Hoàn thiện tổ chức hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc Công ty than Núi Béo năm 2005

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I

1.1. Các điều kiện vật chất kỹ thuật của sản xuất.

1.1.1. Vị trí địa lý

1.1.2. Địa hình sông suối

1.1.3. Khí hậu

1.1.4. Đặc điểm kinh tế xã hội

1.2. Lịch sử công tác nghiên cứu địa chất thăm dò - thiết kế và khai thác.

1.2.1. Công tác thăm dò

1.2.2. Công tác thiết kế và khai thác vỉa 11

1.3. Cấu trúc địa chất

1.4. Đặc điểm và cấu tạo của vỉa

1.5. Chất lượng than

1.5.1. Đặc tính vật lý

1.5.2. Đặc tính hoá học

1.5.3. Đặc tính kỹ thuật

1.6. Đặc điểm địa chất thuỷ văn và địa chất công trình

1.6.1. Đặc điểm địa chất thủy văn

1.6.2. Đặc điểm địa chất công trình

1.7. Trữ lượng than địa chất

1.7.1. Ranh giới tính trữ lượng

1.7.2. Chỉ tiêu tính trữ lượng

1.7.3. Phương pháp tính trữ lượng

1.7.4. Kết quả tính trữ lượng

1.8. Công nghệ sản xuất

1.8.1. Hệ thống mở vỉa

1.8.2. Hệ thống khai thác

1.8.3. Công nghệ khai thác

1.8.4. Trang bị kỹ thuật chủ yếu của Công ty.

1.9. Các điều kiện kinh tế xã hội của sản xuất

1.9.1. Tình hình tập chung hoá, chuyên môn hoá, hoá tác hoá sản xuất của Công ty

1.9.2.Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động

1.9.3. Tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp mỏ.

Kết luận chương II

CHƯƠNG II

2.1. Đánh giá chung hoạt động SXKD của Công ty than Núi Béo

2.2. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

2.2.1. Phân tích các chỉ tiêu giá trị sản lượng

2.2.2. Phân tích khối lượng sản phẩm sản xuất theo mặt hàng

2.2.3. Phân tích sản lượng theo các đơn vị sản xuất trong doanh nghiệp

2.2.4. Phân tích chất lượng sản phẩm

2.2.5. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm trong kỳ theo thời gian, khách hàng, mặt hàng có liên hệ đến đặc điểm của cơ chế thị trường, và các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

2.2.5.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng khách hàng

2.2.5.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo loại mặt hàng

2.2.5.3. Phân tích tính nhịp nhàng của quá trình sản xuất và khâu tiêu thụ sản phẩm

2.2.5.4. Phân tích mức độ đảm bảo công tác chuẩn bị

2.3. Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ và năng lực sản xuất.

2.3.1. Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ

2.3.2. Phân tích năng lực sản xuất

2.3.2.1. Năng lực SX khâu khoan nổ mìn

2.3.2.2. Năng lực SX khâu bốc xúc

2.3.2.3. Năng lực sản xuất khâu vận tải

2.4. Tình hình sử dụng lao động và tiền lương

2.4.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động về số lượng chất lượng và cơ cấu lao động của doanh nghiệp.

2.4.1.1. Phân tích về mặt số lượng lao động

2.4.1.2. Phân tích về mặt chất lượng lao động

2.4.1.3. Phân tích về trình độ nghề nghiệp, độ tuổi

2.4.2. Phân tích tình hình sử dụng lao động và các nguyên nhân gây lãng phí thời gian lao động.

2.4.3. Phân tích năng suất lao động

2.5. Phân tích giá thành sản phẩm

2.5.1. Phân tích chung giá thành sản phẩm

2.5.2. Phân tích, xác định mức độ tiết kiệm hoặc lãng phí tương đối.

2.5.3. Phân tích kết cấu giá thành

2.5.4. Phân tích sự biến động của các chi phí sản xuất

2.5.5. phân tích mức giảm tỷ lệ giảm giá thành

2.6. Phân tích tình hình tài chính của Công ty than Núi Béo

2.6.1. Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty than Núi Béo

2.6.2. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của Công ty than Núi Béo năm 2004.

2.6.2.1. Phân tích tình hình thanh toán

2.6.2.2. Phân tích khả năng thanh toán

2.6.3. Phân tích kết cấu vốn lưu động

Kết luận chương II

CHƯƠNG III

3.1. Cơ sở của việc lựa chọn đề tài

3.1.1. Ý nghĩa thực tế của đề tài

3.1.2. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của đề tài

3.2. Cơ sở lý thuyết và hạch toán nội bộ

3.2.1. Thực chất của hạch toán nội bộ

3.2.2. Tính chất của hạch toán kinh tế nội bộ

3.3. Thực trạng công tác hạch toán kinh tế nội bộ ở Công ty than Núi Béo và công trường Đông Bắc

3.3.1. Tình hình chung về hạch toán kinh tế của Công ty thanh Núi Béo

3.3.2. Đặc điểm chức năng, nhiệm vụ của Công ty trường Đông Bắc

3.3.3. Bộ máy quản lý của công trường Đông Bắc

3.3.4. Phương pháp khai thác

3.3.5. Tổ chức sản xuất

3.3.6. Tình hình sản xuất của công trường Đông Bắc năm 2005.

3.3.7. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, lao động - tiền lương của công trường Đông Bắc năm 2005.

3.4. Phân tích công tác hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc năm 2005.

3.4.1. Tình hình khoán khối lượng

3.4.2. Tình hình thực hiện mức giao khoán một số vật tư

3. 4. 3. Giao khoán chi phí sản xuất và tình hình thực hiện giá thành ở công trường Đông Bắc

3.4.4. Một số nhận xét về tình hình thực hiện hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc.

3.5. Một số biện pháp hoàn thiện công tác hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc.

3.5.1. Hoàn thiện sơ đồ thông tin

3.5.2. Hoàn thiện mức giao khoán sản lượng

3.5.3. Hoàn thiện hạch toán chi phí tiền lương của công trường Đông Bắc

3.5.4. Xây dựng các mẫu biểu cần thiết cho việc hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc

3.5.5. Sơ đồ hạch toán kinh tế

3.5.6. Hiệu quả kinh tế của đề tài

3.5.7. Tổ chức thực hiện đề tài

 

doc66 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1831 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện tổ chức hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc Công ty than Núi Béo năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i bộ công trường. C. Nhiệm vụ của hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc. * Nhiệm vụ của đề tài là: - Phân tích tình hình tổ chức hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc năm 2004. - Một số biện pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc. - Xác định hiệu quả kinh tế của đề tài. - Tổ chức thực hiện đề tài. D. Phương pháp nghiên cứu của đề tài. - Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu thu thập thực tế ở công trường Đông Bắc. - Sử dụng phương pháp hệ thống, tính toán các chi phí các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí ở công trường Đông Bắc và đưa ra một số biện pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kinh tế nội bộ của Công ty. 3.2. Cơ sở lý thuyết và hạch toán nội bộ 3.2.1. Thực chất của hạch toán nội bộ - Hạch toán kinh tế nội bộ bước phát triển sâu của chế độ hạch toán áp dụng chung một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm. Nó là một mắt xích quan trọng của chu trình hoạch toán doanh nghiệp. Thành công hay thất bại của hạch toán kinh tế nội bộ sẽ quyết định đến chế độ hạch toán của Công ty. Nó sử dụng hình thức tiền tệ để thanh toán chi phí sản xuất ở công trường, phân xưởng, ngành, tổ sản xuất hoặc cá nhân đó đã tiết kiệm và lãng phí. Căn cứ vào những thành tích đã đạt được để có hình thức thưởng phạt vật chất sao cho thoả đáng. Giữa hạch toán kinh tế áp dụng cho Công ty (hay gọi là hạch toán đầy đủ) và hạch toán nội bộ có sự giống và khác nhau. + Giống nhau: - Hạch toán kinh tế nội bộ và hạch toán kinh tế đầy đủ giống nhau về bản chất vì nhằm đều đạt hiệu quả kinh tế cao trong quản lý doanh nói chung và từng bộ phận nói riêng. Có hai điều quán triệt công tác tiết kiệm, nguyên tắc khuyến khích bằng lợi ích vật chất và chịu trách nhiệm về vật chất. Trên cơ sở đó, củng cố tinh thần trách nhiệm, thúc đẩy hoàn thành, và hoàn thành vượt mức kế hoạch Công ty giao cho công trường. Ngoài ra còn một số đặc điểm nữa là chúng đều dựa trên cơ sở vận dụng tổng hợp các quy luật kinh tế, các phạm trù kinh tế có liên quan và tồn tại một cách khách quan của sản xuất hàng hoá dưới chế độ chủ nghĩa xã hội. Hạch toán kinh tế đầy đủ và hạch toán kinh tế nội bộ hợp thành một thể thống nhất. Tuy vậy giữa chúng vẫn có sự khác nhau. + Khác nhau: Trước hết là đối tượng: Với hạch toán kinh tế đầy đủ thì đối tượng của nó là toàn bộ Công ty. Nhưng đối với hạch toán kinh tế nội bộ thì đối tượng là các bộ phận sản xuất bên trong Công ty. Các bộ phận ấy là công trường, phân xưởng, phòng ban, tổ đội sản xuất trực thuộc Công ty quan hệ với nhau theo quyết định của Giám đốc. - Nội dung của các chỉ tiêu: Đối với hạch toán áp dụng cho Công ty (hạch toán đầy đủ) thì các chỉ tiêu hạch toán kinh tế phải đảm bảo phản ánh đầy đủ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhưng hạch toán kinh tế nội bộ thì tuỳ thuộc vào mục tiêu cụ thể của các bộ phận mà xác định các chỉ tiêu hạch toán kinh tế sao cho có trọng tâm. - Mức độ thực hiện các nguyên tắc: Đối với Công ty thì phải thực hiện đầy đủ, đúng nguyên tắc của chế độ hạch toán kinh tế. Nhưng đối với hạch toán kinh tế nội bộ thì việc vận dụng các nguyên tắc đó đòi hỏi phải cụ thể, phù hợp với từng bộ phận hạch toán kinh tế. Hạch toán kinh tế nội bộ nhằm đưa ra những biện pháp quản lý kinh tế có kế hoạch và kiểm tra nhiệm vụ kế hoạch cũng như nguyên tắc khuyến khích bằng lợi ích vật chất xuống tất cả khu vực sản xuất của Công ty, đến từng người công nhân. Mục đích cuối cùng của hạch toán kinh tế nội bộ là mục tiêu hạch toán của Công ty. 3.2.2. Tính chất của hạch toán kinh tế nội bộ - Hạch toán kinh tế nội bộ là sự vận dụng chế độ hạch toán kinh tế Công ty đi vào chiều sâu với hình thức và phương pháp thích hợp trước đo sự phát triển chiều sâu của chế độ hạch toán kinh tế nội bộ chính là sự phát triển của nền kinh tế, quyền chủ động sáng tạo của các đơn vị cơ sở hạch toán kinh tế trong sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng. Tính chất này được thể hiện ở chỗ: + Các bộ phận và người lao động trong Công ty phải coi việc tiết kiệm cho phí ở bộ phận và nơi làm việc của mình là một trong những yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ + Các bộ phận sản xuất và người lao động làm tốt thì được thưởng và làm hỏng thì phải đền bù. Đó chính là sự vận dụng nguyên tắc, và chế độ khuyến khích, chịu trách nhiệm vật chất trong hạch toán kinh tế Công ty. - Hạch toán kinh tế nội bộ còn có tính chất tổng hợp. Nó là sự vận dụng tổng hợp các nguyên tắc của chế độ hạch toán kinh tế, mỗi nguyên tắc là sự thể hiện một mặt noà đó trong hạch toán kinh tế nội bộ. Điều này đặt ra khi tiến hành hạch toán kinh tế nội bộ phải coi trọng tất cả các nguyên tắc. - Hạch toán kinh tế nội bộ cũng có tính chất quần chúng sâu sắc đó là hình thức dùng tiền tệ để tính toán những chi phí của công trường, tổ, đội, cá nhân. So sánh chi phí với kết quả đạt được để biết bộ phận hay cá nhân đó lãng phí hay tiết kiệm trên cơ sở đó có hình thức khen thưởng thích đáng. 3.2.3 Tác dụng của hạch toán kinh tế nội bộ + Tạo điều kiện cho việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Công ty với hiệu quả kinh tế cao, tạo ra những điều kiên để cho kế hoạch trở thành hiện thực, làm cho việc thực hiện kế hoạch không chỉ dừng lại ở mức hoàn thành mà hoàn thành vượt mức với hiệu qủa kinh tế cao. + Tạo điều kiện thực hiện chế độ trách nhiệm giúp cho việc thực hiện chế độ trách nhiệm có hiệu quả, gắn được chế độ trách nhiệm với chế độ lao động theo đúng chất lượng và số lượng một cách chính xác. + Tạo ra điều kiện cải tiến các mặt công tác tổ chức kế hoạch trong công trường, đưa mọi hoạt động sản xuất kinh doanh vào quy củ. + Tạo điều kiện củng cố và nâng cao chất lượng phong trào thi đua sản xuất. - Hạch toán kinh tế nội bộ góp phần bồi dưỡng kiến thức kinh tế và nâng cao thu nhập cho người lao động. Bằng các chỉ tiêu cụ thể nội bộ thúc đẩy mọi người tìm mọi biện pháp để thi đua hợp lý hoá sản xuất, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm do đó thu nhập, của người lao động cũng được nâng cao. Tóm lại: Hạch toán kinh tế nội bộ là sự phát triển chiều sâu của chế độ hạch toán kinh tế Công ty. Với vị trí và tầm quan trọng to lớn của mình, hạch toán kinh tế nội bộ đang là vấn đề cần thiết phải được áp dụng, mở rộng tăng cường và được quan tâm đúng mực với sự thay đổi cải tiến các công cụ khác của quản lý trong việc xây dựng cơ chế quản lý mới. 3.3 Thực trạng công tác hạch toán kinh tế nội bộ ở Công ty than Núi Béo và công trường Đông Bắc. 3.3.1 Tình hình chung về hạch toán kinh tế của Công ty than Núi Béo - Hiện nay Công ty thanh Núi Béo đang áp dụng hạch toán kinh tế nội bộ cho các công trường, tổ đội sản xuất, bộ phận phục vụ sản xuất. Từ khi thực hiện chế độ hạch toán, hiệu quả công tác đãcho thấy rõ rệt, nó thể hiện ở chỗ tiết kiệm được các chi phí trong sản xuất, ý thức trách nhiệm của người lao động được nâng cao, năng suất lao động không ngừng được cải thiện. Đối với mỗi đối tượng hạch toán kinh tế nội bộ có những điểm riêng. Song nội dung cơ bản của nó gồm 3 vấn đề : + Lập và giao hệ thống chỉ tiêu hạch toán kinh tế + Xác định phương pháp đáng giá và tổng hợp kết quả thực hiện các chỉ tiêu đã giao + Thực hiện khuyến khích vật chất và trách nhiệm vật chất dựa trên kết quả thực hiện các chỉ tiêu đó. Ba nội dung trên gắn với nhau tạo thành một thể thống nhất. A. Hệ thống chỉ tiêu hạch toán kinh tế công trường. - Để thực hiện hạch toán kinh tế công trường phải xác định đúng đắn các chỉ tiêu hạch toán giao cho công trường, các chỉ tiêu này phải có đủ cả chỉ tiêu về hiện vật và giá trị, đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Phản ánh được nhiệm vụ kế hoạch mà Công ty giao cho công trường qua đó xác định được mức độ đóng góp của công trường đối với thành quả chung của Công ty. + Gắn với các chế độ thưởng tập thể và cá nhân. + Phải ổn định trong kỳ kế hoạch và thống nhất, phương pháp tính toán cho phù hợp với năng lực quản lý trong từng thời kỳ. B. Phương pháp đánh giá kết quả thực hiện hệ thống các chỉ tiêu hạch toán kinh tế công trường. - Để đánh giá ta có thể dùng 3 phương pháp sau: + Phương pháp tỷ trọng: Dùng để xác định tỷ lệ % của từng chỉ tiêu chiếm trong cả hệ thống chỉ tiêu. phương pháp này chỉ áp dụng khi chỉ tiêu hoàn thành được tính theo tỷ lệ trong quy định. + Phương pháp hệ số: Là phương pháp so sánh số thực hiện với số kế hoạch sau đó tổng hợp toàn bộ hệ thống chỉ tiêu này bằng cách nhân các hệ số với nhau. + Phương pháp cho điểm: Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể của từng Công trường mà áp dụng khác nhau. C. Thực hiện khuyến khích vật chất và trách nhiệm vật chất. - Biện pháp thực hiện cụ thể kỳ giaoi khoán chi tiết cho từng đơn vị nội bộ nếu đơn vị nào không hoàn thành hoặc gây lãng phí về tư liệu sản xuất sẽ bị trừ 1 phần lương và ngược lại đơn vị nào tiết kiệm hoặc hoàn thành tốt kế hoạch sẽ có chế độ khen thưởng thích hợp nguồn tiền thưởng có thể lấy từ: + Lấy từ lợi nhuận trên cơ sở trích nộp 3 quỹ. + Lấy từ quỹ lương kế hoạch năm và quỹ tiết kiệm do hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng hay giảm chi phí tiền lương cho mọt đơn vị sản xuất dùng để thường xuyên hàng tháng, hàng quý cho công nhân. + Lấy từ giá trị làm lợi: Tiết kiệm nguyên vật liệu, sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý sản xuất. 3.3.2. Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của Công trường Đông Bắc. A. Đặc điểm của công trường. - Là công trường điển hình của Công ty than Núi Béo, trong những năm qua đều đạt và vượt kế hoạch đề ra năm sau cao hơn năm trước đặc biệt trong năm 2004 công trường đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch công trường có dây truyền công nghệ độc lập, được trang bị máy móc thiết bị tương đối hoàn chỉnh. B. Chức năng và nhiệm vụ của công trường Đông Bắc. - Tham mưu, báo cáo cho phó giám đốc kỹ thuật về tình hình sản xuất theo từng thấy, từng quý, năm để từ đó lấy ý kiến chỉ đạo cho phù hợp. - Tổ chức bốc xúc đất đá và than nguyên khai trên phạm vi được giao các công trường, đảm bảo tính cân đối, và nhịp nhàng trong sản xuất. 3.3.3. Bộ máy quản lý của công trường Đông Bắc. Quản đốc Bộ phận thống kê, Kinh tế viên PQĐ cơ điện PQĐ + trực ca số 1 PQĐ + trực ca số 2 PQĐ + trực ca số 3 Các tổ sản xuất số 1 Các tổ sản xuất số 2 Các tổ SX số 3 Tổ sửa chữa công trường Hình 3 - 1 Sơ đồ bộ máy quản trị trong công trường Đông Bắc. Công ty thực hiện công tác quản lý theo mô hình trực tuyến - chức năng phân cấp rõ ràng. Bộ máy quản lý của công trường được thành lập như sau: + Quản đốc công trường là cán bộ giúp việc cho giám đốc, đưa đề bạt theo quy trình đề bạt cán bộ của công trường thay mặt Giám đốc trực tiếp chỉ đạo và quản lý, triển khai nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong phạm vi và chức năng công trường. + Phó quản đốc đi ca là người giúp việc cho giám đốc, được quản đốc đơn vị đề nghị, Giám đốc Công ty quyết định bổ nhiệm để quản lý, chỉ huy điều hành dây truyền sản xuất của đơn vị trong một ca sản xuất. + Phó quản đốc cơ điện: Phụ khâu kỹ thuật về các thiết bị ở công trường, tham mưu cho quản đốc lập dự toán, khảo sát kỹ kỹ thuật, phương án thi công, giám sát kỹ thuậtcác hạng mục công trình xây dựng không thuộc nguồn vốn XD cơ bản cho Công ty làm hoặc thuê ngoài. Còn quản lý kỹ thuật các công trình xây dựng của Công ty đang sử dụng. Soạn thảo giáo án an toàn, dạy an toàn bước 3 cho công nhân mới chuyển đến. + Trực ca là người giúp việc cho Phó quản đốc có quyền điều hành và xử lý kỹ thuật ở khâu nào đó phó quản đốc giao cho. + Nhân viên kinh tế: Là người giúp việc cho quản đốc và các vấn đề kinh tế của công trường. + Tổ trưởng tổ sản xuất và tổ trưởng sửa chữa là quản lý cao nhất trong tổ, chịu trách nhiệm trước quản đốc và P. Quản đốc cơ điện việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất, trực tiếp làm việc và phân công công việc cho công nhân trong tổ, quản lý mọi mặt trong phạm vi sản xuất, được quản đốc giao nhiệm vụ. 3.3.4. Phương pháp khai thác. + Dây truyền đất đá bao gồm: - Khoan đ Nổ mìn đ Bốc xúc đ Vận tải đ Bãi thải. + Khoan: phòng kỹ thuật đưa hộ chiếu khoan, công trường sử dụng máy khoan tam rốc và khoan RL8. + Nổ mìn: Việc nạp nổ mìn do bộ phận công nhân của xí nghiệp hoá chất mỏ thực hiện. + Bốc xúc: Công trường đang sử dụng loại máy xúc cát 5090, dung tích gầu 4,6m3, PC 1600 gầu 11m3, Pc 1000 dung tích gầu 4,0m3 - Vận tải : Hiện nay công trường sử dụng loại xe Vônvô FM12, tải trọng 37 tấn và xe cát 773E tải trọng 55 á 60 tấn. Để vận chuyển đất đá ra ngoài bãi thải. + Dây truyền than: - Hiện nay công trường chủ yếu sử dụng các loại máy xúc thuỷ lực gầu ngược có dung tích từ 1m3á3,5 m3 để xúc than. - Than được vận chuyển chủ yếu là xe trung ta và xe ben laz 7548 về công trường than 1 để chế biến sàng chuyển rồi đi tiêu thụ. 3.3.5 Tổ chức sản xuất Công trường làm việc với chế độ làm việc theo qui định của Nhà nước tuần làm 40h, làm 3ca làm theo hình thức đảo ca nghịch. Ca sx T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN T2 T3 T4 T5 T6 T7 Ca I Ca II Ca III Hình 3-2: Sơ đồ đảo ca của cán bộ công nhân viên công trường Đông Bắc 3.3.6 Tình hình sản xuất của công trường Đông Bắc năm 2005 Qua bảng tổng hợp các chỉ tiêu của công trường Đông Bắc cho thấy tình hình sản xuất của công trường Đông Bắc trong năm 2005 có thể coi là tốt. Với sản lượng than nguyên khai đạt 1.450.000 tấn vượt 300.000 tân tức 126,08% so với kế hoạch và qua đó cho thấy công tác giao khoán kế hoạch sản xuất vẫn chưa sát thực với điều kiện, năng lực thiết bị hiện có, về bốc xúc đất đá được 9.750.000m3 vượt 1.165000m3 tức 113,5% so với kế hoạch - Tổng số cán bộ công nhân viên cũng như các loại công nhân khác không có sự thay đổi nào. Với số cán bộ công nhân viên hiện có thì số ngày công làm việc thực tế vượt 400 công tức 101,88% và đối với các loại công nhân khác đều có mức huy động ngày công cao hơn kế hoạch. Kết quả này là chính nhờ vào công tác giao khoán phát huy tính hiệu lực làm cho công nhân hứng thú với công việc dẫn đến ngày công nghỉ đã được hạn chế. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu của công trường Đông Bắc Bảng 3 - 1 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 So sánh TH với KH KH TH ± % I Tổng khối xúc 1 Than NK sản xuất Tấn 1.150.000 1.450.000 300.000 126,08 2 Đất đá bốc xúc m3 8.585.000 9.750.000 1.165.000 113,57 II Chất lượng 1 Độ đo bình quân % 28,05 28,05 100,00 2 Tỷ lệ thu hồi % 85,5 80,5 - 5,0 94,15 III Lao động tổng số Người 190 190 - 100,0 1 CNSX Người 181 181 - 100,0 2 Nhân viên kinh tế Người 2 2 - 100,0 3 Cán bộ quản lý Người 7 7 - 100,0 IV Năng suất lao động 1 Cho 1CBCNV T/ng/t 504,38 635,96 +131 126,05 2 Cho 1 CN SX T/ng/t 529,46 667,58 138 126,08 3 Huy động công LĐCBCNV Công 36.750 37.150 400 V Chi phí 1 Vật liệu đồng 2.565.745.650 3.656.450.750 +1.090.705100 142,51 2 Nhiên liệu đồng 2.337.340.000 3.350.650.120 +1.013.310120 143,35 3 Động lực đồng 2.440.250.000 2.040.750.380 -99.499.620 95,35 4 Tiền lương đồng 2.540.780.000 3.650.450.000 1.109670.000 143,67 5 Bảo hiểm đồng 40.891.750 40.789.450 -102300 99,74 6 Khấu hao đồng 2840.570.840 3.840.680.910 1.000.110.070 135,20 7 Sửa chữa lớn đồng 541.780.840 540.610.750 1.140.090 99,78 8 Chi phí khác đồng 16.568.079530 20.141202.670 3573123140 121,56 Tổng chi phí đ/tấn 14.407,02 13.890,48 -516,54 96,41 - Để đánh giá chất lượng lao động của công nhân trong công trường có thể đưa ra năng suất lao động bình quân tính cho một công nhân chính như sau: + Đối với cán bộ công nhân viên năng suất lao động đã tăng 26,05% so với kế hoạch tức tăng 131T/ng -tháng + Công nhân sản xuất tăng 26,08% tức tăng 138T/ng - tháng +Vật liệu tăng 1.090.705.100 đồng so với kế hoạch đạt 142,51% +Nhiên liệu tăng 1.013310120 đồng so với kế hoạch đạt 143,35% + Các chỉ tiêu tiền lương, khấu hao công trường đều hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu này. Các chỉ tiêu còn lại đều giảm so với kế hoạch dẫn đến tổng chi phí tăng. + Tổng chi phí tăng nhưng giá thành đơn vị lại giảm 516,54 đồng/tấn + Thời gian lao động, việc đảm bảo thời gian lao động cũng như các chế độ về nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ khác là rất cần thiết. Tuy nhiên, ó cần đảm bảo tính hợp lý, không ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất đồng thời trong một khuôn khổ cho phép nhất định. Đối với công trường Đông Bắc, việc xem xét đánh gía lại về lao động ngày công, giờ công là khá quan trọng qua đó sẽ giúp cho việc quản lý và đánh giá về lao động cũng như thời gianlàm việc một cách có hiệu quả. + Năng suất lao động : Đây là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng công việc. Qua chỉ tiêu năng suất lao động cũng cho ta thấy được mức tiết kiệm hoặc lãng phí năng suất lao động. Để xác định số người tiết kiệm hoặc lãng phí do năng suất lao động, sản lượng, số người làm việc thực tế có thể sử dụng công thức sau: Sản lượng thực tế - Số người làm = 1.450.000 - 90 = 49 người (3-1) NSLĐ kế hoạch Việc thực tế 504,38 x 12 Đây là số người tiếtkiệm được do tăng năng suất lao động. Tóm lại, chất lượng công tác của các loại công nhân trong công trường Đông Bắc đá được cải thiện đáng kể, có thể nói đây sẽ là bước để công trường có thể hoàn thành những kế hoạch cao hơn trong giai đoạn tiếp theo. + Qua việc trình bày và tổng kết lại tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch chủ của năm 2005, có thể nói rằng việc thực hiện là tốt nhưng không hẳn là hoàn toàn do đó công tác khoán chi phí và khoán sản lượng là rất cần thiết, càng làm tốt công việc này thì hiệu quả sản xuất càng cao, và tạo được động lực tốt cho cán bộ công nhan viên toàn công trường hoàn thành những nhiệm vụ được giao. 3.3.7. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, lao động - tiền lương của công trường Đông Bắc năm 2005. - Để phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu sản lượng, năng suất lao động và tiền lương của công trường Đông Bắc, có thể sử dụng số liệu tập hợp ở Bảng 3-2 Bảng tổng hợp chỉ tiêu sản xuất - lao động - tiền lương công trường Đông Bắc TT Chỉ tiêu ĐVT Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm 1 Sản lượng sản xuất tấn 370.420 351.120 300.130 428.330 1.450.000 2 Đất đá bốc xúc m3 2.437.500 2.121.300 1.980.500 3.210.700 9.750.000 3 Số LĐ bình quân Người 193 192 190 185 190 4 Tổng thu nhập Đồng 1.865.358.510 1.796.106.240 1.910.824.600 1.803.775.900 7.176.065.250 5 Thu nhập bình quân đ/người/năm 9.665.070 9.354.720 9.004.340 9.750.140 37.774.270 6 Năng suất lao động quân theo hiện vật T/người/ năm 1.919,27 1.828,75 1.579,63 2.315,29 7.642,94 7 Chỉ số tăng NSLĐ % 100 96,05 97,80 109,70 109,83 8 Chỉ số tăng tiền lương % 100 95,40 96,3014 104,77 100,43 Bảng 3 – 2 Như vậy về sản lượng Quý 1 có sản lượng cao sau đó giảm dần vào quý 2 và quý 3 rồi lại tăng cao vào quý 4. Nhìn vào sản lượng của từng quý có thể thấy tính mùa vụ thể hiện rất rõ riêng quý 2 là quý có các tháng mưa nhiều nên sản lượng thấp nhất. Công việc chuẩn bị sản xuất diễn ra là khá tốt, khối lượng đất đá bốc xúc tăng vào cuối năm quý IV và giảm ở quý III, nhìn chung công tác chuẩn bị sản xuất là tốt góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Số lao động bình quân cũng giảm dần theo từng quý vì những lý do khác nhau như: Nghỉ ốm, nghỉ phép, đi học, điều động đi đơn vị khác và cả năm đạt 190 người (đây là con số tuỳ sát với kế hoạch). Tổng tiền lương sản phẩm giảm dần theo các quý nhưng có 1 điều mà ta có thể thấy rõ đó là quý III sản lượng là 300.130 tấn thấp hơn quý IV là 428.330 nhưng tổng lương sản phẩm lại lớn hơn là 107.048.700 đồng. Đây là điều không hợp lý vì nó đã gây lãng phí về tiền lương ảnh hưởng không đến giá thành đơn vị. Thu nhập bình quân giảm dần vào quý II và quý III nhưng lại tăng cao vào quý IV do số lao động bình quân của quý giảm đáng kể (tương đương với 1 tổ sản xuất) đây là động lực rất tốt cho người lao động hoàn thành tốt công việc được giao. NSLĐ bình quân cũng có sự lên xướng và mức giảm vẫn tập trung vào quý II và quý III rồi lại tăng cao vào quý IV. Để thấy rõ hơn mức độ tăng NSLĐ ta xem xét chỉ số tăng NSLĐ bằng phương pháp chỉ số liên hoàn. Và tốc độ tăng NSLĐ bình quân của quý 4 là x 100 = 109,83 % (3-1) Chỉ số tăng tiền lương bình quân (bằng phương pháp chỉ số liên hoàn) cùng có xu hướng giảm trong quý II và quý III rồi lại tăng cao vào quý IV. Và tốc độ tăng tiền lương bình quân của 4 quý là: x 100 = 100,43 % (3-2) Từ kết quả tính toán ở hai công thức trên ta thấy tốc độ tăng NSLĐ lớn hơn tốc độ tăng tiền lương. Đây là kết quả tốt nó tạo được tính quỹ dần đến hiệu quả kinh tế cao. Tác dụng của nó thể hiện như thế nào? Hiệu quả ra sao? Sẽ được trình bày tiếp chi tiết trong những phần phân tích sau: Chế độ trả lương sản phẩm. Đối với công nhân (trực tiếp sản xuất làm ra sản phẩm) tất cả các sản phẩm khi công nhân làm ra đều được nghiệm thu và thanh toán lương (trả bằng điểm trên báo cáo sau ca hàng ngày). Lương của công nhân chạy vật tư: Hoàn thành kịp thời nhiệm vụ được giao, phục vụ đủ cho nhu cầu sản xuất của đơn vị được trả 70% lương quản đốc. Lương của công nhân chạy vật liệu: Chăm lo kịp thời chế độ chính sách cho một cán bộ công nhân. Hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, phục vụ đủ cho nhu cầu sản xuất củ đơn vị trả lương 60% lương quản đốc. Ngoài ra hàng tháng đơn vị trả thêm 1 khoản tiền bằng 100.000đồng với các công việc được giao như: Vào công theo báo cáo sau ca, thu dọn vệ sinh tập thể hội trường của đơn vị. Thanh toán trả công bốc vật tư phục vụ sản xuất, vật tư phục vụ sản xuất, vật tư thu nhập về kho Công ty cố định điểm bốc vật tư hàng tháng. Phó quản đốc thực ca: Trả điểm trên cơ sở nghiệm thu sản phẩm dựa trên định mức của từng khối lượng công việc được cán bộ công nhân viên chức xây dựng trong qui chế của đơn vị. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện sản xuất cho ca sau. Đảm bảo an toàn kỹ thuật, có năng suất, có hiệu quả được trả bằng 90% lương quản đốc. Cán bộ công nhân đi làm ngày thứ 7, ngày lễ, chủ nhật được tính theo qui chế của Công ty, (được tăng định mức từ 130% á 150%) các công việc khác làm theo lệnh quản đốc, phó quản đốc hàng ngày, trong ca sản xuất. * Thanh toán lương sản phẩm của công trường. - Việc thanh toán lương hàng ngày căn cứ theo biên bản nghiệm thu sản phẩm trong tháng hoặc hàng ngày căn cứ theo số liệu nghiệm thu của phòng KCS, công trường than I. cung cấp và được giám đốc duyệt các phiếu, xuất nhập, vật tư của công trường trong tháng. - Quản đốc công trường chịu trách nhiệm trước giám đốc về thu nhập của CBCNV công trường mình, không được để lương của CBCN thấp hơn mức lương tối thiểu của Nhà nước qui định. - Sau khi sản phẩm đã được nghiệm thu thì số sản phẩm đó sẽ là cơ sở để tính lương dựa trên đơn giá lương sản phẩm đã được qui định, đơn giá lương theo qui định này thay đổi giữa các tháng tuỳ theo điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện các yếu tố đầu vào. 3.4. Phân tích công tác hạch toán kinh tế công trường Đông Bắc năm 2005. - Căn cứ vào qui chế giao khoán, thiết kế kỹ thuật và các mức kinh tế kỹ thuật công trường Đông Bắc tại mức - 50 đã ký hợp đồng giao khoán với các chỉ tiêu chủ yếu sau: Sản lượng than nguyên khai, bốc xúc đất đá. Chi phí sản xuất: bao gồm nguyên vật liệu, động lực, tiền lương, sửa chữa thường xuyên, bồi dưỡng. 3.4.1. Tình hình khoán khối lượng. - Công tác khoán sản lượng cho các tháng trong năm được thể hiện trong bảng 3-3: Qua bảng 3-3 cho thấy mức khoán sản lượng cho đơn vị ở những tháng đầu năm là cao và sau đó giảm dần vào các tháng mùa mưa rồi lại tăng cao ở các tháng cuối năm. Mặc dù điều khai thác gặp khó khăn nhưng công trường vẫn hoàn thành kế hoạch một cách xuất sắc. Tính cho cả năm thì sản lượng đã vượt 300.000 tấn so với kế hoạch. Đây là thành tích đáng được phát huy. Tuy vậy, cần phải xem xét lại công tác giao khoán côn khá xa rời thực tế, nó gây thất thoát hay lãng phí năng lực sản xuất thực tế dẫn đến việc đánh giá trình độ sản xuất của công trường không đúng thực chất. Đây là điều mà công trường cần rút kinh nghiệm. Tháng KH TH So sánh TH với KH (±) Than NK sản xuất (tấn) Đất đá bốc xúc ( m3) Than NK sx (tấn) Đất đá bốc xúc (m3) Than NK sx (tấn) Đất đá bốc xúc (m3) 1 95.833 715.416 120.833 812.500 25.000 97.084 2 95.750 715.140 120.750 812.510 25.000 97.370 3 95.670 715.390 120.685 812.540 25.015 97.150 4 95.840 715.420 120.712 812.140 24.872 96.720 5 95.540 715.360 120.675 812.110 25.135 96.750 6 95.650 715.410 120.730 812.115 25.080 96.705 7 82.450 610.130 110.450 740.190 28.000 130.060 8 83.140 610.240 110.570 745.460 27.430 135.220 9 83.180 620.380 110.645 750.340 27.465 129.960 10 108.450 817.271 131.300 870.031 22.850 52.760 11 108.560 817.290 131.270 880.110 22.710 62.820 12 109.937 817.552 131.380 889.954 21.443 72.402 Cả năm 1.150.000 8.585.000 1.450.000 9.750.000 300.000 1.165.000 Bảng thống kê sản lượng khai thác theo thời gian Bảng 3 - 3 Song song với công việc xúc than là công tác bốc xúc đất đá. Trong năm công trường đã bốc xúc được 9.750.000m3 đất đá vượt kế hoạch 1.165.000 m3 điều đó nói lên rằng công tác chuẩn bị sản xuất là rất tốt. Tuy vậy, quá trình đánh giá tiêu hao đầu vào (nhiên liệu, vật liệu, con người..) mới là cách để đánh giá đúng hiệu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT41.doc
Tài liệu liên quan