Hoạt động ngoại thương của Việt Nam trong thời kì hiện nay

PHẦN I 1

Thực trạng hoạt động ngoại thương của Việt Nam hiện nay 1

PHẦN II 5

Xu hướng và giải pháp để đẩy mạnh hoạt động ngoại thương 5

I. Mục tiêu định hướng phát triển ngoại thương Việt Nam đến năm 2005. 5

II. Một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động ngoại thương Việt Nam. 6

1.Chính sách sản phẩm. 6

2. Chính sách về thị trường. 7

3. Chính sách về thuế quan. 8

4. Chính sách tỷ giá. 9

 

 

doc10 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2782 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động ngoại thương của Việt Nam trong thời kì hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I Thực trạng hoạt động ngoại thương của Việt Nam hiện nay Từ sau khi thống nhất đất nước năm 1975 cho đến cuối thập niên 80 của thế kỉ 20, Nhà nước Việt Nam giữ độc quyền tuyệt đối về ngoại thương và các quan hệ kinh tế đối ngoại khác. Với cơ chế và chủ trương như vậy đã không thúc đẩy được sự sáng tạo của các đơn vị kinh doanh, hiệu quả sử dụng nguồn lực kinh tế trong xuất nhập khẩu không cao. Chính vì vậy, trong giai đoạn này cán cân thương mại của ta luôn mất cân đối( nhập siêu). Vì thế, Nhà nước đã phải chuyển từ giai đoạn chiến lược thay thế hàng nhập khẩu sang giai đoạn chiến lược khuyến khích xuất khẩu( sản xuất hướng ngoại), từ đó tạo động lực mới cho hoạt động ngoại thương. Giai đoạn này kéo dài từ cuối thập niên 80 cho đến nay nhằm phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế trong những hoàn cảnh mới. Chúng ta tập trung và chú trọng nhiều vào điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu bằng cách mở rộng chính sách và hình thức đầu tư, tạo điều kiện trong các qui định hành chính và cơ sở luật pháp. Trong những năm gần đây, chúng ta đã và đang tiến hành đổi mới nhiều mặt trong quá trình hội nhập: Về thuế quan: Chúng ta chỉ áp dụng thuế chủ yếu trên hàng nhập khẩu, còn với hàng xuất khẩu thì được ưu đãi với mức thuế suất không đáng kể. Chúng ta đang từng bước chuyển đổi mức thuế xuất- nhập khẩu sao cho phù hợp với yêu cầu của CEPT sau khi Việt Nam ra nhập AFTA. Về cơ chế quản lý xuất- nhập khẩu: Cho phép mọi thành phần kinh tế hợp pháp được quyền trực tiếp xuất- nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề trong giấy phép kinh doanh, vươn tới sự thống nhất trong hoạt động thương mại, không phân biệt nội thương hay ngoại thương. Về nguyên tắc: Mọi chủ thể kinh tế đều có quyền xuất- nhập khẩu mọi chủng loại hàng hoá, ngoại trừ các mặt hàng cấm xuất- nhập khẩu và một số loại hàng hoá xuất- nhập khẩu có điều kiện theo qui định của một số văn bản pháp qui. Thay đổi nhiều trong việc phân bố quota xuất khẩu: Đối với gạo, Chính phủ cấp hạn ngạch qua UBND các tỉnh, thành phố có thừa gạo để phân bổ lại cho các đầu mối xuất khẩu gạo tại địa phương. Đối với hàng dệt may tiến hành phương thức đấu thầu. Thủ tục quản lý xuất- nhập khẩu: Được đơn giản hoá nhiều, tránh gây tình trạng phiền hà, phức tạp cho người tham gia xuất- nhập khẩu, tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động ngoại thương. Giảm tối đa thời hạn quản lý hàng xuất- nhập khẩu tại hải quan bằng cách phân luồng theo thứ tự ưu tiên( luồng xanh: giải quyết xong thủ tục trong vòng 4 giờ, luồng vàng: trong 8 giờ, luồng đỏ: hơn 8 giờ nhưng không quá 72 giờ). Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu: Chính phủ quyết định thành lập quĩ thưởng xuất khẩu áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc xuất khẩu các sản phẩm mới, chất lượng cao, mở rộng thị trường và thâm nhập thị trường mới. Bên cạnh những mặt đã đạt được, Việt Nam còn vấp phải không ít khó khăn trong hoạt động ngoại thương nói chung và trong việc xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài nói riêng. Thứ nhất, các doanh nghiệp chưa đảm bảo được chất lượng hàng xuất theo hợp đồng đã kí kết. Thường chỉ có các containers đầu tiên mang tính chất chào hàng thì chất lượng được đảm bảo, nhưng do cung cách làm ăn “ ăn xổi ở thì” nên những lô hàng sau thường có chất lượng kém hơn, kết quả là phía bạn không cho chúng ta dỡ hàng mà buộc phải quay lại các cảng của Việt Nam. Một ví dụ tiêu biểu của vấn đề này là dư lượng thuốc kháng sinh trong mặt hàng tôm Việt Nam xuất sang thị trường EU đã bị từ chối nhập khiến chúng ta phải mất công đàm phán lại với phía đối tác. Cũng chính vì lý do này mà hàng Việt Nam chưa thâm nhập vào thị trường tiềm năng là thế giới ả-rập. Ngược lại, với những mặt hàng có chất lượng cao, tạo được uy tín trên thị trường quốc tế thì chúng ta do chưa nắm vững luật lệ và văn hoá kinh doanh của các nước bạn nên đã gặp không ít khó khăn trong việc phát triển và bảo vệ thương hiệu của mình dẫn đến một số doanh nghiệp đã bị mất thương hiệu của mình trên các thị trường nước ngoài như thuốc lá Vinataba, hàng may mặc của Việt Tiến, cà phê Trung Nguyên... Trong cơ chế thị trường của thời kì hội nhập, thương hiệu được coi là một tài sản quí giá cho doang nghiệp và là một công cụ cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm thì việc có một thương hiệu mạnh cũng là một trong những nhu cầu bức thiết để củng cố vị trí và sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thương hiệu chính là công cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp. Một khi thương hiệu đã được đăng kí sở hữu với các cơ quan quản lý Nhà nước thì chính nó đã trở thành một thứ tài sản vô giá. Việc sở hữu hợp pháp một thương hiệu sẽ cho phép doanh nghiệp được độc quyền kinh doanh hoặc khai thác những lợi ích do thương hiệu đó mang lại. Trên thực tế, xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang đi theo hướng “ cái ta có” chứ chưa đáp ứng được cái “ người ta cần”. Không phải ta có gạo là xuất khẩu gạo mà phải xem thị trường thế giới cần gạo gì, phẩm chất ra sao, từ đó tìm hướng thay đổi giống lúa phục vụ xuất khẩu đạt chất lượng cao... Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu và trình độ phát triển nhất định, nhưng đáng tiếc việc đầu tư cho vấn đề này của Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đều thừa nhận việc xuất khẩu hiện nay còn lệ thuộc tương đối vào thị trường trung gian. Điều đó có nghĩa là nếu không có thị trường trung gian thì sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam khó có thể đến được thị trường thứ ba và được thị trường này chấp nhận. Nguyên nhân của vấn đề này là do sản phẩm xuất khẩu của ta chưa có uy tín trên thị trường thế giới, đặc biệt chúng ta còn thiếu các kênh phân phối và tiêu thụ. Việc quảng bá sản phẩm Việt Nam ra thị trường nước ngoài hiện nay thông qua một số con đường cơ bản như: tổ chức các đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham dự trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ quốc tế, một số doanh nghiệp tự đi tìm hiểu thị trường và các đối tác kinh doanh. Thực ra, việc này rất khó vì trong một thời gian ngắn ngủi thì các doanh nghiệp sẽ không thể nào tìm hiểu được hết cả một thị trường rộng lớn. Vì thế, các doanh nghiệp cần phải có sự gợi ý, hướng dẫn, giúp đỡ của các phòng đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài. Chính vì lý do này mà hằng năm Bộ Thương mại đều tổ chức các cuộc họp giữa các Tham tán thương mại của Việt Nam ở các nước với các doanh nghiệp nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp tìm ra hướng đi của mình ra thị trường nước ngoài. Bên cạnh việc xuất khẩu những mặt hàng chủ lực như gạo, thuỷ sản, cà phê, cao su, dây điện và cáp điện, hàng dệt may, dầu thô, than đá, hàng thủ công nghiệp và các sản phẩm gỗ, chúng ta nên tìm cách tăng khối lượng xuất khẩu các mặt hàng tiềm năng như hàng điện tử, linh kiện máy tính, sản phẩm nhựa, rau hoa quả... Các sản phẩm xuất của ta chủ yếu ở dạng sản phẩm thô hoặc mới qua sơ chế nên có giá trị không cao. Trong khi đó, các mặt hàng nhập của chúng ta thường là những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao như: ô tô nguyên chiếc, linh kiện xe máy, xăng dầu, hoá chất, thiết bị, phụ tùng, máy móc...nên giá trị lớn hơn rất nhiều. Không chỉ vậy, giá thành nhập khẩu và tốc độ nhập khẩu luôn cao hơn xuất khẩu. Theo số liệu tháng 8-2003 thì tốc độ nhập khẩu nhanh hơn xuất khẩu là 3%( tháng 7-2003 là 8,2%), giá hàng nhập tăng 19% trong khi giá hàng xuất chỉ tăng có 2,1%. Đây cũng chính là lí do tại sao trong nhiều năm qua Việt Nam luôn là nước nhập siêu. Trong thời gian tới, chúng ta phải từng bước hoàn thiện việc xây dựng nền kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu đi đôi với việc bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước. Tất cả những điều đó nhằm nâng cao sự cạnh tranh của nền kinh tế và khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường khu vực, thị trường thế giới và trên chính thị trường nội địa. Tránh quan liêu, bao cấp trong quá trình quản lý xuất nhập khẩu, thủ tục rườm rà trong khâu vận chuyển, xét cấp giấy phép xuất- nhập khẩu...đó là những điều mà chúng ta cần phải xem xét và tiếp tục quản lý hoạt động xuất- nhập khẩu. Phần II Xu hướng và giải pháp để đẩy mạnh hoạt động ngoại thương Trong bối cảnh và điều kiện hội nhập AFTA, APEC và WTO, Việt Nam đang đứng trước vô vàn những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác hệ thống thị trường mở. Định hướng cho việc khai thác này là chúng ta cố gắng tiếp cận các thị trường càng nhanh càng tốt. Kế hoạch đến năm 2005 chúng ta đặt ra tỷ trọng xuất nhập khẩu với thị trường châu Âu khoảng 28-29%, thuận lợi trong việc hưởng qui chế tối huệ quốc MFN của EU và Hoa Kì, tỷ trọng xuất nhập khẩu với thị trường châu Mỹ là 26-27% và thị trường châu á giảm song vẫn ở mức 40%. I. Mục tiêu định hướng phát triển ngoại thương Việt Nam đến năm 2005. Mục tiêu của việc phát triển sản xuất tạo nguồn hàng xuất khẩu là nhằm mục đích thúc đẩy nhanh chóng thị trường xuất khẩu, giảm tỷ trọng nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế( Tăng GDP: GDP = C + G + I + X -M). Mục tiêu chính của việc tạo lập khả năng sản suất hàng xuất khẩu là tăng cường xuất khẩu hàng công nghiệp( hàng đã qua chế biến, hạn chế tối đa xuất khẩu sản phẩm thô), tăng tính ổn định và chủ động trong việc tổ chức cung ứng hàng xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh về chất lượng và gia cả sản phẩm trên thị trường thế giới. Trong giai đoạn 2001-2005 diễn ra quá trình chuyển dần lợi thế so sánh từ hàng thâm dụng lao động sang hàng thâm dụng kĩ thuật. Chúng ta đi theo một số hướng sau đây: Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu các mặt hàng truyền thống của giai đoạn trước. Tích cực nâng cao tỷ trọng xuất khẩu linh kiện điện tử, phụ tùng xe... Tăng đần mức khai thác khả năng xuất khẩu các sản phẩm cơ khí, công cụ cầm tay, sản phẩm bán dẫn, điện và điện tử... Với hướng phát triển như vậy thì chúng ta phải có các đối sách cơ bản: Đối với mặt hàng truyền thống, tăng cường đầu tư đa dạng hoá sản phẩm để đảm bảo duy trì tính ổn định và tăng nhanh sản lượng xuất khẩu. Trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, ngoài hoạt động liên doanh với nước ngoài còn phải khuyến khích các nhà đầu tư trong nước chú trọng phát triển sản xuất những sản phẩm cơ khí, điện và điện tử. Liên doanh sản xuất với các công ty sản xuất ô tô ở nước ngoài để cung cấp phụ tùng, xuất khẩu phụ tùng ra nước ngoài... II. Một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động ngoại thương Việt Nam. 1.Chính sách sản phẩm. Đối với các sản phẩm nông nghiệp, chúng ta còn nhiều yếu kém trong công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch,gây bất lợi cho hàng nông sản xuất khẩu. Cùng là mặt hàng gạo xuất khẩu, nhưng do công nghệ xay xát của ta lạc hậu làm cho gạo bị gãy nát, độ bóng không cao, giảm phẩm chất nên giá thành xuất khẩu gạo của Việt Nam thấp hơn Thái Lan. Bên cạnh đó, công nghệ chế biến vài năm trở lại đây tuy được tăng cường nhưng vẫn còn yếu và chưa đồng bộ. Công nghệ chế biến mới chỉ tập trung vào một số ngành, một số lĩnh vực nhất định với trình độ trung bình và thấp, nhiều ngành đòi hỏi công nghệ chế biến cao hơn thì chúng ta chưa đáp ứng được. Ví dụ như trong khi ta phải xuất khẩu dầu thô thì lại chưa có công nghệ chế biến, từ đó phải nhập xăng dầu với giá thành cao hơn rất nhiều. Vì thế, chúng ta phải phát triển công nghệ chế biến và công nghệ sau thu hoạch song song với việc phát triển công nghiệp trong nước. Nếu sức phát triển của công nghiệp trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu này thì phải bổ sung bằng các công nghệ nhập khẩu thông qua việc chuyển giao công nghệ. Chúng ta phải chú ý nâng cao qui cách chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới bằng cách thể chế hoá việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, bổ sung qui chế kiểm tra chất lượng chặt chẽ hơn, tích cực hướng dẫn các doanh nghiệp quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, chúng ta cần khai thác tối đa cơ hội, giá trị của sản phẩm xuất khẩu. Với ngành dệt may, vấn đề đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan của nước nhập khẩu (GSP) là hết sức hấp dẫn. Ví dụ như ở Nhật Bản, mức ưu đãi cho sản phẩm dệt may thường bằng 50% mức thuế chung, tại EU mức chênh lệch này từ 7-12%... nhưng trên thực tế, chúng ta vẫn chưa đáp ứng được vấn đề này. Vậy cần phải làm gì để được hưởng ưu đãi GSP cho sản phẩm xuất khẩu Việt Nam là vấn đề cần được tháo gỡ. Về hàng hoá nhập khẩu, chúng ta thấy nổi lên hai vấn đề cơ bản. Thư nhất là ta còn nhập khẩu công nghệ lạc hậu, không phù hợp. Vì mục tiêu thu lợi, nhiều công nghệ nhập về không bảo đảm chỉ tiêu kĩ thuật hoặc quá lạc hậu. Vì vậy, thời gian tới, công tác quản lý hoạt động nhập khẩu cần chú trọng tới khâu này, cần đào tạo đội ngũ kĩ thuật viên giỏi, trình độ cao, đủ khả năng tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới. Thứ hai là vấn đề hàng nhập lậu, hàng trốn thuế vẫn còn phổ biến. Vài năm trở lại đây, ngoài việc trốn thuế hàng nhập khẩu gây thất thu cho ngân sách Nhà nước, các loại hàng nhập lậu bằng nhiều con đường khác nhau tràn vào thị trường Việt Nam, gây ra những hậu quả không nhỏ cho nền kinh tế, đặc biệt là đối với các nhà sản xuất trong nước. Vậy làm thế nào để ngăn chận hàng lậu, giúp bảo hộ sản xuất trong nước là một bài toán khó đặt ra mà chúng ta cần phải nhanh chóng giải quyết. 2. Chính sách về thị trường. Khi đã đạt được các yêu cầu về chất lượng sản phẩm và có những hiểu biết nhất định về bạn hàng, chúng ta phải mở rộng thị trường, cố gắng tiếp cận với các thị trường xuất nhập khẩu cơ bản bằng việc đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại. Đối với các doanh nghiệp: Nâng cao tính chủ động trong việc nghiên cứu, tiếp thị trên phạm vi thế giới, tham gia các phiên đấu thầu quốc tế để giành được hợp đồng xuất khẩu trong dài hạn. Tăng cường buôn bán trong phạm vi khu vực, thiết lập các văn phòng đại diện, các chi nhánh ở địa điểm trung tâm để giao dịch trực tiếp với khách hàng, loại trừ tình trạng mua bán qua trung gian. Đối với các đơn vị, cơ quan chức năng xúc tiến thương mại: Tích cực tham gia phối hợp hoạt động, duy trì thường xuyên các hoạt động triển lãm- hội chợ quốc tế, tổ chức các hội nghị xúc tiến thương mại. Về phía Chính phủ: Phải tích cực, tăng cường kí kết các hiệp định thương mại, các hợp đồng trao đổi hàng hoá liên Chính phủ để phân bổ lại cho các doanh nghiệp thực hiện. Nên tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tuân thủ đúng hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung( CEPT) và các qui định khác của AFTA, APEC... Cuối cùng, chúng ta phải tạo được sự gắn kết hơn nữa giữa Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu. Nhà nước phải trợ giúp, tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp có điều kiện phát huy sức cạnh tranh. Ngược lại, các doanh nghiệp nếu làm tốt sẽ tác động trở lại giúp nhà nước ổn định môi trường kinh doanh và thành công trong việc quản lý vĩ mô nền kinh tế. Chính sách về thuế quan. *Biện pháp hiệu chỉnh thuế quan. Có thể nói, đây là biện pháp quan trọng nhất tác động đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Đối với thuế xuất khẩu: Cần thu hẹp diện các mặt hàng chịu thuế, chỉ nên thu thuế những mặt hàng là nghuyên liệu sản xuất trong nước, những tài nguyên khoáng sản không khuyến khích xuất khẩu, những sản phảm có thị trường tương đối ổn định. Trong tương lai, cùng với việc đẩy mạnh quá trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam thì số lượng mặt hàng phải thu thuế xuất khẩu còn tiếp tục giảm xuống. Đối với thuế nhập khẩu: + Cần xây dựng mức độ bảo hộ khác nhau cho các ngành sản xuất nhằm bảo vệ, hỗ trợ tối đa cho những ngành có khả năng cạnh tranh và xuất khẩu. + Giảm bớt số mức thuế nhập khẩu và mức thuế cao nhất để phù hợp với yêu cầu hội nhập. + Biểu thuế phải phù hợp với các qui định quốc tế mà ta đã và sẽ cam kết thực hiện. *Điều chỉnh các biện pháp phi thuế quan. Trong việc quản lý đầu mối xuaat nhập khẩu: Gom thành những nhóm hàng có từ 10-15 mặt hàng, không nên mở rộng các đầu mối tràn lan. Đối với việc quản lý và phân bố hạn ngạch xuất nhập khẩu: Phải nâng dần mức hạn ngạch hàng năm của các mặt hàng do phía ta qui định hạn ngạch. Chính phủ nên dành một tỷ lệ nhất định phân bố trước cho các đơn vị đầu mối, số còn lại đem đáu thầu công khai cho mọi thành phần kinh tế. Chính sách tỷ giá. Trong bối cảnh đồng tiền các nước xung quanh có xu hướng giảm mạnh và các nước đó đang nỗ lực khôi phục lại cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ bằng việc củng cố và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, Việt Nam nếu để đồng tiền băng cứng thì sẽ làm giảm sút sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước trên thị trường quốc tế. Giảm giá đồng tiền tất nhiên sẽ gây ra áp lực lạm phát và tăng mức trả nợ vay nước ngoài nhưng điều này có thể ngăn chặn được nếu Nhà nước chủ động đặt ra sự phá giá đó trong sự thành công tạo lập môi trường kinh tế vi mô ổn định bằng việc cắt giảm bội chi ngân sách, kiểm soát việc mua bán ngoại tệ với mục đích đàu cơ, điều chỉnh cân bằng cán cân thanh toán. Trên đây là các chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động ngoại thương của Việt Nam trong thời kì tới, đặc biệt là các biện pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Nhưng chính vì vậy mà chúng ta lại sơ suất bỏ ngỏ thị trường trong nước. Một số ngành như sản xuất giày dép, hàng nông sản thực phẩm, đồ gỗ... các doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều tiền và sức lực để gia công, làm hàng xuất khẩu mà lợi nhuận thu về chẳng đáng kể thì lại bỏ trống thị trường trong nước với 80 triệu dân đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp của Trung Quốc , Đài Loan...mặc sức hoành hành. Đó là điều trớ trêu! Một câu hỏi lớn đang được đặt ra: Nếu bỏ sân nhà thì doanh nghiệp sống với ai đây? Vì vậy, các doanh nghiệp nên hoạch định lại chính sách phát triển của mình, phải nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng và túi tiền của người Việt Nam để có thể lấy lại chỗ đứng trên thị trường nội địa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0156.doc
Tài liệu liên quan