MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA CÁC NHTM 3
I. Những vấn đề cơ bản về thị trường ngoại hối 3
1. Khái niệm về thị trường ngoại hối 3
2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối 4
2.1. Thị trường ngoại hối mang tính chất quốc tế cao 4
2.2. Thị trường ngoại hối hoạt động không ngừng 5
3. Thành viên tham gia vào thị trường ngoại hối 5
3.1. Những nhà tạo giá sơ cấp 5
3.2. Những nhà tạo giá thứ cấp 6
3.3. Những nhà chấp nhận giá 7
3.4. Những nhà cung cấp dịch vụ tư vấn 7
3.5. Những nhà môi giới hưởng hoa hồng 8
3.6. Những nhà đầu cơ 8
3.7. Ngân hàng trung ương 8
4. Hàng hoá của thị trường ngoại hối 8
5. Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của thị trường ngoại hối 8
5.1. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối giao ngay 8
5.2. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ Acbit 10
5.3. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối kỳ hạn 11
5.4. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ theo hợp đồng tương lai 13
5.5. Nghiệp vụ kinh doanh hoán đổi tiền tệ 14
5.6. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ theo hợp đồng quyền chọn 16
II. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại (NHTM) 17
1. Ngân hàng thương mại và hoạt động kinh doanh của NHTM 17
1.1. Khái niệm về NHTM 17
1.2. Các hoạt động cơ bản của NHTM 18
2. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM. 18
2.1. Khái niệm 18
2.2. Đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngoại tệ 19
2.3. Các rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ mà NHTM gặp phải 20
2.3.1. Rủi ro do biến động tỷ giá 21
2.3.2. Rủi ro tín dụng 22
2.3.3. Rủi ro thanh toán 23
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM. 23
3.1. Những nhân tố từ nội tại bản thân ngân hàng 23
3.2. Chính sách quản lý ngoại hối quốc gia 24
3.3. Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái 26
3.4. Sự phát triển của thị trường ngoại hối 27
3.5. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội 27
4. Các cơ sở đánh giá hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM 28
4.1. Đối với bản thân ngân hàng 28
4.1.1. Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng 28
4.1.2. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ là công cụ để các ngân hàng phòng ngừa rủi ro hối đoái. 29
4.1.3. Thúc đẩy hoạt động cho vay ngoại tệ 30
4.1.4. Thúc đẩy công tác thanh toán quốc tế 30
4.2. Đối với nền kinh tế 31
5. Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại tệ đối với NHTM 32
5.1. Đối với bản thân ngân hàng 32
5.2. Đối với nền kinh tế 33
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 34
I. Khái quát về tình hình kinh doanh của sở giao dịch I-NHĐT&PTVN 34
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch I-NHĐT&PTVN 34
2. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch 35
3. Kết quả hoạt động của Sở giao dịch I trong thời gian vừa qua 37
3.1. Công tác huy động vốn 38
3.2. Công tác sử dụng vốn 40
3.3. Công tác kinh doanh ngoại tệ 42
3.4. Công tác thanh toán quốc tế 42
4. Đánh giá chung về tình hình kinh doanh của Sở giao dịch I trong thời gian qua 42
II. Thực trạng kinh doanh ngoại tệ tại Sở giao dịch I -NHĐT&PTVN 45
1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của SGDI 45
2. Các hoạt động chủ yếu trong kinh doanh ngoại tệ của Sở giao dịch I 46
2.1. Hoạt động cho vay ngoại tệ. 46
2.2. Hoạt động mua bán ngoại tệ 46
2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế 49
3. Đánh giá về thực trạng kinh doanh mua bán ngoại tệ của SGD I 50
3.1. Kết quả đạt được 50
3.1.1. Đạt được mục đích về lợi nhuận 51
3.1.2. Đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng và mở rộng mối quan hệ 55
3.1.3. Tăng cường hiệu quả cho vay 56
3.1.4. Thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế 57
3.2. Hạn chế trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Sở giao dịch I 58
3.2.1. Các nghiệp vụ kinh doanh còn đơn điệu 58
3.2.2. Nguồn mua ngoại tệ của Sở giao dịch còn hạn chế 59
3.2.3. Một số tồn tại khác 59
3.3. Nguyên nhân của các hạn chế trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại SGD I 59
3.3.1. Nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ 59
3.3.2. Nguyên nhân chủ quan từ chính bản thân ngân hàng. 61
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI SỞ GIAO DỊCH I-NHĐT&PTVN 63
I. Phương hướng phát triển kinh doanh ngoại tệ của Sở giao dịch I - NHĐT&PTVN 63
1. Phương hướng chung về hoạt động kinh doanh của SGD I 63
1.1. Lành mạnh hoá và nâng cao năng lực tài chính 63
1.2. Cải thiện cơ cấu tài sản Nợ- Có 63
1.3. Dịch vụ và công nghệ ngân hàng 64
1.4. Công tác tổ chức đào tạo cán bộ 65
2. Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của SGD I 65
II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Sở giao dịch I - NHĐT&PTVN 66
1. Đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ 66
2. Đa dạng hoá các loại ngoại tệ trong kinh doanh 69
3. Xây dựng chính sách khách hàng tại SGD I cho kinh doanh ngoại tệ 69
4. Đầu tư hiện đại hoá cơ sở vật chất, công nghệ ngân hàng cho SGD I 72
5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh ngoại hối. 73
5.1. Nâng cao trình độ quản lý 74
5.2. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về chuyên môn 74
6. Thực hiện tốt một số nguyên tắc trong kinh doanh ngoại tệ 75
6.1. Ngân hàng cần thực hiện nguyên tắc mua đủ bán hết 76
6.2. Nguyên tắc tìm đường thoát trước khi tạo ra trạng thái ngoại tệ 76
7. Mở rộng và phát triển các hoạt động có liên quan đến kinh doanh ngoại tệ. 77
7.1. Hoạt động thanh toán quốc tế 77
7.2. Hoạt động cho vay ngoại tệ 78
III. Một số kiến nghị 79
1. Đối với Chính phủ 79
1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho kinh doanh ngoại tệ 79
1.2. Cơ chế tỷ giá linh hoạt có sự điều chỉnh của Nhà nước 80
1.3. Hình thành và vận hành tốt thị trường ngoại hối 82
1.4. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế 83
2. Đối với Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (NHĐT&PTVN) 84
2.1. Về quy trình mua bán ngoại tệ giữa Hội sở chính và các chi nhánh 84
2.2. Triển khai kịp thời, hướng dẫn cụ thể các văn bản của Chính phủ, của ngành về quản lý ngoại hối và kinh doanh ngoại tệ 85
2.3. Thực hiện chương trình kiểm tra, kiểm sát và nâng cao trình độ nghiệp vụ 86
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2428 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
íêt kiệm, hiệu quả, đảm bảo an toàn nguồn vốn thanh toán, thúc đẩy mạnh thực hiện việc kinh doanh tiền tệ nhằm tăng thêm thu nhập cho ngân hàng. Đến 31/12/2001, nguồn vốn huy động là 7390 tỷ, tăng 24,6 % so với 31/12/2000(*). Trong đó huy động vốn dân cư tăng 20,4%, tiền gửi khách hàng tăng 31,5%, giữ vững thị phần huy động vốn của Sở giao dịch, góp phần tạo một nền vốn tương đối ổn định cho hoạt động ngân hàng (trong đó chi nhánh Gia Lâm nguồn vốn huy động là 375 tỷ đồng, chiếm 5,1% tổng nguồn vốn huy động của Sở và tăng 128,66 % so với cuối năm 2000). Trong năm, cùng với cả hệ thống, Sở giao dịch I đã thực hiện phát hành trái phiếu đợt 3 năm 2001 với tổng số huy động được gần 397 tỷ VND (USD là 93,4%), chiếm gần 30% (*) số trái phiếu huy động đợt 3 của toàn ngành, đưa số dư huy động trái phiếu đạt hơn 1.265 tỷ VND (bao gồm cả ngoại tệ quy đổi), tăng 5,2% so với đầu năm, cải thiện cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn huy động. Đạt được kết quả trên là do thực hiện mở rộng mạng lưới huy động, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, mang tính cạnh tranh, cải tiến phương thức phục vụ khách hàng theo hướng khép kín các dịch vụ ngân hàng, làm tốt công tác Marketing khách hàng.
Đến 31/12/2002, tổng nguồn vốn huy động đạt tài sản 8.515 tỷ VND, tăng 21,3%(**) so với 31/12/2001, đến 31/9/2003 đạt 9501 tỷ đồng, tăng 986 tỷ so với cuối năm 2002 (tăng 11,58%) chủ yếu là tăng ở tiền huy động từ dân cư (777 tỷ), tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm 361 tỷ so với cuối năm trước(***). Tỷ trọng nguồn vốn huy động trung dài hạn trong nguồn vốn huy động chiếm 63,6% cuối năm 2002 và là 68,93% vào 31/9/2003; tỷ trọng VND trong tổng huy động cuối năm 2002 chiếm 53,92% và 55,42% vào 31/9/2003. Thanh toán lãi suất trái phiếu an toàn, chính xác, đảm bảo đúng cam kết với người dân.
(*): Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2001 SGD I-NHĐT&PTVN.
(**): Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002 và quý I năm 2003 SGD I-NHĐT&PTVN.
(***) Tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ 9 tháng đầu năm 2003
Như vậy tổng nguồn vốn huy động qua các năm đều tăng. Việc đưa ngoại tệ vào trong hoạt động kinh doanh đã ngày càng tăng lên. Tính đến ngày 31/12/2002 tổng vốn đã huy động được là 8515 tỷ đồng (bao gồm cả VNĐ), tăng so với năm 2001 là 1125 tỷ đồng và chiếm khoảng 15%(**) trong toàn hệ thống NHĐT&PTVN. Đặc biệt nguồn vốn ngoại tệ tăng nhanh qua các năm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại, đặc biệt là công tác cho vay và kinh doanh ngoại tệ của Sở giao dịch I.
Qua bảng trên ta thấy vốn điều chuyển của NHĐT&PTVN cho Sở giao dịch bằng ngoại tệ là hầu như không có. Sở đã tự cân đối ngoại tệ trong hoạt động hàng ngày thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ. Việc kinh doanh ngoại tệ của Sở giao dịch đã tạo điều kiện đáp ứng đủ số ngoại tệ phục vụ khách hàng, ngoài ra còn đảm bảo ngoại tệ để phục vụ cho các hoạt động liên quan đến ngoại tệ như: cung cấp ngoại tệ cho Phòng tín dụng để thực hiện cho vay, thanh toán bằng ngoại tệ. Bên cạnh đó, Sở cũng tiến hành huy động vốn bằng ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế, cá nhân… nên trong thời gian vừa qua, mặc dù là một đơn vị hạch toán phụ thuộc nhưng Sở đã tự chủ trong việc đảm bảo trạng thái ngoại tệ không nhận vốn điều chuyển bằng ngoại tệ từ Hội sở chính.
3.2. Công tác sử dụng vốn.
Với mục tiêu: “Tăng trưởng tín dụng, đảm bảo yêu cầu về chất lượng tín dụng, lấy chất lượng làm trọng và phù hợp với cơ chế quản lý giám sát của ngân hàng”, Sở giao dịch I đã có chủ trương mở rộng hoạt động cho vay đối với mọi đối tượng khách hàng thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Nhờ có nguồn vốn dồi dào, Sở giao dịch I đã đẩy mạnh cho vay và đầu tư. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, Sở đang tiến hành mở rộng hoạt động tín dụng ngoại tệ với các loại ngoại tệ đa dạng để phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Tính đến ngày 31/12/2001, dư nợ bằng nội tệ đạt 2.975 tỷ đồng, chiếm 51,25% tổng dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ (quy đổi sang VND) đạt 2.829 tỷ đồng, chiếm 48,75% tổng dư nợ (5804 tỷ đồng)(*).
Tính đến ngày 31/12/2002, tổng dư nợ và cho vay của Sở giao dịch I đã đạt được 6289 tỷ đồng, tăng 485 tỷ đồng so với 31/12/2001. Trong đó, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ là 1572,5 tỷ đồng (quy đổi), tăng 527,7 tỷ đồng (quy đổi) (**), tập trung chủ yếu ở các Tổng công ty lớn, các công ty có uy tín trong nền kinh tế như: Công ty xăng dầu Petrolimex, Vina giầy, các công ty xuất nhập khẩu…
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn của Sở giao dịch I giai đoạn 2000-2002.
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tổng dư nợ cho vay
4560
100%
5224
100%
6289
100%
Bằng VND
3575, 04
78,4%
4180
80%
4717,5
75%
Bằng ngoại tệ
984,96
21,6%
1044
20%
1572,5
25%
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2000-2002).
Tuy nhiên, trong cho vay hàng tài trợ xuất nhập khẩu thì chủ yếu là cho vay nhập khẩu, vì hiện nay khách hàng là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu quan hệ với Sở giao dịch I chủ yếu là các doanh nghiệp nhập khẩu mà rất ít doanh nghiệp xuất khẩu. Trong khi huy động vốn ngày càng tăng nhưng cho vay bằng ngoại tệ thì tăng không đáng kể. Các doanh nghiệp không mặn mà lắm với việc sử dụng ngoại tệ trong hoạt động kinh doanh của mình. Có nhiều lý do, song nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi tỷ giá và lãi suất liên tục của ngoại tệ làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn và có nhiều rủi ro khi sử dụng ngoại tệ. Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ nhưng họ không vay ngoại tệ mà họ vay VND sau đó mua ngoại tệ. Đây là vấn đề đựơc đặt ra với các nhà quản lý trong việc mở rộng hoạt động tín dụng bằng ngoại tệ.
Ngoài việc thực hiện cho vay bằng hình thức cấp tín dụng Sở giao dịch I còn thực hiện nhiều các nghiệp vụ kinh doanh khác như tài trợ, mở L/C, bảo lãnh. tư vấn đầu tư… Đây cũng là những nghiệp vụ cơ bản của Sở giao dịch trong thời gian vừa qua và cũng đem lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng.
3.3. Công tác kinh doanh ngoại tệ.
Trong năm 2002, thị trường ngoại tệ có nhiều biến động. Sở giao dịch đã chủ động khai thác ngoại tệ trên cơ sở tăng cường các biện pháp nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, đặc biệt là mua bán ngoại tệ có kỳ hạn. Năm 2002, Sở giao dịch đã mua bán hơn 400 triệu USD và các loại ngoại tệ khác như JPY, EUR… đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ thanh toán của các khách hàng nhập khẩu có quan hệ gửi vay tại Sở và một số ngân hàng thuộc hệ thống NHĐT&PTVN. Doanh số mua bán ngoại tệ tăng đều qua các năm và mang lại số lợi nhuận đáng kể cho Sở giao dịch. Năm 2001, lợi nhuận đạt được là 4686 triệu VND, năm 2002 lợi nhuận đạt được là 5011 triệu VND.
3.4. Công tác thanh toán quốc tế.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển đã tạo điều kiện mở rộng các nghiệp vụ thanh toán quốc tế như: L/C hàng xuất, L/C hàng nhập … Năm 2002, các hoạt động thanh toán quốc tế đều có tốc độ tăng trưởng đáng kể. Dịch vụ khác như Visa card, Master card cũng đều đạt được những thành công đáng kể.
Lợi nhuận thu được từ hoạt động thanh toán quốc tế chiếm 7% trong tổng lợi nhuận của Sở. Hiện nay, Sở giao dịch đang nghiên cứu xây dựng kế hoạch tiếp cận, giới thiệu rộng rãi các sản phẩm dịch vụ mới đối với khách hàng, phát triển các dịch vụ ngân hàng quốc tế như chuyển tiền, thực hiện chiết khấu chứng từ, thẻ ATM. …
Với nhiều biện pháp tích cực khơi nguồn vốn, đẩy mạnh cho vay, tăng trưởng dư nợ lành mạnh, phát triển đa dạng các nghiệp vụ, mở rộng mạng lưới khách hàng nên trong thời gian vừa qua SGD đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần vào sự phát triển chung của toàn hệ thống NHĐT&PTVN và thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam.
4. Đánh giá chung về tình hình kinh doanh của Sở giao dịch I trong thời gian qua.
Với những cố gắng vô cùng to lớn Sở giao dịch I đã đạt được những thành công đáng kể. Không chỉ trong lĩnh vực ngoại tệ mà toàn bộ hoạt động kinh doanh của Sở cũng đạt được những thành công rất lớn. Trong báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I năm 2002 đã cho thấy kết quả mà Sở giao dịch đã đạt được trong thời gian và qua là do sự cố gắng của toàn thể Ban lãnh đạo cùng với ý thức chấp hành tốt nội quy công việc của các nhân viên.
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I trong 3 năm từ 1999-2001.
Đơn vị : Triệu VNĐ.
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
I. Tiền gửi khách hàng
3.158.360
5.243.378
7.390.112
8.515.213
1. Tiền gửi khách hàng
589.927
1.484.994
2.153.133
2.365.521
-Tiền gửi không kỳ hạn
261.675
422.061
333.032
756.046
- Tiền gửi có kỳ hạn.
328.252
1.062.933
1.820.101
1.609.475
2. Tiền gửi dân cư.
2.271.330
3.727.047
5.040.486
5.956.357
- Tiết kiệm
1.564.148
1.916.384
2.549.607
2.954.235
- Kỳ phiếu
467.144
727.958
951.889
1.102.584
- Trái phiếu
540.068.
1.082.705
1.538.990
1.899.538
3. Huy động khác.
32.603
31.337
196.493
193.335
II. Tín dụng
4.059.271
4.560.162
5.223.826
6.289.156
1. Cho vay ngắn hạn
564.800
938.288
1.310.429
1.563.256
2. Cho vay trung, dài hạn TM
546.915
727.964
1.813.109
2.014.213
3. Cho vay KHNN
2.146.923
2.490.268
1.026.498
968.247
4. Cho vay uỷ thác, ODA
409.989
356.343
387.955
412.986
5. Cho vay các tổ chức khác.
9.965
42.899
381.097
524.367
6. Cho vay đồng tài trợ
380.679
6.400
304.738
806.087
III. Chỉ tiêu khác
- Thu dịch vụ
9.676
13.511
18.755
22.945
- Tổng tài sản
4.794.751
6.580.054
7.858.329
9056.478
(Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh giai đoạn 1999- 2002).
Cùng với sự phát triển kinh tế thì hoạt động của Sở giao dịch cũng ngày càng có hiệu quả hơn. Tốc độ huy động vốn - nghiệp vụ chính của ngân hàng đã có sự tăng lên đáng kể. Năm 2001, số lượng vốn huy động được đã tăng lên gấp đôi năm 1999. Hoạt động tín dụng của SGD cũng ngày càng được mở rộng hơn, chất lượng hiệu quả hơn. Các hình thức cho vay của SGD năm 2001 đã tăng gấp đôi so với năm 1999, có thể nói đây là những nỗ lực hết mình của cán bộ nhân viên ngân hàng, của ban lãnh đạo SGD. Với tinh thần phục vụ và thái độ phục vụ hết sức chu đáo đã đảm bảo đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên bên cạnh đó thì SGD cũng gặp không ít khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, mạng truyền tin cũng như việc thực hiện các nghiệp vụ mới của Sở giao dịch. Trình độ cán bộ đôi khi còn chưa theo kịp với những đòi hỏi trong qua trình giao dịch với khách hàng. Với một đội ngũ cán bộ trẻ SGD muốn tiếp tục đi lên và bước những bước đi vững chắc trong thời gian tới thì Sở phải có nhiều cải tiến, trình độ cán bộ phải được đào tạo thêm, cần phải có thêm công nghệ thông tin mới, hiện đại để đáp ứng những sản phẩm mới, dịch vụ mới. Song song với đó là việc mở rộng địa bàn hoạt động, đảm bảo đáp ứng kịp thời những yêu cầu của khách hàng cũng như của NHĐT&PTVN và NHNN.
Trong năm 2003 Sở giao dịch I đã đề ra các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh như sau:
Nợ quá hạn ròng / tổng tài sản: 2%
ROE ( tỷ suất sinh lời /VCSH): 9%
Tổng tài sản:15000 tỷ đồng.
Cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng:
- Tín dụng : cho vay đầu tư phát triển, cho vay ngắn hạn, tiết kiệm tích luỹ, trái phiếu, kỳ phiếu, quản lý ngân quỹ…
- Thanh toán: thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, chuyển tiền nhanh, đại lý thanh toán thẻ tín dụng, séc du lịch, kiều hối…
- Phi ngân hàng: cho thuê tài chính, chứng khoán, bảo hiểm tài sản, tư vấn đầu tư dự án…
II. Thực trạng kinh doanh ngoại tệ tại Sở giao dịch I -NHĐT&PTVN (SGD I).
1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của SGDI.
Ngay từ khi mới thành lập Sở giao dịch I, hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã bắt đầu đi vào hoạt động tại Sở. Sở giao dịch I áp dụng các văn bản pháp lý sau trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Sở:
+ Nghị định số 63/1998/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý ngoại hối.
+ Nghị định số 05/2001/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối.
+ Quyết định của Thống đốc NHNN số 679/2002/QĐ-NHNN về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ.
+ Công văn của Tổng giám đốc NHĐT&PTVN số 1699/CV-NHĐTPT16 về việc thông báo hệ thống tỷ giá mua bán ngoại tệ của NHĐT&PTVN.
+ Công văn của Tổng giám đốc NHĐT&PTVN số 1388/CV-NVKD3 về việc thông báo chế độ kết hối mới theo QĐ số 46/2003/QĐ-TTg.
+ Công văn của Tổng giám đốc NHĐT&PTVN số 1734/CV-NHĐTPT16 về việc hướng dẫn hoạt động mua bán ngoại tệ.
+ Công văn của Thống đốc NHNNVN số 166/NHNN-QLNH về việc bán ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nên kinh tế.
+ Quyết định của Thống đốc NHNNVN số 1081/2002/QĐ-NHNN về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
+ Quyết định của Tổng giám đốc NHĐT&PTVN số 3251/QĐ-NVKD3 về việc giao trạng thái ngoại tệ kinh doanh trong ngày.
+ Quyết định của Tổng giám đốc NHĐT&PTVN số 1249/QĐ-NVKD3 về việc ban hành Quy trình mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng.
Như vậy, căn cứ trên các văn bản pháp lý nêu trên, cùng với một số văn bản bổ sung, thông tư hướng dẫn, và các biểu mẫu thực hiện, mục tiêu của SGD I trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ là:
- Thống nhất các thủ tục trong nghiệp vụ mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng của NHĐT&PTVN;
- Phân định rõ mối quan hệ và trách nhiệm giữa các bộ phận có liên quan trong các giao dịch mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng;
- Đảm bảo trạng thái ngoại tệ hàng ngày theo quy định của NHĐT&PTVN để hạn chế rủi ro do biến động của tỷ giá;
- Đáp ứng nhanh chóng, thuận lợi nhất nhu cầu thanh toán, mua bán ngoại tệ của khách hàng, góp phần nâng cao chất lượng trong việc cung cấp dịch vụ để thu hút khách hàng;
- Góp phần mở rộng, nâng cao mạng lưới khách hàng, tăng cường tiếp cận và thắt chặt mối quan hệ với ngân hàng nước ngoài;
- Thực hiện đúng quy định của NHNN về dự trữ ngoại tệ, tỷ lệ kết hối ngoại tệ của khách hàng với SGD I.
2. Các hoạt động chủ yếu trong kinh doanh ngoại tệ của Sở giao dịch I.
2.1. Hoạt động cho vay ngoại tệ.
Khi SGD I hoạt động kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả, ngân hàng có trạng thái ngoại tệ dư thừa thì ngân hàng sẽ tiến hành cho vay ngoại tệ đối với tất cả các khách hàng có nhu cầu ngoại tệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật của họ như:
+ Hoạt động đầu tư xây dựng ra nước ngoài.
+ Nhập khẩu hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước.
2.2. Hoạt động mua bán ngoại tệ.
Hoạt động mua bán ngoại tệ do bộ phận mua bán ngoại tệ của Phòng nguồn vốn kinh doanh phụ trách. Đây là một hoạt động kinh doanh lớn, nhằm thu hút lượng ngoại tệ trôi nổi trên thị trường chưa sử dụng đồng thời đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của các tổ chức cá nhân cho hoạt động kinh doanh của họ, góp phần thực hiện tốt chính sách quản lý ngoại hối, chế độ tỷ giá hối đoái của Chính phủ và thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc dân. Nhờ việc mua ngoại tệ vào với tỷ giá thấp và bán ra với tỷ giá cao, SGD I thu được lợi nhuận đáng kể từ sự chênh lệch giá này. Ngoài ra, hoạt động mua bán ngoại tệ của SGD I còn cung cấp cho phòng tín dụng có đủ số ngoại tệ phục vụ nhu cầu của khách hàng, đảm bảo hoạt động thanh toán quốc tế của Sở hoạt động có hiệu quả hơn. Hoạt động mua bán ngoại tệ diễn ra liên tục, đan xen trong ngày nhưng SGD I phải đảm bảo cân đối trạng thái ngoại tệ cuối ngày theo quy định để hạn chế rủi ro do biến động của tỷ giá.
2.2.1. Hoạt động mua ngoại tệ.
Sở giao dịch I tiến hành mua với tất cả các đối tượng có ngoại tệ không phân biệt nguồn gốc, loại ngoại tệ. SGD I mua ngoại tệ trong hệ thống NHĐT&PTVN với số lượng lớn, tỷ giá thoả thuận trong từng lần giao dịch và thường thấp hơn so với tỷ giá trên thị trường ngoại tệ chính thức. Khi có nhu cầu mua ngoại tệ, SGD I phải làm tờ trình lên NHĐT&PTTW.
Bên cạnh đó, Sở giao dịch I mua ngoại tệ từ các NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ chủ yếu để đảm bảo số ngoại tệ phục vụ khách hàng. Tỷ trọng mua bán với các ngân hàng khách chiếm 40-50% doanh số mua bán ngoại tệ của Sở. Việc cho phép Sở được mua bán ngoại tệ với các chi nhánh ngân hàng ngoài hệ thống đã giúp Sở chủ động cho việc tìm kiếm nguồn mua ngoại tệ. Nhưng các chi nhánh trong cùng hệ thống thì không được phép mua bán ngoại tệ với nhau mà muốn có ngoại tệ phải thông qua Hội sở chính. Thông qua mạng Internet, điện thoại, fax, các ngân hàng thoả thuận tỷ giá giao dịch với nhau và tỷ giá này không vượt quá tỷ giá do NHNN quy định.
Nguồn mua ngoại tệ không kém phần quan trọng là mua ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế mà đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp có quy mô lớn, có uy tín trên thị trường. Nguồn mua ngoại tệ từ các tổ chức được chia làm hai loại:
+ Thứ nhất, là các doanh nghiệp có tài khoản ngoại tệ tại Sở giao dịch. Đây là các khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu, song chỉ có một vài đơn vị xuất khẩu là khách hàng của Sở, mà chủ yếu là các khách hàng có hoạt động nhập khẩu nên nguồn mua ngoại tệ từ các tổ chức này còn nhỏ.
+ Thứ hai, là cá nhân có tài khoản ngoại tệ tại các ngân hàng khác, các khách hàng này chủ yếu bán ngoại tệ cho Sở giao dịch theo tỷ giá thoả thuận nhưng không vượt quá tỷ gía bán ra của ngoại tệ đó vào ngày giao dịch. Sở giao dịch có quan hệ tốt với các công ty, tổng công ty có doanh số hoạt động lớn nên đây là nguồn mua ngoại tệ quan trọng.
Nguồn mua ngoại tệ cuối cùng là các cá nhân có quan hệ mua bán ngoại tệ tiền mặt với Sở giao dịch I. Sở mua tất cả các loại ngoại tệ tiền mặt tự do chuyển đổi như: EUR, GBP, JPY…mà không phân biệt nguồn gốc, số lượng, tỷ giá mua là tỷ giá ngoại tệ tiền mặt được niêm yết công khai ở các quỹ tiết kiệm và các đại lý thu đổi tiền mặt của Sở. Tuy nhiên, số lượng ngoại tệ mua được ở đây là rất thấp chỉ chiếm khoảng 2-3% doanh số mua và chủ yếu mua của người không cư trú. Đồng thời, Sở mua ngoại tệ của người thụ hưởng kiều hối từ nước ngoài chuyển về song với số lượng không lớn.
2.2.2. Hoạt động bán ngoại tệ.
Hoạt động bán ngoại tệ là một nghiệp vụ kinh doanh thu lợi nhuận từ việc chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra. Trước đây, do tình hình ngoại tệ, đặc biệt là đồng USD khan hiếm nên NHĐT&PTVN đã quy định tất cả các chi nhánh không được phép bán ngoại tệ ra ngoài hệ thống với mục tiêu là hỗ trợ nguồn ngoại tệ cho các chi nhánh trong hệ thống. Đến những năm gần đây, nền kinh tế phát triển, xu hướng mở cửa và hội nhập kinh tế được mở rộng nên tình trạng khan hiếm đồng USD đã giảm xuống. NHĐT&PTVN đã nới lỏng quy định của mình và cho phép một số chi nhánh được quyền bán ngoại tệ ra ngoài hệ thống, mà đặc biệt là Sở giao dịch I, điều này đã đem lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng
Do hiện nay khách hàng của SGD I là các doanh nghiệp nhập khẩu không nhiều nên việc bán ngoại tệ cho các đơn vị kinh tế này là không lớn, mà nguồn bán ngoại tệ chủ yếu của Sở vẫn là các ngân hàng khác. Sở giao dịch I quan hệ với tất cả các NHTM trong cả nước. Việc bán ngoại tệ trong cùng hệ thống với mục tiêu là hỗ trợ số ngoại tệ thiếu mà lợi nhuận thu được không là bao. Sở giao dịch I thu lợi nhuận chủ yếu từ hoạt động bán ngoại tệ ra ngoài hệ thống theo nguyên tắc mua ở nơi rẻ nhất và bán ở nơi đắt nhất.
Trong việc bán ngoại tệ, Sở thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, chỉ bán ngoại tệ cho khách hàng để thanh toán hợp đồng khi đến hạn, trả nợ vay ngân hàng, nợ vay nước ngoài, phí vận tải bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu và mua ngoại tệ để mở thư tín dụng, nhu cầu ngoại tệ để đi du lịch, đi du học nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ tích trữ ngoại tệ trong một số bộ phận dân cư và hạn chế tình trạng “đô la hoá” nền kinh tế. Sở chỉ bán cho các cá nhân được phép xuất ngoại. Tuyệt đối Sở không bán ngoại tệ giao ngay cho khách hàng khi chưa có nhu cầu thanh toán ngay.
Số lượng ngoại tệ bán ra của Sở có giới hạn và tuân theo quy định của thông tư 01/1999/Tt-NHNN của thống đốc NHNN. Các loại ngoại tệ giao dịch của Sở gồm USD, EUR, JPY… trong đó, USD chiếm vị trí chủ yếu và thường xuyên trong các giao dịch hàng ngày của Sở.
Việc mua bán ngoại tệ của Sở giao dịch là một lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ lớn, các giao dịch mua bán ngoại tệ diễn ra trên thị trường liên ngân hàng là chủ yếu. Lợi nhuận do hoạt động này mang lại chiếm 10% trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Hoạt động mua bán ngoại tệ tạo điều kiện để kinh doanh ngoại tệ phát triển, là động lực chính thúc đẩy các hoạt động khác cùng phát triển, mở rộng mạng lưới khách hàng và có điều kiện nâng cao uy tín của ngân hàng.
2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế.
Hoạt động thanh toán quốc tế bằng ngoại tệ có liên quan trực tiếp và mật thiết với hoạt động kinh doanh ngoại tệ và là hoạt động chủ yếu trên thị trường ngoại liên ngân hàng. Hai hoạt động này hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Cùng với chính sách mở cửa của nền kinh tế, tận dụng những lợi thế so sánh của quốc gia trong nhập khẩu và khai thác những ưu thế trong nước để xuất khẩu giúp phát triển kinh tế xã hội, kim nghạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng lên rõ rệt, thâm hụt cán cân thương mại giảm dần, công nợ nước ngoài dần được thanh toán hoặc đã có những giải pháp thích hợp. Môi trường luật pháp và kinh doanh cho hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã làm tăng nhanh số doanh nghiệp mới được thành lập, tham gia vào hoạt động kinh tế. Muốn cho việc thanh toán hàng xuất nhập khẩu và việc lưu chuyển vốn ngoại tệ giữa trong nước và nước ngoài được diễn ra thuận lợi, an toàn, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí thì các tổ chức, cá nhân phải thực hiện mua bán, vay ngoại tệ tại ngân hàng và thực hiện chuyển khoản, mở L/C hàng xuất, L/C hàng nhập …và sử dụng dịch vụ chuyển ngoại tệ qua hệ thống ngân hàng.
Như vậy đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại SGD I là yếu tố quan trọng góp phần đáp ứng nhu cầu ngoại tệ ngày càng cao của khách hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế, tăng thu nhập từ dịch vụ này cho SGD I. Ngược lại, khi hoạt động thanh toán quốc tế tại SGD I phát triển thì sẽ thu hút được lượng khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư đến với Sở càng nhiều, và khách hàng sẽ tăng nhu cầu vay, mua bán ngoại tệ ngay tại Sở, giúp Sở thu lợi nhuận từ chênh lệch giá và mở rộng mạng lưới khách hàng, nâng cao uy tín và chất lượng dịch vụ.
3. Đánh giá về thực trạng kinh doanh mua bán ngoại tệ của SGD I.
3.1. Kết quả đạt được.
Với ý thức phấn đấu tạo bước nhảy vọt trong hoạt động dịch vụ, trở thành một ngân hàng kinh doanh đa năng, tổng hợp, Sở giao dịch I với những cố gắng của mình đã góp phần tạo nguồn ngoại tệ chuyển đổi phục vụ cho nhu cầu tăng trưởng tín dụng và thanh toán quốc tế. Trong tình hình hiện nay, cung cầu ngoại tệ trên thị trường khó khăn và biến động phức tạp, Sở giao dịch I đã và đang áp dụng tìm kiếm nguồn ngoại tệ mua vào để hỗ trợ các mặt hoạt động khác của Sở. Sở phát triển và duy trì tốt mối quan hệ mua bán ngoại tệ với các ngân hàng trong và ngoài nước, các địa phương đơn vị làm hàng xuất khẩu trên toàn quốc để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng với giá cạnh tranh. Hoạt động mua bán ngoại tệ của SGD I chiếm một vị trí hết sức quan trọng và là nơi cung cấp ngoại tệ lớn cho toàn bộ các chi nhánh thuộc hệ thống NHĐT &PTVN. Với những nỗ lực trên Sở đã đạt được những kết quả khả quan, đáng khích lệ.
Bên cạnh đó SGD I còn bộc lộ một số mặt yếu kém, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn chưa cao chủ yếu do: khả năng cân đối ngoại tệ còn yếu do chưa tạo được nền khách hàng vững chắc và hợp lý; tính chủ động của SGD I trong mua bán ngoại tệ chưa cao do chưa coi đây là hoạt động kinh doanh quan trọng; Sở mới chú ý đến tài trợ hàng nhập, chưa quan tâm đến tài trợ hàng xuất và các hoạt động dịch vụ để tạo nguồn ngoại tệ, còn ỷ lại vào cân đối ngoại tệ nói chung của toàn hệ thống. Trong chỉ đạo điều hành, đôi khi lãnh đạo Sở còn thiếu cụ thể, thiếu các biện pháp kiểm tra, kiểm soát do hạn chế về nghiệp vụ, kỹ năng nhận đoán rủi ro và thiếu thông tin về thị trường.
Nhìn chung, SGD I đã có nhiều nỗ lực phát huy những thành tích, khắc phục những tồn tại yếu kém, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ, đáp ứng đòi hỏi phát triển bền vững và hội nhập quốc tế theo đề án tái cơ cấu Ngân hàng và kế hoạch kinh doanh.
3.1.1. Đạt được mục đích về lợi nhuận.
Năm 1998, cùng với việc ban hành quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN ngày 10/01/1998 về quy chế hoạt động giao dịch ngoại hối, Sở giao dịch I đã bắt đầu triển khai nghiệp vụ mới (SWAP) trong kinh doanh ngoại tệ, và thực hiện kinh doanh ngoại tệ kiếm lợi nhuận cho chính bản thân ngân hàng. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoai tệ là chênh lệch giữa tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra. Chênh lệch này càng lớn thì càng có lợi cho ngân hàng và ngược lại. Tuy có nhiều khó khăn trong cung ứng đáp ứng phục vụ khách hàng hoặc có thời điểm tỷ giá biến động bất thường, song nhìn chung hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Sở giao dịch vẫn đảm bảo an toàn và kinh doanh có lãi.
Năm 1998 cũng là năm tạo tiền đề cho nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của SGD I đi vào hoạt động ổn định và phát triển. Năm 1999, sau khi SGD I được tiến hành mua bán với các tổ chức tín dụng ngoài hệ thống, các nghiệp vụ kinh doanh mới được áp dụng và các văn bản mới về quản lý ngoại hối được ban hành thì doan