Hoạt động nhập khẩu ô tô cũ và tác động của nó tới ngành sản xuất ô tô của Việt Nam

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU Ô TÔ CŨ 4

I. TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẬP KHẨU 4

1. Cơ chế quản lý nhập khẩu 4

2. Chính sách quản lý nhập khẩu và các công cụ quản lý nhập khẩu 5

2.1 Chính sách quản lý nhập khẩu 5

2.2 Các công cụ quản lý nhập khẩu 5

II. SỰ CẦN THIẾT CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU Ô TÔ CŨ VÀ ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG XE CŨ TRÊN THẾ GIỚI 8

1. Đặc điểm mặt hàng ô tô cũ 8

2. Sự cần thiết của hoạt động nhập khẩu ô tô cũ trong phát triển kinh tế-xã hội .9

3. Đặc điểm một số thị trường xe cũ trên thế giới 13

3.1 Thị trường xe cũ tại Trung Quốc 13

3.2 Thị trường xe cũ tại Mỹ 15

III. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ VIỆT NAM 18

1. Giới thiệu về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam 18

2. Đặc điểm của ngành sản xuất ô tô Việt Nam 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU Ô TÔ CŨ

VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ VIỆT NAM 29

I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU Ô TÔ CŨ TẠI VIỆT NAM 29

1. Khái quát hoạt động nhập khẩu ô tô của Việt Nam 29

2. Quy mô, tốc độ 33

3. Cơ cấu nhập khẩu 38

4. Cơ cấu thị trường 41

II. CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU

Ô TÔ CŨ 45

1. Cơ chế điều hành nhập khẩu 45

2. Hàng rào thuế quan 47

3. Hàng rào kỹ thuật 50

4. Thủ tục hành chính quản lý ô tô cũ 52

III. TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU Ô TÔ CŨ TỚI NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ CỦA VIỆT NAM 54

1. Tác động tích cực đối với ngành sản xuất ô tô trong nước 54

2. Tác động tiêu cực 56

doc102 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạt động nhập khẩu ô tô cũ và tác động của nó tới ngành sản xuất ô tô của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị trường nhập khẩu ô tô của Việt Nam Đơn vị: chiếc Năm 2003 2004 2005 2006 Nhập khẩu cả nước 20.825 22.560 17.346 12.490 Nhập khẩu từ Châu á 16.599(79,7%) 17.802(78,9%) 14.041(80,95%) 10.113(80,97%) ASEAN: 192(0,9%) 117(0,5%) 186(1,07%) 196(1,57%) Hàn Quốc 14.768 15.802 11.803 7.547 Nhật Bản 594 1.070 1.081 1.122 Trung Quốc 277 281 546 950 Nhập khẩu từ Châu Âu 2.571(12,3%) 2176(9,6%) 1829(10,4%) 961(7,69%) Nga 1653 1190 946 596 Đức 590 830 690 161 Nhập khẩu từ Châu Mỹ 1.582(7,6%) 2.360(10,5%) 75(0,43%) 1.133(9,07%) Mỹ 1451 2.275 1 1.110 Nguồn : Bộ Thương Mại Biểu đồ 2: Mức độ biến động về lượng nhập khẩu ô tô tại 3 châu lục giai đoạn 2003-2006 Nguồn: Bộ thương mại Ô tô được nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau nhưng phần lớn là các nước đến từ Châu á, trong đó số lượng lớn nhất được nhập khẩu từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Số ô tô cũ nhập khẩu từ Hàn Quốc chiếm khoảng trên 60% tổng số ô tô nhập khẩu vào Việt Nam trong những năm qua. Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu nhiều xe từ thị trường ô tô bãi của Hàn Quốc vì rất nhiều lý do. Đây là nước có vị trí địa lý gần với Việt Nam, phong tục tập quán có nhiều điểm tương đồng. Hơn nữa, công nghiệp ô tô của Hàn Quốc rất phát triển. Giá bán ô tô của các hãng rẻ hơn nhiều so với các hãng của Nhật, Mỹ và các nước Châu Âu. Các loại xe tải, xe chuyên dùng ngoài nhập khẩu từ Nhật Bản và Hàn Quốc chúng ta còn nhập chủ yếu từ các nước Châu Âu, các nước này có ngành công nghiệp ô tô đã rất phát triển nên họ có công nghệ rất hiện đại để sản xuất những loại xe đòi hỏi kỹ thuật sản xuất phức tạp. Có thể kể đến đó là Pháp, Đan Mạch, Đức, Nga, Anh, Ucraina.... hay một số nước Châu Mỹ như Canada, Mỹ. Mỹ là nước có số lượng ô tô cũ nhập khẩu vào Việt Nam sau Hàn Quốc. Loại xe chủ yếu nhập từ thị trường này là ô tô tải, ô tô đầu kéo. Chất lượng xe từ thị trường này còn rất cao nhưng do phải vận chuyển xa nên giá thành cũng chưa hợp lý, mặt khác phụ tùng thay thế khó mua tạo tâm lý không tốt cho người tiêu dùng. Đặc biệt, những năm gần đây nước ta đã nhập khẩu mặt hàng xe ô tô công cộng, phục vụ cho giao thông vận tải công cộng như xe buýt các loại. Thị trường nhập khẩu của ta chủ yếu vẫn là Hàn Quốc, Nhật Bản. Bên cạnh đó còn có một số nước khác như Trunng Quốc, Đức, Thổ Nhĩ Kỹ, Anh. Từ tháng 5 năm 2006, thị trường ô tô cũ của Việt Nam nổi lên với sự xuất hiện của loại ô tô đã qua sử dụng dưới 16 chỗ. Nguồn hàng của loại xe này chủ yếu là từ Mỹ, Đức, Austalia... do những nước này có hệ thống đường xá tốt, xe được bảo dưỡng định kỳ nên những model từ 5 năm trở lại đây còn rất tốt. Xe từ Mỹ chiếm ưu thế, vì Luật đường bộ của Mỹ đi bên phải, giống Luật đường bộ của Việt Nam. Có một sự phân hóa rõ khi dòng xe đa dụng như Honda Odyssey, Toyota Sienna chủ yếu xuất từ Mỹ còn dòng xe hạng sang như Mercedes, BMW lại có xuất xứ ở Đức. Thị trường Nhật là nơi cung cấp chính xe Lexus (chiếm 80%) và Hàn Quốc dành cho xe hạng nhỏ như Kia Morning, Daewoo Martiz, Kia Visto...Xe Trung Quốc do chất lượng không đạt độ tin cậy của người tiêu dùng nên được nhập với số lượng ít hơn. Các nhà nhập khẩu cho biết phải có mối thu gom thân thiết từ trước bởi loại hàng này nhiều đầu mối nhập khẩu ở các nước như Czech, Ba Lan, Philippin, Indonexia cũng săn lùng. Một chiếc xe từ nước ngoài về Việt Nam đến tay người tiêu dùng Việt Nam phải qua rất nhiều khâu trung gian với chi phí không nhỏ. Nếu được nhập xe cũ, các doanh nghiệp có thể thiết lập cả những cửa hàng sửa chữa để thu hút khách, do không được nhập thiết bị cũ nên họ thường chọn những model Nhật khá quen thuộc với người tiêu dùng và cánh thợ xe Việt Nam. Có hai phương thức để huy động nguồn ô tô cũ tại Mỹ cũng như ở các nước khác như ở Hàn Quốc, EU, Nhật Bản...một là đi thu gom lẻ, thứ hai là đấu thầu từng lô. Với cách thứ hai thì có thể mua được xe số lượng lớn, giá rẻ. Nguồn hàng còn có thể từ các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô vốn luôn tồn khi một số lượng xe lỗi mốt, lỗi kỹ thuật, các công ty bảo hiểm cũng là một nguồn cung cấp đáng kể. II. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu ô tô cũ 1. Cơ chế điều hành nhập khẩu Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, do đó cơ chế quản lý nhập khẩu ô tô cũng tuân thủ theo các quy luật kinh tế thị trường dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Năm 1995, do nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong nước, Thủ tướng chính phủ đã cho phép nhập khẩu ô tô du lịch đã qua sử dụng và giao cho Bộ Thương mại chịu trách nhiệm điều hành. Việc nhập khẩu này lại được giao cho một số doanh nghiệp Nhà nước có đủ năng lực với yêu cầu chất lượng xe nhập có thể từ 50% trở lên. Số lượng nhập do Bộ Thương mại quyết định. Nhưng việc nhập xe diễn ra ồ ạt vì nhiều tổ chức không có kinh doanh cũng xin được giấy phép nhập xe. Trước tình hình đó Chính phủ ra công văn số 1920/KTTH yêu cầu doanh nghiệp nào trong năm 1996 không lắp ráp mà chuyển giao hạn ngạch thì không cho phép thực hiện. Năm 1998, Thủ tướng ra Quyết định 11/1998/QĐ-TTg bãi bỏ việc cung cấp hạn ngạch nhập khẩu. Đối với ô tô nguyên chiếc các loại (trừ ô tô 12 chỗ trở xuống) trong đó có ô tô cũ, các doanh nghiệp có giấy phép nhập khẩu được nhập khẩu theo nhu cầu sản xuất kinh doanh. Giai đoạn 2000-2003 chúng ta có 2 lần thay đổi cơ chế điều hành xuất nhập khẩu. Năm 1999, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 242/1999/QĐ-TTg ngày 30/12/1999 về điều hành xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2000. Theo Quyết định này, Chính phủ đã cấm một số loại ô tô đã qua sử dụng. Để hướng dẫn thực hiện quyết định này của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thương mại ra thông tư số 05/2000/TT-BTM ngày 21/2/2000. Hai tháng sau, Bộ Thương mại có công văn số 1548/TM-XNK ngày 17/4/2000 về việc thay thế điểm 9, Phần II, Phụ lục 1A, Thông tư số 05/2000/TT-BTM, mục 1 công văn (trích một phần) này có nêu: Hàng đã qua sử dụng: - Ô tô chở người từ 16 chỗ trở xuống - Ô tô các loại thiết kế dùng để chở người có năm sản xuất từ năm 1995 trở về trước - Ô tô tải dưới 5 tấn có năm sản xuất từ năm 1995 trở về trước - Ô tô cứu thương Như vậy tính cho đến khi có được hướng dẫn cuối cùng về việc thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, doanh nghiệp chỉ còn lại khoảng 6 tháng để nhập khẩu và kinh doanh theo các hạng mục quy định. Đây là một bất cập của công tác quản lý trong các cơ quan hành chính nước ta. Kết quả là số lượng ô tô cũ nhập khẩu của năm 2000 chỉ đạt gần 15.000 chiếc. Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 về việc quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001-2005, kèm theo đó là Thông tư số 11/2001/TT-BTM ngày 18/4/2001 hướng dẫn thực hiện Quyết định này. Theo Phụ lục 1A của Thông tư 11/2001/TT-BTM (trích một phần): Hàng cấm nhập khẩu: - Phương tiện vận tải tay lái nghịch (kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu về Việt Nam), trừ các loại phương tiện chuyên dùng, hoạt động trong phạm vi hẹp. - Vật tư, phương tiện đã qua sử dụng bao gồm: + Ô tô cứu thương đã qua sử dụng + Ô tô vận chuyển hành khách từ 16 chỗ trở xuống loại đã qua sử dụng + Ô tô vận chuyển hành khách trên 16 chỗ ngồi, loại đã qua sử dụng mà thời gian từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu vượt quá 5 năm + Ô tô vận chuyển hàng hóa có sức chở dưới 5 tấn loại đã qua sử dụng mà thời gian từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu vượt quá 5 năm. Với cơ chế điều hành nhập khẩu này, các doanh nghiệp trong nước đã được hưởng rất nhiều ưu đãi. Nhiều loại ô tô không được nhập khẩu đã đảm bảo một thị trường tốt cho các nhà sản xuất trong nước. Năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2006, quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và qua cảnh hàng hóa với nước ngoài, kèm theo thông tư số 03/2006 TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA ngày 31/3/2006 hướng dẫn việc nhập khẩu ô tô chở người dưới 16 chỗ đã qua sử dụng theo Nghị định 12/2006/NĐ-CP. Theo điều 10, khoản 3 của Nghị định, ô tô các loại đã qua sử dụng được nhập khẩu phải đảm bảo loại đã qua sử dụng không quá 5 năm tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu. Theo Thông tư số 03/2006, ô tô đã qua sử dụng chỉ được nhập khẩu qua 4 cửa khẩu đăng kiểm quốc tế là: Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng và Tp.HCM. Ô tô đã qua sử dụng được đăng ký với thời gian tối thiểu là 6 tháng trước ngày đăng ký mở Tờ khai Hải quan nhập khẩu và đã chạy được một quãng đường tối thiểu là 10.000km tính tới thời điểm ô tô về đến cảng. Có thể nói, việc chính phủ cho phép nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng là việc làm cần thiết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, thể hiện việc sẵn sàng thực hiện đúng các cam kết khi trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất trong nước. 2. Hàng rào thuế quan Do Nhà nước rất chú trọng đến sản xuất trong nước nên mức thuế suất của ô tô nhập khẩu nói chung và ô tô cũ nói riêng rất cao so với thuế suất nhập khẩu bộ linh kiện ô tô để sản xuất trong nước (thông thường cao gấp 4 lần). Và theo nguyên tắc được quy định tại Luật thuế xuất nhập khẩu, ô tô đã qua sử dụng phải được áp mức thuế nhập khẩu 150% so với hàng mới cùng loại để khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu hàng có chất lượng cao. Tính cho tới nay, ô tô cũ nhập khẩu chịu ba loại thuế: thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT. Tuy nhiên, thuế TTĐB chỉ áp dụng đối với xe chở người, không liên quan đến xe tải và xe khách (xe thương mại). Đối với hệ thống thuế của nước ta hiện nay, có hai căn cứ để tính thuế, thứ nhất là giá hàng hóa, thứ hai là mức thuế suất. Giá tính thuế là một chỉ tiêu rất quan trọng đối với việc tính thuế, giá tính thuế còn làm tăng hiệu quả của công cụ quản lý bằng chính sách thuế, nếu giá tính thuế quá thấp thì việc thay đổi mức thuế suất gần như không còn ý nghĩa để định hướng, điều tiết thị trường trong nước. Với mặt hàng ô tô cũ, Hải quan sẽ căn cứ vào giá trị khai báo của doanh nghiệp để tính thuế. Trong trường hợp có nghi ngờ về giá trị chiếc xe do người nhập khẩu khai báo, phía Hải quan sẽ tổ chức tham vấn giá để xác định lại giá tính thuế. Ngày 22/12/2005, Bộ Tài chính đã công bố chính sách thuế nhập khẩu mới đối với ô tô, trong đó đã tạo ra một dòng thuế cho xe ô tô cũ các loại. Theo Quyết định 98/2005/QĐ-BTC ngày 22/12/2005 của Bộ Tài chính, thuế nhập khẩu xe cũ nguyên chiếc đối với dòng xe chở người trên 16 chỗ và xe tải nhẹ có tổng trọng tải dưới 5 tấn bằng 150% so với xe mới. Sang đến năm 2006, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 69/2006/QĐ-TTg ngày 28/3/2006 quy định áp mức thuế tuyệt đối cho ô tô cũ nhập khẩu (chỉ áp với xe con-PV). Chẳng hạn, với dòng xe từ 5 chỗ ngồi trở xuống, kể cả lái xe, có dung tích xi lanh động cơ từ 1.000cc đến dưới 1.500cc 8703/chiếc, mức thuế tuyệt đối là 7.000 USD. Theo yêu cầu của Thủ tướng, Bộ Tài chính sẽ căn cứ vào tình hình thực tế từng giai đoạn cụ thể để điều chỉnh tăng hoặc giảm 20% so với mức thuế tuyệt đối ban hành lần đầu theo Quyết định 69/2006 nhằm kiểm soát và điều tiết thị trường tiêu dùng trong nước, ngăn chặn các hiện tượng gian lận thương mại và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, theo biểu thuế này, mức thuế tuyệt đối áp cho dòng xe cũ nhập khẩu quá cao, vì thế cả người kinh doanh xe và người tiêu dùng đang có mong muốn sở hữu ô tô đều bị hụt hẫng trước biểu thuế này. Ngược lại, các liên doanh sản xuất, lắp ráp trong nước lại vui mừng vì như thế đồng nghĩa với việc xe sản xuất lắp ráp trong nước vẫn giữ vị trí chiếm lĩnh thị trường. Đối với các nhà quan sát, việc đưa ra mức thuế tuyệt đối này của Chính phủ là hành vi tái xác nhận việc bảo hộ của mình đối với các doanh nghiệp ô tô trong nước. Để thực hiện những cam kết về hội nhập quốc tế đồng thời tạo điều kiện cho việc hiện đại hóa quy trình thủ tục hải quan và góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ngày 28/7/ 2006, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 39/2006/QĐ-BTC về Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi. Theo đó thuế nhập khẩu với xe cũ từ 16 chỗ trở lên là 150%, cộng với thuế TTĐB 15% và thuế GTGT 10%. Ngày 15/1/2007 Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 05/2007/QĐ-BTC có hiệu lực từ 15/2, về việc sửa đổi mức thuế một số dòng xe cũ, lúc này mức thuế tuyệt đối với dòng xe từ 5 chỗ ngồi trở xuống có dung tích xi lanh động cơ từ 1.000cc đến dưới 1.500cc 8703/chiếc là 6.300 USD (giảm 10% so với trước), các dòng xe khác cũng được giảm từ 10-20%, ngoại trừ xe có dung tích xi lanh từ 5.0 trở lên lại tăng 5% so với mức hiện hành. Bảng 8: Bảng so sánh giá xe trước và sau khi điều chỉnh thuế Mặt hàng Thuế suất hiện hành(USD/chiếc) Thuế mới(USD/chiếc) Mức giảm(%) Mức giảm giỏ sau thuế (USD/chiếc) Xe từ 5 chỗ ngồi trở xuống, kể cả lỏi xe, cú dung tớch xi-lanh động cơ: Dưới 1.0 3.000 3.000 0% 0 Từ 1.0 đến 1.5 7.000 6.300 10% 1.155 Từ 1.5 đến 2.0 10.000 8.500 15% 2.475 Từ 2.0 đến 2.5 15.000 12.000 20% 4.950 Từ 3.0 đến 4.0 18.000 18.000 0% 0 Từ 4.0 đến 5.0 22.000 22.000 0% 0 Trờn 5.0 25.000 26.250 (tăng 5%) 2.062,5 (tăng) Xe từ 6 đến 9 chỗ, kể cả lỏi xe, cú dung tớch xi-lanh động cơ: Từ 2.0 trở xuống 9.000 7.650 15% 2.227,5 Trờn 2.0 đến 3.0 14.000 11.200 20% 4.200 Trờn 3.0 đến 4.0 16.000 16.000 0% 0 Trờn 4.0 20.000 20.000 0% 0 Xe từ 10 đến 15 chỗ, kể cả lỏi xe, cú dung tớch xi-lanh động cơ: Từ 2.0 trở xuống 8.000 6.800 15% 1.980 Trờn 2.0 đến 3.0 12.000 9.600 20% 3.960 Trờn 3.0 15.000 15.000 0% 0 Nguồn: www.laodong.com.vn Tiếp dó, ngày 7/8/2007, Bộ Tài chính cũng ban hành Quyết định số 72/2007/QĐ-BTC về việc giảm mức thuế tuyệt đối thuế nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng ở mức trung bình 5% và tập trung giảm mạnh vào các dòng xe hạng trung đang được tiêu thụ mạnh, mức giảm cao nhất đối với các dòng xe hạng trung có dung tích xi lanh từ 2.5 đến 3.0 là 750 USD. Chúng ta hoàn toàn thống nhất với quan điểm sẽ phải siết chặt đầu vào, sẽ không để Việt Nam trở thành bãi rác khi cho ô tô cũ nhập khẩu vào. Muốn vậy, phải lập một “hàng rào” và việc phải đóng thuế cao ngất chỉ là một biện pháp. Chưa cần biết tác dụng của “hàng rào” này đến đâu, chỉ biết rằng việc tạo ra một môi trường cạnh tranh là không thể và vô hình chung chúng ta vẫn tiếp tục bảo hộ cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI. Một lần nữa, chúng ta lại buộc người tiêu dùng trong nước phải mua xe đã qua sử dụng với giá cao nhất thế giới. Tóm lại, với chính sách thuế như hiện nay thì xe cũ nhập khẩu vẫn khó có thể là đối thủ cạnh tranh của xe mới được sản xuất trong nước. Các sản phẩm của các doanh nghiệp FDI vẫn chiếm lĩnh thị trường trong nước, và các liên doanh này vẫn tiếp tục được hưởng lợi từ chính sách bảo hộ của Nhà nước và người tiêu dùng vẫn là người gánh chịu sức nặng về thuế và tài chính. 3. Hàng rào kỹ thuật Để hạn chế việc nhập khẩu ô tô một cách ồ ạt, không kiểm soát được chất lượng và chủng loại, Chính phủ đã ra Pháp lệnh về chất lượng hàng hóa và các Nghị định quy định về việc này và giao cho các bộ liên quan thực hiện. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (BKHCNMT) căn cứ theo: - Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa ngày 27/12/1990; - Nghị định số 22/CP ngày 22/5/1993; - Nghị định số 86/CP ngày 8/12/1995 của Chính phủ Đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục tiêu chuẩn-đo lường-chất lượng ra hai quyết định liên quan đến việc kiểm tra Nhà nước chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Đó là: - Quyết định số 1091/QĐ-BKHCNMT ngày 22/6/1999; - Quyết định số 117/QĐ-BKHCNMT ngày 26/1/2000 quy định Bộ giao thông vận tải kết hợp với BKHCNMT chịu trách nhiệm kiểm tra một số các chủng loại phương tiện giao thông. Quyết định này còn chỉ rõ cơ quan kiểm tra Nhà nước về chất lượng những mặt hàng trên là Cục Đăng kiểm Việt Nam và căn cứ để kiểm tra chất lượng là quyết định số 1944/1999/QĐ-BGTVT ngày 7/8/1999 và các tiêu chuẩn quy định hiện hành. Theo quyết định số 117/QĐ-BKHCNMT, danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng do Cục đăng kiểm phụ trách là toàn bộ các loại giao thông đường bộ nhập khẩu trong đó có ô tô cũ. Trên thực tế trong danh mục này, không hiểu vì lý do gì mà BKHCNMT bỏ sót mất một loại phương tiện đường bộ rất thông dụng đó là ô tô đầu kéo. Ô tô đầu kéo là loại phương tiện vận tải có trọng tải lớn, chuyên chở các loại hàng hóa cồng kềnh, nặng, cung đường di chuyển dài mà hiện nay trong nước chưa có doanh nghiệp nào sản xuất loại ô tô này nên phải nhập khẩu dưới dạng đã qua sử dụng. Đây là phương tiện rất cần cho vận tải hàng hóa, phục vụ cho sự phát triển kinh tế của đất nước, nhưng không phải vì thế mà nó không bị kiểm soát về chất lượng. Năm 2000, Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị số 24/2000/CP-TTg về việc triển khai xăng không pha chì ở Việt Nam. Chỉ thị này nhằm mục đích chủ yếu là chống ô nhiễm chì do chất thải của các phương tiện cơ giới đường bộ xả ra, đây cũng là rào cản đối với các loại ô tô nhập khẩu có tuổi phương tiện cao hoặc công nghệ lạc hậu, không đảm bảo cho môi trường. Năm 2004, Chính phủ ra Nghị định số 23/2004/NĐ-CP ngày 13/1/2004 về việc quy định niên hạn sử dụng của ô tô tải và ô tô chở người. Theo đó, niên hạn sử dụng của xe tại Việt Nam là 25 năm đối với xe tải (tính từ năm sản xuất), 20 năm đối với xe chở người và 17 năm đối với xe chuyển đổi công năng từ các loại xe khác thành ô tô chở người từ ngày 1/1/2002. Việc thực hiện Nghị định này đã loại bỏ khoảng 32.000 ô tô các loại đang hoạt động và các nhà nhập khẩu cũng phải cân nhăc hơn về tuổi của các phương tiện khi tiến hành nhập khẩu. Vì thế, thị trường ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu bị bó hẹp hơn. Năm 2006, với Nghị định 12 cho phép nhập khẩu xe cũ với những tiêu chuẩn mới, đặt ra vấn đề đối với các cơ quan chức năng phải kiểm soát chặt việc nhập xe cũ . Theo ông Đỗ Hữu Đức-Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam: mặt hàng ô tô nằm trong danh mục hàng hóa phải kiểm tra trước khi thông quan và đã có sự chuẩn bị đầy đủ về cả văn bản pháp quy lẫn chỉ tiêu kỹ thuật. Đối với xe mới thì kiểm tra theo lô, kiểm tra theo kiểu loại trên một mẫu xe. Đối với xe cũ phải kiểm tra từng chiếc nhằm ngăn chặn xe cũ nát không đủ tiêu chuẩn lọt vào thị trường. Xe nhập khẩu đã qua sử dụng 5 năm thường chạy không quá 70.000 km. Mỗi đời xe có một đặc điểm kỹ thuật riêng, nhìn hình dáng có thể ước tính được đời xe. Trường hợp khả nghi sẽ chuyển sang Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) giám định, vì nếu đục sửa số khung thì không thấy ngay được, phải chụp phân lớp thì mới phát hiện được. Các hành vi gian lận chỉ tiêu kỹ thuật môi trường, khi kiểm tra thấy sẽ bắt buộc phải tái xuất. Ngoài các quy định trên, chúng ta còn xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật một cách có hệ thống, trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước tiên tiến như Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc... Điển hình như quyết định số 249/2005/QĐ-TTg ngày 10/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ được áp dụng kể từ ngày 1/7/2007 (tương đương EURO 2), với tiêu chuẩn mới về khí thải ô tô, nhiều xe sẽ khó qua được trạm kiểm định vì không đạt được tiêu chuẩn này. Bằng hàng rào kỹ thuật trên, Nhà nước có thêm một công cụ để điều tiết ô tô cũ nhập khẩu, loại bỏ được những ô tô nhập khẩu không sử dụng được, đồng thời tránh cho các đơn vị nhập khẩu không bị vi phạm các quy định, người tiêu dùng được sử dụng phương tiện giao thông nhập khẩu an toàn, tiện nghi, chất lượng hơn. 4. Thủ tục hành chính quản lý ô tô cũ Kể từ năm 2000, tất cả các loại ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu đều được kiểm soát bởi hai cơ quan quản lý Nhà nước: cơ quan trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới là Tổng cục Hải quan; cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng ô tô nhập khẩu là Bộ Giao thông vận tải. Giai đoạn đầu, công tác kiểm tra chất lượng của xe cũ nhập khẩu gặp phải khó khăn. Việc kiểm tra này Bộ Giao thông vận tải giao cho Cục Đăng kiểm Việt Nam trực tiếp thực hiện. Công việc kiểm tra được tiến hành đối với từng chiếc xe ngay tại cảng, do các cán bộ kỹ thuật chuyên ngành kiểm tra bằng các loại máy móc thiết bị kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Kết quả kiểm tra được ghi nhận lại, sau đó được đối chiếu với các quy định và tiêu chuẩn hiện hành, nếu phù hợp thì được cấp giấy chứng nhận đạt chất lượng cho ô tô cũ nhập khẩu và hoàn thành thủ tục nhập khẩu, ngược lại, xe sẽ phải làm thủ tục tái xuất khẩu. Nhưng có một tình trạng xảy ra, đó là khi ô tô nhập khẩu về nhiều trong cùng một thời gian thì công tác kiểm tra diễn ra rất lâu, nghĩa là ô tô phải để ở cảng lâu dẫn tới chi phí của doanh nghiệp nhập khẩu tăng do phải trả tiền lưu kho, đôi khi còn bị mất cắp phụ tùng xe. Vì thế, các cảng bị chiếm dụng rất nhiều diện tích kho bãi. Theo kiến nghị của các doanh nghiệp và đề nghị của cục Đăng kiểm, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 1289/TCHQ-GSQL hướng dẫn Hải quan các cửa khẩu và doanh nghiệp như sau: đối với các phương tiện thuộc danh mục phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng, khi làm thủ tục hải quan,tổ chức cá nhận nhập khẩu ngoài các giấy tờ quy định trong bộ hồ sơ nhập khẩu, phải nộp thêm Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng phương tiện cơ giới đường bộ nhập khẩu. Với bộ hồ sơ trên, sau khi đóng thuế, doanh nghiệp được phép mang xe về kho của mình để tự bảo quản. Nếu xe không bị vi phạm, việc kiểm tra chất lượng được tiến hành tại kho của doanh nghiệp, nếu xe bị vi phạm cơ chế hoặc quy định hiện hành thì buộc phải kiểm tra tại cảng. Năm 2006 đánh dấu một mốc quan trọng đối với sự kiện Nhà nước cho phép nhập khẩu xe đã qua sử dụng dưới 16 chỗ. Thời gian đầu, hàng rào thuế quá cao gây nản lòng các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng, nhưng sau đó Nhà nước đã có những điều chỉnh thì nay sự phức tạp về thủ tục nhập khẩu, đăng ký lưu hành xe lại trở thành một rào cản những chiếc xe cũ vào Việt Nam. Pháp luật hiện hành cho phép mọi tổ chức, cá nhân đều có thể nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng đảm bảo tiêu chuẩn quy định cảu Việt Nam, nhưng việc có tới gần 30 thủ tục hành chính, từ khâu vận chuyển, hải quan, đăng kiểm, kho bãi, thuế, kho bạc Nhà nước, và cảnh sát giao thông...đang khiến cho sự mở cửa xe cũ trở nên khó khăn khi đi vào đời sống. Thực tế cho thấy, để hoàn tất được một trong số những thủ tục trên, người nhập khẩu xe cũ phải mất gần một ngày. Điều này lý giải vì sao một lô hàng đã qua sử dụng nhập về phải mất cả nửa tháng cho việc hoàn tất các thủ tục hành chính. “Nếu doanh nghiệp nào nhập về một chiếc xe mới lạ thì có thể phải mất cả tuần cho việc tham vấn, xác định giá tính thuế”-đại diện một doanh nghiệp nhập khẩu ở Hải Phòng cho biết. Việc có quá nhiều thủ tục hành chính cho một chiếc xe cũ nhập về trước hết là do sự chồng chéo và không tin tưởng lẫn nhau trong các cơ quan quản lý Nhà nước. Chẳng hạn, riêng việc kiểm tra xe đã diễn ra không dưới 5 lần từ đăng kiểm tại cảng, hải quan cửa khẩu, thuế, cảnh sát giao thông cho đến đăng kiểm lưu hành...Cơ quan nào cũng rất cẩn thận kiểm tra tỉ mỉ từ số khung, số máy, năm tháng sản xuất, số km đã sử dụng cho đến nồng độ khí thải, tiếng ồn... Thậm chí, có trường hợp đi xác minh lại thủ tục, giấy tờ của nhau, xe nhập về khi làm thủ tục đăng ký lưu hành ở cơ quan CSGT số 1234 đường Láng-Hà Nội đã phải chờ tới cả tuần cho việc xác minh lại tờ khai hải quan, biên lai nộp các loại thuế vào kho bạc Nhà nước... Đằng sau những thủ tục hành chính nói trên còn là sự nhũng nhiễu, hạch sách... Hậu quả là các nhà nhập khẩu xe phải chịu chi phí một khoản tiền không nhỏ để mọi việc diễn ra nhanh chóng và thuận tiện. Những chi phí ngoãi sổ sách này lại được các nhà nhập khẩu cộng vào giá bán xe cho người tiêu dùng. Thuế cao, chi phí cao đã giải thích tại sao giá xe ở Việt Nam thuộc vào hàng đắt nhất thế giới và người tiêu dùng luôn phải chịu thiệt. III. Tác động của hoạt động nhập khẩu ô tô cũ tới ngành sản xuất ô tô của Việt Nam 1. Tác động tích cực đối với ngành sản xuất ô tô trong nước Trước thời điểm năm 2006, Chính phủ cho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng mà hầu hết là những loại mà trong nước còn thiếu và chưa sản xuất được, đó là các loại ô tô khách, ô tô tải cỡ trung bình trở lên và các loại xe chuyên dùng. Còn những loại xe như xe ô tô dưới 16 chỗ, xe tải có trọng tải nhỏ là những loại mà ngành sản xuất lắp ráp ô tô trong nước sản xuất được thì bị cấm và hạn chế nhập khẩu nhằm bảo hộ cho một ngành công nghiệp được coi là non trẻ. Có thể nói thị trường ô tô trong nước đã được chia là hai mảng riêng biệt. Chính vì thế, hoạt động nhập khẩu ô tô cũ thời kỳ này chủ yếu là để bổ sung cho nhu cầu rất cấp thiết của đời sống cũng như phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và gây những biến động không lớn cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước. Kể từ khi Chính phủ cho phép nhập khẩu xe cũ dưới 16 chỗ, thị trường trở nên phong phú hơn với nhiều chủng loại xe, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn, vì thế các nhà sản xuất trong nước cũng phải phải đưa ra những sản phẩm mới với những cải tiến để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Điều này giúp các doanh nghiệp ngày càng đa dạng hóa sản phẩm, nhằm phục vụ người tiêu dùng tốt hơn. Mặt khác, với mức th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0393.doc
Tài liệu liên quan