LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 2
1.1. Tổng quan chung về sự ra đời và phát triển của công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp( Fast) 2
1.1.1 Thông tin chung về doanh nghiệp 2
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp(Fast) 2
1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty. 5
1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật 6
1.3.1. Đặc điểm sản phẩm chủ yếu 6
1.3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh. 7
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty cổ phần phần mềm QLDN Fast. 9
1.3.1. Fast và các đối tác 9
1.3.2. Sơ đồ tổ chức công ty. 9
1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần phần mềm QLDN trong một số năm gần đây. 15
Phần 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP FAST 17
2.1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 17
2.1.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán 17
2.1.2. Tổ chức bộ máy kế toán. 17
2.2. Chính sách kế toán tại công ty 18
2.3. Đặc điểm tổ chức một số phần hành kế toán chủ yếu tại công ty. 20
2.3.1. Phần hành kế toán tài sản cố định. 20
2.3.2. Phần hành kế toán bán hàng và công nợ phải thu. 22
Phần 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM QLDN FAST. 25
3.1. Những ưu điểm. 25
3.1.1. Về bộ máy Kế toán của công ty. 25
3.1.2. Hệ thống chứng từ và công tác kế toán. 25
3.1.3. Hình thức sổ kế toán. 25
3.1.4. Về công tác kế toán chi phí. 26
3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 26
3.2.1 Tồn tại 26
3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại 28
KẾT LUẬN 29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
34 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tác hạch toán kế toán và quản lý của các doanh nghiệp.
Thực hiện công việc giám sát khách hàng trong quá trình khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty, thông qua đó cung cấp dịch vụ bảo trì cho khách hàng( nếu sản phẩm cung ứng cho khách hàng còn nằm trong thời hạn bảo hành) và thực hiện việc nâng cấp sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
Nhiệm vụ:
Quản lý và sử dụng hiệu quả vốn tự có của doanh nghiệp và vốn huy động từ bên ngoài, tạo them nguồn vốn để tự trang trải về tài chính và tiền hàng các hoạt động kinh doanh có lãi đồng thời làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước.
Xây dựng các chiến lược kinh doanh và tổ chức nghiên cứu cho ra đời những phiên bản mới, những phần mềm quản lý mới hoàn chỉnh hơn, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của thị trường nhằm chiếm lĩnh thị trường, góp phần nâng cao chất lượng quản lý trong các doanh nghiệp.
Tuân thủ đầy đủ các chế độ chính sách về quản lý kinh doanh hiện hành của Nhà nước và thực hiện đúng cam kết các hợp đồng kinh tế.
Thực hiện đúng đắn các chế độ về quản lý tài sản, quản lý tài chính, lao động và tiền lương, làm tốt công tác phân phối lao động, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa nghiệp vụ cho mỗi người lao động.
Thực hiện tốt công tác bảo vệ và an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường và bảo vệ an ninh xã hội.
1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật
1.3.1. Đặc điểm sản phẩm chủ yếu
Trong nền kinh tế thị trường với những đòi hỏi khắt khe như hiện nay, doanh nghiệp luôn phải chịu rất nhiều áp lực để đạt được cá mục tiêu chiến lược đặt ra, nâng cao năng suất và lợi nhuận, quản lý chặt chẽ nguồn nhân lực và nguồn vốn. Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn phải duy trì chi phí hoạt động ở mức độ hợp lý và điều hành linh hoạt mọi quy trình hoạt động để dễ dàng phát triển và thích ứng với những cải tổ trong tương lai.
Vì những lý do như trên doanh nghiệp cần một giải pháp quản trị tổng thể để giúp doanh nghiệp tự động hóa hầu hết các quy trình hoạt động chính trong doanh nghiệp từ mua, bán, quản lý vật tư hàng hóa đến phân tích hoạt động kinh doanh, quản lý tài chính kế toán hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy mối quan hệ với các đối tác, nhà cung cấp và khách hàng. Yêu cầu về cấu hình hệ thống không quá phức tạp và quy trình hoạt động rõ rang. Một hoạt động bảo mật chặt chẽ, phân quyền và quản lý người sử dụng chi tiết tới từng thao tác chức năng đảm bảo độ tin cậy và an toàn cho dữ liệu. Đây chính là những tính năng chính mà doanh nghiệp có thể tìm thấy trong các sản phẩm của Fast.
Hiện nay Fast cung cấp các sản phẩm và dịch vụ sau:
Sản phẩm:
- Fast Business
- Fast Accounting
- Fast HRM
- Fast CRM
Dịch vụ: Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trọn gói.
- Dịch vụ tư vấn xây dựng hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp.
- Dịch vụ phát triển phần mềm
- Dịch vụ đào tạo
- Dịch vụ hỗ trợ và bảo trì
1.3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh.
Công ty có một bộ phận sản xuất sản phẩm phần mềm chính và 2 bộ phận sản xuất sản phẩm ứng dụng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Quy trình sản xuất sản phẩm ứng dụng như sau:
Xác định giá thành dự tính
Xây dựng giá
Nhân sự thực hiện
Xác định khối lượng công việc
Khảo sát chi tiết yêu cầu của khách hàng
Thời gian thực hiện
Xác định bài toán
Khảo sát chi tiết khách hàng
Phương
án thiết kế sơ bộ
Hỗ trợ sử dụng ban đầu
Cài đặt
Tư vấn xây dựng hệ thống thông tin
Bảo trì
Bảo hành chương trình
Lập trình sửa chữa
Đào tạo
Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất sản phẩm ứng dụng
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty cổ phần phần mềm QLDN Fast.
1.3.1. Fast và các đối tác
Xã hội, cộng đồng
Cơ quan chức năng nhà nước
Nhà cung cấp
Nhân viên
Cổ đông
Khách hàng
FAST
1.3.2. Sơ đồ tổ chức công ty.
Các bộ phận, phòng ban chức năng của công ty gồm có:
Ban giám đốc
Phòng tổng hợp (thư ký và trợ lý cho ban giám đốc)
Trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm (FRD)
Các đơn vị kinh doanh: Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẵng (FHN, FSG, FĐN).
Sơ đồ tổ chức các bộ phận, phòng ban chức năng của công ty như sau:
Giám đốc công ty
Ban giám đốc
Giám đốc kỹ thuật
Giám đốc điều hành
Văn phòng Hà Nội (FHN)
Văn phòng Đà Nẵng (FĐN)
Văn phòng Sài Gòn (FSG)
TT NC & PT SP (FRD)
Phòng tổng hợp (FHO)
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Ban giám đốc
Chức năng nhiệm vụ
Chức năng nhiệm vụ của Ban giám đốc gồm có:
Cùng HĐQT xây dựng chiến lược kinh doanh và phát triển công ty
Điều hành thực hiện các chiến lược đặt ra
Phát triển kinh doanh
Xây dựng các quy định, chế độ, chính sách chung của công ty về tổ chức nhân sự, lương, tài chính kế toán
Duyệt kế hoạch năm cho toàn công ty và từng chi nhánh.
Tổ chức và nhân sự
Tổ chức nhân sự của Ban giám đốc công ty gồm có:
Giám đốc công ty
Giám đốc điều hành
Giám đốc kỹ thuật
Các Giám đốc các chi nhánh.
Phòng tổng hợp FHO
Chức năng nhiệm vụ
Phòng tổng hợp thực hiện chức năng trợ lý cho giám đốc về các vấn đề sau:
Tài chính kế toán
Hệ thống thông tin nội bộ
Tổ chức, nhân sự
Marketing, làm việc với các đối tác, xây dựng các dự án phát triển kinh doanh.
Tổ chức và nhân sự
Nhân sự của phòng tổng hợp gồm có:
Trợ lý giám đốc về tài chính kế toán
Trợ lý giám đốc về hệ thống thông tin
Trợ lý giám đốc về tổ chức và nhân sự
Trợ lý giám đốc về marketing và phát triển kinh doanh.
Trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm FRD
Chức năng nhiệm vụ
Chức năng nhiệm vụ của TT FRD gồm có:
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
Đào tạo công nghệ và sản phẩm mới cho các bộ phận kinh doanh
Hỗ trợ các bộ phận kinh doanh trong trường hợp đặc biệt sửa đổi sản phẩm theo các yêu cầu đặc thù.
Tổ chức và nhân sự
Sơ đồ tổ chức thường mềm dẻo, thay đổi tùy từng thời điểm cho phù hợp với tình hình thực tế.
FRD có 2 phòng chức năng chính:
Phòng kỹ thuật
Phòng nghiệp vụ.
Phòng kỹ thuật gồm có các nhóm phụ trách các dòng sản phẩm:
Sản phẩm FA
Sản phẩm FB
Sản phẩm FH
Sản phẩm FW
Phòng nghiệp vụ gồm có các nhóm phụ trách các phần hành nghiệp vụ:
Nhóm nghiệp vụ tài chính kế toán (TCKT)
Nhóm nghiệp vụ quản lý chuỗi phân phối (CPP)
Nhóm nghiệp vụ quản lý sản xuất (SX)
Nhóm nghiệp vụ nhân sự tiền lương (NS-TL)
Tổ chức nhân sự gồm có:
Giám đốc kỹ thuật
Trưởng, phó phòng nghiệp vụ
Trưởng, phó phòng kỹ thuật
Các trưởng nhóm phụ trách các dòng sản phẩm hoặc các phần hành nghiệp vụ.
Mô hình tổ chức các chi nhánh
Giám đốc chi nhánh:
Chức trách nhiệm vụ của Giám đốc chi nhánh như sau:
Lập kế hoạch kinh doanh hàng năm
Điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch đặt ra.
Thực hiện các chức trách nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm về các vấn đề nhân sự, tài chính và pháp lý liên quan đến chi nhánh phụ trách.
Tham gia vào xác định chiến lược của công ty.
Phòng Kinh doanh:
Chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh gồm có:
Tìm kiếm khách hàng
Giới thiệu sản phẩm, tư vấn giải pháp cho khách hàng và thỏa thuận ký kết hợp đồng (bán hàng)
Tổ chức các công việc quảng cáo, hội thảo, tiếp thị.
Phòng tư vấn ứng dụng:
Phòng tư vấn ứng dụng HTTT có các chức năng nhiệm vụ sau:
Thực hiện các hợp đồng
+ Khảo sát chi tiết các yêu cầu của khách hàng sau khi ký hợp đồng.
+ Tư vấn về xây dựng hệ thống thông tin.
+ Phối hợp với phòng lập trình ứng dụng để sửa đổi, test và tiếp nhận chương trình sửa đổi theo yêu cầu đặc thù.
+ Cài đặt và đào tạo.
+ Hỗ trợ sử dụng trong thời gian đầu.
Hỗ trợ phòng bán hàng trong demo, khảo sát ban đầu theo sự phân công khi có yêu cầu
+ Khảo sát yêu cầu của khách hàng, xác định bài toán, xác định khối lượng công việc để xác định giá bán, nhân sự thực hiện và thời gian thực hiện.
+ Đề ra phương án thiết kế sơ bộ giải quyết các bài toán của khách hàng.
Hỗ trợ phòng hỗ trợ và bảo hành theo sự phân công khi có yêu cầu.
Phòng hỗ trợ và bảo hành:
Phòng hỗ trợ và bảo hành có các chức năng nhiệm vụ sau:
Hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng chương trình.
Bảo hành sản phẩm.
Phòng Kế toán:
Phòng kế toán có các chức năng nhiệm vụ sau:
Thực hiện các công việc về kế toán: chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán, báo cáo thuế, báo cáo quản trị, theo dõi TSCĐ và CCLĐ
Thu tiền hợp đồng.
Phòng hành chính nhân sự:
Phòng hành chính nhân sự có các chức năng nhiệm sau:
Hành chính:
Quản lý, soạn thảo công văn, văn bản.
Văn phòng; Lễ tân; Tổng đài
Lái xe, tạp vụ
Mua sắm và theo dõi bảo hành, sữa chữa TSCĐ và CCLĐ; Quản lý và bảo quản các TSCĐ và CCLĐ dùng chung toàn chi nhánh.
Kiểm soát nội bộ:
Kiểm soát nội bộ, hệ thống báo cáo của toàn Văn phòng.
Tổng hợp số liệu báo cáo cho Giám đốc.
Nhắc nhở theo dõi việc thực hiện các công việc do GĐ giao cho các phòng ban, cá nhân.
Nhân sự:
Hoạch định nhân sự
Tuyển dụng
Đào tạo và phát triển nhân cá nhân
Lương, thưởng
Quan hệ nhân viên, quan hệ với các cổ đông, quan hệ với các cơ quan nhà nước
Văn thể, công đoàn, phong trào.
Hợp đồng lao động, BHXH và BHYT
Quản lý chất lượng:
Triển khai các mục tiêu chất lượng cho toàn văn phòng
Quản trị hệ thống thông tin nội bộ về phần cứng và phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng văn phòng.
1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần phần mềm QLDN trong một số năm gần đây.
Bảng 1- Tình hình ký kết doanh thu của Công ty Cổ phần phần mềm QLDN Fast
TT
CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ TÍNH
NĂM 2005
NĂM 2006
NĂM 2007
KH
TH
KH
TH
KH
TH
I
Doanh thu ký kết
Triệu
13945
13610,1
16750
18007,7
22340
22224,1
1
Fast Business
Triệu
4380
4388,8
5420
5617,7
7100
7749,1
2
Fast Acounting
Triệu
8825
8321,3
10280
11250
13700
13500
3
Fast Book
Triệu
0
0
400
225
4
Bảo trì
Triệu
740
900
1050
1140
1140
1200
II
Số lượng hợp đồng
838
862
957
990
1092
1088
1
Fast Business
Hợp đồng
18
20
22
24
32
36
2
Fast Acounting
Hợp đồng
540
542
585
586
600
607
3
Fast Book
Hợp đồng
0
0
0
0
80
45
4
Bảo trì
Hợp đồng
280
300
350
380
380
400
(Nguồn tài liệu: Phòng kinh doanh - Công ty cổ phần phần mềm QLDN Fast)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tình hình lập kế hoạch doanh thu ký kết trong những năm qua tại Công ty Cổ phần phần mềm QLDN Fast có sự chệnh lệch lớn so với thực hiện ở ký kết hợp đồng bảo trì và sản phẩm Fast book, còn đối với sản phẩm Fast Business và Sản phẩm Fast Acounting là tương đối sát với kế hoạch. Các chỉ tiêu về doanh thu ký kết và số lượng hợp đồng ký kết hầu như là vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tuy nhiên vẫn còn có một số sản phẩm có chỉ tiêu lại không đạt mức kế hoạch đề ra đặc biệt là năm 2006.
Sản phẩm Fast Acounting, mặc dù số lượng hợp đồng thì hoàn thành kế hoạch đề ra nhưng giá trị ký kết thì không hoàn thành do những nguyên nhân đã nêu ở phần trên. Ngoài ra sản phẩm Fast Book không hoàn thành kế hoạch cả về mặt doanh thu và số lượng hợp đồng, do sản phẩm này mới được tung ra thị trường và còn gặp một số khó khăn trong việc đánh giá thị trường.
Bảng 2: Tình hình doanh thu qua các năm
ĐVT: tỷ đồng
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
Doanh thu
6,5
7,6
10,4
14,30
22,27
Tăng trưởng so với năm trước
17%
36,84%
37,5%
55,73%
Tăng trưởng so năm 2003
17%
62%
120%
242,6%
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Từ trên ta thấy, công ty làm ăn ngày càng phát đạt, thể hiện qua việc doanh thu của công ty ngày càng tăng cao qua các năm. Đặc biệt từ năm 2004 đến 2005 doanh thu đã tăng 36,84% tương đương tăng từ 7,6 tỷ lên đến 10,4 tỷ. Từ năm 2006 đến 2008 con số này đã tăng lên đến 22,27 tỷ tăng 55,73 % so với năm 2006. Đây là kết quả thể hiện nỗ lực không mệt mỏi của cán bộ công nhân viên toàn công ty.
Phần 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP FAST
2.1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
2.1.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán
Công ty cổ phần phần mềm QLDN thực hiện việc tổ chức công tác kế toán theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Hàng ngày khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán tại các chi nhánh tập hợp, ghi chép nhưng không hạch toán riêng. Cuối tháng các số liệu này được gửi về tổng công ty tại chi nhành Hà Nội để hạch toán tổng hợp, xác định kinh doanh của toàn công ty và phân phối lợi nhuận theo kết quả kinh doanh từng đơn vị đạt được.
2.1.2. Tổ chức bộ máy kế toán.
Là một công ty kinh doanh phần mềm, sản phẩm hàng hóa không đa dạng như những hàng hóa thông thường, hơn nữa mọi công việc đều được thực hiện bằng các phần mềm nên bộ máy kế toán hết sức tinh gọn.
Tại chi nhánh ở Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh chỉ gồm 1 đến 2 nhân viên kế toán làm nhiệm vụ tập hợp và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan. Tổng công ty chi nhánh ở Hà Nội, bộ máy kế toán được tổ chức như sau:
Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng
Kế toán quỹ
Kế toán công nợ
Kế toán trưởng: Tổ chức hạch toán kế toán vừa là trợ lý vừa là cố vấn cho giám đốc trong công tác kế toán, tài chính và thực hiện các chính sách chế độ của Nhà nước. Chịu trách nhiệm kiểm tra tổng hợp báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoat động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính. Kịp thời lập báo cáo nhanh cho giám đốc công ty khi cần thiết.
Kế toán trưởng kiêm:
- Kế toán TSCĐ, kế toán công cụ, dụng cụ: Quản lý tình hình tăng giảm toàn bộ tài sản cố định, công cụ, dụng cụ của công ty theo quy định của Nhà nước.
- Kế toán tiền lương, BHXH: Theo dõi và phản ánh số lương, chất lượng, tình hình tăng, giảm lao động, tình hình sử dụng, thôi giảm lao động, tính toán lương chi thưởng cùng các khoản thu nhập khác và thanh toán BHXH, BHYT với người lao động và cấp trên.
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành: Là tập hợp các chi phí có liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng theo yêu cầu khách hàng đặt ra.
Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ thu chi tiền mặt, séc, chuyển khoản giao dịch với ngân hàng, tập hợp, kiểm tra, đối chiếu và thực hiện thanh toán các chứng từ phát sinh, mở sổ theo dõi các nghiệp vụ kinh tế tại đơn vị.
Thủ quỹ: Thanh toán các chứng từ thu chi khi đã được giám đốc, kế toán trưởng ký duyệt, ngoài ra còn quản lý kỹ quỹ của công ty.
Qua sơ đồ trên ta thấy bộ máy kế toán được tổ chức chặt chẽ và rất cụ thể, các nhân viên trong bộ phận kế toán được phân công công việc một cách rõ rang rành mạch. Nhờ vậy, công việc kế toán trở nên đơn giản và thuận tiện hơn, đồng thời công việc kinh doanh của công ty cũng được quản lý chặt chẽ hơn.
2.2. Chính sách kế toán tại công ty
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Công ty áp dụng theo:
- Quyết định văn bản hướng dẫn chế độ tài chính áp dụng từ 4/2006 quyết định 15/2006/ QĐ - BTC
- Thông tư hướng dẫn của bộ tài chính theo quy định số 144/2001/QĐ – BTC ngày 21/12/2001 của BCTC
Đơn vị tiền tee sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Việt Nam Đồng ( VNĐ)
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Không có
Phương pháp tính giá gốc của hàng tồn kho hoặc xuất bán: Không có
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ : Khấu hao theo phương pháp đường thẳng
Công ty Fast được Nhà nước áp dụng cho mức thuế suất VAT = 0% đối với các sản phẩm mà công ty sản xuất ra( tức là công ty vẫn kê khai VAT phải nộp thông qua tk33311 nhưng áp dụng mức thuế suất 0%). Vì thế, công ty có kê khai thuế đầu vào của hàng hóa dịch vụ mua vào song số thuế này không được khấu trừ. Toàn bộ số thuế này được công ty hạch toán vào tài khoản 642 – Chi phí quản lý thuế, phí, lệ phí. Tuy nhiên, công ty vẫn phải nộp quyết toán thuế GTGT cho cơ quan thuế định kỳ.
Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh, yêu cầu và trình độ quản lý, công ty đang thực hiện, tổ chức và vận dụng hình thức kế toán “ Nhật ký chung”. Đây là hình thức kế toán thông dụng trong các chương trình kế toán máy, nó đảm bảo sự gọn nhẹ chính xác và dễ dàng đối chiếu số liệu. Sau đây là quy trình hạch toán theo hình thức “ Nhật ký chung”
Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “ Nhật ký chung”
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký đặc biệt
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
SỔ CÁI
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ:
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra:
Một số sổ sách mà công ty áp dụng
Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật Ký Chung, các sổ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng bao gồm
Sổ tổng hợp:
Nhật ký chung
Nhật ký thu tiền
Nhật ký chi tiền
Nhật ký bán hàng
Các sổ cái tài khoản 111, 112, 131, 642, 511.
Các sổ chi tiết: Sổ chi tiết nghiệp vụ thanh toán
Sổ chi tiết bán hàng
Sổ chi tiết thanh toán
Sổ chi tiết TSCĐ
Sổ chi tiết công cụ, dụng cụ
Sổ chi tiết chi phí QLDN
Sổ chi tiết nguồn vốn kinh doanh
2.3. Đặc điểm tổ chức một số phần hành kế toán chủ yếu tại công ty.
2.3.1. Phần hành kế toán tài sản cố định.
Đặc điểm của tài sản cố định
Tài sản cố định sử dụng trong một doanh nghiệp có những đặc điểm sau:
Tài sản cố định là một trong ba yếu tố không thể thiếu của nền kinh tế của một quốc gia nói chung và trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng.
Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh.
Giá trị của tài sản cố định được chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh thông qua việc doanh nghiệp trích khấu hao. Hàng quý, doanh nghiệp phải tích luỹ phần vốn này để hình thành Nguồn vốn Khấu hao cơ bản.
TSCĐ hữu hình giữ nguyên hình thái ban đầu cho đến khi bị hư hỏng còn TSCĐ vô hình không có hình dạng vật chất nhưng lại có chứng minh sự hiện diện của mình qua Giấy chứng nhận, Giao kèo, và các chứng từ có liên quan khác. Dưới đây là một số các biên bản về tài sản cố định của công ty.
Biên bản giao nhận tài sản cố định
Biên bản thanh lý tài sản cố định
Biên bản giao nhận tài sản cố định và sửa chữa hoàn thành
Biên bản đánh giá lại tài sản cố định
Biên bản kiểm kê tài sản cố định
Bảng tính và phân bổ khấu hao
Tổ chức sổ kế toán tài sản cố định của công ty.
- Sổ chi tiết: Gồm có
Sổ tài sản cố định theo dõi đặc trưng kinh tế kỹ thuật
Số tài sản cố định theo dõi bộ phận sản xuất
- Sổ tổng hợp: Với hình thức nhật ký chung mà công ty áp dụng được ghi vào 2 sổ
Nhật ký chung: Liên quan đến các nghiệp vụ về tài sản cố định
Sổ cái: Tk211, 212, 213, 214
Quy trình hạch toán tài sản cố định của công ty theo hình thức Nhật ký chung
Sơ đồ 5: Quy trình hạch toán tài sản cố định
Chứng từ tài sản cố định
Sổ nhật ký đặc biệt của tài sản cố định
Sổ nhật ký chung
( TK211,213)
Sổ kế toán chi tiết tài sản cố định
Sổ cái tài khoản 211,213,214
Bảng tổng hợp chi tiết tài sản cố định
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo về tài sản
cố định
2.3.2. Phần hành kế toán bán hàng và công nợ phải thu.
Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng
Bán hàng là quá trình thực hiện quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ thông qua các phương tiện thanh toán để thực hiện giá trị của hàng hóa,dịch vụ. Quá trình bán hàng là quá trình hoạt động kinh tế bao gôm 2 mặt:
Doanh nghiệp đem bán sản phẩm , hàng hoá cung cấp dịch vụ đồng thời đã thu được tiền hoặc có quyền thu tiền của người mua. Quá trình bán hàng thực chất là quá trình trao đổi quyền sở hữu giữa người bán và người mua trên thị trường hoạt động.
Thị trường hoạt động là thị trường thoả mãn đông thời 3 điều kiện.
a. Các sản phẩm được bán trên thị trường có tính tương đồng.
b. Người mua và người bán có thể tìm thấy nhau bất kỳ lúc nào.
c. Gía cả được công khai.
Khi tiến hành giao dịch giữa doanh nghiệp với bên ngoài hoạc bên sử dụng tài sản doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý đó là giá trị tài sản có thể trao đổi hoạc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá trên thị trường hoạt động.
Công tác bán hàng có ý nghĩa hết sức to lớn, nó là giai đoạn tái sản xuất . Doanh nghiệp khi thực hiện tốt công tác bán hàng sẽ tạo điều kiện thu hồi vốn, bù đắp chi phí, thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế, đầu tư phát triển tiếp, nâng cao đời sống của ngừơi lao động.
Sổ sách sử dụng trong nghiệp vụ bán hàn ở doanh nghiệp được xây dựng theo mẫu thống nhất dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên cơ sở các chứng từ kinh tế hợp lệ, hợp pháp theo đúng phương pháp ghi chép kế toán. Chứng từ chủ yếu sử dụng trong kế toán bán hàng của công ty là:
Giấy báo có của ngân hàng.
Hoá đơn bán hàng, hoá đơn giá trị gia tăng
Hợp đồng kinh tế kèm theo các cam kết
Giấy tờ chứng từ liên quan tới thuế, phí, lệ phí, thanh toán và vận chuyển.
Phiếu thu, phiếu chi
Giấy đề nghị tạm ứng
Giấy thanh toán tạm ứng
Biên lai thu tiền
Hóa đơn mua bán, hợp đồng cung cấp
Kế toán bán hàng của công ty sử dụng các loại sổ chủ yếu sau:
Sổ Nhật ký chung: Sổ ghi phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trật tự thời gian phát sinh của chúng.
Sổ nhật ký bán hàng, sổ nhật ký thu tiền, nhật ký tiền gửi ngân hàng
Sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết thanh toán, sổ theo dõi thuế GTGT.
Sổ cái: TK 511, 632, 641, 911.
Sổ chi tiết: TK 511, 632, 641, 911
Quy trình hạch toán kế toán bán hàng theo hình thức Nhật ký chung
Sơ đồ 6: Quy trình hạch toán kế toán bán hàng
CHỨNG TỪ GỐC
Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, phiếu thu
Sổ kế toán chi tiết
-Sổ chi tiết thanh toán
- Sổ chi tiết bán hành
- Sổ chi tiết hầng hóa
NHẬT KÝ CHUNG
Nhật ký bán hàng, nhật kýthu tiền
SỔ CÁI TK
156, 155, 511, 632, 131, 111, 112 .
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Phần 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM QLDN FAST.
3.1. Những ưu điểm.
3.1.1. Về bộ máy Kế toán của công ty.
Với đặc điểm tổ chức và quy mô sản xuất kinh doanh của công ty, với tình hình phân cấp quản lý, khối lượng công việc không nhiều, bộ máy kế toán của công ty quản lý theo hình thức phân tán tập chung. Các nghiệp vụ kế toán xuất hiện ở công ty chủ yếu là nghiệp vụ thanh toán công nợ với khách hàng và các nghiệp vụ liên quan đến tiền, nên bộ máy kế toán đã bố trí 2 kế toán viên đảm nhiệm 2 phần hành này, việc sử dụng hình thức này đảm bảo chức năng cung cấp thông tin chính xác kịp thời đầy đủ và linh hoạt.
3.1.2. Hệ thống chứng từ và công tác kế toán.
Hiện nay công ty sử dụng hệ thống chứng từ theo quy định của Bộ Tài Chính. Ngoài ra, công ty còn sử dụng một số chứng từ hướng dẫn đề đảm bảo cho việc quản lý tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp.
Chứng từ và việc luân chuyển chứng từ: Được thực hiện tương đối tốt và đúng chế độ hiện hành. Mặt khác, đội ngũ kế toán của công ty đã thực hiên tương đối tốt việc tập hợp, kiểm tra, ghi chép và luân chuyển chứng từ. Công tác bảo quản đã thực hiện đúng quy định, hợp lý, hợp lệ, hợp pháp
3.1.3. Hình thức sổ kế toán.
Doanh nghiệp sử dụng kế toán máy nên việc vào sổ được mày tự động thực hiện, các kế toán chỉ cập nhật các chứng từ vào một loại sổ nhất định theo nguyên tắc cập nhật chứng từ của kế toán mày và máy sẽ tự động kết chuyển số liệu đến phân hệ kế toán cần thiết nhằm giảm bớt công việc của kế toán.
Hình thức sổ áp dụng là Nhật ký chung, đây là hình thức kế toàn thông dụng trong các chương trình kế toán máy và phù hợp với một công ty phần mềm như Fast. Các nghiệp vụ phát sinh không quá nhiều và quá phức tạp, sản phẩm dịch vụ mà công ty cung ứng không đa dạng như các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ khác. Mặt khác, phương pháp này được kết hợp chặt chẽ giữa ghi chép thep thời gian và ghi chép theo hệ thống, giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết, thuận tiện cho kế toán đối chiếu số liệu.
3.1.4. Về công tác kế toán chi phí.
Doanh nghiệp đã thực hiện việc phân lợi chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động. Tức doanh nghiệp đã phân loại chi phí ra biến phí và định phí trong việc kiểm soát chi phí và phân tích thông tin. Việc phân loại chi phí thành định phí và biến phí đã giúp nhà quản trị ra được quyết định nhanh chóng và hiệu quả.
Ngoài ra, doanh nghiệp doanh nghiệp đã thực hiện tốt việc phân loại chi phí theo chức năng hoạt động. Trong đó, doanh nghiệp đã phân định rõ chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. Doanh nghiệp đã thực hiện việc phân chia chi phí sản xuất thành chi phí các khoản mục chi phí: Chi phí nhân công lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Về tài khoản sử dụng: Doanh nghiệp chỉ sử dụng một tài khoản tổng hợp duy nhất là tài khoàn 642 để tập hợp chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp đã sử dụng các tài khoản chi tiết cấp 2, cấp 3 của tài khoản này để kế toán chi tiết các loại chi phí. Điều này tạo sự gọn nhẹ và giảm bớt công việc của kế toán viên trong việc vào số liệu, quản lý sổ sách. Đây cũng là điều thường gặp ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Hệ thống dự toán: Mảng kế toán quản trị chi phí về giá thành sản phẩm đã được doanh nghiệp quan tâm một cách đúng lúc thể hiện là trong các báo cáo quản trị doanh nghiệp có sự phân biệt giữa chi phí sản xuất và chi phí quản lý. Và cũng sử dụng giá thành dự tính để giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định kinh doanh, và giá thành thực tế để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Báo cáo quản trị: Doanh nghiệp đã lập được một số các báo cáo quản trị cơ bản như: Báo cáo chi phí sản xuất sản phẩm chính và phiếu chi tiết chi phí theo công việc. Các báo cáo này đã phục vụ đắc lực cho công tac quản lý chi phí của doanh nghiệp.
3.2. Những tồn tại và nguyên nhân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5851.doc