Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - Chủ đề: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng

A/ MỤC TIÊU: - Học sinh khối 8 năm học 2017 – 2018 biết ứng dụng các trường hợp đồng dạng của tam giác, tam giác vuông vào thực tế để đo chiều cao của một vật; đo khoảng cách giữa hai điểm mà ta không thể đo trực tiếp được. HS biết cách huy động kiến thức về tam giác đồng dạng để giải quyết vấn đề thực tiễn trong cuộc sống được nêu ra. Trình bày kết quả sản phẩm sáng tạo.

- Học sinh hoạt động theo từng nhóm ( Lấy đơn vị Tổ học tập làm nhóm hoạt động trải nghiệm sáng tạo) . Sau hoạt động trải nghiệm, học sinh có kết quả chính xác đo chiều cao của cột phát sóng Vietten ( Khu vực Đội 5- Thôn Nghi Giang ) và đo khoảng cách giữa Khu Hiệu bộ với khu phòng học 2 tầng ( 8 phòng) trường THCS Vinh Giang. ( Đo khoảng cách có thể thay đổi địa điểm; k/c cần đo)

B/ THỜI GIAN: - 1 tuần ( Tuần 29/37) sau khi bài 8 “ các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông – Luyện tập” , sách giáo khoa toán 8, tập II, phần hình học.

- Ngay sau khi học xong tiết 50 và tiết 51: Luyện tập về các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông. GV giao nhiệm vụ cho học sinh.

- Trong bài 8 và 9/SGK yêu cầu học sinh đọc và thảo luận nhiệm vụ của nhóm đã được giáo viên giao nhiệm vụ. Đến tiết 54, GV giành một tiết cho các nhóm báo cáo.

 

doc19 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 2290 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - Chủ đề: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD- ĐT PHÚ LỘC Trường THCS Vinh Giang -------o0o------ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------o0o------ Vinh Giang, ngày 15 tháng 3 năm 2018 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHỦ ĐỀ: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn Thành - Tổ: Toán – Tin – Lý – CN8;9. Lớp thực hiện: 8/1 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Ứng dụng được các trường hợp đồng dạng của tam giác, tam giác vuông vào cuộc sống. HS biết sử dụng các thiết bị dạy học như Giác kế, thức chữ T; thước đo độ dài ( Thước cuộn 30m ), máy tính cầm tay, vào đo Chiều cao của một vật; đo khoảng cách giữa hai điểm trong đó có một điểm không thể tới được. 2. Kỹ năng: - Học sinh có kĩ năng ứng dụng toán học vào cuộc sống thực tế. - Có kĩ năng sử dụng thiết bị: Giác kế, thước chữ T, để đo đạc. - Tổ chức hoạt động theo nhóm. - Kĩ năng lập báo cáo; tạo lập hồ sơ minh chứng cho công việc làm của nhóm và tham gia phản biện. 3. Thái độ, tình cảm: - Yêu thích bộ môn hình học lớp 8. Thấy được toán học xuất phát từ thực tiễn cuộc sống và toán học trở lại phục vụ cho cuộc sống xh. - Đoàn kết tập thể; yêu thương, giúp đỡ bạn bè; hỗ trợ lẫn nhau trong học tập. Tích cực trong học tập và sáng tạo trong thực tiễn cuộc sống 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực quan sát. - Năng lực tìm kiếm, thu thập thông tin. - Năng lực tổ chức hoạt động nhóm. - Năng lực vận dụng kiến thức được học vào cuộc sống thực tiễn. - Năng lực sử dụng thiết bị đo đạc. - Năng lực tính toán. - Năng lực viết báo cáo và trình bày báo cáo. - Năng lực tham gia phản biện, tranh luận bảo vệ cái đúng. - Năng lực sáng tạo trong cuộc sống và đo đạc. - Các năng lực khác, .. 5. Năng lực vận dụng kiến thức liên môn: Vận dụng khả năng sử dụng ngôn ngữ và viết báo cáo ( Ngữ văn) và môn hình học kết hợp tính toán ( Đại số) và tin học trong hoạt động tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, Mĩ thuật: vẽ tranh tĩnh vật, . Để giải quyết các vấn đề đạt ra, học sinh cần vận dụng các kiến thức liên môn: Môn Bài liên quan đến chủ đề  - Ngữ văn - Hình học và đại số - Tin học - Mĩ thuật  - Văn bản; viết trình bày văn bản báo cáo Bài 5; 6; 7; 8; 9 chương III- Tam giác đồng dạng. Tạo văn bản Word, trình bày văn bản Word; truy cập internet để tìm kiếm thông tin, Vẽ tĩnh vật II. THỜI GIAN THỰC HIỆN: ( Xem chi tiết ở bảng mô tả CĐ) III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - Chọn chủ đề trải nghiệm sáng tạo. - Lập kế hoạch; xác định đối tượng đo đạc; phân chia nhóm và hướng dẫn học sinh chuẩn bị thực hiện đề tài đã định. - Báo cáo TCM và BGH nhà trường theo dỏi thực hiện. - Tổ chức sắp xép thời gian để HS tiến hành đo đạc. - Xác định thời gian để Hs hoàn thành và tiến hành tổ chức Hội nghị báo cáo kết quả thực hiện theo nhóm 2. Học sinh: - Tiếp nhận nhiệm vụ, thông tin từ GV hướng dẫn. - Họp nhóm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. - Tiến hành tìm kiếm thông tin. - Tiến hành thực tế quan sát đối tượng cần giải quyết và vẽ mô hình cột ăng ten, .cần đo đạc. - Lập kế hoạch đến thư viện tìm kiếm tài liệu, vào truy cập mạng tìm kiếm thông tin. - Đến phòng thiết bị để lựa chọn và mượn thiết bị cần thiết. - Thống nhất thời gian tiến hành đo đạc và đo đạc. - Tập hợp các thông tin và lập báo cáo; tự đánh giá theo mẫu Gvcung cấp. IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Dạy học theo dự án, Quan sát, đàm thoại; quan sát; thực hành đo đạc; viết báo cáo và trình bày báo cáo; Tham gia phản biện. V. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN Thời gian Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Tiết 1 (21/3/2018) Hoạt động 1: ( 10 phút) GV xây dựng và đưa ra thông tin cho HS quan sát. GV đặt vấn đề và yêu cầu cần giải quyết. ( 5 phút) Hoạt động 2: Hướng dẫn của GV để HS tiến hành các hoạt động theo nhóm ( 8 phút) Hoạt động 3: (20 phút) Các nhóm trao đổi, thảo luận về nhiệm vụ được GV đưa ra và họp nhóm để vạch phương án thực hiện. HS quan sát và tiếp nhận được nhiệm vụ cần thực hiện. Nghe GV hướng dẫn và định hình được phương án giải quyết. Họp nhóm để thảo luận về nhiệm vụ đặt ra cho nhóm Cử Trưởng nhóm, thư kí nhóm ; nghiêm cứu tư liệu GV cung cấp và tiến hành phân công được nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Xác định thời gian tiến hành các nhiệm vụ của nhóm. Làm việc theo nhóm ở nhà (28/3/2018) Hoạt động 1: Tìm kiếm thông tin; gặp gỡ CB thư viện, thiết bị để mượn tài liệu, thiết bị cần dùng theo sự phân công của nhóm và ghi chép lại các thông tin liên quan cần dùng để giải quyết vấn đề ( 1h ) Hoạt động 2: (2 h) Thực địa và vẽ hình ảnh hiện trạng vật cần đo chiều cao; đo khoảng cách Hoạt động 3: ( 1h ) Tiến hành đo đạc và tính toán theo phương án, mô hình đã vạch ra Hoạt động 4: ( 1h ) Tiến hành viết báo cáo trên máy tính; tập hợp các thông tin minh chứng; họp nhóm để thảo luận, thống nhất về báo cáo và dự kiến tham gia phản biện bảo vệ báo cáo của nhóm tại lớp. Dự kiến các câu hỏi đặt ra cho nhóm bạn. Đề xuất phương án sáng tạo đo chiều cao, đo khoảng cách của nhóm. Đến thư viện, lên mạng Internet, phòng thiết bị để mượn tài liệu; thiết bị, tìm kiếm thông tin liên quan trên mạng. và ghi chép vào sổ. Cả nhóm đến thực địa cột ăngten phát sóng Vietten ( Sau nhà ông Trần Thám, đội 5 Nghi Giang) và vẽ hình ảnh cột ăng ten cùng phác thảo cách đo đạc. Tiến hành đo đạc, thống nhất kết quả đo đạc và tính toán, ghi chép trình bày vào sổ hoặc trên giấy A4 làm tư liệu viết báo cáo. Nhóm trưởng cùng thư kí nhóm tiến hành viết báo cáo và trình chiếu trên phần mềm Powerpoint. Đọc lại báo cáo cùng các minh chứng thông qua nhóm và thống nhất lần cuối trước khi báo cáo trước lớp. Đề xuất phương án đo đạc sáng tạo khác. Tiết 2 (04/4/2018) Hoạt động 1: Các nhóm lần lượt trình bày báo cáo kết quả thực hành đo đạc (28 phút) Hoạt động 2: Phần tham gia phản biện và trả lời các câu hỏi của GV, bạn đưa ra ( 10 phút) Hoạt động 3: Đánh giá của Gv về kết quả thực hiện CĐ - HĐTNST (5 phút) Các nhóm lần lượt trình bày báo cáo của nhóm. HS nghe các nhóm báo cáo trình diễn trên máy cùng các thông tin minh chứng. HS tham gia phản biện bảo vệ báo cáo của nhóm và chất vấn bằng câu hỏi với nhóm khác. Nghe GV hướng dẫn đánh giá kết quả HĐTNST chủ đề trên. VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA HỌC SINH. GV thực hiện đánh giá theo mẫu và theo tiêu chí; các điểm đã định và phân tích, chỉ ra những ưu điểm và tồn tại cơ bản qua HĐTNST vừa thực hiện. Tuyên dương thành quả đạt được của học sinh; khuyến khích sự sáng tạo của học sinh trong việc ứng dụng toán học vào cuộc sống. VII. RÚT KINH NGHIỆM: Giáo viên                                                                                                 (Họ tên, chữ ký) Nguyễn Văn Thành Tiết 1: KHỞI ĐỘNG GIAO NHIỆM VỤ VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ CHỦ ĐỀ: ỨNG DỤNG THỰC TẾ CỦA TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG ( HÌNH HỌC LỚP 8) A/ MỤC TIÊU: - Học sinh khối 8 năm học 2017 – 2018 biết ứng dụng các trường hợp đồng dạng của tam giác, tam giác vuông vào thực tế để đo chiều cao của một vật; đo khoảng cách giữa hai điểm mà ta không thể đo trực tiếp được. HS biết cách huy động kiến thức về tam giác đồng dạng để giải quyết vấn đề thực tiễn trong cuộc sống được nêu ra. Trình bày kết quả sản phẩm sáng tạo. - Học sinh hoạt động theo từng nhóm ( Lấy đơn vị Tổ học tập làm nhóm hoạt động trải nghiệm sáng tạo) . Sau hoạt động trải nghiệm, học sinh có kết quả chính xác đo chiều cao của cột phát sóng Vietten ( Khu vực Đội 5- Thôn Nghi Giang ) và đo khoảng cách giữa Khu Hiệu bộ với khu phòng học 2 tầng ( 8 phòng) trường THCS Vinh Giang. ( Đo khoảng cách có thể thay đổi địa điểm; k/c cần đo) B/ THỜI GIAN: - 1 tuần ( Tuần 29/37) sau khi bài 8 “ các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông – Luyện tập” , sách giáo khoa toán 8, tập II, phần hình học. Ngay sau khi học xong tiết 50 và tiết 51: Luyện tập về các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông. GV giao nhiệm vụ cho học sinh. Trong bài 8 và 9/SGK yêu cầu học sinh đọc và thảo luận nhiệm vụ của nhóm đã được giáo viên giao nhiệm vụ. Đến tiết 54, GV giành một tiết cho các nhóm báo cáo. C/ THIẾT BỊ, VẬT TƯ: SGK hình học lớp 8 tập II. Thước thẳng có chia khoảng cách đến mm dài 20cm; giấy A4; bút mực bi, bút lông để đánh dấu;sổ ghi chép; máy tính cầm tay. Giác kế đứng ; thước chữ T cho mỗi nhóm; thước cuộn dài 30m. ( HS theo nhóm Liên hệ Phòng thiết bị Nhà trường để lấy) Thiết bị truy cập Internet. Xe đạp dùng làm phương tiện đi lại. Nước uống đóng chai/ mỗi em một chai ( Tự túc) * Các nhóm có thể linh hoạt lựa chọn thiết bị và vật tư khác phù hợp. D/ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: - Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm từ 8 đến 10 em. Chia mỗi lớp thành 4 nhóm. Toàn khối có 6 nhóm. Mỗi nhóm có cả học sinh nam và học sinh nữ. Trong một nhóm có nhiều học sinh có khả năng khác nhau để học sinh có thể hỗ trợ cho nhau trong quá trình làm việc. HỌC SINH TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG. I/ Tìm kiếm thông tin. Thông tin từ sách giáo khoa (SGK): Mỗi thành viên của từng nhóm tìm kiếm thông tin liên quan đến việc Đo chiều cao của một vật; đo khoảng cách giữa hai địa điểm trên mặt đất mà trong đó có một điểm không thể đến trực tiếp được từ SGK hình học lớp 8 tập II; từ các tài liệu khác hoặc từ tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, . GV yêu cầu học sinh đọc lại các bài trong chương III ( Tam giác đồng dạng); chú ý bài 7 và bài 9 ( Trường hợp đồng dang thứ ba ( g.g) và các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông) và điền thông tin vào phiếu thu thập thông tin. Yêu cầu học sinh tìm kiếm thông tin, hình ảnh, video hoặc bài viết ở nhà hoặc tại thư viện; phòng thực hành Tin học của Nhà trường; trên mạng internet về quy trình đo đạc bằng Ứng dụng tam giác đồng dạng trong thực tế; các ví dụ về đo đạc ở SGK, . GV chuẩn bị thêm về tranh vẽ; các hình ảnh đo đạc trên máy tính để giới thiệu cho HS sau tiết 51 cho từng lớp. Xử lí thông tin: * Học sinh: Cả lớp thống nhất các thông tin tìm kiếm được bằng một sơ đồ tư duy; bằng một bản vẽ về quy trình tiến hành đo đạc. * Giáo viên: Yêu cầu Hs làm việc theo nhóm trên lớp hoặc ở nhà và sắp xếp các thông tin thu thập được theo các nhánh “Sơ đồ tư duy” . - Dựng hình vẽ cách đo chiều cao của vật thông qua sử dụng kiến thức của tam giác đồng dạng và các thiết bị, dụng cụ cần có để đo đạc chiều các của vật, khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất theo yêu cầu GV đã đề ra. - HS có thể xây dựng và thiết kế sơ đồ tư duy bằng bằng phần mềm tìm kiếm trên Internet để phát triển năng lực học sinh.( Chẳng hạn dùng phần mềm Sketpas; GegeoBra, ) * Khi tổ chức cho HS trình bày kết quả tìm kiếm thông tin GV chú ý nhấn mạnh đến tính sáng tạo và quá trình vẽ thiết kế sơ đồ tư duy này. 3) Thống nhất ý tưởng và chuẩn bị vật liệu. * HS: Vẽ phác họa trên giấy A4 hình dạng: Khu Hiệu bộ và Dãy phòng học 2 tầng – 8 phòng học của trường THCS Vinh Giang; vẽ phác họa Cột ăng ten của Trạm phát sóng Vietten cần đo chiều cao. - Ước lượng khoảng cách giữa: Khu Hiệu bộ và Dãy phòng học 2 tầng – 8 phòng học của trường THCS Vinh Giang; ước lượng chiều cao của: Cột ăng ten của Trạm phát sóng Vietten để ước tính đến việc sử dụng những thiết bị, dụng cụ cần dùng để đo đạc. - Chuẩn bị các thiết bị, vật liệu để đo đạc; các điều kiện để phục vụ việc tiến hành đo đạc. * GV: - Yêu cầu các nhóm HS khảo sát thực tế các vật cần đo chiều cao; khoảng cách giữa hai địa điểm cần đo; Vẽ phác họa trên giấy A4 các nội dung cần tiến hành đo đạc. - Giành thời gian để tất cả HS tham gia thảo luận cách huy động cơ sở vật chất; thiết bị đo đạc và cách tiến hành đo đạc; thảo luận cử nhóm trưởng; thư kí nhóm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Thảo luận và làm rõ vì sao phải dùng các thiết bị đó và sử dụng như thế nào; cách tiến hành như thế nào, - Theo dõi Hs phân công; giao nhiệm vụ cho từng thành viên và kịp thời nhắc nhở các em sao cho thành viên nào cũng có trách nhiệm tham gia và công việc phù hợp cho từng thành viên trong nhóm. 4) Tiến hành đo đạc: * HS: Theo từng nhóm, chọn vị trí thích hợp và theo bố trí sắp xếp của nhóm trưởng để tiến hành đo đạc chiều cao của cột ăng ten Vettel theo yêu cầu của GV. - HS thống nhất số liệu đo đạc và ghi các kích thước vào hình minh họa về đo chiều cao của ăng ten và đo khoảng cách giữa hai điểm đã xác định ( K/C từ khu nhà hiệu bộ đến dãy nhà 2 tầng 8 phòng học của trường THCS Vinh Giang) * GV: - yêu cầu HS chủ động theo nhóm và dưới sự điều khiển của nhóm trưởng, của thư kí nhóm tiến hành đo đạc lần lượt các nội dung theo yêu cầu đặt ra ban đầu theo thời điểm mà nhóm chọn thích hợp. - Yêu cầu học sinh đưa ra phương án thực hiện bao gồm cả thời gian, địa điểm chọn thực hành đo cho GV và tiến hành đo; thống nhất trong nhóm về cách đo đạc và các số liệu đo được và ghi vào sơ đồ ( Mô hình) đã vẽ phác họa cách đo của nhóm. 5) Báo cáo sản phẩm: * HS: HS tiến hành báo cáo kết quả đo đạc về chiều cao cột Ăng tên Viettel và khoảng cách giữa hai địa điểm đã chọn trong đó có một điểm không thể tới được. - Báo cáo về mô hình đo đạc và cách đo của nhóm ; các kích thước đo được và cách tính toán trên giấy Roki ( A0) *GV: + Yêu cầu trong bản báo cáo phải có sơ đồ cột Ăng ten Viettel; sơ đồ hai khu nhà tiến hành đo khoảng cách, - Báo cáo kết quả đo đạc được. - Báo cáo các dụng cụ, các vật liệu dùng để phục vụ đo đác. - Báo cáo cách thức tiến hành đo đạc và kết hợp báo cáo trên mô hình tiến hành đo. - Báo cáo cách vận dụng kiến thức đã học, biết; sáng tạo trong quá trình đo đạc. - Báo cáo kích thức về chiều cao cột Ăng ten đo được và khoảng cách đo được. + Giành thời gian cho các nhóm tự đánh giá tự đánh giá; tự bảo vệ quy trình và kết quả đo đạc của nhóm mình đồng thời tham gia phản biện, tranh luận với các nhóm khác. Chấp nhận sự sai khác giữa các nhóm miễn là học sinh làm thực, đo thực và biết áp dụng kiến thức và cách đo; giải thích tại sao nhóm mình lại đo được kết quả như vậy. (Nhắc HS các nhóm có thái độ phản biện tích cực). Hướng dẫn HS báo cáo kết quả đo đạc được và đề xuất sáng tạo thêm các cách đo khác. 6) Đánh giá sản phẩm và hoạt động: a) Tiêu chí đánh giá. - Về sản phẩm: Có mô hình mô tả đối tượng cần đo đạc minh họa đẹp, rõ ràng; dễ quan sát. - có bảng báo cáo cách thức tiến hành đo đạc; các dụng cụ, dùng để đo đạc; các kiến thức vận dụng sáng tạo vào đo đạc. - có báo cáo về quy trình đo đạc và tính toán đúng đắn. - Có thuyết trình cách đo hợp lí. b) Về hoạt động: - Có sự phân chia hợp lí nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm. - Các thành viên trong nhóm đã tích cực chuẩn bị về tìm kiếm thông tin; tìm kiếm các dụng cụ, vật liệu cần huy động ra phục vụ cho công việc đo đạc. - Tích cực thảo luận để thống nhất về thờ gian tiến hành; các bước tiến hành; phương án thích hợ để đo đạc. - Các thành viên tham gia khảo sát thực tế về vật cần đo; khoảng cách cần đo và tham gia vẽ phác thảo các đồ vật đó; thảo luận cách tiến hành đo đạc. - các thành viên tham gia tích cực các công việc được nhóm giao với trách nhiệm cao và kết quả cao; tham gia thống nhất kết quả và sẵn sàng tham gia phản biện ; bảo vệ kết quả của nhóm. * GV: GV tổ chức cho học sinh tự đánh giá trong nhóm, đánh giá giữa các nhóm, sau đó đưa ra đánh giá chung. GV nhận định và cho học sinh tham gia nhận định xem nhóm nào đạt, nhóm nào không đạt. Phân tích làm rõ nguyên nhân tại sao đạt và tại sao không đạt. - Yêu cầu học sinh điền đầy đủ vào phiếu đánh giá cuối chủ đề - Sách Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các môn học lớp 8. - Trong quá trình tổ chức hoạt động đánh giá, GV chú ý các đabhs giá về: + Đánh giá về kiến thức: Nên hỏi học sinh về các trường hợp đồng dạng của tam giác; tam giác vuông và kiến thức HS cần sử dụng vào đo đạc. + Đánh giá về khả năng ứng dụng các trường hợp đồng dạng của tam giác một cách phù hợp vào việc đo đạc gián tiếp vật và khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một địa điểm không tới trực tiếp được. + Đánh giá về kĩ năng sử dụng thiết bị đo đạc; khả năng vận dụng tính toán chính xác. + Đánh giá về kĩ năng thực hành đo đạc và tính toán. + Kĩ lăng lập luận, đưa ra ý tưởng và cách thức tiến hành đo đạc + Kĩ năng trình bày, thuyết trình và phản biện khi báo cáo và bảo vệ kết quả của nhóm. Vinh Giang, ngày 12 tháng 3 năm 2018 GV thực hiện CĐ Nguyễn Văn Thành CÁC MẪU ĐÁNH GIÁ MẪU 1: PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NHÓM HỌC SINH Họ tên người đánh giá:. Nhóm:........................................................................................... Lớp:............. Tên dự án: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng Mục đánh giá Tiêu chí Kết quả Chi tiết Điểm tối đa 1. Quá trình hoạt động của nhóm (Điểm tối đa 18) 1. Sự tham gia của các thành viên 3 2. Sự lắng nghe của các thành viên 3 3. Sự phản hồi của các thành viên 3 4. Sự hợp tác của các thành viên 3 5. Sự sắp xếp thời gian 3 6. Giải quyết xung đột trong nhóm 3 2. Quá trình thực hiện dự án nhóm (Điểm tối đa 18) 7. Chiến thuật thu thập thông tin 3 8. Tập trung vào nguồn thông tin chính 3 9. Lựa chọn, tổ chức thông tin 3 10. Liên kết thông tin 3 11. Cơ sở dữ liệu 3 12. Kết luận 3 3. Đánh giá bài tự giới thiệu về nhóm (Điểm tối đa 9) 13. Ý tưởng 3 14. Nội dung 3 15. Thể hiện 3 4. Đánh giá về sản phẩm (Điểm tối đa 48) 16. Nội dung 10 17. Hình thức 8 18. Thuyết trình 10 19. Kỹ thuật 10 20. Tính sáng tạo của sản phẩm 10 5. Sổ theo dõi dự án của nhóm (Điểm tối đa 7) 21. Nội dung 3 22. Hình thức 1 23. Tổ chức dữ liệu 3 TỔNG ĐIỂM 100 Vinh Giang, ngày tháng năm 2018                                                                                                          Người đánh giá MẪU 2: PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN TRONG NHÓM TÊN NHÓM:.................................................................................................................................... LỚP:.................................... TRƯỜNG:.......................................................................................... GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Nguyễn Văn Thành Điểm đánh giá: 3: Tốt hơn các thành viên trong nhóm 2: Trung bình 1: Không tốt bằng các thành viên trong nhóm 0: Không giúp gì cho nhóm STT Họ và tên HS Nhiệt tình trách nhiệm Tinh thần hợp tác, tôn trọng, lắng nghe Tham gia tổ chức, quản lý nhóm Đưa ra ý kiến co giá trị Đóng góp trong việc hoàn thành sản phẩm Hiệu quả công việc Tổng điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10                                                                                             Vinh Giang, ngày thángnăm2018                                                                                                   (Họ tên, chữ ký các thành viên) MẪU 3: SỔ THEO DÕI DỰ ÁN TÊN NHÓM:........................................... LỚP : .................................... TRƯỜNG THCS Vinh Giang GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Nguyễn Văn Thành TÊN DỰ ÁN: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng THỜI GIAN THỰC HIỆN: I. Phân công nhiệm vụ trong nhóm. STT Họ tên HS Phương tiện thực hiện Thời han hoàn thành Sản phẩm dự kiến 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11  II. Biên bản hoạt động nhóm Ngày Nội dung Kết quả 1 2 Thư ký , ngày.thángnăm.. PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN (Viết các nội dung tìm kiếm được, đọc được trong các bài liên quan đến các từ khóa vào các ô tương ứng trong bảng sau) Bài đọc: ... ........................................................................................................................................................... Người đọc: Ngày đọc: . Từ khóa Nội dung đọc liên quan đến từ khóa PHIẾU CÁC THÀNH VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM ( Cả nhóm thống nhất đánh giá trên phiếu) Chủ đề: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng vào đo chiều cao của vật và đo khoảng cách giữa hai điểm trong đó có một điểm không thể tới được. Thời gian thực hiện: Nhóm: . Các thành viên trong nhóm cùng nhìn lại quá trình làm việc của nhóm và thống nhất tự đánh giá các nội dung bằng cách khoanh tròn vào các mức độ A, B, C, D ( Mỗi nội dung chỉ khoanh/ xác định một mức độ cho nhóm mình) Nội dung Tinh thần làm việc nhóm Hiệu quả làm việc nhóm Trao đổi, thảo luận trong nhóm Mức độ A B C D A B C D A B C D Ghi chú: Trước khi quyết định mỗi lĩnh vực đánh giá, nhóm mình thuộc mức độ nào, các em cần đối chiếu thực tế hoạt động nhóm trong cả quá trình làm việc. PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO (Các nhóm dùng phiếu này để đánh giá lẫn nhau khi thực hiện báo cáo) Chủ đề: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng vào đo chiều cao của vật và đo khoảng cách giữa hai điểm trong đó có một điểm không thể tới được. Thời gian thực hiện: Nhóm đánh giá: . Căn cứ vào thực tế báo cáo của nhóm bạn, dựa vào bảng tiêu chí báo cáo, nhóm thống nhất và khoanh tròn vào điểm tương ứng với mức độ muốn đánh giá. Nhóm trình bày Cấu trúc bài báo cáo/ trình bày Trình bày/báo cáo Thảo luận/trả lời các câu hỏi Tổng điểm 3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0 3 2 1 0 PHIẾU ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ ( Dành cho đánh giá của giáo viên) Tên nhóm:..Lớp: Tên chủ đề: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng vào đo chiều cao của vật và đo khoảng cách giữa hai điểm trong đó có một điểm không thể tới được. STT Tiêu chí Điểm Nhận xét/ đánh giá 1 Xác định các nhiệm vụ của chủ đề 3 2 1 .......... 2 Phân công được nhiệm vụ chi tiết cho các thành viên trong nhóm .......... . 3 Cá nhân và nhóm hoàn thành được nhiệm vụ được phân công .......... . 4 Hoàn thành được sản phẩm .......... . 5 Hồ sơ, minh chứng rõ ràng trong quá trình hoạt động .......... . 6 Trình bày báo cáo rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ thông tin .......... . 7 Trả lời tốt các câu hỏi của các bạn và của GV .......... . 8 Các tiêu chí khác .......... . TC Điểm tổng cộng: .. Vinh Giang, ngàytháng..năm 2018. GV hướng dẫn, đánh giá ` Nguyễn Văn Thành BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO Mức độ 3 2 1 0 Cấu trúc bài báo cáo/ trình bày - Các thành tố được thiết kế có cấu trúc, có chiến lược rõ ràng. - Có đầy đủ các mô tả/ hình ảnh minh họa/ sơ đồ/minh chứng cho các nội dung. - Các thành tố được trình bày theo trật tự phù hợp. - Có mô tả hình ảnh/ minh họa/ chứng minh cho một số nội dung. - Chỉ có một số thành tố quan trọng được trình bày. - Thiếu nhiều các mô tả/ hình ảnh minh họa minh chứng cho các nội dung quan trọng -Thiếu các thành tố quan trọng/ các thành tố sắp xếp không phù hợp. - Không có các mô tả/ hình ảnh minh chứng cho các nội dung đưa ra. Trình bày/ báo cáo - Trình bày cô động/dễ hiểu/có cấu trúc rõ ràng/ có tính logic/nêu được trọng tâm của các nội dung. - Thể hiện đa dạng các hình thức trình bày bằng lời nói/ tranh ảnh/ thí nghiệm/ mô hình/ video/ âm thanh. - Các thành viên hợp tác chặt chẽ/hiệu quả/đồng bộ trong trình bày báo cáo. - Trình bày dễ hiểu/có logic/nêu được trọng tâm của báo cáo - Trình bày bằng nhiều hình thức khác nhau có sử dụng các hình ảnh hoặc âm thanh hoặc thí nghiệm, mô hình minh họa. - Các thành viên hợp tác hiệu quả/đồng bộ trong trình bày báo cáo. - Trình bày có thể hiểu được/ logic không rõ ràng/có nêu trọng tâm của báo cáo. - Thể hiện ít hình thức trình bày / có ít minh chứng cho nội dung trình bày. - Các thành viên có hợp tác nhưng chưa đồng bộ trong báo cáo. - Trình bày khó hiểu/ thiếu tính loogic/ không nêu được rõ ràng trọng tâm của báo cáo. - Không thể hiện được nhiều hình thức trình bày/ thiếu các minh chứng quan trọng cho nội dung trình bày. - Các thành viên không có sự hợp tác trong trình bày báo cáo. Thảo luận/ trả lời các câu hỏi - Thảo luận/trả lời các câu hỏi đúng trọng tâm/rõ ràng/dễ hiểu/đầy đủ/ ngắn gọn. - Giao tiếp cởi mở/có gợi ý - hỏi lại/ thỏa mãn mọi người. - Thảo luận/trả lời các câu hỏi đúng trọng tâm có khả năng hiểu được / còn dài dòng - Giao tiếp cởi mở/có phản hồi thường xuyên/đáp ứng mọi người. - Thảo luận/trả lời gần với trọng tâm/khó hiểu/dễ hiểu/dài dòng/ còn lơ mơ về nội dung - Giao tiếp cứng nhắc/ chưa làm hài lòng mọi người. - Thảo luận/trả lời lệch hẳn với trọng tâm/ mọi người không hiểu/ nội dung xa rời báo cáo. - Giao tiếp cứng nhắc/ gây khó chịu cho mọi người/ làm không khí căng thẳng. GV hướng dẫn Nguyễn Văn Thành * A Đo chiều cao ngọn tháp phía trước như thế nào? Đo khoảng cách từ cầu thủ A đến ngọn tháp như thế nào?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochinh hoc 8_12319399.doc
Tài liệu liên quan