Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3

1. TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN VÀ BẢN CHẤT ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4

1.1. Khái niệm trọng yếu trong kiểm toán BCTC 4

1.2. Khái niệm rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC 6

1.3. Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán và ảnh hưởng của nó đến phương pháp kiểm toán trong kiểm toán BCTC 12

1.4. Bản chất đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong quá trình kiểm toán BCTC 13

1.4.1. Bản chất đánh giá trọng yếu trong kiểm toán BCTC 13

1.4.2. Bản chất đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC 18

1.4.3. Vai trò của đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC 20

2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC 21

2.1. Thu thập thông tin về khách thể kiểm toán 21

2.2. Đánh giá trọng yếu trong kiểm toán BCTC 23

2.3. Đánh giá rủi ro kiểm toán 26

2.3.1. Xác định rủi ro kiểm toán mong muốn 26

2.3.2. Đánh giá rủi ro tiềm tàng 27

2.3.3. Đánh giá rủi ro kiểm soát 29

2.3.4. Đánh giá rủi ro phát hiện 34

2.4. Xác định ảnh hưởng của đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán đến quá trình kiểm toán BCTC 34

3. CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐA QUỐC GIA VỚI QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN 38

4. TỔ CHỨC QUỐC TẾ CƠ QUAN KIỂM TOÁN TỐI CAO (INTOSAI) VÀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VỚI QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN 41

PHẦN 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN 44

1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY AASC 44

1.1 Quá trình hình thành và lĩnh vực hoạt động 44

1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty AASC 46

1.3. Các kết quả đã đạt được 48

1.4. Quy trình kiểm toán 50

2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY AASC 52

2.1. Khái quát quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty AASC 52

2.2. Thực tế quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại hai khách hàng mẫu đã lựa chọn 52

2.2.1. Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán 52

2.2.2. Xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn 56

2.2.3. Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu 67

2.2.4. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện toàn bộ BCTC 68

2.2.5. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện số dư tài khoản và các loại nghiệp vụ. 79

2.2.6. Phân bổ ước lượng ban đầu về trọng yếu 90

2.3. Ảnh hưởng của mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán đến việc thiết kế chương trình kiểm toán 93

2.4. Tổng kết quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty AASC 94

PHẦN 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIÊN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY AASC 98

1. TÍNH TẤT YẾU PHẢI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY AASC 98

1.1. Yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế 98

1.2. Định hướng chiến lược phát triển của Công ty 98

1.3. Tính tất yếu phải hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại AASC 99

2. NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY AASC 101

2.1. Những kết quả đã đạt được trong thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại Công ty AASC 101

2.1.1. Xây dựng quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán. 101

2.1.2. Vận dụng các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế vào đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán. 102

2.1.3. Phân công công việc trong đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán. 103

2.1.4. Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán được trình bày trên giấy tờ làm việc. 104

2.1.5. Đánh giá rủi ro tiềm tàng 104

2.1.6. Đánh giá rủi ro kiểm soát 105

2.2. Những tồn tại bất cập cần hoàn thiện 105

2.2.1. Đánh giá rủi ro khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán 105

2.2.2. Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 106

2.2.3. Đánh giá rủi ro kiểm soát 106

2.2.4. Vận dụng thủ tục phân tích trong quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán 107

2.2.5. Đánh giá trọng yếu và rủi ro đối với khách hàng có quy mô nhỏ 107

3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY AASC 108

3.1. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại Công ty AASC 108

3.1.1. Xây dựng bảng câu hỏi đánh giá rủi ro khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán: 108

3.1.2. Kết hợp các phương pháp đánh giá nhằm mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ: 109

3.1.3. Đánh giá rủi ro kiểm soát theo từng cơ sở dẫn liệu đối với từng khoản mục 114

3.1.4. Tăng cường sử dụng thủ tục phân tích trong quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán 116

3.1.5. Phương pháp đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với doanh nghiệp khách hàng áp dụng phương pháp hạch toán kế toán trong môi trường máy vi tính 118

3.1.6. Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán đối với các khách hàng là những tập đoàn lớn, các công ty đa quốc gia 121

3.1.7. Đánh giá trọng yếu rủi ro đối với khách hàng có quy mô nhỏ: 122

3.1.8. Nâng cao kiểm soát chất lượng hồ sơ kiểm toán và lưu trữ thông tin trên thư viện điện tử 123

3.2. Một số đề xuất với Nhà nước và các cơ quan chức năng 124

KẾT LUẬN 127

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 128

PHỤ LỤC

 

doc144 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3323 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi phí trả trước dài hạn là chi phí cho các hội viên câu lạc bộ gôn, một trong những hình thức chiến lược quản lý và phát triển khách hàng của Công ty. Chi phí hội viên câu lạc bộ gôn được phản ánh theo nguyên giá và được phân bổ theo phương pháp đường thẳng trong ba năm. (1f): Năm ngoái, tất cả các khoản vay nợ Công ty đã trả hết vào cuối năm. Năm nay, Công ty phải vay thêm để sản xuất kinh doanh, và tại thời điểm 31/12/2005, Công ty còn khoản vay 9,5 tỷ đồng chưa đến hạn trả. (1g): Các khoản phải trả khác tăng đột biến so với năm ngoái, kế toán giải thích đó là khoản phải trả các nhà đầu tư. BCTC của CT XYZ cũng được phân tích sơ bộ tương tự như trên. Bảng 2.9: Bảng phân tích sơ bộ BCĐKT Công ty XYZ Đơn vị: 1000VND Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 Chênh lệch Số tiền % TÀI SẢN A.TSLĐ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 62.043.481 70.054.960 8.011.479 12,91% I. Tiền 1.550.203 3.663.783 2.113.580 136,34% II. Các khoản phải thu 41.841.244 43.863.623 2.022.379 4,83% 1.Phải thu của khách hàng 41.075.085 42.769.306 1.694.221 4,12% 2. Trả trước cho người bán 390.930 98.070 -292.860 -74,91% 3. Các khoản phải thu khác 375.209 996.247 621.038 165,52% III.Hàng tồn kho 11.580.276 17.648.115 6.067.839 52,39% 1. Nguyên vật liệu tồn kho 811.997 1.417.320 605.323 74,55% 2. Công cụ dụng cụ trong kho 8.732 587 -8.145 -93,28% 3. Chi phí sản xuất dở dang 10.759.546 16.230.207 5.470.661 50,84% IV. Tài sản lưu động khác 7.071.758 4.879.439 -2.192.319 -31% B. TSCĐ VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN 6.604.387 16.327.231 9.722.844 147,72% I. Tài sản cố định 6.284.898 10.841.801 4.556.812 72,5% 1. Tài sản cố định hữu hình 5.874.625 10.312.375 4.437.750 75,5% 2. Tài sản cố định vô hình 410.272 529.426 119.154 29,04% II. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 158.500 5.386.518 5.228.081 3298,43% III. Chi phí trả trước dài hạn 160.989 98.912 -62.077 -38,56% CỘNG TÀI SẢN 68.647.869 86.382.191 17.734.322 25,83% NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 58.839.962 76.155.998 17.316.036 29,43% I. Nợ ngắn hạn 56.978.482 75.885.688 18.907.206 33,18% 1. Vay ngắn hạn 30.337.452 39.817.674 9.480.222 31,25% 2. Phải trả người bán 4.229.037 5.471.168 1.242.131 29,37% 3. Người mua trả tiền trước 1.645.633 2.666.331 1.020.698 62,02% 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1.580.216 2.599.917 1.019.701 64,53% 5. Phải trả công nhân viên 128.651 109.805 -18.846 -14,65% 6. Các khoản phải trả phải nộp khác 19.057.493 25.220.793 6.163.300 32,34% II. Nợ dài hạn 1.347.582 143.719 -1.203.863 -89,34% 1. Vay dài hạn 1.347.582 143.719 -1.203.863 -89,34% III. Nợ khác 513.898 126.591 -387.307 -75,37% 1. Chi phí phải trả 513.898 126.591 -387.307 -75,37% B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 9.807.907 10.226.193 418.286 4,26% I. Nguồn vốn quỹ 9.643.782 10.100.852 457.070 4,74% 1. Nguồn vốn kinh doanh 9.088.000 9.088.000 - - 2. Lợi nhuận chưa phân phối 635.782 1.012.852 377.070 59,31% II.Nguồn vốn, quỹ khác 164.125 125.341 -38.784 -23,63% CỘNG NGUỒN VỐN 68.647.869 86.382.191 17.734.322 25,83% Bảng 2.10: Bảng phân tích sơ bộ BCKQHĐKD Công ty XYZ Đơn vị :1000 VND Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 Chênh lệch Số tiền % Tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ 101.293.238 120.442.178 19.148.904 18,92% Các khoản giảm trừ (giảm giá) (69.371) - 1. Doanh thu thuần về bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ 101.223.866 120.442.178 19.218.312 18,99% 2 Giá vốn hàng bán 95.367.831 113.286.439 17.918.608 18,79% 3. Lợi nhuận gộp 5.856.035 7.155.739 1.299.704 22,19% 4 Doanh thu hoạt động tài chính 19.749 50.232 30.483 154,35% 5.Chi phí tài chính 3.245.260 3.569.288 324.028 9,98% Trong đó: Lãi vay phải trả 3.245.260 3.569.288 324.028 9,98% 6. Chi phí bán hàng 381.840 483.381 101.541 26,59% 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.334.421 1.864.728 530.307 39,74% 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 914.263 1.288.574 374.311 40,94% 9. Thu nhập khác 232.124 751.456 519.332 223,73% 10. Chi phí khác 115.340 909.089 793.749 688,18% 11. Lợi nhuận khác 116.784 (157.633) (274.417) 234,98% 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 1.031.079 1.130.941 99.862 9,69% 13. Thuế thu nhập doanh nghiệp 96.294 - - - 14. Lợi nhuận thuần sau thuế 934.785 1.130.941 196.156 20,98% 2.2.2.3. Xác định mức độ rủi ro kiểm toán mong muốn Sau khi thu thập thông tin chi tiết và phân tích sơ bộ BCTC của 2 công ty, KTV nhận thấy Công ty ABC có quy mô tương đối lớn, doanh thu và lợi nhuận cao, quy mô công nợ khách hàng,ông cao, khả năng thanh toán tốt. Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc Công ty có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất thiết bị bưu chính viễn thông. KTV đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động của công ty là cao, khả năng Công ty gặp khó khăn sau khi báo cáo kiểm toán được phát hành là thấp. Với quy mô tương đối lớn, đặc biệt lại là Công ty liên doanh (với hơn 50% là từ phía nhà đầu tư nước ngoài) nên số lượng người quan tâm đến BCTC là khá nhiều. Điều này dẫn đến khả năng nếu BCTC của Công ty có sai phạm trọng yếu thì có thể gây ra tác hại ở mức độ khá lớn. Hơn nữa, vì đây là cuộc kiểm toán năm đầu tiên, để đảm bảo tính thận trọng, KTV đánh giá rủi ro kiểm toán mong muốn của toàn bộ BCTC là thấp. Đồng thời, qua phân tích sơ bộ BCĐKT và BCKQHĐKD, KTV sử dụng mức độ rủi ro kiểm toán mong muốn ở mức thấp cho các khoản mục trọng yếu trên BCTC như : tiền, phải thu, hàng tồn kho, doanh thu, chi phí… Đối với Công ty XYZ, quy mô tài sản và vốn của Công ty không phải là con số nhỏ, và đặc biệt năm nay quy mô tiếp tục tăng, doanh thu và lợi nhuận cũng tăng. Từ khi chính thức được cổ phần hóa, đây là năm hoạt động sản xuất kinh doanh thứ 3. Do đó, để đảm bảo cho cuộc kiểm toán đạt hiệu quả cao, KTV đánh giá rủi ro kiểm toán mong muốn của toàn bộ BCTC ở mức thấp, và rủi ro kiểm toán mong muốn ở mức thấp cho các khoản mục : tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định, doanh thu, thu nhập khác và chi phí khác… 2.2.3. Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu Sau khi đã xác định rủi ro kiểm toán mong muốn cho cuộc kiểm toán, KTV ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC. Theo "Văn bản hướng dẫn đánh giá tính trọng yếu trong kiểm toán BCTC tại Công ty kiểm toán AASC", các chỉ tiêu được sử dụng làm cơ sở cho việc ước lượng ban đầu về trọng yếu và các tỷ lệ quy định tương ứng là : Lợi nhuận trước thuế (4%-8%); Doanh thu (0,4%-0,8%); Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (Tài sản ngắn hạn) (1,5%-2%); Nợ ngắn hạn(1,5%-2%); Tổng tài sản(0,8%-1%). Việc xác định mức trọng yếu trên không được Công ty AASC áp dụng đối với các chỉ tiêu có giá trị nhỏ dao động không lớn giữa các kỳ. KTV sẽ căn cứ vào văn bản này để lập "Bảng ước tính mức độ trọng yếu" đối với BCTC của Công ty ABC và Công ty XYZ. Bảng 2.11: Bảng tính mức trọng yếu đối với BCTC Công ty ABC Đơn vị tính : nghìn đồng STT Chỉ tiêu Tỷ lệ % Số tiền Ước tính mức trọng yếu Thấp nhất Cao nhất Tối thiểu Tối đa 1 Lợi nhuận trước thuế 4 8 23.380.418 935.216,72 1.870.433,44 2 Doanh thu 0,4 0,8 290.002.855 1.160.011,42 2.320.022,84 3 TSLĐ và đầu tư ngắn hạn (Tài sản ngắn hạn) 1,5 2 153.872.955 2.308.094,33 3.077.459,1 4 Nợ ngắn hạn 1,5 2 77.448.292 1.161.724,38 1.548965,84 5 Tổng tài sản 0,8 1 190.797.360 1.526.378,88 1.907.973,6 Mức ước lượng 935.216,72 1.870.433,44 Lựa chọn mức trọng yếu là 935.216,72 Theo nguyên tắc thận trọng, kiểm toán sẽ chọn chỉ tiêu có mức trọng yếu nhỏ nhất. Đối với Công ty ABC, xem xét bảng ước tính trọng yếu, KTV nhận thấy chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế có mức trọng yếu nhỏ nhất. Xem xét BCTC, KTV thấy chỉ tiêu này tương đối ổn định qua các năm. Năm 2005, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế cũng tăng gần 15%. Ngoài ra theo đánh giá của KTV, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế cũng là một chỉ tiêu then chốt trên BCTC. Vì vậy KTV quyết định mức trọng yếu cho cuộc kiểm toán BCTC Công ty ABC dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế. Theo đó, mức trọng yếu là từ 935.216,72 nghìn đồng đến 1.870.433,44 nghìn đồng. Vì đây là cuộc kiểm toán năm đầu tiên, để đảm bảo thận trọng, KTV chọn mức 936.216,72 là mức trọng yếu. Theo đó, tổng sai phạm được phát hiện trong BCTC của Công ty nếu lớn hơn 935.216,72 nghìn đồng thì sẽ được coi là trọng yếu. Tổng sai phạm được phát hiện trên phạm vi toàn bộ BCTC nếu nhỏ hơn 935.216,72 nghìn đồng sẽ được coi là không trọng yếu. Mức độ trọng yếu cũng được xác định tương tự đối với Công ty XYZ. Bảng 2.12 : Bảng tính mức trọng yếu đối với BCTC Công ty XYZ Đơn vị tính : nghìn đồng STT Chỉ tiêu Tỷ lệ % Số tiền Ước tính mức trọng yếu Thấp nhất Cao nhất Tối thiểu Tối đa 1 Lợi nhuận trước thuế 4 8 1.130.941 45.237,64 90.475,28 2 Doanh thu 0,4 0,8 120.442.178 481.768,71 963.537,424 3 TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 1,5 2 70.054.960 1.050.824,4 1.401.099,2 4 Nợ ngắn hạn 1,5 2 75.885.688 1.138.285,32 1.151.713,76 5 Tổng tài sản 0,8 1 86.382.191 691.057,53 863.821,91 Mức ước lượng 45.237,64 90.475,28 Lựa chọn mức trọng yếu là 45.237,64 Để đảm bảo các bằng chứng có đủ độ tin cậy nhất, KTV lựa chọn mức trọng yếu là 45.237,64 (nghìn đồng). Mức trọng yếu có thể thay đổi trong quá trình thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp khách hàng và phụ thuộc vào sự xét đoán mang tính nghề nghiệp của KTV . Sau khi ước lượng ban đầu về trọng yếu, KTV sẽ đi vào đánh giá rủi ro kiểm toán trên toàn bộ BCTC và cho từng khoản mục. 2.2.4. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện toàn bộ BCTC Việc đánh giá rủi ro kiểm toán trên toàn bộ BCTC cũng được thực hiện theo từng loại rủi ro : rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện. 2.2.4.1. Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC Để đánh giá được rủi ro tiềm tàng, ở bước này, KTV tiếp tục thu thập các thông tin về khách hàng và mô tả lại trên giấy làm việc, bao gồm một số thông tin như : Tính liêm chính, kinh nghiệm và sự hiểu biết của Ban Giám đốc ; Sự thay đổi của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc ;Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và sự hiểu biết của kế toán trưởng, nhân viên kế toán, kiểm soát viên nội bộ và sự thay đổi của các nhân viên này ; áp lực bất thường đối với Ban Giám đốc ; đặc điểm hoạt động của đơn vị ; các thay đổi trong chính sách kế toán đơn vị áp dụng ; Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay của đơn vị ( những thay đổi về thị trường, đối thủ cạnh tranh…) Trên cơ sở tất cả những thông tin đã thu thập được từ đầu cuộc kiểm toán, KTV tiến hành phân tích các nhân tố và ảnh hưởng của các nhân tố đó tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và đánh giá rủi ro tiềm tàng. Rủi ro tiềm tàng được đánh giá trên ba mức : thấp, trung bình và cao. Trích giấy làm việc của KTV như sau : Bảng 2.13 : Trích giấy tờ làm việc của KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC Công ty ABC CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY (AASC) THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ Tham chiếu: Người thực hiện: Ngày thực hiện: Tên khách hàng: Công ty ABC Niên độ kế toán: 1/1/2005- 31/12/2005 Khoản mục: Bước công việc: Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn BCTC Công ty ABC sản xuất và kinh doanh hệ thống tổng đài điện tử kỹ thuật số, các thiết bị, máy móc, linh kiện chuyên ngành bưu chính viễn thông. Hoạt động sản xuất kinh doanh được tổ chức tốt bởi các thành viên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc đều có năng lực tốt, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực điều hành sản xuất và kinh doanh mặt hàng điện tử viễn thông. Kế toán trưởng có 15 năm kinh nghiệm trong ngành kế toán trong đó có 10 năm làm kế toán viên, 5năm phụ trách kế toán, làm việc cho Công ty từ năm 1998 khi Công ty bắt đầu thành lập. Nhân sự phòng kế toán có biến động nhiều dẫn đến việc cung cấp sổ chi tiết và BCTC chậm. Hiện nay Công ty đang áp dụng chính sách kế toán mới theo các Thông tư hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực kế toán mới. Thị trường hoạt động của Công ty hiện nay là một thị trường đầy tiềm năng với các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ.. như đã phân tích ở trên tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty . Bởi vì hầu hết các sản phẩm của Công ty được bán cho VNPT và các chi nhánh của VNPT nên khách hàng có lợi thế trong việc trả giá, đây là một sự thiệt thòi cho Công ty với tư cách là người bán. Mặt khác, Công ty chỉ có duy nhất một nhà cung cấp đầu vào chính đó là DECO- nhà đầu tư nước ngoài hiện tại, giá mua vật liệu thường do người cung cấp đặt ra. Tuy nhiên, VNPT cũng là một trong những chủ sở hữu của Công ty và cá nhân VNPT đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của Công ty (quyết định nhân tố tiêu thụ sản phẩm đầu ra) nên giá mua nguyên vật liệu này có thể được thỏa thuận giữa người mua và người bán bằng cách cân nhắc giá bán của sản phẩm đầu ra tới khách hàng tiêu thụ. Cùng đó, phần lớn nguyên vật liệu, bán thành phẩm để sản xuất ra sản phẩm của Công ty đều phải nhập khẩu từ nước ngoài, nên tỷ giá ngoại tệ tăng, giảm sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành nguyên liệu phải nhập ngoại, từ đó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm đầu ra. Hiện nay tỷ giá ngoại tệ trong nước tăng là một khó khăn cho Công ty. Bên cạnh những đặc thù ngành ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của Công ty, sự cạnh tranh khá mạnh giữa các đối thủ hiện nay của ABC cũng có ảnh hưởng không nhỏ. Vì bản chất của ngành công nghiệp này là : nhà cung cấp sẽ lắp đặt một hệ thống tổng đài ở một thành phố hoặc một tỉnh và sẽ là nhà cung cấp duy nhất về sự mở rộng kỹ thuật trong khu vực đó, do đó tất cả các công ty đều muốn có được hợp đồng về sự lắp đặt hệ thống tổng đài mới nhất. Đối thủ cạnh tranh hiện nay của ABC là Alcatel và Siemen. Gần đây, họ đã cung cấp một hệ thống viễn thông mới cho Việt Nam và có thể sẽ áp đảo thị trường trong một vài năm tới khi hệ thống đó phát triển. Đối với ABC, hệ thống của Công ty là cũ và doanh thu chủ yếu dựa trên khai thác và mở rộng hệ thống này. Mặc dù sự phát triển của Công ty trong tương lai có một vài hạn chế, nhưng theo ban giám đốc, số lượng đặt hàng vẫn sẽ tăng thích ứng trong 3,4 năm tới đây. KTV không có nghi ngờ gì về tính liêm chính của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc Công ty. Quan hệ giữa Công ty và KTV là tốt, khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin khi có yêu cầu của KTV. Ý kiến của KTV trên báo cáo kiểm toán năm trước là ý kiến chấp nhận toàn phần. Kết luận : đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ BCTC của Công ty ABC là Trung bình. Người kiểm tra: Ngày kiểm tra: Bảng 2.14 : Trích giấy tờ làm việc của KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC Công ty XYZ CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY (AASC) THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ Tham chiếu: Người thực hiện: Ngày thực hiện: Tên khách hàng: Công ty XYZ Niên độ kế toán: 1/1/2005- 31/12/2005 Khoản mục: Bước công việc: Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn BCTC Công ty XYZ là công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đây là năm hoạt động thứ ba dưới hình thức cổ phần hóa. Trước đây là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động hoạt động khá hiệu quả, chuyển sang công ty cổ phân, hoạt động của Công ty tiếp tục không ngừng cải thiện và nâng cao. Lĩnh vực xây dựng cơ bản trong một vài năm trở lại đây gặp khó khăn khi giá của các loại nguyên vật liệu đều tăng cao một cách đáng lo ngại, nhưng thị trường các sản phẩm xây dựng vẫn rất phát triển. Sự phát triển của nền kinh tế xã hội kéo theo một tất yếu nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, đường sá giao thông, các công trình xây dựng và dân dụng. Doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong những năm gần đây đều tăng ổn định cho thấy sự điều hành bộ máy quản lý có hiệu quả. Cơ cấu tổ chức của Công ty hợp lý, các nhà quản lý có năng lực tốt, nhân sự phòng kế toán không có biến động lớn. Trong hồ sơ kiểm toán năm trước, KTV không lưu ý gì về tính liêm chính của Ban giám đốc Công ty. Báo cáo kiểm toán năm trước là báo cáo chấp nhận toàn phần, KTV không phủ nhận ý kiến chấp nhận toàn phần nhưng có lưu ý người đọc về một số khoản chi phí không có chứng từ chứng minh. Quan hệ của Công ty với KTV là tốt, cung cấp đầy đủ thông tin khi có yêu cầu. Kết luận : Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC của Công ty XYZ là Trung bình Người kiểm tra: Ngày kiểm tra: 2.2.4.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát trên toàn bộ BCTC Dựa vào những thông tin thu thập được qua tìm hiểu Công ty khách hàng (bằng các kỹ thuật quan sát, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu), KTV đánh giá rủi ro kiểm soát trên cơ sở đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB). HTKSNB được đánh giá trên 4 yếu tố : Môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, thủ tục kiểm soát và kiểm toán nội bộ. Hiện nay AASC sử dụng bảng câu hỏi để đánh giá về HTKSNB. Những thông tin thu thập được về HTKSNB sẽ được lưu lại trên giấy làm việc của KTV, sau đó, trên cơ sở những thông tin này, KTV trả lời các câu hỏi theo mẫu có sẵn của AASC. KTV sẽ đánh giá HTKSNB của công ty khách hàng là đáng tin cậy và hoạt động có hiệu quả ở các mức độ : khá, trung bình, yếu. Từ đó, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát là ở mức : thấp, trung bình, cao. Trong quá trình đánh giá, KTV phải dựa vào sự xét đoán nghề nghiệp để đưa ra được kết luận chính xác. KTV thực hiện đánh giá HTKSNB của hai công ty khách hàng như sau : Thứ nhất : Môi trường kiểm soát KTV thu thập các thông tin, tài liệu như : Biên bản họp Hội đồng quản trị, các văn bản quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của các cá nhân quan trọng trong công ty, các nội quy được áp dụng trong công ty, các thủ tục phê chuẩn, các văn bản quy định tổ chức công tác kế toán, các văn bản quy định sự kiểm soát của cơ quan Nhà nước đối với Công ty … Ngoài ra, KTV tiến hành phỏng vấn Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, kế toán trưởng, các nhân vật quan trọng, quan sát các hoạt động và quá trình hoạt động… Thông tin về môi trường kiểm soát của Công ty ABC được lưu trong giấy tờ làm việc của KTV như sau : Sơ đồ 2.3 :Cơ cấu tổ chức Công ty ABC Hội đồng quản trị Ban Giám đốc Phòng sản xuất 2 Phòng kỹ thuật và công nghệ Phòng thương mại Phòng kế hoạch và đầu tư Phòng hành chính tổng hợp Ban Kiểm soát Phòng tài chính kế toán Phòng sản xuất 1 Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên (trong đó bên Nhật Bản 3 người và bên Việt Nam 2 người). Ban giám đốc 3 thành viên ( 1 người từ phía Nhật Bản và 2 người từ phía Việt Nam). Phương pháp quản lý trực tiếp đang được áp dụng tại Công ty. Định kỳ, hội đồng quản trị họp, thông qua các chiến lươc, kế hoạch, mục tiêu và quyết định các vấn đề quan trọng của Công ty. Ban giám đốc cụ thể hóa các quyết định của Hội đồng quản trị và phân công nhiệm vụ cho các phòng chức năng. Hàng tháng, Ban Giám đốc và các trưởng phòng tiến hành họp để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh trong tháng, đối chiếu với các kế hoạch đã được Hội đồng quản trị thông qua và phát hiện những vấn đề bất thường xảy ra. Trên cơ sở đó tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra cách xử lý thích hợp. Ngoài ra, để tăng cường sự quản lý của mình Hội đồng quản trị Công ty đã thành lập một Ban kiểm soát (gồm 3 thành viên), để kiểm tra các hoạt động tài chính và kinh doanh của Công ty, định kỳ báo cáo trực tiếp với Hội đồng quản trị. Qua tìm hiểu, KTV được biết trong năm 2004, Hội đồng quản trị có một số thay đổi : Ông Yoshihisa Utsunomiya : thành viên, miễn nhiệm ngày 25/7/2004 Ông Hideki Nagai : thành viên, bổ nhiệm ngày 25/7/2004 miễn nhiệm ngày 19/11/2004 Ông Takashi Yamamoto : thành viên, bổ nhiệm ngày 19/11/2004 Năm 2005 không có sự thay đổi gì trong Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, những thay đổi trong Hội đồng quản trị này đều làm tăng sự hợp lý trong quản lý của Công ty, tăng cường hiệu năng và hiệu quả của hoạt động quản lý của Công ty. Trình độ của các thành viên mới được bổ nhiệm đều là những người có trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động của Công ty, với nhiều hoạt động đặc thù. Và điều quan trọng hơn là Ban Giám đốc quản lý trực tiếp Công ty trong 2 năm gần đây không có sự thay đổi gì. Trên cơ sở những thông tin thu được, KTV trả lời các câu hỏi trên bảng đánh giá và đưa ra kết luận về môi trường kiểm soát của khách hàng. Bảng 2.15 : Bảng đánh giá môi trường kiểm soát của Công ty ABC Đánh giá môi trường kiểm soát Khách hàng : Công ty ABC Câu hỏi Có Không Không áp dụng 1. Hội đồng quản trị và Ban giám đốc có bị chi phối bởi một hoặc một nhóm người không trung thực không ? 2. KTV có nghi ngờ gì về tính liêm chính của Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị ? 3. Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc trước đây đã từng liên quan đến hành vi gian lận hoặc hành vi vi phạm pháp luật ? 4. Lợi ích vượt quá mức bình thường của Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị ? 5. Ban Quản lý can thiệp quá mức vào việc thực hiện các mục tiêu tài chính và nhân sự của Công ty ? 6. Ban quản lý có giới hạn phạm vi kiểm toán đối với KTV ? 7. Ban quản lý không giải thích cho KTV một số vấn đề quan trọng liên quan đến các vấn đề kiểm soát nội bộ, của kế toán ? 8. Ban quản lý không đồng ý cho KTV tiếp xúc với các KTV tiền nhiệm ? 9. Thiếu các chính sách, thủ tục quy định hành vi ứng xử trong Công ty ? 10. Ban quản lý không hành động tuân thủ theo đúng các quy định trong Công ty để làm gương cho nhân viên ? 11. Ban quản lý không hành động tuân thủ theo đúng các quy định trong Công ty để làm gương cho nhân viên ? 12. Không có sự thông tin đầy đủ giữa Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc với Ủy ban kiểm soát ? 13. Các thành viên của Ủy ban kiểm soát không đủ trình độ và kinh nghiệm ? 14. Cơ cấu tổ chức có quá phức tạp ? 15. Công ty vận hành một cơ chế quá nghèo nàn trong việc phân công trách nhiệm và quyền hạn đối với việc phê chuẩn và thay đổi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ? 16. Các thủ tục phê chuẩn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không được thực hiện ở đúng cấp ? 17. Việc phân công công việc cho các nhân viên kế toán không được cập nhật thường xuyên ? 18.Không có các văn bản quy định chức năng của các nhân viên kế toán ? 19. Các nhân viên kế toán không được đào tạo qua trường lớp chính quy ? 20. Các nhân viên kế toán không làm việc trong ngày nghỉ ? 21.Thiếu các chính sách về thuê mướn, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, nâng bậc, thuyên chuyển ? 22. Thiếu các văn bản mô tả và hướng dẫn công việc cho nhân viên ? 23. Các chính sách, thủ tục trong Công ty không rõ ràng, không được ban hành cập nhật một cách thường xuyên ? 24.Đường lối chiến lược phát triển không được vạch ra rõ ràng ? 25.Công tác lập kế hoạch và dự toán (như kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, thu chi quĩ ; kế hoạch hay dự toán đầu tư, sửa chữa tài sản cố định, kế hoạch thu chi quỹ, kế hoạch tại chính..) không được tiến hành khoa học, nghiêm túc ? x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Kết luận : Môi trường kiểm soát được đánh giá : Khá x Trung bình Yếu . Môi trường kiểm soát của Công ty ABC được KTV đánh giá là “khá”. Thông tin về môi trường kiểm soát của Công ty XYZ được KTV lấy từ hồ sơ kiểm toán năm trước và cập nhật những thay đổi mới, thể hiện trong giấy tờ làm việc của KTV như sau: Sơ đồ 2.4:Cơ cấu tổ chức Công ty XYZ Hội đồng quản trị Ban Giám đốc Các xưởng cơ khí, chế tạo,sản xuất, sửa chữa. Phòng Kỹ thuật Phòng kế hoạch Phòng hành chính tổng hợp Phòng tài chính kế toán Các tổ đội xây dựng Các đơn vị sản xuất Các phòng nghiệp vụ chức năng Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty không có thay đổi gì đáng kể so với năm trước. Trong hồ sơ kiểm toán năm trước, KTV đánh giá cơ cấu tổ chức của Công ty tốt, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc là những người có năng lực và kinh nghiệm, nhiều năm làm việc và có nhiều cống hiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ khi Công ty còn là một doanh nghiệp nhà nước. Bảng câu hỏi đánh giá môi trường kiểm soát cũng được lập tương tự như trên và kết luận được KTV đưa ra là “Trung bình” do một số yếu tố còn thiếu như: công tác lập dự toán và kế hoạch chưa khoa học, chính sách quy định về chức năng nhân viên kế toán, cập nhật việc phân công công việc cho các nhân viên kế toán, hướng dẫn công việc cho các nhân viên, … mà theo KTV những yếu tố này là rất cần thiết đối với Công ty trong những năm đầu tiên hoạt động dưới hình thức cổ phần hóa này. Thứ hai: Về hệ thống kế toán Trước hết, KTV tìm hiểu về cơ cấu và những biến động trong tổ chức hệ thống kế toán. Công ty ABC: Bộ máy kế toán gồm 10 người, với 1 kế toán trưởng, 1 thủ quỹ và 8 nhân viên kế toán được phân công chịu trách nhiệm các phần hành cụ thể. Công việc kế toán được tiến hành hoàn toàn bằng máy tính với phần mềm kế toán hiện đại và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Kế toán trưởng và các nhân viên kế toán đều có trình độ cử nhân đại học trở lên. Tuy nhiên, năm 2005 nhân sự phòng kế tóan có một số biến động (một số kế toán viên chuyển công tác và được thay bằng nhân sự mới) dẫn đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36411.doc
Tài liệu liên quan