MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP QUẢN LÝ
VÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ PHÚ THỌ
1.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. 5
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 5
1.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh củă công ty. 6
1.1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 6
1.1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất tại công ty qua 3 năm. (2005-2007) 8
1.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty . 16
1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán củă công ty. 16
1.2.2 Hình thức ghi sổ kế toán. 17
1.2.3 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty. 20
1.2.3.1 Hệ thống tài khoản sử dụng của công ty. 20
1.2.3.2 Hệ thống chứng từ sử dụng tại công ty 20
1.2.3.3 Tổ chức hệ thống sổ kế toán tại công ty. 21
1.2.3.4 Chính sách kế toán áp dụng liên quan đến kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. 21
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP QUẢN
LÝ VÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ PHÚ THỌ.
2.1 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất tại công ty. 25
2.1.1 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất tại công ty. 25
2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất tại công ty. 26
2.1.3 Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất tại công ty. 28
2.1.3.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất. 28
2.1.3.2 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất tại công ty. 28
2.2 Nội dung kế toán chi phí sản xuất tại công ty. 30
2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 30
2.2.1.1 Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 30
2.2.1.2 Nội dung kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 30
2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 31
2.2.2.1 Đặc điểm kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 31
2.2.2.2 Nội dung kế toán chi phí nhân công trực tiếp tại công ty. 32
2.2.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công. 33
2.2.3.1 Đặc điểm kế toán chi phí sử dụng máy thi công. 33
2.2.3.2. Nội dung kế toán chi phí sử dụng Máy thi công. 33
2.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung. 37
2.2.4.1 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất chung tại công ty. 37
2.2.4.2 Nội dung kế toán chi phí sản xuất chung. 38
2.2.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất tại công ty. 39
2.3 Tính giá thành sản phẩm tại công ty. 40
2.3.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm tại công ty. 40
2.3.2 Kỳ tính giá thành sản phẩm. 40
2.3.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm 40
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ PHÚ THỌ.
3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán của công ty. 48
3.2 Đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại công ty. 48
3.2.1 Những ưu điểm. 49
3.2.2 Những nhược điểm. 51
3.3 Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại công ty. 51
3.4 Một số giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm 53
KẾT LUẬN 59
60 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sẩn phẩm tại Công ty CP quản lý và xây dựng đường bộ Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng vấn đề chung về chi phí sản xuất tại Công ty.
Quy luật tất yếu đề có 1 CT, HMCT theo yêu cầu thì điều đầu tiên đòi hỏi là phải có các yếu tố đầu vào cho quá trình thi công.
Các yếu tố đầu vào bao gồm: tư liệu lao động, đối tượng lao động (mà biểu hiện cụ thể là hao phí về lao động vật hoá) dưới sự tác động có mục đích của sức lao động (biểu hiện là hao phí lao động sống). Qua quá trình thi công sẽ tạo ra các sản phẩm là các công trình giao thông mà cụ thể là những Km đường đạt tiêu chuẩn. Có thể nói, trong quá trình hoạt động của đơn vị XDCB ngành giao thông thì chi phí trực tiếp ban đầu của đơn vị hay còn gọi là chi phí sản xuất kinh doanh là toàn bộ hao phí về lao động sống lao động vật hoá mà đơn vị đã chi ra trong một thời kỳ nhất định biểu hiện bằng tiền, có liên quan đến khối lượng, chất lượng công trình đã hoàn thành trong kỳ, trong giai đoạn hay đã được bàn giao đưa vào sử dụng.
Khi tiến hành hoạt động thi công, có những khoản chi phí khác không mang tính chất trực tiếp sản xuất như chi phí quản lý gián tiếp phục vụ cho nhiều công trình đã và đang thi công. Do đó, toàn bộ chi phí để tiến hành các hoạt động cần được phân bổ theo các tiêu thức quy định để phản ánh đầy đủ chi phí cho toàn bộ hoạt động xây dựng công trình đó. Đó mới được gọi là chi phí thi công kết tinh trong giá thành công trình.
Chi phí thi công hay giá thành công trình cần được phân loại để phục vụ yêu cầu quản lý. Tuỳ theo đặc điểm sản xuất thi công, đặc điểm quản lý và trình độ nghiệp vụ của mỗi doanh nghiệp mà xác định cho mình tiêu thức phân loại chi phí nhất định.
Đối với các đơn vị XDCB nói chung và ngành giao thông nói riêng chi phí thi công bao gồm nhiều loại có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích và công dụng của chúng trong quá trình thi công cũng khác nhau. Việc quản lý chi phí nói chung không chỉ dựa vào số liệu tổng hợp mà còn căn cứ vào số liệu cụ thể từng CT, HMCT trong từng thời kỳ nhất định. Vì vậy cần xem xét phân loại chi phí sao cho hợp lý và khoa học, có như thế mới tính đúng, tính đủ chi phí thi công vào giá thành công trình tạo điều kiện cho đơn vị bảo toàn vốn, phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất tại Công ty.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị XDCB nói chung và ngành giao thông nói riêng thì nhiều loại chi phí, tuỳ theo nội dung, tính chất, công dụng nên thường sử dụng các tiêu thức phân loại chi phí sản xuất như sau:
* Phân loại chi phí theo phương pháp kế toán chi phí thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
- Chi phí trực tiếp : là những chi phí có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung.
Chi phí gián tiếp : là những chi phí sản xuất liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm công việc. Kết cấu và chi phí gián tiếp cũng tương tự như chi phí trực tiếp nhưng những chi phí này phát sinh ở bộ phận quản lý đội thi công của các đơn vị XDCB. Vì vậy, kế toán phải tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo một tiêu thức thích hợp.
Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định phương pháp tập hợp và phân bổ cho các đối tượng một cách chính xác và hợp lý.
* Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí.
Theo cách phân loại này thì các chi phí có cùng nội dung, tính chất kinh tế thì được xếp chung vào một yếu tố, không phân biệt chúng phát sinh trong lĩnh vực nào và ở đâu. Vậy chi phí sản xuất được chia ra như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu gồm : Nhựa đường, đá hộc, đá 4x6, đá 1x2, cát
- Chi phí công cụ, dụng cụ : Xảo, cuốc, xẻng, dụng cụ nấu, tưới nhựa
- Chi phí nhiên liệu động lực : xăng, dầu
- Chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp, gián tiếp, trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ qui định.
- Chi phí khấu hao TSCĐ : là số khấu hao mà đơn vị tính theo qui định cho tất cả các loại TSCĐ : máy móc, dụng cụ vận chuyển (ô tô), bốc dỡ (cần cẩu), máy móc thi công ( máy lu, máy ủi, máy rải thảm ) và khấu hao TSCĐ dùng trong quản lý khác.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài : tiền điện nước, điện thoại
- Chi phí bằng tiền khác
Theo cách phân loại này cho biết kết cấu, tỷ trọng từng yếu tố sản xuất để các nhà quản lý phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, là cơ sở lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ tiền lương, kế hoạch về vốn cũng như công tác quản lý chi phí sản xuất.
* Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
Dựa trên ý nghĩa của chi phí trong giá thành người ta phân ra thành các loại chi phí sau :
Chi phí NVL trực tiếp: bao gồm toàn bộ các khoản chi phí về NVL trực tiếp sử dụng trong thi công công trình (không bao gồm các thiết bị do chủ đầu tư giao, nhiên liệu cho máy thi công, các vật liệu làm công trình tạm như lán trại)
Chi phí nhân công trực tiếp: là toàn bộ tiền lương, tiền công của công nhân trực tiếp thi công công trình, nhân công vận chuyển NVL trong thi công, công nhân bảo dưỡng, quét dọn trên công trường.
Chi phí sử dụng MTC: gồm những chi phí liên quan tới việc sử dụng MTC phục vụ xây dựng CT, HMCT, tiền khấu hao máy móc thiết bị, tiền thuê máy, tiền lương công nhân điều khiển máy, chi phí nhiên liệu cho máy thi công.
Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí quản lý đội, các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ của toàn đội tính theo tỷ lệ qui định chi phí cho tiếp khách, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác .
Cách phân loại này được áp dụng rộng rãi trong các đơn vị XDCB hiện nay. Bởi cách phân loại này là cơ sở để xác định giá thành công đoạn, giá thành toàn bộ, thấy được tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, là căn cứ để kiểm soát và quản lý chi phí, thấy được tỷ trọng từng khoản mục trong giá thành. Do vậy, tôi sử dụng cách phân loại này để hạch toán chi phí tính giá thành công trình tại Công ty Cổ phẩn Quản lý và xây dựng đường bộ Phú Thọ trong phần nội dung nghiên cứu đề tài bởi nó phù hợp đặc điểm và cơ chế quản lý của Công ty, phù hợp với phương pháp lập dự toán giá thành.
2.1.3. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất tại Công ty.
2.1.3.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty.
Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là khâu quan trọng, cần thiết cho công tác kế toán chi phí sản xuất. Có xác định đúng đối tượng kế toán chi phí mới đáp ứng được yêu cầu hạch toán chi phí sản xuất ở Công ty.
Với đặc điểm là một doanh nghiệp XDCB, do vậy ở Công ty Cổ phần Quản lý và xây dựng đường bộ Phú Thọ thì đối tượng hạch toán chi phí là các công trình giao thông đường bộ. Với nguyên tắc chung là chi phí phát sinh tại công trình nào thì hạch toán chi phí theo công trình đó. Đối với chi phí chung cho nhiều công trình thì Công ty tiến hành phân bổ cho các CT, HMCT thi công trong quý theo tiêu thức hợp lý. Việc thi công thường kéo dài nên kỳ tính giá thành Công ty được xác định theo quý, theo năm.
2.1.3.2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất tại Công ty.
Hiện nay, trong các đơn vị XDCB vẫn thực hiện 2 phương pháp kế toán chi phí:
* Phương pháp kế toán chi phí trực tiếp:
Đó là khi những chi phí liên quan đến CT, HMCT nào đã được xác định ghi chép ban đầu thì kết chuyển trực tiếp vào CT, HMCT đó. Việc sử dụng phương pháp này để kế toán chi phí sản xuất được đánh giá là chính xác nhất, đồng thời theo dõi trực tiếp chi phí liên quan tới đối tượng này bởi có những đối tượng không thể theo dõi riêng và sử dụng phương pháp này tốn nhiều thời gian công sức.
Đối với đơn vị XDCB giao thông thì phương pháp này tạo điều kiện cho kế toán chi phí, tính giá thành công trình và quản lý chi phí một cách có hiệu quả hơn cả.
Như đã biết, trong đơn vị XDCB giao thông có những đối tượng không thể theo dõi riêng được và đáp ứng yêu cầu hạch toán chi phí, đơn vị phải sử dụng phương pháp kế toán chi phí khác: phương pháp phân bổ gián tiếp.
* Phương pháp phân bổ gián tiếp
Khi chi phí liên quan đến nhiều đối tượng, kế toán không thể tổ chức hạch toán riêng được thì cần phải lựa chọn tiêu thức phân bổ sao cho hợp lý với từng đối tượng. Vì vậy tính chính xác của phương pháp này phụ thuộc vào sự lựa chọn tiêu thức phân bổ. Theo phương pháp này phải tiến hành 2 bước sau :
B1
Hệ số phân bổ
=
Tổng chi phí cần phân bổ
Tổng tiêu thức cần phân bổ của đối tượng
B2: Tính chi phí phân bổ cho từng đối tượng
Chi phí phân bổ
cho đối tượng A
=
Hệ số
phân bổ
-
Tiêu thức phân bổ của đối tượng A
Sự phân bổ chi phí theo phương pháp này thì tính chính xác không cao do phụ thuộc vào việc lựa chọn tiêu thức phân bổ. Song nếu tiêu thức phân bổ hợp lý thì độ chính xác của phương pháp này là đáng tin cậy.
Vậy từ hai phương pháp trên ta thấy việc xác định, hạch toán các khoản mục chi phí cho đối tượng được tiến hành theo chi phí thực tế và chi phí định mức. Tức là có những chi phí biết và không thể biết ngay được thực tế phát sinh trong kỳ là bao nhiêu khi đến hạn mà chỉ được ước tính theo hình thức sử dụng như chi phí điện, nước, điện thoại sang tháng sau mới có thông báo thanh toán. Do vậy việc xác định và hạch toán chi phí này theo một định mức rồi khi có chứng từ cụ thể thì tiến hành điều chỉnh sẽ đảm bảo chi phí được hạch toán một cách chính xác.
2.2. nội dung kế toán chi phí sản xuất tại công ty.
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
2.2.1.1. Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. (TK621)
Trong giá thành của một CT, HMCT thì khoản mục chi phí NVL trực tiếp là một khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nên việc hạch toán chính xác đầy đủ, hợp lý chi phí NVL trực tiếp là rất quan trọng bởi nó đảm bảo tính chính xác của giá thành CT, HMCT cũng như việc xác định đúng lượng tiêu hao vật chất trong quá tình thi công.
NVL trực tiếp dùng trong quá trình thi công công trình gồm nhiều loại:
NVL chính như: Nhựa, đá 4 x6, đá 1 x 2, đá 1 x 1, cát, xi măng, đá 2 x4...
NVL phụ : củi, cọc tre
NVL phục vụ cho việc thi công công trình do phòng vật tư của Công ty quản lý và chịu trách nhiệm. Phòng vật tư có nhiệm vụ hợp đồng mua NVL chuyển về bãi tập kết NVL của Công ty khi có nhiều công trình thi công và gần bãi tập kết hoặc hợp đồng mua NVL chuyển thẳng tới chân công trình nhưng vẫn qua hình thức kho.
2.2.1.2. Nội dung kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Khi công ty trúng thầu công trình đường QL 32A Km71-Km125 Thu Cúc - Thanh Sơn thì phòng kế hoạch kỹ thuật chuyển bảng hạn mức chi phí NVL giai đoạn thi công của công trình mà đã được ban Giám đốc duyệt sang phòng vật tư. Khi công trình được giao cho đội thi công thì phòng vật tư căn cứ vào hạn mức vật tư cho từng khâu, từng giai đoạn việc để viết phiếu xuất kho NVL. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên, 1 liên chính lưu sổ, 2 liên phụ được chuyển xuống thủ kho NVL. Sau khi thủ kho tiến hành giao NVL số lượng theo phiếu xuất kho cho đội thi công thì phải hợp lệ hoá phiếu xuất kho. Sau đó nộp lên phòng kế toán một liên và phòng vật tư một liên.
Biểu 3: Tổng hợp chi phí NVL
Công trình: Đường 32A K71-K125 Thu Cúc - Thanh Sơn
Tên vật tư
Tổng chi phí vật tư
Trong đó
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Nhựa
122.683.000
95.936.000
26.747.000
Đá hộc
6.864.380
5.280.000
1.584.380
Đá 4*6
10.060.700
10.060.700
Đá 1*2
122.355.000
121.360.300
994.700
Đất đắp lề
34.358.130
34.358.130
1.708.130
...........
.................
.................
................
.............
............
...........
Tổng cộng
333.467.983
258.293.460
61.313.380
13.861.143
Nguồn : Phòng kế toán
2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
2.2.2.1. Đặc điểm kế toán chi phí nhân công trực tiếp. (TK622)
Một trong những phương châm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động cũng như năng suất lao động trong quá trình thi công các công trình của Công ty là tổ chức hạch toán đúng, đầy đủ và thanh toán lương cho công nhân viên một cách kịp thời, thưởng phạt hợp lý nhằm khuyến khích công nhân viên làm việc tích cực và hăng say hơn.
ở Công ty Cổ phần Quản lý và xây dựng đường bộ Phú Thọ thì khoản mục chi phí NCTT được mở để tập hợp toàn bộ những khoản chi phí mà công ty phải trả cho người lao động trực tiếp thi công trên công trường được hạch toán vào TK 622.
Trả lương khoán (lương theo sản phẩm) và lương thời gian là hình thức lương mà công ty áp dụng trả lương cho công nhân trong toàn Công ty. Trong đó:
Lương thời gian được áp dụng cho bộ máy quản lý, chỉ đạo thi công (đội trưởng các đội) được hạch toán vào TK 627.
Lương khoán được áp dụng trả lương cho công nhân trực tiếp thi công theo từng khối lượng công hoàn thành.
Công ty áp dụng công thức tính lương khoán:
Tiền công phải trả
=
Khối lượng công việc giao khoán
x
Đơn giá
tiền lương
Đối với những khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ mà Công ty phải nộp thay cho CNTT thi công và cả gián tiếp các đội không hạch toán vào TK 622 mà được hạch toán vào TK 627 - chi phí sản xuất chung. Cuối mỗi quý Công ty tiến hành phân bổ vào chi phí sản xuất chung cho mỗi công trình trong quý.
2.2.2.2. Nội dung kế toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty (TK622)
Công trình đường QL 32A Km71-Km125 Thu Cúc - Thanh Sơn được công ty giao cho đội 5 trực tiếp thi công công trình. Khi khối lượng giao khoán xuống đội, đội trưởng, thống kê đội theo dõi thời gian làm việc của từng cá nhân trong đội để tính lương. Từ bảng lương bảng chấm công Bảng lương tháng 7/2007 của đội 5 kế toán ghi:
Nợ TK 334 Phải trả công nhân viên 45.263.000
Có TK 136 Phải thu nội bộ (Đội 5) 45.263.000
Kế toán căn cứ vào hợp đồng giao khoán, biên bản nghiệm thu để thanh toán lương cho công nhân viên trực tiếp thi công của đội
Nợ TK 622 Chi phí NCTT ( QL 32A Km 71-Km125) 45.263.000
Có TK 334 45.263.000
- Khi Công ty thuê nhân công ngoài căn cứ hợp đồng lao động kế toán ghi:
Nợ TK 622 Chi phí NCTT ( QL 32A Km 71-Km125) 4.886.000
Có TK 1111 Tiền mặt 4.886.000
*) Cuối tháng kết chuyển chi phí NCTT
Nợ TK 154 Chi phí SX KD DD ( QL 32A KM 71- 125) 50.149.000
Có TK 622 Chi phí NCTT 50.149.000
Khi tập hợp đầy đủ chứng từ kế toán tiến hành vào sổ chi tiết TK 622 phát sinh trong tháng.
2.2.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công.
2.2.3.1. Đặc điểm kế toán chi phí sử dụng máy thi công (TK623)
Chi phí sử dụng MTC là những chi phí bỏ ra trong quá trình sử dụng MTC bao gồm những chi phí về lương, chi phí nhiên liệu, chi phí khấu hao MTC, chi phí thuê MTC.
Việc đưa máy móc vào trong thi công sẽ làm giảm bớt chi phí lao động thi công, làm tăng tiến độ thi công nên Công ty phải chú trọng vào việc đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị để phục vụ cho thi công. Tuy vậy vẫn chưa thể trang bị một cách đầy đủ tất cả các loại máy móc cần thiết. Trong quá trình thi công công trình đường QL32A Km 71 - Km 125 đã tiến hành thuê một số MTC mà công ty không có để phục vụ cho công trình như máy đầm, máy ủi
2.2.3.2. Nội dung kế toán chi phí sử dụng máy thi công (TK623)
*Đối với máy đi thuê:
Khi thuê MTC Công ty thường thuê theo hình thức trọn gói, tức là thuê theo khối lượng hoàn thành ứng với từng ca máy nên mọi chi phí phát sinh khi sử dụng MTC bên cho thuê máy phải hoàn toàn chịu. Để theo dõi và hạch toán những chi phí phải trả cho đi thuê MTC thì kế toán sử dụng các chứng từ gốc: hợp đồng thuê máy, hợp đồng giao khoán, biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành, phiếu chi và căn cứ vào các chứng từ đó kế toán hạch toán chi phí do đi thuê máy trên TK 623 của công trình.
*Đối với MTC của Công ty:
Để tiện cho việc theo dõi quản lý chi phí sử dụng MTC. Công ty mở chi tiết TK 623:
TK 623x: Chi phí sử dụng xe
TK 623m: Chi phí sử dụng máy
TK 623: Chi phí trạm trộn
Để tránh tình trạng MTC của Công ty không được sử dụng hết công suất mà vẫn phải tính khấu hao theo thời gian nên Công ty đã lập Đội MTC riêng do Công ty trực tiếp quản lý.
Chi phí MTC bao gồm chi phí về nhiên liệu, chi phí tiền lương cho công nhân lái MTC, chi phí khấu hao MTC, chi phí tổ sửa chữa MTC.
+ Chi phí nhiên liệu cho chạy máy là hạch toán chi phí xăng dầu phục vụ cho xe chở vật liệu, máy, trạm trộn. Khi có lệnh điều động MTC của ban Giám đốc xuống từng công trình thông qua “ Lệnh điều động xe, máy thi công” của ban chỉ huy công trình đã được duyệt thì phòng vật tư viết phiếu xuất kho nhiên liệu cho đội MTC căn cứ vào hạn mức vật tư nhiên liệu cho từng công việc, từng ca máy của công trình. Tại phòng kế toán, quá trình hạch toán nhiên liệu dùng cho MTC theo nguyên tắc chi phí phát sinh tại công trình nào ứng với máy nào thì tập hợp riêng cho tổ máy đó, công trình đó. Căn cứ vào hạn mức vật tư nhiên liệu, hoá đơn mua nhiên liệu, phiếu xuất kho, kế toán kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ. Nếu thấy đúng thì tiến hành lập bảng “ Tổng hợp chi phí nhiên liệu chạy MTC”
*Đối với chi phí tiền lương công nhân lái MTC: tiền lương của công nhân lái MTC cũng được tính tương tự như lương của CNTT và chi phí lương của công nhân điều khiển xe, máy, trạm trộn được tập hợp vào TK 623x, 623m, 623t. Căn cứ vào các hợp đồng làm khoán, nhật trình sử dụng máy, bảng chấm công do đội MTC gửi lên và bảng thanh toán lương cho công nhân lái MTC. Kế toán sau khi kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ tiến hành lập bảng “ Tổng hợp lương CN sử dụng MTC để thi công đường QL32A Km 71 - Km 125 Thu Cúc - Thanh Sơn”
Biểu 4: Bảng tổng hợp chi phí lương công nhân sử dụng MTC
Công trình : QL32A Km 71 - Km 125 Thu Cúc - Thanh Sơn
ĐVT: đồng
Ghi nợ TK 623
Ghi có TK 334
623x
623m
623t
Quí II
2.750.000
2.175.000
1.645.000
6.570.000
Quí III
3.486.000
5.320.000
2.594.000
11.400.000
Cộng
6.236.000
7.495.000
4.239.000
17.970.000
Nguồn : Phòng Kế toán
+ Hạch toán chi phí khấu hao MTC:
Để bù đắp giá trị TSCĐ bị hao mòn trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty phải khấu hao TSCĐ nhằm chuyển dịch dần dần phần giá trị hao mòn đó vào giá trị sản phẩm của mình. Mục đích của việc khấu hao TSCĐ là nhằm tích luỹ vốn để tái sản xuất giản đơn hay tái sản xuất mở rộng TSCĐ. Cứ cuối mỗi quý Công ty lại tiến hành trích khấu hao và phân bổ khấu hao MTC cho những công trình được thi công trong quý đó. Căn cứ vào bảng tính khấu hao của Công ty lập cho mọi loại TSCĐ mà Công ty đã đăng ký với cục quản lý vốn và tài sản. Căn cứ vào lệnh điều động xe thi công của Công ty, kế toán trích khấu hao MTC cho từng loại và phân bổ cho từng công trình trong quý.
Biểu 5: Bảng phân bổ chi phí khấu hao MTC cho các công trình
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
phân bổ
623x
623m
623t
Quí II
98.780.000
4.200.000
43.580.000
51.000.000
Đường 313
18.253.000
757.000
8.351.000
9.145.000
Đường 315
13.389.000
672.000
7.197.000
5.520.000
Đường 316
13.823.431
581.000
6.529.431
6.713.000
Đường 316B
11.618.821
416.000
3.917.107
7.285.714
Đường 317
12.346.462
600.000
5.226.462
6.520.000
Đường 32A
16.837.000
674.000
7.138.000
9.025.000
Đường 32B
12.512.286
500.000
5.221.000
6.791.286
Quí III
98.780.000
4.200.000
43.580.000
51.000.000
Đường 315
11.930.000
651.000
6.129.000
5.150.000
Đường 316
10.709.000
485.000
5.953.000
4.271.000
Đường 316B
21.241.000
230.000
4.731.000
16.280.000
Đường 317
10564.000
435.000
4.579.000
5.550.000
Đường 32A
8.528.000
220.000
5.023.000
3.285.000
Đường 32B
16.996.000
1.235.000
9.572.000
6.189.000
Đường Hương Nộn – Tam Nông
18.812.000
944.000
7.593.000
10.275.000
Nguồn : Phòng Kế toán
*Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao MTC ở trên kế toán lập chứng từ ghi sổ đồng thời lập bảng phân bổ chi phí khấu hao MTC cho công trình đường QL32A Km 71 - Km 125 Thu Cúc - Thanh Sơn
Biểu 6: Bảng tổng hợp chi phí khấu hao MTC
ĐVT: đồng
Ghi nợ TK 623
Ghi có TK 214
623x
623m
623t
Quí II
674.000
7.138.000
9.025.000
16.837.000
Quí III
220.000
5.023.000
3.285.000
8.528.000
Cộng
894.000
12.161.000
12.310.000
25.365.000
Nguồn : Phòng Kế toán
- Chi phí sửa chữa MTC:
Đội MTC có tổ sửa chữa MTC riêng. Công nhân sửa chữa được trả lương theo hình thức trả lương theo thời gian, căn cứ vào lương bậc thợ. Khi MTC được báo hỏng và chuyển sang tổ sửa chữa, phòng vật tư căn cứ vào giấy đề nghị, biên bản kiểm tra viết phiếu xuất kho phụ tùng cho sửa chữa. Đồng thời chuyển hoá đơn mua phụ tùng, phiếu xuất kho, bảng kê lên kế toán Công ty, tại đây kế toán tiến hành tập hợp chi phí sau khi đã kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ gốc. Cuối quý tiến hành phân bổ cho các công trình trong quý dựa vào nhật trình sử dụng MTC của các công trình.
Cụ thể:
Biểu 7: Bảng chi phí sửa chữa MTC phân bổ cho công trình đường QL32A Km 71 - Km 125 Thu Cúc - Thanh Sơn
ĐVT: đồng
Ghi nợ TK 623
Ghi có
TK 334
TK 153
Quí II
3.577.000
951.000
2.626.000
Quí III
3.295.000
1.050.000
2.245.000
Cộng
6.872.000
2.001.000
4.871.000
Nguồn : Phòng Kế toán
Biểu 8: Bảng tổng hợp chi phí sử dụng MTC ( theo quí)
Công trình : đường QL32A Km 71 - Km 125 Thu Cúc - Thanh Sơn
Chỉ tiêu
Quí II/2006
Quí III/2006
Tổng
623x
623m
623t
Tổng
623x
623m
623t
C.phí thuê MTC
950.000
950.000
1.930.000
1.930.000
C.phí sửa MTC
3.577.000
1.294.000
C.phí nhiên liệu
22.376.358
10.466.361
7.579.089
4.330.908
15.519.087
2.887.272
6.496.362
6.135.453
C.phí khấu hao
16.837.000
674.000
7.138.000
9.025.000
8.528.000
220.000
5.023.000
3.285.000
C.phí lương CN máy
6.570.000
2.750.000
2.175.000
1.645.000
11.400.000
3.486.000
5.320.000
2.594.000
Cộng
50.310.358
38.671.087
Nguồn : Phòng Kế toán
2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung.
2.2.4.1. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất chung tại Công ty.
Chi phí sản xuất chung là một bộ phận cấu thành lên giá thành công trình. Tại Công ty Cổ phần QL và XD đường bộ Phú Thọ thì khoản mục chi phí sản xuất chung được hạch toán gồm:
- Chi phí dụng cụ sản xuất
- Chi phí lương bộ phận giá tiếp đội
- Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ (19%)
- Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
Căn cứ vào các chứng từ gốc, quyết định, bảng thanh toán, cụ thể ghi cho công trình nào thì được tập hợp riêng vào chi phí sản xuất chung của công trình đó.
Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ mà Công ty phải nộp thay cho người lao động (19% lương cơ bản của CBCNV trong toàn Công ty tham gia đóng BHXH) và các khoản chi phí khác liên quan đến nhiều công trình như KH TSCĐ... thì hàng tháng tiến hành phân bổ cho các công trình thi công theo tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung là: chi phí trực tiếp (bao gồm chi phí NVL trực tiếp và chi phí NCTT bởi trong giá thành công trình thì chi phí trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn).
Công thức phân bổ:
Chi phí sản xuất chung phân bổ cho công trình A
=
sản xuất chung cần phân bổ
chi phí trực tiếp trong quý phân bổ
x
Chi phí trực tiếp của công trình A
2.2.4.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất chung (TK627)
áp dụng cách phân bổ chi phí sản xuất chung đó, kế toán lập bảng chi phí sản xuất chung cho các công trình.
Biểu 9: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung quí II, III
cho các công trình
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
phân bổ
Nợ TK 627
Có các TK
334
338
111
Quí II
78.642.452
17.472.000
27.688.320
33.482.132
Đường 313
18.817.561
4.180.704
6.625.292
8.011.565
Đường 315
14.907.842
3.312.075
5.248.723
6.347.044
Đường 316
7.122.123
.1582.322
2.507.543
3.022.258
Đường 316B
17.122.123
3.804.022
6.028.323
7.289.778
Đường 317
995.410
221.150
350.462
423.798
Đường 32A
19.327.527
4.293.997
6.804.797
8.228.733
Đường 32B
349.866
77.730
123.180
148.956
Quí III
81.925.663
17.472.000
27.688.320
36.765.343
Đường 315
19.790.000
4.220.366
6.688.452
8.881.182
Đường 316
218.000
46.493
73.677
97.830
Đường 316B
11.664.600
2.487.670
3.942.262
5.234.668
Đường 317
19.902.800
4.244.670
6.726.510
8.931.620
Đường 32A
13.000.000
2.772.510
4.393.584
5.833.906
Đường 32B
8.911.600
1.900.577
3.011.836
3.999.187
Đường Hương Nộn – Tam Nông
2.004.000
427.393
677.288
899.319
Đường Yên Luật
6.434.663
1.372.321
2.174.711
2.887.631
Nguồn : Phòng Kế toán
Từ sổ chi tiết ta có bảng chi phí sản xuất chung của công trình đường QL32A Km 71 - Km 125 Thu Cúc – Thanh Sơn
Biểu 10: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung
Công trình : đường QL32A Km 71 - Km 125 Thu Cúc – Thanh Sơn
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Quí II
Quí III
Tổng
Chi lương gián tiếp đội
4.293.997
2.772.510
7.066.507
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
6.804.797
4.393.584
11.198.381
Chi phí công cụ dụng cụ
206.817
206.817
Chi bằng tiền
12.484.733
8.799.906
21.284.639
Cộng
23.790.344
15.966.000
39.756.344
Nguồn: Phòng Kế toán
2.2.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất.
Để kết chuyển mọi chi phí phát sinh trong quá trình thi công công trình, kế toán Công ty đã sử dụng TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp.
Căn cứ vào 4 sổ chi tiết của các TK : TK 621, TK 622, TK 623, TK 627 kế toán tiến hành cộng sổ phát sinh theo khoản mục của từng công trình rồi lập bảng " Tổng hợp chi phí sản xuất" khi công trình hoàn thành.
Biểu 11: Tổng hợp chi phí sản xuất theo các khoản mục.
Công trình đường QL32A Km 71 - Km 125 Thu Cúc - Thanh Sơn
ĐVT: đồng
STT
Khoản mục chi phí
TK
Số tiền
1
Chi phí NVL trực tiếp
621
333.467.983
2
Chi phí nhân công trực tiếp
622
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6442.doc