Phần I : Tình hình tổ chức sản xuất và tổ chức lao động của công ty than Vàng
Danh 1
A. Đặc điểm công ty than Vàng Danh 1
I. Loại hình doanh nghiệp, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 1
1. Loại hình doanh nghiệp. 1
2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 1
II. Đặc điểm chung về sản phẩm 2
1. Đặc điểm chung về điều kiện địa chất của khu vực, trữ lượng than 2
2. Cấu tạo vỉa than 3
3. Phẩm chất than 4
4. Đặc điểm sản phẩm 4
III. Đặc điểm chung về quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức lao động 5
1. Các cấp quản lý 5
2. Đặc điểm quy trình công nghệ 5
B. Tổ chức bộ máy quản lý trong công ty 7
I. Sơ đồ bộ máy quản lý 7
II. Các mối quan hệ quản lý 7
C. Cơ cấu tổ chức sản xuất. 9
1. Bộ phận sản xuất trong công ty 9
2. Kết cấu của bộ phận sản xuất chính 9
3. Tổ chức sản xuất của bộ phận sản xuất chính 12
a, Tổ chức khai thác than ở lò chợ 13
b, Tổ chức đào lò chuẩn bị 14
c, Tổ chức vận tải 14
D. Tổ chức lao động 15
I. Chế độ công tác của công ty 15
II. Cơ cấu lao động 16
III. Bố trí lao động trong dây chuyền công nghệ 16
IV. Các loại hình tổ chức sản xuất 18
V. Tổ chức làm việc, tổ chức nơi làm việc và nghỉ ngơi 19
1. Tổ chức nơi làm việc 19
2. Tổ chức ca làm việc và nghỉ ngơi trong ca 19
VI. Định mức lao động 19
1. Quan điểm định mức của đơn vị 19
2. Tổ chức làm công tác định mức 20
3. Phương pháp xây dựng mức 20
VII. Tình hình sử dụng thời gian lao động 20
VIII. Tiền lương trong công ty 22
IX. Tổ chức quá trình sản xuất phụ trợ 22
1. Cung ứng vật tư kỹ thuật 22
2. Sửa chữa thiết bị 24
3. Cung cấp năng lượng 25
4. Tiêu thụ sản phẩm 26
Phần II. Tổ chức công tác trả lương trong công ty 28
A. Những vấn đề chung về tiền lương 28
I. Khái niệm về tiền lương, tổ chức tiền lương, quy chế trả lương 28
II. Yêu cầu, nguyên tắc của tiền lương, tổ chức tiền lương 28
1. Yêu cầu tiền lương 28
2. Yêu cầu tổ chức tiền lương 29
3. Nguyên tắc trong tổ chức tiền lương 29
III. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp 30
1. Hình thức trả lương theo sản phẩm 30
2. Hình thức trả lương theo thời gian 31
IV. Các chế độ trả lương 32
1. Chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cho cá nhân 32
2. Chế độ trả lương sản phẩm tập thể 32
3. Chế độ trả lương sản phẩm gián tiếp 32
4. Chế độ trả lương khoán 33
5. Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng 33
6. Chế độ trả lương sản phẩm lũy tiến 34
7. Chế độ trả lương thời gian đơn giản 35
8. Chế độ trả lương thời gian có thưởng 35
V. Thực trạng công tác trả lương trong công ty 36
1. Lập kế hoạch quỹ tiền lương 36
2. Phương pháp trả lương trong công ty 37
a, Phân phối tiền lương, chia lương 37
b, Phân phối tiền thưởng 42
c, Thủ tục tính lương và thanh toán lương 45
IV. Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa phương pháp
pháp trả lương tại công ty than Vàng Danh 55
1. Một số nhận xét 55
2. Một số kiến nghị 55
V. Kết luận 56
85 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện phương pháp trả lương tại công ty than Vàng Danh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất liên tục, nhịp nhàng thì công tác cung ứng vật tư phải được quan tâm đúng mức.
Mặt khác kế hoạch cung ứng vật tư là một bộ phận hợp thành của kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, chất lượng của bộ phận kế hoạch này tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch hoàn thành sản xuất do đó cung ứng vật tư kỹ thuật có nhiệm vụ :
+ Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh của mỏ để lập kế hoạch và tổ chức thực hiện cung ứng vật tư, nhiên liệu hàng hóa và đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất than và các hoạt động khác phục vụ quá trình sản xuất.
+ lập đầy đủ chứng từ và thực hiện đúng các thủ tục nguyên tắc quy chế của mỏ, công ty, của nhà nước về mua, bán, tiếp nhận vật tư, bảo quản, nhập, xuất vật tư hàng hóa.
+ Xây dựng đầy đủ chi tiết, toàn diện cơ chế quản lý công tác vật tư cho mỏ không trái với quy định của ngành, của nhà nước, theo các nội dung sau.
về lập và duyệt kế hoạch vật tư
phân cấp quản lý, sử dụng bảo quản vật tư kho tàng.
quy định thủ tục ký duyệt cấp phát, chứng từ nhập xuất thanh toán, kiểm kê thống kê báo cáo.
quản lý thu hồi và xử lý phế liệu.
+ Giải quyết kịp thời các yêu cầu mua bán, nhập, xuất vật tư, đợt xuất vật tư mà không vi phạm, sai xót quy định.
+ Kiểm soát giá cả thị trường, tìm kế hoạch, nguồn hàng để tham gia vào việc chọn đối tác và giá mua bán vật tư.
+ Quản lý công văn tài liệu, hồ sơ thuộc trách nhiệm đơn vị.
+ Kiểm tra đôn đốc quá trình thực hiện công tác vật tư và kịp thời có các biện pháp chấn chỉnh quản lý tổ chức phục vụ tốt.
Là một doanh nghiệp lớn khai thác than hầm lò, do đó phải dùng vật tư với số lượng lớn, đa dạng về chủng loại, nên việc xác định kế hoạch cung ứng vật tư là rất quan trọng, nhận biết được điều đó doanh nghiệp luôn có những cách tổ chức các quá trình cung ứng vật tư với số lượng lớn. Các loại vật tư chủ yếu cần dùng : phụ tùng thay thế, vật liệu phụ, nhiên liệu, thuốc nổ, dây điện, kíp nổ. Trong năm 2004 nhu cầu cần thiết chó công ty than Vàng Danh được thể hiện như sau.
Nhu cầu vật tư chủ yếu năm 2004
Tên vật tư
ĐVT
Định mức
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
(1.000 đ )
Tổng số
107.512.000
I, Vật liệu
1000 đ
94.529.000
1. thuốc nỏ hầm lò
kg/1000t
242
279.510
14.085
3.936
2. thuôc nổ lộ thiên
kg/1000t
228
171.000
11.500
1.967
3. các phụ kiện nổ mìn
1000 đ
6.638
4. gỗ lò
m3/1000t
27,2
31.416
414.000
13.006
5. cột xà chống thủy lực
cái/1000t
2
652
1.749.825
1.141
6. lưới thép
kg/1000t
471
54.296
12.250
665
7. cầu máng cào
cái/1000t
2,5
2.888
978.000
2.824
8. xích máng cào
m/1000t
8
9.240
397.000
3.668
9. đèn ắc quy
cái/1000t
1.8
2.079
857.000
1.782
10. tấm chèn
tấm/m
32,2
303.678
9.431
3.189
11. ray các loại
kg/m
48
153.600
9.500
1.459
12. thép prôpin
kg/m
210
2.568.510
8.000
20.548
13. sắt thép phụ kiện
kg/m
52,7
6444.574
8.000
5.157
14. mũi khoan C khoan
971
15. phụ tùng máng cào
3.000
16. phụ tùng băng tải
200
17. phụ tùng máy xúc lò
95
18. phụ tùng tầu điện
450
19.phụ tùng khoan lò
1.300
20. xe goòng
1.035
21. phụ tùng ô tô
2.201
22. xăm lốp ô tô
1.066
23. phụ tùng xúc gạt.
1.820
24. phụ tùng sàng tuyển
834
25. phụ tùng đầu máy
1.600
26. ắc quy tầu điện
cái/1000t
1,5
1.733
870
1.507
27. dầu mỡ phụ
2.656
28. cáp cao su phòng nổ
mét
9
10.350
225.000
2.329
29. ma nhê tít
6.5
1.420
795.000
1.129
30. các loại khác
II nhiên liệu
1. dầu đi eden
lít
2,4
2.760.000
4.225
11.661
2. xăng
lít
150
172.500
5.470
944
Qua bảng trên ta thấy tổng giá trị vật tư trong năm kế hoạch vần dùng cho toàn công ty là 107.512 triệu đồng, cho ta thấy khối lượng vật tư cần cung cấp cho công ty là rất lớn, do đó công ty cần tìm nguồn cung ứng vật tư đảm bảo cả về khối lượng cũng như chất lượng. Hiện nay nguồn cung ứng vật tư cho công ty chủ yếu là các đơn vị trong ngành cung cấp như : công ty vận tải, công ty đầu tư thương mại và dịch vụ, công ty than nội địa và một số đơn vị trong ngành cung cấp.
Trong quá trình quản lý vật tư đã tiến hành tổ chức dự trữ theo kỳ và hình thức quản lý kiểm kê vật tư theo hình thức tấp thể kho và cấp phát vật tư theo hình thức phiếu nhập xuất kho.
2. Sửa chữa thiết bị
Máy móc thiết bị là bộ phận cấu thành lớn nhất trong tài sản cố định của một doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất máy móc thiết bị không ngừng bị hao mòn ảnh hưởng không tốt đến chất lượng công tác, năng xuất lao động và tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất. Muốn cho máy móc thiết bị làm việc được tốt, đảm bảo an toàn thì phải thường xuyên kiểm tra và sửa chữa. Đặc biệt là trong điều kiện sản xuất mot do khí độc, bụi, nước axít và đất đá rơi vào máy móc thiết bị càng nhanh hỏng hơn do đó càng phải quan tâm hơn đến công tác sửa chữa
Sửa chữa cũng phải có kế hoạch không phải theo ý thích, thụ động, công tác tổ chức sửa chữa máy móc thiết bị thường dựa trên cơ sở chuyên môn hóa sản xuất tiến hành sửa chữa dự phòng theo kế hoạch, đảm bảo chất lượng, rút ngắn thời gian và hạ thấp chi phí sản xuất.
Thường các doanh nghiệp đều phân sửa chữa thành các loại sửa chữa nhỏ, và sửa chữa lớn.
sửa chữa nhỏ là sửa chữa có tích chất thường xuyên, máy móc thiết bị đưa vào sửa chữa nhỏ thì đòi hỏi một lượng công tác ít, đơn giản, thời gian sửa chữa ngắn, nói chung là không ảnh hưởng tới sản xuất, công việc sửa chữa nhỏ do công nhân sản xuất chuyên nghiệp làm.
sửa chữa vừa có lượng công tác và thời gian sửa chữa lớn hơn. Công việc bao gồm tháo chữa và thay thế các bộ phận, chi tiết lâu hỏng hơn sửa chữa nhỏ nhưng không thể tiếp tục công tác đến kỳ sửa chữa sau. Nội dung sửa chữa vừa bao gồm nội dung sửa chữa nhỏ, ngoài ra còn điều chỉnh máy và cho chạy thử.
sửa chữa lớn là sửa chữa có tính chất toàn diện nhất. Công việc phải làm là tháo rỡ toàn bộ, sửa chữa toàn diện, thay thế tất cả những chi tiết phụ tùng hỏng và hết hạn sử dụng bằng chi tiết phụ tùng mới nhằm khôi phục tình trạng bình thường và năng xuất bình thường của máy.
Nhiệm vụ của công tác tổ chức sửa chữa máy móc thiết bị là trên cơ sở chuyên môn hóa sản xuất tiến hành sửa chữa dự phòng theo kế hoạch, đảm bảo kế hoạch, rút ngắn thời gian và hạ thấp chi phí.
Kế hoạch sửa chữa tài sản cố định năm 2004.
Tên thiết bị
ĐVT
Tổng số
Tự làm
Tại NM – TVN
Tại đơn vị
số lượng
Thành tiền
số lượng
thành tiền
I, sửa chữa thiết bị
Tr.đ
4.825
2.510
2.313
1. thiết bị công tác
Tr.đ
1.120
100
1.020
máy xúc đá 1 II II H
Tr.đ
01
01
100
máy xúc bánh lốp
cái
01
01
120
máy xúc bánh xích
cái
02
02
300
máy gạt các loại
cái
03
03
600
2. thiết bị vận tải
T r.đ
3.375
2.080
1.295
tàu điện ắc quy
cái
01
01
80
đầu tầu TY7E
cái
03
03
285
CKHG
máng cào các loại
cái
16
16
1.360
băng tải các loại
bộ
02
02
200
ô tô trung xa CL
cái
03
03
400
CKBT
xe ô tô ca
cái
02
02
280
CKUB
toa xe 30 tấn
cái
14
08
440
06
330
3. thiết bị động lực
T r.đ
330
330
biến áp 180 – 400kvA
cái
02
02
330
II, sửa chữa VKT
T r.đ
1.848
1.848
sửa chữa nhà hát CN mỏ
m2
535
250
sửa chữa nhà bảo vệ
m2
620
400
sửa chữa mái nhà kho 034
m2
4.580
916
sửa chữa mái nhà GCVL
m2
1.410
282
Qua bảng ta thấy chi phí dánh cho sửa chữa máy móc thiết bị của năm 2004
tương đối lớn và chủ yếu là sửa chữa các thiết bị công tác và thiết bị ô tô vận tải.
3. Cung cấp năng lượng.
Năng lượng chủ yếu công ty ty than Vàng Danh sử dụng chủ yếu là điện năng . Với quy mô sản xuất và dây chuyền sản xuất với nhiều loại máy móc thiết bị , sản lượng điện tiêu thụ trong công ty là tương đối lớn.
Nguồn cung cấp điện chủ yếu của công ty hiện nay là mua điện qua sở điện lực Quảng ninh. sản lượng điện tiêu thụ cho sản xuất và sinh hoạt của công ty đều được qua công tơ đo đếm 3 pha, đơn giá theo quy định của Nhà nước tại nơi làm việc và thời gian làm việc khác nhau giá khác nhau. Với số lượng điện tiêu thụ lớn việc quản lý được quan tâm để an toàn và hiệu quả tránh lãng phí điện.
Kế hoạch nhu cầu điện năng của công ty năm 2004
TT
Tên vật tư
ĐVT
Số lượng
Ghi chú
Tổng tiêu thụ điện năng
KWh
14.320.428
1
điện năng cho đào lò XDCB
KWh
1.384.985
2
điện năng cho than liên doanh
KWh
78.120.
3
điện năng cho khai thác hầm lò
KWh
3.257.571
4
điện năng cho khai thác lộ thiên
KWh
264.357.
5
điện năng cho dây chuyền vận tải
KWh
1.767.284
6
điện năng cho thông gió chính
KWh
3.466.921
7
điện năng cho gia công chế biến
KWh
3.820.762
8
điện năng cho sinh hoạt
KWh
280.420
chi phí tiêu hao điện năng
1
tính cho 1 tấn than nguyên khai
KWh/t
10,8
2
tính theo 1 tấn than thương phẩm
KWh/t
12,0
Với số lượng trên, giá điện năng khoảng 12.215.000.000 đồng, thì chi phí điện chiếm phần đáng kể trong giá thành sản xuất, việc xác định nhu cầu điện năng cũng là không ngừng tiến hành các biện pháp nhằm tối thiểu hóa chi phí năng lượng dùng cho họat động sản xuất – kinh doanh như tránh tập trung sản xuất vào giờ cao điểm sử dụng điện lãng phí , xây dựng lại định mức tiêu hao.
4. Tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng lại là khâu đóng vai trò quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường tính cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt này thì khâu tiêu thụ sản phẩm đối với mỗi doanh nghiệp lại càng quan trọng hơn và đối với công ty luôn quan tâm tới công tác tiêu thụ sản phẩm không những ở trong nước và đang từng bước vươn ra thị trường nước ngoài.
Muốn đạt được điều đó thì sản phẩm phải có chất lượng cao, có sức cạnh tranh và đáp ứng những yêu cầu của khách hàng. Để đáp ứng yêu cầu của khách hàng công ty đã không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất cũng như đề ra những kế hoạch tiêu thụ sản phẩm như khuyến khích giảm giá bán nội địa cho khách hàng, nâng cao chất lượng than , chủng loại sản phẩm, kiểm tra chất lượng than theo dúng tiêu chuẩn.
Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm là khâu rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm cung như việc tiêu thụ và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện qua phòng KCS, từ tất cả các khâu như khai thác, xuất bán hay lấy mẫu kiểm tra và phân loại các chủng loại than. Công tác kiểm tra được dựa trên cơ sở khác nhau theo tiêu chuẩn.
Xác định độ tro AK theo TCVN – 173 – 1995
xác định độ ẩm toàn phần Wtp TCVN 172 – 1995
xác định hàm lượng chất bốc Vk theo TCVN174 – 1995\
xác định hàm lượng lưu huỳnh S theo TCVN 200 – 1995
Chất lượng than chủ yếu dựa trên các tiêu chuẩn trên phòng KCS có trách nhiệm phân loại đánh giá chất lượng than.
Việc kiểm tra chất lượng được chuẩn xác giữ uy tín vơi khách hàng cũng như uy tín đối với doanh nghiệp sản xuất tăng khả năng tiêu thụ, tăng doanh thu đạt hiệu qủa sản xuất kinh doanh.
Phần II Tổ chức công tác trả lương trong công ty
than Vàng Danh
A. Những vấn đề chung về tiền lương
I. Khái niệm về tiền lương, tổ chức tiền lương, quy chế trả
lương.
Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành thông qua sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động, chịu tác động mang tính quyết định của quan hệ cung cầu về sức lao động trên thị trường lao động phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật lao động .
Như vậy tiền lương theo định nghĩa trên thì tiền lương thường xuyên biến động xoay quanh giá trị sức lao động, nó phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và giá cả tư liệu sinh hoạt . Sự biến động xoay quanh giá trị sức lao động đó được coi như là sự biến động thể hiện bản chất của tiền lương.
Tổ chức tiền lương ( hay còn gọi là tổ chức trả công lao động ) là hệ thống các biện pháp trả công lao động căn cứ vào mức độ sử dụng lao động, phụ thuộc vào số lượng, chất lượng lao động nhằm bù đắp chi phí lao động và sự quan tâm vật chất vào kết quả lao động.
Quy chế trả lương là văn bản quy định những nội dung nguyên tắc, phương pháp hình thành, sử dụng và phân phối quỹ tiền lương trong cơ quan, doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính công bằng và tạo động lực trong trả lương.
II. Yêu cầu, nguyên tắc của tiền lương, tổ chức tiền lương.
1. Yêu cầu của tiền lương.
Tiền lương được hình thành trên thị trường có sự quản lý của nhà nước trên cơ sở luật pháp, tiền lương có mối quan hệ thuận với mức tăng lợi nhuận tăng năng suất lao động, giá trị sức lao động là căn cứ để xác định mức tiền lương việc trả lương cho từng cá nhân lại dựa trên kết quả lao động của họ, việc làm an toàn lao động và an sinh xã hội là mối quan tâm của người lao động do vậy mức tiền lương cần phải tính đúng, tính đủ hao phí cần thiết để duy trì cuộc sống ngay cả khi người lao động không còn sức lao động.
Tiền lương đóng vai trò chủ yếu trong việc thực hiện quy luật phân phối theo lao động, đồng thời phải chịu tác động của các quy luật kinh tế khác. Sự chênh lệch giữa mức lương cao nhất và mức lương thấp nhất phải phản anh khách quan mức độ phức tạp của trình độ, sức lao động kết tinh trong sản phẩm, là thước đo giá trị lao động để khuyến khích lao động vừa chống bình quân vừa không tạo ra sự phân cực lớn.
Tiền lương phải là nguồn thu nhập chủ yếu đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động theo sự phát triển kinh tế – xã hội trong quá trình làm việc cũng như hết độ tuổi lao động. Tiền lương được xác định dựa trên các yếu tố điều kiện lao động, các tiêu chuẩn lao động và chế độ làm việc ngày càng được hoàn thiện theo quy định của pháp luật lao động.
Tiền lương phải thể hiện đầy đủ hơn, ưu tiên hơn đối với lực lượng lao động mang đặc trưng của nền kinh tế tri thức.
2. yêu cầu của tổ chức tiền lương
Trong tổ chức tiền lương phải đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau.
Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Mức lương được trả phải không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định dùng để trả cho những người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện và môi trường lao động bình thường, chưa qua đào tạo nghề. Những lao động lành nghề, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ được trả mức lương cao hơn.
Tiền lương phải được phân biệt theo điều kiện lao động và cường độ lao động. Tiền lương được trả cho người lao động làm công việc có điều kiện lao động nặng nhọc - độc hại – nguy hiểm, làm đêm, làm thêm giờ phải cao hơn bình thường. Mức trả do doanh nghiệp quy định trong khuôn khổ quy định hiện hành của pháp luật lao động.
Tiền lương phải có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả lao động. Muốn vậy, tổ chức tiền lương phải sử dụng các đòn bẩy kích thích vật chất gắn liền với các tiêu chí tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả lao động.
Tiền lương phải đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Mức lương mà người lao động nhận được phải nâng cao do thâm niên công tác tăng lên do điều chỉnh tiền lương, đảm bảo tốt hơn việc thỏa mãn các nhu cầu vật chất, tinh thần của cá nhân, gia đình.
Tiền lương được trả phải dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động được ghi trong hợp đồng lao động và kết quả lao động của người lao động. Tiền lương trả cho người lao động tại địa điểm, thời gian phải được quy định rõ và người lao động phải được đền bù trong trường hợp trả lương chậm. Tiền lương phải do chính người chủ sử dụng lao động trả cho người lao động và phải chịu trách nhiệm. Phải quy định rõ các khỏan khấu trừ lương trong khuôn khổ luật định, không được cúp lương, xử phạt kỷ luật lao động bằng cách trừ tiền lương.
Tiền lương phải được trả theo loại công việc, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương được trả cho người lao động trong doanh nghiệp có thể dựa trên quy định trong hệ thống thanh bảng lương của Nhà nước hoặc theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động. Hình thức trả lương do người sử dụng lao động lựa chọn và duy trì trong thời gian nhất định. Tiền lương phải đơn giản dễ hiểu và dễ tính.
3. Các nguyên tắc trong tổ chức tiền lương.
Để tổ chức tốt công tác tiền lương trong doanh nghiệp cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau.
Trả lương theo số và chất lượng lao động, nguyên tắc thể hiện ở chỗ ai tham gia công việc nhiều, có hiệu qủa, trình độ lành nghề cao được trả lương cao và ngược lại, trả lương ngang nhau cho người lao động như nhau, không phân biệt giới tính, dân tộc trong trả lương.
Đảm bảo năng suất lao động bình quân tăng nhanh hơn tiền lương bình quân. Việc đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân sẽ tạo điều kiện tăng cho tích lũy để tái sản xuất mở rộng, tạo cơ sở để hạ giá thành sản phẩm và giá cả hàng hóa.
Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm nghề khác nhau. Yêu cầu của nguyên tắc này là trong trả lương phải có sự phân biệt về mức độ phức tạp của lao động, điều kiện lao động, vị trí quan trọng của các nghề và sự phân bố lực lượng lao động.
Tiền lương phụ thuộc vào khả năng tài chính vì tiền lương là một khoản tài chính cần thiết để duy trì họat động bình thường, do đó nó có quan hệ với thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Nguyên tắc này đòi hỏi ở doanh nghiệp không nên quy định cứng các mức lương cho người lao động, vì tiền lương trong doanh nghiệp không những phụ thuộc vào kết quả laơ động của cá nhân mà còn phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất – kinh doanh – dịch vụ của doanh nghiệp
Kết hợp hài hòa các dạng lợi ích trong trả lương vì các lợi ích như xã hội, lợi ích tập thể, và lợi ích cá nhân có mối quan hệ hài hòa với nhau do đó yêu cầu trong trả lương cho người lao động ngoài việc căn cứ vào những đóng góp, công sức cá nhân, còn phải tính đến lợi ích tập thể, những cống hiến của tập thể lao động cho sự nghiệp chung đối với kết quả lao động cuối cùng, sao cho đạt được sự thống nhất giữa lợi ích trước mắt và lâu dài, lợi ích cá nhân không mâu thuẫn với lợi ích tập thể và lợi ích xã hội.
III. các hình thức trả lương trong doanh nghiệp.
Trong thực tiễn đời sống và trong quan hệ lao động tồn tại hai hình thức trả lương phổ biến: Hình thức trả lương theo sản phẩm và hình thức trả lương theo thời gian. Việc lựa chọn áp dụng hình thức trả lương nào tùy thuộc vào yêu cầu của sản xuất, nhưng hình thức trả lương được lựa chọn phải đảm bảo
Phù hợp với tính chất công việc
phải có tác động khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả lao động.
làm cho tiền lương thể hiện rõ chức nằng đòn bẩy kinh tế
trả lương phải đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội.
1. Hình thức trả lương theo sản phẩm.
Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương căn cứ vào số lượng sản phẩm hay công việc đảm bảo chất lượng quy định, do một hay một nhóm công nhân đã hoàn thanh và một đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm hay một công việc .Đây là hình thức trả lương phù hợp với nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn chặt số lượng lao động với chất lượng lao động, khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, góp phần tăng thêm sản phẩm cho xã hội, phát triển tài năng, cải tiến phương pháp làm việc, sử dụng đầy đủ thời gian lao động, khả năng của máy móc, trang thiết bị, thúc đẩy phong trào thi đua bồi dưỡng tác phong công nghiệp trong lao động.
Tuy nhiên hình thức trả lương này cũng có nhược điểm là người lao động chạy theo số lượng, làm ẩu, làm sai quy trình kỹ thuật, vi phạm quy phạm an toàn, sử dụng máy móc thiết bị sản xuất quá mức ......Vì vậy để đảm bảo tốt việc áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm có hiệu quả cần áp dụng một số giải pháp sau.
- Phải xác định đơn giá trả lương sản phẩm chính xác
Đơn giá là chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm, tính đơn giá cho một
đơn vị sản phẩm theo công thức sau.
ĐG = (LCBCV + PC)Mtg
Hoặc
ĐG =
LCBCV + PC
MSL
Trong đó
LCBCV là lương cấp bậc công việc
PC phụ cấp
ĐG đơn giá làm việc vào ban ngày
Mtg mức thời gian
MSL mức sản lượng
Nếu sản phẩm làm việc vào ca đêm thì đơn giá sản phẩm làm đêm là
ĐGđêm = 1,3 * ĐG
Muốn có đơn giá chính xác ta cần phải có hệ thống định mức tiên tiến, các khâu công việc trong doanh nghiệp phải được xác định chính xác cấp bậc kỹ thuật, các khoản phụ cấp được tính trong đơn giá phải được xác định đúng.
- Phải tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc
- Phải tổ chức kiểm tra nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ vì có như vậy ta mới đánh giá đúng đắn số lượng và chất lượng sản phẩm do công nhân làm ra.
2. Hình thức trả lương theo thời gian.
Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức trả lương căn cứ vào mức lương cấp bậc hoặc chức vụ và thời gian làm việc thực tế của công nhân viên chức. Mức lương trả cho người lao động được tính theo công thức sau :
TLTG = ML x TLVTT
Trong đó TLTG là tiền lương thời gian
TLVTT là thời gian làm việc thực tế
ML là mức lương tương ứng với cấp bậc trong thang bảng lương
Để áp dụng hình thức trả lương này phải đảm bảo chấm công cho người lao động chính xác, và đánh giá chính xác mức độ phức tạp của công việc.
IV. Các chế độ trả lương.
1. chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cho cá nhân.
Chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân là chế độ trả lương cho công nhân căn cứ vào số lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng quy định và đơn giá tiền lương cố định .
Đơn giá trong chế độ này trả cố định và có thể áp dụng trả theo công thức trả lương sản phẩm . Theo chế độ này thì công nhân có thể tính được số tiền lương của mình, gắn được thu nhập tiền lương với kết quả lao động, khuyến khích người lao động phấn đấu tăng năng suất lao động. Tuy nhiên nếu thiếu những quy định chặt chễ hợp lý công nhân sẽ ít quan tâm đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu, coi nhẹ việc tiết kiệm chi phí sản xuất, ít quan tâm đến việc bảo quản máy móc, thiết bị.
2. chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể
Trả lương theo sản phẩm tập thể là chế độ trả lương căn cứ vào số lượng sản phẩm hay công việc, do một tập thể công nhân đã hoàn thành và đơn giá tiền lương cuả một đơn vị sản phẩm hay một đơn vị công việc.
Chế độ này được áp dụng đối với những công việc hay sản phẩm do đặc điểm về tính chất của sản phẩm hay công việc không thể tách riêng từng chi tiết từng phần việc để giao cho từng người mà phải có sự phối hợp của một nhóm công nhân cùng thực hiện.
Công thức tính đơn giá là
ĐG =
S(LCBCV + PC)
MSL
Hoặc
ĐG = S(LCBCV + PC)Mtg
Trong đó
S(LCBCV + PC) : Tổng số tiền lương và phụ cấp tính theo cấp bậc công việc của nhóm công nhân.
Chế độ này nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác và phối hợp có hiệu quả giữa các công nhân làm việc trong tổ, nhóm để cả tổ làm việc có hiệu qủa hơn, khuyến khịch các tổ làm việc theo mô hình tự quản. Tuy nhiên nếu việc phân phối tiền lương của nhóm không chính xác thì có thể sẽ gây mất đoàn kết nội bộ làm giảm động lực lao động.
3. chế độ trả lương sản phẩm gián tiếp
chế độ trả lương sản phẩm gián tiếp là chế độ trả lương cho công nhân phụ ( công nhân phục vụ ) căn cứ vào kết quả lao động của công nhân chính hưởng lương sản phẩm và đơn giá tiền lương tính theo mức lao động giao cho công nhân chính.
Chế độ này chỉ áp dụng đối với công nhân phụ, công nhân phục vụ, phụ trợ mà công việc của họ có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoàn thành số lượng và chất lượng sản phẩm của công nhân chính làm lương sản phẩm mà họ phục vụ
Tiền lương được tính theo công thức sau
ĐGp=
LCBCVP+ PC
MSL
Hoặc
ĐGp = (LCBCVP + PC)Mtg
Trong đó ĐGp Đơn giá tính thưo sản phẩm gián tiếp
LCBCVP lương cấp bậc của công nhân phụ
Mtg, MSL Mức thời gian, mức sản lượng của công nhân chính.
Theo chế độ này thì công nhân phục vụ tốt hơn cho công nhân chính, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của công nhân chính. Tuy nhiên tiền lương của công nhân phụ thuộc vào năng suất lao động cuả công nhân chính, do đó nhiều khi tiền lương của công nhân phụ phản ánh không chính xác kết quả lao động của công nhân phụ.
4. chế độ trả lương khoán.
Chế độ trả lương khoán là chế độ trả lương cho một người hay một tập thể công nhân căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc và đơn giá tiền lương được quy định trong hợp đồng giao khoán.
Chế độ này áp dụng trong những công việc, sản phẩm không thể giao chi tiết, mà phải giao nộp cả khối lượng công việc, hay nhiều việc tổng hợp phải làm xong trong một thời gian nhất định, với yêu cầu chất lượng nhất định.
Tiền lương sản phẩm khoán được xác định như sau:
TLSPK = ĐGK x QK
TLSPK Tiền lương sản phẩm khoán
ĐGK Đơn giá khoán cho một sản phẩm hay công việc hoặc cũng có thể là đơn giá trọn gói cho cả khối lượng công việc.
QK Khối lượng sản phẩm khoán được hoàn thành.
Chế độ trả lương này khuyến khích người lao động phát huy cải tiến kỹ thuật, cải tiến phương pháp lao động để tối ưu hóa quá trình lao động, khuyến khích người lao động hoàn thành nhiệm vụ trước thời gian và đảm bảo chất lượng như trong hợp đồng giao khoán. Nhưng việc xác định đơn giá đòi hỏi phải phân tích kỹ, tính toán phức tạp. nếu công tác kiểm tra nghiệm thu được thực hiện thiếu chặt chẽ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
5. chế độ trả lương sản phẩm có thưởng
Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng là chế độ trả lương theo sản phẩm kết hợp thực hiện các hình thức tiền thưởng nếu công nhân đạt các tiêu chuẩn thưởng quy định.
Chế độ này được áp dụng đối với công nhân hưởng lương theo sản phẩ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DA0604.DOC