Hiệp hội phải đưa ra được khung giá co dãn thích hợp, kịp thời với biến động cung cầu trên thị trường, nhằm đảm bảo thu ngoại tệ cho đất nước mà vẫn giữ được thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để thực hiện được điều này hiệp hội phải thành lập một phòng nghiên cứu thị trường riêng, chi phí cho hoạt động này do các công ty thành viên đóng góp. Phòng thị trường này phải đưa ra được những phương án cụ thể để khai thác triệt để tiềm năng trong nước, kết hợp với những thông tin chính xácthị trường nứoc ngoài để tạo lợi thế tối đa cho mặt hàng cuả mình.
Hiện nay công ty XNK tổng hợp I và một số công ty khác cùng hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu quế cùng với các cơ quan chức năng xúc tiến thành lập hiệp hội xuất khẩu quế cho các doanh nghiệp, dự kiến khi hiệp hội ra đời giá xuất khẩu quế từ khoảng 2000USD/tấn hiện nay tăng lên 2200-2300/tấn và cả ngành quế Việt Nam sẽ tăng khoảng 1.00.000USD, đây là một con số đáng kể nếu so sánh với tổng kim ngạch xuất khẩu quế của ngành quế Việt Nam khoảng 6.000.000-7.000.000 USD/năm.
81 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạt động xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởng Vụ tổ chức cán bộ, Bộ trưỏng bộ ngoại thương (nay là bộ thương mại) đã quyết định thành lập Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1. Công ty này chính thức được thành lập từ ngày 15/2/1981 theo quyết định số 1365/TCCB của Bộ ngoại thương, nhưng phải đến tháng 8/1982 mới thực tế đi vào hoạt động, với trụ sở chính đặt tại 46 Ngô Quyền – Hà Nội và lấy tên giao dịch là GENERALEXIM - Hà Nội.
Công ty trực thuộc Bộ thương mại, hoạt động theo chế độ hoạch toán, có tư cách pháp nhân, vốn và tài sản riêng tại ngân hàng. Biên chế ban đầu là 50 cán bộ được giao 139 000 đồng (thời giá năm 1981) với nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu là xuất nhập khẩu uỷ thác.
Năm 1993, theo quyết định số 858/TCCN của Bộ thương mại đã quyết định hợp nhất Công ty phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu vào Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1, giúp tạo nên cho Công ty những thế lực mới hết sức to lớn.
1.2 Sự vận hành và phát triển của Công ty
Từ khi thành lập và thực sự đi vào hoạt động cho đén nay, Công ty đã nằm trong những thời điểm đất nước trải dài những biến đổi sâu sắc về kinh tế xã hội, chính trị. Vì vậy, sự vận hành của Công ty được chia thành các giai đoạn như sau:
1.2.1 Giai đoạn 1 (Từ tháng 12/1981 đến cuối năm 1984)
Bảng 3: Kim ngạch xuât nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1 giai đoạn 1982-1984
Năm
Thực hiện (USD)
Hoàn thành kế hoạch(%)
1982
11 800 000
100
1983
12 674 000
103
1984
19 163 000
108
Nguồn tài liệu tham khảo số 4,5
Trong những năm này, Công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch. Từ đó có thể thấy đựoc cố gắng vượt bậc của Công ty trong giai đoạn đầu mới thành lập với những khó khăn của nền kinh tế nước nhà.
1.1.2 Giai đoạn 2 (1895-1989)
Giai đoạn 2 là giai đoạn mà hoạt động tài chính, ngân hàng phát triển chậm hơn, kinh doanh mang đặc tính quản lý bao cấp hơn phục vụ. Tiền tệ biến động phức tạp do việc đổi tiền năm 1985, lạm phát liên tục tăng cao, chính sách thuế cũng đầy biến động, phát sinh nhiều sắc thuế mới như thuế xuất nhập khẩu, thuế vốn, thuế lợi tức (nay là thuế thu nhập doanh nghiệp) ,thuế doanh thu. Tỷ suất thuế đã cao lại hay điều chỉnh không phù hợp với chu kỳ hàng hoá
Vượt qua khó khăn thử thách này, sau những năm mày mò và sơ bộ khẳng định được một số yếu tố cần phải tập trung xây dựng, kết hợp với những kinh nghiệm thực tế, Công ty đã tập trung sức lực của mình để phát triển.
Qua việc chấn chỉnh và nâng cao nhận thức, Công ty đã thu được những tiến bộ đáng kể bất chấp sự thay đổi theo hướng bất lợi của thời cuộc. Sau đây là chỉ tiêu về kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty.
Bảng 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty giai đoạn 1985-1989
Năm
Thực hiện (nghìn USD)
Hoàn thành kế hoạch(%)
1985
35 560
114
1986
46 813
116
1987
51 349
118
1988
49 257
115
1989
44 418
109
Nguồn tài liệu tham khảo số 8, 9
Do chính sách đổi mới của Đảng, kinh tế thị trưòng thay thế cho nền kinh tế với cách quản lý theo cơ chế kế hoạch tập trung vừa bị suy kiệt do khủng hoảng kéo dài hàng năm, sự thay đổi vào thời điểm năm 1985- 1989 này khiến cho kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty có giảm đôi chút tuy nhiên, Công ty vẫn thực hiện hoàn thành vựơt mức kế hoạch 9%. Có được kết quả này do sự quản lý có hiệu quả với những bước đi đúng hướng của cán bộ công nhân viên trong Công ty.
1.1.3 Giai đoạn 3 (1991-2001)
Trong giai đoạn này, lịch sử nên kinh tế đất nước thực sự bước sang trang mới. Lĩnh vực xuất nhập khẩu trong nền kinh tế thị trưòng có nhiều thay đổi trong việc quản lý vĩ mô Nhà nước như: Số lượng Công ty xuất nhập khẩu tăng lên nhiều, nhiều đơn vị chuyên doanh đã chuyển sang kinh doanh tổng hợp. Bên cạnh đó việc thu hẹp thị trường do khủng hoảng ở các nước xã hội chủ nghĩa, tính cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Nhưng Công ty đã xác định được đúng hướng trong sản xuất và kinh doanh, biết vận dụng linh hoạt phương thức kinh doanh, nhạy bén tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước tìm ra những sản phẩm mà thị trườg đang có nhu cầu và phù hợp với khả năng kinh doanh của Công ty. Kết quả năm 1990 Công ty bắt đầu triển khai công tác sản xuất chế biến và xuất khẩu mặt hàng quế. Đây là một mặt hàng mới và khá mới mẻ đối với Công ty cũng như đối với thị trường Việt Nam nói chung.
Bảng 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty năm 1991-2001
Năm
Tổng kim ngạch XNK(nghìn USD)
Thực hiện
So với kế hoạch%
1991
37 000
100
1992
41 000
106
1993
47 177
114
1994
49 222
103
1995
56 611
113
1996
63 560
115
1997
78 432
135
1998
64 448.642
102.29
1999
70 420
104
2000
71 684
102.6
2001
75 520
105.3
Nguồn tài liệu tham khảo số 8, 9
Lĩnh vực xuất khẩu quế đối với Công ty thực sự là mới mẻ song thời gian đầu chập chữngvới những chuyến hàng xuất khẩu ít ỏi, Công ty dã dần mở rộng thị trườngvà đưa kim ngạch xuất khẩu quế lên những con số đáng khích lệ.
Tóm lại trong giai đoạn này co nhiều biến động,nhiều khó khăn song Công ty đã bám sát thực tế thị trường, mạnh dạn tìm phương thức làm ăn mới. Biến từ nhận thức tới hành động cho nên đến nay Công ty không những trụ vững mà còn đang phát triển mạnh mẽ, giữ vững được uy tín với khách hàngvà cơ quan quản lý cấp trên.
Là một công ty mang tên Công ty xuất nhập khẩu tông hợp I, chức năng nhiệm vụ chính của Công ty thể hiện đúng như tên gọi, đó là xuất nhập khẩu tổng hợp các mặt hàng trong đó có mặt hàng truyền thống như: lạc nhân, dựoc liệu, tinh dầu, phân bón, sắt thép, sản phẩm gỗ...nhưng từ năm 1982 chủ trương của Đảng và Nhà nước thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, đồng thời tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc.Trong hoàn cảnh này Công ty cần tạo ra hướng đi phù hợp để có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường , một trong những hưóng chủ yếu đó là tích cực xâm nhập vào thị trường nước ngoài...Đây là một hướng đi đúng đắn trong việc lựa chọn phương hướng phát triển Công ty.
1.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Suốt 19 năm thực tế đi vào hoạt động cho tới nay, Công ty đã giữ vững và phát huy truyền thống là đơn vị làm ăn tương đối tốt. Quá trình hoạt động gần đây tuy gặp không ít khó khăn trở ngại do các nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan, nhưng Ban lãnh đạo cùng tập thể công nhân viên đã nỗ kực tìm tòi, phấn đấu luôn hoàn thành vuợt mức các chỉ tiêu kế hoạch mà Bộ đã đề ra.
Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch mà Bộ đã đề ra nhưng kim ngạch xuất khẩu năm 1998 lại không đạt chỉ tiêu kế hoạch mà chỉ thực hiện được 74.46%
Về tốc độ tăng trưởng: Nhìn chung kim ngạch xuất nhập khẩu năm sau cao hơn năm trước
Bảng 7: Về cơ cấu xuất nhập khẩu của Công ty
Năm
Chỉ tiêu %
(1000USD)
Tỷ lệ
XK/NK
Kim ngạch nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu
Kim ngạch XNK
1995
Giá trị
42/48
32 601
23 910
56 611
1996
Giá trị
37/63
40 022
23 538
63 560
%96/95
+22.7
-1.5
+12
1997
Giá trị
42/58
45 845
32 587
78 432
%97/96
+14.5
+38.4
+23.4
1998
Giá trị
36/64
41 365
23 083
64 448
%98/97
-9.7
-29.17
-17.83
1999
Giá trị
31/54
43 260
24 700
67 960
%99/98
4.58
+7.0
+5.45
2000
Giá trị
31/51
46 020
28 500
74 520
%00/99
+6.38
+15.38
+9.65
2001
Giá trị
29/48
48 130
29 680
77 810
%01/00
+4.58
+4.14
+4.42
2002
(dự kiến)
Giá trị
30/50
50090
30100
80190
%02/01
+3.91
+1.39
Năm 1995: Kinh tế thế giới phục hồi cùng với những thắng lợi lớn trong quan hệ Việt Nam với Mỹ, ASEAN, EU là vận hội mới cho nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu của Công ty chững lại do những nguyên nhân sau:
Nhà nước tập trung đầu mối một số mặt hàng lớn ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động của Công ty.
Nhập khẩu hàng tiêu dùng vốn là thế mạnh của Công ty chẳng những bị hạn chế bằng 20% hàng xuất khâủ mà còn phải duyệt 2 lần một năm khiến Công ty bị động trong kinh doanh, không thể xây dựng được các hợp đồng dài hạn.
Năm 1996: Ra đời hàng loạt tổng Công ty chi phối sản xuất lưu thông hầu hết tất cả các mặt hàng xuất khẩu lớn. Nhà nước bãi bỏ giấy phép xuất nhập khẩu tưởng sẽ thúc đẩy xuất nhập kỳ hải quan lại không đồng bộ gây nhiều vướng mắc. Ngoài ra chính sách quản lý thanh toán hối đoái chặt chẽ, chính sách thuế cao và chồng chéo khiến nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu của Công ty giảm hoặc không có hiệu quả nữa như xe máy CKH. Vì vậy kết quả xuất khẩu năm 1996 giảm 2%
Năm 1997: Hàng nhập khẩu bị nhà nước hạn chế, hàng xuất khẩu bị giảm giá mạnh do khủng hoảng khu vực, nhưng do Công ty đã sớm nhận ra dược khó khăn trước mắt nên từ cuối năm 1996 đã lên phương án chủ động xử lý tình hình, nhờ thế kinh doanh 1997 đạt kết quả khả quan. Năm 1998 kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giảm sút. Tổng kim ngạch xuất khẩu giảm 17.83% so với thực hiện năm 1997. Sự giảm sút này chủ yéu do nguyên nhân khách quan, do Công ty nằm trong guồng máy chung của nền kinh tế xã hội của cả nước bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế Châu á và khu vực công cộng, với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cụ thể là:
+ Thị trường tiêu thụ hàng xuất khẩu của Việt Nam bị thuhẹp, tạm thời dừng mua bán với các thị trường: Inđonêxia, philipin...Giá cả hàng hoá bị cạnh tranh gay gắt, trong nước giá biến động nhièu hơn cả giá ngoại, ngoài nước khách ngoại lợi dụng ép giá gây bất lợi trong giao dịch.
+ Thị trường trong nước sức mua bị giảm sút do khả năng thanh toán hạn hẹp do vậy nhiều mặt hàng tồn động lớn, tiêu thu chậm ảnh hưởng đến kinh tế hàng nhập khẩu.
Bước sang năm 1999 nền kinh tế nước ta thoát dần khỏi khủng hoảng tài chính khu vực nên nó cũng có tác động tích cực đối với sự phát triển của công ty. Mặt khác, Công ty đã đề ra những chính sách, chiến lược phù hợp với hoàn cảnh nên trong 2 năm 1999-2000 cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của công ty đều tăng tuy kim ngạch xuất khẩu của Công ty không nhiều nhưng nó cũng thể hiện đựoc sự nỗ lực của Công ty và hướng đi đúng đắn trong quá trình phát triển
1.1.5. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty
Bảng 8: Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Năm
Chỉ tiêu
Doanh thu
Nộp NS/DT%
Lãi
Lãi/DT
Nộp NS
1995
Thực hiện
273 441
14.57
6 000
2.19
39 829
1996
Thực hiện
302 640
14.2
7258
2.4
42 670
96/95(%)
+10.67
+20.97
+7.89
1997
Thực hiện
270 350
14.05
8 100
2.3
49 240
97/96(%)
+15.8
+16.6
+14.6
1998
Thực hiện
370 860
14.5
8 200
2.2
53 819
98/97(%)
+5.82
+1.2
+9.3
1999
Thực hiện
378 462
14.75
8 310
2.19
55 804
99/98(%)
+2.06
+2.6
+3.67
2000
Thực hiện
402 125
14.9
8 570
2.13
59 849
00/99(%)
+6.25
+3.12
+7.25
2001
Thực hiện
420 136
14.7
9 663
2.22
61 759
01/00(%)
+4.28
11.3
+3.09
Nguồn :Tài liệu tham khảo số 4
Giá trị kim ngạch xuất khẩu trong máy năm qua luôn chiếm tỷ trọng tương đối lớn 55 - 63% trong tổng kim ngạch xuất khẩu như của Công ty cũng là điểm chung của các Công ty xuất nhập khẩu khác. Nguyên nhân chủ yếu là do các mặt hàng xuất khẩu thường là nông lâm hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ và hàng may mặc có gúa trị thấp và kém sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Còn các mặt hàng nhập thường là máy móc, nguyên vật liệu có giá trị rất lớn rất cần để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Năm 1997 là năm bắt đầu một cuộc khủng hoảng tiền tệ, tỷ giá hối đoái tăng lên bất lợi cho nhập khẩu, có lợi cho xuất khẩu nên cơ cấu xuất nhập khẩu dần được cải thiện từ 37/63 năm 1996 lên 42/58 năm 1997. Điều này đã giúp Công ty dư ngoại tệ, chủ động xuất khẩu tận dụng những ưu đãi nhà nước dành cho xuất khẩu.
Tuy nhiên cũng chính vì cuộc khủng hoảng này còn kéo dài sang tận năm 1998, có tác động theo chiều hướng tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu trong kim ngạch xuất nhập khẩu trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty mà lại giảm mạnh chỉ còn 36/64. Lý giải điều này do hàng hoá xuất khẩu của ta và các nước bạn láng giềng có yếu tố tương đồng, vì thế khi giá cả của các bản tệ các nước dó giảm mạnh sẽ thúc đảy xuất khẩu, giá hàng xuất khẩu của ta bị sức ép lớn khiến cho lượng hàng xuất khẩu của ta không diễn ra theo dự kiến. Bên cạnh đó chúng ta lại cần phải nhập khẩu những máy móc mới, hiện đại phục vụ cho việc phát triển sản xuất. Vậy nên, năm 1998 tỷ trọng hàng xuất khẩu giảm đi cũng là điều không tránh khỏi.
Nhưng với ý chí nỗ lực cải thiện yếu kém, phát huy tiềm năng, đưa ra đường lối và những hướng đi đúng đắn, và có những chính sách biện pháp phù hợp Công ty có sự phục hồi và không ngừng tăng trưởng.
Tóm lại, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty trong thời gian qua qua đòi hỏi phải bám sát thị trường nội và ngoại. Về mặt hàng, Công ty vẫn tiép tục duy trì và phát triển các mặt hàng xuất khẩu truyền thống, làm cho kim ngạch xuất khẩu luôn giao động ở mức ổn định. Ngoài ra Công ty còn phát triển thêm gia công đồ chơi, thúc đẩy nhanh xuất khẩu các mặt hàng nông sản, trong đó Công ty luôn chú trọng đến mặt hàng xuất khẩu quế- đây có thể nói là mặt hàng còn khá mới mẻ đối với Công ty, luôn được Công ty chú ý nhằm mở rộng thị trường góp phần đáng kẻ làm tăng kim ngạch xuất khẩu cuả Công ty, góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của ngành quế việt Nam. Công ty cũng chủ trương mở rộng xuất khẩu nhiều mặt hàng không kể tới lớn bé miễn là có hiệu quả. Trong kinh doanh, áp dụng linh hoạt các hình thức uỷ thác, tự doanh. Các mặt hàng như lạc, thiếc... Công ty chú trọng đầu tư chất xám theo sát thị trường, quyết định thời diểm mua và bán, kinh doanh có hiệu quả theo 3 mảng kinh doanh- sản xuất và dịch vụ trong đó lấy kinh doanh xuất nhập khẩu làm trọng tâm.
Trong khoảng thời gian từ năm 1995-2001 Công ty liên tục phát triển được thể hiện ở phần doanh thu, lãi và nộp ngân sách liên tục tăng. Tuy vậy năm 1998 tỷ lệ tăng lên so vơéi năm trước không nhiều, doanh thu chỉ tăng 5.82%, lãi 1.3% và nộp ngân sách tăng 9.3%. Sở dĩ có sự giảm đi trong khi đang đà phát triển của mấy năm qua do yéu tố khách quan là chủ yếu. Trong năm 1998, Nhà nước áp dụng luật thương mại trong quản lý xuất nhập khẩu đồng thời vẫn giữu cơ chế “đầu mối” đối với mặt hàng xuất khẩu lớn như gạo, phân bón, xăng dầu...Bên cạnh đó, Nhà nước áp dụng chính sách sử dụng ngoại tệ hết sức gắt gao (QĐ 173/TTg ngày 12/9/1998, QĐ 63/CP ngày 17/8/1998), tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động nhập khẩu như việc điều chỉnh tăng thuế mặt hàng kim ngạch lớn khiến cả 2 chỉ tiêu doanh số và lãi đều sụt giảm(-10% và -36.6%) .Tỷ lệ nộp ngân sách đã tăng từ 14.8% lên 21.4%, mặt hàng mất đi lại có hiệu quả kinh tế cao nên tốc độ giảm của lãi lớn hơn của doanh số, thể hiện ở tỷ lệ lãi/ doanh số giảm mạnh từ 1.83% xuống 1.27%
Năm 1997 Công ty được mặt hàng thay thế xe máy CKD không kém là film và vật liệu ảnh (tạm nhập tái xuất) khiến doanh số và lãi ổn định trở lại( so với năm 1995): Dù khoảng nộp nhân sách vẫn lớn, 18,2% doanh số (cao hơn mức 14.5% của năm 1995) nhưng tỷ lệ lãi/doanh số của năm 1997 vẫn lớn hơn của năm 1995 (1,86 so với 1.83).
Điều này chứng tỏ Công ty đã cố gắng rất lớn để tìm mặt hàng mới, thị trường mới để vừa hoàn thành được nghĩa vụ ngày càng nặng nề trước ngân sách Nhà nước, vừa đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
Đến hết năm 1998 tỷ lệ lãi/doanh số bị giảm trong khi đó tỷ lệ nộp ngân sách/doanh số lại tăng lên (23,76%). Nguyên nhân dẫn đến kết quả này là do trong năm Nhà nước áp dụng luật thương mại trong quản lý XNK lớn như gạo, phân bón, xăng dầu... Đồng thời nhà nước áp dụng chính sách quản lý sử dụng ngoại tệ hết sức gắt gao (QĐ 173/TTg 12/9/1998, QĐ 63/CP 17/8/198), tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động nhập khẩu như: Điều chỉnh tăng thế mặt hàng...
Những chính sách đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty thể hiện
Công ty mất nhiều khách hàng vốn có quan hệ XNK uỷ thác từ nhiều năm
Cạnh tranh tìm cơ hội gay gắt
Nguồn lợi nhuận từ kinh doanh XNK giảm đáng kể
Tuy vậy nhờ có những chính sách và hướng đi hợp lý Công ty đã đề ra một đường lối chung cho sự phát triển và có nhiều khả quan được thể hiện qua kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty qua 2 năm 1998-2000 tiếp tục tăng. Điều này chỉ có thể giải thích được qua phương châm của công ty đã linh hoạt chiến lựơc mặt hàng. Tìm ra những mặt hàng mới và nghiên cứu mở rộng ra những thị trường mới thị trường tiềm năng đó chính là chiến lược cho sự phát triển của Công ty.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty.
2.1.Nhiêm vụ chủ yếu của công ty
Ngay từ khi thành lập, Công ty đã mang một trọng trách là thông qua hoạt động kinh doanh để đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, làm tốt công tác xuất nhập khẩu phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước góp phần nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng thu ngoại tệ và phát triển kinh tế đất nước. Trọng trách này được cụ thể hoá thành nhiệm vụ như sau:
Thứ nhất: Xuất khẩu hoặc uỷ thác xuất khẩu mọi mặt hàng xuất khẩu của địa phương và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế mà các ngành được phép xuất khẩu.
Thứ hai: Nhập khẩu vật tư hàng hoá phục vụ cho sản xuất và đời sống theo yêu cầu của các địa phương, ngành mà doanh nghiệp và các đơn vị đó không nhập khẩu hoặc nhập khẩu không đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất và tiêu dùng.
Thứ ba: Kinh doanh vật tư hàng hoá nhập khẩu hoặc sản xuất ở trong nước phục vụ cho các địa phương, các ngành, các doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng tốt tiền vốn, tài sản theo chế độ quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước, quản lý tốt đội ngũ cán bộ công nhân viên thông thạo về nghiệp vụ, hiểu biết về pháp luật phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
Bên cạnh nhiệm vụ phải thực hiện đúng phạm vi hoạt động đã quy định như trực tiếp xuất nhập khẩu, xuất nhập khẩu uỷ thác, gia công xuất khẩu, sản xuất và dịch vụ thương mại, Công ty còn có những quyền hạn khai thác như:
Được cho thuê văn phòng, kinh doanh khách sạn, cho thuê kho tàng nhà xưởng, phương tiện nâng xếp dỡ.
Được liên doanh, liên kết hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Được mở đại lý và mở cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng xuất nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước theo quy định hiện hành của Nhà Nước.
Giao dịch và ký kết các hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hợp đồng nhập khẩu hàng hoá và các dịch vụ thương mại khác với nước ngoài như tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh và môi giới thương mại.
Kiến nghị với Bộ việc thành lập các cơ quan đại diện, các đại lý ở trong và ngoài nước, tham gia tổ chức hoạt động kinh tế với các chức năng của Công ty
2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.
Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban và quản lý của nó đựoc cụ thể hoá như sau:
- Ban giám đốc ngoài giám đốc ra còn có 3 phó giám đốc là những người cố vấn cho giám đốc. Mỗi phó giám đốc phụ trách một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trứơc giám đốc và công ty về lĩnh vực đựoc giao
* Giám đốc : Là người đứng đầu Công ty chịu trách nhiệm trứoc nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. Giám đốc trực tiếp phụ trách phòng kế toán tài vụ, phòng tổ chức cán bộ.
- Phòng kế toán, tài vụ: Hoạch toán kế toán, đánh giá toàn bộ hoạt động kết quả kinh doanh trong từng kế hoạch (tháng, quý, năm). Đảm bảo toàn bộ vốn phục vụ cho các hoạt động của phòng ban trong Công ty, điều tiết vốn nhằm mục tiêu kinh doanh có hiệu quả nhất, vốn quay vòng nhanh. Quyết toán với cơ quan cấp trên và các cơ quan hữu quan, tổ chức tài chính, ngân hàng hàng năm.
- Phòng tổ chức: Nắm toàn bộ nhân lực của Công ty, tham mưu cho giám đốc về sắp xếp nhân lực. Quy hoạch, đào tạo, điều hành, bổ sung cho yêu cầu kinh doanh. Các công việc khác như: Bảo vệ chính trị nội bộ, thanh tra lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội.
*Phó giám đốc 1
- Phòng tổng hợp: Đưa ra các quyết định dài hạn, ngắn hạn, nắm toàn bộ tình hình của công ty về kinh doanh xuất nhập khẩu báo cáo cho giám đốc. Làm công tác phục vụ thị trường marketing, giao dịch thương vụ với các khách hàng nước ngoài, thông tin, giáo dục, tuyên truyền.
-Các phòng nghiệp vụ:
+Phòng nghiệp vụ 1, 5, 6, 7 : Kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp.
+Phòng nghiệp vụ 2 : Chuyên xuật nhập khẩu.
+Phòng nghiệp vụ 4 : Chuyên lắp ráp xe máy
-Các liên doanh
+Công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển đệ nhất tại 53 quang Trung- Hà Nội
+Liên doanh chế biến gỗ tại Đã nẵng
+Cửa hàng: Cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại 28 trần Hưng Đạo và 46 Ngô Quyền Hà Nội
*Phó giám đốc 2 là người chỉ đạo hệ thống cơ sở sản xuất, phòng hành chính và kho vận.
- Phòng hành chính phục vụ nhu cầu văn phòng phẩm cho công ty, tiếp khách và quản lý toàn bộ tài sản của Công ty. Đồng thời đưa ra và thực hiện các kế hoạch sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên.
- Hệ thống cơ sở sản xuất gồm xí nghiệp may Đoạn xá- Hải Phòng, xưởng lắp ráp xe máy tại Tưong Mai- Hà Nội, xưởng sản xuất chế biến sản phẩm gỗ (trực thuộc phòng 6) tại cầu Diễn- Từ Liêm – Hà Nội.
3. Tình hình cán bộ công nhân viên của Công ty
ở Công ty, các nhân viên thuộc các phòng ban chủ yếu là lực lượng trẻ, năng động và có trình độ, đây là một trong những điểm mạnh của Công ty. Trong tổng số cán bộ thì khoảng 80% có trình độ đại học. Số cán bộ công nhân viên của công ty trong những năm gần đây có tăng nhưng với mức độ thấp, đó là sự quán triệt tính thần gọn nhẹ và hiệu quả trong cơ cấu quản lý, tiết kiệm chi phí lấy hiệu quả kinh tế làm chỉ tiêu số 1.
Bảng 1: Số lượng cán bộ công nhân viên toàn Công ty những năm 1991-2001
Năm
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Sô lượng
(người)
298
379
392
414
450
460
464
464
470
468
469
Thu nhập bình quân (nguời/tháng)
0.593
0.61
0.614
0.763
0.88
0.93
0.97
0.95
0.96
0.98
1.00
(Nguồn tài liệu tham khảo: Phòng hành chính quản trị)
Cùng với lượng cán bộ công nhân viên tăng lên hàng năm, chất lượng cũng tăng lên thể hiện ở trình độ đại học từ 41.67% năm 1995 lên 48.25% năm 1996 và năm 1997 con số này là 50%, năm 1998 là 54%, năm 1999 là 57% và tới năm 2000 có tới gần 60% công nhân viên có trình độ đại học
Thu nhập bình quân của mỗi cán bộ trong Công ty qua hàng năm đạt mức cao hơn so với cơ quan cùng ngành đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên.
4. Tình hình tài chính của công ty
Từ khi mới thành lập chỉ có vốn là 139 000 đồng( thời giá năm 1981) đến nay Công ty đã có một số vốn rất lớn duy trì vàp phát huy tốt khả năng sản xuất kinh doanh, hoàn thành các chỉ tiêu dựoc giao. Đồng thời thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước, góp phần nâng cao đời sống công nhân viên trong toàn Công ty.
Bảng 2: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I.
Đơn vị :Triệu đồng
Năm
Vốn cố định
Vốn lưu động
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Nộp ngân sách
Lợi nhuận để lại
Thu nhập bq/ng/năm
1991
7 823
10 124
1 976
6 526
2 357
0.59
1992
10 646
13 600
2 204
7 785
3 530
0.61
1993
11 463
16 778
1 636
41 897
4 800
0.61
1994
13 129
22 866
2 109
40 645
4 918
0.76
1995
14 210
24 125
1 542
39 829
6 000
0.88
1996
14 692
30 623
1 786
42 970
7 258
0.93
1997
14 902
36 526
1 807
49 240
8 100
0.97
1998
15 000
46 731
1 840
53 819
8 200
0.95
199
15 028
48 026
1 856
54 146
8 096
0.96
2000
15 104
48 241
1 848
54 427
8 120
0.98
2001
15 200
48 520
1 709
61 759
9 663
1.00
(Nguồn số liệu : Phòng kế toán tài vụ)
Theo số liệu trên ta thấy số vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản phân bổ đồng đều qua các năm và Công ty tiến hành đầu tư tuỳ theo tình hình từng thời kỳ.
Tốc độ tăng của vốn cố định ngày càng tăng chậm so với vốn lưu động chứng tỏ Công ty đang hết sức tranh thủ đồng vốn hiện có để tập trung nâng cao hiệu quả quay vòng vốn. Tuy nhiên không phải Công ty không chú ý đến những yếu tố dài hạn, Công ty cũng chú trọng tăng thêm vốn cố định trong từng năm để mở rộng sản xuất. Chính vì vậy Công ty ngày càng phát đạt, thể hiện qua nguồn ngân sách tăng thêm theo từng năm. Tuy vậy, Công ty vẫn chú trọng tăng cường phần lợi nhuận để lại để phát triển sản xuất và trích sang các quỹ khoản lợi nhuận hàng năm được phân bổ hợp lý dành 45% nộp ngân sách nhà nước, còn lại 55% phân bổ cho 3 quỹ trích sang quỹ phát triển sản xuất tối thiểu phải là 35% và còn lại là quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng. Thu nhập hàng tháng của mỗi cán bộ trong Công ty qua hàng năm đạt mức cao so với các cơ quan cùng ngành, đảm bảo đời sống ngày càng được cải thiện.
II. Thực trạng kinh doanh xuất khẩu quế của công ty
1.Kinh doanh xuất khẩu quế tại Việt Nam
1.1 Hoạt động nuôi trồng
Việt Nam có nhiều loại quế, trong đó có 3 loại quế chính được trồng và mọc hoang có số lượng lớn là quế thanh (còn gọi là quế quỷ), quế quan (còn gọi là quế Srilanca) và quế đơn (còn gọi là quế Trung Quốc).
1.1.1 Quế thanh (quế quỷ) có tên khoa học là Cinnaomon Loreirli Gare EBI. Loại quế này có thân cao từ 12-20 m, cành non vuông nhẵn, lá cây gần như bầu dục, thuôn lại ở hai đầu gần như mọc đối, mũi nhọn, ba gân rõ. Hoa qué họp thành chùm, quả hình trứng, non có màu lục, khi chín có mầu nâu tím, sảng bóng. Quả đựng trong đấu có bao hoa tồn tại dưới quả, thuỳ cắt cụt gần đỉnh, đây là giống quế thuộc dòng Cinnamon.
1.1.2 Quế quan (quế Srilanca) có tên khoa học là cinamunon Zeylanicum Gare EXBI. Loại này có thân cao khoảng 20-25m, cành non vuông, có lông nhắn và rải rác. Lá quế quan mọc đối, dài ,bầu dục, nhẵn bóng hơi nhọn ở gốc, tù ở hai đầu. Hoa mọc thành chuỷ, quả mọng hì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0440.doc