Mục lục
Chương 1. Lập trình gia công phay (Milling) 4
1.1. Một số thuật ngữ thường dùng 4
1.2. Các chức năng chính trong modul MasterCam mill 4
1.3. Trình tự chung để lập trình gia công một chi tiết 5
1.3.1. Bước 1: Thiết lập mô hình hình học của chi tiết cần gia công 5
1.3.2. Bước 2: Thiết đặt phôi, cấu hình chương trình, dao cụ 5
1.3.3. Bước 3: Thiết đặt các tham số dao cụ và các tham số công nghệ 6
1.3.4. Bước 4: Mô phỏng và xuất chương trình NC 8
1.4. Các kiểu đường chạy dao chính trong modul MasterCam mill 9
1.4.1. Chạy dao theo kiểu contuor (Contour Toolpaths) 9
1.4.2. Chạy dao khoan (Drill) 10
1.4.3. Chạy dao theo kiểu Pocket 11
1.4.4. Chạy dao theo kiểu Face 12
1.4.5. Chạy dao theo kiểu Surface (bề mặt) 13
1.5. Bài tập: Lập chương trình NC gia công chi tiết trong bản vẽ sau 17
1.5.1. Thiết đặt phôi và các tham số về máy và dụng cụ 18
1.5.2. Thiết lập các nguyên công để gia công chi tiết 19
Chương 2. Lập trình gia công cho máy tiện 28
2.1. Các thuật ngữ thường dùng 28
2.2. Các chức năng chính trong modul MasterCam lather 28
2.3. Bài tập 1: Lập chương trình gia công cho chi tiết như hình vẽ. 30
2.3.1. Trình tự thực hiện 30
2.3.2. Nội dung tiến hành 30
2.4. Bài tập 2: Lập trình gia công chi tiết như hình sau 41
2.4.1. Trình tự thực hiện: 41
2.4.2. Nội dung tiến hành 41
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 15884 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Học lập trình với Mastercam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i), Right(bên phải)
Linearization tolerance: Dung sai cắt gọt
XY stock to leave: Lượng dư để lại theo hai phương X và Y
Z Stock to leave: Lượng dư để lại theo phương Z
Multi passes: Offset đường dẫn dao
Depth cuts: Chiều sâu lớp cắt
Chạy dao khoan (Drill)
- Kiểu chạy dao Drill trong MasterCam Mill cho phép ta có thể chọn một dãy các điểm hoặc các thực thể, tạo ra đường dẫn dao khoan giữa chúng, chỉ định các chu trình khoan và các tham số để khoan các điểm.
- Để vào chức năng này ta thực hiện như sau:
1. Main Menu, Toolpaths, Drill.
2. Chọn một hoặc nhiều điểm sử dụng menu Point Manager.
3. Chọn Done
4. Chọn một mũi khoan.
5. Nhập các tham số Drill cho nguyên công và chọn OK.
- Các tham số khoan (Drill Parameters)
- Clearance: Tọa độ của dao trước và sau khi gia công xong
- Retract: Chọn khoảng lùi dao
- Absolute: Toạ độ tuyệt đối
- Incremental: Toạ độ tương đối
- Top of Stock: Tạo độ bề mặt trên của phôi (toạ độ Z)
- Subprogram: Chương trình con
- Tip comp: Bù đỉnh dao khoan
- Cycle: Chu trình khoan
+ Drill/Counterbore: Sử dụng cho các lỗ khoan có chiều sâu nhỏ hơn 3 lần đường kính mũi khoan.
+ Peck Drill: Sử dụng cho các lỗ khoan có chiều sâu lớn hơn 3 lần đường kính mũi khoan. Lùi toàn bộ mũi khoan ra khỏi lỗ khoan để bỏ hết các phoi sau đó mới khoan tiếp, áp dụng với các vật liệu cứng khó gia công.
+ Chip Break: Khoan các lỗ với chiều sâu lớn hơn 3 lần đường kính mũi khoan, lùi dao lại một phần lỗ khoan để bẻ gẫy các phoi vật liệu. áp dụng cho các vật liệu tương đối mềm.
+ Tap: Ta rô lỗ ren trái hoặc phải cho lỗ
+ Bore #1: Khoan lỗ với dịch chuyển chạy dao vào trong và ra ngoài. Kiểu này tạo các lỗ thẳng với bề mặt trơn nhẵn.
+Bore #2: Khoan các lỗ với chạy dao vào trong, sau đó dừng trục chính và dịch chuyển chạy không nhanh ra ngoài.
+ Fine bore (shift): Dừng trục chính máy tại vị trí kết thúc của mỗi điểm khoan, rồi quay mũi khoan một góc định nghĩa trước, rút khỏi thành lỗ khoan và lùi về.
+ Custom cycle: Các chu trình từ 9-20, dùng để khoan các lỗ sử dụng các tham số thay đổi.
- 1 st peck: Lượng khoan lần đầu tiên
- Subsequent peck: Lượng ăn dao tiếptheo
- Peck clearance: Khoản an toàn
- Retract amount: Lượng rút dao về
- Dwell: Thời gian dừng
Chạy dao theo kiểu Pocket
- Kiểu chạy dao Pocket sử dụng cho cả gia công thô (Rough) và gia công tinh (Finish) với các hốc hoặc đảo đóng. Tất cả các hình học dùng để định nghĩa một dạng hốc (pocket) hoặc các dạng đảo (island) phải cùng một mặt phẳng xây dựng.
- Để vào chức năng này:
1. Chọn Main Menu, Toolpaths, Pocket.
2. Chọn một hoặc nhiều chuỗi sử dụng thực đơn Chaining Methods và chọn Done
3. Chọn một dao cụ cho đường dânc dao
4. Nhập các tham số cho đường dẫn dao và chọn OK. Hệ thống sẽ thêm nguyên công Pocket vào Operations Manager.
- Các tham số Pocket:
+ Các tham số như Clearance, Retract… Như các phần trên đã trình bày
+ Pocket Style: Các kiểu phay hốc, đảo
Standard: kiểu hốc kín
Facing: Phay bề mặt theo biên dạng hốc
Island Facing: Phay bề mặt theo biên dạng của đảo
Remachining: Gia công lại hốc
Open: Hốc có biên dạng hở
+ Machining drection: Hướng gia công, có hai tuỳ chọn là Climb và Conventional:
Climb: Hướng quay của dao và hướng tiến dao là ngược nhau
Conventional: Hướng quay của dao và hướng tiến dao là cùng nhau
Climb
Conventional
Chạy dao theo kiểu Face
- Kiểu chạy dao Face trong Mastercam Mill để gia công nhanh bề mặt trên của phôi (khoả mặt) chuẩn bị cho các nguyên công sau. Ta có thể chọn một chuỗi cho đường dẫn dao hoặc sử dụng đường bao của phôi đã tạo từ Job Setup.
- Cách tạo lập
1. Chọn Main Menu, Toolpaths, Face.
2. Chọn một chuỗi sử dụng menu Chaining Methods hoặc chọn Done để sử dụng đường bao của phôi đã định nghĩa trong Job Setup.
3. Nhập các tham số và chọn OK.
- Các tham số Facing
+ Một số tham số tương tự như những phần trên
+ Z Stock to leave: Lượng dư theo chiều Z
+ Cuting Method: Phương pháp cắt, có các phương pháp Zigzag, One way-climb, One way-Conventional, One pass.
+ Stepover: Bước gia công ngang (Ví dụ: 75% so với đường kính dao)
+ Roughing angle: Góc nghiêng của đường dẫn dao so với phương x
Chạy dao theo kiểu Surface (bề mặt)
- Kiểu chạy dao Surface là một kiểu chạy dao quan trọng nhất và khó nhất trong lập trình trên modul MasterCam Mill. Đây là kiểu chạy dao được thiết lập bằng cách chọn các bề mặt cần gia công trên chính mô hình của chi tiết, sau đó thiết lập các tham số cần thiết để mô phỏng được quá trình chạy dao.
Kiểu chạy dao Surface phân ra làm hai kiểu con: Rough (dành cho gia công thô) và Finish (dành cho gia công tinh).
- Trình tự chung để thiết lập các kiểu chạy dao trong Surface như sau:
1. Main menu ị Toolpaths ị Surface ị Rough (Finish) ị Chọn một kiểu chạy dao con cần thiết (Parallel, Radial…)
2. Chọn một hoặc nhiều bề mặt để gia công sau đó chọn Done
3. Mở hộp thoại để thiết lập các tham số dao cụ, tham số bề mặt…
4. Chọn OK
5. Mô phỏng quá trình chạy dao, chỉnh sửa các tham số nếu cần.
- Các kiểu chạy dao thô và tinh trong Surface (Rough, Finish)
Rough (Gia công thô)
Kiểu
Truy cập
Mô tả
Ví dụ
Parallel
Main Menu, Toolpaths, Surface, Rough, Parallel
Các đường chạy dao luôn sốngng với nhau. Sử dụng khi gia công các chi tiết dạng lòng hoặc dạng khối nhô.
Radial
Main Menu, Toolpaths, Surface, Rough, Radial
Kiểu hướng kính này chủ yếu dùng cho các chi tiết có kiểu tròn
Project
Main Menu, Toolpaths, Surface, Rough, Project
Kiểu này tạo các đường dẫn dao trên một bề mặt bằng cách chiêus các đường, các điểm lên bề mặt đó
Flowline
Main Menu, Toolpaths, Surface, Rough, Flowline
Flowline là một chức năng tạo những đường chạy dao để gia công các chi tiết “kiểu vỏ sò”, nó có thể làm nhẵn các bề mặt.
Contour
Main Menu, Toolpaths, Surface, Rough, Contour
Đây là một kiểu cắt đa năng tại từng mức cắt Z, chúng có thể là một phương pháp cắt lý tưởng cho các loại dao phay to cứng vững.
Restmill
Main Menu, Toolpaths, Surface, Rough, Restmill
Là kiểu chạy dao để ra công phần lượng dư còn lại sau các nguyên công trước đó (contour rough, contour finish, hoặc pocket rough). Restmill dùng khi có các phần trên phôi mà dao ở nguyên công trước không vừa hoặc không đến.
Pocket
Main Menu, Toolpaths, Surface, Rough, Pocket
Kiểu này để gia công các chi tiết dạng lòng hoặc dạng đảo từ việc chọn bề mặt hoặc khối.
Plunge
Main Menu, Toolpaths, Surface, Rough, Plunge
Kiểu này dùng để gia công nhanh các bề mặt, các đường dịch chuyển có kiểu giống như khoan.
Finish (Gia công tinh)
Kiểu
Truy cập
Mô tả
Ví dụ
Parallel
Main Menu, Toolpaths, Surface, Finish, Parallel
Là kiểu chạy dao phổ biến của hầu hết các nguyên công phay tinh
Par.Steep
Main Menu, Toolpaths, Surface, Finish, Par steep
Dùng để gia công lượng dư còn lại của phôi tại vùng có độ dốc, vùng dốc này xác định bởi một độ dốc cảu bề mặt.
Radial
Main Menu, Toolpaths, Surface, Finish, Radial
Chủ yếu dùng để gia công chính xác các bề mặt của chi tiết tròn.
Project
Main Menu, Toolpaths, Surface, Finish, Project
Kiểu này tạo các đường dẫn dao trên một bề mặt bằng cách chiêus các đường, các điểm lên bề mặt đó
Flowline
Main Menu, Toolpaths, Surface, Finish, Flowline
Flowline là một chức năng tạo những đường chạy dao để gia công các chi tiết “kiểu vỏ sò”, nó có thể làm nhẵn các bề mặt.
Contour
Main Menu, Toolpaths, Surface, Finish, Contour
Đây là một kiểu cắt đa năng tại từng mức cắt Z, chúng có thể là một phương pháp cắt lý tưởng cho các loại dao phay to cứng vững.
Shallow
Main Menu, Toolpaths, Surface, Finish, Shallow
Kiểu này dùng gia công lại các vùng dốc, không sâu. Shallow thường dùng để gia công lại chi tiết sau khi gia công bằng kiểu Contour.
Pencil
Main Menu, Toolpaths, Surface, Finish, Pencil
Có thể sử dụng như một nguyên công thô để gia công các góc để các đường chạy dao của các nguyên công sau đó được dễ dàng hơn. Ta cũng có thể sử dụng cho nguyên công tinh để gia công các vật liệu thừa trong góc của chi tiết.
Leftover
Main Menu, Toolpaths, Surface, Finish, Leftover
Kiểu này dùng để gia gia công lượng dư còn lại bởi nguyên công trước đó đã dùng một dao to nên không cắt gọt hết được. Nó điều chỉnh chiều độ sâu Z, không giống như kiểu Restmill.
Scallop
Main Menu, Toolpaths, Surface, Finish, Scallop
Kiểu chạy dao này là kiểu vẽ lên trên một bề mặt bằng cách hạ thấp dần một đường chạy dao và in nó lên bề mặt đó.
Bài tập: Lập chương trình NC gia công chi tiết trong bản vẽ sau
Chi tiết yêu cầu gia công có mặt cong bán kính R8 theo đường contour của hốc kích thước 90x60. Do đó, không thể dựng chi tiết bằng hình vẽ 2D mà phải tạo mặt cong với kích thước 3D. Mặc dù quá trình CAM vẫn có thể tiến hành với hình vẽ 2D khi sử dụng dụng cụ dao phay đầu chỏm cầu gia công theo đường contour với chiều sâu Z xác định. Nhưng khi đó ta cần tính toán để dựng thêm đường contour và trong quá trình gia công không có mặt cong để kiểm tra và đối chứng.
Hình vẽ được dựng trên MasterCam design hoặc ngay trong modul MasterCam Mill, hoặc ta cũng có thể xây dựng mô hình từ một phần mềm CAD khác (Pro/ Engineer, Autodesk Inventor, SolidsWorks…) rồi converter sang MasterCam để tiến hành lập trình.
Thiết đặt phôi và các tham số về máy và dụng cụ
- Sau khi đã có mô hình chi tiết ta tiến hành thiết đặt phôi cho chi tiết cần gia công như sau:
Main Menu ị Toolpaths ị Job Setup, mở hộp thoại Job setup và ta tiến hành thiết đặt phôi trong hộp thoại này.
Chọn , để chương trình tự động tính toán và thiết lập một khối phôi bao quanh cho tiết, nếu muốn thay đổi kích thước phôi ta có thể nhập trực tiếp vào các hộp text X, Y, Z sau đó.
Sau khi chọn Bounding box, hệ thống mở hộp thoại Bounding box để xác định hình bao: tạo đường, điểm, mở rộng (expand)…), ta chọn OK.
Stock Origin: Là toạ độ của phôi
Toolpath Configuration: Ta chọn các cấu hình cho tạo đường chạy dao như trong hình dưới.
Tool Offset Register: Ta khai báo bù dao cụ gồm có Length là bù chiều dài dao, Diameter là bù bán kính dao phay.
Feed Calculation: Tính toán lượng chạy dao, ta chọn Material để chọn theo vật liệu gia công, giá trị lớn nhất (Maximum RPM) là 5000 V/ P.
Material: Là chọn vật liệu cho phôi gia công
Post Processor: Chọn bộ hậu xử lý để tạo ra chương trình N
Sau khi hoàn thành các thủ tục trên ta chọn OK.
Thiết lập các nguyên công để gia công chi tiết
- Nguyên công 1: Phay hạ bậc đường bao ngoài
- Nguyên công 2: Khoan tám lỗ F8
- Nguyên công 3: Gia công thô hốc có đảo
- Nguyên công 4: Gia công tinh mặt cong trong hốc
Phay hạ bậc đường bao ngoài
Trên Main Menu chọn Toolpath ị Contour ị Chain
Chọn đường bao ngoài và để kết thúc chọn Done
Trên màn hình xuất hiện hộp thoại Contour (2D)
Cửa sổ hội thoại gồm có 2 phần là: Các tham số dao cụ ( Tool parameters) và các tham số đường contour( Contour parameters).
Tool parameters: Trong phần thông số dụng cụ, trên cửa sổ thư viện dao hiện lên các dao cụ mà ta đã xác định từ phần đặt thông số làm việc (Job setup), chọn dụng cụ là dao phay trụ đầu phẳng (Endmill flat) với đường kính dao là 16mm. Các thông số cắt sẽ được tự động tính toán hoặc nhập vào từ người lập trình.
- Contour parameters: Chuyển sang phần thông số đường contour, nhập giá trị chiều sâu gia công và theo hướng mũi tên trong phần xác định đường contour để chọn phía bù dao.
Chọn OK khi kết thúc việc nhập dữ liệu. Chương trình tính toán và cho ra đường chạy dao trên màn hình.
Khoan tám lỗ F7
Manual: nhập điểm băng tay
Automatic: nhập điểm tự động
Entities: Chọn đối các thực thể
Windows pts: Chọn theo cửa sổ
Last: Chọn điểm trước đó
Mask on arc: Chọn tâm đường tròn
Patterns: Theo các điểm phân bố dạng ma trận hoặc đường tròn. Options: Tuỳ chọn các phương án di chuyển mũi khoan.
Subpgm ops: Sử dụng một Toolpaths đã tạo
Chuyển màn hình về chế độ Gview-Top bằng nút lệnh . Trên Main Menu chọn Toolpaths ị Drill. Trên màn hình menu có dòng nhắc nhập các điểm khoan ( Point manager: add points) và cho biết MasterCam có thể xác định 32.766 điểm khoan với sự sắp xếp được chọn trước. Để chọn thứ tự sắp xếp các điểm khoan, trên menu chọn Options để hiện bảng Point Sorting:
- Trong bảng có nhiều sự lựa chọn thứ tự gia công khoan các lỗ theo nhiều cách khác nhau phù hợp với mỗi loại hình dáng chi tiết.
Ta chọn một trong các kiểu thứ 4 của trong bảng Point Sorting thứ nhất vì chi tiết chúng ta cần khoan có các lỗ sắp xếp theo mảng chữ nhật.
Sau khi chọn xong, chọn OK.
- Trên menu Point Manage ị Manual
Hộp thoại Simple drill – no peck có các phần nhập thông số tương tự như phần khoan trong chi tiết tiện. Chọn mũi khoan F7 đã xác định sẵn và đưa vào các thông số cho quá trình cắt.
Chọn OK để kết thúc quá trình. Chương trình thực hiện việc tính toán và đưa ra kết quả đường chạy dao. Chuyển màn hình sang chế độ Gview – Isometric để thực hiện việc gia công hốc có đảo chữ nhật.
Gia công thô hốc có đảo
Như đã phân tích, hốc( pocket) trên chi tiết có bề mặt cong nên không gia công hốc ở dạng thông thường mà phải gia công bề mặt( Surface) dạng hốc. Trên Menu Toolpaths chọn Surface ị Rough ị Pocket
Dòng nhắc “Select drive surfaces” xuất hiện, chọn các bề mặt của hốc và đảo chữ nhật, kết thúc chọn Done. Trên màn hình xuất hiện cửa sổ Surface Rough Pocket với các phần: Thông số dụng cụ, thông số bề mặt và các thông số hốc thô (Rough Pocket Parameters).
- Tool Parameter: Về dụng cụ ta chọn dao phay trụ F12 đầu lượn tròn với bán kính 2mm chấp nhận các thông số cắt do chương trình tự tính toán.
- Surface Parameters: Ta nhập tương tự như trong nguyên công 1.
- Rough Pocket Parameters: Chọn phương pháp cắt là xoắn ốc gối chồng liên tiếp( Constant Overlap Spiral) trong rất nhiều các phương pháp cắt khác như: zizac, xoắn ốc song song, xoắn ốc lượn góc, một chiều...
Ngoài ra còn các thông số khác như: xác định tổng dung sai, bước tiến lớnn nhất... Chọn OK khi kết thúc quá trình nhập và chọn cá thông số. Chương trình Bắt đầu tính toán theo các thông số đã cho và thể hiện kết quả là đường chạy dao như trên hình.
Đến đây chi tiết đã được định hình và cần kiểm tra toàn bộ quá trình gia công để phát hiện những chỗ chưa đạt yêu cầu hay cần gia công tinh thêm nữa.
Để theo dõi và kiểm tra đường chạy dao một cách thuận tiện, chia màn hình thành ba hướng nhìn khác nhau bằng cách:
Main Menu ịScreen ị Viewports. Screen ị Next Menu ịViewports và chọn khung nhìn phù hợp trong hộp thoại đưa ra.
Hoặc trên thanh công cụ chọn nút:
Trên cửa sổ Viewport chọn một trong các khung hình biểu diễn hình chiếu.
Từ Main menu chọn NC utils ị Backplot ị Run.
Quá trình gia công sẽ thể hiện bằng các đường chạy dao và quan sát theo ba hướng sẽ giúp người lập trình nhanh chóng phát hiện lỗi trong gia công hay đưa ra các thông số và chọn lựa tối ưu hơn.
Để theo dõi một cách trực quan sinh động hơn, ta chọn Verify từ menu NC Untils. Kết quả sau khi gia công thể hiện trên hình.
Từ kết quả trên ta thấy mặt cong chưa được gia công, còn các bề mặt khác đã đạt yêu cầu. Vậy tiến hành gia công mặt cong trong hốc có đảo hình chữ nhật.
Gia công tinh mặt cong trong hốc
Để gia công tinh bề mặt, trong menu Toolpaths chọn Surface ị Finish ị Contour.
Vì mặt cong là một fillet giữa mặt cạnh của hốc và mặt đáy hốc theo đường contour của hốc nên gia công tinh mặt cong cần gia công theo đường contour với dao phay đầu chỏm cầu với bán kính bàng bán kính mặt cong.
Xác định bề mặt gia công và chọn Done khi kết thúc. Trên cửa sổ Surface Finish Contour, phần thông số dao, ta chọn dao phay đầu chỏm cầu đường kính f 4mm, các chế độ cắt được tự động tính toán hoặc có thể nhập vào theo yêu cầu.
Chú ý: Khi chọn bề mặt ta có thể dùng chế độ chọn theo cửa sổ (Window) để chọn các bề mặt một cách nhanh và chính xác.
Trong phần thông số phay tinh theo contour, chọn lựa một vài thông số như tổng dung sai, bước tiến lớn nhất, dạng chuyển tiếp giữa các lớp cắt, hướng chạy của đường contour kín hay hở... thể hiện như trên hình.
Chú ý: Phần này phải đặc biệt chú ý trường Tool contaiment (chặn dao cụ), ta chọn chuỗi trên miệng của vùng lõm làm chuỗi chặn.
Chọn OK khi kết thúc quá trình nhập dữ liệu. Chương trình thực hiện việc tự động tính toán và cho ra đường chạy dao
Ta thấy vẫn còn những phần mà nguyên công này không gia công hết, ta phải sử dụng kiểu chạy dao Shallow để làm tinh hết các bề mặt.
Gia công tinh những phần còn lại mà kiểu Contour để lại, sử dụng kiểu gia công Shallow
- Main menu, Toolpaths, Surface, Finish, Shallow.
- Hệ thống yêu cầu ta chọn các bề mặt, chọn các bề mặt như phần Contour. Mục đích của phương pháp này là ta gia công tất cả các vùng còn lượng dư ở lần gia công thứ nhất. Sau khi chọn song các bề mặt chọn Done.
- Thiết lập các tham số như trong hình dưới.
Kiểm tra và xuất dữ liệu tới máy gia công
Sau khi hoàn thành các nguyên công ta tiến hành mô phỏng toàn bộ quá trình gia công và xuất chương trình NC.
Main menu ị Toolpaths ị Operations, mở hộp thoại Operation Manage.
Trong hộp thoại này, chọn Select All để chọn toàn bộ các nguyên công
Chọn Verify để tiến hành mô phỏng ở chế độ 3D
Sau khi mô phỏng xong, không thấy xuất hiện lỗi gì ta tiến hành xuất chương trình NC.
Chọn một trong những bộ hậu xử lý(Postprocessor) được lập trình sẵn trong thư viện của phần mềm để dịch chương trình và truyền dữ liệu trực tiếp cho máy gia công CNC (chọn Change Post).
Với các thông số định dạng dữ liệu như quá trình tiện, quá trình truyền dữ liệu được hiển thị trên màn hình như sau:
Lập trình gia công cho máy tiện
Modul MasterCam Lather là một modul dàng riêng cho lập trình gia công trên máy tiện CNC, nhiệm vụ của nó gồm có:
Tích hợp cả modul MasterCam Design dành cho thiết kế mô hình chi tiết.
Xuất phát từ mô hình chi tiết và các dữ liệu công nghệ (phôi liệu, tham số máy, dao cụ…) tính toán quỹ đạo chạy dao.
Mô phỏng và kiểm tra quá trình gia công cắt gọt trên màn hình đồ hoạ ở dạng 2D và 3D.
Cho phép chỉnh sửa các đường chạy dao, các tham số công nghệ.
Dùng nhiều postprocessor thích hợp để dịch ra mã chương trình NC cho các bộ điều khiển khác nhau.
Các thuật ngữ thường dùng
Toolpaths: Cơ sở dữ liệu của đường dịch chuyển dao cụ (gọi tắt là đường chạy dao).
Job Setup: Thiết lập các tham số máy, cài đặt phôi, cấu hình NCI, các giá trị bù dao.
Operations: Nguyên công, một phần cảu cả quá trình gia công chi tiết
Drill: Nguyên công khoan
Face: Nguyên công khoẩ mặt
Rough: Nguyên công gia công thô
Finish: Nguyên công gia công tinh
Groove: Nguyên công tiện rãnh
Thread: Nguyên công cắt ren
Các chức năng chính trong modul MasterCam lather
Tên
Chức năng
New
Tạo mới toàn bộ từ phôi liệu, dụng cụ và các nguyên công
Quick
Rough
Finish
Groove
Tạo nhanh các đường chạy dao:
Gia công thô
Gia công tinh
Tiện rãnh
Face
Nguyên công tiện khoả mặt
Rough
Chain
Window
Area
Single
Section
Point
Solids
Last
Unselect
Done
Nguyên công tiện thô:
Chọn đường giao công là một chuỗi
Chọn gia công theo cửa sô
Chọn gia công theo vùng
Chọn một từng đường đơn
Chọn đoạn
Chọn điểm
Chọn khối (ở đây có bề mặt khối)
Chọn chuỗi sau cùng
Bỏ chọn thực thể vừa lấy
Thoát menu tiện thô, về trang menu trước
Finish
Chain
Window
Area
Single
Section
Point
Solids
Last
Unselect
Done
Nguyên công tiện tinh:
Chọn đường giao công là một chuỗi
Chọn gia công theo cửa sô
Chọn gia công theo vùng
Chọn một từng đường đơn
Chọn đoạn
Chọn điểm
Chọn khối (ở đây có bề mặt khối)
Chọn chuỗi sau cùng
Bỏ chọn thực thể vừa lấy
Thoát menu tiện thô, về trang menu trước
Groove
Nguyên công tiện rãnh
Drill
Nguyên cồng khoan
Operations
Vào chức năng quản lý các nguyên công (mô phỏng, postprocessor…)
Job setup
Thiết đăth phôi và các tham số máy
Next Menu
Chuyển sang trang menu kế tiếp
Manual entry
Nhập các chú thích chương trình
Thread
Nguyên công tiện ren
Cutoff
Nguyên công tiện cắt đứt
Canned
Chức năng tạo các chu trình tiện
Point
Rapid
Rapid brk
Feed rate
Chức năng tạo điểm cho gia công
- Dịch chuyển dao nhanh đến vị trí mới
- Dịch chuyển dao nhanh đến vị trí mới, đường dịch chuyển luôn song song với trục toạ độ.
- Dịch chuyển nhanh đến vị trí mới, sử dụng lượng chạy dao đẫ nhập.
C – axis
Face ctr
Cross ctr
C-axis ctr
Face drl
Cross drl
C-axis drl
Mill crt
Mill drl
Chức năng tạo các đường chạy dao cho phay trong trung tâm Phay-tiện.
Tạo đường chạy dao theo mặt
Tạo đường chạy dao theo chuỗi để cắt các rãnh
Tạo đường chạy giao gia công trên mặt trụ
Khoan lỗ trên bề mặt chi tiết
Khoan lỗ có trục vuông góc với trục chính
Khoan lỗ trên mặt trụ
Phay
Phay khoan
Misc.Ops
Tuỳ chọn cho các dụng cụ máy (mâm cặt, chấu cặp…)
Transform
Chức năng tạo các nguyên công giống nhau bằng: Dịch chuyển, quay, đối xứng.
Mill
Phay
Bài tập 1: Lập chương trình gia công cho chi tiết như hình vẽ.
Trình tự thực hiện
- Thiết đặt các tham số về máy, bù dao cụ và phôi liệu
- Thiết lập các nguyên công:
+ Nguyên công 1: Face - khoả mặt đầu
+ Nguyên công 2: Rough – Tiên thô mặt ngoài
+ Nguyên công 3: Finish – Tiện tinh mặt ngoài
+ Nguyên công 4: Drill – Khoan tâm lỗ F18, sâu 45
+ Nguyên công 5: Drill – Khoan rộng lỗ F 25, sâu 45
+ Nguyên công 6: Groove – tiện rãnh
+ Nguyên công 7: Finish – Tiện tinh lỗ F27
+ Nguyên công 8: Thread – Cắt ren
- Mô phỏng gia công
- Postprocessor.
Nội dung tiến hành
1. Thiết đặt phôi, các tham số về máy, bù dao cụ
- Thiết lập biên dạng chi tiết bằng modul MasterCam Design hoặc converter từ các phần mềm CAD khác sang MasterCam.
- Từ Main menu, Tootpaths, job setup mở hộp thoại Lather job Setup.
đ Tab General
+ Toolpath Configuration: Đặt cấu hình cho đường chạy dao
+ Tool Offsets: Các giá rtrị bù dao cụ (bán kính và chiều dài)
+ Post Processor: chọn chương trình dịch cho các máy khác nhau
+ Material: Khai báo vật liệu cho phôi liệu
ốCác khai báo như hình trên.
đ Tab Boundaries
- Stock: Thiết đặt phôi:
+ Left spindle: Phôi ở bên trái trục chính
+ Right spindle: Phôi ở bên phải trục chính
+ Chain: Khai báo phôi bằng cách chọn chuỗi
+ Parameter: Thiết lập phôi bằng đặt các tham số cho phôi
+ Reset: Xoá bỏ tất cả các thiết lập cũ, tiến hành tạo mới.
+ Nhấn vào nút Parameter và đặt các thông số thiết lập cho phôi như sau:
đ OD: Đường kính ngoài - 80 mm.
đ Length: Chiều dài phôi - 150 mm.
đ Base Z: Gốc phôi- tại toạ độ Z=1.
đ Chọn nút Preview để xem trước phôi.
đ Nhấn OK.
- Chuck: Mâm cặp trên máy, Left spindle: Bên trái trục chính, Right Spindle: Bên phải trục chính: Chọn bên trái.
ấn nút Parameter để thiết lập kích thước và vị trí mâm cặp
Các tham số thiết lập như hình bên
- Tailstock: Mũi chống tâm, Click vào Parameter và thiết lập trong hộp thoại Tailstock. ở đây ta không dùng mũi chống tâm cho chi tiết này.
- Stedy Rest: Chấu cặp,Click vào Parameter để định nghĩa. ở đây ta không dùng chấu cặp cho chi tiết này
- Display Option: Tuỳ chọn hiển thị – Left chuck: hiển thị mâm cặp trái trên màn hình đồ hoạ.
2. Thiết lập các nguyên công
(1) Nguyên công khoả mặt đầu
1. Từ Main Menu, Toolpaths, Face.
2. Mở hộp thoại Lather Face:
- Trong Tool Parameter chọn dao khoả mặt T0202 và các tham số dao cụ như trong hình bên.
- Trong Face Parameter thiết lập các tham số như hình bên:
Chọn OK
3. Chọn Main Menu, Toolpath, Operations để kiểm tra đường chạy dao của nguyên công khoả mặt đầu.
Chọn Verify để mô phỏng ở dạng 3D.
(2). Nguyên công gia công thô mặt ngoài
1. Từ Main menu, Toolpath, Rough.
2. Hiển thị thực đơn Rough, hệ thống yêu cầu chọn biên dạng gia công
Chọn biên dạng ngoài của chi tiết như hình dưới:
3. Chọn End Here, Done. Mở hộp thoại Lather Rough
-Tool parameter: chọn dao tiện thô và đặt các tham số như trong hình bên:
+ Tool number: số dao.
+ Offset number: số bù.
+ Feed rate: tốc độ chạy dao.
+Spindle speed: tốc độ trục chính.
+ Coolant: Trơn nguội
+ Home position: vị trí hồi dao
- Rough parameter: Đặt các tham số gia công như hình bên:
+ Depth of cut: Chiều sâu cắt.
+ Minimum cut depth: chiều sâu cắt nhỏ nhất
+ Stock of leave X: lượng du theo chiều X.
+ Stock of leave Z: lượng dư theo chiều Z.
+ Cutting method: Phương pháp cắt – One way.
+ Tool compesation: Bù dao.
Chọn Main Menu, Toolpath, Operations để kiểm tra đường chạy dao của nguyên công tiện thô.
Chọn Verify để mô phỏng ở dạng 3D.
(3). Nguyên công gia công tinh mặt ngoài
1. Từ Main menu, Toolpath, Finish.
2. Hiển thị thực đơn Finish, hệ thống yêu cầu chọn biên dạng gia công
Chọn biên dạng ngoài của chi tiết như hình dưới:
3. Chọn End Here, Done. Mở hộp thoại Lather Finish
-Tool parameter: chọn dao tiện tinh và đặt các tham số như trong hình bên:
+ Tool number: số dao.
+ Offset number: số bù.
+ Feed rate: tốc độ chạy dao.
+ Spindle speed: tốc độ trục chính.
+ Coolant: Trơn nguội
+ Home position: vị trí hồi dao
- Rough parameter: Đặt các tham số gia công như hình bên:
+ Finish stepover: Bước tiện tinh.
+ Number of finish passes: Số lần gia công tinh.
+ Stock of leave X: lượng dư để lại theo phương x.
+ Stock of leave Z: lượng dư để lại theo phương Z.
+ Finish direction: hướng gia công-OD là gia công mặt ngoài.
4. Chọn Main Menu, Toolpath, Operations để kiểm tra đường chạy dao của nguyên công tiện tinh. Chọn Verify để m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8211_sach_hoc_mastercam.doc