền nước) tiền đồng hồ xoá khoán và đề xuất các biện pháp giảI quyết. Quan hệ với các cơ quan cấp trên theo ngành dọc và các cơ quan bên ngoài có liên quan phục vụ cho công tác TCKT của Công ty. 2. Đặc điểm tổ chức sổ sách kế toán Hình thức kế toán hiện nay công ty đang áp dụng là hình thức Nhật Ký Chung. Hình thức kế toán này rất phù hợp với tổ chức kế toán tại công ty trong điều kiện đưa tin học vào phục vụ công tác kế toán. Hiện nay phần mềm kế toán mà công ty đang sử dụng là phần mềm FAST ACCOUNTING. 2.1. Hệ thống chứng từ và quá trình luân chuyển chứng từ Hệ thống hóa đơn chứng từ hiện nay công ty đang sử dụng hoàn toàn tuân theo các mẫu hóa đơn chứng từ in sẵn do Bộ Tài Chính phát hành, công ty chỉ phát hành riêng một loại hóa đơn là “ Hóa đơn tiền nước” để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Về quá trình luân chuyển chứng từ : Trên cơ sở các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các xí nghiệp , các nhân viên kinh tế tại xí nghiệp sẽ tập hợp vào các chứng từ liên quan sau đó định kỳ gửi về phòng tài chính kế toán của công ty. Sau khi đã được kiểm tra tính hợp lý , hợp pháp các hoá đơn chứng từ sẽ lưu chuyển tới các bộ phận kế toán có liên quan để hạch toán và nhập số liệu vào máy. Sau đó, chứng từ sẽ được lưu trữ theo đúng chế độ qui định. 2.2. Hệ thống tài khoản kế toán công ty sử dụng Trên cơ sở hệ thống chế độ kế toán mà Bộ Tài Chính ban hành kèm theo QĐ 1141/QĐ/CĐKT công ty đã xây dựng một danh mục riêng các tài khoản sử dụng tại công ty trong đó có một số tài khoản được mở thêm chi tiết để phục vụ cho việc theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.3. Hệ thống sổ sách công ty sử dụng Với việc sử dụng hình thức kế toán Nhật Ký Chung các sổ sách kế toán sử dụng tại công ty đều theo những biểu mẫu qui định trong hình thức Nhật Ký Chung, tuy vậy công ty không sử dụng sổ Nhật ký đặc biệt. Ngoài ra công ty còn sử dụng các loại sổ sách, bảng kê, bảng phân bổ khác theo chế độ qui định và yêu cầu quản lý tại công ty. Qui trình hạch toán trên sổ của công ty theo hình thức Nhật Ký Chung được thể hiện qua sơ đồ trang sau. Sơ đồ số 18 : hạch toán trên sổ của công ty kdhs hà nội theo hình thức nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ Nhật ký chung Thẻ và sổ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Theo sơ đồ trên qui trình hạch toán trên sổ của công ty như sau: Từ chứng từ gốc, kế toán tiến hành định khoản và nhập số liệu vào máy theo sơ đồ dưới đây: Nghiệp vụ :...............................................Mã chứng từ:........................... Tài khoản ghi Nợ:.............................................. Tài khoản ghi Có:............................................... Số tiền :............................................................... Diễn giải:............................................................ Đối tượng:........................................................... Mã đối tượng:...................................................... Trên cơ sở số liệu và định khoản mà kế toán nhập vào, máy tính sẽ nhập số liệu vào các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết có liên quan. Cuối tháng trên cơ sở số liệu tổng hợp của máy, kế toán làm các bút toán kết chuyển cần thiết. Sau đó chương trình mãy sẽ cho ra các báo cáo tài chính và báo cáo kế toán theo chương trình công ty đã cài đặt. 3 Phần hạch toán phần hành chủ yếu của Công ty Hạch toán vật liệu : trong sản xuất nước, công ty dùng vật liệu ít, việc khai thác chưa phải nộp thuế, công ty mua nước chưa được diệt trùng (nước thô) sau đó phải dùng một số vật liệu để diệt trùng, công ty hạch toán vật liệu đó không phải là vật liệu chính mà chỉ là vật liệu phụ (TK 1522) đó là Clo, Zaven, ngoài ra công ty còn sử dụng một số phụ tùng thay thế và một số vật liệu chính (TK 1521). Điện năng công ty không tính vào chi phí vật liệu mà tính vào chi phí chung, mỗi nhà máy được tính riêng về điện năng.. công ty sử dụng một số vật liệu khác như xây lắp, sửa chữa. Tên vật liệu có hàng nghìn tên, nguồn vật liệu nhập rất nhiều nơi, đa dạng vì thế công ty hạch toán vật liệu theo giá hạch toán để quản lý được xây dựng, điều chỉnh hàng năm theo phương thức kê khai thường xuyên không phải theo phương pháp kiểm kê định kỳ, sử dụng phần mềm quản lý vật tư riêng theo bằng giá hạch toán phiếu nhập, xuất vật tư theo đúng mẫu qui định của Nhà nước. Riêng phiếu xuất vật tư làm thành 4 niên, không do Xí nghiệp vật tư viết mà là một đơn vị xin vật tư viết, sau đó đơn vị vật tư lưu lại một niên và 3 niên kia được luân chuyển theo qui định chung : đơn vị lĩnh mang đến xí nghiệp vật tư xem xét, ký vào và XN giữ lại một niên, người lĩnh mang tiếp xuống kho và thủ kho ký vào và giữ lại một niên còn một niên giao cho phòng tài vụ và phòng kế toán đưa số liệu vào máy và lưu lại. Cuối tháng đối chiếu rồi in ra báo cáo xuất nhập vật tư, kế toán tập hợp xuất nhập vật tư và đưa ra bảng kê số 3 để tính giá thành để đưa ra hệ số K- sau đó lập bảng phân bổ số liệu 2 ( trong đó hạch toán, dựa vào cơ sở đó vào phần mềm kế toán theo giá thực tế). Hạch toán tăng TSCĐ : theo đúng qui định của Nhà nước theo QĐ 166/199, Công ty tăng TSCĐ là rất lúng túng, khó khăn, lý do là TS sau khi đưa vào sử dụng là chưa được duyệt và quyết toán giá được tính là tạm tính. Sau đó lập danh sách nộp lên chi cục quản lý Tài chính doanh nghiệp thuộc Sở Tài chính Hà Nội để tính khấu hao riêng các TS hình thành bằng nguồn vốn vay thì công ty thực hiện khấu hao theo thời hạn, Nhà nước cho công ty quyền tận dụng nguồn vốn khấu hao để tự tái đầu tư, hiện nay công ty đánh giá TS chưa được đúng. Kế toán tiền lương căn cứ vào xác nhận, đơn giá được chuyển tới phòng tài vụ thanh toán, tiền lương đưa vào sổ nhật ký (hay gọi là sổ cái), phân bổ tiền lương cho các đơn vị sử dụng vào bảng phân bổ số 3, do trả lương theo sản phẩm nên việc phân bổ rất đơn giản. Thời gian tiền lương bao giờ cũng tính vào đầu tháng sau nhưng tính vào cuối tháng. Đối với kế toán tiền mặt : sau khi chi tiền, thủ quĩ vào máy tính và cuối ngày phải in ra sổ ghi trong ngày, cuối tháng kế toán tiền mặt hạch toán đưa vào sổ cái, sổ cái này là nhật ký vì được ghi vào hàng ngày. Kế toán tiền gửi phải vào sổ phụ NH và vào máy, điều kiện phải chính xác, cuối tháng in kèm theo 2 sổ phụ NH có chữ ký của kế toán trưởng và kế toán tiền gửi, sau đó in sổ tổng cho taì khoản chữ T, đây chính là cộng nhật ký. Sau đây là sơ đồ 19 : Quy trình xử lý số liệu Quy trình xử lý số liệu Nghiệp vụ kinh tế phát sinh Lập chứng từ Chứng từ kế toán Nhập các chứng từ vào các phân hệ nghiệp vụ Các tệp nhật ký Chuyển sổ sang sổ cái Các tệp nhật ký Lên báo cáo Sổ sách kế toán BCTC Theo quy trình xử lý chứng từ trên thì các chứng từ gốc, kế toán các phần hành sẽ nhập dữ liện vào hệ thống vi tính theo nội dung chứngtừ gốc, có định khoản cụ thể theo đối tượng quản lý. Các kế toán theo dõi các TK đối ứng không cần nhập lại chứng từ mà chỉ cần kiểm tra trên vi tính trừ kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Cuối tháng sau khi kiểm tra đối chiếu thì in ra sổ cái (giống sổ nhật ký vì in ra từ ng ngày) của từng tài khoản và sổ tổng hợp chữ T. Kế toán theo dõi và KTT sẽ ký và coi đó là sổ chính thức. Cuối quý, năm, hệ thống vi tính sẽ từ động lập các bản kê khai thuế BCTC theo định. Mối quan hệ giữa các phần hành kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau Sơ đồ 20 : Mối quan hệ giữa các phân hệ kế toán T Ô N G H Ơ P VBT Phiếu thu, phiếu chi, báo Nợ, báo Có SCT TK Sổ cái TK B.kê Sổ quỹ TM, TGNH BH và phải thu, HĐ Chứng từ BH BC bán hàng Sct công nợ BCTC Mua hàng phải trả Chứng từ phải trả BC mua hàng Sct công nợ HTK Phiếu nhập, xuất, chuyển kho BC chi phí và giá thành PPhiePhi Ngh.vụ khác, B.kê, BPB, phiếu kế toán BC quản trị TSCĐ Thể TSCĐ B.tính KH III. Hạch toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm tại Công ty KDNS Hà Nội. Đặc điểm và tình hình quản lý tiêu thụ ở công ty Với tốc độ đô thị hoá càng cao thì nước sạch ngày càng trở nên quan trọng đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người. Nước sạch là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được của con người,của sản xuất kinh doanh. Vì vậy sản xuất nước là ngành quan trọng đối với các thành phố nói chung và Hà Nội nói riêng. Trong phạm vi nào đó thì thị trường này không có đối thủ cạnh tranh do đó tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành nước. Hạn chế lớn nhất cho công ty KDNS Hà Nội là một doanh nghiệp- đơn vị sản xuất kinh doanh nhưng lại phục vụ cho lợi ích công cộng, giá nước lại do chính quyền địa phương quyết định. Trên thực tế hiện nay nó chưa đáp ứng đủ chi phí bỏ ra. Do đó, tuy thị trường có rộng lớn nhưng các nhà kinh doanh không đầu tư lý do vì không đảm bảo vốn. Họ chỉ sẵn sàng vào nước sạch, sau đó họ bán lại cho công ty để tiêu thụ cho dân. Giá nước ở Việt Nam hiện nay mang tính xã hội cao, mang tính điều tiết thu nhập, đảm bảo cho người nghèo vẫn có nước dùng. Cụ thể là cùng một loại nước sạch như nhau, phương thức tiêu thụ cũng giốngnhau nhưng giá bán lại khác nhau (có thể gấp nhau 4 lần về giá). Ví dụ, giá nước cho sinh hoạt là 2000đ/m3, nhưng đối với kinh doanh dịch vụ khách sạn giá nước lại là 6500đ/m3 nước. Trong đó 10% là phí thoát nước thu hộ cho ngân sách. Chính vì vậy mà giá nước hiện nay không phù hơpự với nền kinh tế thị trường vì quy luận của nền kinh tế thị trường là giá cả đi đôi với giá trị, song trên thực tế thì lại lấy giá cả để điều tiết. Công ty KDNS Hà Nội đang có dự định thu tiền nước theo giá luỹ tiến để điều tiết giá nước đối với người sử dụng nước sinh hoạt để người có thu nhập thấp vẫncó đủ khả năng trả tiền nước sinh hoạt 2. Phương thức bán hàng và chứng từ sử dụng Công tác bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty KDNS Hà Nội được thực hiện qua ba nghiệp vụ chính là: ã Bán nước sạch cho người sử dụng ã Cung cấp dịch vụ sửa chữa,lắp đặt đường ống, đầu máy, đồng hồ cho khách hàng ã Nhượng bán vật tư, hàng hoá đặc thù của ngành nước. Trong đó nghiệp vụ bán nước sạch là hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty (thường chiếm khoảng 85% doanh thu bán hàng của công ty ). Các nghiệp vụ kinh doanh trên của công ty được tiến hành cụ thể như sau: 2.1. Nghiệp vụ kinh doanh bán nước sạch Hoạt động kinh doanh bán nước sạch của công ty được tổ chức theo hai phương thức là bán nước trực tiếp theo đường ống và bán nước theo xe tec. ã Phương thức bán trự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6632.doc
Tài liệu liên quan