MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3. Phương pháp nghiên cứu 2
4. Nội dung và kết cấu của chuyên đề 3
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG DỰ TRỮ QUỐC GIA MẶT HÀNG LƯƠNG THỰC 4
1.1. Lý luận chung về Dự Trữ Quốc Gia 4
1.1.1. Sự cần thiết của Dự Trữ Quốc Gia 4
1.1.2. Đặc điểm Dự Trữ Quốc Gia 6
1.1.3. Vai trò của Dự Trữ Quốc Gia mặt hàng lương thực 10
1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến Dự Trữ Quốc Gia mặt hàng lương thực 11
1.2.1. Những tiêu chuẩn quy định cho mặt hàng lương thực Dự Trữ Quốc Gia 11
1.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến Dự Trữ Quốc Gia mặt hàng lương thực 14
1.3. Nội dung cơ bản của hoạt động Dự Trữ Quốc Gia mặt hàng lương thực 17
1.3.1. Nghiên cứu, phân tích và dự báo xu hướng phát triển của nền kinh
tế, sự biến động của tình hình chính trị và xã hội.17
1.3.2. Xây dựng chiến lược Dự Trữ Quốc Gia 18
1.3.3. Lập kế hoạch dự trữ hàng năm 19
1.3.4. Tổ chức thực hiện kế hoạch dự trữ đề ra 20
1.3.5. Tổ chức đánh giá và điều chỉnh chiến lược và kế hoạch cho phù hợp với tình hình cụ thể. 20
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỰ TRỮ MẶT HÀNG LƯƠNG THỰC TẠI CỤC DỰ TRỮ 22
2.1. Giới thiệu khái quát về Cục Dự Trữ Quốc Gia 22
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của cục Dự Trữ Quốc Gia 22
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức củc cục Dự Trữ Quốc Gia 23
2.2. Phân tích thực trạng hoạt động dự trữ lương thực ở Cục Dự Trữ Quốc Gia 30
2.2.1. Thực trạng nghiên cứu, dự báo vấn đề lương thực của nền kinh tế 30
2.2.2. Phân tích thực trạng thực hiện chiến lược và kế hoạch dự trữ mặt hàng lương thực tại cục Dự Trữ Quốc Gia 31
2.2.2.1. Thực trạng lực lượng cán bộ tại các kho dự trữ lương thực 31
2.2.2.2. Thực trạng nhập - xuất lương thực tại các kho dự trữ lương thực 33
2.2.2.3. Thực trạng cơ sở vật chất kĩ thuật và công cụ bảo quản 48
2.2.2.4. Thực trạng tình hình kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự trữ lương thực tại cục Dự Trữ Quốc Gia 68
2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động dự trữ lương thực tại cục Dự Trữ Quốc Gia 69
2.3.1. Những kết quả 69
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 71
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG DỰ TRỮ LƯƠNG THỰC TẠI CỤC DỰ TRỮ QUỐC GIA 74
3.1. Quan điểm, định hướng đổi mới hoạt động dự trữ lương thực tại cục Dự Trữ Quốc Gia 74
3.1.1. Quan điểm đổi mới hoạt động dự trữ lương thực tại cục 74
3.1.2. Mục tiêu 74
3.1.3. Định hướng đổi mới hoạt động dự trữ mặt hàng lương thực tại Dự Trữ Quốc Gia 75
3.2. Biện pháp để thực hiện tốt hoạt động dự trữ lương thực tại Cục Dự Trữ Quốc Gia 76
3.2.1. Nâng cao khả năng nghiên cứu, dự báo tình hình lương thực của nền kinh tế 76
3.2.2. Hoàn thiện xây dựng chiến lược và kế hoạch dự trữ lương thực 77
3.2.3. Đổi mới cơ chế nhập – xuất lương thực 78
3.2.4. Đổi mới việc quy hoạch, bố trí mạng lưới kho dự trữ lương thực 79
3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác bảo quản lương thực 81
3.2.6. Đổi mới và nâng cao công tác tổ chức, quản lý lực lượng cán bộ tại các kho dự trữ lương thực 83
3.3. Những điều kiện để thực hiện tốt các giải pháp trên 84
3.3.1. Về phía Nhà nước 84
3.3.2. Về phía Bộ Tài Chính và các Bộ, Ngành có liên quan 86
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2837 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạt động dự trữ mặt hàng lương thực tại cục dự trữ quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mua, bán lương thực cho dự trữ quốc gia dưới mọi hình thức.
a) Nhập mua lương thựcDự Trữ Quốc Gia
Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nhập lương thực dự trữ quốc gia, Cục Dự trữ quốc gia phân bổ, giao chỉ tiêu kế hoạch và chỉ đạo Dự trữ quốc gia khu vực triển khai thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Đối với mua lương thực dự trữ quốc gia được thực hiện theo phương thức đấu thầu rộng rãi, tổ chức đấu thầu tại Cục Dự trữ quốc gia hoặc tại Dự trữ quốc gia khu vực theo đúng quy định của Luật đấu thầu. Cụ thể tình hình nhập mua lương thực theo phương thức đấu thầu từ năm 2005 – 2007 như sau:
Bảng 2.1: Tình hình nhập lương thực giai đoạn 2005 – 2007
Đơn vị: Tấn
Năm
2005
2006
2007
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Nhập
Thóc
91.000
91.000
89.000
89.000
88.900
69.978
Gạo
20.000
20.000
20.000
20.000
33.850
31.345
Tổng số quy thóc
131.000
131.000
129.000
129.000
159.375
127.500
Nguồn : Ban quản lý kho hàng
Qua bảng trên ta thấy kế hoạch mua thóc dự trữ quốc gia có xu hướng giảm dần theo từng năm. Năm 2006 kế hoạch mua thóc chỉ bằng 97,8% so với năm 2005, năm 2007 kế hoạch mua thóc chỉ bằng 97,6% so với năm 2005.
Ngược lại kế hoạch mua gạo ổn định hơn và có xu hướng mua tăng dần. Năm 2007 kế hoạch mua gạo bằng 169,25% so với năm 2005 và 2006. Sở dĩ nhập thóc có xu hướng giảm dần còn nhập gạo có xu hướng tăng lên là do chiến lược của cục DTQG đó là nâng cao tỷ lệ dự trữ gạo trong tổng cơ cấu dự trữ lương thực nhằm đáp ứng nhanh chóng các sự cố xấu xảy ra.
Mặt khác qua bảng trên ta cũng thấy phần lớn thóc, gạo DTQG được thực hiện theo đúng 100% kế hoạch được giao, chỉ duy nhất có năm 2007 việc nhập thóc chỉ được 78,7% so với kế hoạch, nhập gạo chỉ bằng 92,6% so với kế hoạch. Nguyên nhân là do năm 2007 xảy ra nhiều thiên tai, bão lụt, hạn hán...làm mất mùa dẫn tới sản lượng lương thực của nông dân giảm sút, việc thu mua lương thực gặp nhiều khó khăn.
Mặc dù phần lớn nhập lương thực được thực hiện theo phương thức đấu thầu, tuy nhiên vẫn có những trường hợp không tổ chức đấu thầu như:
- Mua bổ sung chỉ tiêu dự trữ quốc gia. Trong trường hợp này, Dự trữ quốc gia khu vực được ký bổ sung hợp đồng trực tiếp với nhà thầu đã được lựa chọn thông qua đấu thầu đối với hợp đồng đang thực hiện hoặc đã thực hiện xong dưới 6 tháng với mức giá được xác định trong hợp đồng để thực hiện gói thầu có nội dung tương tự.
- Thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ định cụ thể về đối tượng, số lượng, thời hạn nhập, phương thức thanh toán, giá cả.
Dự trữ quốc gia khu vực báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có kho dự trữ quốc gia biết chủ trương, kế hoạch nhập lương thực của Cục Dự trữ quốc gia và tranh thủ sự giúp đỡ của các ngành ở địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Dự trữ quốc gia khu vực phải chủ động khảo sát tình hình thời vụ thu hoạch; thị trường hàng hoá lương thực, kiểm tra kho tàng, nhân lực, để xây dựng kế hoạch và biện pháp thực hiện
nhiệm vụ nhập lương thực dự trữ quốc gia.
Nhập lương thực dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác:
Đối với trường hợp nhập lương thực bồi thường hao hụt quá định mức; dôi kho; điều chuyển nội bộ; viện trợ, Dự trữ quốc gia khu vực thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý hàng dự trữ quốc gia và chỉ đạo, hướng dẫn của Cục Dự trữ quốc gia.
* Thủ tục nhập lương thực dự trữ quốc gia:
- Dự trữ quốc gia khu vực thực hiện ký hợp đồng với khách hàng trước khi mua lương thực nhập kho dự trữ quốc gia theo quy định.
- Tổng kho dự trữ nhập lương thực phải thực hiện kiểm nghiệm chất lượng, lập phiếu kiểm nghiệm tại cửa kho dự trữ; có mẫu hàng để đối chiếu trong quá trình nhập lương thực theo đúng tiêu chuẩn chất lượng, quy trình, quy phạm bảo quản hàng dự trữ quốc gia hiện hành. Đối với lương thực nhập dự trữ quốc gia là gạo phải có giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định hiện hành của nhà nước. Trường hợp cần thiết tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất thì đơn vị phải thoả thuận với bên bán bằng văn bản và báo cáo kết quả về Cục Dự trữ quốc gia.
- Khi cân nhập lương thực phải mở sổ cân hàng, ghi chép sổ sách, chứng từ theo đúng chế độ kế toán dự trữ quốc gia và được lưu giữ theo quy định. Cân nhập lương thực của khách hàng nào, kế toán Tổng kho phải lập phiếu nhập kho của khách hàng đó; đối chiếu phiếu nhập kho với sổ cân hàng và sổ quỹ, cập nhật chứng từ trong ngày.
- Khi nhập đầy ngăn kho, lô hàng phải thực hiện việc lập biên bản nhập đầy kho, ghi rõ các chỉ tiêu, số liệu theo đơn vị đo lường hợp pháp và các chỉ số đo đối chứng, để kiểm tra số lượng lương thực đã nhập kho và theo dõi, đối chiếu trong quá trình bảo quản, xuất kho.
- Trường hợp dừng nhập kho để điều chỉnh giá, thì đơn vị phải kiểm kê, lập biên bản đối chiếu tiền hàng, sau đó mới được làm các thủ tục nhập tiếp theo giá mới.
b) Xuất bán lương thực Dự Trữ Quốc Gia
Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao hàng năm, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xuất lương thực dự trữ quốc gia, Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia phân bổ, giao chỉ tiêu kế hoạch và chỉ đạo Dự trữ quốc gia khu vực
triển khai thực hiện xu theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Bảng 2.2: Tình hình xuất lương thực DTQG từ năm 2005 – 2007
Đơn vị: Tấn
Năm
2005
2006
2007
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Xuất
Thóc
49.300
49.300
116.341
116.341
77.266
77.266
Gạo
15.880
15.880
19.900
19.900
18.112
18.112
Tổng số quy thóc
81.100
81.000
156.342
156.432
113.490
113.490
Nguồn: Ban quản lý kho hàng
Qua bảng trên ta thấy xuất bán lương thực được thực hiện theo đúng 100% kế hoạch đề ra. Sở dĩ như vậy vì nếu không phải xuất để cứu trợ, viện trợ, bình ổn thị trường thì cứ hết thời gian bảo quản lương thực phải được xuất để luân phiên đổi hàng mới. Thậm chí có năm do nhiều sự cố xảy ra bất ngờ nên lượng xuất ra còn nhiều hơn lượng mua vào, điển hình như năm 2006. Vì vậy làm lượng tồn kho lương thực cuối năm 2006 giảm nhiều, do đó buộc năm 2007 phải tăng lượng nhập vào để bù lượng đã chi tăng. Lương thực DTQG xuất bán trong các trường hợp sau:
* Xuất bán lương thực dự trữ quốc gia luân phiên đổi hàng:
Hình thức xuất bán này được thực hiện theo phương thức bán đấu giá. Dự trữ quốc gia khu vực có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc bán đấu giá lương thực theo quy định của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của Chính phủ và các văn bản pháp luật khác có liên quan về bán đấu giá lương thực. Theo hình thức này cứ đến kì đổi hạt, toàn bộ lượng lương thực còn lại trong các kho được đem ra bán đấu giá. Tuy nhiên các trường hợp sau đây không tổ chức đấu giá:
- Bổ sung hợp đồng đã thực hiện xong dưới 6 tháng hoặc đang thực hiện mà trước đó đã được tiến hành đấu giá tính từ thời điểm ký hợp đồng với mức giá được xác định trong hợp đồng
- Thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ định cụ thể về đối tượng, số lượng, thời hạn xuất, phương thức thanh toán, giá cả.
- Bán lương thực dự trữ bị hư hỏng, giảm phẩm chất do thiên tai, hoả hoạn cần được xử lý ngay để hạn chế thiệt hại, tổn thất cho Nhà nước.
* Đối với xuất lương thực dự trữ quốc gia cứu trợ, cứu đói :
- Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc người được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền, phân bổ, giao nhiệm vụ và chỉ đạo Dự trữ quốc gia khu vực triển khai thực hiện xuất lương thực cứu trợ, cứu đói theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Sau đó báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành các thủ tục pháp lý theo quy định. Đồng thời có văn bản gửi Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi được cứu trợ, cứu đói để thông báo số lượng, đơn vị Dự trữ quốc gia khu vực giao lương thực. Cục trưởng cục DTQG chỉ đạo Dự trữ quốc gia khu vực xuất kho, giao lương thực cho đơn vị được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao tiếp nhận tại trung tâm huyện lỵ
- Dự trữ quốc gia khu vực phải phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động
thương binh xã hội và đơn vị tiếp nhận lương thực để ký hợp đồng giao nhận. Trong hợp đồng phải ghi rõ thời gian, địa điểm, số lượng phân bổ cho các đơn vị theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố được cứu trợ. Việc giao nhận lương thực phải đảm bảo đúng số lượng, chất lượng, đúng chính sách, chế độ Nhà nước quy định. Trường hợp khẩn cấp phải xuất lương thực dự trữ quốc gia, Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia được ban hành lệnh xuất (công điện hoả tốc hoặc Fax) gửi trực tiếp ngay cho Giám đốc Dự trữ quốc gia khu vực để làm các thủ tục theo quy định và xuất hàng ngay; đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Trong thời gian 3 ngày, kể từ ngày hoàn thành nhiệm vụ, Dự trữ quốc gia khu vực phải báo cáo kết quả bằng văn bản về Cục Dự trữ quốc gia để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ.
Trong những năm qua, việc xuất lương thực DTQG để cứu trợ, cứu đói đã góp phần to lớn khắc phục tốt hậu quả thiên tai, ổn định đời sống người dân.
Trong năm 2005, tổng lương thực xuất để khắc phục hậu quả thiên tai là 12.500 tấn gạo cụ thể: ngày 4/10/2005 cục DTQG đã xuất 3.070 tấn gạo để hỗ trợ cứu đói người dân do cơn bão số 7 và lũ quét gây ra...
Trong năm 2006 tổng lương thực xuất để hỗ trợ thiên tai là 13.000 tấn gạo. Cụ thể: QĐ-TTg 09/01/2006 trích 750 tấn gạo từ nguồn DTQG hỗ trợ 9 tỉnh miền Trung Tây Nguyên khắc phục hậu quả mưa lũ tháng 12 năm 2005 (bao gồm: Quảng Nam 70 tấn gạo, Quảng Ngãi 100 tấn gạo, Bình Định 100 tấn gạo, Phú Yên 100 tấn gạo, Khánh Hoà 70 tấn gạo, Ninh Thuận 70 tấn gạo, Đắc Lắc 100 tấn gạo, Đắc Nông 70 tấn gạo, Kon Tum 70 tấn gạo). QĐ-TTg 02/06/2006 trích 7.350 tấn gạo từ nguồn DTQG hỗ trợ các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh Thanh Hoá, Yên Bái để cứu đói, khắc phục hậu quả thiên tai (Khánh Hoà 750 tấn, Phú Yên 880 tấn, Bình Định 350 tấn, Quảng Ngãi 1.400
tấn, Quảng Nam 750 tấn, Đắc Lắc 250 tấn, Đắc Nông 250 tấn, Gia Lai 250 tấn, Kon Tum 350 tấn, Thanh Hoá 1.500 tấn, Yên bái 750 tấn). QĐ-TTg 14/09/2006 xuất 300 tấn gạo DTQG hỗ trợ tỉnh Bình Thuận khắc phục hậu quả mưa lũ. QĐ-TTg 02/10/2006 xuất 1.500 tấn gạo DTQG hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả cơn bão số 6 (Thừa Thiên Huế 500 tấn, Đà Nẵng 500 tấn, Quảng Nam 500 tấn). QĐ-TTg 03/11/2006 trích 1.700 tấn gạo hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 7 (Thừa Thiên Huế 300 tấn, Đà Nẵng 100 tấn, Quảng Nam 500 tấn, Nghệ An 100 tấn, Hà Tĩnh 100 tấn, Quảng Trị 200 tấn, Quảng Ngãi 100 tấn, Quảng Bình 200 tấn, Kon Tum 100 tấn).QĐ-TTg 06/12/2006 xuất 200 tấn gạo DTQG giúp Bình Thuận khắc phục hậu quả cơn bão số 9. QĐ-TTg 11/12/2006 xuất không thu tiền 1000 tấn gạo hỗ trợ tỉnh Bến Tre cứu đói cho dân bị thiệt hại trong cơn
bão số 9. QĐ-TTg 22/12/2006 xuất 200 tấn gạo DTQG khắc phục thiệt hại cháy chợ Quy Nhơn, Bình Định.
Trong năm 2007 cục DTQG đã xuất 28.150 tấn gạo để hỗ trợ các địa phương cứu đói cho dân. Cụ thể: Quyết định số 1263/QĐ-TTg 21/09/2007 xuất 390 tấn gạo DTQG hỗ trợ tỉnh Trà Vinh cứu đói cho các hộ dân bị thiệt hại do dịch rầy nâu. Quyết định số 1415/QĐ-TTg 17/10/2007 xuất 500 tấn gạo hỗ trợ tỉnh Quảng Nam khắc phục hậu quả mưa lũ. Quyết định số 1473/QĐ-TTg xuất 5.500 tấn gạo DTQG để hỗ trợ các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả mưa lũ (Trong đó Quảng Trị 700 tấn, Thừa Thiên Huế 500 tấn, Quảng Ngãi 2.000 tấn, Bình Định 1.500 tấn, Phú Yên 800 tấn)...
Bước sang năm 2008, cục DTQG tiếp tục xuất lương thực để cứu trợ cứu đói cho người dân. Cụ thể: Ngày 29/02/2008 xuất 1.500 tấn gạo DTQG hỗ trợ tỉnh Hà Tĩnh cứu đói giáp hạt cho nhân dân. Quyết định số 287, ngày 02/04/2008 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo xuất cấp (không thu tiền) 5.000 tấn gạo DTQG hỗ trợ tỉnh Nghệ An cứu đói cho dân...
Nhờ làm tốt hoạt động này mà đời sống nhân dân được ổn định hơn.
*Đối với xuất lương thực dự trữ quốc gia để viện trợ:
Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Cục Dự trữ quốc gia chịu trách nhiệm liên hệ với Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán nước được tiếp nhận viện trợ để thống nhất địa điểm, thời gian, đơn vị nhận hàng, quy cách đóng bao, mẫu in markét; lập phương án xuất viện trợ, báo cáo Bộ Tài Chính xem xét quyết định. Căn cứ Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Cục Dự trữ quốc gia tiến hành ký biên bản thoả thuận giao, nhận lương thực dự trữ quốc gia viện trợ và chỉ đạo các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện.
Các đơn vị được giao nhiệm vụ xuất lương thực viện trợ, có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các thủ tục xuất kho, giao nhận, vận tải theo đúng quy định của Nhà nước hiện hành và thông lệ quốc tế; đảm bảo số lượng và chất lượng lương
thực xuất viện trợ.
Viện trợ quốc gia là một nghĩa cử cao đẹp, nó thể hiện tinh thần quốc tế cao cả. Tính từ năm 1990 đến nay, cục DTQG đã xuất viện trợ không hoàn lại cho nhân dân Căm-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Mông Cổ.... trên 50.000 tấn gạo, năm 2006 chúng ta đã viện trợ 1.000 tấn gạo DTQG cho Chính Phủ In-đô-nê-xi-a để cứu trợ cho các nạn nhân bị động đất ngày 27/05/2006, ngày 06/12/2006 ta đã viện trợ 500 tấn gạo DTQG cho Philippins để khắc phục hậu quả do cơn bão Durian gây ra, bước sang năm 2007 tổng số tấn gạo xuất viện trợ là 3.000 tấn...
* Đối với xuất điều chuyển lương thực dự trữ quốc gia:
- Trường hợp xuất di chuyển lương thực theo quy hoạch, kế hoạch, để sẵn sàng ứng cứu, phục vụ nhiệm vụ bất thường, Cục Dự trữ quốc gia lập phương án di chuyển, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định.
- Trường hợp khẩn cấp phải xuất di chuyển lương thực dự trữ quốc gia ra
khỏi vùng thiên tai, hoả hoạn hoặc không an toàn, Dự trữ quốc gia khu vực tổ chức thực hiện ngay việc di chuyển hàng; đồng thời báo cáo Cục Dự trữ quốc gia tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính để kiểm tra, chỉ đạo và giải quyết các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền. Kết thúc việc di chuyển hàng, Dự trữ quốc gia khu vực phải thực hiện đầy đủ thủ tục nhập, xuất lương thực dự trữ quốc gia theo đúng quy định tại quy chế này.
- Trường hợp xuất điều chuyển lương thực để kiểm kê, bàn giao, thanh tra, điều tra, Dự trữ quốc gia khu vực thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia.
* Đối với xuất lương thực hao hụt, hư hỏng, giảm phẩm chất hoặc mất mát: Giám đốc Dự trữ quốc gia khu vực quyết định việc xuất lương thực dự trữ quốc gia trong các trường hợp hao hụt, hư hỏng, giảm phẩm chất hoặc mất mát, theo thẩm quyền, sau khi xác định rõ nguyên nhân và làm đầy đủ các thủ tục xử
lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định hiện hành. Giám đốc Dự trữ quốc gia khu vực phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với các trường hợp xuất lương thực dự trữ quốc gia nêu trên và báo cáo kết quả về Cục Dự trữ quốc gia để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính.
* Thủ tục xuất lương thực dự trữ quốc gia
- Dự trữ quốc gia khu vực phải thực hiện việc ký kết hợp đồng khi bán lương thực với đơn vị có tư cách pháp nhân theo quy định hiện hành.
- Trường hợp bán đấu giá, khi cuộc đấu giá lương thực hoàn thành, đơn vị tổ chức bán đấu giá, Dự trữ quốc gia khu vực và người mua phải ký kết hợp đồng mua bán theo mẫu 04 được quy định tại Thông tư số 03/2005/TT-BTP ngày 4/5/2005 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.
Nội dung về tài sản của hợp đồng mua bán phải phù hợp với nội dung hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá tài sản đã ký kết trước đó.
- Trường hợp xuất lương thực dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu đói, Dự trữ quốc gia khu vực phải ký hợp đồng với đơn vị nhận hàng; ký hợp đồng vận chuyển với đơn vị vận tải; giao xong từng chuyến, lô hàng phải lập biên bản giao nhận kèm theo phiếu xuất kho; kết thúc giao nhận, đơn vị lập báo cáo tổng hợp ghi rõ số lượng, chất lượng, thời gian thực hiện, xác nhận của Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố được cứu trợ, cứu đói.
- Trường hợp xuất lương thực dự trữ quốc gia để viện trợ, các đơn vị được giao nhiệm vụ phải thực hiện đúng nội dung trong biên bản thoả thuận đã ký giữa hai Nhà nước; phải ký hợp đồng vận tải; làm đầy đủ thủ tục xuất khẩu theo đúng quy định Nhà nước hiện hành và thông lệ quốc tế.
Kết thúc việc giao nhận lương thực, phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chất lượng lương thực, có xác nhận của đại diện cấp có thẩm quyền của đơn vị nhận hàng và đại diện của Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại.
- Dự trữ quốc gia khu vực bố trí cán bộ kiểm tra, giám sát ở các điểm kho xuất lương thực; chuẩn bị phương tiện vận tải và cử cán bộ giao lương thực khi xuất cứu trợ, viện trợ.
- Dự trữ quốc gia khu vực phải tổ chức kiểm tra và lập biên bản về số lượng, chất lượng lương thực, xác định hao hụt, hư hỏng, giảm phẩm chất, bị mất, nguyên nhân gây hao hụt, hư hỏng, thiệt hại, công cụ, dụng cụ, thiết bị đo lường, kiểm nghiệm chất lượng lương thực khi xuất kho;
- Khi xuất lương thực phải mở sổ cân hàng và ghi chép hoá đơn, chứng từ xuất kho; hàng ngày phải đối chiếu phiếu xuất kho với sổ cân hàng và sổ quỹ (trường hợp xuất bán thu tiền) để cập nhật chứng từ trong ngày; lập biên bản tịnh kho theo đúng quy định về chế độ kế toán dự trữ quốc gia và được lưu giữ theo quy định hiện hành. Trường hợp dừng xuất bán để điều chỉnh giá, đơn vị phải kiểm tra, lập biên bản đối chiếu tiền hàng, sau đó mới làm đầy đủ các thủ tục xuất hàng theo giá mới.
c) Giá, phí nhập xuất, vốn mua bán lương thực Dự Trữ Quốc Gia
* Giá mua, bán lương thực dự trữ quốc gia
DTQG khu vực xây dựng phương án giá mua, giá bán lương thực, báo cáo Cục Dự trữ quốc gia tổng hợp, gửi Cục Quản lý giá thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định mức giá mua tối đa, giá bán tối thiểu trong năm kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ được giao. Giá mua, bán lương thực dự trữ quốc gia là giá được xác định tại cửa kho dự trữ. Trong trường hợp mua lương thực là gạo thì giá mua bao gồm cả bao bì.
Giám đốc Dự trữ quốc gia khu vực tham khảo ý kiến Sở Tài chính địa phương để đề nghị Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia quyết định cụ thể giá mua, bán lương thực trong khung giá giới hạn tối đa, giá giới hạn tối thiểu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, phù hợp giá thị trường trên địa bàn theo từng thời điểm, bảo đảm hoàn thành kế hoạch, phòng chống tham nhũng, không thất
thoát vốn dự trữ quốc gia.
Trong quá trình thực hiện nếu giá cả biến động, ảnh hưởng đến hoàn thành kế hoạch mua, bán lương thực dự trữ quốc gia, thì Giám đốc Dự trữ quốc gia khu vực đề nghị Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia xem xét điều chỉnh giá trong khung giá tối đa, giá tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định. Trong trường hợp này không phải tham khảo Sở Tài chính địa phương. Khi điều chỉnh giá, Dự trữ quốc gia khu vực phải dừng ngay việc mua, bán để kiểm kê, lập biên bản đối chiếu tiền - hàng theo giá cũ rồi mới được thực hiện mua, bán theo giá mới.
Trường hợp giá cả biến động cao hơn giá mua tối đa, thấp hơn mức giá bán tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định, Cục Dự trữ quốc gia kịp thời kiến nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, điều chỉnh.
Giá mua, giá bán lương thực dự trữ quốc gia theo phương thức đấu thầu, đấu giá, thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đấu giá. Giá xuất
lương thực dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu đói, viện trợ tham gia bình ổn thị trường, thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Bảng 2.3: Giá mua, bán lương thực DTQG.
Đơn vị tính: đồng/kg
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
Giá mua
Thóc
1953
2217
2481
2938
3394
Gạo
2987
3569
4141
4450
4861
Giá bán
Thóc
1815
2100
2350
2823
3185
Gạo
2550
3370
3915
4235
4756
Nguồn: Ban quản lý kho hàng
Qua bảng trên ta thấy giá mua bán lương thực qua các năm có sự biến động mạnh. Giá mua thóc năm 2007 bằng 173,8% so với năm 2003, giá mua
gạo năm 2007 bằng 162,7% so với năm 2003. Đặc biệt theo dự kiến giá mua lương thực DTQG năm 2008 sẽ tăng vọt, trong đó giá mua thóc vào khoảng 6.000 đồng/kg, giá mua gạo khoảng 8.500 đồng/kg. Sở dĩ như vậy vì giá lương thực trên thị trường tăng mạnh do chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát tăng cao.
Đồng thời qua bảng trên ta cũng dễ dàng nhận thấy giá mua lương thực vào thấp hơn hẳn giá bán ra. Giá bán thóc ra chỉ bằng khoảng 93% so với giá thóc nhập vào, giá bán gạo chỉ bằng 95% so với giá gạo nhập vào. Nguyên nhân là do trong quá trình dự trữ lương thực bị hao hụt, giảm phẩm chất dẫn tới khi bán ra giá thấp hơn khi mua vào. Do vậy để nâng cao hiệu quả dự trữ lương thực cần phải xác định chính xác khối lượng lương thực nhập vào, phải có công nghệ bảo quản tốt để giảm tỷ lệ hao hụt, hư hỏng trong quá trình dự trữ.
* Phí nhập, xuất và vốn mua, bán lương thực dự trữ quốc gia
- Chi phí nhập, xuất lương thực dự trữ quốc gia luân phiên đổi hàng: Chi phí này được bố trí trong dự toán giao hàng năm, Dự trữ quốc gia khu vực phải thực hiện theo đúng định mức, đúng nội dung chi phí nhập, xuất theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, hướng dẫn của Cục Dự trữ quốc gia.
- Chi phí xuất lương thực dự trữ quốc gia cứu trợ, viện trợ hoặc nhập lương thực viện trợ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Dự trữ quốc gia khu vực lập dự toán chi phí, Cục Dự trữ quốc gia tổng hợp, gửi Cục Quản lý giá thẩm định, trình Bộ Tài chính quyết định mức phí để thực hiện nhiệm vụ được giao. Căn cứ mức phí Bộ Tài chính quy định, Cục Dự trữ quốc gia cấp kinh phí cho đơn vị thực hiện nhiệm vụ được giao, từ dự toán ngân sách Nhà nước giao hàng năm và dự toán được giao bổ sung.
Theo đó phí nhập thóc là 91.000 đồng/tấn, phí xuất thóc là 81.000 đồng/tấn, phí nhập gạo là 101.000 đồng/tấn, phí xuất gạo là 92.000 đồng/tấn. Trong chi phí này bao gồm cả chi phí vận chuyển, bốc dỡ, kiểm nghiệm, tuyên truyền..
- Vốn mua lương thực dự trữ quốc gia: Việc cấp vốn mua lương thực dự trữ quốc gia từ ngân sách Nhà nước thực hiện theo quy định tại quyết định số 42/2004/QĐ-BTC ngày 22/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy định về chi ngân sách Trung ương bằng hình thức lệnh chi tiền. Căn cứ Quyết định giao kế hoạch mua lương thực của cấp có thẩm quyền; văn bản phê duyệt giá mua của Bộ trưởng Bộ Tài chính, báo cáo của Cục Dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính cấp tạm ứng 70% kế hoạch vốn mua tăng lương thực dự trữ quốc gia theo chỉ tiêu Nhà nước giao. Số còn lại được cấp theo tiến độ mua hàng trên cơ sở báo cáo tiến độ của Cục Dự trữ quốc gia. Sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của lệnh chi tiền, Kho bạc Nhà nước thực hiện xuất quỹ ngân sách, chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của Dự trữ quốc gia khu vực mở tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. Căn cứ vào Uỷ nhiệm chi của Dự trữ quốc gia khu vực, Kho bạc Nhà nước thực hiện chuyển trả cho các tổ chức, cá nhân theo đề nghị của đơn vị. Dự trữ quốc gia khu vực tự chịu trách nhiệm về quyết định chi tiêu của mình và thực hiện quyết toán với Cục Dự trữ quốc gia sau khi thực hiện xong kế hoạch mua lương thực dự trữ.
Các đơn vị Dự trữ quốc gia khu vực chỉ được thanh toán vốn mua lương thực dự trữ quốc gia khi có đủ các điều kiện sau:
- Hợp đồng mua hàng dự trữ quốc gia;
- Hàng hoá dự trữ quốc gia đã nhập kho đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng, có đầy đủ hoá đơn, chứng từ;
- Biên bản thanh lý hợp đồng hoặc bảng kê chứng từ nhập kho có chữ ký của Thủ trưởng đơn vị đối với trường hợp mua trực tiếp tại cửa kho không qua đấu thầu;
- Quyết định chuẩn chi của Giám đốc Dự trữ quốc gia khu vực hoặc người được uỷ quyền.
Trường hợp thanh toán thuế giá trị gia tăng, Dự trữ quốc gia khu vực được thực hiện khi trong hợp đồng đã ký ghi rõ đầy đủ mã số thuế, thuế suất ghi
trên hoá đơn thuế giá trị gia tăng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành; có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và xác nhận thuế đã nộp hàng năm của Cơ quan thuế.
Vốn mua không sử dụng hết, Dự trữ quốc gia khu vực phải nộp ngay vào tài khoản của Cục Dự trữ quốc gia mở tại kho bạc Nhà nước; nếu thiếu, báo cáo Cục Dự trữ quốc gia để kiến nghị Bộ Tài chính bổ sung kịp thời.
* Trường hợp xuất bán lương thực luân phiên đổi hàng, Dự trữ quốc gia khu vực phải thu tiền trước, xuất hàng sau. Sau 03 ngày kể từ ngày thu, tiền bán hàng phải nộp vào tài khoản của Cục Dự trữ quốc gia mở tại Kho bạc Nhà nước; không được phép giữ lại tiền đã thu của khách hàng tại tài khoản đơn vị.
2.2.2.3. Thực trạng cơ sở vật chất kĩ thuật và công cụ bảo quản
Lương thực là sản phẩm dùng cho người và gia súc, chứa nhiều chất dinh dưỡng như: Guluxit, lipit, protit, vitamin, chất khoáng…Do vậy trong quá trình
bảo quản rất dễ bị hư hại do các quá trình sinh hoá xảy ra như: hô hấp, ôxy hoá…hoặc do sinh vật, côn trùng, chim, chuột phá hoại. Bởi vậy cơ sở vật chất, công cụ và kỹ thuật bảo quản là yếu tố đóng vai trò cực kì quan trọng nhằm hạn chế tối đa các quá trình tác động làm tổn hại đến số lượng cũng như chất lượng lương thực dự trữ tại cục.
Trong những năm qua ngành dự trữ đã bảo quản được hàng triệu tấn lương thực đảm bảo an toàn về số lượng như chất lượng đáp ứng nhu cầu toàn xã hội. Tuy nhiên do bảo quản với số lượng lớn và thời gian dài nên trong quá trình bảo quản mặt hàng lương thực DTQG cũng không tránh khỏi những hao hụt, mất mát làm giảm về chất lượng lương thực bả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20466.doc