MỞ ĐẦU 1
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3
1.1. Những vấn đề chung về doanh thu 3
1.1.1. Khái niệm và phân loại doanh thu 3
1.1.2. Các quy định trong hạch toán doanh thu 4
1.1.2.1. Các quy định chung trong hạch toán doanh thu 4
1.1.2.2. Các nguyên tắc trong hạch toán doanh thu đối với một số tài khoản doanh thu 7
1.1.3. Cơ sở xác định doanh thu 14
1.1.4. Điều kiện ghi nhận doanh thu 15
1.1.4.1. Đối với doanh thu bán hàng 15
1.1.4.2. Đối với doanh thu cung cấp dịch vụ 16
1.1.4.3. Đối với doanh thu hoạt động tài chính 18
1.2. Kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính 19
1.2.1. Vai trò của kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính 19
1.2.2. Mục tiêu kiểm toán doanh thu 20
1.2.2.1. Mục tiêu kiểm toán chung 20
1.2.2.2. Mục tiêu kiểm toán đặc thù 21
1.2.3. Yêu cầu của việc kiểm toán doanh thu 22
1.2.4. Căn cứ kiểm toán khoản mục doanh thu 22
1.2.5. Một số rủi ro, gian lận thường gặp trong việc kiểm toán doanh thu 22
1.2.5.1. Những rủi ro thường gặp trong việc kiểm toán doanh thu 22
1.2.5.2. Một số gian lận thường gặp của doanh nghiệp khi hạch toán doanh thu 23
1.3. Quy trình kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính 25
1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán 25
1.3.1.1. Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán 26
1.3.1.2. Thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán 29
1.3.1.3. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ 30
1.3.1.4. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán 31
1.3.1.5. Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán 36
1.3.2. Thực hiện kiểm toán 37
1.3.2.1. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 37
1.3.2.2. Thực hiện các thủ tục phân tích doanh thu 40
1.3.2.3. Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết doanh thu 43
1.3.3. Kết thúc kiểm toán 48
PHẦN II. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM THỰC HIỆN 51
2.1. Tổng quan về Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam 51
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 51
2.1.2. Các loại hình dịch vụ và thị trường khách hàng của Công ty 52
2.1.2.1. Các loại hình dịch vụ do Công ty cung cấp 52
2.1.2.2. Thị trường khách hàng của Công ty 53
2.1.3. Đội ngũ nhân viên của Công ty 54
2.1.4. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty 55
2.1.5. Lập và lưu giữ hồ sơ kiểm toán tại Công ty 57
2.2. Thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam 59
2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán 60
2.2.1.1. Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán 60
2.2.1.2. Thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán 62
2.2.1.3. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ 64
2.2.1.4. Đánh giá tính trọng yếu 68
2.2.1.5. Đánh giá rủi ro kiểm toán 70
2.2.1.6. Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và thiết kế chương trình kiểm toán 78
2.2.2. Thực hiện kiểm toán 85
2.2.2.1. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 85
2.2.2.2. Thực hiện các thủ tục phân tích doanh thu 90
2.2.2.3. Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết doanh thu 95
2.2.3. Kết thúc kiểm toán 106
PHẦN III. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM TOÁN DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM 113
3.1. Nhận xét về những ưu điểm trong quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam 113
3.1.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 113
3.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 115
3.1.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 115
3.2. Nhận xét về những hạn chế và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam 116
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam 116
3.2.2. Những hạn chế và giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam 117
3.2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 117
3.2.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 121
3.3.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 126
KẾT LUẬN 127
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 128
132 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2779 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m toán”, bao gồm tất cả các tài liệu và thông tin liên quan đến:
- Kế hoạch kiểm toán;
- Việc thực hiện cuộc kiểm toán: Nội dung, chương trình và phạm vi của các thủ tục đã được thực hiện;
- Kết quả của các thủ tục đã thực hiện;
- Những kết luận mà kiểm toán viên rút ra từ những bằng chứng kiểm toán thu thập được.
Trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán, các kiểm toán viên của CPA VIETNAM luôn phải lập hồ sơ kiểm toán đầy đủ và chi tiết sao cho kiểm toán viên khác hoặc người có trách nhiệm kiểm tra (soát xét) đọc sẽ hiểu được toàn bộ về cuộc kiểm toán. Để thuận tiện và đảm bảo cho việc lập hồ sơ kiểm toán một cách đầy đủ và chi tiết, rõ ràng, Công ty đã qui định một kết cấu hồ sơ kiểm toán thống nhất cho mọi cuộc kiểm toán tài chính (một loại hình dịch vụ chủ yếu của CPA VIETNAM).
Các tài liệu trong hồ sơ kiểm toán được sắp xếp theo một trật tự chung và được đánh số theo các chỉ mục tổng hợp và chi tiết. Các chỉ mục hồ sơ kiểm toán tổng hợp gồm:
1000: Lập kế hoạch kiểm toán
2000: Báo cáo
3000: Quản lý cuộc kiểm toán
4000: Hệ thống kiểm soát
5000: Kiểm tra chi tiết – Tài sản
6000: Kiểm tra chi tiết – Công nợ phải trả
7000: Kiểm tra chi tiết – Vốn chủ sở hữu
8000: Báo cáo lãi lỗ
Trong các chỉ mục tổng hợp lại bao gồm các chỉ mục chi tiết, ví dụ như trong chỉ mục Hệ thống kiểm soát bao gồm các chỉ mục chi tiết sau:
4100: Kết luận về kiểm tra kiểm soát nội bộ
4110: Kết luận về kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ
4200: Thủ tục kiểm soát
4300: Kiểm soát hệ thống bằng máy tính - không có rủi ro cụ thể
4310: Tăng cường nắm bắt về hệ thống kiểm soát bằng máy tính
4330: Giấy tờ làm việc về kiểm soát hệ thống máy tính
4400: Kiểm soát các chu trình áp dụng - không có rủi ro cụ thể
4420: Giấy tờ kiểm soát các chu trình áp dụng
Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên sẽ thu thập các tài liệu, bằng chứng để làm căn cứ cho việc đưa ra các kết luận kiểm toán, và các bằng chứng kiểm toán ấy sẽ được đánh số một cách khoa học, hợp lý ứng với mỗi chỉ mục trong hồ sơ kiểm toán. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc soát xét, tra cứu sau này, và đây cũng là cơ sở để cho người sử dụng có thể tham chiếu một cách dễ dàng.
Hồ sơ kiểm toán sau khi hoàn thành phải được soát xét, kiểm tra bởi các chủ nhiệm kiểm toán và ban Giám đốc trước khi đưa vào lưu trữ. Việc kiểm tra, soát xét lại hồ sơ kiểm toán là rất cần thiết để kiểm soát chất lượng kiểm toán, từ đó tìm ra những ưu điểm và hạn chế trong từng bước công việc kiểm toán nhằm không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán cũng như rút ra những kinh nghiệm cho lần kiểm toán sau.
Hồ sơ kiểm toán của Công ty được sắp xếp lần lượt theo tên của từng khách hàng kiểm toán, các hồ sơ kiểm toán của một khách hàng kiểm toán lại được sắp xếp theo thứ tự năm kiểm toán. Hồ sơ của các cuộc kiểm toán trong năm hiện hành được lưu trữ riêng ở một nơi dễ tìm, dễ lấy và được sắp xếp theo thứ tự của cuộc kiểm toán để tạo điều kiện thuận lợi cho các kiểm toán viên có thể dễ dàng tra cứu và soát xét, cho đến khi kết thúc năm, các hồ sơ kiểm toán này sẽ được đưa vào lưu trữ tại phòng lưu giữ hồ sơ của Công ty và được sắp xếp theo từng khách hàng kiểm toán và theo năm kiểm toán.
Việc lập và lưu trữ hồ sơ kiểm toán một cách khoa học, bảo mật như vậy không những giúp ích cho công việc kiểm toán mà còn tạo được uy tín đối với các khách hàng, giúp duy trì được những khách hàng cũ và thu hút được nhiều khách hàng mới.
2.2. Thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam
Cũng như các công ty kiểm toán khác, quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của CPA VIETNAM luôn tuân thủ các quy định, chế độ, chuẩn mực đã được quy định nhằm đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất. Tuy nhiên, quy trình kiểm toán của CPA VIETNAM cũng có những nét đặc thù riêng tạo nên uy tín và sự tin tưởng của khách hàng cũng như những người quan tâm về chất lượng của Báo cáo tài chính đã được Công ty thực hiện kiểm toán.
Doanh thu là một bộ phận trên Báo cáo tài chính, do vậy quy trình kiểm toán doanh thu cũng được thực hiện theo quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính chung và là một bộ phận rất quan trọng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính. Với mục tiêu cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất với chi phí thấp nhất, quy trình kiểm toán chung tại CPA VIETNAM luôn được các kiểm toán viên áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của từng khách hàng cụ thể. Để tìm hiểu và đánh giá về quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính được thực hiện bởi CPA VIETNAM, chúng ta sẽ xem xét quy trình kiểm toán đó đối với hai khách hàng là Công ty ABC - khách hàng truyền thống và Công ty XYZ - khách hàng mới.
2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Giai đoạn đầu tiên trong quy trình kiểm toán chung là “Lập kế hoạch kiểm toán”. Các kiểm toán viên tại CPA VIETNAM luôn ý thức được rằng để đảm bảo cho cuộc kiểm toán được tiến hành một cách hiệu quả thì giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cần được coi trọng, kế hoạch kiểm toán chính là những chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể đối với hoạt động của kiểm toán viên trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán. Vì vậy, giai đoạn lập kế hoạch luôn được giao cho những kiểm toán viên có năng lực, trình độ và kinh nghiệm thực hiện, bao gồm năm bước công việc sau:
2.2.1.1. Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán
Chấp nhận thư hẹn kiểm toán:
Để đạt được uy tín và thị phần rộng lớn như hiện nay thì ngoài việc khẳng định được chất lượng hoạt động của mình, CPA VIETNAM cũng đã rất nỗ lực trong việc tiếp cận với khách hàng.
Hàng năm, Công ty đều tìm hiểu về các khách hàng và gửi thư chào hàng đến những khách hàng tiềm năng, đang có nhu cầu kiểm toán, trong đó có cả những khách hàng mới và khách hàng cũ. Điều này sẽ tạo điều kiện cho khách hàng biết đến CPA VIETNAM với những dịch vụ có chất lượng tốt nhất và chi phí thấp nhất. Nếu khách hàng chấp nhận thì họ sẽ gửi thư mời kiểm toán đến cho Công ty. Lúc này, những kiểm toán viên nhiều kinh nghiệm sẽ được phân công để thẩm định về khả năng đảm nhận công việc, cũng như dự kiến về thời gian làm việc và phí kiểm toán.
Đối với những khách hàng truyền thống như Công ty ABC, kiểm toán viên sẽ thu thập thêm những thông tin về khách hàng sau cuộc kiểm toán trước và xem xét những vấn đề tồn tại trong cuộc kiểm toán trước để xem xét khả năng tiếp tục kiểm toán. Với Công ty ABC, đây là cuộc kiểm toán năm thứ hai, qua cuộc kiểm toán năm trước, kiểm toán viên nhận thấy Công ty ABC luôn có thái độ hợp tác và tôn trọng ý kiến của kiểm toán viên, không có bất cứ một bất đồng nào xảy ra, Công ty ABC cũng đã vận dụng những ý kiến tư vấn của kiểm toán viên vào hoạt động của mình và đạt được những kết quả đáng kể. Vì vậy, kiểm toán viên chấp nhận tiếp tục kiểm toán cho ABC trong năm nay.
Còn với khách hàng mới như Công ty XYZ, kiểm toán viên cần thu thập những thông tin sơ bộ về khách hàng, tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng, tiếp xúc với kiểm toán viên tiền nhiệm (nếu có), xem xét năng lực phục vụ khách hàng, đánh giá rủi ro kiểm toán,…Qua tìm hiểu, kiểm toán viên thấy rằng việc nhận lời kiểm toán cho Công ty XYZ sẽ không ảnh hưởng đến tính độc lập, không làm tăng rủi ro cho hoạt động của kiểm toán viên hay làm giảm uy tín của CPA VIETNAM, và các kiểm toán viên của CPA VIETNAM có đủ năng lực để kiểm toán cho khách hàng này. Vì vậy, kiểm toán viên sẽ chấp nhận lời mời kiểm toán của Công ty XYZ.
Lựa chọn nhóm kiểm toán:
Sau khi đã chấp nhận khách hàng, Ban giám đốc sẽ ước lượng quy mô phức tạp của cuộc kiểm toán, từ đó lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán có năng lực và trình độ thích hợp để thực hiện cuộc kiểm toán.
Đối với Công ty ABC, đây là khách hàng cũ nên nhóm kiểm toán được lựa chọn sẽ là nhóm kiểm toán đã tham gia kiểm toán năm trước vì những kiểm toán viên này đã có những hiểu biết nhất định về Công ty ABC, về phương pháp hạch toán, về hệ thống KSNB cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của ABC, do đó họ sẽ xác định được điểm mạnh và điểm yếu trong hệ thống kế toán, hệ thống KSNB của khách hàng, từ đó có những hướng kiểm toán thích hợp nhất vừa tiết kiệm được chi phí lại vừa đảm bảo chất lượng kiểm toán.
Còn đối với Công ty XYZ, nhóm kiểm toán viên được lựa chọn sẽ là những kiểm toán viên có đủ năng lực, trình độ, hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của khách hàng cũng như những chế độ, quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, đồng thời các kiểm toán viên được lựa chọn sẽ là những kiểm toán viên đã từng có kinh nghiệm kiểm toán tại một số công ty có quy mô và hoạt động kinh doanh gần giống với Công ty XYZ.
Ngoài nhóm kiểm toán chính thức được chỉ định thực hiện kiểm toán, còn có Ban giám đốc, các chủ nhiệm kiểm toán, các chuyên gia trong Hội đồng cố vấn nghiệp vụ sẽ luôn trực tiếp giám sát và chỉ đạo quá trình thực hiện, nhằm đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán, giải quyết những vấn đề bất thường phát sinh trong quá trình kiểm toán và trợ giúp nghiệp vụ cho nhóm kiểm toán.
Việc phân công công việc cụ thể trong nhóm kiểm toán sẽ được trưởng nhóm thực hiện. Đặc điểm kiểm toán ở CPA VIETNAM là thực hiện kiểm toán theo khoản mục, vì vậy thông thường mỗi kiểm toán viên sẽ được phân công đảm nhiệm việc kiểm toán các khoản mục nằm trong một chu trình (ví dụ như khoản mục phải thu, doanh thu chưa thực hiện, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ,…trong chu trình bán hàng và thu tiền). Việc phân công này sẽ tạo điều kiện thuận tiện cho kiểm toán viên đối chiếu, xem xét mối quan hệ hợp lý giữa các tài khoản, đồng thời tiết kiệm được chi phí và thời gian kiểm toán.
Ký kết hợp đồng kiểm toán:
Sau khi đi đến quyết định chấp nhận kiểm toán (thể hiện bằng Biên bản chấp nhận cung cấp dịch vụ cho khách hàng), Công ty sẽ có một buổi họp mặt khách hàng để trao đổi và thảo luận sơ bộ với khách hàng về một số điều khoản chính trong hợp đồng kiểm toán như: mục đích và phạm vi kiểm toán, trách nhiệm của hai bên, kế hoạch kiểm toán cụ thể (thời gian dự kiến, các kiểm toán viên tham gia cuộc kiểm toán,…), chi phí kiểm toán, hình thức thông báo kết quả kiểm toán,… Nếu công ty khách hàng và CPA VIETNAM đều đồng ý với các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán thì hai bên sẽ kí kết vào hợp đồng kiểm toán, lúc này CPA VIETNAM sẽ trở thành chủ thể kiểm toán chính thức của công ty khách hàng.
Để việc kiểm toán được diễn ra thuận tiện và tiết kiệm thời gian, CPA VIETNAM sẽ gửi đến khách hàng “Bản yêu cầu cung cấp tài liệu phục vụ kiểm toán báo cáo tài chính” đến cho khách hàng trước khi cuộc kiểm toán được bắt đầu nhằm thu thập được những thông tin sơ bộ về khách hàng để phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm toán.
2.2.1.2. Thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán
Sau khi có được những tài liệu mà kiểm toán viên đã yêu cầu khách hàng cung cấp, kiểm toán viên sẽ xem xét những tài liệu ấy để có được những hiểu biết sơ bộ về khách hàng. Đồng thời, để mở rộng thêm sự hiểu biết của mình, kiểm toán viên có thể trao đổi thêm với ban giám đốc, kế toán trưởng hoặc cán bộ nhân viên của đơn vị, trao đổi với kiểm toán viên tiền nhiệm, tham khảo các ấn phẩm liên quan đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị, khảo sát thực tế văn phòng, nhà xưởng của đơn vị, xem lại hồ sơ kiểm toán năm trước… Nói chung, kiểm toán viên có thể thu thập thông tin về khách hàng từ rất nhiều nguồn khác nhau nhưng phải đảm bảo rằng kiểm toán viên đã thu thập được những hiểu biết cần thiết về công ty khách hàng, bao gồm những hiểu biết tổng quan về nền kinh tế, lĩnh vực hoạt động của đơn vị, về tổ chức và hoạt động của đơn vị. Mức độ hiểu biết và việc sử dụng các hiểu biết này một cách hợp lý sẽ trợ giúp kiểm toán viên trong việc đánh giá rủi ro và xác định các vấn đề đáng chú ý, trợ giúp cho việc lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán một cách hiệu quả,…
Riêng đối với những khách hàng mà Công ty đã kiểm toán năm trước như Công ty ABC thì kiểm toán viên sẽ xem lại các thông tin trong hồ sơ kiểm toán năm trước, đồng thời cập nhật và đánh giá lại những thông tin đó. Cách thu thập thông tin này sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí, đồng thời cho kiểm toán viên thấy được cái nhìn tổng thể về quá trình hoạt động kinh doanh và phát triển của khách hàng, từ đó đánh giá được những xu hướng biến động và những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.
Qua quá trình tìm hiểu về Công ty ABC và XYZ, kiểm toán viên thu được những thông tin sau:
Công ty ABC:
Công ty ABC là công ty trách nhiệm hữu hạn do hai thành viên góp vốn là Công ty cổ phần Thanh Hoa và Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuân Thịnh, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Công ty ABC được thành lập vào năm 2002, với thời gian hoạt động là 30 năm kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động. Việc chấm dứt hoặc gia hạn thời gian hoạt động của Công ty do Hội đồng thành viên quyết định. Vốn điều lệ của ABC tại thời điểm thành lập được xác định là 2.000.000.000 VNĐ (Công ty cổ phần Thanh Hoa góp 70% và Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuân Thịnh góp 30%).
Ngành nghề kinh doanh của ABC là sản xuất giấy, kinh doanh giấy và các sản phẩm từ giấy. Công ty ABC có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật. Mô hình tổ chức tại Công ty ABC như sau:
Sơ đồ 2.2. Mô hình tổ chức của Công ty ABC
Hội đồng thành viên
Ban giám đốc
Bộ phận kho
Bộ phận sản xuất
Phòng kinh doanh, bán hàng
Phòng kế toán
Phòng hành chính
Phòng vận chuyển
Cửa hàng bán lẻ
Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của ABC được thực hiện theo một quy trình khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Sản phẩm của ABC được tiêu thụ theo hình thức bán trực tiếp theo đơn đặt hàng, bán lẻ và gửi đại lý bán đúng giá.
Trên thị trường, hoạt động kinh doanh của Công ty cũng gặp phải sự cạnh tranh của các công ty khác cùng ngành với nhiều mẫu mã phong phú, giá cả rẻ, tuy nhiên Công ty cũng có những điều kiện thuận lợi do nhu cầu in ấn sách báo ngày càng nhiều nên nhu cầu về giấy trên thị trường cũng nhiều, bên cạnh đó nhu cầu về những sản phẩm từ giấy như vở, giấy viết,… cũng đang ngày càng tăng.
Trong năm, Công ty không có vấn đề về thay đổi nhân sự quản lý và nhân viên kế toán.
Công ty XYZ:
Công ty XYZ là công ty liên doanh giữa hai Tổng Công ty của Việt Nam, được thành lập năm 2000. Tại thời điểm thành lập, số vốn đầu tư của Công ty XYZ là 15.000.000.000 VNĐ.
Khác với ABC, ngành nghề kinh doanh của XYZ chủ yếu là cung cấp dịch vụ, bao gồm: cho thuê gian hàng, cho thuê ô cửa sổ quảng cáo, trông xe, cho thuê kho. Công ty XYZ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Trên thị trường, hoạt động kinh doanh của Công ty cũng gặp khó khăn do ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, Công ty cũng có được những thuận lợi lớn do giá cả thị trường ngày càng tăng, mặt bằng đất đai ngày càng khan hiếm và có giá trị, các công ty ra đời ngày càng nhiều nên nhu cầu thuê văn phòng và các nhu cầu liên quan khác cũng ngày càng tăng, vì vậy lượng khách hàng và doanh thu của Công ty đã không ngừng tăng lên.
Trong năm, Công ty không có vấn đề về thay đổi nhân sự quản lý và thay đổi nhân viên kế toán.
2.2.1.3. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ
Sau khi đã thu thập được các thông tin về khách hàng, kiểm toán viên tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích đối với các thông tin đã thu thập để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch về bản chất, thời gian và nội dung các thủ tục kiểm toán sẽ được sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán.
Thủ tục phân tích sơ bộ đối với khoản mục doanh thu thường được các kiểm toán viên của CPA VIETNAM thực hiện là:
Đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
- So sánh doanh thu năm nay với năm trước, hoặc với doanh thu kế hoạch, xem xét có biến động bất thường so với hoạt động của đơn vị hay không.
- So sánh tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu của năm nay với năm trước, sau đó xem xét các yếu tố tác động đến sự thay đổi này (về giá cả, số lượng hàng bán và giá vốn hàng bán…), so sánh tỷ lệ hàng bị trả lại trên doanh thu giữa năm nay với năm trước
Theo đó, thủ tục phân tích này được áp dụng đối với Công ty ABC và XYZ như sau:
Công ty ABC:
Từ các tài liệu đã được cung cấp, kiểm toán viên có sự phân tích như sau:
Biểu 2.1. Phân tích sơ bộ doanh thu Công ty ABC
CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM
Khách hàng: Công ty ABC
Kỳ: 31/12/2005
Nội dung: Phân tích sơ bộ doanh thu
Người lập: DQM
Người soát xét:
Người soát xét:
Tham chiếu:
Ngày:
Ngày:
Ngày:
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch
Doanh thu
4.331.605.012
5.547.016.665
1.215.411.653
(28,06%)
Tỷ suất Lợi nhuận gộp/Doanh thu
21,48%
23,92%
2,44%
Tỷ lệ Hàng bị trả lại/Doanh thu
0,12%
0,06%
(0,06%)
Doanh thu năm 2005 đã tăng so với 2004 là 1.215.411.653đ, tương đương với 28,06%. Như vậy là doanh thu của ABC đã tăng khá nhanh, bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận gộp cũng tăng. Qua tìm hiểu thấy rằng, sở dĩ doanh thu tăng là do nhu cầu của thị trường đang ngày càng tăng, đồng thời trong năm ABC đã có những chiến dịch quảng cáo có hiệu quả, ABC đã có thêm những mặt hàng mới có chất lượng tốt và mẫu mã đẹp, sản phẩm của ABC đã được khách hàng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, vì vậy mà lượng khách hàng của ABC đang ngày càng tăng. Tỷ suất lợi nhuận gộp tăng cho thấy khả năng sinh lời từ doanh thu bán sản phẩm của ABC đã tăng lên. Điều này được giám đốc Công ty giải thích là do trong năm ABC đã đầu tư thêm dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại nên giảm được chi phí một cách đáng kể, trong khi đó giá bán của sản phẩm không hạ mà vẫn giữ nguyên mức giá cũ. Tỷ lệ hàng bị trả lại đã giảm đi đáng kể so với năm trước, chứng tỏ chất lượng sản phẩm của ABC đã được cải thiện rõ rệt. Điều này cũng giải thích được phần nào sự tăng nhanh của doanh số bán trong năm.
Như vậy, lý do tăng doanh thu này mới được kiểm toán viên tìm hiểu sơ bộ và được giám đốc giải thích, vì vậy, để khẳng định rằng việc tăng doanh thu hoàn toàn là do điều kiện thị trường và phấn đấu của bản thân doanh nghiệp chứ không phải do doanh nghiệp có gian lận trong việc hạch toán tăng doanh thu, thì kiểm toán viên cần có những định hướng cơ bản trong giai đoạn lập kế hoạch để đến giai đoạn sau kiểm toán viên có những bước kiểm tra hiệu quả nhất nhằm phát hiện sai sót.
Công ty XYZ:
Tương tự như ABC, kiểm toán viên tiến hành phân tích với XYZ và thu được những kết quả như sau: Doanh thu năm 2005 của Công ty XYZ là 8.762.682.917đ, còn doanh thu năm 2004 là 8.868.203.784đ. Như vậy là doanh thu năm 2005 giảm so với năm 2004 một khoản là 105.520.867đ (tương đương với 1,19%). Qua tìm hiểu, thấy rằng sở dĩ doanh thu giảm như vậy là do trong năm Công ty đã quyết định dừng việc cho thuê 8 gian hàng đã cũ nát và tiến hành sửa chữa nâng cấp 8 gian hàng ấy cho khang trang sạch đẹp hơn, để năm sau Công ty có thể cho thuê 8 gian hàng ấy với giá cao hơn so với giá bây giờ nhằm thu được lợi nhuận cao. Tuy nhiên, qua tìm hiểu số liệu mà đơn vị cung cấp và theo ước tính sơ bộ, kiểm toán viên nhận thấy doanh thu từ việc cho thuê 8 gian hàng đang sửa chữa là lớn hơn 105.520.867đ. Qua tìm hiểu, kiểm toán viên được biết thêm rằng tuy năm nay doanh thu từ việc cho thuê 8 gian hàng đó không có, nhưng doanh thu của các dịch vụ khác lại tăng và tiền thuê gian hàng của những hợp đồng mới ký kết năm nay cũng tăng lên so với năm ngoái, vì vậy tổng doanh thu năm nay chỉ nhỏ hơn năm ngoái 105.520.867đ. Để chắc chắn thêm về điều này, kiểm toán viên cần có những định hướng để kiểm tra cụ thể hơn trong giai đoạn sau.
Đối với doanh thu hoạt động tài chính: Thủ tục phân tích sơ bộ đối với doanh thu hoạt động tài chính thường được các kiểm toán viên của CPA VIETNAM thực hiện là:
- So sánh doanh thu năm nay với năm trước để xem xét có biến động bất thường nào không.
- So sánh tỷ lệ chi phí tài chính trên doanh thu tài chính của năm nay so với năm trước xem có hợp lý không.
Theo đó, thủ tục phân tích sơ bộ đối với doanh thu hoạt động tài chính được áp dụng đối với Công ty ABC và XYZ như sau:
Công ty ABC:
Từ tài liệu đã được cung cấp, kiểm toán viên có sự phân tích như sau:
Biểu 2.2. Phân tích sơ bộ doanh thu hoạt động tài chính Công ty ABC
CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM
Khách hàng: Công ty ABC
Kỳ: 31/12/2005
Nội dung: Phân tích sơ bộ doanh thu hoạt động tài chính
Người lập: DQM
Người soát xét:
Người soát xét:
Tham chiếu:
Ngày:
Ngày:
Ngày:
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch
Doanh thu hoạt động tài chính
5.152.468
7.685.236
2.532.768
(49,16%)
Tỷ lệ Chi phí tài chính/Doanh thu tài chính
47,72%
16,21%
(31,51%)
Doanh thu hoạt động tài chính của Công ty ABC năm 2005 tăng so với năm 2004 là 2.532.768đ, tương đương với 49,16%, bên cạnh đó tỷ lệ chi phí tài chính trên doanh thu tài chính lại giảm. Qua tìm hiểu, kiểm toán viên được biết, doanh thu hoạt động tài chính của Công ty là từ các khoản tiền lãi gửi ngân hàng và chênh lệch tỷ giá, còn chi phí tài chính của Công ty là chi phí lãi vay. Như vậy, trong năm 2005 doanh thu hoạt động tài chính tăng có thể là do khoản tiền gửi ngân hàng của Công ty tăng lên hoặc do tỷ giá ngoại tệ tăng lên, hoặc do kế toán hạch toán sai, do vậy, trong các bước tiếp theo kiểm toán viên cần tìm hiểu rõ nguyên nhân. Tỷ lệ chi phí tài chính/doanh thu tài chính giảm đáng kể một phần là do doanh thu tài chính tăng lên trong khi chi phí tài chính lại giảm đi, đây cũng là điểm cần chú ý khi tiến hành kiểm tra ở các bước sau.
Công ty XYZ:
Tương tự như với ABC, kiểm toán viên cũng tiến hành phân tích doanh thu hoạt động tài chính của XYZ và thấy rằng doanh thu tài chính năm 2005 (6.254.986đ) đã giảm so với năm 2004 (8.324.560đ) một khoản là 2.069.574đ (tương đương với 24,86%), bên cạnh đó tỷ lệ chi phí tài chính/doanh thu tài chính lại tăng từ 15,91% (năm 2004) lên 60,52% (năm 2005). Qua tìm hiểu, kiểm toán viên biết được rằng sở dĩ như vậy là do trong năm Công ty XYZ cần tiền vốn để sửa chữa nâng cấp 8 gian hàng đã cũ nát, vì vậy Công ty đã rút một số tiền gửi tiết kiệm về đồng thời vay thêm tiền ngân hàng để trang trải khoản chi phí sửa chữa nâng cấp đó, do vậy đã làm doanh thu tài chính giảm xuống và chi phí tài chính tăng lên. Để chắc chắn thêm về điều này, kiểm toán viên cần có những định hướng để kiểm tra cụ thể hơn trong giai đoạn sau.
2.2.1.4. Đánh giá tính trọng yếu
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của Báo cáo tài chính có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên Báo cáo tài chính để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi thực hiện các khảo sát (thử nghiệm) kiểm toán.
Tại CPA VIETNAM, việc đánh giá tính trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch bao gồm hai bước là ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính, và phân bổ mức trọng yếu đó cho từng khoản mục trên Bảng cân đối kế toán. Sở dĩ CPA VIETNAM chỉ phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán là vì hầu hết các sai sót trên Báo cáo kết quả kinh doanh đều có ảnh hưởng tương tự như trên Bảng cân đối kế toán vì hệ thống bút toán ghi sổ kép, hơn nữa hình thức kiểm toán của CPA VIETNAM là kiểm toán theo khoản mục nên hầu hết các thể thức kiểm toán tập trung vào các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán, nên thích hợp hơn cả là phân bổ tính trọng yếu cho các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán.
Thông thường, căn cứ vào Báo cáo tài chính khách hàng đã cung cấp, kiểm toán viên sẽ tiến hành đánh giá mức trọng yếu ban đầu cho toàn bộ Báo cáo tài chính thông qua tỷ lệ trọng yếu đã quy định đối với một số chỉ tiêu cơ sở sau:
Lợi nhuận trước thuế :4,0% - 8,0%
Doanh thu :0,4% - 0,8%
Tài sản lưu động :1,5% - 2,0%
Nợ ngắn hạn :1,5% - 2,0%
Tổng tài sản :0,8% - 1,0%
Sau đó, kiểm toán viên sẽ xem xét số liệu năm nay và số liệu năm trước của các chỉ tiêu trên, cùng với tính chất của nó để xem chỉ tiêu nào có ít biến động nhất thì sẽ lựa chọn mức trọng yếu theo chỉ tiêu đó.
Ví dụ, với Công ty ABC, kiểm toán viên tiến hành đánh giá mức trọng yếu ban đầu như sau:
Biểu 2.3. Ước lượng mức trọng yếu ban đầu
CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM
Khách hàng: Công ty ABC
Kỳ: 31/12/2005
Nội dung: Ước lượng mức trọng yếu ban đầu
Người lập: DQM
Người soát xét:
Người soát xét:
Tham chiếu:
Ngày:
Ngày:
Ngày:
Chỉ tiêu
Số tiền trên báo cáo tài chính
Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu
Tối thiểu
Tối đa
%
Số tiền
%
Số tiền
Lợi nhuận trước thuế
760.589.450
4
30.423.578
8
60.847.156
Doanh thu
5.547.016.665
0,4
22.188.067
0,8
44.376.1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36402.doc