CHƯƠNG I – GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUNG TÂM VIỄN THÔNG KHU VỰC I 3
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY VIỄN THÔNG LIÊN TỈNH 3
II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUNG TÂM VIỄN THÔNG KHU VỰC I 5
2.1. Giới thiệu chung 5
2.2. Quá trình phát triển của Trung tâm từ năm 1990 đến nay 5
2.2.1. Từ năm 1990-1992 5
2.2.2. Từ năm 1993-1995 5
2.2.3. Từ năm 1995 đến nay 6
III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC 7
3.1. Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm Viễn thông khu vực I 7
3.2. Cơ cấu tổ chức 8
3.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý và sử dụng nguồn nhân lực 8
3.2.2. Tổ chức bộ máy của Trung tâm 9
CHƯƠNG II - HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA TRUNG TÂM VIỄN THÔNG KHU VỰC I 20
I. CÁC SẢN PHẨM CHÍNH CỦA TRUNG TÂM KHU VỰC I 20
1.1. Điện thoại liên tỉnh 20
1.1.1. Dịch vụ điện thoại đường dài liên tỉnh PSTN 20
1.1.2. Dịch vụ điện thoại đường dài liên tỉnh VoIP 171 20
1.2. Dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình 20
1.3. Dịch vụ kênh thuê riêng 21
1.4. Các dịch vụ mới trên nền mạng NGN 21
1.4.1. Dịch vụ điện thoại thẻ trả trước 1719 21
1.4.2. Dịch vụ miễn cước ở người gọi - 1800 21
1.4.3. Dịch vụ Thông tin, Giải trí, Thương mại 21
1.4.4. Dịch vụ mạng riêng ảo VPN 22
II. HỆ THỐNG CÁC THIẾT BỊ KỸ THUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT 22
III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 3 NĂM GẦN NHẤT VẦ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI 23
3.1. Kết quả hoạt động 3 năm gần nhất 23
3.1.1. Xây dựng mạng lưới đảm bảo nhiệm vụ chính trị và SXKD 24
3.1.2. Công tác kinh doanh – chăm sóc khách hàng 25
3.1.3. Công tác kế hoạch và tài chính kế toán 26
3.1.4. Công tác nhân sự - lao động tiền lương 27
3.1.5. Công tác quản lý kỹ thuật nghiệp vụ – sáng kiến 28
3.1.6. Công tác an toàn lao động, an ninh trật tự XH và chính sách xã hội 28
3.2. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới 28
CHƯƠNG III – PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH 31
I. ĐÁNH GIÁ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI CỦA TRUNG TÂM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 31
II. ĐỀ XUẤT CÁC HƯỚNG ĐỀ TÀI THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH 32
44 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạt động chính của trung tâm viễn thông khu vực I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p của Trung tâm; Bố trí chỗ nghỉ cho khách và CBCNV các đài, trạm về công tác.
- Tập hợp, thống kê số lượng và đề xuất và mua sắm trang bị, dụng cụ sinh hoạt, vật tư, văn phòng phẩm cho khối văn phòng và các đơn vị thuộc Trung tâm.
- Vệ sinh khu vực làm việc của khối văn phòng Trung tâm (hội trường, phòng làm việc của lãnh đạo Trung tâm, sân ngõ, các khu vực sinh hoạt công cộng trong cơ quan).
- Quản lý nhà ăn tập thể của Trung tâm. Phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niênchăm lo đời sống cho CBCNV.
- Đảm bảo hệ thống nước, điện sinh hoạt cho khu vực Văn phòng Trung tâm.
b.2. Về công tác quản lý xe ôtô
- Quản lý, điều hành bộ phận lái xe và toàn bộ các đầu xe; Điều phối xe để phục vụ sản xuất kinh doanh và các mặt hoạt động khác theo lệnh của Giám đốc Trung tâm.
- Bố trí xe và lái xe thường trực tại văn phòng Trung tâm 24/24h để phục vụ cho ứng cứu xử lý thông tin.
- Lập sổ lý lịch cho mỗi đầu xe, rà soát lại định mức tiêu hao xăng dầu cho từng loại xe, quy định thời gian thay thế các loại phụ tùng. Trang bị các phương tiện, dụng cụ để nhân viên lái xe tự bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ các xe.
- Chịu trách nhiệm về kỹ thuật tất cả các đầu xe của Trung tâm, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý xe ô tô, xe máy của các đơn vị theo đúng quy định của Trung tâm và luật pháp hiện hành.
- Hàng tháng kiểm tra, làm thủ tục thanh quyết toán xăng dầu và các chi phí bảo dưỡng sửa chữa các xe ô tô.
b.3. Về công tác y tế
- Quản lý và tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Hàng ngày tổ chức khám chữa bệnh thông thường cho CBCNV tại cơ sở. Đề xuất đưa CBCNV sức khỏe yếu đi điều trị; Khám chữa bênh tại các bệnh viện chuyên khoa.
- Tổ chức thực hiện và huấn luyện cho người lao động về cách sơ cấp cứu ban đầu trong mọi trường hợp bệnh, tai nạn một cách nhanh chóng, kịp thời và tổ chức thường trực theo ca sản xuất hoặc theo nhu cầu để phục vụ tốt về y tế cho sản xuất và các hoạt động khác của cơ quan.
- Quan hệ chặt chẽ với y tế địa phương trong công tác điều trị, phòng bệnh, phòng dịch, quan hệ và chịu sự chỉ đạo của y tế cấp trên về lĩnh vực chuyên môn nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho CBCNV, thường xuyên kiểm tra thực hiện vệ sinh lao động nơi làm việc, nơi công cộng.
- Thực hiện công tác kiểm tra khám sức khỏe định kỳ hàng năm (hoặc đột xuất) và riêng cho nữ CNV theo quy định. Phân loại sức khỏe CNV, tham mưu phối hợp cùng với Công đoàn và các đơn vị có liên quan đề xuất giải quyết chế độ, thủ tục điều dưỡng, nghỉ dưỡng cho người lao động của Trung tâm.
- Trực tiếp mua BHYT cho CNV khu vực thành phố Hà Nội, hướng dẫn các đơn vị ở xa Trung tâm thực hiện mua bảo hiểm theo quy định của Nhà nước, giải quyết thủ tục kịp thời. Thực hiện khám sức khỏe phục vụ công tác tuyển dụng lao động.
- Phối hợp thực hiện đo vi khí hậu và kiểm tra môi trường lao động định kỳ (2 năm/1 lần); kiểm tra độc hại (năm/1 lần) và lập hồ sơ theo dõi. Tham gia kiểm tra chấm điểm ATVSLĐ và phong trào “xanh - sạch - đẹp” của Trung tâm.
- Quản lý tốt dụng cụ trang thiết bị y tế và thuốc men thuộc phạm vu phụ trách, thực hiện mua các loại thuốc thông thường, thuốc thiết yếu để cấp phát và hướng dẫn sử dụng theo quy định, có hiệu quả và luôn có cơ số thuốc dự trữ để kịp thời đáp ứng khi có cấp cứu hay khi co bệnh dịch.
- Thực hiện cấp phát thuốc đến trạm kịp thời, có kế hoạch kiểm tra thuốc ở các trạm, không để thuốc hư hỏng, thuốc quá hạn, hướng dẫn sử dụng các loại thuốc thông thường cho lực lượng an toàn vệ sinh viên các đơn vị.
- Tận dụng mọi hình thức sách, báo, bảng tin, tập huấn, hội thảo để tuyên truyền giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ sức khỏe trong CNV. Đề xuất các biện pháp quản lý và chăm sóc sức khỏe cho CNV. Tuyên truyền vận động thực hiện KHHGĐ, đề xuất khen thưởng các cá nhân thực hiện tốt.
- Tham gia vào việc tổ chức và đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao, vui chơi giải trí nhằm không ngừng nâng cao sức khỏe toàn diện của CBCNV trong Trung tâm.
3.2.2.4. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Kinh doanh.
Phòng Kinh doanh là đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho Giám đốc Trung tâm trong công tác quản lý, triển khai, kiểm tra và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm. Phòng có những chức năng chủ yếu sau:
- Công tác kinh doanh, tiếp thị - chăm sóc khách hàng (KDTT - CSKH) của Trung tâm Viễn thông khu vực I.
- Nghiên cứu thị trường, theo dõi môi trường cạnh tranh và tình hình biến động khách hàng, giới thiệu và phát triển các dịch vụ viễn thông liên tỉnh trên mạng, đề xuất các giải pháp, biện pháp để phát triển và mở rộng dịch vụ.
- Quản lý sản lượng, doanh thu các dịch vụ đang kinh doanh trên mạng lưới.
- Tiếp nhận giải quyết những yêu cầu thông tin và khiếu nại của khách hàng.
a. Nhiệm vụ của Phòng Kinh doanh
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh, tiếp thị, kế hoạch chăm sóc khách hàng, kế hoạch phát triển dịch vụ hàng năm của Trung tâm.
- Tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về sản lượng và doanh thu kinh doanh các dịch vụ của Trung tâm theo phân cấp.
- Phân tích, tổng hợp công tác điều tra nghiên cứu thị trường, phát triển dịch vụ, tiếp thị, chăm sóc khách hàng và theo dõi biến động khách hàng, đề xuất kế hoạch, giải pháp phát triển mạng lưới dịch vụ viễn thông liên tỉnh.
- Triển khai, hướng dẫn thực hiện các quy chế, quy định của nhà nước, của ngành về kinh doanh dịch vụ Bưu chính viễn thông, soạn thảo, bổ sung cụ thể các quy định quản lý, khai thác chăm sóc khách hàng về các dịch vụ kinh doanh của Trung tâm.
- Tổ chức theo dõi, tham mưu cho Giám đốc Trung tâm chỉ đạo điều hành việc tổ chức các dịch vụ viễn thông liên tỉnh cho khách hàng; Việc bảo trì, bảo dưỡng, nâng cao chất lượng các dịch vụ của Trung tâm cung cấp cho khách hàng.
- Quản lý thống kê báo cáo sản lượng, doanh thu cước các dịch vụ đang kinh doanh trên mạng lưới; Phân tích đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được giao.
- Tổ chức lập kế hoạch và thực hiện công tác quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi có hiệu quả cho các dịch vụ đang kinh doanh trên mang lưới.
- Tiếp nhận và thực hiện giải quyết các khiếu nại của khách hàng theo quy định của Ngành.
b. Hoạt động kinh doanh chính
b.1. Kinh doanh các dịch vụ viễn thông liên tỉnh
- Tìm hiều nhu cầu của khách hàng, tiếp nhận yêu cầu.
- Hướng dẫn khách hàng về thủ tục, hồ sơ cần thiết khi đăng ký dịch vụ.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan trong và ngoài Trung tâm trong quá trình cung cấp các dịch vụ viễn thông liên tỉnh cho khách hàng.
- Phối hợp thiết kế, cung ứng vật tư, tổ chức cung cấp dịch vụ.
- Soạn thảo đàm phán các hợp đồng kinh tế với khách hàng và bưu điện tỉnh, thành liên quan.
- Thực hiện các thủ tục cần thiết để tổ chức cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
- Nghiệm thu bàn giao dịch vụ cho khách hàng.
- Thống kê và quản lý doanh thu cước dịch vụ bưu chính viễn thông, báo cáo định kỳ và đột xuất biến động doanh thu.
- Cập nhật danh sách khách hàng, phân loại và báo cáo theo quy định.
b.2. Chăm sóc khách hàng
- Xây dựng phần chăm sóc khách hàng trong kế hoạch tiếp thị hàng năm của đơn vị và chủ động thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng theo kế hoạch của Trung tâm.
- Xây dựng và ban hành các quy định về các hoạt động chăm sóc khách hàng các quy định thái độ phục vụ khách hàng của đơn vị phù hợp với quy định này và sát với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của đơn vị.
- Thường xuyên theo dõi biến động khách hàng, mức sử dụng dịch vụ của khách hàng. Tổng hợp, phân tích các thông tin ý kiến từ khách hàng về dịch vụ hiện có, đề xuất các biện pháp tiếp thị nhằm duy trì và phát triển thị phần, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và chất lượng dịch vụ.
- Là đầu mối tiếp nhận, giải quyết khiếu nại và những tồn tại vướng mắc mà khách hàng gặp phải trong quá trình sử dụng dịch vụ theo phân cấp của đơn vị.
- Phân tích, tổng hợp báo cáo, đánh giá hoạt động chăm sóc khách hàng định kỳ, đột xuất, đề xuất những giải pháp cần khắc phục.
b.3. Công tác quảng cáo - tiếp thị và phát triển dịch vụ
- Lập kế hoạch giới thiệu các dịch vụ viễn thông liên tỉnh ra thị trường.
- Điều tra, nghiên cứu thị trường theo kế hoạch hoặc đột xuất của Trung tâm. Tổng hợp, phân tích, các thông tin từ khách hàng, các kết quả điều tra, nghiên cứu thị trường, đề xuất các giải pháp tiếp thị cũng như phát triển các dịch vụ mới mà khách hàng có nhu cầu.
- Phân loại khách hàng, đề xuất các giải pháp, biện pháp để tiếp xúc khách hàng.
- Soạn thảo biểu mẫu, tờ rơi, hiện vật, hình thức mẫu quảng cáo dịch vụ.
- Tổ chức hội nghị khách hàng định kỳ, đề xuất các hình thức, biện pháp khuyến mãi thực hiện hàng năm.
3.2.2.5. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tài chính - Kế toán - Thống kê
Phòng Tài chính - Kế toán - Thống kê là một bộ phận chức năng cho Giám đốc trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Trung tâm viễn thông khu vực I theo quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm viễn thông khu vực I.
a. Nhiệm vụ của Phòng TC-KT-TK
Phòng TC-KT-TK có nhiệm vụ là tổ chức thực hiện tốt các hoạt động chính sau:
- Về tài chính: quản lý tiền và toàn bộ tài sản, vật tư, công cụ lao động bằng tiền theo nguồn vốn cho các hoạt động của Trung tâm.
- Về kế toán: ghi chép, hạch toán kế toán trên các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên tài khoản trong quá trình kinh doanh.
-Về thống kê: thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá, báo cáo các số liệu hoạt động SXKD theo định kỳ nhằm xác định tình hình thực hiện kế hoạch tài chính kế toán của Trung tâm theo đúng pháp luật hiện hành.
b. Hoạt động chính của Phòng TC-KT-TK
b.1. Về công tác tài chính
- Trên cơ sở luật pháp và chế độ, thể lệ quản lý tài chính của Nhà nước kết hợp với tình hình cụ thể của doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch tài chính của Công ty giao.
- Căn cứ kế hoạch SXKD, xác định và quản lý vốn và nguồn vốn cho nhu cầu SXKD.
- Tổ chức thanh toán theo chế độ, theo chính sách các khoản phải thanh toán của doanh nghiệp như thanh toán với Ngân sách nhà nước, với ngân hàng, với khách hàng và với CBCNV.
- Trích lập và sử dụng các loại quỹ theo quy định, chính sách, chế độ.
- Hướng dẫn và kiểm tra tài chính đối với các đơn vị đài, xưởng.
- Cung cấp đầy đủ toàn bộ thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị giúp cho Giám đốc điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế tài chính ở đơn vị đạt tiêu chuẩn cao.
- Phản ánh toàn bộ tài sản hiện có cũng như sự biến động tài sản ở đơn vị, qua đó giúp cho các đơn vị quản lý chặt chẽ tài sản của đơn vị mình nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng tài sản đó.
- Phản ánh đầy đủ các khoản doanh thu và chi phí đã bỏ ra trong quá trình SXKD, từ đó có thể xác định lợi nhuận của đơn vị và có thể đánh giá hiệu quả sử dụng đồng vốn của đơn vị.
b.2. Về công tác thống kê
- Thu thập số liệu, đánh giá mọi tài sản vật tư tiền vốn theo định kỳ từ đó có biện pháp bảo vệ tài sản của Nhà nước, các đơn vị.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kế, báo cáo định kỳ, báo cáo bất thường, chế độ kiểm toán theo quy định của Nhà nước, của Công ty lên Giám đốc và cơ quan kế toán cấp trên.
3.2.2.6. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Kỹ thuật - Nghiệp vụ
Phòng Kỹ thuật - Nghiệp vụ là một bộ phận chức năng cho Giám đốc trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Trung tâm viễn thông khu vực I theo quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm viễn thông khu vực I.
a. Nhiệm vụ của Phòng Kỹ thuật - Nghiệp vụ
Phòng Kỹ thuật - Nghiệp vụ có nhiệm vụ là tổ chức thực hiện tốt các hoạt động chính sau: quản lý chất lượng kỹ thuật, nghiệp vụ của mạng viễn thông khu vực I, lập phương án, dự án, thiết kế, giải pháp kỹ thuật nhằm điều hành, nâng cao chất lượng và mở rộng dịch vụ viễn thông; Xây dựng, quản lý, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy trình, quy phạm về kỹ thuật, dịch vụ; Quản lý phân bổ vật tư, thiết bị dự phòng, máy đo hợp lý; Tổ chức quản lý, nghiên cứu ứng dụng KHKT - Công nghệ mới đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa mạng lưới viễn thông.
b. Hoạt động chính của Phòng Kỹ thuật - Nghiệp vụ
b.1. Về quản lý kỹ thuật
- Tổ chức xây dựng, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các chỉ tiêu chất lượng của hệ thống thiết bị trên mạng lưới viễn thông liên tỉnh, theo dõi kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện việc đảm bảo các chỉ tiêu nói trên.
- Tổ chức xây dựng quy trình bảo dưỡng, vận hành khai thác, quy trình đo thử kiểm tra, giám sát mạng lưới, thường xuyên phối hợp với các đơn vị kiểm tra việc thực hiện các quy trình đã để ra.
- Thường xuyên theo dõi, đánh giá tình hình hoạt động của mạng lưới.
- Chủ trì điều hành xử lý các sự cố trên hệ thống truyền dẫn: làm suy giảm chất lượng đường truyền, kéo dài nhiều ngày, khó xác định nguyên nhân, có phương án xử lý phức tạp.
- Quản lý và nắm vững quy hoạch về tần số của các hệ thống thiết bị của Trung tâm và của những đơn vị liên quan trực tiếp.
- Phối hợp với các đơn vị xây dựng hồ sơ tuyến cáp và các chỉ tiêu kỹ thuật.
- Quản lý các số liệu về hệ thống nguồn, hệ thống chống sét, dây đất, hệ thống bảo vệ các trạm trên tuyến và đề xuất kế hoạch sử dụng mặt bằng sản xuất một cách hợp lý.
- Quản lý các số liệu và theo dõi việc sử dụng thiết bị đo của các đơn vị trong Trung tâm, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị đo.
- Xem xét đề xuất bổ sung, điều chuyển trang thiết bị kỹ thuật, vật tư thuộc Trung tâm quản lý.
- Theo dõi việc quản lý, sử dụng vật tư dự phòng, các thiết bị đang sử dụng trên mạng lưới.
- Tổ chức nghiên cứu sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đề tài khoa hoc về công nghệ; Ứng dụng khoa học kỹ thuật mới trên mạng lưới đúng theo quy định hướng dẫn của Công ty và Tập đoàn.
- Xây dựng và quản lý tủ sách, tài liệu KHKT của Trung tâm; Thu thập, chọn lọc các thông tin mới về công nghệ viễn thông; Tổ chức phổ biến các thông tin cần thiết cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Trung tâm.
- Đề xuất các yêu cầu về bổ túc nghiệp vụ kỹ thuật cho CBCNV nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý khai thác và bảo dưỡng vận hành, sửa chữa trang thiết bị theo kịp sự phát triển của mạng lưới.
- Theo gia xây dựng các chương trình huấn luyện; Tổ chức biên soạn, giảng dạy các lớp bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ do Trung tâm tổ chức.
b.2. Về quản lý nghiệp vụ
- Nghiên cứu cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức điều hành giám sát nghiệp vụ, tổ chức ứng cứu, sửa chữa mạng lưới khi cần thiết và tổ chức bảo vệ an toàn thông tin.
- Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp tác động nhằm tăng sản lượng, doanh thu.
- Đề xuất cải tiến các biểu mẫu, hướng dẫn cơ sở phương pháp ghi chép tổng hợp khai thác mẫu biểu, thực hiện chế độ báo cáo nghiệp vụ theo quy chế của ngành và của Công ty.
- Đôn đốc kiểm tra các cơ sở về việc phối hợp giải quyết các biên bản nghiệp vụ, đơn từ khiếu nại của khách hàng về nghiệp vụ viễn thông liên tỉnh.
- Hướng dẫn thực hiện giá cước mới của Ngành, tham gia bổ sung sửa đổi giá cước các dịch vụ viễn thông liên tỉnh theo yêu cầu chỉ đạo của Ngành, Công ty.
- Phối hợp với phòng KHVT - XDCB đề xuất việc thương lượng về cước phí trong việc phối hợp khai thác các đường thông tin liên tỉnh và quốc tế.
- Phối hợp với Phòng KHVT - XDCB nghiên cứu thống nhất với các Bưu điện địa phương và các đơn vị trong ngành có liên quan về các quy định: Giao nhận, quản lý số liệu, đối soát; Giải đáp các thắc mắc của khách hàng. Phối hợp hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong công tác tổng hợp đối soát sản lượng doanh thu cước.
b.3. Phát triển mạng và dịch vụ
- Thực hiện việc khảo sát và lập luận chứng kỹ thuật của các dự án đầu tư phát triển mạng lưới, đề xuất phương án phát triển mạng lưới, lập thiết kế dự toán của những công trình quy mô nhỏ khi được phân công.
- Lập kế hoạch tiếp nhận đưa vào sử dụng các công trình thông tin mới xây dựng.
- Xây dựng phương án quy hoạch các đầu mối thông tin và đề xuất các biện pháp thực hiện.
- Tích cực và chủ động trong việc tìm khách hàng và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan nhằm phát triển mạng kênh lẻ.
- Đề xuất và tham gia việc sửa đổi quy trình, quy phạm, chỉ tiêu định mức kỹ thuật. tham gia các đề án phát triển khoa học kỹ thuật viễn thông liên tỉnh, các dự án hợp tác với nước ngoài có liên quan theo sự phân công của Công ty.
- Đề xuất các phương án nhằm triển khai các loại dịch vụ viễn thông mới trên mạng lưới của Trung tâm.
3.2.2.7. Chức năng nhiệm vụ của Phòng KHVT - XDCB
Phòng KHVT – XDCB là phòng ban chức năng của Trung tâm, tham mưu giúp giám đốc quản lý công tác kế hoạch, tổ chức cung ứng vật tư, XDCB trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Trung tâm viễn thông khu vực I theo quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm viễn thông khu vực I. Phòng có tất cả 20 CBCNV (13 nam, 7 nữ) cụ thể như sau:
STT
Họ và tên
Chức danh
Giới tính
Trình độ văn hóa
Nam
Nữ
1
Nguyễn Trí Kiên
Phó Giám đốc
X
Kỹ sư
2
Trần Minh Tâm
Trưởng phòng
X
Kỹ sư
3
Nguyễn Công Sính
Phó phòng
X
Kỹ sư
4
Phạm Vũ Quang
Chuyên viên XDCB (phần kiến trúc)
X
Kiến trúc sư
5
Nguyễn Quang Bạ
Cán sự theo dõi phần cáp quang
X
Công nhân
6
Nguyễn Quang Thụy
Chuyên viên mua sắm đồ dùng, thiết bị (thiết bị điện, máy lạnh)
X
Cử nhân
7
Bạch Thúy Hà
Chuyên viên tổng hợp và XDCB (Phần thông tin)
X
Cử nhân
8
Ngô Thu Hòa
Chuyên viên XDCB (phần kiến trúc)
X
Thạc sĩ
9
Lê Đức Minh
Chuyên viên XDCB (phần kiến trúc)
X
Kiến trúc sư
10
Nguyễn Thu Hòa
Chuyên viên XDCB (phần báo cháy)
X
Thạc sĩ
11
Lưu Văn Ninh
Chuyên viên mua sắm vật tư (vật tư văn phòng và thông tin)
X
Cử nhân
12
Đỗ Mạnh Dũng
Chuyên viên mua sắm thiết bị
X
Kỹ sư
13
Tô Ngọc Tiến
Chuyên viên mua sắm thiết bị
X
Kỹ sư
14
Phạm Thu Hương
Chuyên viên nhiên liệu, điện năng
X
Cử nhân
15
Mạc Phương Khanh
Chuyên viên mua sắm bảo hộ
X
Cử nhân
16
Bùi Minh Thu
Chuyên viên kế hoạch
X
Cử nhân
17
Phạm Thị Mỹ Anh
Chuyên viên mua sắm thiết bị
X
Thạc sĩ
18
Nguyễn Khánh Quỳnh
Chuyên viên (phần thông tin)
X
Cử nhân
19
Nguyễn Trường Giang
Chuyên viên mua sắm vật tư (vật tư văn phòng)
X
Kỹ sư
20
Nguyễn Huy Tùng
Chuyên viên (phần thông tin, cột an ten)
X
Thạc sĩ
a. Nhiệm vụ của Phòng KHVT – XDCB
Nhiệm vụ Phòng KHVT – XDCB là tổ chức thực hiện tốt các hoạt động chính sau: Xây dựng, tổng hợp, phân tích, đánh giá tổng quát kết quả thực hiện kế hoạch của Trung tâm; Tổ chức thực hiện đầu tư, phát triển các công trình; Xây dựng bảo dưỡng vỏ trạm; Cung ứng trang thiết bị vật tư; Xây dựng, tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế với các đơn vị trong và ngoài ngành Bưu điện theo đúng pháp luật hiện hành.
b. Hoạt động chính của Phòng KHVT – XDCB
b.1. Công tác kế hoạch
Về công tác Kế hoạch tổng hợp:
- Xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, dự thảo trình duyệt kế hoạch hàng năm về SXKD, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa tài sản và phát triển mạng viễn thông liên tỉnh trong khu vực.
- Lập kế hoạch thu chi và thẩm định các khối lượng chi phí của các đơn vị hàng tháng, năm.
- Tổng hợp số liệu, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch được giao, tổng hợp, xây dựng chương trình công việc tuần, tháng của các đơn vị.
- Chủ trì tập hợp xây dựng báo cáo tổng kết tình hình SXKD, nhận xét, phân tích, đúc kết công việc để lập báo cáo sơ kết, tổng kết.
- Báo cáo định kỳ, đột xuất cho cấp trên theo yêu cầu.
Về công tác kinh doanh:
- Tổ chức kinh doanh khai thác các nghiệp vụ viễn thông liên tỉnh, thực hiện và quản lý các hợp đồng kinh doanh trên mạng lưới viễn thông liên tỉnh, hợp đồng dịch vụ về viễn thông theo phân cấp của Công ty viễn thông liên tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh, sách lược kinh marketing, nghiên cứu nhu cầu thị trường, tuyên truyền quảng cáo nghiệp vụ viễn thông liên tỉnh.
- Thống kê, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu cước, doanh thu các dịch vụ viễn thông khác. Phân tích, đánh giá hiệu quả SXKD, đề xuất việc mở các dịch vụ mới, chính sách cước phí đối với khách hàng, tham gia trao đổi với các Bưu điện địa phương về quản lý lưu lượng, phân chia cước viễn thông liên tỉnh phù hợp quy định của Ngành, của Công ty.
- Theo dõi, thống kế chi phí SXKD của các đơn vị, thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định, thống kê phân tích hiệu quả sử dụng vốn, đề xuất các biện pháp tiết kiệm giảm chi phí.
b.2. Công tác XDCB
Công tác phát triển mạng viễn thông
- Phối hợp với phòng KTNV thực hiện dự án được duyệt theo kế hoạch từ khâu thiết kế dự toán, hợp đồng, giám sát thi công, nghiệm thu, quyết toán công trình.
- Quản lý, thực hiện các hợp đồng nhập khẩu thiết bị đồng bộ theo dự án, theo công trình về số lượng, danh mục, giá trị, phân bổ giá trị thiết bị hoàn thành đưa vào quyết toán công trình.
Công tác bảo dưỡng, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp tài sản, cơ sở hạ tầng, công trình thông tin, công trình phụ trong khu vực quản lý.
- Giám sát, quản lý chất lượng các công trình sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp, tổ chức nghiệm thu đưa công trình hoàn thành vào sử dụng có hiệu quả.
- Soạn thảo các hợp đồng xây dựng cơ bản, kiểm tra thẩm định các dự toán, quyết toán các hạng mục sửa chữa, bảo dưỡng theo khối lượng thực hiện, đúng định mức, đơn giá, chế độ XDCB của Nhà nước.
- Theo dõi hướng dẫn các đơn vị đài, xưởng thực hiện công tác sửa chữa thường xuyên tại đơn vị.
b.3. Công tác cung ứng vật tư
- Tổng hợp nhu cầu vật tư, trang thiết bị lẻ hàng năm của các đơn vị và Trung tâm để trình duyệt.
- Tổ chức, quản lý công tác cung ứng vật tư, trang bị công cụ lao động, BHLĐ cho các đơn vị theo kế hoạch đã được duyệt.
- Chủ trì công tác đấu thầu mua sắm vật tư, trang thiết bị.
- Soạn thảo, quản lý các hợp đồng mua bán vật tư, thiết bị. Kiểm tra tình hình thực hiện các hợp đồng đã ký kết. Ra các quyết định trang cấp tài sản, thiết bị cho các đơn vị.
- Thống kê, theo dõi quản lý chi phí văn phòng phẩm theo định mức, đề xuất điều chỉnh, phân bổ hợp lý tiết kiệm.
- Tổ chức tiếp nhận và phân rải đến tận công trình các vật tư, thiết bị công trình phát triển mạng lưới, nâng cấp mạng viễn thông liên tỉnh.
- Tổ chức theo dõi quản lý vật tư, thiết bị hư hỏng gửi đi sửa chữa trong nước hoặc nước ngoài.
- Đề xuất các chủ trương biện pháp thực hiện quản lý kế hoạch vật tư, thiết bị, nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư, thiết bị.
CHƯƠNG II - HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA TRUNG TÂM VIỄN THÔNG KHU VỰC I
I. CÁC SẢN PHẨM CHÍNH CỦA TRUNG TÂM KHU VỰC I
Trên phạm vi các tỉnh phía Bắc, Trung tâm được phép kinh doanh các loại dịch vụ viễn thông sau:
Điện thoại liên tỉnh
Truyễn dẫn tín hiệu truyền hình
Cho thuê các kênh riêng theo nhu cầu của khách hàng
Các dịch vụ mới trên nền mạng NGN: Dịch vụ điện thoại thẻ trả trước 1719; Dịch vụ thoại miễn phí 1800; Dịch vụ thông tin giải trí 1900; Dịch vụ mạng riêng ảo VPN.
1.1. Điện thoại liên tỉnh
1.1.1. Dịch vụ điện thoại đường dài liên tỉnh PSTN
Đây là dịch vụ gọi điện thoại đường dài liên tỉnh chất lượng cao. Phạm vi liên lạc đường dài liên tỉnh là liên lạc giữa các máy điện thoại không cùng địa giới hành chính một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Khách hàng khi thực hiện cuộc gọi quay số như sau: 0 + Mã vùng + Số thuê bao.
1.1.2. Dịch vụ điện thoại đường dài liên tỉnh VoIP 171
Đây là dịch vụ gọi điện thoại giá rẻ đi đường dài liên tỉnh. Phạm vi liên lạc đường dài liên tỉnh là liên lạc giữa các máy điện thoại không cùng địa giới hành chính một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Khách hàng khi thực hiện cuộc gọi quay số như sau: 171 + 0 + Mã vùng + Số thuê bao.
1.2. Dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình
Dịch vụ này cho phép khách hàng truyền dẫn tín hiệu truyền hình một hoặc hai chiều tới mọi địa điểm khách hàng có nhu cầu trên lãnh thổ Việt nam. Truyền hình trực tiếp các phiên bóng đá, ca nhạc, thời trang, thời sự với bất cứ thời gian và địa điểm nào. Có khả năng truyền dẫn tín hiệu Audia/Video (1 chiều, 2 chiều) trên toàn lãnh thổ Việt nam theo tiêu chuẩn quốc tế.
1.3. Dịch vụ kênh thuê riêng
Đây là dịch vụ cho thuê kênh truyền dẫn vật lý dùng riêng để kết nối và truyền thông tin giữa các thiết bị đầu cuối, mạng nội bộ, mạng viễn thông dùng riêng của khách hàng tại hai địa điểm cố định khác nhau.
Dịch vụ kênh thuê riêng đáp ứng được các nhu cầu kết nối trực tiếp theo phương thức điểm nối điểm giữa hai đầu cuối của khách hàng.
1.4. Các dịch vụ mới trên nền mạng NGN
1.4.1. Dịch vụ điện thoại thẻ trả trước 1719
Dịch vụ thoại trả trước 1719 (Calling Card) là dịch vụ gọi điện thoại nội hạt, nội tỉnh, liên tỉnh, di động và quốc tế trả trước, người sử dụng chỉ cần mua một thẻ điện thoại trả tiền trước có mệnh giá từ 30.000 đến 500.000 đồng là có thể thực hiện cuộc gọi từ bất kỳ máy điện thoại cố định thông qua việc gọi vào số dịch vụ 1719.
1.4.2. Dịch vụ miễn cước ở người gọi - 1800
Chăm sóc khách hàng là yếu tố thiết yếu để tạo uy tín kinh doanh trên thương trường và là mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Dịch vụ 1800 là con đường hiệu quả nhất để giới thiệu, quảng bá sản phẩm và hỗ trợ sau bán hàng.
Dịch vụ miễn cước ở người gọi (1800) là loại hình dịch vụ cho phép người sử dụng thực hiện cuộc gọi miễn phí tới nhiều số đích khác nhau thông qua một số điện thoại thống nhất trên toàn mạng. Toàn bộ c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5711.doc