DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1.1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Đặc điểm 5
1.1.3. Vai trò của Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 7
1.2. Các nguồn hình thành Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 8
1.2.1. Nguồn vốn đầu tư trong nước 8
1.2.1.1. Nguồn vốn Nhà nước 8
1.2.1.2. Nguồn vốn của khu vực tư nhân và dân cư 10
1.2.2. Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài 10
1.3. Quản lý nhà nước về vốn đầu tư XDCB từ NSNN 12
1.4. Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn
Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước 14
1.4.1. Khái niệm kiểm soát thanh toán vốn đầu tư 14
1.4.2. Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư 15
1.4.3. Nguyên tắc Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của KBNN 16
1.5. Phạm vi, Nội dung kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
của KBNN 17
1.5.1. Phạm vi 17
1.5.2. Nội dung kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của KBNN 18
1.5.2.1. Kiểm soát hồ sơ ban đầu: 19
1.5.2.2. Kiểm soát hồ sơ từng lần tạm ứng hoặc thanh toán 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 22
2.1. Cơ sở pháp lý về kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản 22
2.1.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước 22
2.1.2. Những quy định của Chính phủ về quản lý vốn đầu tư XDCB từ
Ngân sách Nhà nước 24
2.2. Thực trạng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước 26
2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của hệ thống KBNN 26
2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức 26
2.2.1.2. Phân công nhiệm vụ kiểm soát thanh toán 28
2.2.2. Quản lý kế hoạch vốn 28
2.2.3. Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản 34
2.2.3.1.Sơ đồ và diễn giải 36
2.2.3.2. Đối tượng điều chỉnh của quy trinh kiểm soát 37
2.2.3.3. Hồ sơ tài liệu và Nội dung kiểm soát 37
2.3. Kết quả công tác thanh toán vốn đầu tư 41
2.4. Đánh giá chung tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2001-2008 47
2.4.1. Những kết quả đạt được 47
2.4.2. Tồn tại, hạn chế 52
2.4.2.1.Tồn tại về công tác tổ chức và Phân công nhiệm vụ 52
2.4.2.2. Tồn tại về công tác kế hoạch vốn đầu tư 52
2.4.2.3. Tồn tại về Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư 53
2.4.2.4. Tồn tại về ứng dụng tin học trong kiểm soát thanh toán 57
2.4.2.5. Năng lực cán bộ làm công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB 58
2.4.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế 58
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 60
3.1. Định hướng, mục tiêu 60
3.1.1. Định hướng 60
3.1.1.1. Định hướng chung 60
3.1.1.2. Các định hướng cụ thể 60
3.1.1.3. Các định hướng cụ thể trong hoạt động thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN của KBNN 63
3.1.2. Mục tiêu 64
3.2. Những giải pháp cụ thể 64
3.2.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức và phân công nhiệm vụ Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản 64
3.2.2. Hoàn thiện công tác Kế hoạch vốn đầu tư 66
3.2.3. Hoàn thiện Quy trình Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư 67
3.2.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin 73
3.2.5. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ 76
3.3. Kiến nghị về điều kiện thực hiện các giải pháp 77
3.3.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính 77
3.3.2. Kiến nghị với các Bộ, ngành, địa phương 78
3.3.3. Kiến nghị với Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và nhà thầu 80
KẾT LUẬN 81
88 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2977 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện quản lý kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, các dự án có khả năng hoàn thành vượt kế hoạch trong năm.
Trước khi gửi kế hoạch điều chỉnh vốn đầu tư từng dự án cho cơ quan Tài chính, các Bộ, địa phương làm việc với Kho bạc nhà nước để xác định số vốn thuộc kế hoạch năm đã thanh toán cho dự án, số vốn còn thừa do không thực hiện được, đảm bảo cho kế hoạch của dự án sau khi điều chỉnh không thấp hơn số vốn Kho bạc nhà nước đã thanh toán.
Trường hợp sau khi đã điều chỉnh mà còn thừa vốn so với kế hoạch giao thì số vốn thừa được điều chỉnh cho đơn vị khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Cơ quan Tài chính các cấp rà soát để thông báo danh mục và vốn của các dự án điều chỉnh theo quy định trên đây.
Thời hạn điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư hàng năm kết thúc chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch.
2.2.3. Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Việc thanh toán vốn cho dự án luôn được thực hiện theo một nguyên tắc nhất quán là kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát thanh toán, tức là Kho bạc Nhà nước sẽ dựa trên một số điều kiện cụ thể để kiểm soát số tiền sẽ thanh toán, đảm bảo số tiền thanh toán là phù hợp, đúng đắn, hạn chế tối đa sự lãng phí, thất thoát cho Ngân sách Nhà nước. Nguyên tắc này được soi theo trong hầu hết các quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB của Kho bạc Nhà nước từ trước tới nay. Qua mỗi giai đoạn, các cơ quan chức năng lại nghiên cứu, xây dựng những quy trình mới dựa trên sự cải biến, hoàn thiện các quy trình cũ để việc thực hiện công tác kiểm soát thanh toán ngày càng tinh giản, gọn nhẹ mà vẫn đạt hiệu quả. Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc Nhà nước cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước quy định về quản lý, cấp phát vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN bao gồm các quy trình sau:
Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng trong nước (ban hành theo Quyết định số 601/QĐ/KB/TTVĐT ngày 28/10/2003 của Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước);
Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống kho bạc nhà nước (ban hành theo Quyết định số 297/QĐ-KBNN ngày 18/5/2007 của Tổng Giám đốc Kho bạc nhà nước)
Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, thị trấn (Ban hành kèm theo Quyết định số 1243 /QĐ-KBNN ngày 21/09/2007 của Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước)
2.2.3.1. Sơ đồ và diễn giải
Sơ đồ 2.3: Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản và luân chuyển chứng từ của Kho bạc Nhà nước
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
Phòng
Thanh toán vốn đầu tư
Lãnh đạo KBNN
Phòng
Kế toán
Chủ đầu tư
1
8
0
9
7
4
2
3
6
5
Bước 1: (0) Chủ đầu tư gửi hồ sơ đề nghị TTVĐT;
Bước 2: (1) Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả chuyển hồ sơ đến Phòng TTVĐT;
Bước 3: (2,3) Phòng TTVĐT sau khi chấp nhận thanh toán trình lãnh đạo ký hồ sơ thanh toán;
Bước 4: (4) Phòng TTVĐT chuyển giấy rút vốn đầu tư sang phòng Kế toán;
Bước 5: (5,6) Phòng Kế toán trình lãnh đạo ký giấy rút vốn đầu tư;
Bước 6: (7) Phòng Kế toán hạch toán kế toán và chuyển tiền thanh toán cho đơn vị thụ hưởng; chuyển giấy rút vốn đầu tư cho phòng TTVĐT;
Bước 7: (8) Phòng TTVĐT chuyển giấy rút vốn đầu tư và hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả;
Bước 8: (9) Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trả giấy rút vốn đầu tư và hồ sơ cho chủ đầu tư.
2.2.3.2. Đối tượng điều chỉnh của quy trinh kiểm soát
Áp dụng đối với các dự án đầu tư do Kho bạc Nhà nước kiểm soát thanh toán (trừ một số dự án được đầu tư bằng nguồn vốn đặc biệt có hướng dẫn riêng). Đối với các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn khác, nếu chưa có hướng dẫn cụ thể thì Kho bạc Nhà nước vận dụng để kiểm soát thanh toán vốn cho dự án.
2.2.3.3. Hồ sơ tài liệu và Nội dung kiểm soát
Tài liệu làm căn cứ kiểm soát thanh toán:
Chủ đầu tư gửi cơ quan KBNN; KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; KBNN quận, huyện, thị xã trực thuộc tỉnh, thành phố và các điểm giao dịch của hệ thống KBNN (nếu có) các tài liệu sau đây:
Tài liệu gửi 1 lần: bản chính hoặc sao y bản chính, riêng hợp đồng kinh tế phải là bản chính.
Tài liệu để mở tài khoản;
Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) kèm quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);
Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu;
Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu
Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng (đối với vốn Thực hiện đầu tư).
Tài liệu bổ sung hàng năm:
Kế hoạch vốn hàng năm do Bộ, ngành chủ quản thông báo (đối với các dự án do Trung ương quản lý); Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh thông báo (sau đây gọi chung là UBND các cấp đối với các dự án do địa phương quản lý).
Thông báo danh mục dự án và vốn hàng năm do KBNN thông báo (đối với các dự án do Trung ương quản lý) ; Kế hoạch vốn của UBND các cấp và ý kiến bằng văn bản về việc phân bổ kế hoạch của Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tài chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thông báo (nếu có).
Tài liệu tạm ứng vốn: ngoài các tài liệu quy định trên đây khi đến tạm ứng vốn chủ đầu tư gửi các tài liệu sau đây:
Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;
Giấy rút vốn đầu tư ;
Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng).
Tài liệu Thanh toán khối lượng hoàn thành:
Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng;
Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;
Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng);
Giấy rút vốn đầu tư.
Trong mỗi khâu trên KBNN luôn luôn phải kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ của mỗi tài liệu, hồ sơ phải được lập đúng mẫu quy định (trường hợp có mẫu được cấp có thẩm quyền ban hành); chữ ký, đóng dấu của người có thẩm quyền, cấp có thẩm quyền; các hồ sơ phải được lập, ký duyệt theo đúng trình tự đầu tư xây dựng cơ bản.
Đối với vốn tạm ứng, trước khi làm thủ tục tạm ứng, cán bộ thanh toán kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, đối chiếu mức vốn đề nghị tạm ứng với các điều khoản quy định trong hợp đồng và kế hoạch vốn quy hoạch hàng năm.
Trường hợp sau khi kiểm tra, số vốn chấp nhận tạm ứng có sự chênh lệch với số vốn đã tạm ứng cho chủ đầu tư, KBNN thông báo cho chủ đầu tư biết và trừ vào những lần tạm ứng tiếp theo (nếu số vốn chấp nhận tạm ứng nhỏ hơn số vốn đã tạm ứng) hoặc thu hồi số vốn đã tạm ứng vượt nếu hợp đồng quy định chỉ tạm ứng một lần.
Trường hợp chủ đầu tư đề nghị tạm ứng nhiều lần theo quy định của hợp đồng thì cán bộ thanh toán phải theo dõi luỹ kế số vốn đã tạm ứng, đảm bảo không vượt kế hoạch vốn hàng năm của dự án; nếu kế hoạch vốn hàng năm bố trí không đủ theo mức vốn tạm ứng của hợp đồng thì tiếp tục tạm ứng vào kế hoạch năm sau cho đủ mức tạm ứng của hợp đồng.
Đối với khâu Thanh toán khối lượng hoàn thành, cán bộ thanh toán vốn đầu tư thực hiện kiểm tra, việc lựa chọn nhà thầu theo quy định, đối chiếu công việc, khối lượng hoàn thành, các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, điều kiện thanh toán), đối chiếu với kế hoạch vốn năm được thông báo. Trường hợp kết quả kiểm soát có sự chênh lệch, số vốn chấp nhận thanh toán khác với số vốn đã thanh toán, KBNN sẽ thông báo cho chủ đầu tư và trừ vào những lần thanh toán tiếp theo (nếu số chấp nhận thanh toán nhỏ hơn số vốn đã thanh toán).
Trong kiểm soát thanh toán Quy trình kiểm soát thanh toán 297 và 1539 đã quy định phương thức kiểm soát thanh toán là KBNN thực hiện thanh toán trước kiểm soát sau đối với từng lần thanh toán của gói thầu và hợp đồng thanh toán nhiều lần (trừ lần thanh toán cuối cùng) và kiểm soát trước, thanh toán sau đối với gói thầu, hợp đồng thanh toán một lần và lần cuối cùng của gói thầu và hợp đồng thanh toán nhiều lần. Thanh toán trước là trong phạm vi 03 ngày kể từ khi chủ đầu tư gửi hồ sơ tạm ứng, thanh toán đến là KBNN giải ngân ngay, sau đó mới kiểm soát tính đúng, sai của số liệu.
Thời gian tạm ứng, thanh toán:
Thời gian tạm ứng vốn chuẩn bị đầu tư cho đơn vị nhận thầu tối đa là 4 ngày làm việc; vốn chuẩn bị thực hiện dự án và vốn thực hiện dự án tối đa là 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ tạm ứng hợp lệ của chủ đầu tư.
Thời gian thanh toán khối lượng hoàn thành tối đa là 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ của chủ đầu tư.
Trường hợp cần thiết cán bộ thanh toán của Kho bạc Nhà nước có thể kiểm tra tại hiện trường nơi thực hiện dự án, để đảm bảo việc thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản là có cơ sở.
2.3. Kết quả công tác thanh toán vốn đầu tư
Đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm vừa qua đang đóng góp tích cực vào sự phát triển của lĩnh vực đầu tư trên cả nước, thể hiện qua số vốn thanh toán cho đầu tư xây dựng cơ bản tăng lên không ngừng qua các năm. Nó đáp ứng tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của nước ta, đồng thời cũng đúng với mục tiêu, chủ trương chính sách của Chính phủ về chính sách đầu tư. Tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB qua các năm được thể hiện thông qua bảng số liệu như sau:
Bảng 2.1: Tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn
NSNN giai đoạn 2001-2008
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Vốn XDCB tập trung
Ngân sách TW
Ngân sách địa phương
Vốn trong nước
Vốn ngoài nước
Vốn trong nước
Vốn ngoài nước
Vốn trong nước
Vốn ngoài nước
2001
30.042
6.899
8.655
6.178
21.387
721
36.941
14.833
22.108
2002
37.803
4.285
10.266
3.434
27.537
851
42.088
13.700
28.388
2003
41.364
4.360
10.546
3.685
30.818
675
45.724
14.231
31.493
2004
47.408
6.775
8.266
5.364
39.143
1.411
54.183
13.630
40.553
2005
58.937
7.513
10.775
6.230
48.162
1.283
66.450
17.005
49.445
2006
62.457
7.225
11.203
5.992
51.254
1.233
69.682
17.195
52.487
2007
75.487
7.078
12.947
4.616
62.540
2.462
82.565
17.563
65.002
2008
85.769,5
7.897,5
9.794,6
4.760,5
75.974,9
3.137
93.667
14.555,1
79.111,9
[Nguồn: Theo Báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB của KBNN qua các năm]
Qua số liệu của bảng trên cho thấy vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN thanh toán qua KBNN hàng năm đều tăng lên, năm sau cao hơn năm trước, tỉ lệ phần trăm năm sau tăng so với năm trước được thể hiện như sau:
02/01
03/02
04/03
05/04
06/05
07/06
08/07
%
13,93
8,6
18,5
22,63
4,86
18,4
13,44
Trong giai đoạn trên trung bình số vốn được thanh toán cứ năm sau lại tăng so với năm trước là 14,33%. Riêng trong năm 2006, tình hình giải ngân vốn chỉ tăng 4,86% là một sự gia tăng khá chậm, nguyên nhân của việc này là do các dự án đầu tư năm 2006 đang trong giai đoạn hoàn thiện thủ tục về đầu tư và xây dựng như: trình duyệt tổng dự toán, dự toán chi tiết, đấu thầu hoặc vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng, hoặc khối lượng phát sinh chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đặc biệt là thiếu nguồn vốn để thanh toán đối với các dự án do địa phương quản lý.
Việc số vốn giải ngân qua các năm gia tăng cũng nhằm đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng đặc biệt mạnh mẽ trong hai năm 2007 và 2008 do đó số vốn thanh toán cho các dự án đầu tư lên tới 82.565 tỷ đồng (năm 2007) và 93.667 tỷ đồng (năm 2008). Dự kiến kế hoạch vốn của năm 2009 sẽ lên tới khoảng 125.000 tỷ đồng.
Một điểm chú ý đó là vốn đầu tư được thanh toán thuộc Ngân sách địa phương nhiều hơn nhiều lần so với vốn thanh toán thuộc Ngân sách Trung ương bởi vì địa phương đầu tư vào rất nhiều công trình và dự án, tuy giá trị trung bình của một dự án do địa phương quản lý không lớn bằng giá trị trung bình của một dự án do trung ương quản lý nhưng do số lượng các dự án của địa phương nhiều nên số vốn được thanh toán cho địa phương cũng nhiều hơn. Ví dụ đối với năm 2007 kế hoạch vốn đầu tư 99.762 tỷ đồng được bố trí cho 101.941 dự án, công trình, bình quân 978 triệu đồng/dự án, công trình; trong đó các dự án, công trình Trung ương quản l ý là 22.067 tỷ đồng được bố trí cho 3024 dự án, công trình, bình quân 7.300 triệu đồng/dự án, công trình; các dự án, công trình địa phương quản lý (bao gồm cả Ngân sách tỉnh, huyện, xã) là 77.698,2 tỷ đồng được bố trí cho 98.917 dự án, công trình, bình quân 785 triệu đồng/dự án, công trình.
Tuy nhiên số vốn đầu tư được thanh toán luôn phải dựa trên một loại thông số làm điểm tựa đó số Kế hoạch vốn đầu tư. Vì có thể số vốn được giải ngân qua các năm tăng lên nhưng so với kế hoạch thì nó luôn chỉ đạt được một mức độ tỷ lệ thấp thì số vốn được giải ngân đó cũng chưa chắc đã hiệu quả. Hàng năm các Bộ gửi Kế hoạch vốn lên Bộ Tài chính, sau đó Bộ Tài chính phê duyệt và gửi Thông báo Kế hoạch vốn xuống KBNN làm tài liệu phục vụ công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Trong giai đoạn 2001-2008 kế hoạch vốn đầu tư thông báo tới KBNN thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Kế hoạch vốn đầu tư thông báo sang KBNN giai đoạn
2001-2008
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Kế hoạch
% Giải ngân so với kế hoạch
Vốn trong nước
Vốn ngoài nước
Tổng số
2001
34.142
6.788
40.930
90,25%
2002
46.669
7.325
53.994
77,94%
2003
49.773
6.569
56.341
81,15%
2004
56.023
6.871
62.894
86,15%
2005
69.009
6.658
75.666
87,82%
2006
75.603
7.720
83.323
83,62%
2007
90.090
9.671
99.761
82,76%
2008
104.882
11.494
116.376
80,48%
[Nguồn: Theo Báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB của KBNN qua các năm]
Như vậy trung bình các năm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư XDCB so với kế hoạch đều đạt trên 80%, tuy nhiên con số này chưa phải là cao. Nguyên nhân hầu hết là do tiến độ thi công dự án chậm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan như biến động giá cả của thị trường so với thời điểm được duyệt của dự án gây ra chậm tiến độ do phải điều chỉnh tổng dự toán; hay như do các thủ tục hành chính còn rườm rà kéo dài thời hạn được thanh toán vốn của dự án; việc tổ chức đấu thầu còn chậm, năng lực một số chủ đầu tư và nhà thầu còn hạn chế, công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc.
Mặc dù kế hoạch vốn là cơ sở cho công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư nhưng quá trình triển khai thực hiện thông báo kế hoạch vốn hiện nay vẫn còn những tồn tại, cụ thể như sau:
Thông báo kế hoạch vốn không tập trung, mà còn rải rác trong năm, đến cuối năm vẫn còn thông báo kế hoạch vốn.
Kế hoạch vốn điều chỉnh chậm, đến cuối năm, thậm chí gần hết thời hạn thanh toán vẫn tiếp tục điều chỉnh kế hoạch vốn, mặt khác do không nắm được khối lượng đã thực hiện và vốn đã cấp nên khi điều hòa điều chỉnh kế hoạch có nhiều dự án KBNN tỉnh đã cấp nhưng lại điều chỉnh giảm kế hoạch, dẫn đến kế hoạch vốn không phù hợp với số vốn đã thanh toán
Tên dự án không thống nhất giữa các lần thông báo làm cho KBNN khó theo dõi.
Công tác kiểm soát thanh toán cũng đạt được một số kết quả nhất định thể hiện qua các số liệu về số lượng dự án bị từ chối thanh toán do không đủ tiêu chuẩn:
Bảng 2.3: Tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN của KBNN
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
Số chi NSNN qua kiểm soát
Số tiền từ chối thanh toán
%
2001
36.941
364
0.98
2002
42.088
467
1.11
2003
45.724
451
0.98
2004
54.183
481
0.88
2005
66.450
554
0.83
2006
69.682
551
0.79
2007
82.565
465
0.56
2008
93.667
241
0.25
[Nguồn: Theo Báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB của KBNN qua các năm]
Có hai mốc thời gian quan trọng ảnh hưởng tới kết quả từ chối thanh toán của KBNN đó là năm 2003 và 2007. Năm 2003 KBNN ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng trong nước (ban hành theo Quyết định số 601/QĐ/KB/TTVĐT ngày 28/10/2003 của Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước) trong đó nhiều tiêu chuẩn, chỉ tiêu đề ra để căn cứ vào đó cán bộ thanh toán kiểm soát thanh toán, thủ tục hành chính rườm rà khiến chủ đầu tư khó có thể đáp ứng được nên ta có thể thấy số tiền từ chối thanh toán của năm 2003, 2004, 2005 và 2006 là tăng dần cao hơn hẳn các năm khác. Sai sót của các dự án thường gặp trong giai đoạn này hầu hết là do sai định mức đơn giá của nhà nước, sai lỗi số học, khối lượng phát sinh vượt dự toán, vượt hợp đồng và vượt giá trị trúng thầu
Bắt đầu từ năm 2007 do ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống kho bạc nhà nước (ban hành theo Quyết định số 297/QĐ-KBNN ngày 18/5/2007 của Tổng Giám đốc Kho bạc nhà nước) theo đó thủ tục hành chính đã có một bước cải cách đáng kể trong sự tinh giản, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư, mẫu chứng từ thay đổi, tài liệu theo yêu cầu cũng được giảm bớt do đó từ năm 2007 tới nay, đặc biệt Kho bạc nhà nước kiểm soát thanh toán trên cơ sở hồ sơ đề nghị của chủ đầu tư, chủ đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng, khối lượng đề nghị thanh toán, do đó số tiền bị từ chối thanh toán đã giảm hẳn, năm 2008 chỉ còn ở mức 0.25% so với số vốn đã giải ngân. Sai sót thường gặp trong giai đoạn này chủ yếu chỉ là do cộng sai số học, do khối lượng không có trong hợp đồng, dự toán
2.4. Đánh giá chung tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2001-2008
2.4.1. Những kết quả đạt được
Công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB trong giai đoạn 2001-2008 đã đạt được một số thành tựu nhất định, thể hiện qua các kết quả khả quan như sau:
Thứ nhất, về mô hình tổ chức: Từ sau khi tiếp nhận nhiệm vụ quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN thì công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư bắt đầu được coi trọng kiện toàn phát triển thống nhất theo tất cả các cấp, từ Trung ương tới tỉnh, huyện, xã với cấp cao nhất là Trung ương. Do đó các dự án được kịp thời cấp vốn thanh toán để xây dựng, góp phần đẩy nhanh tốc độ đầu tư, đảm bảo tiến độ của dự án, hạn chế thấp nhất thất thoát, lãng phí trong lĩnh vực đầu tư. Vì được tổ chức thành các cấp, trong đó Trung ương chỉ đạo xuống cấp tỉnh, cấp tỉnh chỉ đạo xuống cấp huyện, xã nên luôn có sự phối hợp chỉ đạo nhịp nhàng giữa các cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp phát thanh toán vốn đầu tư XDCB như cập nhật nhanh chóng các thông tin, chế độ, chính sách, giải đáp thắc mắc từ lãnh đạo cấp cao đến các cấp thấp hơn tạo cơ sở cho việc kiểm soát thanh toán, và cũng ngược lại từ phía địa phương tới Trung ương trong việc thông báo tình hình công tác kiểm soát thanh toán vốn.
Thứ hai, về xây dựng, hướng dẫn chế độ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư: KBNN đã ban hành khá nhiều các văn bản, chế đồ hướng dẫn hoạt động nghiệp vụ như Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trong nước, Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư ngoài nước, cẩm nang kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo, điện báo, hướng dẫn xử lý những phát sinh vướng mắc trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư đáp ứng được yêu cầu quản lý của KBNN trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Bên cạnh đó, KBNN cũng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ kiểm soát thanh toán với các cán bộ trong ngành, tổ chức các buổi họp thảo luận liên quan đến công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Hàng năm hoặc tuỳ theo tình hình cụ thể đã tổ chức các buổi tọa đàm về giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản với các chủ đầu tư, cơ quan chủ quản đầu tư để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư, những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân ảnh hưởng tới quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư để có những giải pháp hữu hiệu đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư
Thứ ba, về quy trinh kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN: so với quy trình cũ ban hành năm 2003 thì quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN năm 2007 là một bước ngoặt trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Quy trình quy định cụ thể về các tài liệu chủ đầu tư phải gửi đến Kho bạc Nhà nước, trình tự và thủ tục giải quyết công việc, quy trình luân chuyển chứng từ, thời gian giải quyết công việc và trách nhiệm của của từng bộ phận nghiệp vụ. Hướng dẫn và thực hiện chế độ hạch toán kế toán, quyết toán, tất toán tài khoản thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. Đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kiểm soát thanh toán, cấp phát thanh toán, kế toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó quy trinh mới đã lược bỏ rất nhiều những chứng từ không cần thiết (như từ 04 chứng từ mệnh lệnh chỉ còn 01 chứng từ mệnh lệnh) nhằm loại bỏ sự phức tạp trong công tác kiểm soát thanh toán cũng như tạo điều kiện cho các dự án đi vào xây dựng mà vẫn hạn chế được thất thoát, lãng phí trong đầu tư và xây dựng.
Thứ tư, Về phương thức kiểm soát thanh toán, Quy trình kiểm soát thanh toán 297 và 1539 đã thực hiện đổi mới, là KBNN thực hiện thanh toán trước kiểm soát sau đối với từng lần thanh toán của gói thầu và hợp đồng thanh toán nhiều lần (trừ lần thanh toán cuối cùng) và kiểm soát trước, thanh toán sau đối với gói thầu, hợp đồng thanh toán một ần và lần cuối cùng của gói thầu và hợp đồng thanh toán nhiều lần. Trong đầu tư XDCB, chủ yếu là các gói thầu, hợp đồng thanh toán nhiều lần, do đó phương thức này giúp cho các chủ đầu tư giải ngân nhanh
Thứ năm, về việc thực hiện quy chế “một cửa” trong kiểm soát thanh toán: Việc tích cực triển khai và thực hiện đồng loạt cơ chế giao dịch một cửa trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB trong hệ thống KBNN đã thể hiện sự nghiêm túc tìm tòi, nghiên cứu đổi mới quy trình làm việc nhằm nâng cao trách nhiệm, tính minh bạch, đúng hẹn trong việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết công việc. Cơ chế giao dịch một cửa cũng góp phần tăng tính công khai, minh bạch trong quá trình xử lý hồ sơ, có nhiều khâu, nhiều người cùng tham gia quá trình xử lý hồ sơ và giám sát việc tuân thủ quy trình. Bên cạnh đó, đối với một số công việc trước đây được phân công cho nhiều phòng nghiệp vụ xử lý, nay được tập trung về một đầu mối giao dịch tiếp nhận và trả kết quả, giúp cho khách hàng không phải liên hệ với nhiều phòng, bộ phận nghiệp vụ của KBNN; mặt khác nhằm thực hiện tách bạch giao dịch giữa chủ đầu tư với cán bộ nghiệp vụ, nghĩa là chủ đầu tư chỉ tiếp xúc với một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, không tiếp xúc, giao dịch với cán bộ nghiệp vụ. Thông qua giao dịch một cửa trong kiểm soát thanh toán đã giảm bớt sự tiếp xúc của cán bộ trực tiếp giải quyết công việc của KBNN với khách hàng, nhằm phòng tránh hiện tượng phiền hà, nhũng nhiễu đối với khách hàng; cán bộ nghiệp vụ tập trung thời gian để giải quyết công việc chuyên môn.
Thứ sáu, quy định cụ thể về điều kiện và thủ tục mở tài khoản cấp phát thanh toán vốn đầu tư: chủ đầu tư được mở tài khoản cấp phát thanh toán vốn đầu tư tại Kho bạc Nhà nước nơi thuận tiện cho việc giao dịch của chủ đầu tư. Thực hiện quy chế một cửa trong công tác quản lý, kiểm soát thanh toán, cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Thứ bảy, về tổ chức thực hiện chế độ thông tin báo cáo và ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý, kiểm soát thanh toán các dự án đầu tư: Trong đó:
Về chế độ thông tin báo cáo: Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thông tin báo cáo, để chỉ đạo, điều hành tốt công tác quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, đảm bảo thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ, đúng tiến độ cũng như có các biện pháp xử lý kịp thời những vướng mắc phát sinh nhằm phát huy tối đa hiệu quả của vốn đầu tư thì phải làm tốt công tác thông tin báo cáo. Vì vậy, ngay sau khi tiếp nhận bàn giao Kho bạc Nhà nước đã nghiên cứu ban hành chế độ thông tin báo cáo, chế độ điện báo về thanh toán vốn đầu tư. Qua quá trình triển khai thực hiện, Kho bạc Nhà nước đã thường xuyên nghiên cứu sửa đổi, cải tiến các mẫu biểu thống kê về thanh toán vốn đầu tư, các chỉ tiêu điện báo trong thanh toán vốn. Đến nay với hơn 10 loại báo cáo hàng tháng trong đó có một số loại báo cáo đặc thù như báo cáo các dự án trái phiếu Chính phủ, báo cáo các dự án đầu tư từ nguồn công trái giáo dục, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin nhanh, chính xác, kịp thời, cũng như giảm bớt công tác tổng hợp báo cáo, giảm bớt công việc sự vụ, thuận tiện trong việc áp dụng chương trình tin học. Kho bạc Nhà nước đã làm tốt công tác thông tin báo cáo cho l•nh đạo các cấp phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo và điều hành trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng, điển hình một số Kho bạc Nhà nước thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo như Kho bạc Nhà nước Bắc Ninh, Thái Bình, Lạng Sơn, Nghệ An, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Về ứng dụng công nghệ tin học: Cùng với chủ trương hiện đại hoá ngành Kho bạc Nhà nước, để thay thế cho việc theo dõi, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư theo phương thức thủ công, các thông tin dự án và số liệu thanh toán do từng cán bộ trực tiếp thanh toán mở sổ theo dõi và ghi chép với hàng trăm ngàn khoản chi mỗi năm, Kho bạc Nhà nước đã nghiên cứu và đưa vào triển khai ứng dụng thành công bước đầu chương trình quản lý kiểm soát
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1975.doc