Điều 253 BLTTHS quy định về phúc thẩm những quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có quy định “Tòa án cấp phúc thẩm không phải mở phiên tòa những nếu xét cần thì có thể triệu tập những người tham gia tố tụng cần thiết để nghe ý kiến của họ trước khi Tòa án ra quyết định”. Quy định này là chưa cụ thể, đầy đủ, cần phải hoàn thiện thêm. Tòa án cấp phúc thẩm vừa là cấp xét xử thứ hai, vừa là một cấp giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm. Khi phúc thẩm lại bản án của Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm đồng thời thực hiện cả hai chức năng này, vừa xét xử lại vụ án về nội dung vừa kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của bản án sơ thẩm. Cả hai chức năng này có thể thực hiện thông qua thủ tục phiên tòa xét xử công khai, trực tiếp, bằng lời nói với thủ tục tương tự như phiên tòa sơ thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX trực tiếp xem xét đánh giá chứng cứ tại phiên tòa để giải quyết vụ án về nội dung. Đồng thời, nếu có những sai lầm trong hoạt động xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm thì Tòa án cấp phúc thẩm phát hiện và khắc phục. Nếu sai lầm về mặt pháp luật, Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét phát hiện trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án. Nếu sai lầm trong việc xác định sự thật của vụ án, Tòa án cấp phúc bằng việc xét xử tại phiên tòa, trên cơ sở những chứng cứ cũ và chứng cứ mới có thể xác định lại sự thật của vụ án. Bằng quyền sửa và huỷ bản án hoặc quyết định sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm có thể sửa chữa sai lầm cả mặt pháp luật cả về mặt xác định sự thật của vụ án. Nếu không đủ điều kiện, căn cứ để sửa án và hủy án, Tòa án cấp phúc thẩm y án và đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3215 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện quy định pháp luật về thủ tục phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BLTTHS quy định nội dung thông báo chỉ có thông tin về thời gian, địa điểm xét xử phúc thẩm vụ án. Để Viện kiểm sát có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình; bị cáo, bị cáo, đại diện hợp pháp của bị cáo và người bào chữa có thể thực hiện tốt các quyền và nhĩa vụ tố tụng tại phiên tòa, theo chúng tôi, cần phải thông báo cho những chủ thể này đầy đủ những nội dung tương tự như nội dung quyết định đưa vụ án ra xét xử ở cấp sơ thẩm. Trong nội dung của thông báo phải nêu rõ xử công khai hay xử kín; họ tên thẩm Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, họ tên thẩm phán dự khuyết, nếu có; họ tên kiểm sát viên tham gia phiên tòa, Kiểm sát viên dự khuyết, nếu có; họ tên người bào chữa, nếu có; họ tên người phiên dịch, nếu có; họ tên người được triệu tập để xét hỏi tại phiên tòa; vật chứng cần đưa ra xem xét tại phiên tòa. trên cơ sở nội dung được thông báo đó, các chủ thể tham gia phiên tòa có thể xem xét có cần yêu cầu thay đổi người tiến hành và tham gia tố tụng hay không; có cần yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc cung cấp thêm tài liệu, đồ vật có liên quan hay không…
- Cần bổ sung quy định thủ tục xem xét việc bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa.
Điều 238 BLTTHS quy định về quyền của chủ thể kháng cáo kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo, kháng nghị như sau: Trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo hoặc Viện kiểm sát có quyền bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị những không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo, kháng nghị. Điều này đã được hướng dẫn tại Nghị quyết số 05. Tuy nhiên, thủ tục giải quyết việc bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa cần được quy định trong Điều 247 vì thủ tục này là thủ tục của phiên tòa phúc thẩm, không thể áp dụng thủ tục phiên tòa sơ thẩm, nếu không quy định trong điều luật sẽ không có căn cứ pháp lý để giải quyết. Việc xem xét, giải quyết phải được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án. HĐXX có thể không chấp nhận việc bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị nếu vi phạm Điều 238 BLTTHS. Nếu việc bổ sung kháng cáo dẫn đến việc phạm vi xét xử phúc thẩm liên quan đến những người tham gia tố tụng khác chưa được triệu tập thì cần phải hoãn phiên tòa để triệu tập thêm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.[2] Trong trường hợp Viện kiểm sát, người kháng cáo rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa thì việc rút kháng cáo, kháng nghị phải được ghi vào biên bản. Nếu rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị thì việc xét xử phúc thẩm phải được đình chỉ. Nếu rút một phần kháng cáo, kháng nghị hoặc còn có kháng cáo, kháng nghị khác thì Tòa án cấp phúc thẩm xét xử phần kháng cáo, kháng nghị còn lại và cả những phần đã rút theo hướng giảm nhẹ về hình sự cho bị cáo theo quy định tại Điều 241 và khoản 2 Điều 249 BLTTHS.[3]
- Thứ hai, sửa đổi nội dung Điều 247 về thủ tục trước khi tiến hành xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm.
Theo quy định tại Điều 247 BLTTHS, trước khi tiến hành xét hỏi, một thành viên của HĐXX phải tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung của kháng cáo, kháng nghị (trên thực tế, ít trường hợp tất cả các thẩm phán được phân công xét xử đều có điều kiện để nghiên cứu hồ sơ vụ án mà thường chỉ do thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa báo cáo). Quy định này có điểm giống so với quy định thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm và tái thẩm (cơ chế thẩm phán báo cáo viên). Tuy nhiên, phiên tòa phúc thẩm là phiên tòa xét xử mà không phải là thủ tục xét lại, vì vậy, theo chúng tôi, cần phải thể hiện rõ nét hơn vai trò của các chủ thể tham gia tranh tụng tại phiên tòa. Cơ sở phát sinh thủ tục xét xử sơ thẩm là quyết định truy tố của Viện kiểm sát, vì vậy, tại phiên tòa sơ thẩm, trước khi tiến hành xét hỏi, Kiểm sát viên đọc bản cáo trạng (hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn) và ý kiến bổ sung, nếu có. Theo lôgic như vậy, cơ sở phát sinh thủ tục xét xử phúc thẩm là kháng cáo, kháng nghị thì trước khi tiến hành xét hỏi, ngoài việc một thành viên của HĐXX phải tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm thì việc trình bày kháng cáo, kháng nghị phải do các chủ thể đã kháng cáo kháng nghị tự mình trình bày và bổ sung ý kiến, nếu có. Nếu người kháng cáo vắng mặt, một thành viên của HĐXX trình bày nội dung kháng cáo của người đó. Việc các chủ thể kháng cáo, kháng nghị tự mình trình bày kháng cáo, kháng nghị như vậy theo chúng tôi tạo cho Viện kiểm sát và người kháng cáo (là những chủ thể của hoạt động tranh tụng) vai trò chủ động hơn, đồng thời làm cho vai trò của HĐXX (cơ quan tài phán) trở nên vô tư, khách quan hơn.
Thứ ba, nên sửa đổi, bổ sung quy định về trình tự phát biểu khi tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm.
Điều 247 BLTTHS không quy định cụ thể về trình tự phát biểu khi tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm mà quy định áp dụng tương tự như thủ tục phiên tòa sơ thẩm. Trình tự đó như sau: Kiểm sát viên trình bày lời luận tội; bị cáo, người bào chữa trình bày lời bào chữa; người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự , người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền lợi của những người này trình bày ý kiến (Điều 217 BLTTHS). Quy định này là phù hợp với phiên tòa sơ thẩm, trên cơ sở buộc tội của Viện kiểm sát để tiến hành việc xét hỏi cũng như tranh luận. Nhưng nếu áp dụng tương tự vào phiên tòa phúc thẩm là không hoàn toàn hợp lý. Cơ sở cho việc xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm là kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm, vì vậy, chủ thể kháng cáo, kháng nghị phải là người trình bày ý kiến của mình bắt đầu quá trình tranh luận tại phiên tòa. Nếu Viện kiểm sát kháng nghị, Kiểm sát viên là người phát biểu đầu tiên nhưng nếu Viện kiểm sát không kháng nghị mà bị cáo kháng cáo thì bị cáo phải được phát biểu đầu tiên. Nếu có nhiều chủ thể cùng kháng cáo, kháng nghị thì trình tự phát biểu do HĐXX xem xét và quyết định. Theo chúng tôi nên theo nguyên tắc Viện kiểm sát trình bày trước người tham gia tố tụng và bên có ý kiến buộc tội trình bày trước. Trong luật tố tụng hình sự của một số nước cũng có quy định về vấn đề này với những nội dung khác nhau nhưng đều theo nguyên tắc xác định trình tự phát biểu căn cứ vào chủ thể kháng cáo, kháng nghị mà không phải luôn theo thủ tục Kiểm sát viên trình bày lời luận tội. Điều 206 BLTTHS Thái Lan quy định: nếu một bên yêu cầu được trình bày trước thì bên đó sẽ nói trước; nếu cả hai bên đều xin nói trước thì bên kháng cáo trình bày trước; nếu nếu cả hai bên đều xin nói trước và cả hai bên đều có đơn kháng cáo thì người buộc tội được trình bày trước sau đó tới lượt bị cáo.[4] Điều 377 BLTTHS Liên bang Nga năm 2002 cũng quy định: thẩm phán nghe ý kiến của bên kháng cáo hoặc kháng nghị về căn cứ đưa ra lý lẽ của mình và ý kiến phản đối của phía bên kia. trong trường hợp có nhiều kháng cáo, kháng nghị thì trình tự phát biểu do Tòa án quyết định trên cơ sở cân nhắc ý kiến của các bên.[5]
Từ những phân tích trên, theo chúng tôi, Điều 247 BLTTHS cần sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Thủ tục phiên tòa phúc thẩm được tiến hành theo quy định tại Điều này, đồng thời theo những quy định của Bộ luật này về thủ tục phiên tòa sơ thẩm không trái với quy định của Điều này.
2. Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và tiến hành các thủ tục bắt đầu phiên tòa. Trong trường hợp người tham gia tố tụng chưa được thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 236 BLTTHS; thông báo về việc đưa vụ án ra xét xử trong thời hạn quy định tại Điều 242 BLTTHS và nếu họ yêu cầu thì HĐXX phải hoãn phiên tòa.
3. Nếu Viện kiểm sát, người kháng cáo bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa, HĐXX xem xét và quyết định tại phòng nghị án. Trong trường hợp cần thiết, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa để triệu tập thêm những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị. Nếu rút một phần kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa thì HĐXX xét xử phần còn lại; nếu rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị thì việc xét xử phúc thẩm phải được đình chỉ nếu không có kháng cáo, kháng nghị khác.
4. Sau khi kết thúc việc xét hỏi tại phiên tòa, chủ thể đã kháng cáo hoặc kháng nghị có quyền phát biểu đầu tiên. Nếu có nhiều chủ thể cùng kháng cáo, kháng nghị thì trình tự phát biểu do HĐXX xem xét và quyết định.
2. Cần quy định thủ tục phiên tòa phúc thẩm các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm.
Điều 253 BLTTHS quy định về phúc thẩm những quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có quy định “Tòa án cấp phúc thẩm không phải mở phiên tòa những nếu xét cần thì có thể triệu tập những người tham gia tố tụng cần thiết để nghe ý kiến của họ trước khi Tòa án ra quyết định”. Quy định này là chưa cụ thể, đầy đủ, cần phải hoàn thiện thêm. Tòa án cấp phúc thẩm vừa là cấp xét xử thứ hai, vừa là một cấp giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm. Khi phúc thẩm lại bản án của Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm đồng thời thực hiện cả hai chức năng này, vừa xét xử lại vụ án về nội dung vừa kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của bản án sơ thẩm. Cả hai chức năng này có thể thực hiện thông qua thủ tục phiên tòa xét xử công khai, trực tiếp, bằng lời nói với thủ tục tương tự như phiên tòa sơ thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX trực tiếp xem xét đánh giá chứng cứ tại phiên tòa để giải quyết vụ án về nội dung. Đồng thời, nếu có những sai lầm trong hoạt động xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm thì Tòa án cấp phúc thẩm phát hiện và khắc phục. Nếu sai lầm về mặt pháp luật, Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét phát hiện trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án. Nếu sai lầm trong việc xác định sự thật của vụ án, Tòa án cấp phúc bằng việc xét xử tại phiên tòa, trên cơ sở những chứng cứ cũ và chứng cứ mới có thể xác định lại sự thật của vụ án. Bằng quyền sửa và huỷ bản án hoặc quyết định sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm có thể sửa chữa sai lầm cả mặt pháp luật cả về mặt xác định sự thật của vụ án. Nếu không đủ điều kiện, căn cứ để sửa án và hủy án, Tòa án cấp phúc thẩm y án và đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm. Việc phúc thẩm những quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không phải là hoạt động xét xử, không xem xét đánh giá các tình tiết về nội dung thực chất của vụ án hình sự mà là hoạt động xét lại, kiểm tra tính đúng đắn của các quyết định sơ thẩm. Điều 230 BLTTHS về tính chất của phúc thẩm cũng quy định: Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Vì vậy, theo chúng tôi, thủ tục phúc thẩm các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm cần được tiến hành tương tự như thủ tục xét lại: không cần mở phiên tòa công khai, nếu xét thấy cần thiết có thể triệu tập những người tham gia tố tụng cần thiết. Cần bổ sung thêm vào khoản 1 Điều 253 nội dung sau: Tại phiên tòa, một thành viên của HĐXX trình bày tóm tắt nội dung vụ án, nội dung quyết định bị kháng cáo, kháng nghị, các thành viên của HĐXX phát biểu ý kiến, đại diện Viện kiểm sát phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án. Nếu đã triệu tập người tham gia tố tụng thì những người này được trình bày ý kiến trước khi đại diện Viện kiểm sát phát biểu. Trong trường hợp họ vắng mặt, HĐXX vẫn tiếp tục tiến hành việc xét xử.
3. Bổ sung quy định về việc áp dụng thủ tục rút gọn trong việc xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Thủ tục rút gọn là thủ tục đặc biệt của tố tụng hình sự được áp dụng để giải quyết những vụ án hình sự đối với tội phạm ít nghiêm trọng, có tính chất quả tang, đơn giản, chứng cứ rõ ràng, người thực hiện hành vi phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng. Thủ tục này có sự rút ngắn về thời gian, đơn giản về thủ tục nhằm giải quyết nhanh chóng vụ án hình sự, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm nhanh chóng, hiệu quả, là một trong những giải pháp giải quyết tình trạng tồn đọng án kéo dài và các vi phạm các quy định của BLTTHS về thời hạn có xu hướng gia tăng; khắc phục tình trạng quá tải trong các trại tạm giam và những khó khăn trong tổ chức tạm giữ, tạm giam. Việc giải quyết vụ án nhanh chóng sẽ tạo điều kiện để những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra nhanh chóng được khắc phục, góp phần đảm bảo lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Thủ tục này còn tạo điều kiện cho các cơ quan tiến hành tố tụng tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, công sức trong việc giải quyết vụ án những vụ án đơn giản, rõ ràng, ít nghiêm trọng, tập trung vào việc giải quyết những vụ án nghiêm trọng, phức tạp hơn; đồng thời cũng tiết kiệm được thời gian và chi phí cho những người tham gia tố tụng và giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống và tham gia vào các quan hệ pháp luật khác. Thủ tục này cũng đáp ứng yêu cầu của nhân dân về việc xử lý kịp thời, nhanh chóng, chính xác các hành vi phạm tội và người phạm tội, qua đó nhanh chóng phát huy tác dụng giáo dục ý thức pháp luật trong nhân dân thông qua hoạt động xét xử, góp phần vào việc phòng ngừa tội phạm.
Tuy nhiên, ngoài những yếu tố tích cực như đã nêu trên, thủ tục rút gọn cũng tiềm ẩn những điều kiện dẫn đến hạn chế việc đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Vì vậy, cần phải cân nhắc, thận trọng trong việc quy định và thi hành thủ tục này cả về điều kiện và phạm vi áp dụng. Theo quy định tại Điều 318 BLTTHS năm 2003 đã xác định phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn chỉ trong việc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Tuy nhiên, việc có nên mở rộng phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn trong việc xét xử phúc thẩm hay không là vấn đề hiện nay đang được đề cập đến với những quan điểm khác nhau.
- Quan điểm thứ nhất: Không áp dụng thủ tục rút gọn trong việc xét xử phúc thẩm vụ án hình sự.
Đây là quan điểm chính thống của các nhà làm luật được thể hiện trong nội dung của Điều luật và là quan điểm của những người cho rằng quy định của pháp luật hiện hành là hợp lý. Việc quy định không áp dụng thủ tục rút gọn đối với việc xét xử phúc thẩm vì khi bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm đã bị kháng cáo, kháng nghị là đã có sự không thống nhất giữa Tòa án với Viện kiểm sát hoặc giữa Tòa án với những người tham gia tố tụng có quyền kháng cáo trong việc giải quyết vụ án. Và như vậy, tính chất “sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng” không còn nữa mà vụ án đã trở thành phức tạp, không đảm bảo đầy đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn.
- Quan điểm thứ hai: Nên quy định áp dụng thủ tục rút gọn trong việc xét xử phúc thẩm đối với các vụ án trước đó đã xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn. Tác giả quan điểm này cho rằng:
+ Việc bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị không làm cho tính chất của vụ án phức tạp thêm vì chỉ khi có đủ điều kiện luật định cơ quan điều tra mới đề nghị áp dụng thủ tục rút gọn và Viện kiểm sát đã cân nhắc kỹ càng trước và sau khi quyết định áp dụng thủ tục rút gọn;
+ Việc phúc thẩm trong trường hợp này không đòi hỏi nhiều thời gian do tính chất đơn giản, rõ ràng của vụ án; trong giai đoạn sơ thẩm, nếu có những tình tiết làm phức tạp thêm tính chất của vụ án thì các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp sơ thẩm đã có những quyết định cần thiết để không áp dụng thủ tục rút gọn đối với vụ án này nữa.
+ Nếu có sai lầm ở cấp sơ thẩm thì việc làm rõ để sửa chữa những sai lầm đó cũng không mất nhiều thời gian do những điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn cho phép nhanh chóng xác định các tình tiết thực tế của nó. Mặt khác, nếu có sư vi phạm nghiêm trọng quy định của BLTTHS, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể hủy bản án, quyết định sơ thẩm để điều tra, xét xử lại theo thủ tục thông thường.[6]
Về quan điểm thứ nhất, cũng là quy định của BLTTHS năm 2003, không cho phép áp dụng thủ tục rút gọn đối với việc xét xử phúc thẩm đối với mọi vụ án là thể hiện sự thận trọng trong việc áp dụng thủ tục rút gọn, tuy nhiên theo chúng tôi là quá hạn chế. Về mặt lý luận cũng như thực tiễn xét xử đều cho phép nhận định có những trường hợp, việc kháng cáo của bị cáo không làm cho tính chất của vụ án trở nên phức tạp. Đa số bị cáo thực hiện quyền kháng cáo (số lượng kháng cáo, trong đó có kháng cáo của bị cáo chiếm tỉ lệ rất lớn, theo số liệu thống kê của VKSNDTC, năm 2005, số vụ kháng cáo chiếm 93,32% số vụ tòa án cấp phúc thẩm thụ lý; năm 2006, chiếm 92,93%; năm 2007, chiếm 93,82%)[7] và rất nhiều trường hợp họ kháng cáo chỉ xin được khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt với tâm lý cầu may, còn nước còn tát mà không phải vì họ phản đối việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm, cũng không phải vì bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không đảm bảo tính hợp pháp hay không có căn cứ. Có trường hợp, người bị hại kháng cáo xin giảm nhẹ cho bị cáo chỉ vì họ có quan hệ hôn nhân, huyết thống với bị cáo hoặc vì những lý do muốn thông cảm, tha thứ cho bị cáo, muốn “làm phúc”, không muốn gây thù oán với bị cáo mà không phải vì lý do không đồng tình với phán quyết của Tòa án (đó là một trong những nguyên nhân của việc Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định không chấp nhận kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm chiếm tỉ lệ cao trong các quyết định của Tòa án. Theo số liệu thống kê của TANDTC, từ năm 2002 đến năm 2007 tỉ lệ này trung bình là 70,23%)[8]. Trong những trường hợp này, thực chất không có vấn đề cần xem xét thêm về các tình tiết thuộc nội dung vụ án, cũng không cần xem xét lại về việc áp dụng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm mà chỉ xem xét có thể giảm hơn nữa mức án cho bị cáo trong điều khoản đã định hay không trên cơ sở áp dụng khoản 2 Điều 46 BLHS. Vì vậy, trong trường hợp này, nếu như trước đó vụ án đã có đủ điều kiện để xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn thì những điều kiện đó vẫn được duy trì sau khi bản án bị kháng cáo, hoàn toàn có thể áp dụng thủ tục rút gọn để xét xử phúc thẩm những vụ án này mà không ảnh hưởng đến chất lượng xét xử và vẫn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo. Việc hạn chế không áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử phúc thẩm trong những trường hợp này là không cần thiết.
Quan điểm thứ hai theo hướng kiến nghị quy định áp dụng thủ tục rút gọn trong việc xét xử phúc thẩm đối với những vụ án áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn xét xử sơ thẩm mà có kháng cáo, kháng nghị là nhằm khắc phục hạn chế về phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn quy định tại Điều 318 BLTTHS năm 2003. Tuy nhiên, việc tác giả cho rằng có thể áp dụng thủ tục rút gọn trong việc xét xử phúc thẩm đối với mọi vụ án đã xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn có kháng cáo, kháng nghị theo chúng tôi là quá rộng, cần cân nhắc thận trọng hơn. Việc xét xử phúc thẩm vụ án hình sự có thể phức tạp vì nhiều lý do:
Thứ nhất, việc bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thường làm cho tính chất của vụ án phức tạp thêm, nhất là trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị. Viện kiểm sát kháng nghị bao giờ cũng dựa trên những lý do mà Viện kiểm sát coi là xác đáng. Điều 32 Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự ngày 17/9/2007 của VKSNDTC quy định: Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm khi có một trong những căn cứ sau:
- Việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm phiến diện hoặc không đầy đủ;
- Kết luận của bản án hoặc quyết định hình sự sơ thẩm không phù hợp các tình tiết khách quan của vụ án;
- Có vi phạm trong việc áp dụng Bộ luật hình sự;
- Thành phần HĐXX sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.[9]
Trong trường hợp có kháng nghị của Viện kiểm sát theo căn cứ thứ nhất, thứ hai và thứ ba, thể hiện sự bất đồng quan điểm giữa Viện kiểm sát với Tòa án đối với việc xem xét đánh giá chứng cứ và giải quyết vụ án về nội dung thực chất của vụ án. Trong trường hợp này, rõ ràng vụ án không còn là “sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng” nữa mà đã có sự phức tạp, khó đánh giá các tình tiết của vụ án cũng như khó lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng nên không đủ điều kiện để xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn. Việc bất đồng giữa Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát có thể do diễn biến phiên tòa sơ thẩm có việc bổ sung chứng cứ mới tại phiên tòa hoặc người tham gia tố tụng thay đổi lời khai dẫn đến việc Tòa án và Viện kiểm sát có những quan điểm khác nhau khi đánh giá những chứng cứ này. Cũng có thể do Tòa án đã lựa chọn cách giải quyết khác với đề nghị của Viện kiểm sát (như xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố) và Viện kiểm sát không đồng ý với cách giải quyết của Tòa án. Việc Viện kiểm sát kháng nghị vì “thành phần HĐXX sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng” cũng làm cho việc xét xử phúc thẩm trở nên phức tạp vì việc đánh giá việc xét xử của Tòa án cấp dưới có vi phạm thủ tục tố tụng hay không để hủy án là việc cần tiến hành một cách thận trọng theo thủ tục chung. Vì vậy, theo chúng tôi, những trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị cần được xét xử phúc thẩm theo thủ tục chung.
Trong trường hợp kháng cáo, nếu đơn kháng cáo của người kháng cáo thể hiện sự không đồng ý với phán quyết của Tòa án cũng với những căn cứ như căn cứ kháng nghị của Viện kiểm sát thì việc cũng cần phải xét xử vụ án theo thủ tục chung vì những lý do như chúng tôi đã trình bày.
Thứ hai, nếu bản án, quyết định sơ thẩm đồng thời bị Viện kiểm sát kháng nghị và người tham gia tố tụng kháng cáo theo nhiều nội dung và hướng kháng có khác nhau cũng làm cho việc xét xử phúc thẩm phức tạp vì có những quan điểm trái chiều nhau về cách giải quyết của Tòa án cấp sơ thẩm. Trường hợp này không chỉ có sự bất đồng giữa Viện kiểm sát, người tham gia tố tụng với Tòa án cấp sơ thẩm mà còn có sự bất đồng giữa Viện kiểm sát với người tham gia tố tụng và giữa những người tham gia tố tụng với nhau.
Thứ ba, Tòa án cấp phúc thẩm không chỉ thực hiện chức năng xét xử mà còn thực hiện chức năng giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp dưới. Việc xét xử có theo thủ tục rút gọn hay không tùy thuộc vào tính chất đơn giản, rõ ràng, ít nghiêm trọng của sự việc phạm tội vì xét xử lại giải quyết nội dung thực chất của vụ án, nhưng việc xét lại tính hợp pháp và có căn cứ của tòa án cấp dưới có phức tạp hay không lại không phụ thuộc vào tính chất đơn giản, rõ ràng, ít nghiêm trọng của sự việc phạm tội. Vì vậy, dù vụ án đủ điều kiện để áp dụng thủ tục rút gọn ở cấp sơ thẩm nhưng không có nghĩa đó là điều kiện đủ để xét xử theo thủ tục rút gọn ở cấp sơ thẩm. Theo chúng tôi, nếu đã có những kháng cáo, kháng nghị yêu cầu xem xét lại về tính hợp pháp hay tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm thì việc phúc thẩm phải được tiến hành theo thủ tục chung do tính chất phức tạp của hoạt động này và do yêu cầu đòi hỏi chất lượng cao của hoạt động xét lại.
Thứ tư, việc Viện kiểm sát, người đã kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự bổ sung chứng cứ mới tại Tòa án cấp phúc thẩm cũng có thể làm cho chứng cứ của vụ án trở nên phức tạp hơn, không đủ điều kiện xét xử theo thủ tục rút gọn.
Hơn nữa, nếu chúng ta tiến hành áp dụng thủ tục rút gọn đối với mọi vụ án đã áp dụng thủ tục rút gọn ở cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị thì có thể dẫn đến tình trạng có nhiều trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sẽ phải hủy bản án, quyết định sơ thẩm để điều tra hoặc xét xử lại theo thủ tục chung do tính chất phức tạp của vụ án, kéo dài và làm phức tạp thêm trình tự tố tụng. Vì vậy cần quy định theo hướng chỉ áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn phúc thẩm khi có đủ những điều kiện cần thiết.
Từ những phân tích trên, theo chúng tôi, cần mở rộng phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn ở giai đoạn phúc thẩm trong trường hợp có đầy đủ những điều kiện:
- Vụ án trước đó đã được xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn;
- Bị cáo đã nhận tội tại phiên tòa hình sự sơ thẩm;
- Chỉ có kháng cáo theo hướng giảm nhẹ mức hình phạt cho bị cáo của bị cáo; của ĐDHP của bị cáo chưa thành niên; của người bị hại;
- Những người tham gia tố tụng khác không kháng cáo;
- Viện kiểm sát không kháng nghị;
- Các thẩm phán được phân công xét xử phúc thẩm qua việc nghiên cứu hồ sơ hoàn toàn nhất trí là bản án sơ thẩm hoàn toàn đúng hoặc có thể giảm nhẹ mức hình phạt trong khung hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên.
- Bị cáo và ĐDHP của họ đồng ý xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn.[10]
Về việc áp dụng thủ tục rút gọn ở cấp phúc thẩm trước đây đã được quy định trong Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng phúc thẩm về hình sự (kèm thông tư số 19-TATC ngày 2/10/1974). Theo quy định tại Thông tư này, không cần gọi bị cáo mà chỉ báo cho bị cáo biết ngày giờ, địa điểm mở phiên tòa bị cáo có thể đến những không bắt buộc phải đến, nếu họ không đến thì sự vắng mặt của họ không ảnh hưởng đến việc xét xử, cũng không cần có mặt những người tham gia tố tụng khác. Phiên tòa được xét xử công khai, chủ tọa khai mạc phiên tòa, một thành viên của Hội đồng xử án báo cáo tóm tắt nội dung vụ án, kết luận của Viện kiểm sát nếu có sẽ được trình bày hoặc đọc, Hội đồng xử án và phòng riêng nghị án và trở lại phòng xử án tuyên án. Trường hợp có bị cáo đến thì sau khai mạc, bị cáo được hỏi căn cước, được công bố thành phần Hội đồng xử án, xin thay đổi thành phần Hội đồng xử án và người phiên dịch, nếu có. Tiếp theo là báo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện quy định pháp luật về thủ tục phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự.doc